ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 82/KH-UBND
|
Ninh Bình, ngày
09 tháng 4 năm 2025
|
KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 107-KL/TW NGÀY 24/12/2024 CỦA
BỘ CHÍNH TRỊ VỀ TIẾP TỤC TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC TIẾP
CÔNG DÂN VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, KIẾN NGHỊ, PHẢN ÁNH VÀ KẾ HOẠCH SỐ
463-KH/TU NGÀY 07/3/2025 CỦA TỈNH ỦY
Thực hiện Kế hoạch số 463-KH/TU
ngày 07/3/2025 của Tỉnh ủy (Kế hoạch số 463-KH/TU) về thực hiện Kết luận số
107-KL/TW ngày 24/12/2024 của Bộ Chính trị (Kết luận số 107-KL/TW) về tiếp tục
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết
khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch tổ chức thực
hiện, như sau:
I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
1. Nâng cao nhận thức, trách
nhiệm, hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị,
phản ánh của công dân của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương; bảo đảm
quyền khiếu nại, tố cáo của công dân theo quy định của pháp luật, hạn chế tối
đa các trường hợp khiếu nại, tố cáo đông người, vượt cấp, kéo dài, góp phần giữ
vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi để
phát triển kinh tế - xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân.
2. Quan tâm giải quyết khiếu nại,
tố cáo, kiến nghị, phản ánh ngay từ cơ sở, không để tồn đọng, kéo dài, khiếu kiện
vượt cấp, trong đó tập trung xử lý dứt điểm các khiếu kiện lớn còn tồn đọng,
các vụ việc đông người, không để phát sinh thành “điểm nóng” về an ninh trật tự.
3. Quán triệt và triển
khai thực hiện kịp thời, hiệu quả Kết luận số 107- KL/TW và Kế hoạch số
463-KH/TU.
II. NHIỆM VỤ
1. Nhiệm vụ chung của các sở,
ban, ngành và UBND các huyện, thành phố
- Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến,
quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định của Đảng,
pháp luật của Nhà nước về công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến
nghị, phản ánh trọng tâm là: Chỉ thị số 35- CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính
trị và Kết luận số 107-KL/TW, ngày 24/12/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại,
tố cáo, kiến nghị, phản ánh; Kế hoạch số 56/KH-UBND ngày 31/3/2023 của UBND tỉnh
về việc thực hiện Nghị quyết số 623/NQ-UBTVQH15 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về
tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách pháp luật về tiếp công dân,
giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Nâng cao vai trò, trách nhiệm của
người đứng đầu trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến
nghị, phản ánh, xác định đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên để
tập trung lãnh đạo, chỉ đạo. Bảo đảm các trường hợp khiếu nại, tố cáo, kiến nghị,
phản ánh được tiếp nhận, thụ lý, xử lý, giải quyết đúng thời hạn, trình tự, thủ
tục quy định; các nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân
được xử lý, giải quyết kịp thời từ cơ sở, bảo đảm thấu tình, đạt lý, không để tồn
đọng, kéo dài, khiếu kiện vượt cấp, khắc phục hiệu quả tình trạng chuyển khiếu
nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh sai thẩm quyền, không rõ trách nhiệm xử lý,
nhiều cơ quan chuyển đơn nhiều lần cùng một nội dung. Người đứng đầu phải trực
tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện nghiêm các quy định về tiếp dân, đối thoại
với người dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; phân công
rõ trách nhiệm cho các đồng chí trong tập thể lãnh đạo theo dõi, chỉ đạo giải
quyết hiệu quả các vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; chịu trách
nhiệm người đứng đầu do thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý để xảy
ra các vụ việc khiếu nại, tố cáo vượt cấp, kéo dài trong phạm vi địa bàn, lĩnh
vực trực tiếp quản lý, phụ trách (nếu có).
- Nắm chắc tình hình, kịp thời
chỉ đạo giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền ngay từ khi
phát sinh, không để công dân khiếu kiện vượt cấp lên tỉnh, lên Trung ương và
phát sinh thành “điểm nóng”. Tiếp tục rà soát và chỉ đạo giải quyết dứt điểm
các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài trên địa bàn. Trong quá trình
giải quyết cần chú trọng việc đối thoại, vận động, thuyết phục để công dân hiểu
và chấp hành; hạn chế trường hợp công dân khiếu kiện vượt cấp.
Chủ động phối hợp giữa cơ quan
chức năng của tỉnh với cấp huyện, giữa các cơ quan cùng cấp trong tiếp công dân
và giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, nhất là trong phối hợp xử
lý, giải quyết các vụ việc có tính chất phức tạp, kéo dài, đông người hoặc vụ
việc có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của nhiều cơ quan; khắc phục tình trạng
chuyển đơn sai thẩm quyền, không rõ trách nhiệm.
- Thực hiện nghiêm các quyết định,
kết luận giải quyết khiếu nại, tố cáo đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan có
thẩm quyền; các kiến nghị qua giám sát của các cơ quan dân cử, Mặt trận tổ quốc
Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội. Rà soát, giải quyết dứt điểm các vụ
việc khiếu kiện đông người, phức tạp, kéo dài, không để hình thành “điểm nóng”
về an ninh trật tự; nhất là các vụ việc liên quan đến đất đai, môi trường, dân
tộc, tôn giáo, đầu tư, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, chế độ, chính sách
đối với người lao động và các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp trong hoạt động
tố tụng tư pháp, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.
- Tăng cường kiểm tra, giám
sát, thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu trong việc chấp hành các quy định
của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố
cáo, kiến nghị, phản ánh; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm những vi phạm trong
công tác tiếp công dân giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, nhất
là các hành vi thiếu trách nhiệm, đùn đẩy, né tránh, cố tình kéo dài việc giải
quyết hoặc để xảy ra các vụ việc khiếu nại, tố cáo vượt cấp, phức tạp, kéo dài.
- Tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ
chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tiếp dân, giải quyết khiếu
nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân. Tăng cường tập huấn, bồi dưỡng
nghiệp vụ, chế độ chính sách cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tiếp
dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân.
2. Một số nhiệm vụ cụ thể của
các cơ quan, đơn vị
2.1. Văn phòng UBND tỉnh
Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan có liên quan làm tốt công tác tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh tiếp công dân;
tiếp nhận, phân loại, xử lý và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của
công dân theo quy định.
Phối hợp chặt chẽ với Ban tiếp
công dân huyện, thành phố và thường xuyên giữ mối liên hệ với Ban Tiếp công dân
Trung ương, Thanh tra Chính phủ để phối hợp xử lý kịp thời các tình huống, các
trường hợp công dân khiếu kiện vượt cấp lên Trung ương.
2.2. Thanh tra tỉnh
Tăng cường thanh tra trách nhiệm
của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc chấp hành các quy
định về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của
công dân trên địa bàn tỉnh; đôn đốc, tổng hợp, đề xuất giải pháp, xử lý dứt điểm
các vụ việc khiếu kiện lớn, kéo dài, các vụ việc tập trung đông người, phức tạp,
vượt cấp còn tồn đọng; đồng thời tham mưu xử lý, giải quyết hoặc chỉ đạo xử lý,
giải quyết dứt điểm đơn khiếu nại, tố cáo liên quan đến quản lý hành chính nhà
nước.
Phối hợp với UBND các huyện,
thành phố, các sở, ngành, Ban Tiếp công dân tỉnh nắm bắt tình hình khiếu kiện của
công dân, nhất là các “điểm nóng” dễ phát sinh khiếu kiện đông người, phức tạp
để kịp thời tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo, xử lý theo thẩm quyền.
2.3. Công an tỉnh
Chỉ đạo nắm chắc diễn biến tình
hình khiếu nại, tố cáo, nhất là các vụ việc đông người, phức tạp, kéo dài, có
nguy cơ phát sinh “điểm nóng” về an ninh, trật tự; kịp thời phát hiện, ngăn chặn,
xử lý hoặc kiến nghị xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật, lợi dụng khiếu
nại, tố cáo để kích động chống phá Đảng, Nhà nước, gây mất an ninh, trật tự.
Phối hợp với các cơ quan thông
tấn, báo chí và các cơ quan chức năng khác có liên quan trên địa bàn tỉnh kịp
thời ngăn chặn, xử lý thông tin xấu độc, sai sự thật và tuyên truyền định hướng
dư luận và bóc gỡ thông tin xấu độc, nhạy cảm, phức tạp ảnh hưởng đến an ninh
trật tự trên địa bàn tỉnh.
2.4. Báo Ninh Bình, Đài Phát
thanh và Truyền hình Ninh Bình
Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền,
phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác tiếp
công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tích cực tuyên truyền,
biểu dương gương người tốt, việc tốt, phê phán, lên án, đấu tranh với các hành
vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực khiếu nại, tố cáo, tránh hiện tượng đưa tin
một chiều, sai lệch nội dung, bản chất sự việc, gây ảnh hưởng quyền lợi chính
đáng của tổ chức, cá nhân liên quan; đồng thời, đẩy mạnh đấu tranh, phản bác
các thông tin, quan điểm sai trái, xuyên tạc, lợi dụng khiếu nại, tố cáo, kiến
nghị, phản ánh để chống phá Đảng, Nhà nước, gây chia rẽ đoàn kết nội bộ, đoàn kết
toàn dân tộc.
IIII. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Các sở, ban, ngành,
UBND các huyện, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao xây dựng kế hoạch
thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Kết luận số 107-KL/TW, Kế hoạch số 463-KH/TU
và Kế hoạch này; trước mắt, tập trung rà soát, xử lý dứt điểm các vụ việc khiếu
kiện lớn, kéo dài, các vụ việc tập trung đông người, vượt cấp còn tồn đọng; báo
cáo kết quả về UBND tỉnh (qua Thanh tra tỉnh) trước ngày 15/4/2025.
2. Giao Thanh tra tỉnh
chủ trì, phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh giám sát, đôn đốc thực hiện Kế hoạch
này; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh theo quy định.
Trong quá trình thực hiện Kế hoạch
này, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, địa phương báo cáo UBND tỉnh
(qua Thanh tra tỉnh) để xem xét, kịp thời chỉ đạo giải quyết./.
Nơi nhận:
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Ban Nội chính Tỉnh ủy;
- Chủ tịch, PCT UBND tỉnh;
- Công an tỉnh;
- Các Sở, Ban, Ngành trực thuộc UBND tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Lưu: VT, VP10.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Song Tùng
|