ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
72/2024/QĐ-UBND
|
Gia Lai, ngày 31
tháng 12 năm 2024
|
QUYẾT ĐỊNH
QUY ĐỊNH MỨC CHI ĐẢM
BẢO CHO VIỆC TỔ CHỨC THỰC HIỆN BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU
HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11
năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6
năm 2015;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 18 tháng 01 năm 2024;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất
động sản số 29/2023/QH15 và Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15 ngày 29
tháng 6 năm 2024;
Căn cứ khoản 8 Điều 27 Nghị định số
88/2024/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quyết định này quy định chi tiết khoản 8 Điều 27
Nghị định số 88/2024/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ quy định về
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Gia
Lai, cụ thể quy định:
1. Mức chi đảm bảo cho việc tổ chức thực hiện bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư.
2. Mức chi đảm bảo cho việc tổ chức thực hiện cưỡng
chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan tới
việc lập, thẩm định, phê duyệt, sử dụng và thanh, quyết toán kinh phí tổ chức
thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu
hồi đất khi Nhà nước thu hồi đất.
Điều 3. Mức chi đảm bảo cho việc tổ chức thực
hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
1. Chi tổ chức họp với người có đất, chủ sở hữu tài
sản trong khu vực thu hồi để phổ biến, tuyên truyền các chính sách, pháp luật
về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và tiếp nhận ý
kiến, tổ chức vận động người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản liên quan thực
hiện quyết định thu hồi đất thực hiện dự án: 200.000 đồng/người/ngày.
2. Chi điều tra, khảo sát, ghi nhận hiện trạng, đo
đạc, kiểm đếm, thống kê, phân loại diện tích đất và xác định nguồn gốc đất và
tài sản gắn liền với đất thu hồi gồm: Phát tờ khai, hướng dẫn người có đất, chủ
sở hữu tài sản kê khai; trích đo địa chính thửa đất đối với thửa đất tại nơi
chưa có bản đồ địa chính phục vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng; đo đạc xác
định diện tích thực tế các thửa đất nằm trong ranh giới khu đất thu hồi để thực
hiện dự án (nếu có) của từng người có đất thu hồi làm căn cứ thực hiện việc bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trong trường hợp phải đo
đạc lại; kiểm kê số lượng nhà, công trình, cây trồng, vật nuôi và tài sản khác
bị thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất của từng chủ sở hữu tài sản; kiểm tra,
đối chiếu giữa tờ khai với kết quả kiểm kê, xác định mức độ thiệt hại với từng
người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản cụ thể; tính toán giá trị thiệt hại về
đất, nhà, công trình, cây trồng, vật nuôi và tài sản khác: 200.000
đồng/người/ngày.
3. Chi lập, thẩm định, phê duyệt, công khai phương
án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư từ khâu tính toán, xác định mức bồi thường,
hỗ trợ đến khâu phê duyệt phương án, thông báo công khai phương án bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư: 200.000 đồng/người/ngày.
4. Chi tổ chức chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền phê duyệt theo quy định: 200.000 đồng/người/ngày.
5. Chi phục vụ việc hướng dẫn thực hiện, giải quyết
những vướng mắc trong tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định: 200.000
đồng/người/ngày.
6. Chi thuê nhân công thực hiện công tác bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư (nếu có): 300.000 đồng/người/ngày.
7. Chi phí đăng báo và phát sóng trên đài phát thanh
hoặc truyền hình; chi thuê nhà làm việc, thuê và mua sắm máy móc, thiết bị để thực
hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm
vụ bồi thường và cơ quan thẩm định; chi in ấn, phô tô tài liệu, văn phòng phẩm,
thông tin liên lạc (bưu chính, điện thoại), xăng xe và các nội dung chi khác có
liên quan trực tiếp đến việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
chưa có định mức, tiêu chuẩn, đơn giá do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền
quy định: Thực hiện chi theo thực tế, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, có hóa đơn,
chứng từ hợp pháp.
Điều 4. Mức chi đảm bảo cho việc tổ chức thực
hiện cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất
1. Chi thông báo, tuyên truyền vận động các đối
tượng thực hiện quyết định cưỡng chế kiểm đếm, quyết định cưỡng chế thu hồi
đất: 200.000 đồng/ người/ngày.
2. Chi phục vụ công tác tổ chức thi hành quyết định
cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất: 200.000 đồng/người/ngày.
3. Chi cho công tác quay phim, chụp ảnh phục vụ cho
việc thực hiện cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất: 200.000
đồng/người/ngày.
4. Chi phí bảo vệ, chống tái chiếm đất sau khi tổ
chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất của thửa đất cưỡng chế thu hồi đến thời
điểm hoàn thành việc giải phóng mặt bằng: 200.000 đồng/người/ngày.
5. Chi mua nguyên liệu, nhiên liệu, thuê phương
tiện, thiết bị bảo vệ, y tế, phòng chống cháy nổ, các thiết bị, phương tiện cần
thiết khác phục vụ cho việc thực hiện cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi
đất; chi phí niêm phong, phá, tháo dỡ, vận chuyển tài sản, di chuyển người bị
cưỡng chế và người có liên quan ra khỏi khu đất cưỡng chế; chi thuê địa điểm,
nhân công, phương tiện bảo quản tài sản và các khoản chi phí thực tế hợp pháp
khác phục vụ trực tiếp cho việc thực hiện bảo quản tài sản khi thực hiện cưỡng
chế thu hồi đất trong trường hợp chủ sở hữu tài sản không thanh toán và các nội
dung chi khác có liên quan trực tiếp đến việc tổ chức thực hiện cưỡng chế kiểm
đếm, cưỡng chế thu hồi đất chưa có định mức, tiêu chuẩn, đơn giá do cơ quan nhà
nước, người có thẩm quyền quy định: Thực hiện chi theo thực tế, đảm bảo tiết
kiệm, hiệu quả, có hóa đơn, chứng từ hợp pháp.
Điều 5. Quy định chuyển tiếp
1. Đối với trường hợp đã có quyết định thu hồi đất theo
quy định của pháp luật về đất đai trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi
hành nhưng chưa có quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì việc lập, phê duyệt dự toán, sử dụng và
thanh quyết toán chi phí đảm bảo cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư, cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất theo quy định của Quyết
định này.
2. Đối với trường hợp đã có quyết định thu hồi đất
và quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định
của pháp luật về đất đai trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành nhưng
chưa thực hiện thanh toán thì tiếp tục thực hiện thanh toán, quyết toán theo
phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được phê duyệt.
3. Đối với trường hợp đã được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền phê duyệt dự toán chi phí đảm bảo cho việc tổ chức thực hiện bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư, chi phí cưỡng chế, kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất
trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện theo Nghị
quyết số 55/2023/NQ-HĐND ngày 07 tháng 7 năm 2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh
Gia Lai quy định mức chi tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và
cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Gia Lai và các quy
định của pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Đất đai số 45/2013/QH13 về lập dự
toán, sử dụng và thanh, quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.
Điều 6. Điều khoản thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 11
tháng 01 năm 2025.
2. Trong quá trình triển khai thực hiện Quyết định này,
nếu có phát sinh vướng mắc hoặc có phát sinh vấn đề mới, các địa phương, cơ
quan, tổ chức, cá nhân có liên quan kịp thời phản ánh bằng văn bản về Sở Tài chính
để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
3. Trường hợp sở quy định tại khoản 2 Điều này có
sự thay đổi, chuyển giao tên gọi, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn thì sở mới
hoặc sở tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được chuyển giao thực hiện
trách nhiệm quản lý nhà nước theo quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc
các Sở; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch Ủy ban
nhân dân các xã, phường, thị trấn; Thủ tướng các đơn vị, tổ chức có liên quan
chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như khoản 4 Điều 6;
- Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Vụ Pháp chế - Bộ Tài chính;
- Vụ Pháp chế - Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Tổng Cục Thuế;
- Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật - Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Các Phó Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Sở Tư pháp;
- Báo Gia Lai; Đài phát thanh- Truyền hình tỉnh;
- Công báo tỉnh Gia Lai; Cổng thông tin điện tử tỉnh Gia Lai;
- Lưu: VT, CNXD, NL, KTTH.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Tuấn Anh
|