TỔNG
CỤC THUẾ
CỤC THUẾ TP HÀ NỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 66976/CT-TTHT
V/v hóa đơn điện tử.
|
Hà
Nội, ngày 26 tháng 8
năm 2019
|
Kính
gửi: Công ty TNHH J.I Vina
(Địa chỉ: Nhà B4- dự án khu nhà ở Mễ Trì Hạ, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội; MST: 0107535738)
Trả lời công văn số 01/08/2019CV của Công ty TNHH J.I Vina hỏi về
chính sách thuế, Cục thuế Thành phố Hà Nội có ý kiến như sau:
- Căn cứ Nghị định số 119/2018/NĐ-CP
ngày 12/9/2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung
cấp dịch vụ quy định:
+ Tại Khoản 2 Điều 3 quy định:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
2. Hóa đơn điện tử là hóa đơn được
thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch
vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, ký số, ký điện tử theo quy định tại Nghị định
này bằng phương tiện điện tử, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với
cơ quan thuế.”
+ Tại Điều 4 quy định:
“Điều
4. Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử
1. Khi
bán hàng hóa, cung cấp
dịch vụ, người bán (trừ hộ, cá nhân kinh doanh quy
định tại khoản 6 Điều 12 Nghị định này) phải lập hóa
đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện
tử không có mã của cơ quan thuế để giao cho người
mua theo định dạng chuẩn dữ liệu mà cơ quan thuế quy định và phải ghi đầy đủ
nội dung theo quy định tại Nghị định này, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
…
3. Dữ liệu hóa đơn điện tử khi bán
hàng hóa, cung cấp dịch vụ là cơ sở dữ liệu về hóa
đơn điện tử để phục vụ công tác quản lý thuế và cung cấp thông tin hóa đơn điện
tử cho các tổ chức, cá nhân có liên quan.”
- Tại Khoản 1 Điều 9 quy định:
“Điều 9. Hóa đơn điện tử hợp pháp, hóa đơn điện tử không hợp pháp
1. Hóa đơn điện tử hợp pháp
khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Hóa đơn điện tử đáp ứng quy
định tại khoản 5 Điều 4, các Điều 6, 7, 8 Nghị định này;
b) Hóa đơn điện tử bảo đảm tính toàn vẹn của thông tin.”
+ Tại Điều 35 quy định:
“Điều 35. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 11 năm 2018.
2. Việc tổ chức thực hiện hóa đơn điện tử, hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế
theo quy định của Nghị định này thực hiện xong đối với các doanh nghiệp, tổ
chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân
kinh doanh chậm nhất là ngày 01 tháng 11 năm 2020.
3. Trong thời gian từ ngày 01
tháng 11 năm 2018 đến ngày 31 tháng 10 năm 2020, các Nghị định: số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng
01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán
hàng hóa, cung ứng dịch vụ vẫn còn hiệu lực thi hành.
4. Kể từ ngày 01 tháng 11 năm
2020, các Nghị định: số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và số
04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa,
cung ứng dịch vụ hết hiệu lực thi hành.”
- Căn cứ Thông tư số 32/2011/TT-BTC
ngày 14/3/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về khởi tạo,
phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ quy định:
+ Tại Khoản 1, Khoản 3 Điều 3 quy
định về hóa đơn điện tử:
“Điều 3. Hóa đơn điện tử
1. Hóa đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa,
cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận,
lưu trữ và quản lý bằng
phương tiện điện tử. Hóa đơn điện tử phải đáp ứng các nội dung quy định tại Điều 6 Thông tư này.
…
3. Hóa đơn điện tử có giá trị pháp
lý nếu thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
a) Có sự đảm bảo đủ tin cậy về
tính toàn vẹn của thông tin chứa trong hóa đơn điện tử từ khi thông tin được tạo ra ở dạng cuối cùng là
hóa đơn điện tử.
Tiêu chí đánh giá tính toàn
vẹn là thông tin còn đầy đủ và chưa bị thay đổi,
ngoài những thay đổi về hình thức phát sinh trong
quá trình trao đổi, lưu trữ hoặc hiển thị hóa đơn
điện tử.
b) Thông tin chứa trong hóa đơn điện tử có thể truy cập, sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết.”
+ Tại Điều 6 quy định về nội dung của hóa đơn điện tử:
“Điều 6. Nội dung của hóa
đơn điện tử
1. Hóa
đơn điện tử phải có các nội dung sau:
a) Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký
hiệu mẫu, số thứ tự hóa đơn;
Ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu, số thứ tự trên hóa đơn
thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 1 Thông tư số 153/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính.
b) Tên, địa chỉ, mã số thuế của
người bán;
c) Tên, địa chỉ, mã số thuế của
người mua;
d) Tên hàng hóa, dịch vụ; đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ;
thành tiền ghi bằng số và bằng chữ.
Đối
với hóa đơn giá trị gia
tăng, ngoài dòng đơn giá là giá chưa có thuế giá trị gia tăng, phải có dòng thuế suất thuế giá
trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền
phải thanh toán ghi bằng số và bằng chữ.
e) Chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật của người bán; ngày, tháng năm lập
và gửi hóa đơn. Chữ ký điện tử theo quy định của
pháp luật của người mua trong trường hợp người mua là đơn vị kế toán.
g) Hóa đơn được thể hiện bằng
tiếng Việt. Trường hợp cần ghi thêm chữ nước ngoài thì chữ nước ngoài được đặt
bên phải trong ngoặc đơn () hoặc đặt ngay dưới dòng tiếng Việt và có cỡ nhỏ hơn
chữ tiếng Việt. Chữ số ghi trên hóa đơn là các chữ
số tự nhiên: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9; sau chữ
số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu, tỷ, tỷ tỷ phải đặt dấu chấm (.); nếu
có ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu
phẩy (,) sau chữ số hàng
đơn vị. Trường hợp không có quy định cụ thể giữa
người mua và người bán về ngôn ngữ sử dụng trong
việc lập hóa đơn điện tử để xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ thì ngôn ngữ
được sử dụng trên hóa đơn điện tử (hóa đơn xuất
khẩu) là tiếng Anh.
Trường hợp sử dụng dấu phân cách
là dấu phẩy (,) sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn
tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ và sử dụng dấu chấm (.) sau chữ số hàng đơn vị để ghi chữ
số sau chữ số hàng đơn vị thì tổ chức khởi tạo hóa
đơn điện tử phải ghi rõ tại Thông báo phát hành hóa đơn điện tử nội dung này.
Các nội
dung quy định từ điểm b đến điểm d khoản 1 Điều này phải
phản ánh đúng tính chất đặc
điểm của ngành nghề kinh doanh, xác định được nội dung
hoạt động kinh tế phát sinh, số tiền thu được, xác định
được người mua hàng (hoặc người nộp tiền,
người thụ hưởng dịch vụ...), người bán hàng (hoặc người cung cấp dịch vụ...), tên hàng hóa dịch vụ -
hoặc nội dung
thu tiền.
2. Một số trường hợp hóa đơn điện
tử không có đầy đủ các nội dung bắt buộc được thực
hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.”
+ Tại Điều 9 quy định xử lý đối với
hóa đơn điện tử đã lập:
“Điều 9. Xử lý đối với hóa đơn điện tử đã lập
1. Trường hợp hóa đơn điện tử đã
lập và gửi cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa,
cung ứng dịch vụ hoặc hóa đơn điện tử đã lập và gửi cho người mua, người bán và
người mua chưa kê khai thuế, nếu phát hiện sai thì chỉ được hủy khi có sự đồng ý
và xác nhận của người bán và người mua. Việc hủy hóa đơn điện tử có hiệu lực theo đúng thời hạn do các bên tham gia đã
thỏa thuận. Hóa đơn điện tử đã hủy phải được lưu
trữ phục vụ việc tra cứu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Người bán thực hiện lập hóa đơn
điện tử mới theo quy định tại Thông tư này để gửi
cho người mua, trên hóa đơn điện tử mới phải có
dòng chữ “hóa đơn này thay thế hóa đơn số..., ký hiệu, gửi ngày tháng năm.
2. Trường hợp hóa đơn đã lập và
gửi cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch
vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát
hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập văn
bản thỏa thuận có chữ ký điện tử của cả hai bên ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa
đơn điện tử điều chỉnh sai sót. Hóa
đơn điện tử lập sau ghi rõ điều chỉnh
(tăng, giảm) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng
cho hóa đơn điện tử số…,
ký hiệu… Căn cứ vào hóa đơn điện tử điều chỉnh, người bán và người mua thực
hiện kê khai điều chỉnh theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và hóa đơn hiện hành. Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).”
+ Tại Điều 14 quy định về hiệu lực
thi hành và tổ chức thực hiện:
“Điều 14. Hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện
2. Ngoài các nội dung hướng dẫn cụ
thể tại Thông tư này, các nội dung khác được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP
ngày 14/05/2010 của Chính phủ và Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của
Bộ Tài chính.”
- Thực hiện theo hướng dẫn tại công
văn số 820/TCT-DNL ngày 13/3/2017 của Tổng cục Thuế hướng dẫn về hóa đơn điện
tử.
Căn cứ các quy định nêu trên và theo
trình bày của đơn vị tại công văn hỏi, Cục thuế TP Hà Nội trả lời về mặt nguyên
tắc như sau:
Hóa đơn điện tử (HĐĐT) bản chất là
tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa,
cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương
tiện điện tử, số dòng có thể tăng lên tùy theo số lượng hàng hóa, sản phẩm có
trên hóa đơn. Khi bán hàng hóa, dịch vụ Công ty TNHH J.I Vina (sau đây gọi tắt
là Công ty) xuất hóa đơn điện tử (HĐĐT) cho khách hàng thì Công ty phải lập đầy
đủ danh mục hàng hóa, dịch vụ bán ra trên HĐĐT đảm bảo
nguyên tắc thông tin chứa trong HĐĐT có thể truy cập, sử
dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết theo quy định
tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/3/2011. Công ty không
được lập HĐĐT không hiển thị đầy đủ danh mục hàng hóa, dịch vụ bán ra mà lại
kèm theo bảng kê hàng hóa, dịch vụ bản giấy cho khách hàng trong đó có những hàng hóa, dịch vụ không được hiển thị trong HĐĐT.
Trường hợp HĐĐT đã lập giao cho người
mua có sai sót, Công ty thực hiện xử lý HĐĐT đã lập có sai sót theo hướng dẫn
tại Điều 9 Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/3/2011 nêu trên.
Trường hợp còn
vướng mắc, đề nghị đơn vị liên hệ Phòng Thanh tra-Kiểm tra thuế số 1 để được
hướng dẫn.
Cục Thuế TP Hà Nội trả lời để Công ty được biết và thực hiện./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Phòng DTPC;
- Phòng TKT1;
- Lưu: VT, TTHT(2).
|
CỤC TRƯỞNG
Mai Sơn
|