ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2724/2015/QĐ-UBND
|
Hải Phòng, ngày 04 tháng 12 năm 2015
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH CHI TIẾT CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ CHĂN NUÔI NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2015 - 2020.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Quyết định số
50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng
cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020;
Căn cứ Thông tư số 09/2015/TT-BNNPTNT
ngày 03/3/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực
hiện điểm a khoản 1 điều 6 Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của Thủ
tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu
quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015 - 2020;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 210/TTr-SNN ngày 02/11/2015, Báo cáo thẩm
định số 42/BCTĐ-STP ngày 26/10/2015 của Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Đối tượng
và phạm vi điều chỉnh
1. Quyết định này quy định chi tiết một
số chính sách hỗ trợ hộ chăn nuôi về phối giống nhân tạo gia súc, con giống vật
nuôi, xử lý chất thải chăn nuôi nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ và bảo
vệ môi trường trên địa bàn thành phố giai đoạn 2015-2020.
2. Đối tượng áp dụng
a) Các hộ gia đình trực tiếp chăn
nuôi lợn, trâu, bò, gia cầm, trừ các hộ chăn nuôi gia công cho các doanh nghiệp
(sau đây gọi là hộ chăn nuôi).
b) Người làm dịch vụ phối giống nhân
tạo gia súc.
Điều 2. Nguồn
kinh phí hỗ trợ và nguyên tắc áp dụng chính sách hỗ trợ
1. Nguồn kinh phí hỗ trợ
a) Ngân sách địa phương.
b) Các nguồn vốn từ các dự án, chương trình của Trung ương và địa phương; của các tổ chức kinh tế - xã hội; các chương trình hợp tác quốc tế
khác.
2. Nguyên tắc áp dụng hỗ trợ thực hiện
theo quy định tại khoản 2, Điều 5 Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của
Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả
chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015 - 2020.
Điều 3. Hỗ trợ phối
giống nhân tạo hàng năm đối với lợn, trâu, bò
1. Thụ tinh nhân tạo cho lợn nái sinh
sản
a) Loại tinh: Sử dụng tinh lợn các giống Móng Cái, Yorkshire, Landrace, Duroc, Pietrain,
Pietrain kháng stress, Hampshire, L19, L95, L06, L11, L64; VCN01, VCN02, VCN03, VCN04, VCN05, VCN11, VCN12,
VCN21, VCN22, VCN23; các tổ hợp lai của các giống lợn trong danh mục giống vật
nuôi được sản xuất, kinh doanh tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống vật
nuôi, do Ủy ban nhân dân thành phố chỉ định.
b) Mức hỗ trợ không quá 02 liều tinh
cho một lần phối giống và không quá 05 liều tinh cho một lợn nái/năm.
c) Đơn giá
- Liều tinh lợn có thể tích không nhỏ
hơn 30ml để phối cho nái nội: 30.000 đồng/liều.
- Liều tinh lợn có thể tích không nhỏ
hơn 50ml để phối cho nái lai: 50.000 đồng/liều.
- Liều tinh lợn có thể tích không nhỏ
hơn 80ml để phối cho nái ngoại: 65.000 đồng/liều.
d) Tiêu chuẩn chất lượng liều tinh
dùng để phối giống nhân tạo theo quy định tại khoản 1, Điều 3 Thông tư số
09/2015/TT-BNNPTNT ngày 03/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn.
2. Thụ tinh nhân tạo cho trâu, bò cái
sinh sản
a) Loại tinh: Sử dụng tinh trâu, bò
(bò thịt, bò sữa) đông lạnh do các tổ chức doanh nghiệp trong và ngoài nước sản
xuất hoặc nhập khẩu nằm trong danh mục quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, do Ủy ban nhân dân thành phố chỉ định.
b) Mức hỗ trợ không quá 02 liều
tinh/bò thịt/năm, 04 liều tinh/bò sữa hoặc trâu/năm.
c) Định mức vật tư thụ tinh nhân tạo
cho trâu, bò cái sinh sản: 01 cái găng tay, 01 dẫn tinh quản/01 liều tinh; Nitơ
lỏng dùng để vận chuyển đi phối giống tối đa 2,0 lít/01 con bò cái sữa có chửa,
1,5 lít/01 con bò cái thịt có chửa và 3,0 lít/01 con trâu cái có chửa; Nitơ lỏng dùng để bảo quản tinh ở các điểm trung chuyển được tính theo thực tế
sử dụng hàng năm, tối đa không quá 180 lít/năm/bình 35 lít và phải thường xuyên
bảo quản ít nhất 200 liều tinh trở lên đối với loại bình Nitơ 35 lít.
d) Đơn giá: Liều tinh trâu, bò 27.000
đồng/liều, Nitơ lỏng 22.000 đồng/lít, găng tay 6.000 đồng/đôi, dẫn tinh quản
3.000 đồng/cái. Hỗ trợ công phối giống trâu, bò cái 52.000
đồng/con/lần có chửa.
đ) Tiêu chuẩn chất lượng liều tinh
dùng để phối giống nhân tạo theo quy định tại khoản 2, Điều 3 Thông tư số
09/2015/TT-BNNPTNT ngày 03/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn.
3. Điều kiện được hưởng hỗ trợ phối
giống nhân tạo lợn, trâu, bò thực hiện theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều
3 Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 4. Hỗ trợ
mua lợn, trâu, bò đực giống và gà, vịt giống bố mẹ hậu bị
1. Loại giống
a) Lợn đực giống: Sử dụng các giống lợn
Yorkshire, Landrace, Duroc, Pietrain, Pietrain kháng stress, Hampshire, L19,
L95, L06, L11, L64; VCN01, VCN02, VCN03, VCN04, VCN05,
VCN11, VCN12, VCN21, VCN22, VCN23; các tổ hợp lai của các giống lợn trong danh
mục giống vật nuôi được sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.
b) Bò đực giống: Sử dụng giống Red Sindhi, Brahman, Droughtmaster, các tổ hợp lai của các
giống bò trong danh mục giống vật nuôi được sản xuất, kinh
doanh tại Việt Nam được cơ quan chuyên môn bình tuyển.
c) Trâu đực giống: Sử dụng giống trâu
đực nội được các cơ quan chuyên môn bình tuyển.
d) Gà, vịt giống bố mẹ hậu bị (trên 2
tháng tuổi) sử dụng các giống trong danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất,
kinh doanh tại Việt Nam.
2. Tiêu chuẩn chất lượng con giống
Thực hiện theo đúng quy định tại Điều 4 Thông tư số 09/2015/TT-BNNPTNT ngày 03/3/2015 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Mức hỗ trợ và điều kiện được hưởng
hỗ trợ mua trâu, bò, lợn đực giống và gà vịt giống bố mẹ hậu bị, thực hiện theo
quy định tại khoản 2, Điều 3 Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của Thủ
tướng Chính phủ.
Điều 5. Hỗ trợ xử
lý chất thải chăn nuôi
1. Xây dựng công trình khí sinh học
(Biogas)
- Đơn giá xây dựng bể Biogas:
1.700.000đồng/m3.
2. Đệm lót sinh học
a) Đệm lót sinh học cho chăn nuôi gia
cầm:
- Diện tích tối thiểu 30m2 trở lên.
- Đơn giá áp dụng hỗ trợ: 55.000đồng/m2.
b) Đệm lót sinh học cho chăn nuôi lợn:
- Diện tích tối thiểu 6m2
trở lên đối với chăn nuôi lợn nái; 12m2 trở lên đối với chăn nuôi lợn
thịt.
- Đơn giá hỗ trợ: 210.000 đồng/m2.
3. Mức hỗ trợ và điều kiện hỗ trợ làm
đệm lót sinh học và bể Biogas thực hiện theo quy định tại khoản 3, Điều 3 Quyết
định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 6. Hỗ trợ
khuyến khích phát triển phối giống nhân tạo gia súc
Người làm dịch vụ phối giống nhân tạo
gia súc được hưởng các chính sách hỗ trợ như sau:
1. Hỗ trợ đào tạo, tập huấn
a) Số lượng học viên tham gia 01 lớp
đào tạo, tập huấn tối thiểu 30 người/lớp, tối đa không quá 40 người/lớp. Thời
gian, nội dung tài liệu tập huấn thực hiện theo điểm b,
khoản 2, Điều 7 Thông tư số 09/2015/TT-BNNPTNT ngày 03/3/2015 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn.
b) Đơn giá đào tạo, tập huấn
10.000.000 đồng/người, mức hỗ trợ không quá 6.000.000 đồng/người.
c) Điều kiện hưởng hỗ trợ thực hiện
theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 4 Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày
04/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Hỗ trợ mua bình chứa Nitơ lỏng để
vận chuyển, bảo quản tinh phối giống nhân tạo gia súc
a) Hỗ trợ loại bình có dung tích từ
1,0 đến 3,7 lít cho người làm dịch vụ phối giống nhân tạo gia súc.
Mức hỗ trợ không quá 5.000.000đồng/1bình/1người.
b) Điều kiện hưởng hỗ trợ thực hiện
theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 4 Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày
04/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 7. Tổ chức
thực hiện
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn
a) Trên cơ sở các
định mức hỗ trợ quy định tại Quyết định này, hàng năm, chủ trì phối hợp Ủy ban
nhân dân các huyện, quận lập kế hoạch, dự toán kinh phí thực hiện, gửi Sở Tài chính thẩm định, trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.
b) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố chỉ định, công bố danh sách các cơ sở sản xuất,
kinh doanh giống vật nuôi; cung cấp liều tinh, con giống và vật tư chăn nuôi đảm
bảo chất lượng cho người chăn nuôi trên địa bàn thành phố.
d) Phối hợp với các Sở, ngành có liên
quan và Ủy ban nhân dân các huyện, quận tập huấn kỹ thuật cho hộ chăn nuôi; kiểm
tra, giám sát việc triển khai thực hiện Quyết định; tổng hợp báo cáo Ủy ban
nhân dân thành phố, Cục Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo
quy định.
đ) Căn cứ nhu cầu
các sản phẩm chăn nuôi, kế hoạch hàng năm về hỗ trợ các loại tinh lợn, trâu,
bò, số lượng từng giống vật nuôi tại địa phương, giao nhiệm vụ cho các cơ sở được
chỉ định cung cấp đủ về số lượng, chất lượng.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với
Sở Tài chính lập dự toán ngân sách và phân bổ ngân sách để thực hiện chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015 -
2020 trên địa bàn thành phố.
3. Sở Tài chính:
a) Đề xuất, bố
trí kinh phí, hướng dẫn thanh quyết toán thực hiện chính sách hỗ trợ theo quy định.
b) Hướng dẫn cơ chế tài chính thực hiện
chính sách hỗ trợ theo quy định.
4. Ủy ban nhân dân các huyện, quận
a) Chỉ đạo các cơ quan thông tin truyền
thông, đoàn thể tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến cơ sở, người chăn nuôi về
chính sách hỗ trợ tại Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của Thủ tướng
Chính phủ và Thông tư số 09/2015/TT-BNNPTNT ngày 03/3/2015
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các quy định tại Quyết định này.
b) Rà soát, lập kế hoạch xác định nhu
cầu, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận các hộ chăn nuôi có nhu cầu mua
con giống; phối giống nhân tạo; áp dụng kỹ thuật xử lý chất thải chăn nuôi; người
làm dịch vụ phối giống nhân tạo gia súc tham gia đào tạo, tập
huấn kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc; người làm dịch vụ phối giống nhân tạo
gia súc mua bình chứa Nitơ lỏng để vận chuyển, bảo quản tinh phối giống nhân tạo gia súc.
c) Thực hiện chính sách hỗ trợ đúng đối
tượng; công khai danh sách các đối tượng được hưởng hỗ trợ
đến từng xã, thôn; thường xuyên kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách tại địa
phương.
d) Quản lý, cấp phát và thanh quyết
toán nguồn kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ theo quy định.
đ) Phối hợp với
các Sở, ban, ngành thành phố xây dựng kế hoạch, dự toán
kinh phí thực hiện theo Quyết định. Hướng dẫn các đối tượng tại Quyết định này
để được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định đảm bảo minh
bạch, kịp thời và hiệu quả.
e) Phối hợp với
các Sở, ban, ngành thành phố có liên quan tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo
tiến độ, hiệu quả Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Thông
tư số 09/2015/TT-BNNPTNT ngày 03/3/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn. Định kỳ ngày 15 hàng tháng báo cáo tiến độ, kết quả triển khai thực hiện
về Ủy ban nhân dân thành phố qua Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn tổng hợp, báo cáo Cục Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn theo quy định.
5. Trách nhiệm của hộ chăn nuôi
a) Chăn nuôi bảo đảm vệ sinh phòng dịch,
bảo vệ môi trường gắn với mục tiêu xây dựng nông thôn mới.
b) Cam kết chăm sóc nuôi dưỡng và
khai thác con đực giống ít nhất 24 tháng đối với lợn và 48 tháng đối với trâu,
bò; trừ trường hợp chết, loại thải hoặc thiên tai, dịch bệnh.
c) Không sử dụng con đực lợn, trâu,
bò không đạt tiêu chuẩn để phối giống dịch vụ.
d) Thực hiện các quy định và hướng dẫn
của địa phương để được hưởng chính sách hỗ trợ.
Điều 8. Điều khoản
thi hành
Quyết định này có hiệu lực thi hành
sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy
ban nhân dân các huyện, quận; các tổ chức và cá nhân có liên quan
căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
- VPCP;
- Bộ NN và
PTNT;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL-BTP;
- Cục Chăn nuôi;
- TTTU, TT HĐND TP;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội TP;
- CT, các PCT UBND thành phố;
- Sở Tư pháp;
- Như Điều 8;
- Báo Hải Phòng, Cổng Thông tin điện tử thành phố, Đài PTTHHP, Công báo
TP;
- CPVP;
- CV: NN, TC;
- Lưu: VT.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN THÀNH PHỐ
CHỦ TỊCH
Lê Văn Thành
|