TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ TP HỒ
CHÍ MINH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 4572/CT-TTHT
V/v thuế suất thuế giá trị gia tăng
|
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 5 năm 2019
|
Kính gửi: Công ty TNHH Vina Eye
Địa chỉ: 347/8A
Minh Phụng, P.2, Q.11, TP.HCM
Mã số thuế:
0313520624
Trả lời văn bản số 02/19 VE ngày 20/2/2019 của Công
ty về thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT); Cục Thuế TP có ý kiến như sau:
Căn cứ Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của
Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế;
Căn cứ Khoản 5 Điều 12 Thông tư số 219/2013/TT-BTC
ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế GTGT quy định:
“Xác định số thuế GTGT phải nộp:
…
Số thuế GTGT phải nộp
|
=
|
Số thuế GTGT đầu ra
|
-
|
Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
|
a) Số thuế giá trị gia tăng đầu ra bằng tổng số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn giá
trị gia tăng.
…
Cơ sở kinh doanh phải chấp hành chế độ kế toán, sổ
sách, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng
từ. Trường hợp hóa đơn ghi sai mức thuế suất thuế giá trị gia tăng mà cơ sở
kinh doanh chưa tự điều chỉnh, cơ quan thuế kiểm tra, phát hiện thì xử lý như
sau:
Đối với cơ sở kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ: Nếu
thuế suất thuế GTGT ghi trên hóa đơn cao hơn thuế suất đã được quy định tại các
văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT thì phải kê khai, nộp thuế GTGT theo thuế suất đã ghi trên hóa đơn; Nếu thuế
suất thuế GTGT ghi trên hóa đơn thấp hơn thuế suất đã được quy định tại các văn
bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT thì phải kê khai, nộp thuế GTGT theo thuế
suất thuế GTGT quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT.
…
b) Thuế GTGT đầu vào bằng (=) tổng số thuế GTGT ghi
trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định) dùng cho sản
xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, số thuế GTGT ghi trên chứng
từ nộp thuế của hàng hóa nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước
ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt
Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.
…
Trường hợp hóa đơn ghi sai mức thuế suất thuế giá trị
gia tăng mà các cơ sở kinh doanh chưa tự điều chỉnh, cơ quan thuế kiểm tra,
phát hiện thì xử lý như sau:
Đối với cơ sở kinh doanh mua hàng hóa, dịch vụ: Nếu
thuế suất thuế GTGT ghi trên hóa đơn mua vào cao hơn thuế suất đã được quy định
tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT thì khấu trừ thuế đầu vào theo
thuế suất quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT. Trường hợp xác định được bên bán đã kê khai,
nộp thuế theo đúng thuế suất ghi trên hóa đơn thì được khấu trừ thuế đầu vào
theo thuế suất ghi trên hóa đơn nhưng phải có xác nhận của cơ quan thuế trực tiếp
quản lý người bán; Nếu thuế suất thuế GTGT ghi
trên hóa đơn thấp hơn thuế suất quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về
thuế GTGT thì khấu trừ thuế đầu vào theo thuế suất ghi trên hóa đơn.
Đối với cơ sở kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ: Trường
hợp cơ sở kinh doanh khi nhập khẩu hàng hóa đã khai, nộp thuế GTGT ở khâu nhập
khẩu, khi bán cho người tiêu dùng đã lập hóa đơn ghi thuế suất thuế GTGT trên
hóa đơn GTGT bán ra đúng bằng với mức thuế suất thuế GTGT đã khai, nộp thuế ở
khâu nhập khẩu nhưng mức thuế suất thuế GTGT đã khai (ở khâu nhập khẩu và khâu
bán ra nội địa) thấp hơn thuế suất đã được quy định tại các văn bản quy phạm
pháp luật về thuế GTGT và cơ sở kinh doanh không thể thu thêm được tiền của
khách hàng thì số tiền đã thu của khách hàng theo hóa đơn GTGT được xác định là
giá đã có thuế GTGT theo thuế suất đã được quy định tại các văn bản quy phạm
pháp luật về thuế GTGT để làm cơ sở xác định đúng số thuế GTGT phải nộp và xác
định doanh thu tính thuế TNDN.
…”
Căn cứ Khoản 3 Điều 20 Thông tư số 39/2014/TT-BTC
ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch
vụ quy định xử lý đối với hóa đơn đã lập:
“Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã
giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó
phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng
thời người bán lập hoá đơn điều chỉnh sai sót. Hoá đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng,
giảm) số lượng hàng hoá, giá
bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng..., tiền thuế giá trị gia tăng cho hoá đơn
số…., ký hiệu... Căn cứ vào hoá
đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán,
thuế đầu ra, đầu vào. Hóa đơn điều chỉnh không được
ghi số âm (-).”
Căn cứ Thông tư số 83/2014/TT-BTC ngày 26/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn
thực hiện thuế GTGT theo danh mục hàng hóa nhập khẩu Việt Nam:
+ Tại Khoản 1 và Khoản 5 Điều 4 hướng dẫn chung về áp dụng thuế suất thuế giá trị gia
tăng theo danh mục Biểu thuế giá trị gia tăng:
“1. Trường hợp hàng hoá được quy định cụ thể thuộc đối
tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc áp dụng thuế suất thuế giá trị gia
tăng 5% hoặc 10% theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn
thi hành Luật thuế giá trị gia tăng thì thực hiện theo quy định tại các văn bản đó. Riêng hàng hóa là sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi,
thủy sản, hải sản; thiết bị, dụng
cụ y tế chuyên dùng thực hiện theo quy định tại khoản 3, 4, 5 Điều 4 Thông tư
này.
…
5. Thiết bị, dụng cụ y tế gồm máy móc và dụng cụ
chuyên dùng cho y tế như: các loại máy soi, chiếu, chụp dùng để khám, chữa bệnh; các thiết bị, dụng
cụ chuyên dùng để mổ, điều trị vết thương, ô tô cứu thương; dụng cụ đo huyết áp, tim, mạch, dụng cụ truyền máu;
bơm kim tiêm; dụng cụ phòng tránh thai; các dụng cụ, thiết bị chuyên dùng cho y
tế khác thực hiện theo quy định tại Biểu thuế giá trị gia tăng ban hành kèm theo Thông tư này.”
+ Tại Khoản 3 Điều 5 quy định:
“Trường hợp có phát sinh vướng mắc hoặc thuế giá trị
gia tăng áp dụng không thống nhất đối với cùng một loại hàng hoá nhập khẩu và sản
xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong nước thì khi kê khai, tính thuế giá trị gia
tăng tại khâu nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Thông tư này, đồng thời tổ
chức, cá nhân, cơ quan thuế, cơ quan hải quan phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính
để hướng dẫn thực hiện thống nhất./.”
Căn cứ Khoản 8 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày
27/02/2015 của Bộ Tài chính (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015) sửa đổi,
bổ sung Khoản 11 Điều 10 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài
chính hướng dẫn về thuế GTGT quy định thuế suất 5%:
“Thiết bị, dụng cụ y tế gồm máy móc và dụng cụ chuyên
dùng cho y tế như: các loại máy soi, chiếu, chụp dùng để khám, chữa bệnh; các
thiết bị, dụng cụ chuyên dùng để mổ, điều trị vết thương, ô tô cứu thương; dụng
cụ đo huyết áp, tim, mạch, dụng cụ truyền máu; bơm kim tiêm; dụng cụ phòng
tránh thai và các dụng cụ, thiết bị chuyên dùng cho y tế khác theo xác nhận của
Bộ Y tế.
Bông, băng, gạc y tế và băng vệ sinh y tế; thuốc
phòng bệnh, chữa bệnh bao gồm thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, trừ thực
phẩm chức năng; vắc-xin; sinh phẩm y tế, nước cất để pha chế thuốc tiêm, dịch
truyền; mũ, quần áo, khẩu trang, săng mổ, bao tay, bao chi dưới, bao giày,
khăn, găng tay chuyên dùng cho y tế, túi đặt ngực và chất làm đầy da (không bao
gồm mỹ phẩm); vật tư hóa chất xét nghiệm, diệt khuẩn dùng trong y tế theo xác
nhận của Bộ Y tế.”
Căn cứ Danh mục trang thiết bị y tế (mới 100%) được
nhập khẩu theo Giấy phép của Bộ Y tế ban hành kèm theo Thông tư số
24/2011/TT-BTC ngày 21/6/2011 của Bộ Y tế hướng dẫn việc nhập khẩu trang thiết
bị y tế (hiệu lực thi hành từ ngày 15/8/2011 đến ngày 29/11/2015);
Căn cứ Danh mục trang thiết bị y tế phải cấp Giấy
phép nhập khẩu ban hành kèm theo Thông tư số 30/2015/TT-BYT ngày 12/10/2015 của
Bộ Y tế quy định việc nhập khẩu trang thiết bị y tế (có hiệu lực thi hành từ
ngày 30/11/2015);
Căn cứ điểm 1 công văn số 8519/BTC-TCT ngày 18/6/2015
của Bộ Tài chính về việc thuế GTGT đối với thiết bị, dụng cụ, vật tư, hóa chất
xét nghiệm dùng trong y tế.
“…
Các mặt hàng thiết bị, dụng cụ chuyên dùng trong y tế
có tên cụ thể nêu tại khoản 8 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC, khoản 5 Điều 4
Thông tư số 83/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính, các mặt hàng thuộc Danh mục trang
thiết bị y tế được nhập khẩu theo Giấy phép của Bộ Y tế ban hành kèm theo Thông
tư số 24/2011/TT-BYT ngày 21/6/2011 của Bộ Y Tế áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 5%. Trường hợp Bộ Y tế sửa
đổi, bổ sung hoặc cập nhật Danh mục trang thiết bị y tế được nhập khẩu theo Giấy
phép của Bộ Y tế thì thực hiện theo Danh mục được sửa đổi, bổ sung hoặc cập nhật.
…”
Trường hợp của Công ty theo trình bày và hồ sơ đính kèm, từ năm
2016 đến nay có nhập khẩu mặt hàng kính áp tròng cận thị (mã hàng 9001.30.00)
và dung dịch dùng cho kính áp tròng (mã hàng 3307.90.50) thì khi bán ra Công ty
lập hóa đơn áp dụng thuế suất thuế GTGT là 5%.
Trường hợp Công ty đã lập hóa đơn GTGT tính thuế theo
thuế suất 10% thì Công ty lập hóa đơn GTGT điều chỉnh (giảm thuế suất thuế GTGT
từ 10% xuống 5%) theo hướng dẫn tại Khoản 3 Điều 20
Thông tư số 39/2014/TT-BTC và lập hồ sơ kê khai bổ sung điều chỉnh theo hướng dẫn
tại Khoản 5 Điều 10 Thông tư số 156/2013/TT-BTC, trừ trường hợp đã công bố quyết
định thanh tra, kiểm tra thuế tại Công ty và trường hợp người mua đã được chấp
nhận kê khai, khấu trừ với mức thuế suất 10% theo quy định tại Khoản 5 Điều 12
Thông tư số 219/2013/TT-BTC nêu trên.
Cục Thuế TP thông báo Công ty biết để thực hiện theo
đúng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đã được trích dẫn tại văn bản này.
Nơi nhận:
- Như
trên;
- CCT quận 11;
- P.PC;
- Lưu VT;TTHT.
283_2982267Chung
|
KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Nam
Bình
|