ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
317/QĐ-UBND
|
Bắc
Kạn, ngày 20 tháng 3 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ :
34/CT-TTG NGÀY 26/12/2016 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN ĐỒNG
BỘ CÁC NHÓM GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH BẮC KẠN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Chỉ thị số: 34/CT-TTg
ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện đồng
bộ các nhóm giải pháp phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số: 252/TTr-LĐTBXH ngày 06 tháng
3 năm 2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Chỉ thị
số: 34/CT-TTg ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường
thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã
hội trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội, Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, Thủ trưởng các đơn vị
liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phạm Duy Hưng
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ:
34/CT-TTG NGÀY 26/12/2016 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN ĐỒNG
BỘ CÁC NHÓM GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH BẮC KẠN
(Kèm theo Quyết định số: 317/QĐ-UBND ngày 20/3/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Tổ chức thực hiện có hiệu quả chính
sách bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và Luật Việc
làm; hướng tới mục tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tại Nghị
quyết số: 15-NQ/TW ngày 01 tháng 6 năm 2012 Hội nghị lần thứ V Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa XI về một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020;
Nghị quyết số: 21-NQ/TW ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Bộ Chính trị về tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn
2012 - 2020.
- Phát triển, mở rộng các đối tượng tham gia bảo
hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh. Phấn đấu đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh có khoảng
50% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội, 35% lực lượng lao động tham
gia bảo hiểm thất nghiệp.
II. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU
1. Tăng cường công tác
tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo hiểm xã hội
a) Tuyên truyền về vị trí, vai trò, ý nghĩa của
bảo hiểm xã hội trong hệ thống an sinh xã hội, đặc biệt nhấn mạnh quan điểm của
Đảng “Bảo hiểm xã hội là chính sách xã hội quan trọng, là trụ cột chính của hệ
thống an sinh xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn
định chính trị - xã hội và phát triển kinh tế - xã hội”.
b) Tuyên truyền những nội dung cơ bản của chính
sách pháp luật bảo hiểm xã hội, đặc biệt là những thông tin về quyền lợi và
nghĩa vụ đối với người tham gia bảo hiểm xã hội phải theo nguyên tắc có đóng,
có hưởng, quyền lợi tương ứng với nghĩa vụ, có sự chia sẻ giữa các thành viên,
đảm bảo công bằng và bền vững của hệ thống bảo hiểm xã hội. Vận động người lao động và người sử dụng lao động trên địa
bàn tỉnh thực hiện tốt chính sách bảo hiểm xã hội đạt mục tiêu đề ra.
2. Tăng cường công tác quản
lý nhà nước về bảo hiểm xã hội
a) Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ
quan quản lý nhà nước và cơ quan Bảo hiểm xã hội trong thực hiện chế độ, chính
sách bảo hiểm xã hội. Huy động sự vào cuộc tích cực của các cơ quan có liên
quan.
b) Các cấp chính quyền và các đơn vị khi xây dựng
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và từng thời kỳ, phải tính toán,
xác định chỉ tiêu về dân số tham gia bảo hiểm xã hội.
c) Củng cố, kiện toàn,
tăng cường đào tạo, nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực tham
mưu, quản lý nhà nước cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý bảo hiểm xã hội.
d) Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý của
các cấp chính quyền trong việc thực hiện các chương trình, chính sách về bảo hiểm
xã hội.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội
a) Tăng cường công tác
kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện các chính sách bảo hiểm xã hội ở tất
cả các cấp, các ngành, các đoàn thể và các đơn vị, nhất là các doanh nghiệp; tập
trung thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm đối với các đơn vị, doanh nghiệp cố
tình trốn đóng, nợ đóng bảo hiểm xã hội.
b) Tăng cường công tác quản lý đối với các doanh nghiệp
trên địa bàn tỉnh, quản lý lao động, tiền lương, tiền công, thu nhập để làm căn
cứ xét hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội và chống thất thu quỹ Bảo hiểm xã hội.
c) Chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội
các huyện, thành phố chủ trì, phối hợp với Bảo hiểm xã hội cùng cấp xây dựng chỉ
tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội
để tham mưu cho Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố đưa chỉ tiêu phát triển đối
tượng tham gia bảo hiểm xã hội vào kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội hàng năm; tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật
về bảo hiểm xã hội tới người lao động, người sử
dụng lao động.
d) Phối
hợp chặt chẽ với Bảo hiểm xã hội tỉnh và các cơ quan liên quan tổ chức tuyên
truyền, phổ biến chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hội, trong đó tập trung
vào các hoạt động đối thoại chính sách với người lao động, người sử dụng lao động.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chia
sẻ thông tin, dữ liệu về đăng ký doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đăng ký lao động, bảo hiểm xã hội theo quy định
của pháp luật.
3. Cục Thuế tỉnh
Chia
sẻ dữ liệu liên quan đến đơn vị, doanh nghiệp đang hoạt động; số lao động đang
làm việc tại các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí có kế hoạch
tuyên truyền, phổ biến sâu rộng và dành thời lượng phù hợp để tuyên truyền, phổ
biến pháp luật về bảo hiểm xã hội, nhất là về trách nhiệm và quyền lợi của người
sử dụng lao động, người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội.
5. Bảo hiểm xã hội tỉnh
a) Chỉ
đạo Bảo hiểm xã hội các huyện, thành phố phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn
vị tại địa phương xác định số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt
buộc, bảo hiểm thất nghiệp để đôn đốc, yêu cầu đơn vị, doanh nghiệp tham gia bảo
hiểm xã hội bắt buộc đầy đủ cho người lao động. Bám sát đơn
vị sử dụng lao động để hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị thực hiện đóng nộp bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm thất nghiệp đầy đủ, đúng thời gian quy định.
b) Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức trong lĩnh vực bảo hiểm xã
hội, đẩy
mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và cải cách hành chính nhằm quản lý chặt chẽ
đối tượng thụ hưởng; giải quyết tốt các chế độ bảo hiểm xã hội; phục vụ chi trả
nhanh chóng, kịp thời, bảo đảm quyền lợi cho các đối tượng tham gia.
c) Thực hiện thanh tra chuyên ngành việc đóng bảo
hiểm xã hội, trong đó tập trung thanh tra các đơn vị, doanh nghiệp đang cố tình
trốn đóng, nợ đóng bảo hiểm xã hội, chưa tham gia đầy đủ cho số lao động thuộc
diện phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
d) Triển khai đồng bộ, có hiệu quả các hình thức
thông tin, tuyên truyền về chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất
nghiệp. Mở rộng mạng lưới đại lý thu bảo hiểm xã hội tự nguyện; tích
cực vận động, phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội
và bảo hiểm thất nghiệp.
6. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
a) Chỉ đạo các cơ quan chức năng ở địa phương
thực hiện các giải pháp quản lý số doanh nghiệp đang hoạt động, số lao động
đang làm việc và số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Yêu
cầu doanh nghiệp tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đầy đủ cho người lao động.
b) Phát huy vai trò của các cấp ủy Đảng, chính
quyền, đoàn thể địa phương trong đôn đốc, chỉ đạo và giám sát việc thực hiện
chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội; đặc biệt tăng cường vận động người
dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
c) Xây dựng chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm
xã hội trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
hằng năm của địa phương; xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện
các giải pháp nhằm đạt được chỉ tiêu phát triển đối
tượng tham gia bảo hiểm xã hội.
7. Đề nghị Liên minh Hợp tác
xã và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Bắc Kạn
Phối hợp với các cơ quan nhà nước, Bảo hiểm xã hội
tỉnh tăng cường tuyên truyền, vận động người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm
xã hội bắt buộc cho người lao động.
8. Đề nghị Liên đoàn Lao động
tỉnh Bắc Kạn
Chỉ đạo các cấp Công đoàn tuyên truyền, vận động
người lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất
nghiệp, giám sát việc thực thi pháp luật tại các đơn vị, doanh nghiệp; thực hiện
khởi kiện ra Tòa án đối với hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm
xã hội gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người
lao động.
9. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam tỉnh Bắc Kạn và các tổ chức thành viên, tổ chức chính trị - xã hội, tổ
chức chính trị xã hội - nghề nghiệp
Tăng cường hoạt động giám sát việc thực hiện
chính sách bảo hiểm xã hội; tuyên truyền, vận động người
lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số
34/CT-TTg ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực
hiện đồng bộ các nhóm giải pháp phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội
trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn./.