BỘ Y TẾ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2925/BYT-TT-KT
V/v Giải đáp thắc mắc về tiêu chuẩn
xét tặng danh hiệu TTND, TTƯT
|
Hà Nội, ngày 28 tháng 05 năm 2019
|
Kính
gửi:
|
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương;
- Các Bộ, Ban, ngành có y tế ngành,
y tế trực thuộc;
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
- Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực
thuộc Trung ương;
- Các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ;
- Các đơn vị thành viên thuộc Tổng Công ty Dược Việt Nam, Tổng Công ty
Trang thiết bị Y tế Việt Nam;
|
Ngày 28/12/2018 Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Quyết
định số 7888/QĐ-BYT về Kế hoạch triển khai xét tặng Danh hiệu “Thầy thuốc Nhân
dân”, “Thầy thuốc Ưu tú" lần thứ 13 - năm 2020. Trên cơ sở
các ý kiến gửi, để bảo đảm thống nhất trong lần xét tặng
này, Bộ Y tế xin làm rõ các ý kiến, cụ thể như sau:
1. Khoản 1,
Điều 3 Nghị định số 41/2015/NĐ-CP quy định: “Thầy thuốc trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe sinh sản là bác sỹ, dược sỹ và y sỹ, điều dưỡng viên, kỹ thuật viên y, dược có trình độ trung cấp chuyên ngành trở lên”. Vì vậy:
- Đối với đối tượng cử nhân sinh học, cử nhân hóa học,
kỹ sư nông nghiệp không thuộc đối tượng xét tặng. Nếu sau đó, đối tượng này
tham gia đào tạo chuyên ngành y, dược và được bổ nhiệm ngạch theo đúng chuyên
ngành y, dược thì được tham gia xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc Nhân dân”, “Thầy
thuốc Ưu tú”. Tuy nhiên, thời gian để tính
thời gian làm chuyên môn kỹ thuật phải
được tính từ khi được bổ nhiệm ngạch chuyên ngành y, dược.
- Đối với các thầy thuốc làm công tác quản lý y tế (có trình độ trung cấp chuyên ngành y, dược trở lên) phải
có xác nhận thời gian trực tiếp làm công tác chuyên môn kỹ thuật.
- Đối với thầy thuốc vừa làm công tác quản lý, vừa
trực tiếp tham gia công tác chuyên môn tại các khoa lâm sàng được tính theo điều
kiện, tiêu chuẩn của thầy thuốc trực tiếp làm chuyên môn kỹ thuật quy định tại Khoản 4, Điều 9 và Khoản 5, Điều 10.
- Khoản 2, Điều 3 Nghị
định số 41/2015/NĐ-CP quy định: “Thầy thuốc làm
công tác quản lý y tế” thì đối tượng
được xem là cán bộ quản lý y tế trước hết phải là thầy thuốc
theo quy định tại Điều 2 của Nghị định này. Các đối tượng không có bằng cấp về y, dược không thuộc
đối tượng xét tặng danh hiệu “Thầy
thuốc Nhân dân”, “Thầy thuốc Ưu tú” theo Điều 2 của Nghị định.
2. Điều 4 Nghị định số
41/2015/NĐ-CP quy định: “Danh hiệu “Thầy thuốc Nhân dân”, “Thầy thuốc
Ưu tú” được xét 03 năm một lần” nghĩa là các thầy thuốc đã được công nhận “Thầy
thuốc Ưu tú” đợt 12, nếu đủ điều kiện, đủ tiêu chuẩn vẫn có thể nộp hồ sơ tham
gia xét tặng lần này. Các quy định hiện hành không quy định về khoảng cách thời
gian giữa 02 lần xét tặng.
3. Khoản 4, Điều 6 Nghị định số
41/2015/NĐ-CP quy định: “Thời gian thầy thuốc đi học không gắn với bồi
dưỡng chuyên môn nghiệp vụ y, dược theo hình thức tập trung trên
12 tháng... không được tính là thời gian trực tiếp làm chuyên môn kỹ thuật y tế”. Vì vậy, các thầy thuốc đi học
gắn với chuyên môn y, dược được tính là thời gian trực tiếp làm chuyên môn kỹ thuật y tế.
4. Khoản 5, Điều 6
Nghị định số 41/2015/NĐ-CP quy định: “Trường hợp các thầy thuốc có sự chuyển đổi vị trí công tác, gián đoạn thời gian
trực tiếp làm chuyên môn kỹ thuật thì được cộng dồn các thời gian trực tiếp làm chuyên môn kỹ thuật y tế” để tính số năm làm chuyên môn kỹ thuật.
- Thời gian trực tiếp làm chuyên môn
trong giai đoạn lập sự hưởng 85% lương có được tính và bác sĩ có 02-03 lần chuyển đổi nơi làm việc, có tới 02-03 lần tập
sự hưởng 85% thì tất cả các lần tập sự đó được cộng dồn tính là thời gian là
chuyên môn kỹ thuật y tế nhưng phải có Giấy chứng nhận theo đúng quy định.
- Thời gian học
bác sĩ nội trú được tính là thời gian
làm chuyên môn kỹ thuật (phải có Giấy
xác nhận của Nhà trường, bệnh viện hoặc Bằng Bác sĩ nội
trú).
5. Khoản 1, Điều 7
Nghị định số 41/2015/NĐ-CP quy định: "Cá nhân
chuyển đơn vị công tác được đề nghị xét tặng tại đơn vị trực
tiếp làm chuyên môn kỹ thuật hoặc quản
lý về y tế trước khi chuyển công tác".
Ví dụ: Thầy thuốc Lê Thị A đang công tác tại Bệnh
viện C, tỉnh X được điều động về Sở Y tế tỉnh X giữ chức Trưởng phòng Nghiệp vụ
Y. Thầy thuốc Lê Thị A được tham gia nộp hồ sơ xét tặng tại Bệnh viện C, tỉnh X
nếu Bệnh viện C, tỉnh X đủ điều kiện thành lập Hội đồng cấp cơ sở; hoặc thầy
thuốc Lê Thị A có thể đề nghị xét tặng tại Hội đồng cấp cơ sở Sở Y tế tỉnh X.
6. Điều 9, Nghị định
số 41/2015/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc Nhân dân”: cụm từ “Danh hiệu “Thầy
thuốc Nhân dân” được xét tặng cho thầy thuốc đã được Nhà nước phong tặng danh
hiệu “Thầy thuốc Ưu tú” và đạt các tiêu chuẩn sau:…” cụ thể, sau khi được phong
tặng danh hiệu “Thầy thuốc Ưu tú”, các thầy thuốc phải đạt được các tiêu chuẩn
theo quy định tại Điều 9, Nghị định số 41/2015/NĐ-CP thì mới tham gia xét
tặng danh hiệu “Thầy thuốc Nhân dân”; các
tiêu chuẩn nghiên cứu khoa học và khen thưởng phải đạt được
sau khi đã được phong tặng danh hiệu "Thầy thuốc Ưu tú".
7. Điểm b, Khoản
3, Điều 10 Nghị định số 41/2015/NĐ-CP quy định “Thầy thuốc công tác tại các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo...” được quy định là các thầy thuốc công
tác trên địa bàn các xã miền núi,
vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Các thầy thuốc làm việc tại các Trung
tâm y tế huyện, các bệnh viện tuyến huyện đóng trên địa
bàn các xã này đều được tính.
8. Khoản 4, Điều
10 Nghị định số 41/2015/NĐ-CP quy định: "đã
được 06 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở
và ít nhất 02 Bằng khen cấp Bộ, tỉnh vì đã có nhiều thành tích xuất
sắc trong công tác phòng bệnh, chữa bệnh,
phát triển khoa học kỹ thuật về y tế". Không quy định
về tính liên tục, cũng như năm liền kề giữa các lần đạt
danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. Bằng khen cấp Bộ, tỉnh phải là bằng khen có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác phòng bệnh, chữa bệnh,
phát triển khoa học kỹ thuật về y tế. Vì vậy, Các Bằng khen của Bộ, tỉnh về
chuyên đề về an ninh quốc phòng, phòng chống cháy nổ, công tác Đảng, công tác đoàn thể, Lễ kỷ niệm, Hội nghị, thành lập đơn vị,
bằng khen cống hiến... không được
tính vào điều kiện xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc Nhân dân”,
"Thầy thuốc Ưu tú".
9. Khoản 2, Điều
11 Nghị định số 41/2015/NĐ-CP quy định: Hội đồng cấp cơ sở và Hội đồng cấp Bộ, tỉnh do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định thành lập có từ 09 đến 19 thành viên.
10. Khoản 5, Điều
11 Nghị định số 41/2015/NĐ-CP: có thể mời một số Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú tham gia Hội đồng xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc Nhân dân”,
"Thầy thuốc Ưu tú" (nếu có).
11. Khoản 7, Điều 11
Nghị định số 41/2015/NĐ-CP không quy định thành lập
Tổ thư ký giúp Hội đồng thẩm định hồ sơ
xét tặng. Tuy nhiên, các Hội đồng có thể thành lập Tổ Thư ký giúp việc
cho Hội đồng; để bảo đảm tính khách
quan, những cá nhân đang đề nghị xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú thì không tham gia Thành viên và Tổ thư ký giúp việc Hội đồng.
12. Điều 12 Nghị định
số 41/2015/NĐ-CP:
- Cá nhân đang công tác ở những đơn vị
không đủ điều kiện thành lập Hội đồng cơ sở (Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng Hội
đồng nhân dân tỉnh, Ban bảo vệ và
chăm sóc sức khỏe tỉnh, Hội đồng y, Hội Chữ thập đỏ...) nộp hồ sơ đề nghị xét tặng
tại Hội đồng cấp cơ sở Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương ở địa phương đó. Việc lấy phiếu tín nhiệm của quần chúng được tổ chức
tại đơn vị công tác chỉ hợp lệ khi đơn vị có đủ số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người
lao động có trình độ trung cấp y, dược trở lên tham dự cuộc họp. Nếu không hợp lệ, cá
nhân đề nghị xét tặng danh hiệu Thầy thuốc phải thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm quần chúng tại Hội đồng cấp cơ sở tương ứng.
- Giải thích từ ngữ: cụm từ "các
đơn vị y tế không đủ điều kiện thành lập Hội đồng" được nêu tại Điểm b, Khoản 3, Điều 12 của Nghị định số 41/2015/NĐ-CP là những
đơn vị y tế không thuộc quy định tại Khoản 1, 2, Điều 12, Nghị
định số 41/2015/NĐ-CP.
- Thầy thuốc đang công tác tại Trạm Y
tế cấp xã thuộc Trung tâm Y tế huyện được xét tặng tại Hội đồng cấp cơ sở Trung
tâm Y tế huyện theo Khoản 2, Điều 12, Nghị định số
41/2015/NĐ-CP. Thành phần Hội đồng theo quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 12 Nghị định số 41/2015/NĐ-CP;
- Thầy thuốc công tác tại phòng Y tế
huyện không có đơn vị trực thuộc không
đủ điều kiện thành lập Hội đồng cấp cơ sở cấp huyện sẽ đề nghị xét tặng tại Hội
đồng cấp cơ sở Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Khoản 1, Điều 12,
Nghị định số 41/NĐ-CP quy định: “Hội đồng cấp cơ sở cấp huyện có Trạm y tế xã trực thuộc Phòng y tế và các cơ sở y tế khác trên địa bàn”, do vậy thầy thuốc đang công tác tại Trung tâm Dân Số-Kế hoạch hóa gia đình sẽ được xét
tặng tại Hội đồng này. Ngoài ra, thầy thuốc công tác tại
Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình
sẽ được xét tặng tại Hội đồng cơ sở Sở Y tế tại địa phương
đó.
- Ở những đơn vị nếu tất cả các đồng
chí lãnh đạo đơn vị đều tham gia xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc Nhân dân”, “Thầy thuốc Ưu tú” thì Chủ tịch Hội đồng cấp cơ sở
do Chủ tịch Công đoàn đảm nhiệm, trường hợp tất cả Các đồng
chí đều tham gia xét tặng “Thầy thuốc Nhân dân”, “Thầy thuốc Ưu tú” thì chuyển hồ sơ về Hội đồng Cấp cơ sở tại cơ quan Bộ Y tế (nếu đơn vị
đó thuộc, trực thuộc Bộ) hoặc Hội đồng cấp cơ sở tại sở Y
tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Hội đồng
cấp cơ sở tại các Bộ, Ban ở Trung ương có Y tế ngành.
- Thầy thuốc
đang công tác tại các cơ sở y tế tư
nhân thì được xét tại Hội đồng cấp cơ
sở y tế tư nhân đó nếu cơ sở y tế tư nhân đủ điều kiện thành lập Hội
đồng theo quy định tại các Khoản 1 và 2,
Điều 12 Nghị định số 41/2015/NĐ-CP hoặc tại Hội đồng cấp
cơ sở cấp huyện mà đơn vị đóng trên địa bàn huyện đó.
13. Điểm d, Khoản 2, Điều 15 Nghị định số 41/2015/NĐ-CP:
- Người được tham gia lấy ý kiến tại
Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức: cán bộ, công chức,
viên chức của đơn vị có trình độ từ trung cấp trở lên. Việc lấy ý kiến chỉ hợp lệ khi có ít nhất 2/3 cán bộ, công
chức, viên chức, người lao động của đơn vị có trình độ trung cấp y, dược trở
lên tham dự cuộc họp. Đối tượng hợp đồng lao động có thời
hạn 01 năm trở lên có đóng bảo hiểm xã hội vẫn được tham
gia lấy ý kiến tín
nhiệm.
Ví dụ: đơn vị có 100 cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có trình
độ từ trung cấp trở lên (trong đó có 60 cán bộ, công chức, viên chức, người lao
động có trình độ trung cấp y, dược trở lên).
Về tổ chức cuộc họp, theo nguyên tắc 100% số
cán bộ hiện có phải tham dự Cuộc họp. Tuy nhiên, do điều kiện đặc thù của các bệnh
viện, phải có các y, bác sỹ, điều dưỡng
trực cấp cứu, khám bệnh, đi học,..... Do vậy, khi triệu tập, phải có ít nhất là 40 cán bộ
có trình độ trung cấp y, dược trở lên
mới hợp lệ. Điều này có nghĩa là: Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bao gồm: 40 cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có trình độ trung cấp y, dược trở lên
(2/3 của 60 người có trình độ trung cấp y, dược trở lên)
và 40 cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trình độ trung cấp trở
lên của các chuyên ngành khác.
- Thường trực Hội đồng cấp cơ sở có
trách nhiệm tham mưu trình Chủ tịch Hội đồng cấp cơ sở quyết định cách thức tổ
Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức để lấy ý kiến của quần chúng về việc ủng hộ, giới thiệu đối với cá nhân đề nghị xét tặng:
+ Những đơn vị có số lượng cán bộ,
công chức, viên chức lớn thì có thể tổ chức Hội nghị riêng
theo các bộ phận trực thuộc gồm những cán bộ, công chức, viên chức có tính chất
công việc giống nhau. Kết quả bầu của
đơn vị là tổng hợp kết quả bầu của
các hội nghị cơ sở trực thuộc.
+ Nghị định không quy định về hình thức
lấy ý kiến tín nhiệm của quần chúng (biểu quyết hay bỏ phiếu
kín). Tuy nhiên, việc xác định sự ủng hộ của các thành viên tham gia Hội nghị cán bộ công chức nên được thể hiện bằng hình
thức bỏ phiếu, để lưu hồ sơ và tài
liệu phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm
tra.
- Nghị định số 41/2015/NĐ-CP không
quy định "Trích ngang cá nhân được đề cử phải niêm yết trước khi tổ
chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức để lấy ý kiến ủng hộ của quần chúng, cũng như thời
gian niêm yết". Do vậy, việc thẩm tra hồ sơ thuộc trách nhiệm và thẩm quyền của Hội đồng cấp cơ sở.
14. Điểm b, Khoản
1, Điều 18 Nghị định số 41/2015/NĐ-CP: Đối với các tài liệu minh chứng
về thành tích cống hiến trong hoạt động nghiên cứu khoa học nộp kèm hồ sơ cá nhân được quy định:
- Sao y bản chính Quyết định công nhận kết quả của Hội đồng Khoa học Công nghệ, Hội đồng sáng kiến có thẩm quyền hoặc Bằng độc quyền sáng chế, Giấy chứng nhận sáng kiến hoặc bản sao Biên bản nghiệm thu đề tài có xác nhận của đơn vị.
- Quyết định công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, cấp Bộ không thể
thay thế Quyết định công nhận kết quả đề tài cấp cơ sở hay
Biên bản nghiệm thu đề tài cấp cơ sở.
15. Các
quy định khác:
- Nghị định số 41/2015/NĐ-CP không quy định về việc lấy giấy xác nhận việc chấp hành chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước tại nơi cư trú. Cá nhân phải chịu trách
nhiệm trước pháp luật về nội dung kê khai, Hội đồng cấp cơ sở có trách nhiệm xác minh, thẩm tra nội dung hồ sơ của cá nhân và chịu trách nhiệm về hồ sơ của cá nhân đó.
- Người có thẩm quyền xử lý theo quy
định của pháp luật khi có ý kiến phản ánh liên quan đến xét tặng “Thầy thuốc Nhân dân”, “Thầy thuốc Ưu tú”
chính là Chủ tịch Hội đồng các cấp. Phản ánh, kiến nghị gửi
cấp nào thì Chủ tịch Hội đồng cấp đó phải có trách nhiệm
giải quyết theo đúng quy định của Pháp luật.
- Sở Y tế các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương là Thường trực Hội đồng
cấp tỉnh và có trách nhiệm thực hiện theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 41/2015/NĐ-CP.
- Nghị định số 41/2015/NĐ-CP không
quy định chỉ tiêu số lượng cho
từng tỉnh khi xét tặng “Thầy thuốc Nhân dân”, “Thầy thuốc Ưu tú”.
- Chiến trường B, C, K là: chiến trường miền Nam (B), chiến trường
Lào (C), chiến trường Campuchia (K) trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước.
- Biểu mẫu số
04: Căn cứ Điểm b, Khoản 4, Điều 11
Nghị định 41/2015/NĐ-CP quy định "...Tổ thư ký có trách nhiệm lấy ý kiến
thành viên Hội đồng vắng mặt bằng phiếu bầu...". Vì vậy, các mục 6 và 7 phải
ghi số thành viên Hội đồng tham gia bỏ phiếu theo Quyết định thành lập Hội đồng.
- Biểu mẫu số
05 và 06 các Danh sách trích ngang đề nghị xét
tặng danh hiệu "Thầy thuốc Nhân
dân", "Thầy thuốc Ưu tú", tại mục 11 Số đề tài khoa học, sáng kiến, ứng dụng khoa học, ngoài kê khai số lượng các đề tài, sáng kiến thì cần lựa chọn đề tài, sáng kiến tiêu biểu ghi rõ tên đề tài, sáng kiến, biên bản nghiệm thu hoặc Giấy chứng nhận hoặc số
Quyết định công nhận kết quả đề tài, sáng kiến.
- Biểu mẫu số
08 và 09 các Bản tóm tắt
thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu "Thầy thuốc Nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú" không cần
dán ảnh (chỉ cần nộp 02 ảnh ghi rõ họ
tên, đơn vị, chức vụ vào phía sau ảnh gửi kèm hồ sơ cá nhân để phục vụ việc in
sách), hồ sơ phải được ký nháy từng trang và cá nhân phải cam kết về độ tin cậy,
tính chính xác của hồ sơ và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước
pháp luật. Vì vậy, cá nhân không cần dán ảnh và đóng dấu giáp lai vào Bản tóm tắt thành tích. Do vậy, việc thẩm
tra hồ sơ thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của Hội đồng cấp cơ sở.
Trên đây là một số ý kiến làm rõ những vấn đề liên quan đến quá trình xét tặng danh hiệu "Thầy thuốc
Nhân dân", “Thầy thuốc ưu tú” lần thứ 13. Đề nghị các đơn vị phổ biến, thực hiện
công tác xét tặng danh hiệu "Thầy thuốc Nhân
dân", "Thầy thuốc ưu tú" theo thẩm quyền bảo
đảm đúng quy định và tiến độ thời gian./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Văn phòng Chủ tịch nước (để báo
cáo);
- Văn phòng Chính phủ (để báo cáo);
- Ban Thi đua-Khen thưởng TW (để báo
cáo);
- Cổng Thông tin điện tử Bộ Y tế (để đăng tải);
- Lưu: VT, TT-KT.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Viết Tiến
|