THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 8
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 122/KH-UBND
|
Quận 8, ngày 19
tháng 6 năm 2012
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA BẢO VỆ TRẺ EM NĂM
2012
Thực hiện chủ đề “Năm 2011 -
Năm vì trẻ em” Quận 8 đã triển khai, đánh giá việc thực hiện Quyết định số
37/2010/QĐ -TTg ngày 22 tháng 4 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng
xã, phường phù hợp với trẻ em; kết quả xét công nhận 10/16 phường đạt chuẩn phường
phù hợp trẻ em, chiếm tỷ lệ 62,50%.
Hiện nay tổng số trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt trên địa bàn Quận 8 là 1.185 em, chiếm tỷ lệ 0,28%; đã xảy ra 05
vụ xâm hại tình dục trẻ em (trong đó có 04 trường hợp chưa đủ chứng cứ để khởi
tố vụ án hình sự); 17 trẻ vi phạm pháp luật; 04 trẻ bị tai nạn thương tích tử
vong.
(Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
bao gồm trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi; trẻ em khuyết tật,
tàn tật; trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học; trẻ em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em
phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại; trẻ em phải làm
việc xa gia đình; trẻ em lang thang; trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em nghiện
ma tuý; trẻ em vi phạm pháp luật).
Ủy ban nhân dân Quận 8 đã ban
hành Quyết định số 8901/QĐ-UBND ngày 05 tháng 12 năm 2011 về phê duyệt Chương
trình bảo vệ trẻ em Quận 8 giai đoạn 2011-2015.
Ủy ban nhân dân Quận 8 xây dựng
kế hoạch thực hiện Chương trình Quốc gia bảo vệ trẻ em năm 2012 với nội dung cụ
thể như sau:
I. MỤC TIÊU
TỔNG QUÁT:
Tạo dựng môi trường sống an
toàn, lành mạnh để tất cả trẻ em đều được bảo vệ. Chủ động phòng ngừa, loại bỏ
các nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em, giảm thiểu tình trạng trẻ em rơi vào hoàn cảnh
đặc biệt và trẻ em bị xâm hại, trẻ em bị bạo lực. Trợ giúp, phục hồi kịp thời
cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em bị xâm hại, tạo cơ hội để các em được
tái hòa nhập cộng đồng và bình đẳng về cơ hội phát triển.
II. MỤC TIÊU
CỤ THỂ:
- Giảm tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt còn 0,2%.
- Phấn đấu 80% trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt được trợ giúp, chăm sóc để phục hồi, tái hòa nhập và có cơ hội phát
triển.
- Phấn đấu 60% trẻ em được phát
hiện có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt được can thiệp để giảm thiểu, loại bỏ
nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.
III. NỘI
DUNG HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ:
1. Truyền
thông, giáo dục, vận động xã hội:
a) Mục tiêu:
Phấn đấu 70% gia đình, nhà trường,
cộng đồng xã hội và trẻ em được nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi về bảo vệ
trẻ em.
b) Nội dung:
- Truyền thông các chủ trương
chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước về Bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em:
+ Luật Bảo vệ chăm sóc giáo dục
trẻ em 2004, Nghị định số 36/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004;
+ Luật Lao động, Luật Phòng chống
bạo lực gia đình, Nghị định số 110/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 12 năm 2009 quy định
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình;
+ Nghị định số 71/2011/NĐ-CP
ngày 22 tháng 8 năm 2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em;
+ Nghị định số 91/2011/NĐ-CP
ngày 17 tháng 10 năm 2011 về quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em,
+ Quyết định số 37/2010/QĐ-TTg
ngày 22 tháng 4 năm 2010 về xây dựng xã phuờng phù hợp với trẻ em,
+ Chương trình Hành động Vì trẻ
em 2012 - 2020, Quyết định số 84/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 04
tháng 6 năm 2009 về Kế hoạch hành động quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi
HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020…
- Cung cấp thông tin, kiến thức,
kỹ năng về dịch vụ chăm sóc trẻ em, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cho gia đình,
người giám hộ, cộng đồng nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ trẻ em.
c) Hình thức truyền thông:
- Tuyên truyền trên các phương
tiện truyền thông đại chúng như: Tờ tin Quận 8, hệ thống phát thanh phường về
Chương trình bảo vệ trẻ em, trong đó có lưu ý các địa bàn có nhiều trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt, nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt. Các ban ngành, đoàn thể,
trong đó Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Quận 8 đóng vai trò trung tâm trong
việc tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, trách nhiệm, thay đổi hành vi của
gia đình, xã hội và cộng đồng về bảo vệ trẻ em nói chung và trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt nói riêng tại những địa bàn trọng điểm.
- Tổ chức các lớp tập huấn,
tuyên truyền, hội thảo, hội thi, tọa đàm, diễn đàn về vấn đề liên quan đến bảo
vệ trẻ em. Khuyến khích sự tham gia của trẻ em, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc
biệt tham gia vào các hoạt động tuyên truyền, vận động xây dựng chương trình, kế
hoạch liên quan đến trẻ em. Tổ chức truyền thông nâng cao kiến thức, từng bước
giúp thay đổi nhận thức và hành vi của cộng đồng trong công tác bảo vệ, chăm
sóc và giáo dục trẻ em.
d) Phạm vi thực hiện:
Trên địa bàn Quận 8; chú ý địa
bàn có nhiều trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em có nguy cơ cao rơi vào hoàn cảnh
đặc biệt, địa bàn đông trẻ nhập cư, trẻ lao động kiếm sống.
2. Nâng cao
năng lực cho cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, cộng tác viên tham
gia công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em:
a) Mục tiêu:
Phấn đấu 100% cán bộ làm công
tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em từ quận; 100% cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc
trẻ em ở phường và 40% cộng tác viên được nâng cao năng lực quản lý nhà nước về
lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
b) Nội dung thực hiện:
Tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng
quản lý và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch; kiến thức cơ bản về hệ
thống bảo vệ trẻ em; kiến thức về phòng chống tai nạn thương tích trẻ em; xây dựng
xã phường phù hợp với trẻ em; các văn bản pháp luật liên quan đến việc thực hiện
các quyền trẻ em; sự phát triển tâm lý của trẻ em; kỹ năng cơ bản trong làm việc
với trẻ em; các loại mẫu biểu thu thập báo cáo...
c) Phạm vi thực hiện: trên
địa bàn Quận 8.
3. Xây dựng
hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em:
a) Mục tiêu: Xây dựng
thí điểm hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em.
b) Phạm vi thực hiện:
Triển khai mô hình thí điểm hệ thống
cung cấp dịch vụ trẻ em trên địa bàn các Phường 1, 8, 9, 10, 15.
c) Nội dung thực hiện:
- Củng cố hệ thống tổ chức:
Trên cơ sở Quyết định số 86/2010/QĐ-UBND ngày 22 tháng 12 năm 2010 của Uỷ ban
nhân dân thành phố về bổ sung nhiệm vụ và chế độ thù lao cho cộng tác viên dân
số - kế hoạch hoá gia đình để thực hiện thêm nhiệm vụ bảo vệ chăm sóc trẻ em. Ủy
ban nhân dân phường chỉ đạo cán bộ Bình đẳng giới - trẻ em cùng với cộng tác
viên Dân số - Kế hoạch hóa gia đình và trẻ em; kịp thời phát hiện những vấn đề
có liên quan đến trẻ em tại địa bàn quản lý. Tăng cường công tác đào tạo, bồi
dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ phụ trách công tác Bình đẳng giới -
trẻ em, cộng tác viên, nhóm trẻ nòng cốt.
- Thành lập cung cấp các dịch vụ
bảo vệ trẻ em: tư vấn, trị liệu phục hồi tâm lý, thể chất trẻ em có hoàn cảnh đặc
biệt, trẻ em bị xâm hại, trẻ em bị bạo lực; trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt,
trẻ em bị xâm hại, trẻ em bị bạo lực tiếp cận với các dịch vụ giáo dục, y tế,
văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí và để hòa nhập cộng đồng; loại bỏ hoặc giảm
thiểu nguy cơ dẫn đến trẻ em bị ngược đãi, xâm hại, sao nhãng và rơi vào hoàn cảnh
đặc biệt.
- Trợ giúp nâng cao kỹ năng cho
cha mẹ, người chăm sóc trẻ và cộng đồng trong công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em,
nâng cao kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ của trẻ em.
4. Xây dựng
các mô hình trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt dựa vào cộng đồng:
a) Mục tiêu:
- Phấn đấu 80% trẻ em khuyết tật
được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, chỉnh hình và phục hồi chức năng,
giáo dục và các dịch vụ công cộng;
- Phấn đấu 80% trẻ em bị bỏ
rơi, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa được trợ giúp, chăm sóc để phục hồi;
- Trong năm giảm 10% số trẻ em
bị xâm hại tình dục, bị bạo lực so với cùng kỳ năm 2011;
- Phấn đấu 100% trẻ em được phát
hiện bị xâm hại tình dục, trẻ em bị bạo lực được can thiệp, trợ giúp;
- Giảm tỷ lệ người chưa thành
niên vi phạm pháp luật xuống 8/10.000 trẻ em.
b) Phạm vi thực hiện:
- Tiếp tục duy trì kết quả triển
khai Chương trình Phát triển vùng đô thị Quận 8 ở Phường 1, 8, 9, 10 và 15.
- Chọn 03 phường (Phường 2, 7,
14) để triển khai thực hiện hệ thống bảo vệ trẻ em ở cộng đồng.
c) Nội dung thực hiện:
- Tổ chức các lớp tập huấn kiến
thức, kỹ năng cần thiết để trợ giúp trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi không nơi
nương tựa, trẻ em khuyết tật. Tổ chức chăm sóc, hỗ trợ cho trẻ em khuyết tật tại
các Câu lạc bộ Trẻ khuyết tật Quận 8.
- Tổ chức các lớp về các kỹ
năng tự bảo vệ trước các nguy cơ ngược đãi, xâm hại và bóc lột, cung cấp các kiến
thức về phòng chống tác hại khi tiếp xúc với chất độc hại; hạn chế tình trạng
ngược đãi, bạo lực, xâm hại tình dục và bóc lột trẻ em. Tổ chức các hoạt động
trị liệu tâm lý và phục hồi sức khoẻ cho trẻ em bị xâm hại tình dục; phối hợp tổ
các lớp hướng nghiệp, học nghề, học văn hoá cho trẻ em.
5. Nâng cao
hiệu quả quản lý nhà nước về Bảo vệ chăm sóc trẻ em:
a) Mục tiêu:
- Tăng cường biện pháp phòng ngừa,
bảo vệ trẻ em một cách toàn diện.
- Khảo sát, củng cố cơ sở dữ liệu
về Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, làm cơ sở để đánh giá tình hình thực hiện
pháp luật, chính sách về bảo vệ chăm sóc trẻ em và Công ước quốc tế về quyền trẻ
em.
b) Nội dung thực hiện:
- Cử cán bộ tham gia lớp “Tuyên
truyền, phổ biến pháp luật cho cán bộ, trẻ em và người chưa thành niên” do Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố phối hợp tổ chức.
- Quản lý, lưu trữ thông tin, số
liệu thu thập cơ sở dữ liệu ban đầu Chương trình Bảo vệ trẻ em Quận 8 giai đoạn
2011 - 2012; xử lý số liệu và cung cấp số liệu cho các cơ quan quản lý liên
quan. Tổ chức kiểm tra nhằm hỗ trợ cho cán bộ trong việc thu thập, cập nhật
thông tin.
IV. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN:
Căn cứ nội dung chương trình bảo
vệ trẻ em Quận 8 năm 2012, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Ủy ban nhân dân 16
phường chủ động xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện:
1. Phòng Lao động - Thương
binh và Xã hội Quận 8:
Chủ trì, phối hợp với Phòng Tư
pháp Quận 8, Công an Quận 8, Phòng Tài chính - Kế hoạch Quận 8, Hội Liên hiệp
Phụ nữ Quận 8 và Ủy ban nhân dân 16 phường xây dựng kế hoạch thực hiện và điều
phối các hoạt động của Chương trình bảo vệ trẻ em; củng cố và phát triển đội
ngũ cộng tác viên tham gia công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em ở phường. Đánh giá kết
quả thực hiện kế hoạch bảo vệ trẻ em 6 tháng và ước thực hiện trong năm 2012.
2. Phòng Tư pháp Quận 8:
Chủ trì, phối hợp với Công an
Quận 8 tăng cường thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác cho, nhận
con nuôi; đề xuất hình thức, mức xử lý đối với những trường hợp vi phạm.
3. Phòng Giáo dục và Đào tạo
Quận 8:
Chỉ đạo khối trường học xây dựng
môi trường sư phạm lành mạnh, không có bạo lực; tiếp tục triển khai thực hiện
có hiệu quả phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”;
chú trọng việc rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ, kỹ năng giao tiếp, ứng
x ử cho học sinh trong nhà trường. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về
bảo vệ chăm sóc trẻ em cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên .
4. Phòng Văn hóa - Thông tin
Quận 8:
- Tăng cường công tác kiểm tra
và quản lý chặt chẽ các sản phẩm văn hóa, dịch vụ vui chơi, giải trí dành cho
trẻ em;
- Phối hợp với Phòng Lao động -
Thương binh và Xã hội Quận 8 tăng cường chỉ đạo Ủy ban nhân dân 16 phường tuyên
truyền về chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ và chăm sóc trẻ
em; tăng cường công tác kiểm tra xử lý kịp thời vi phạm trong sản xuất, phát
hành các ấn phẩm có nội dung đồi trụy, kích động bạo lực.
- Nâng cao chất lượng tuyên
truyền, chất lượng bài viết, tăng số lượng tin về nội dung bảo vệ, chăm sóc trẻ
em trên Tờ tin Quận 8.
5. Bệnh viện Quận 8:
Tổ chức thực hiện có hiệu quả
chính sách khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em dưới sáu tuổi, trẻ em có nguy cơ cao
rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị xâm hại tình dục, bị bạo lực, trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em của hộ gia đình nghèo; phục hồi chức năng cho trẻ em
khuyết tật; thực hiện thí điểm một số loại hình dịch vụ y tế hỗ trợ khẩn cấp
cho trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em bị bạo lực.
6. Phòng Tài chính - Kế họach
Quận 8:
Dự trù kinh phí thực hiện
Chương trình Bảo vệ trẻ em trong dự toán ngân sách hàng năm theo quy định của
pháp luật về ngân sách nhà nước.
7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam và các đoàn thể Quận 8:
Trong phạm vi chức năng, nhiệm
vụ của mình, tham gia tổ chức triển khai Chương trình bảo vệ trẻ em; đẩy mạnh
công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ, chăm sóc trẻ
em trong tổ chức mình; tham gia xây dựng, đề nghị bổ sung, điều chỉnh chính
sách, pháp luật, quản lý nhà nước, giám sát việc thực hiện pháp luật về Bảo vệ
chăm sóc và giáo dục trẻ em.
8. Ủy ban nhân dân 16 phường:
Tổ chức triển khai thực hiện
Chương trình bảo vệ trẻ em tại địa phương theo kế hoạch chung của quận; xây dựng
và tổ chức thực hiện các kế hoạch hoạt động trong năm về bảo vệ chăm sóc trẻ em
phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; lồng ghép việc
thực hiện có hiệu quả Chương trình này với các chương trình an sinh xã hội trên
địa bàn; đẩy mạnh phối hợp với các ngành trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và
chăm sóc trẻ em; tiếp tục xây dựng phường phù hợp với trẻ em; chủ động bố trí
ngân sách, nhân lực để thực hiện Chương trình; thường xuyên kiểm tra việc thực
hiện Chương trình Bảo vệ trẻ em tại địa phương.
Đề nghị Thủ trưởng các cơ quan,
đơn vị liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân 16 phường căn cứ chức năng, nhiệm
vụ được giao có trách nhiệm tổ chức thực hiện; đồng thời tổng hợp, báo cáo đánh
giá kết quả thực hiện Chương trình bảo vệ trẻ em năm 2012 của từng đơn vị gửi về
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội Quận 8 trước ngày 25/11/2012 để tổng hợp
báo cáo Thường trực Ủy ban nhân dân Quận 8 theo quy định./.
Nơi nhận:
- Sở LĐ-TBXH Tp. Hồ Chí Minh;
- TT. QU-UBND Quận 8;
- UB.MTTQ và các đoàn thể Quận 8;
- Các cơ quan, đơn vị Quận 8;
- UBND 16 phường;
- VP (C, PVP, Phụng);
- Lưu: VT.
|
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thị Ngọc Bích
|