ỦY BAN NHÂN
DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 118/BC-UBND
|
Thành phố
Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 8 năm 2019
|
BÁO CÁO
CÔNG
TÁC CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ, TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI,
QUỐC PHÒNG - AN NINH, THU CHI NGÂN SÁCH THÀNH PHỐ THÁNG 7 VÀ CÔNG TÁC TRỌNG TÂM
THÁNG 8 NĂM 2019
I. Hoạt động chỉ đạo,
điều hành của Ủy ban nhân dân thành phố
1. Các phiên họp, hội
nghị của Ủy ban nhân dân thành phố
Trong tháng, Ủy ban nhân dân thành phố
tập trung tổ chức các hoạt động kỷ niệm 43 năm Ngày Thành phố Sài Gòn - Gia Định
chính thức vinh dự được mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh (02/7/1976 - 02/7/2019);
72 năm Ngày Thương binh, Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2019); 90 năm Ngày thành lập
Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2019); tiếp tục chỉ đạo triển khai kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội năm 2019. Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân
dân thành phố chỉ đạo, chủ trì các cuộc họp để giải quyết công việc, các nội
dung quan trọng như: Nghe báo cáo Kế hoạch tổ chức các hội nghị, hội thảo
chuyên đề năm 2019 phục vụ Đại hội X của Đảng bộ thành phố; họp Ban Điều hành Đề
án Đô thị thông minh; Tổ Công tác về
đầu tư; họp Hội đồng thẩm định giá đất thành phố; nghe báo cáo Mô hình khảo sát
sự hài lòng của người dân theo Nghị định số 61/2018/NĐ-CP của Chính phủ; về
tình hình triển khai dự án tuyến Metro số 1, số 2; về sử dụng vốn ODA kết dư sau đấu
thầu của dự án vệ sinh môi trường nước thành phố - giai đoạn 2; nghe báo cáo tiến độ dự án
xây dựng Trung tâm triển lãm quy hoạch thành phố; về vướng mắc của các dự án có
pháp lý công nhận chủ đầu tư khi chưa có đất ở hợp pháp; về phương án thiết kế Trung tâm khởi
nghiệp sáng tạo; về phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5000 Khu đô
thị Tây Bắc thành phố; làm việc với Đoàn công tác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
với các bộ, ngành như: Thanh tra Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Xây dựng; Bộ Nội vụ ...
Ngoài ra, thành phố đã tổ chức nhiều hội
nghị, hội thảo quan trọng như: Hội nghị Sơ kết kết quả triển khai thí điểm ghi
nhận, đánh giá sự hài lòng của người dân tại một số quận, huyện; Hội thảo “Phát
triển dịch vụ Thành phố Hồ Chí Minh và triển khai quy hoạch hạ tầng dịch vụ của
thành phố, giai đoạn 2020 - 2030”; dự họp Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng
bộ thành phố lần thứ XI; dự Phiên họp trực tuyến Chính phủ tháng 6 với các địa
phương; dự Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm về: (1) Công tác trật tự an toàn
giao thông và vỉa hè, lòng lề đường, (2) Chương trình mục tiêu quốc gia về xây
dựng nông thôn mới, (3) Ngành Thanh tra, (4) về công tác cải cách hành chính,
(5) dự Hội nghị sơ kết giao ước thi đua của Cụm thi đua 5 thành phố trực thuộc
Trung ương và (6) dự buổi gặp gỡ cán bộ cao cấp nghỉ hưu trên địa bàn thành phố.
Lãnh đạo thành phố tham dự Hội nghị trực
tuyến toàn quốc về tình hình triển khai thi hành Luật quy hoạch; Hội thảo quốc
gia về Chính phủ điện tử tại Huế; Hội nghị xúc tiến đầu tư, tại tỉnh Kiên Giang; Hội thảo
“Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm tài chính quốc tế”; Hội
nghị giao ban về thực hiện cuộc vận động “Người dân thành phố không xả rác ra
đường và kênh rạch, vì thành phố sạch và giảm ngập nước”; Hội nghị sơ kết thực
hiện thí điểm thành lập Ban quản lý Đầu tư - Xây dựng Khu đô thị mới Nam thành
phố; Hội nghị xây dựng Đề án tổng thể các giải pháp tăng cường hiệu lực, hiệu
quả công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố; tiếp
công dân liên quan dự án khu công nghệ cao;...
2. Công tác ban hành
các văn bản
Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành
01 chỉ thị, 02 quyết định quy phạm pháp luật; 400 quyết định hành chính, 519
công văn, 20 báo cáo, tập trung vào một số nội dung quan trọng như: Quyết định
về việc phê duyệt Quy trình nội bộ trong giải quyết nhóm thủ tục hành chính
theo Quyết định số 03/2019/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố và nhóm quy
trình liên thông giữa sở, ban, ngành với Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố;
Quyết định về thời gian chuyển tiếp, bàn giao theo Quyết định số 381/QĐ-UBND
ngày 28 tháng 01 năm 2019 của Ủy ban nhân dân thành phố về tổ chức lại các
Trung tâm chuyên ngành thuộc lĩnh vực y tế dự phòng thành “Trung tâm Kiểm soát
bệnh tật thành phố” trực thuộc Sở Y tế; Công văn về xử lý kết quả rà soát văn bản
quy phạm pháp luật trên địa bàn thành phố theo Quyết định số 05/2019/QĐ-TTg
ngày 24/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định
số 3296/QĐ-BGDĐT ngày 30 tháng 8 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về phê duyệt
Đề án “Tăng cường quản lý, giáo dục chính trị tư tưởng đối với học sinh, sinh
viên trên môi trường mạng đến năm 2025” trên địa bàn thành phố; Báo cáo tổng kết
5 năm thực hiện Quyết định số 2261/QĐ-TTG ngày 15 tháng 12 năm 2014 về chương
trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020 và xây dựng chương trình
hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể hợp tác xã giai đoạn 2021-2025;...
II. Kết quả thực hiện
chủ đề năm 2019 “Năm đột phá thực hiện cải cách hành chính và Nghị quyết 54 của
Quốc hội”
1. Công tác cải
cách hành chính
Thành phố ban hành Quyết định
2714/QĐ-UBND ngày 29 tháng 6 và Quyết định 3169/QĐ-UBND ngày 29 tháng 7 năm
2019 phê duyệt 40 quy trình nội bộ trong giải quyết thủ tục hành chính theo Quyết
định 03/2019/QĐ-UBND ngày 21 tháng 02 năm 2019 của Ủy ban nhân dân thành phố và
nhóm quy trình nội bộ liên thông giữa sở, ngành với Văn phòng Ủy ban nhân dân
thành phố.
Thành phố tổ chức Hội nghị giao ban trực
tuyến sơ kết tình hình thực hiện công tác cải cách hành chính 6 tháng đầu năm
và triển khai phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm. Ban hành Kế hoạch thực
hiện Chương trình hành động về thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25 tháng 10
năm 2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban
chấp hành Trung
ương khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và
hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập[1]; Ban hành văn bản
hướng dẫn các đơn vị về tổ chức bộ máy[2];
xây dựng Đề án thành lập các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn[3].
Thành phố đã thành lập Trung tâm Quản
lý Đường thủy trên cơ sở hợp nhất và tổ chức lại Khu Quản lý Đường thủy nội địa và Trung
tâm Đăng kiểm phương tiện
thủy[4]; thành lập Trung
tâm Quản lý Hạ tầng giao thông đường bộ trên cơ sở hợp nhất và tổ chức lại Khu
Quản lý Giao thông đô thị số 1, 2, 3, 4[5].
2. Kết quả thực
hiện Nghị Quyết 54 của Quốc hội
- Đối với Nghị quyết số
03/2018/NQ-HĐND về chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ
công chức, viên chức khu vực quản lý nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính
trị xã hội và các đơn vị sự nghiệp công lập do thành phố quản lý:
Trên cơ sở Nghị quyết số
03/2018/NQ-HĐND, ngày 19 tháng 10 năm 2018, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban
hành Quyết định số 4631/QĐ-UBND về quy định đánh giá, phân loại hàng quý theo
hiệu quả công việc đối với cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan hành
chính và đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn thành phố. Ngày 22 tháng 7 năm
2019, thành phố đã ban hành Công văn số 2980/UBND-VX hướng dẫn chi trả thu nhập
tăng thêm cho một số đối tượng, đồng thời tiếp tục giao Sở Nội vụ rà soát, tổng
hợp các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số
03/2018/NQ-HĐND .
- Đối với nội dung Đề án sắp xếp các
đơn vị sự nghiệp công lập, giao quyền tự chủ, xã hội hóa ở một số lĩnh
vực:
Ngày 16 tháng 4 năm 2019, Thành Ủy ban
hành Chương trình hành động số 33-CTrHĐ/TU về thực hiện NQ 19-NQ/TW ngày 25 tháng 10
năm 2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi
mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của
các đơn vị sự nghiệp công lập. Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số
2659/QĐ-UBND ngày 24 tháng 6 năm 2019 ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình
hành động về thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban
Chấp hành Trung ương và chỉ đạo tiếp tục hoàn chỉnh Đề án.
- Về nguồn 50%
khoản thu tiền sử dụng đất khi bán tài sản công gắn liền trên đất do các cơ
quan, tổ chức, đơn vị thuộc Trung ương quản lý:
Ngày 22 tháng 02 năm 2019, Văn phòng
Chính phủ đã có Thông báo số 71/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn
Xuân Phúc tại buổi làm việc với lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh. Theo đó, Thủ tướng
Chính phủ đồng ý với kiến nghị của thành phố, trước mắt thực hiện theo Nghị định
số 167/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ;
giao Bộ Tài chính cùng các cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo
của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 06/TTg-CN ngày 06 tháng 01 năm 2019.
Ngày 12 tháng 7 năm 2019, Thường trực
Ban Chỉ đạo 167 (Sở Tài chính) đã có Công văn số 4295/STC-BCDD-CS gửi Cục Quản
lý Công sản (Bộ Tài chính) đề nghị có ý kiến góp ý nội dung quy định cơ chế phối
hợp giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các bộ, ngành trong việc rà soát việc sắp xếp,
xử lý nhà đất công do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc trung ương quản lý
trên địa bàn.
- Về đề xuất ban
hành các loại phí, lệ phí chưa có trong Danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo
Luật phí và lệ phí:
Để tiếp tục triển khai tốt và hiệu quả
việc thực hiện pháp luật về thu phí - lệ phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân
dân cấp tỉnh trên địa bàn và Nghị quyết số 54/2017/QH14 của Quốc hội, góp phần
tăng nguồn thu cho ngân sách; Ủy ban nhân dân thành phố đã chỉ đạo các sở,
ngành đề xuất các loại phí, lệ phí chưa có trong Danh mục phí, lệ phí ban hành
kèm theo Luật phí và lệ phí.
- Về triển khai
rà soát, lập danh mục các dự án chuyển mục đích trồng lúa theo Nghị quyết số
54/2017/QH14:
Thực hiện Nghị quyết số 54/2017/QH14
ngày 24 tháng 11 năm 2017 của Quốc hội về thí điểm cơ chế đặc thù phát triển
Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường triển
khai rà soát, lập danh mục các dự án chuyển mục đích trồng lúa. Thành phố đã
trình Hội đồng nhân dân thành phổ thông qua 31 dự án có chuyển mục đích sử dụng
trên 10 ha đất trồng lúa với tổng diện tích đất trồng lúa là 1.790,25 ha. Ngày 22 tháng
7 năm 2019, Hội đồng nhân dân thành phố đã ban hành Nghị quyết số 34/NQ-HĐND về
thông qua Danh mục các dự án cần thu hồi đất; dự án có chuyển mục đích sử dụng
đất trồng lúa trên địa bàn thành phố trong đó có chuyển mục đích sử dụng trên
10 ha đất trồng lúa với 01 dự án có diện tích 53,53 ha trên địa bàn Quận 2.
- Về phân cấp, ủy
quyền:
Thành phố đã phê duyệt Đề án ủy quyền, ban hành 02 Quyết định về ủy quyền[6] và Kế hoạch triển
khai Đề án[7].
Qua quá trình triển khai, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, thành phố xem xét các
ý kiến góp ý
của
các đơn vị và ban hành các Quyết định về sửa đổi, bổ sung đối với 02 Quyết định
ủy quyền trên[8].
Thành phố ban hành Kế hoạch
2801/KH-UBND ngày 12 tháng 7 năm 2019 tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm
2019 triển khai thực hiện Đề án ủy quyền cho các sở - ngành, Ủy ban nhân dân
các quận - huyện. Đồng thời, thành phố ban hành Công văn số 2698/UBND-VX ngày 04
tháng 7 năm 2019 góp ý gửi Bộ Nội vụ đối với dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về
đẩy mạnh phân cấp quản lý Nhà nước theo ngành, lĩnh vực.
- Về cải cách chế
độ công vụ, công chức và xây dựng cơ chế thu hút nhân tài, nguồn nhân lực chất
lượng cao:
+ Cải cách chế độ công vụ, công chức:
Thành phố ban hành văn bản về hướng dẫn một số nội dung liên quan đến việc ủy
quyền thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn trên lĩnh vực Nội vụ[9]; đang nghiên cứu
bổ sung, điều chỉnh Quyết định số 4631/QĐ-UBND ngày 19 tháng 10 năm 2018 của Ủy
ban nhân dân thành phố về ban hành Quy định đánh giá, phân loại hàng quý theo
hiệu quả công việc đối với cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan hành
chính và đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Xây dựng cơ chế thu hút nhân tài và
nguồn nhân lực chất lượng cao: Thành phố triển khai Đề án về chính sách thu hút
người có tài năng đặc biệt đối với các lĩnh vực Thành phố Hồ Chí Minh có nhu cầu
giai đoạn 2018 - 2022 và Nghị quyết số 20/2018/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm
2018 về mức thu nhập chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt đối với
lĩnh vực thành phố có nhu cầu thu hút giai đoạn 2018 - 2022. Ủy ban nhân dân
thành phố đã ban hành Quyết định 17/2019/QĐ-UBND ngày 04 tháng 7 năm 2019 thay
thế Quyết định số 31/2018/QĐ-UBND ngày 04 tháng 9 năm 2018 về ban hành Quy định
về chính sách thu hút và phát triển đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học đối với
các lĩnh vực Thành phố Hồ Chí Minh có nhu cầu giai đoạn 2018 - 2022.
III. Tình hình kinh tế
- xã hội, quốc phòng - an ninh, thu chi ngân sách tháng 7 và 7 tháng đầu năm
2019
1. Lĩnh vực dịch
vụ
- Tổng mức bán lẻ hàng
hóa và doanh thu dịch vụ: Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ
tiêu dùng trong tháng ước đạt khoảng 96.221 tỷ đồng, tăng 3,3% so với tháng trước
và tăng 12,8% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 15,9%). Tính chung 7 tháng đầu năm,
tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 654.075 tỷ đồng,
tăng 12,2% (cùng kỳ tăng 12,5%)[10].
+ Xuất khẩu: Tổng kim ngạch xuất
khẩu hàng hóa của doanh nghiệp thành phố 07 tháng đầu năm ước đạt 23,3 tỷ USD,
tăng 9,8% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 7,0%). Nếu không tính giá trị dầu thô,
kim ngạch ước đạt 21,9 tỷ USD, tăng 30,9% (cùng kỳ tăng 10,1%).
Thị trường xuất khẩu một số nước tăng
nhanh như: Philippines tăng 80,8%; Đài Loan tăng 23,8%; Hồng Kong tăng
24,2%; Trung Quốc tăng 19,9%... Riêng thị trường Đức, Úc, Indonesia, Nhật Bản,
Nhật Bản... xuất khẩu chậm lại. Xuất khẩu của một số mặt hàng được duy trì và
có mức tăng: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 47,6%; rau quả
tăng 10,3%;...
+ Nhập khẩu: Kim ngạch nhập khẩu
hàng hóa trên địa bàn 07 tháng ước đạt 28,2 tỷ USD, tăng 6,1% so với cùng kỳ
(cùng kỳ tăng 10,3%). Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là trang thiết bị, nguyên vật
liệu cho sản xuất như: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng
34,1%;...
- Du lịch: Trong tháng, khách
quốc tế đến thành phố ước đạt 598.000 lượt khách, tăng 15,52% so cùng kỳ (cùng
kỳ tăng 24%); tính chung 7 tháng đầu năm, tổng lượng khách quốc tế đến thành phố
ước đạt 4,85 triệu lượt khách, tăng 11,44% so cùng kỳ (cùng kỳ tăng 26,12%) và
đạt 57,05% kế hoạch năm 2019 (8,5 triệu lượt khách). Doanh thu du lịch trong tháng
ước đạt 11.027 tỷ đồng, tăng 2,78% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 28,83%); tổng
doanh thu du lịch 7 tháng đầu năm ước đạt 84.200 tỷ đồng, tăng 11,52% so với
cùng kỳ (cùng kỳ tăng 17,79%), đạt 56,13% kế hoạch năm 2019 (150.000 tỷ đồng).
- Dịch vụ vận tải:
Khối lượng vận tải hành khách công cộng
đến hết tháng 7 năm 2019 ước đạt 350,6 triệu lượt hành khách (HK), tăng 1,8% so
với cùng kỳ năm 2018 (344,5 triệu lượt HK) và đạt 53,4% so với kế hoạch năm
2018 (656 triệu lượt HK). Khối lượng vận tải buýt ước đạt 139,3 triệu lượt HK,
giảm 11,9% so với cùng kỳ năm trước (158,1 triệu lượt HK).
Khối lượng vận trên các tuyến xe buýt
phổ thông có trợ giá giảm do một số nguyên nhân: (1) giảm 05 tuyến hoạt động so
với cùng kỳ năm 2018 nên sản lượng giảm 1,25 triệu lượt HK; (2) một số tuyến xe
buýt có phương tiện hoạt động cũ, không đảm bảo số chuyến hoạt động theo kế hoạch[11]; (3) số chuyến
xe hoạt động không đảm bảo do các tuyến do Hợp tác xã Vận tải và dịch vụ Đông
Nam đảm nhận hoạt động không ổn định trong giai đoạn đầu năm 2019; (4) trong 7
tháng đầu năm 2019, có 333.000 chuyến xe buýt chậm trên 15 phút do ảnh hưởng của
các điểm có nguy cơ ùn tắc giao thông (28 điểm) trên địa bàn thành phố[12] làm hệ lụy biểu
đồ, phá vỡ thời gian, chuyến đi kéo dài; (5) sự phát triển của dịch vụ xe ôm
công nghệ cạnh tranh với xe buýt[13],
hành khách có xu hướng sử dụng dịch vụ này cho các chuyến đi cự ly ngắn do sự
tiện lợi, cơ động và giá thành ngang với chi phí đi xe buýt; (6) lượng phương
tiện cá nhân gia tăng nhanh trong điều kiện hạ tầng chưa đáp ứng được đã ảnh hưởng
đến loại hình xe buýt[14].
- Bưu chính viễn thông: Thành phố đã
ban hành Kế hoạch số 2613/KH-UBND ngày 26 tháng 6 năm 2019 về triển khai khảo
sát, lựa chọn địa điểm xây dựng, triển khai các dịch vụ công nghệ viễn thông thế
hệ 5 (5G). Tổ chức Hội nghị giao ban quản lý nhà nước về hoạt động của Đài Truyền
thanh cấp huyện 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2019.
Triển khai giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin để tổng hợp và nắm bắt kịp thời,
nhanh chóng và đầy đủ nội dung thông tin đã và đang lan truyền trên không gian
mạng, có liên quan đến các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng.
- Hoạt động ngân hàng
+ Tổng huy động vốn của các tổ
chức tín dụng trên địa bàn ước đến cuối tháng 7 đạt 2.385.200 tỷ đồng, tăng
8,36% so cuối năm 2018 và tăng 11,69% so cùng kỳ. Trong đó, tiền gửi VNĐ tiếp tục
tăng trưởng và
chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động, chiếm hơn 88,3% tổng nguồn vốn
huy động[15].
+ Tổng dư nợ tín dụng trên địa
bàn ước đến cuối tháng 7 đạt 2.189.200 tỷ đồng, tăng 8,38% so cuối năm 2018 và
tăng 13% so cùng kỳ[16].
Dư nợ tín dụng trung, dài hạn chiếm 51% tổng dư nợ, tăng 2,22% so cuối năm
2018; dư nợ tín dụng ngắn hạn chiếm 49%, tăng 15,64% so cuối năm 2018.
+ Dư nợ cho vay ngắn hạn bằng VNĐ đối
với 5 nhóm ngành, lĩnh vực ưu tiên đạt 160.226 tỷ đồng[17]. Trong đó, cho
vay hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ trọng chủ yếu, đạt 113.195 tỷ đồng,
chiếm hơn 70,6% tổng dư nợ 5 nhóm lĩnh vực ưu tiên.
+ Chương trình kết nối ngân hàng -
doanh nghiệp: Đến nay, đã thực
hiện 96.710,15 tỷ đồng cho 4.304 khách hàng. Trong đó, giải ngân gói tín dụng
do 15 Ngân hàng TMCP đăng ký là 89.620 tỷ đồng cho 3.490 khách hàng; kết nối
theo chuyên đề, đá ký kết 885,8 tỷ đồng cho 729 khách hàng và kết nối do quận,
huyện tự tổ chức, đã ký kết 6.204,35 tỷ đồng cho 85 khách hàng.
- Thị trường chứng khoán: Đến
ngày 18 tháng 7 năm 2019, có 72 công ty chứng khoán là thành viên của Sở Giao dịch
chứng khoán thành phố với tổng vốn điều lệ hơn 59 nghìn tỷ đồng; có 378 cổ phiếu,
51 trái phiếu và 5 chứng chỉ quỹ được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán.
Tổng khối lượng niêm yết đạt 83.359 triệu chứng
khoán, tăng 1,16% so cùng kỳ tháng trước, tổng giá trị chứng khoán niêm yết đạt
869.703 tỷ đồng, tăng 1,97% so cùng kỳ tháng trước.
Khối lượng giao dịch bình quân[18] đạt gần 166 triệu
chứng khoán/ngày; giá trị giao dịch bình quân đạt hơn 3.958 tỷ đồng/ngày. Nhà đầu
tư nước ngoài bán ròng hơn 01 triệu chứng khoán, tương ứng giá trị bán ròng gần
1.642 tỷ đồng.
Trong kỳ, thị trường có xu hướng tăng
nhẹ; chỉ số VN-Index đến ngày 23/7/2019 đạt 989,46 điểm, tăng 96,92 điểm so cuối
năm 2018 (892,54 điểm). Giá trị vốn hóa thị trường đạt hơn 3.286.432 tỷ đồng
(141 tỷ USD).
2. Lĩnh vực
công nghiệp
Để khuyến khích và thúc đẩy sản xuất công nghiệp,
thành phố đã ban hành và triển khai nhiều chương trình, chính sách có tác động
mạnh, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất lĩnh vực công nghiệp và
công nghiệp hỗ trợ phát triển, đẩy mạnh triển khai các chính sách hỗ trợ phát
triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp tục
khai thác, mở rộng thị trường tiêu thụ, tạo nguồn đầu ra cho hoạt động sản xuất.
Thành phố cam kết tạo điều kiện hỗ trợ tối đa, tạo môi trường đầu tư kinh doanh
thuận lợi nhất cho sự ổn định và phát triển của doanh nghiệp, triển khai nhiều
chính sách xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của các doanh nghiệp; tập trung hoàn
thiện môi trường đầu tư và chủ động mời gọi doanh nghiệp nước ngoài, tạo sự
phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, đây là lĩnh vực tạo ra
giá trị gia tăng, sức cạnh tranh và nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế
thành phố.
- Chỉ số sản xuất công nghiệp của
thành phố 07 tháng đầu năm ước tăng 7,1%, có mức tăng thấp hơn so với cùng kỳ
(cùng kỳ tăng 7,33%). Trong đó, một số ngành có chỉ số giảm so với cùng kỳ như:
sản xuất chế biến thực phẩm giảm 2,2%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa giảm
36,6%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại giảm 7,4%;...
- Bốn ngành công nghiệp trọng yếu (cơ
khí chế tạo, điện tử, hóa chất - cao su - nhựa và chế biến tinh lương thực thực
phẩm) tiếp tục mở rộng thị trường, đầu tư đổi mới thiết bị, nâng cao chất lượng,
năng lực cạnh tranh của sản phẩm để bắt kịp cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ước
tăng 6,4% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 8,9%)[19],
trong đó ngành điện tử - công nghệ thông tin tăng 25,3% so với cùng kỳ (cùng kỳ
tăng 12,76%) do được quan tâm đầu tư phát triển thông qua việc tiếp thu trình độ
khoa học - kỹ thuật cao từ các dự án của các tập đoàn kinh tế thế giới đầu tư sử
dụng công nghệ bán dẫn, công nghệ vi mạch, bo mạch điện tử,...
Chương trình phát triển vi mạch của thành phố đã thu hút các công ty lớn có vốn
đầu tư nước ngoài vào thành phố như Intel, Samsung, Nidec, Microchip... bước đầu
tạo nên những nét chính của hệ sinh thái vi mạch, đặc biệt trong lĩnh vực đào tạo
nguồn nhân lực và thu hút đầu tư. Sự phát triển nhanh chóng về công nghệ đã khiến
các sản phẩm ngành điện tử thành phố có sự thay đổi tương ứng, sản phẩm ngày
càng tinh tế, nhỏ gọn, giá thành cạnh tranh.
- Khu công nghệ cao: chú trọng
thu hút đầu tư từ các tập đoàn, công ty lớn, có thương hiệu; triển khai công
tác nghiên cứu, đào tạo, ươm tạo phục vụ nhà đầu tư; xúc tiến đầu tư gắn kết với
xây dựng hạ tầng, thu hồi đất, quy hoạch và bảo vệ môi trường. Sản xuất của các
doanh nghiệp ổn định, giá trị sản xuất 7 tháng đầu năm đạt 9,8 tỷ USD, tăng
40,4% so với cùng kỳ. Các hoạt động khởi nghiệp và thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo
tại các vườn ươm được triển khai theo kế hoạch.
3. Lĩnh vực nông nghiệp
Tiếp tục thực hiện mục tiêu phát triển
nông nghiệp đô thị hiện đại, hiệu quả, bền vững theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, công
nghệ sinh học, trở thành trung tâm sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi có
năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng cao đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người
dân, đã đẩy mạnh hoạt động khuyến nông, chuyển giao các tiến bộ về giống và ứng
dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học để tạo nhiều giống cây trồng, vật nuôi
có năng suất, chất lượng và giá trị cao, đặc biệt đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản
xuất hoa lan; phát triển giống cây, giống con chất lượng cao, cá cảnh, hoa -
cây kiểng, bò thịt, nâng cao chất lượng đàn bò sữa..., thành phố đã ban hành
Chương trình Phát triển nông nghiệp giai đoạn 2019 - 2025 theo hướng cơ cấu lại
và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, đề ra mục tiêu phát triển giống cây
trồng, vật nuôi và thủy sản... Qua đó, giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp,
thủy sản 07 tháng ước đạt 7.296 tỷ đồng, tăng 6,1% (cùng kỳ tăng 6,1%).
Thực hiện Chương trình và chính sách
khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị trên
địa bàn thành phố giai đoạn 2016 - 2020. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp tiếp tục
chuyển dịch theo hướng nông nghiệp đô thị hiện đại, hiệu quả; tập trung phát
triển các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phù hợp điều kiện của
thành phố[20].
Trong đó, mô hình chuyển đổi từ nuôi heo sang nuôi lươn phát triển mạnh, góp phần
nâng cao giá trị sản xuất và thúc đẩy tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp
thành phố.
4. Tình hình phát triển
doanh nghiệp trong và ngoài nước
- Công tác xúc tiến thương mại và đầu
tư
+ Thành phố đã tổ chức có hiệu quả 13
chương trình xúc tiến thương mại và đầu tư trong và ngoài nước thông qua các sự
kiện hội chợ - triển lãm thương mại và đầu tư, khảo sát thị trường; tổ chức các
diễn đàn, hội thảo và kết nối doanh nghiệp (B2B); các hội nghị xúc tiến mời gọi
đầu tư vào Thành phố Hồ Chí Minh, góp phần đẩy mạnh thu hút đầu tư, hỗ trợ
doanh nghiệp giới thiệu và quảng bá sản phẩm (trong đó có các sản phẩm thuộc
nhóm sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp chủ lực và tiềm năng của thành phố),
phát triển thị trường xuất khẩu, mở rộng thị phần sang các tỉnh/thành lân cận
và cả nước.
+ Thành phố đã đón tiếp và làm việc với
25 đoàn trong và ngoài nước đến tìm hiểu về môi trường đầu tư, kinh doanh và
trao đổi kinh nghiệm xúc tiến thương mại và đầu tư tại thành phố. Ký kết 01
Biên bản hợp tác với Cục Đầu tư và Thương mại Ba Lan (Cộng hòa Ba Lan).
+ Cổng Thông tin điện tử thương mại và
Đầu tư (MIS) đã cập nhật 123 tin tiếng Việt, 174 tin tiếng Anh về ngành hàng,
thị trường xuất khẩu, các thông tin về dự án và môi trường đầu tư. Cập nhật 18
văn bản pháp luật về đầu tư, kinh doanh - xuất nhập khẩu, tài chính - ngân
hàng.
+ Tiếp tục thực hiện phát sóng Chương
trình truyền hình “Kinh tế - Kết nối” trên VTV9 vào Chủ nhật tuần cuối của
tháng với chủ đề: “Du lịch sinh thái nông nghiệp, hướng đi mới của du lịch
Thành phố Hồ Chí Minh”
+ Phối hợp cùng Trung tâm Trọng tài Quốc
tế Việt Nam (VIAC) tổ chức buổi tập huấn “Hợp đồng kinh doanh quốc tế - Nhận diện
những yếu tố tạo nên lợi thế cho doanh nghiệp” với sự tham dự của hơn 50 doanh
nghiệp xuất nhập khẩu với mục đích giúp các doanh nghiệp nhận diện được đối tác
tiềm năng, những ưu thế khi đàm phán với đối tác, những điều cần lưu ý về điều
khoản cũng như định hướng cách giải quyết trong hợp đồng kinh doanh quốc tế.
- Phát triển doanh nghiệp trong nước
+ Tính chung tổng vốn đăng ký và bổ
sung là 556.489 tỷ đồng, bằng 97,7% so với cùng kỳ[21]. Trong đó:
Thành phố có 24.529 doanh nghiệp được cấp phép thành lập mới[22] với tổng số vốn
đăng ký là 396.074 tỷ đồng (tăng 0,9% số lượng doanh nghiệp và tăng 25,7% về vốn
đăng ký so cùng kỳ). Có 71.874 lượt doanh nghiệp đăng ký thay đổi nội dung đăng
ký kinh doanh, trong đó vốn điều chỉnh bổ sung tăng 160.415 tỷ đồng (tăng 2,2%
số lượt doanh nghiệp và bằng 63% vốn điều chỉnh bổ sung tăng so với cùng kỳ).
• Doanh nghiệp thành lập mới phân theo
ngành nghề về số lượng: Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy và xe có động
cơ khác chiếm tỷ trọng cao nhất với 35,4%; tiếp theo là khoa học, công nghệ, dịch
vụ tư vấn, thiết kế, quảng cáo và chuyên môn khác chiếm 10,7%; xây dựng chiếm
9,8%; công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 9,4%; hoạt động kinh doanh bất động sản
chiếm 7,4%.
• Doanh nghiệp thành lập mới phân theo
ngành nghề về vốn đăng ký: Hoạt động kinh doanh bất động sản chiếm tỷ trọng cao
nhất (37,4%); tiếp theo là xây dựng chiếm 18,8%; bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô
tô, xe máy và xe có động
cơ khác chiếm 13,8%; khoa học, công nghệ, dịch vụ tư vấn, thiết kế, quảng cáo
và chuyên môn khác chiếm 11,4%; tài chính, ngân hàng và bảo hiểm chiếm 4,7%.
• Số lượng doanh nghiệp thành lập mới tập trung
đông nhất ở Quận 1 (9,9%), Tân Bình (7,4), Bình Thạnh (7,3%), Bình Tân (6,7%)
và Gò Vấp (6,7%).
• Loại hình doanh nghiệp thành lập mới:
Công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm tỷ trọng cao nhất (86,4%); Công ty cổ phần
chiếm 12,8%; Doanh nghiệp tư nhân chiếm 0,7%; Công ty hợp danh chiếm
0,02%.
• Có 2.651 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục
giải thể tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, tăng 20,3% so với cùng kỳ; có 6.629 doanh
nghiệp tạm ngưng hoạt động, tăng 19,3% so với cùng kỳ.
- Phát triển doanh nghiệp nước
ngoài (FDI)[23]:
Tính chung cả vốn thu hút được dưới hình thức cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu
tư và vốn thu hút được qua hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong
các doanh nghiệp trong nước, thành phố thu hút được 3,63 tỷ đô-la Mỹ (tăng
15,2% so với cùng kỳ). Trong đó:
+ Các dự án đầu tư nước ngoài được cấp
mới Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư có 678 dự án[24] với tổng vốn đầu
tư đạt 688,79 triệu đô-la Mỹ (tăng 18,3% số dự án cấp mới và tăng 26,9% vốn đầu
tư so với cùng kỳ).
• Phân theo ngành nghề/lĩnh vực: Hoạt
động kinh doanh bất động sản có vốn đầu tư nhiều nhất (36,1%); hoạt động chuyên
môn, khoa học và công nghệ là chiếm 29,6%; bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô,
mô tô, xe máy và xe có động cơ khác chiếm 17,4%; vận tải kho bãi chiếm 5,1%;
công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 4,6%.
• Phân theo quốc tịch Nhà đầu tư:
British Virgin Islands có vốn đầu tư chiếm tỷ trọng lớn nhất (23,7%); tiếp theo
là Hàn Quốc chiếm 21%; Nhật Bản chiếm 19,4%; Singapore chiếm 15,7%; Hà Lan chiếm
4%.
+ Trong số các dự án được điều chỉnh
Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy phép đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, có 168
lượt dự án được cấp phép từ các năm trước thực hiện điều chỉnh vốn đầu tư với số
vốn tăng thêm đạt 345,91 triệu đô-la Mỹ (bao gồm các dự án tăng và giảm vốn).
So với cùng kỳ, tăng 28,3% số dự án điều chỉnh và bằng 89,8% vốn đầu tư.
+ Thành phố cũng chấp thuận cho 2.668
trường hợp Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục để được góp vốn, mua cổ phần,
mua lại phần vốn góp của doanh nghiệp trong nước, với vốn góp đăng ký tương
đương 2,6 tỷ đô-la Mỹ (so với cùng kỳ, tăng 28,3% về số trường hợp và tăng
16,7% về vốn đầu tư).
• Phân theo ngành nghề/lĩnh vực: Hoạt
động kinh doanh bất động sản có vốn đầu tư nhiều nhất (22%); tiếp theo là bán
buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác chiếm 19,5%;
hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ chiếm 19,2%; công nghiệp chế biến,
chế tạo chiếm 16,3%; Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội chiếm 6,1%.
5. Thu - chi ngân
sách
- Tổng thu ngân sách Nhà nước
(không tính ghi thu ghi chi) ước thực hiện 7 tháng đầu năm là 229.851 tỷ đồng,
đạt 57,59% dự toán, tăng 5,19% so cùng kỳ. Trong đó, thu nội địa 148.088 tỷ đồng,
đạt 54,38% dự toán, tăng 1,16% so cùng kỳ; thu từ dầu thô 14.327 tỷ đồng, đạt
79,59% dự toán, tăng 3,95% so cùng kỳ; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 67.400 tỷ
đồng, đạt
61,95% dự toán, tăng 15,69% so cùng kỳ.
- Tổng chi ngân sách địa phương
(không tính tạm ứng) ước thực hiện 7 tháng đầu năm là 28.715 tỷ đồng, đạt
32,31% dự toán, tăng 0,87% so cùng kỳ. Trong đó, chi đầu tư phát triển 7.268 tỷ
đồng, đạt 22,99% dự toán Hội đồng nhân dân thành phố thông qua;
chi thường xuyên 19.195 tỷ đồng, đạt 40,48% dự toán, tăng 15,99% so cùng kỳ.
6. Tình hình đầu tư
xây dựng cơ bản
- Đã giao kế hoạch vốn đầu tư công năm
2019 nguồn vốn ngân sách thành phố theo Quyết định số 6146/QĐ-UBND ngày
28 tháng 12 năm 2018 với tổng số là 31.002 tỷ đồng và đã điều chỉnh, bổ sung
theo Quyết định số 2861/QĐ-UBND ngày 05 tháng 7 năm 2019 với tổng vốn bổ sung là
4.963,15 tỷ đồng.
+ Tình hình thực hiện một số
công trình giao thông trọng điểm:
• Dự án Nâng cấp đường Lương Định Của
(Đoạn từ đường Trần Não đến đường Nguyễn Thị Định), Quận 2: đã thông xe toàn cầu
Ông Tranh (năm 2018), đang phối hợp thi công với các gói thầu xây lắp đường,
khoan cọc CDM, hoàn thiện từng phần các hạng mục mặt đường và đang thi công hệ
thống thoát nước, khoan cọc đoạn đã được bàn giao mặt bằng (đến nay tổng mặt bằng
bàn giao mới đạt khoảng 60%).
• Dự án Nâng cấp đường Huỳnh Tấn Phát
(đoạn từ Trần Xuân Soạn đến cầu Phú Xuân): dự án không thực hiện công tác GPMB
và tái định cư; hệ thống thoát nước D800-D2000 dọc tuyến đường Huỳnh Tấn Phát
đã thi công xong nhưng chưa đấu nối ra cửa xả vì tiến độ thi công công trình
Xây dựng 05 cửa xả triển khai chậm do vướng công tác bồi thường giải phóng mặt
bằng.
• Dự án Xây dựng cầu Long Kiểng, huyện
Nhà Bè: công tác giải phóng mặt bằng do Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng huyện
Nhà Bè thực hiện; Hiện đã thi công từ trụ T1 đến trụ T8, hai mố M1 và M2 bị vướng
mặt bằng nên chưa thể thi công; sẽ triển khai thực hiện các gói thầu (đường đầu
cầu, chiếu sáng) và hạng mục (đảm bảo giao thông thủy, di dời lưới điện) còn lại
ngay sau khi được phê duyệt.
• Dự án Xây dựng kè chống sạt lở bờ tả
rạch Giồng - sông Kinh Lộ: công tác giải phóng mặt bằng do Ban Bồi
thường giải phóng mặt bằng huyện Nhà Bè thực hiện; thi công hoàn thành
234,6m/250,6m tương đương 93,6% khối lượng hợp đồng, hiện đang tạm ngưng thi
công (từ ngày 30/4/2018) do vướng mặt bằng (khoảng 16m).
• Tuyến Metro số 1 và Tuyến
Metro số 2: Tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đã triển khai thi
công đạt 65% và
đang điều chỉnh dự án (tổng mức đầu tư) để đảm bảo tiến độ hoàn thành đưa vào
khai thác năm 2020; Tuyến Metro số 2 cũng đang điều chỉnh tổng mức đầu tư; sau
khi dự án được phê duyệt điều chỉnh sẽ triển khai các bước tiếp theo sớm khởi
công, hoàn thành đưa vào khai thác năm 2024.
• Các dự án nguồn vốn ODA do Ban
Quản lý Đầu tư Xây dựng Công trình Giao thông - Đô thị TP làm chủ đầu tư: Gồm các dự
án: Dự án xây dựng Đại lộ Đông Tây, Dự án Cải thiện môi trường nước thành phố
giai đoạn 1 (đang trình thẩm tra hồ sơ quyết toán các gói thầu và tiếp tục triển
khai thi công một số gói thầu[25]);
Dự án Cải thiện môi trường nước thành phố giai đoạn 2 (đẩy nhanh tiến độ thi
công tất cả các gói thầu theo đúng kế hoạch); Dự án Phát triển giao thông xanh
Thành phố Hồ Chí Minh (đang phối hợp với đơn vị tư vấn thực hiện thiết kế chi
tiết và đấu thầu tuyển chọn tư vấn thực hiện dự án); Dự án xây dựng nút giao An
Phú (đang phối hợp tham mưu đề xuất chủ trương đầu tư dự án bằng nguồn vốn ngân
sách thành phố[26]);
Dự án Cải thiện môi trường nước thành phố giai đoạn 3 (đang phối hợp với tư vấn
lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, phối hợp đề xuất nguồn vốn thực hiện dự
án); Dự án xây dựng Nhà máy thí điểm đốt rác phát điện (đang thực hiện lập báo
cáo nghiên cứu khả thi).
• Các dự án đầu tư bằng nguồn vốn
khác: Bến xe Miền
Đông mới, tiến độ thực hiện các hạng mục của công trình đã cơ bản hoàn tất,
Công ty Samco kiến nghị sẽ tiếp tục đầu tư thêm một số hạng mục tiện ích bên
trong nhà ga (dự kiến khoảng 3 đến 4 tháng) để đảm bảo đáp ứng phục vụ nhu cầu
của các đơn vị vận tải và hành khách, do đó thời gian đưa Bến xe Miền
Đông mới vào khai thác dự kiến là ngày 15 tháng 8 năm 2019 sau khi đảm bảo đầy
đủ các điều kiện theo quy định. Hiện nay, thành phố đang xem xét, rà soát đối với
các kiến nghị của Công ty Samco.
+ Tình hình thực hiện một số
công trình PPP trọng điểm:
• Dự án nạo vét rạch Xuyên Tâm:
Trước đây, Dự án Nạo vét, cải tạo môi
trường, xây dựng hạ tầng và khai thác quỹ đất ven rạch Xuyên Tâm theo hình thức
PPP (Hợp đồng
BT) đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt Đề xuất dự án tại Quyết định số
1025/QĐ-UBND ngày 10 tháng 3 năm 2016 với Tổng mức đầu tư dự án khoảng 5.106 tỷ
đồng, trong đó chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng khoảng 1.098 tỷ đồng. Do
Chính phủ đang có chủ trương tạm ngừng triển khai các dự án BT trong thời gian
chờ ban hành Nghị định về sử dụng tài sản công để thanh toán BT nên thành phố
hiện đang xem xét chủ trương tách phần bồi thường hỗ trợ, tái định cư để giải
phóng mặt bằng thành dự
án riêng, thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách để triển khai trước. Việc tách
riêng để thực hiện nhằm đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng và thu
hồi đất cho các hộ dân sống ven kênh rạch, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chỉnh
trang đô thị theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố, đồng thời tăng tính khả
thi trong việc tổ chức bồi thường giải phóng mặt bằng, tăng tính hấp dẫn khi
kêu gọi đầu tư (do Nhà đầu tư không phải ứng kinh phí giải phóng mặt bằng để
triển khai thực hiện).
Để có cơ sở triển khai thực hiện chủ
trương này, Ủy ban nhân dân thành phố đã có Công văn số 2598/UBND-DA ngày 26
tháng 6 năm 2019 báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy về tiến độ và kế hoạch triển
khai dự án nạo vét, cải tạo môi trường,
xây dựng hạ tầng và khai thác quỹ đất ven rạch Xuyên tâm (từ kênh Nhiêu Lộc -
Thị Nghè đến sông Vàm Thuật, quận Bình Thạnh, quận Gò Vấp). Ngày 29 tháng 07
năm 2019, Thường trực Thành ủy họp về đề xuất nêu trên, theo đó Thường trực
Thành ủy giao Ủy ban nhân dân thành phố hoàn chỉnh các nội dung dự án trình Ban
Thường vụ Thành ủy để xin ý kiến.
• Dự án giải quyết ngập do triều
Dự án Giải quyết ngập do triều khu vực
Thành phố Hồ Chí Minh có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) có tổng
mức đầu tư khoảng 9.927,9 tỷ đồng, thuộc Nhóm A, thực hiện theo hình thức đầu
tư PPP (áp dụng loại Hợp đồng BT). Dự án đã ký kết hợp đồng BT và triển khai thực
hiện với tiến độ như sau: đến nay, dự án đã thi công đạt 75% khối lượng tương ứng
với khối lượng xây lắp là 5.180/6.907 tỷ đồng. Giá trị giải ngân chi phí bồi
thường giải phóng mặt bằng là 57,16 tỷ đồng tính đến tháng 07 năm 2019. Với nội
dung triển khai ở từng hạng mục như sau:
Cống Bến Nghé (đạt 84%): thi
công xong hạng mục cọc khoan nhồi, nạo vét xói hút trong khung vây và lắp dựng
hệ giằng khung vây đã xong, đã hoàn thiện phần bê tông bịt đáy, đã hoàn thiện
khung tầng 1, 2 và 3 đã đổ xong bê tông bản đáy, hiện tại đang thi công thân cống
đến cao trình +1.80m.
Cống Tân Thuận (đạt 69%): đã thi công
xong các hạng mục cọc khoan nhồi, lắp dựng xong hệ giằng khung vây, đã xong bê
tông bịt đáy và bản đáy của âu thuyền. Đang đổ bê tông tường âu thuyền, xong
đóng cừ larsen khung vây và lắp dựng hệ giằng khung vây cho buồng bơm.
Cống Phú Xuân (75%): thi công xong hạng
mục cọc khoan nhồi, xong đóng cừ larsen khung vây, xong nạo vét xói hút trong
khung vây, xong lắp dựng hệ giằng khung vây, xong đổ bê tông bịt đáy và đang
hoàn bê tông các trụ pin, dầm van. Đã hoàn thiện trụ pin và trụ tháp T1, T2, T3,
hoàn thiện dầm van T1-T2-T3. Phần
kè cống đang tiến hành hoàn thiện đóng cọc, làm dầm mũ và bơm cát. Đã tiến hàng
gác dầm cầu công tác và đang hoàn thiện cầu.
Cống Mương Chuối (95%): thi công xong
hạng mục đóng cọc bê tông cốt thép âu thuyền và cọc ống thép các trụ pin, nạo
vét xói hút, lắp dựng hệ giằng khung vây, đổ bê tông bịt đáy âu thuyền và bịt
đáy 05 trụ pin, đã đổ bê tông bệ trụ và trụ tháp T1, T2, T3, T4
và T5, hoàn thiện dầm van D1, D2, D3 và D4. Phần kè cống đang tiến hành thi công gia
cố nền, thảm đá lòng sông.
Cống Cây Khô (70%): thi công xong hạng mục cọc
khoan nhồi, nạo vét xói hút, lắp dựng hệ giằng khung vây, xong đổ bê tông bịt
đáy và bản đáy âu thuyền, đang đổ bê tông tường âu thuyền đến +3.50m, đã đổ bê
tông bịt đáy trụ T2 và xong trụ pin - trụ tháp T2, phần kè đóng cọc cừ ván SW
và cọc tròn.
Cống Phú Định (65%): thi công xong hạng
mục cọc khoan nhồi âu thuyền và buông bơm, xong đóng cừ larsen khung vây và
xong lắp dựng hệ giằng,
đang đóng cọc cừ ván SW, xong đổ bê tông bịt đáy và bản đáy âu thuyền, đang đổ
bê tông tường âu thuyền đến cao trình +3.50m. Đã đổ bê tông bịt đáy, bản đáy và
bản nấp buồng bơm, đã đổ bê tông buồng tháo. Đang thi công tháp trụ tháp T1 và tường âu
thuyền.
Đê/kè (đạt 58%): đóng cọc bê tông cốt
thép và cừ ván SW, đổ bê tông dầm mũ, bơm cát và tiến hành hoàn thiện các đoạn
đã bơm cát xong.
Cơ khí thiết bị (đạt 75%): Toàn bộ
Xylanh, máy phát, bơm đã được sản xuất và nhập một phần về Việt Nam. Các cửa
van đã được gia công chế tạo và đang thực hiện công tác sơn hoàn thiện.
Song song đó, các quận - huyện đang khẩn
trương thực hiện thủ tục bồi thường hỗ trợ tái định cư sẽ bàn giao mặt bằng cho
nhà đầu tư trong tháng 9 năm 2019 để triển khai thi công. Hiện nay, các sở -
ngành liên quan đang thực hiện thủ tục thẩm định thiết kế cơ sở điều chỉnh,
phương án tài chính điều chỉnh, báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh theo chỉ
đạo của Ủy ban nhân dân thành phố tại Thông báo số 437/TB-VP ngày 17 tháng 07
năm 2019.
- Vốn ODA: Hiện tại, thành phố
theo dõi tiến độ 11 dự án đang triển khai thực hiện trên địa bàn. Ước giải ngân
vốn ODA trong 07 tháng đầu năm 2019 là 494,84 tỷ đồng (đạt 21% so với kế hoạch
vốn đã giao năm 2019 là 2.357 tỷ đồng), vốn đối ứng là 181,954 tỷ đồng (đạt 21,1%
so với kế hoạch vốn đã giao năm 2019 là 861,5 tỷ đồng).
7. Công tác quy hoạch,
quản lý đô thị
- Công tác quy hoạch
Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận chủ
trương điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025.
Hiện nay, Thành phố đang thực hiện công tác đấu thầu lựa chọn các đơn vị tư vấn
lập nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung thành phố.
Công tác rà soát, đánh giá quá trình
thực hiện các đồ án quy hoạch phân khu 1/5000, quy hoạch chi tiết xây dựng đô
thị tỷ lệ 1/2000 được chú trọng thực hiện. Xem xét phê duyệt bổ sung nhiệm vụ
cuộc thi quốc tế “Ý tưởng quy hoạch phát triển khu đô thị sáng tạo tương tác
cao phía Đông Thành phố Hồ Chí Minh”; xem xét phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch phân
khu tỷ lệ 1/5000 (điều chỉnh) Khu đô thị Tây Bắc thành phố; tổ chức tuyển chọn
quốc tế phương án ý tưởng thiết kế Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5000 huyện Cần Giờ;
xem xét kết quả thi tuyển ý tưởng thiết kế quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu vực
Công viên 23 tháng 9.
Công tác lập quy chế quản lý quy hoạch,
kiến trúc đô thị (Quy chế cấp 2), lập thiết kế đô thị riêng tại các khu vực lõi
trung tâm, các khu vực có ý nghĩa quan trọng, khu vực cảnh quan đặc thù... được
quan tâm triển khai, tạo sự đồng bộ với Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành
phố đến năm 2025, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý công trình kiến
trúc trên địa bàn thành phố.
- Kiểm tra, xử lý vi phạm về hoạt động
xây dựng: Tổ chức kiểm tra 10.131 lượt Giấy phép xây dựng (so với cùng kỳ
giảm 16,1%), đã phát hiện 215 trường hợp vi phạm hành chính về hoạt động xây dựng
(so với cùng kỳ giảm 22,1%). Trong đó, xây dựng sai phép 112/215 trường hợp (so
với cùng kỳ tăng 31,8%); công trình không phép là 42/215 trường hợp (so với
cùng kỳ giảm 62,8%); vi phạm trật tự xây dựng khác: 61/215 trường hợp (so với
cùng kỳ giảm 21,8%)
- Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền
sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở trên địa bàn thành phố: Thành phố đã cấp
1.646 giấy chứng nhận lần đầu và cấp đổi, cấp lại 27.131 giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho cá nhân.
Tiếp tục thu hồi 06 khu đất tại Quận 3, 5 và quận Bình Thạnh. Nghiên cứu xây dựng
quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo về bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư của thành phố.
- Cấp giấy phép xây dựng: Thành
phố đã cấp 5.084 Giấy phép xây dựng (so với cùng kỳ giảm 2%), với tổng diện
tích sàn xây dựng 1.728.012,69m2
- Tình hình giảm ngập nước
+ Công tác quản lý, vận hành,
duy tu hệ thống thoát nước:
Thực hiện nạo vét 347.053 m lòng cống thoát
nước, đạt 53,9% kế hoạch; nạo vét 29 tuyến kênh rạch và cửa xả với chiều dài
10.138m đạt 55,67%; nạo vét hầm ga 33.339 cái, nạo vét máng 58.511 cái; sửa chữa
1.551 hầm ga; thay 186m cống bị xuống cấp có khả năng sụp; sửa chữa 999 miệng hầm
ga thu nước; nâng khuôn hầm ga 646 cái; thay 1.729 khuôn hầm ga; thay 2.701 nắp
hầm ga; sửa chữa máng lưỡi của hầm ga 564 cái.
Thực hiện quản lý, vận hành, nạo vét
và vót rác thường xuyên 27DC (giếng tách dòng) với chiều dài 14,095 km tuyến cống
thu gom nước thải lưu vực Tàu Hủ - Bến Nghé - Kênh Đôi - Kênh Tẻ góp phần xóa giảm ngập
cho các khu vực.
Tiếp tục vận hành 1.077 van ngăn triều,
27 trạm bơm với 58 máy bơm cố định và di động (công suất từ 168m3/h
đến 84.000m3/h, tổng công suất 302.880m3/giờ) cùng với việc
vận hành đồng bộ 05 cống kiểm soát triều lớn (Bình Triệu, Bình Lợi, Rạch Lăng,
Rạch Nhảy - Ruột Ngựa, Nhiêu Lộc - Thị Nghè, vận hành trạm bơm tại đường Nguyễn
Hữu Cảnh) để hỗ trợ chống ngập.
+ Công tác thực hiện các công
trình cấp bách: Đề xuất 47 hạng mục công trình cấp bách (sử dụng nguồn
ngân sách thành phố về duy tu hệ thống thoát nước năm 2019 có giá trị nhỏ hơn
500 triệu đồng); hiện nay đang thực hiện phê duyệt dự toán và tổ chức thi công
tại hiện trường.
+ Kết quả thực hiện công tác kiểm
tra các trường hợp lấn chiếm hệ thống thoát nước: Kiểm tra, đôn đốc tiến
độ khắc phục các vị trí lấn chiếm hệ thống thoát nước, thi công dự án ảnh hưởng
đến hệ thống thoát nước, cụ thể tính đến thời điểm hiện nay: Ảnh hưởng do thi
công dự án (17 vị trí); Lấn chiếm kênh, rạch (41 vị trí); Lấn chiếm tuyến cống
(74 vị trí); lấn chiếm hầm ga (62 vị trí); Lấn chiếm cửa xả (38 vị trí).
+ Công tác xử lý nước thải, bùn
thải, vận hành các nhà máy nước thải: Tiếp tục tổ
chức quản lý vận hành ổn định, an toàn, hiệu quả các Trạm bơm và nhà máy xử lý
nước thải; giám sát quá trình xử lý bùn thải đúng quy định; công tác vận hành,
bảo dưỡng máy móc thiết bị thực hiện đúng theo kế hoạch; tiếp tục triển khai thực
hiện Chương trình giảm ngập nước, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng
giai đoạn 2016 - 2020 cho các Trạm bơm và Nhà máy xử lý nước thải. Thực hiện
giám sát môi trường, quan trắc chất lượng nước đúng tiêu chuẩn.
- Công tác bảo vệ môi trường:
Công tác quản lý, bảo vệ môi trường tiếp tục được duy trì tốt. Bình quân mỗi ngày thu
gom, vận chuyển và xử lý 9.615 tấn rác sinh hoạt. Tiếp tục giám sát hoạt động của
các trạm quan trắc nước thải tự động tại các Khu công nghiệp - Khu chế xuất
trên địa bàn thành phố; tăng cường kiểm tra, xử lý các đơn vị sản xuất, kinh
doanh có phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi trường. Xem xét ban hành quy định
về xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng. Tiếp tục triển
khai công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn và quan trắc chất lượng
môi trường, chuyển đổi phương tiện thu gom vận chuyển, xây dựng quy chế tổ chức
hoạt động của Hội đồng Thẩm định công nghệ và Thiết bị các dự án xử lý rác sinh
hoạt bằng công nghệ đốt rác phát điện. Tăng cường công tác tuyên truyền bảo vệ
môi trường, xây dựng kế hoạch thực hiện phong trào chống rác thải
nhựa trên địa bàn thành phố.
8. Lĩnh vực văn hóa -
xã hội
- Lĩnh vực văn hóa
Thành phố đã diễn ra nhiều hoạt động lễ
hội, tuyên truyền cổ động chính trị, văn nghệ quần chúng gắn liền với tinh thần
giáo dục lòng yêu nước, truyền thống lịch sử của dân tộc, tiêu biểu như: Kỷ niệm
Ngày sinh Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh (01/7), Kỷ niệm Ngày Thành phố Sài Gòn -
Gia Định chính thức vinh dự được mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh (02/7), Kỷ niệm
Ngày Thương binh Liệt sĩ Việt Nam (27/7), Kỷ niệm Ngày thành lập Công đoàn Việt
Nam (28/7)... cùng nhiều chương trình nghệ thuật và các hoạt động văn hóa nghệ
thuật, thể dục thể thao sôi nổi, phong phú, đa dạng.
Công tác bảo tồn, trùng tu, tôn tạo,
phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa và công tác quản lý di sản văn hóa vật
thể, phi vật thể có nhiều chuyển biến tích cực. Bên cạnh đó, thành phố đã tổ chức
nhiều hoạt động thư viện như xe thư viện số lưu động - Bánh xe tri thức, các
triển lãm sách và phòng đọc thanh thiếu niên[27],
thu hút hơn 60.000 lượt bạn đọc, khách tham quan và các nhà nghiên cứu, phục vụ
hơn 105.000 lượt tài liệu. Trung tâm Tổ chức Biểu diễn và Điện ảnh đã tổ chức
biểu diễn nghệ thuật phục vụ quần chúng nhân dân với tổng cộng 38 suất, phục vụ
22.512 lượt người xem.
Công tác thanh tra, kiểm tra các tụ điểm
kinh doanh lĩnh vực văn hóa được thực hiện thường xuyên, góp phần làm lành mạnh
môi trường hoạt động văn hóa trên địa bàn; đã tổ chức và phối hợp với các đơn vị
chức năng thực hiện kiểm tra chuyên ngành 56 cơ sở kinh doanh văn hóa, quảng
cáo, nhà hàng, khách sạn trên địa bàn Thành phố, đã xử phạt vi phạm hành chính
đối với 40 tổ
chức và cá nhân với tổng số tiền phạt là 837,5 triệu đồng.
- Hoạt động thể dục thể thao:
Đối với thể thao thành tích cao, thành
phố đã tổ chức thành công tổng cộng 07 các giải thể thao bao gồm 19 giải cấp
Thành phố, 05 giải cấp quốc gia và 03 giải quốc tế thuộc các bộ môn như: Bóng rổ,
Bóng đá, Cờ tướng, Bóng bàn, Điền kinh, Quần vợt.... Đồng thời, đã cử nhiều vận
động viên, huấn luyện viên tham gia các giải thi đấu trong nước, quốc tế và cử
lực lượng huấn luyện viên, vận động viên đi tập huấn để chuẩn bị tham dự các giải
thuộc các bộ môn như Đá cầu, Bóng đá nữ, Võ cổ truyền, Judo, Bóng bàn, Futsal
nam... Bên cạnh đó, nhiều hoạt động thể thao dành cho cộng đồng được tổ chức dưới
hình thức xã hội hóa thu hút sự quan tâm và số lượng người tham dự đông đảo[28].
- Lĩnh vực giáo dục và đào tạo
Thành phố tổ chức tốt, nghiêm túc, an
toàn kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia năm 2019, hiện nay đã bàn giao giấy chứng
nhận kết quả thi về các cơ sở giáo dục; tổ chức công bố điểm chuẩn và tuyển
sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông công lập năm học 2019 - 2020. Kết quả thi
Trung học phổ thông Quốc gia năm 2019 của Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều tín hiệu
tích cực, điểm số trung bình của học sinh thành phố đứng hạng 5/63 tỉnh, thành
(tăng 4 bậc so với năm học 2018 - 2019). Trong đó, Môn tiếng Anh đứng thứ 1,
môn Toán đứng thứ 2 và môn Ngữ văn đứng thứ 6 trên cả nước; các môn còn lại đều
có điểm bình quân cao hơn năm trước và cao hơn điểm bình quân của cả nước.
Tăng cường kiểm tra công tác tổ chức
hoạt động hè tại các đơn vị giáo dục. Triển khai kế hoạch tổ chức bồi dưỡng
chính trị, kiến thức pháp luật, đạo đức nhà giáo hè năm 2019. Rà soát hồ sơ và
phỏng vấn ứng viên tham dự xét tuyển viên chức ngành giáo dục năm học 2019 -
2020. Kiểm tra công tác chuẩn bị tuyển sinh đầu cấp và công tác xây dựng phát
triển trường học; quy hoạch mạng lưới trường học tại các quận huyện; công tác
xây dựng, sửa chữa trường lớp, mua sắm trang thiết bị, cơ sở vật chất chuẩn bị
cho năm học mới.
- Phát triển khoa học công nghệ
Trong tháng 7 năm 2019, thành phố thực
hiện các chương trình khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trọng điểm giai đoạn
2016-2020 với một số kết quả cụ thể sau:
- Hoạt động nghiên cứu khoa học, phát
triển công nghệ, nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ (KH&CN): Tiếp nhận
20 hồ sơ đăng ký thực hiện nhiệm vụ KH&CN[29];
Tổ chức giám định 03 nhiệm vụ KH&CN và nghiệm thu 03 nhiệm vụ KH&CN,
trong đó có 02 nhiệm vụ được ứng dụng trực tiếp tại đơn vị sản xuất, kinh
doanh, gồm (1)
“Chế tạo dây hợp
kim nhôm 6201 dùng để sản xuất cáp điện” được ứng dụng,
sản xuất thử nghiệm Công ty Dây cáp điện Việt Thái, kết quả nghiên cứu giúp nhà
sản xuất dây cáp điện chủ động nguồn nguyên liệu sản xuất, giảm sự lệ thuộc vào
nguyên liệu của nước ngoài; (2) “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống chuyền
treo tự động ngành may” được ứng dụng trực tiếp tại Công ty TNHH MTV may mặc
Vĩnh Mai, kết quả đã tạo sản phẩm mục tiêu cho ngành may theo hướng hiện đại,
năng suất cao, tiết kiệm nguyên vật liệu và năng lượng, phù hợp với điều kiện ứng
dụng ở Việt Nam cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, giá thành thấp, thay cho thiết
bị ngoại nhập. Thông
qua kết quả nghiệm thu đã công bố được 05 bài báo (trong nước), đào tạo 02 thạc
sỹ và 01 kỹ sư, đăng ký được 01 giải pháp hữu ích; lựa chọn 03 tổ chức
KH&CN để hỗ trợ phát triển tổ chức KH&CN theo mô hình tiên tiến[30]; Cấp Giấy chứng
nhận doanh nghiệp KH&CN cho 03 doanh nghiệp[31]; Hướng dẫn sử dụng
Quỹ cho 01 doanh nghiệp[32];
Cấp Giấy chứng nhận cho 15 tổ chức KH&CN đăng ký mới với tổng số vốn
đăng ký là 103 tỷ đồng (trong đó có 04 tổ chức công lập[33]).
- Hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và
vừa đổi mới sáng tạo (ĐMST), nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế:
Huấn luyện, tư vấn về công cụ quản trị năng suất, chất lượng và ĐMST cho 3.314
doanh nghiệp[34];
Hỗ trợ thực hiện đổi mới công nghệ cho 02 dự án[35] tham gia Chương
trình vay kích cầu của thành phố với tổng số vốn đầu tư 56 tỷ đồng, số vốn đề
nghị hỗ trợ lãi vay là 42 tỷ đồng; ban hành Kế hoạch Hỗ trợ xây dựng cơ sở ươm
tạo theo mô hình quốc tế[36];
Cấp kinh phí đợt 1 cho 06 dự án[37]
tham gia Chương trình hỗ trợ ĐMST và khởi nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (Speedup;
Tiếp tục triển khai mô hình hợp tác ĐMST với Israel, Trung tâm tăng tốc khởi
nghiệp Tech7, đến nay, đã thu hút được 02 doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST từ
Trung tâm Ươm
tạo
doanh nghiệp Nông nghiệp công nghệ cao tham gia; Triển khai 38 sự kiện về hoạt
động ĐMST và khởi nghiệp[38],
thu hút 3.400 lượt người tham dự[39],
thông qua các sự kiện, đã hỗ trợ được 25 dự án khởi nghiệp.
- Hoạt động phát triển thị trường
KH&CN: Sàn Giao dịch công nghệ thành phố tiếp tục tập trung vận hành Cổng thông tin
Đổi mới sáng tạo và Chuyển giao công nghệ (Techport). Techport có vai trò kết nối
công nghệ thiết bị, kết nối các tổ chức trung gian và chuyên gia tư vấn, kết nối
tìm kiếm đối tác, hiện
đang vận hành với 5.726 công nghệ và thiết bị (CN&TB)[40] của 937 nhà
cung ứng, 1.251 tổ chức, chuyên gia tư vấn (trong đó có 690 chuyên gia tư vấn), 207 dự án
tìm kiếm đối tác; Tổ chức tư vấn cho 12 yêu cầu từ cá nhân, doanh nghiệp, trong
đó cung cấp thông tin cho 09 yêu cầu, kết nối tư vấn chuyên gia 03 yêu cầu, ký
kết 02 hợp đồng chuyển giao công nghệ[41];
Tổ chức tập huấn thẩm định giá các kết quả nghiên cứu từ nhiệm vụ KH&CN cho
147 người[42]
để hình thành tổ chức trung gian của thị trường KH&CN; Thúc đẩy phát triển
Tài sản trí tuệ (TSTT) thông qua việc hướng dẫn 31 doanh nghiệp thực hiện 70 hồ
sơ xác lập quyền sở hữu trí tuệ và các thủ tục khác về sở hữu trí tuệ, trong đó
hướng dẫn 02 hồ sơ đăng ký sáng chế; Hỗ trợ đánh giá khả năng bảo hộ cho khoảng
46 nhãn hiệu của các tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký.
- Hoạt động KHCN&ĐMST ở cơ sở và Kế
hoạch triển khai Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN về
nông nghiệp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn trên địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2025: Ban hành Thông báo mời đăng ký thực
hiện các dự án hỗ trợ chuyển giao mô
hình ứng dụng tiến bộ
KHCN&ĐMST ở cơ sở năm 2019[43] và tổ chức
hoạt động ĐMST trong trường học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2019”[44]; Khảo sát,
thu thập thông tin và nắm bắt nhu cầu về triển khai mô hình ứng dụng GIS hỗ trợ
quản lý đăng ký kinh doanh, cấp phép kinh doanh một số ngành nghề có điều kiện,
quản lý vệ sinh môi trường và quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn quận Thủ Đức;
Tổ chức nghiệm thu đợt 1 nội dung “Xây dựng bộ công cụ hỗ trợ cấp phép
một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện và quảng bá du lịch trên
địa bàn quận 4”; Triển khai 59 mô hình ứng dụng tiến bộ KH&CN trong
nông nghiệp[45]
cho Ủy ban nhân dân các quận - huyện nhằm nắm bắt nhu cầu hỗ trợ chuyển giao.
- Lĩnh vực y tế
Số ca tay chân miệng nội trú và ngoại
trú[46]
là 1.042 ca, tăng 20% (1.042/867 ca) so với tháng trước và giảm 30%
(1.042/1.477 ca) so với cùng kỳ. Số ca tay chân miệng cộng dồn từ ngày 01 tháng
01 năm 2019 đến ngày 15 tháng 07 năm 2019 là 5.736 ca, giảm 8% so với cùng kỳ
(5.736/6.220 ca). Chưa ghi nhận trường hợp tử vong do tay chân miệng.
Số ca sốt xuất huyết nội trú và ngoại
trú là 4.210 ca, tăng 151% (4.210/1.674 ca) so với tháng trước và tăng 82%
(4.210/2.313 ca) so với cùng kỳ. Số ca sốt xuất huyết cộng dồn từ ngày 01 tháng
01 năm 2019 đến ngày 15 tháng 07 năm 2019 là 27.768 ca, tăng 164% so với cùng kỳ
(27.768/10.505 ca). Trong tháng ghi nhận 02 ca tử vong tại Hóc Môn và Quận 2. Đến
nay ghi nhận 05 ca tử vong (Củ Chi, Tân Phú, Bình Tân, Hóc Môn, Quận 2).
Số ca Sởi nội trú và
ngoại trú là 252 ca, giảm 41% (252/427 ca) so với tháng trước và tăng 251 ca
(252/1 ca) so với cùng kỳ. Số ca Sởi cộng dồn từ ngày 01 tháng 01 năm 2019 đến
ngày 15 tháng 07 năm 2019 là 5.647 ca, tăng 5.637 ca so với cùng kỳ (5.647/10
ca). Đến nay chưa ghi nhận ca tử vong.
Các dịch bệnh khác đều được khống chế
và không để xảy ra các ổ dịch trên địa bàn. Thành phố ban hành Kế hoạch số
3209/KH-SYT ngày 19 tháng 06 năm 2019 về hoàn thiện mạng lưới cấp cứu ngoài bệnh
viện, xây dựng hệ thống điều hành thông minh mạng lưới cấp cứu, nhân rộng loại hình
xe cấp cứu 2 bánh.
Triển khai chương trình bình ổn năm
2019 (bắt đầu chương trình từ 01/4/2019). Doanh số thuốc bình ổn 15 tháng 06
năm 2019 đến ngày 15 tháng 07 năm 2019 ước đạt 4,2 tỷ đồng.
Tiến độ triển khai các dự án:
+ Dự án Cơ sở 2 của Bệnh viện Ung Bướu: Tổng
mức đầu tư 5.800 tỷ đồng. Chuẩn bị các thủ tục chuyên môn (giấy phép khám chữa
bệnh, giấy phép phòng cháy chữa cháy, giấy phép xả thải....) để đưa khu khám bệnh
đi vào hoạt động.
+ 03 Dự án cửa ngõ: Dự án Bệnh viện Đa
khoa Khu vực Hóc Môn, Củ Chi và Thủ Đức: Thành phố có Quyết định số 723/QĐ-UBND ,
724/QĐ-UBND về phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu dự án Xây dựng mới.
+ Dự án Bệnh viện Chấn thương Chỉnh
hình: Gồm 02 dự án thành phần là Bồi thường giải phóng mặt bằng và Xây dựng mới.
Dự án hiện đang gặp khó khăn về công tác đền bù giải phóng mặt bằng. Tiếp tục vận
động các hộ dân còn lại giao đất cho nhà đầu tư.
+ Dự án Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc
Thạch - Cơ sở 2: Tổng mức đầu tư 2.500 tỷ đồng. Ngày 29 tháng 3 năm 2019, thành
phố có Quyết định số 1226/QĐ-UBND về duyệt đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500
Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch - cơ sở 2, Trung tâm xét nghiệm Y khoa và
Bệnh viện đa khoa thực hành của Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch - quy mô
12,66 ha. Dự án gặp khó khăn về công tác đền bù giải phóng mặt bằng, hiện đang
tiếp tục vận động các hộ dân còn lại giao đất cho nhà đầu tư.
- Công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực
phẩm:
Thành phố tiếp tục đẩy mạnh công tác
tuyên truyền, phổ biến các biện pháp, hướng dẫn phòng, chống bệnh Dịch tả heo
Châu phi nhằm khuyến cáo người
tiêu dùng nhận biết và lưu ý khi lựa chọn thực phẩm trong bối cảnh bệnh dịch
tả heo Châu Phi đang diễn biến phức tạp; chú trọng giáo dục, thông tin chính
sách pháp luật về an toàn thực phẩm thông qua việc tổ chức 11 lớp tập huấn kiến
thức về an toàn thực phẩm cho 1.070 đối tượng là các tiểu thương kinh
doanh tại các chợ truyền thống trên địa bàn thành phố, Công ty Acecook Việt
Nam, cán bộ Mặt trận tổ quốc Quận 12; thiết kế, in ấn, cấp phát 10.000 tờ rơi
tuyên truyền “Cảnh báo ngộ độc so biển” cho 06 quận/huyện.
Siết chặt, duy trì công tác kiểm tra
tình hình đảm bảo an toàn thực phẩm và phòng, chống, khống chế, ứng phó khẩn cấp
với Dịch tả heo Châu phi tại các trạm, chốt kiểm dịch động vật. Trong tháng,
thanh tra, kiểm tra 942 cơ sở, ban hành 118 Quyết định xử phạt vi phạm hành
chính, số tiền xử phạt: 1.648.480.000 đồng. Lũy kế năm 2019: thanh tra, kiểm
tra 4.247 cơ sở, xử phạt 466 cơ sở với số tiền 6.762.349.939 đồng.
Đã kiểm tra các bếp ăn tập thể của
Công ty TNHH MTV Thuốc lá Sài Gòn và Công ty Phát triển kinh tế Duyên Hải
(Cofidec)[47].
Các công ty này cơ bản chấp hành các điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm cho
công nhân, giá trị suất ăn cao (từ 18.000 đồng - 25.000 đồng/suất ăn). Thời
gian tới, thành phố sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra toàn bộ các cơ sở bếp ăn
trong các Khu chế xuất, Khu công nghiệp trên địa bàn, trước mắt tập trung kiểm
tra các cơ sở có giá suất ăn thấp, xử lý vi phạm về điều kiện an toàn thực phẩm
(nếu có), qua đó khuyến khích việc đảm bảo giá trị suất ăn cho công nhân, góp
phần đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm.
Tổ chức thẩm định và cấp 10 giấy chứng
nhận cho 10 cơ sở (01 cơ sở xin cấp bổ sung sản phẩm) tham gia Đề án “Chuỗi thực
phẩm an toàn” với tổng sản lượng tham gia chuỗi 800 tấn cá điêu hồng/năm[48]. Thực hiện truy
xuất nguồn gốc đối với sản phẩm thịt heo tại 02 chợ đầu mối Hóc Môn và Bình Điền
với 77.486 xe, tổng lượng heo nhập là 1.491.318 con. Kết quả 100% có vòng niêm
phong.
Trong tháng, ghi nhận có 01 sự cố nghi
ngờ ngộ độc thực phẩm khi thực khách tham dự tiệc cưới tại Nhà hàng Adora
center[49]
vào tối ngày 30/6/2019 và ngày 01/7/2019. Ngay khi nhận được thông tin, các cơ
quan chức năng đã phối hợp điều tra, xác minh vụ việc. Qua điều tra tại các bệnh
viện trên địa bàn từ ngày 03/7/2019 đến ngày 11/7/2019, có 09 trường hợp tham dự
các bữa tiệc trên đến bệnh viện điều trị và hiện không ghi nhận có trường hợp tử
vong. Thành phố đang tiếp tục tiến hành điều tra nguyên nhân vụ việc, đồng thời
thực đã hiện thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với tất cả các cơ sở dịch vụ
ăn uống thuộc hệ thống Trung tâm hội nghị và yến tiệc Adora trên địa bàn.
- Giải quyết việc làm:
Thành phố giải quyết việc làm cho
28.593 lượt người và 12.712 chỗ việc làm mới được tạo ra. Nâng tổng số giải quyết
việc làm trong 7 tháng đầu năm là 189.350/300.000 lượt người (đạt 63,1% kế hoạch
năm) và số chỗ việc làm mới là 84.477/130.000 chỗ việc làm mới (đạt 64,9% kế hoạch
năm); so với cùng kỳ, số lao động được giải quyết việc làm giảm 11.606 lượt người,
số chỗ việc làm mới giảm 5.923 chỗ.
Từ đầu năm đến nay, đã có 87.000 người
nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp. Tính đến ngày 09/7/2019, trên địa
bàn thành phố xảy ra 08 vụ[50]
tranh chấp lao động tập
thể, đình công với
tổng số người tham
gia 2.092 người (giảm 07 vụ và giảm 1.792 người so với cùng kỳ).
Trong 7 tháng đầu năm 2019, đã tiếp nhận
48 hồ sơ đăng ký mới, đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp; thực hiện
thẩm định, cấp 15 giấy chứng nhận đăng ký mới và 29 giấy chứng nhận đăng ký bổ
sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Số lao động
đã qua đào tạo đến nay đạt 3.805.851/4.607.312 người (đạt 82,6%/83% kế hoạch
năm)[51].
- Công tác giảm nghèo bền vững và đảm
bảo an sinh xã hội:
Thành phố ban hành Quyết định số
07/2019/QĐ-UBND ngày 15 tháng 3 năm 2019 về sửa đổi, bổ sung Quyết định số
58/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành
chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo thành phố áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020[52] và Kế hoạch số
1066/KH-UBND ngày 26 tháng 3 năm 2019 về khảo sát, rà soát lập danh sách hộ
nghèo, hộ cận nghèo thành phố giai đoạn 2019 - 2020, triển khai đến quận - huyện,
phường - xã - thị trấn thực hiện khảo sát, rà soát lập danh sách hộ nghèo, hộ cận
nghèo thành phố giai đoạn 2019 - 2020. Theo báo cáo của quận - huyện, đầu giai đoạn
2019 - 2020 trên địa bàn thành phố có 27.432 hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 1,11%
tổng hộ dân thành phố)[53]
và 32.143 hộ cận nghèo (chiếm tỷ lệ 1,3%).
Đã lập danh sách in và cấp phát
133.738 thẻ bảo hiểm y tế[54]
năm 2019 cho người diện hộ nghèo, hộ cận nghèo và vượt chuẩn cận nghèo năm 2018
của 24 quận - huyện. Triển khai thực hiện các giải pháp cho vay vốn từ các nguồn
Quỹ Xóa đói giảm nghèo, Quỹ quốc gia về việc làm, Quỹ hỗ trợ đào tạo và giải
quyết việc làm cho người bị thu hồi đất để thực hiện các dự án đầu tư trên địa
bàn thành phố nhằm giải quyết việc làm, trợ giúp trực tiếp chăm lo hộ nghèo và thực hiện
chính sách ưu đãi xã hội cho người nghèo, hộ nghèo. Thực hiện các chính sách an
sinh xã hội để chăm lo cho hộ nghèo, hộ cận nghèo như: đào tạo nghề và giải quyết
việc làm, hỗ trợ tiền điện, hỗ trợ nhà ở[55],
chi phí hỏa táng,...
Trong tháng, đã công nhận mới 213 trường
hợp thuộc diện chính sách có công, nâng tổng số được công nhận mới từ đầu năm đến nay
là 1.189 trường hợp; ban hành Kế hoạch và tổ chức Đoàn đại biểu viếng Nghĩa
trang Liệt sĩ thành phố nhân kỷ niệm 72 năm ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947
- 27/7/2019). Triển khai Kế hoạch kiểm tra công tác thực hiện chính sách trợ
giúp xã hội và hoạt động các cơ sở trợ giúp xã hội năm 2019.
Tiếp tục theo dõi, giám sát việc cấp
thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi; tiếp nhận và chuyển gửi hồ sơ mổ tim
cho trẻ em gia đình nghèo bị bệnh tim bẩm sinh[56];
hỗ trợ chi phí học tập cho trẻ em, bao gồm: học bổng[57], dụng cụ học tập
(tập vở, bút viết), xe đạp[58]
cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn 24 quận - huyện; kiểm tra, giám
sát, tham vấn, tư vấn, can thiệp, hỗ trợ, xử lý kịp thời về những vấn đề có
liên quan đến trẻ em, đặc biệt là đảm bảo thực hiện tốt các quyền cơ bản của trẻ
em... Tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
học tập kinh nghiệm triển khai mô hình thành phố an toàn với phụ nữ và trẻ em.
9. Công tác đối ngoại
Trong tháng, Thành phố đã chủ trì đón
tiếp 12 đoàn khách quốc tế cấp cao, có 28 cuộc tiếp khách thường niên; đón 04
đoàn gồm 13 phóng viên nước ngoài vào tác nghiệp với chủ đề được phóng viên
quan tâm là là tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội Việt Nam, biến đổi khí hậu
tại Việt Nam.
Thành phố đã tổ chức 06 đoàn do Lãnh đạo
Sở - ngành dẫn đầu đi công tác nước ngoài như: Đoàn sở, ngành đi dự Tuần lễ địa
phương kết nghĩa Bangkok, Đoàn sở ngành đi Vladivostok dự Lễ khánh thành Tượng
Bác, Đoàn quận Thủ Đức đi Chingeltei (Mông Cổ) để ký MOU giữa quận Thủ Đức và
quận Chingeltei,...
Thành phố đã ký Bản Ghi nhớ về chia sẻ
kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển khu công nghiệp và khoa học trên cơ sở
quan hệ đoàn kết, ủng hộ và hợp tác toàn diện Việt Nam - Cuba. Đại diện Sở Giao
thông vận tải, Sở Xây dựng đã ký Biên bản ghi nhớ với Tổng lãnh sự Anh tại
Thành phố Hồ Chí Minh về thỏa thuận hợp tác triển khai các dự án nằm trong
Chương trình thành phố tương lai toàn cầu 2019 - 2022, hướng tới xây dựng Thành phố Hồ
Chí Minh thành đô thị thông minh.
Thành phố đã đón tiếp hơn 20 lượt kiều
bào, thân nhân liên hệ để tìm hiểu về các chính sách, pháp luật và thủ tục hành
chính có liên quan. Tổ chức thành công đoàn công tác đi tìm hiểu tình hình cộng
đồng trí thức, doanh nhân kiều bào tại Singapore; đoàn tham dự Diễn đàn Kinh tế
kiều bào toàn cầu lần 1 năm 2019 tại Hàn Quốc; Đoàn nghệ thuật tham dự Lễ kỷ niệm
100 năm phong trào Việt kiều tại Pháp và Hội người Việt Nam tại Pháp; Hội nghị
phát huy nguồn lực kiều bào xây dựng
hệ sinh thái khởi nghiệp với chủ đề “Khởi nghiệp địa
phương, vươn tầm quốc tế”.
10. Quốc phòng, an
ninh, trật tự an toàn xã hội
- Quốc phòng, an ninh: Thực hiện
tốt công tác trực sẵn sàng chiến đấu góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật
tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố. Thực hiện có hiệu quả công tác đối
ngoại quốc phòng. Nghiên cứu xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết
số 29-NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng.
Phối hợp với Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân và Cảnh sát biển Vùng 3 tổ chức tập huấn
cán bộ, huấn luyện ngư dân, dân quân biển; tổ chức hội nghị trực tuyến triển
khai đề án quân đội phòng chống diễn biến hòa bình trên lĩnh vực tư tưởng, văn
hóa trong tình hình mới, công tác tổ chức, quản lý đấu tranh trên mạng
internet, mạng xã hội. Tiếp tục bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho
các đối tượng; tổ chức quản lý, huấn luyện chiến sĩ mới nhập ngũ.
- Về phạm pháp hình sự: Thành phố tập
trung chỉ đạo, triển khai nhiều giải pháp nhằm kéo giảm phạm pháp hình sự, tăng tỷ lệ điều
tra khám phá án; đẩy mạnh đấu tranh triệt phá các loại tội phạm, nhất là tội phạm
có tổ chức, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng sử dụng vũ khí “nóng”, không để hình
thành các băng, ổ nhóm tội phạm và các tụ điểm phức tạp về an ninh trật tự và tệ
nạn xã hội. Trong tháng 07, phạm pháp hình sự ghi nhận 372 vụ (giảm 38 vụ so với
cùng kỳ), làm chết 13 người, bị thương 58 người, thiệt hại tài sản trên 17 tỷ đồng.
- Công tác phòng ngừa vi phạm pháp
luật: Các lực lượng chức năng đã tăng cường công tác phối hợp tuần tra kiểm
soát, trinh sát, mật phục, đeo bám trên các tuyến trọng điểm kết hợp kiểm tra
hành chính các cơ sở, kinh doanh dịch vụ nhạy cảm... nhằm kịp thời phát hiện,
ngăn chặn, xử lý tội phạm; đồng thời phát động sâu rộng phong trào toàn dân bảo
vệ an ninh Tổ quốc và chấn chỉnh tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội
phạm. Kết quả đã triệt phá 37 băng nhóm tội phạm, bắt 79 đối tượng; điều tra
khám phá 253 vụ (đạt tỷ lệ 68%), bắt 277 tên, vận động đầu thú và thanh loại 13
đối tượng có lệnh truy nã.
- Về tội phạm ma
túy:
Đã triệt phá 123 vụ, bắt 297 đối tượng có hành vi mua bán, tàng trữ, vận chuyển
và tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.
- Công tác đấu tranh các loại tệ nạn
xã hội khác: Phát hiện và xử lý 26 vụ/166 đối tượng tham
gia cờ bạc trái phép; thu hơn 198 triệu đồng và nhiều công cụ, phương tiện khác
phục vụ cho hoạt động phạm tội.
- Về tội phạm
kinh tế và môi trường: Đã phát hiện và xử lý 110 vụ/105 đối tượng
vi phạm về kinh tế; thu giữ nhiều loại hàng hóa trị giá trên 08 tỷ đồng. Lập 35
quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường với tổng
số tiền hơn 02 tỷ đồng.
- Về trật tự an
toàn giao thông: Xảy ra 56 vụ tai nạn giao thông đường bộ từ ít
nghiêm trọng trở lên (giảm 06 vụ so với cùng kỳ), làm chết 53 người
(không tăng không giảm so với cùng kỳ), bị thương nặng 21 người (không tăng
không giảm so với cùng kỳ) và 226 vụ va chạm giao thông (tăng 19 vụ so với cùng
kỳ) làm bị thương nhẹ 189 người (tăng 28 người so với cùng kỳ). Không xảy ra
tai nạn giao thông đường sắt
và tai nạn trên tuyến đường thủy nội địa.
- Phòng, chống cháy, nổ: Trong
tháng 7, trên địa bàn thành phố xảy ra 20 vụ cháy (so với cùng kỳ giảm 55,6%);
không thiệt hại về người. Đã tổ chức cứu nạn, cứu hộ 24 vụ, giải cứu 08 người
và tìm thấy 01 thi thể nạn nhân.
IV. Nhận xét, đánh
giá chung
- Sản xuất hàng hóa đáp ứng yêu cầu của
thị trường. Lĩnh vực xuất khẩu tiếp tục phát triển; kim ngạch xuất khẩu tăng
cao hơn cùng kỳ,
góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế chung của thành phố. Ngành công nghiệp
phát triển đúng định hướng, với giá trị gia tăng cao của ngành điện tử - công
nghệ thông tin thành phố thông qua việc
tiếp thu trình độ khoa học - kỹ thuật cao từ các dự án của các tập đoàn kinh tế
thế giới đầu tư sử dụng công nghệ bán dẫn, công nghệ vi mạch, bo mạch điện tử.
Sản xuất nông nghiệp duy trì hoạt động ổn định.
- Các hoạt động xúc tiến thương mại và
đầu tư tiếp tục được triển khai hiệu quả, góp phần hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu
kinh tế thành phố, tăng tỉ trọng xuất khẩu các sản phẩm chế biến có giá trị gia
tăng cao, tăng trưởng sức hút đầu tư và cải thiện rõ rệt niềm tin của doanh
nghiệp trong và ngoài nước vào môi trường đầu tư kinh doanh của thành phố. Tạo điều
kiện góp phần thúc đẩy tình hình đầu
tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài có những kết quả khả quan, số
doanh nghiệp thành lập mới và số dự án FDI cấp mới đều tăng so với cùng kỳ.
- Hoạt động văn hóa, nghệ thuật trên địa
bàn thành phố trong tháng có nội dung phong phú, đa dạng về chủ đề. Các chuyến
lưu diễn ở nước ngoài đã để lại nhiều tình cảm tốt đẹp đối với nước bạn. Thành phố
đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền cổ động chính trị trên địa bàn theo đúng
quy định, phát huy được hiệu quả và sức mạnh tuyên truyền đến đông đảo người
dân thành phố và du khách nước ngoài.
- Thành phố đã tập trung tổ chức tốt kỳ
thi Trung học phổ thông Quốc gia năm 2019, tăng cường công tác quản lý, kiểm
tra nắm bắt tình hình tuyển sinh các lớp đầu cấp và hoạt động hè tại các đơn vị;
tổ chức hiệu quả các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng trong hè. Kiểm tra công tác
xây dựng, sửa chữa trường lớp, mua sắm trang thiết bị, cơ sở vật chất trường học
chuẩn bị cho năm học mới.
- Thành phố thực hiện tốt công tác
chăm lo, hỗ trợ người nghèo, đối tượng chính sách có công, đối tượng bảo trợ xã
hội, trẻ em... góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.
V. Nhiệm vụ trọng tâm
trong tháng 8 năm 2019
Ủy ban nhân dân thành phố tiếp tục
quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm các Nghị quyết, văn bản chỉ đạo của
Trung ương, Thành ủy, Hội đồng nhân dân thành phố, tập trung vào các nội dung
trọng tâm như sau:
1. Tiếp tục thực hiện
Chủ đề năm 2019 “Năm đột phá cải cách hành chính và thực hiện Nghị quyết
54/2017/QH14 của Quốc hội”. Đẩy mạnh tiến độ thực hiện 19 nhiệm vụ Ban Thường vụ
Thành ủy giám sát, 10 Đề án trọng tâm trong năm 2019 và các Hội thảo
Chuyên đề còn lại năm 2019.
2. Triển khai thực hiện
Kế hoạch số 03-KH/TBVK ngày 30 tháng 6 năm 2019 của Tiểu ban Văn kiện Đại hội
XI về chuẩn bị Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ Thành phố lần thứ XI (Ủy ban
nhân dân thành phố đã có chỉ đạo tại công văn 751/UBND-TH ngày 25 tháng 7 năm
2019). Các đồng chí Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố được phân công phụ
trách từng nội dung thường xuyên đôn đốc, chỉ đạo trong quá trình triển khai, đảm
bảo đúng tiến độ và chất lượng theo yêu cầu.
3. Chuẩn bị tốt các nội
dung phục vụ kỳ họp bất thường Hội đồng nhân dân thành phố tháng 8 năm 2019,
trong đó tập trung hoàn thiện, thông qua các chính sách bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư cho các hộ dân khiếu kiện trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
4. Tiếp tục thực hiện
các giải pháp đồng bộ, hiệu quả nhằm cải thiện, nâng cao các chỉ số PAR index,
PCI, PAPI của thành phố. Tổ chức quản lý hoạt động, khai thác có hiệu quả Trung
tâm Mô phỏng dự báo kinh tế - xã hội thành phố, Trung tâm Báo chí thành phố và
các trung tâm thành phần (giai đoạn 1) thuộc đề án “Xây dựng Thành phố Hồ Chí
Minh trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025”.
Xây dựng Phương án sắp xếp các đơn vị
hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn thành phố giai đoạn 2019 - 2021. Tiếp
tục triển khai đoàn kiểm tra công tác cải cách hành chính tại các sở - ngành, Ủy
ban nhân dân quận - huyện. Thực hiện Kế hoạch kiểm tra công tác tổ chức bộ máy,
việc triển khai thực hiện các nội dung ủy quyền, tình hình sử dụng biên chế
hành chính và số lượng người làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa
bàn thành phố năm 2019.
Tập trung xây dựng Đề án đào tạo nguồn
nhân lực cho Đô thị thông minh; ban hành quy chế quản lý hệ thống camera chung
của thành phố; xây dựng quy chế tích hợp và vận hành 03 Trung tâm: Kho dữ liệu
dùng chung và hệ sinh thái mở, Trung tâm Điều hành đô thị thông minh và Trung
tâm Nghiên cứu mô phỏng dự báo kinh tế - xã hội; xây dựng kế hoạch triển khai
giai đoạn 2 của Kho dữ liệu dùng chung và hệ sinh thái mở và Trung tâm Điều
hành đô thị thông minh. Phối hợp Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức Hội thảo quốc
tế “Nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) tại thành phố giai đoạn 2019 -
2025”.
Khảo sát, triển khai thử nghiệm hệ thống
viễn thông và điện thoại di động thế hệ 5 (5G). Thực hiện Kế hoạch kiểm tra việc
chấp hành quy định pháp luật về giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch
chung, lưu giữ và sử dụng thông tin thuê bao di động của các doanh nghiệp
thông tin di động trên địa bàn thành phố. Tổ chức triển khai xây dựng cơ sở dữ
liệu hộ tịch. Tiếp tục triển khai ứng dụng CNTT để nâng cao hiệu lực,
hiệu quả quản lý hoạt động cung cấp và sử dụng thông tin trên mạng Internet đặc
biệt là trang mạng xã hội có hệ thống máy chủ đặt tại nước ngoài theo quy định
pháp luật.
5. Tổ chức Hội nghị sơ
kết 6 tháng đầu năm 2019 triển khai thực hiện Đề án ủy quyền cho các sở -
ngành, Ủy ban nhân dân các quận - huyện theo Kế hoạch 2801/KH-UBND ngày 12
tháng 7 năm 2019 của Ủy ban nhân dân thành phố; Hội nghị đánh giá hiệu quả
Chương trình kích cầu đầu tư của thành phố và 04 Hội thảo: (1) Hội thảo “Định
hướng quy hoạch và phát triển cây xanh, công viên và chiếu sáng các quận nội
thành giai đoạn 2019 - 2025”; (2) Hội thảo “Giải pháp nhà ở cho gia tăng dân số
1 triệu người nhập
cư sau mỗi 5 năm ở Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 - 2035”; (3) Hội thảo
“Đào tạo nhân lực trình độ quốc tế ở Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 -
2030” và (4) Hội thảo “Quy hoạch và phát triển bờ kè sông Sài Gòn và sông, kênh
nội thành và các giải pháp để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội
thành vào năm 2025.
6. Xây dựng Kế hoạch và
Khung hướng dẫn Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà
nước năm 2020 của thành phố; Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm
2020 - 2022 theo quy định tại Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 25 tháng 6 năm 2019 của Thủ
tướng Chính phủ về xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán
ngân sách nhà nước năm 2020 và hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài
chính.
7. Tập trung phát triển
công nghiệp theo đúng định hướng, ưu tiên đầu tư phát triển 4 ngành công nghiệp
trọng yếu có hàm lượng khoa học công nghệ và giá trị gia tăng cao. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện
Đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2018 - 2025, định hướng đến năm 2030; Đề
án phát triển ngành logistics trên địa bàn thành phố đến năm 2025, định hướng đến
năm 2030;...
Tiếp tục tổ chức thực hiện hiệu quả
các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư: Hội thảo chuyên đề “Làm thế nào
để nhà cung ứng có thể hợp tác thành công với doanh nghiệp FDI”; Hội nghị Đối
thoại giữa Doanh nghiệp và Lãnh đạo Cục Thuế, Lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
Hội nghị Cơ sở hạ tầng Việt Nam; Tọa đàm “Góc nhìn thực tiễn cho doanh nghiệp
Việt Nam để đạt lợi thế từ EVFTA”; Hội
nghị Xúc tiến thương mại, kết nối giao thương giữa doanh nghiệp tỉnh Lâm Đồng
và Thành phố Hồ Chí Minh năm 2019; ...
8. Siết chặt công tác cấp
phép và quản lý trật tự
xây dựng trên địa bàn, có giải pháp xử lý kiên quyết ngay từ đầu đối với những trường
hợp vi phạm về xây dựng, đánh giá trách nhiệm người đứng đầu địa phương; tăng
cường công tác quản lý sử dụng lòng, lề đường, vỉa hè theo quy định. Tiếp tục duy
trì thực hiện tốt công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt,
chất thải rắn nguy hại, chất thải rắn y tế. Kiểm tra, giám sát nghiệm thu chất
lượng cung ứng dịch vụ vệ sinh môi trường, hỗ trợ chuyển đổi phương tiện
thu gom chất thải rắn tại nguồn,...
Tăng cường công tác triển khai phân loại
rác tại nguồn trên địa bàn 24 quận huyện. Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số
19-CT/TU ngày 19 tháng 10 năm 2018 của Ban Thường vụ Thành ủy về thực hiện Cuộc
vận động “Người dân Thành phố Hồ Chí Minh không xả rác ra đường và kênh rạch,
vì thành phố sạch và giảm ngập nước”.
9. Đa dạng sản phẩm du
lịch, tăng cường phát triển điểm đến phục vụ du khách; đẩy mạnh tuyên truyền,
truyền thông, quảng bá du lịch thành phố trên Youtube và các phương tiện. Làm tốt
công tác truyền thông cho các chương trình, sự kiện quan trọng trong thời gian
tới như: Hội chợ Du lịch quốc tế ITE-HCMC 2019, Liên hoan Ẩm thực Món ngon các
nước, Giải Marathon quốc tế, Lễ đón khách quốc tế thứ 8 triệu... Tiếp tục hoàn thiện kế
hoạch Chương trình kích cầu du lịch Thành phố Hồ Chí Minh năm 2019. Tăng cường
công tác kiểm tra tuyến, điểm du lịch nhằm phát hiện và ngăn chặn những vụ việc
lợi dụng du lịch để gây rối trật tự xã hội.
10. Tập trung tổ chức tốt
các hoạt động lễ hội, tuyên truyền cổ động chính trị, văn nghệ quần chúng gắn
liền với tinh thần giáo dục lòng yêu nước, truyền thống lịch sử của dân tộc
như: Kỷ niệm Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh quốc phòng (19/8), Kỷ niệm Ngày
Thành lập lực lượng Công an nhân dân Việt Nam (19/8), Kỷ niệm Ngày sinh Chủ tịch
Tôn Đức Thắng (20/8)... Thực hiện Đề án kết nối để giới thiệu và phát huy giá
trị di sản văn hóa cấp quốc gia - Nhà hát Thành phố với hoạt động du lịch cùng
với tổ chức biểu diễn nghệ thuật, nhằm phục vụ nhu cầu tham quan Nhà hát thành
phố của du khách.
Đối với thể thao thành tích cao, tập
trung tổ chức tập huấn lực lượng, phấn đấu đạt kết quả cao khi tham gia thi đấu
các giải quốc gia, vô địch Đông Nam Á, Châu Á, thế giới và các giải quốc tế
khác, đặc biệt là SEA Games 30 tổ chức tại Philippines và các Đại hội Thể thao
lớn trong năm 2019.
11. Tiếp tục triển khai
quyết liệt các giải pháp ngăn chặn dịch tả heo Châu Phi trên địa bàn thành phố.
Thực hiện các hoạt động phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết để kéo giảm số ca
bệnh hàng tuần; Tập trung xử lý triệt để các ổ dịch hiện hành, ổ dịch
lan rộng; Đẩy mạnh truyền thông diệt lăng quăng trong mỗi nhà dân; giám sát
phát hiện sớm các ca bệnh trong trường học. Tăng cường kiểm tra các cơ sở hành
nghề khám chữa bệnh trên địa bàn thành phố (các phòng khám có yếu tố người nước
ngoài, cơ sở thẩm mỹ, chăm sóc da).
12. Tổ chức triển khai
nhiệm vụ ngành giáo dục thành phố và tựu trường năm học 2019 - 2020. Tổng hợp
báo cáo công tác chuẩn bị khai giảng và triển khai năm học mới theo đúng kế hoạch.
Tổ chức phân công giáo viên, nhân viên mới tuyển dụng. Xây dựng dự toán ngân
sách chi hoạt động thường xuyên và kế hoạch cơ sở vật chất cho toàn ngành năm học
2019 - 2020.
13. Tăng cường công tác
thông tin, giáo dục và truyền thông về an toàn thực phẩm; tổ chức các lớp tập
huấn cho các nhóm đối tượng; tiếp tục triển khai các công tác đảm bảo an toàn
thực phẩm, nâng cao chất lượng nguồn thực phẩm; triển khai Đề án quản lý, nhận
diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo, thịt gia cầm và trứng gia cầm năm 2019 và
Kế hoạch kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh
tham gia Đề án, đặc biệt tuyên truyền về cách lựa chọn, sử dụng thực phẩm an
toàn trong thời điểm có dịch tả heo Châu Phi. Chuẩn bị nội dung Hội nghị sơ kết
Đề án “Chuỗi thực phẩm an toàn” thực hiện thí điểm tại thành phố giai đoạn 2017 - 2019.
Tăng cường kiểm tra giám sát đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, đặc
biệt là các nhà hàng tiệc cưới.
14. Xây dựng Kế hoạch thực
hiện Đề án “Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy và học nghề đến
năm 2020”. Hoàn chỉnh dự thảo thông báo thống nhất số lượng và danh sách hộ
nghèo, hộ cận nghèo thành phố giai đoạn 2019 - 2020 của 24 quận - huyện. Phối hợp
với Cơ quan Liên hiệp quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN
Women) tại Việt Nam thực hiện các hoạt động của dự án triển khai thí điểm
Chương trình “Thành phố an toàn, thân thiện với phụ nữ và trẻ em gái trên địa
bàn giai đoạn 2017 - 2021”.
15. Tập trung các nhiệm
vụ về quốc phòng - an ninh, bảo đảm giữ vững ổn định chính trị và trật tự an
toàn xã hội trên địa bàn; tăng cường triển khai các biện pháp kéo giảm tai nạn
giao thông, đảm bảo trật tự an toàn giao thông; các biện pháp phòng, chống cháy
nổ trên địa bàn./.
Nơi nhận:
-
Văn phòng Chính phủ (a - b);
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài
chính;
- Bộ Công Thương; Tổng Cục Thống kê;
- Thường trực Thành ủy; TT HĐND. TP;
- Thành viên UBND TP;
- Ủy ban MTTQ và Đoàn thể TP;
- Các Sở - ngành; UBND các quận - huyện;
- Các Tổng Cty, Công ty thuộc TP;
- VPUB: CPVP;
- Các Phòng NCTH, TH (2b);
- Lưu:VT, (TH/Tân) TV23
|
KT. CHỦ
TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC
Lê Thanh Liêm
|