BỘ VĂN HÓA, THỂ
THAO
VÀ DU LỊCH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
06/2018/TT-BVHTTDL
|
Hà Nội, ngày 30
tháng 01 năm 2018
|
THÔNG TƯ
QUY
ĐỊNH VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ VÀ TẬP HUẤN NHÂN VIÊN CHUYÊN MÔN ĐỐI VỚI
MÔN DÙ LƯỢN VÀ MÔN DIỀU BAY
Căn cứ Luật Thể dục,
thể thao ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 106/2016/NĐ-CP
ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh hoạt động
thể thao;
Căn cứ Nghị định số 36/2008/NĐ-CP
ngày 28 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ về quản lý tàu bay không người lái và
các phương tiện bay siêu nhẹ; Nghị định số 79/2011/NĐ-CP
ngày 05 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 36/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2008 của
Chính phủ về quản lý tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ và
Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 6
năm 2010 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
của luật dân quân tự vệ;
Căn cứ Nghị định số 79/2017/NĐ-CP
ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục
thể thao;
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban
hành Thông tư quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tập huấn nhân viên
chuyên môn đối với môn Dù lượn và môn Diều bay.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này quy định về cơ sở vật chất, trang
thiết bị và tập huấn nhân viên chuyên môn đáp ứng yêu cầu hoạt động tập luyện,
thi đấu và biểu diễn môn Dù lượn và môn Diều bay.
2. Tiêu chuẩn cơ sở vật chất, trang thiết bị cho tập
luyện và thi đấu thể thao thành tích cao môn Dù lượn và môn Diều bay được thực
hiện theo quy định tại Điều 43 Luật Thể dục, thể thao.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tổ chức
tập luyện, thi đấu, biểu diễn và tập huấn nhân viên chuyên môn đối với môn Dù
lượn và môn Diều bay tại Việt Nam.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này từ ngữ dưới đây được hiểu như
sau:
1. Dù lượn là môn thể thao hàng không, có
người điều khiển. Dù lượn có hai loại sau đây:
a) Dù lượn không có động cơ (Paragliding): Người điều
khiển dù ngồi trong đai ngồi treo dưới cánh dù có hình dạng của cánh bay, điều khiển
bay bằng hai dây lái và cất cánh bằng cách sải bước chân chạy;
b) Dù lượn có động cơ (Paramotor): Người điều khiển
dù đeo một động cơ ở sau lưng tạo lực đầy đủ để cất cánh và bay lên bằng cánh
dù lượn.
2. Diều bay là môn thể
thao hàng không, có người điều khiển, sử dụng cánh diều hình tam giác có cấu
trúc khung cứng để bay. Diều bay có hai loại sau đây:
a) Diều bay không có động cơ (Hang gliding): Có thể
gấp lại để mang vác, cất cánh bằng chân chạy và hạ cánh bằng chân của người điều
khiển. Trong khi bay, người điều khiển sử dụng sự dịch chuyển trọng lượng cơ thể
của mình để điều khiển diều;
b) Diều bay có động cơ (Microlight): Được gắn với hệ
thống bánh xe hoặc phao nổi để có thể cất cánh, hạ cánh như máy bay trên mặt đất
hoặc mặt nước. Động cơ để tạo lực đẩy khi cất cánh, hạ cánh và khi bay được gắn
vào hệ thống khung của diều bay.
Điều 4. Cơ sở vật chất tập luyện,
thi đấu và biểu diễn
1. Có khu vực xuất phát và khu vực đỗ đáp ứng yêu cầu
sau đây:
a) Độ cao chênh lệch giữa khu vực xuất phát cao hơn
khu vực đỗ ít nhất là 70m;
b) Kích thước khu vực xuất phát
- Đối với môn Dù lượn ít nhất là: 15 mét chiều
ngang và 10 mét chiều dọc;
- Đối với môn Diều bay ít nhất là: 10 mét chiều
ngang và 10 mét chiều dọc.
c) Kích thước khu vực đỗ
- Đối với môn Dù lượn ít nhất là: 30 mét chiều
ngang và 30 mét chiều dọc;
- Đối với môn Diều bay ít nhất là: 15 mét chiều
ngang và 60 mét chiều dọc.
2. Điều kiện gió phù hợp để cất cánh
a) Đối với Dù lượn cấp độ thấp (cấp độ EN A, EN B)
là 0-5,5 m/s;
b) Đối với Dù lượn cấp độ cao, Dù lượn thi đấu là từ
0-8,8 m/s;
c) Đối với Diều bay không có động cơ là từ 6,6-8,8
m/s;
d) Đối với Diều bay có động cơ là từ 0-8,8 m/s.
3. Có các bảng nội quy, bảng chỉ dẫn được đặt ở những
vị trí dễ nhận biết trong khu vực xuất phát và khu vực đỗ với các nội dung sau
đây:
a) Bảng nội quy quy định về: Giờ tập luyện, đối tượng
được tham gia tập luyện, thi đấu, biểu diễn; đối tượng không được tham gia tập
luyện, thi đấu, biểu diễn; trang phục tập luyện, thi đấu, biểu diễn; biện pháp
bảo đảm an toàn khi tập luyện, thi đấu và các quy định khác;
b) Bảng chỉ dẫn quy định về: Bản đồ khu vực bay, giới
hạn khu vực bay, các quy định về khu vực bay, số điện thoại của người có trách
nhiệm quản lý bay, tần số bộ đàm và cách thức liên lạc khi cần thiết.
4. Kế hoạch an toàn, tìm kiếm và cứu nạn
a) Kế hoạch nêu rõ các biện pháp bảo đảm an toàn,
tìm kiếm và cứu nạn trong vùng hoạt động bay thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý
của cơ sở và phải thường xuyên kiểm tra, cập nhập kế hoạch bay;
b) Người tham gia hoạt động môn Dù lượn và môn Diều
bay phải được phổ biến và hướng dẫn kế hoạch để nắm rõ về cách thức liên lạc và
trình tự các bước tìm kiếm, cứu nạn.
Điều 5. Trang thiết bị tập luyện,
thi đấu và biểu diễn
1. Dù chính, dù phụ (đối với môn Dù lượn) và diều,
dù phụ (đối với môn Diều bay), đai ngồi, hệ thống dây an toàn, bộ đàm, mũ bảo
hiểm, giầy, thiết bị đo độ cao, định vị toàn cầu.
2. Phải có phương tiện thông tin, liên lạc đảm bảo
yêu cầu liên lạc thông suốt từ bộ phận điều hành đến quản lý bay khu vực, các
vùng hoạt động dù lượn và diều bay thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của cơ sở
thể thao và các cơ quan quản lý có thẩm quyền.
3. Hình thức Dù lượn và Diều bay phải bảo đảm phù hợp
với phong tục tập quán, truyền thống văn hóa dân tộc.
Điều 6. Tần suất bay và mật độ
hướng dẫn
1. Khoảng thời gian cất cánh giữa các lượt bay tối
thiểu là 90 giây.
2. Mật độ hướng dẫn tập luyện
a) Mỗi người hướng dẫn tập luyện hướng dẫn phải bảo
đảm:
- Hướng dẫn không quá 05 người trong 01 giờ học;
- Bay kèm không quá 01 người/01 lượt bay.
b) Một người tập bay không quá 02 chuyến/01 ban
bay.
Điều 7. Tập huấn nhân viên
chuyên môn
1. Tổng cục Thể dục thể thao, Tổ chức xã hội - nghề
nghiệp về Dù lượn và Diều bay cấp quốc gia hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức tập huấn
chuyên môn cho người hướng dẫn tập luyện, nhân viên cứu hộ môn Dù lượn và môn
Diều bay.
2. Tổng cục Thể dục thể thao có trách nhiệm xây dựng
nội dung, chương trình và thời gian tập huấn chuyên môn cho người hướng dẫn tập
luyện, nhân viên cứu hộ môn Dù lượn và môn Diều bay trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch quyết định.
3. Giấy chứng nhận tập huấn chuyên môn cho người hướng
dẫn tập luyện, nhân viên cứu hộ môn Dù lượn và môn Diều bay do cơ quan tổ chức
tập huấn cấp. Mẫu giấy chứng nhận được quy định tại Phụ
lục 1 và Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 8. Tổ chức thực hiện
1. Tổng cục Thể dục thể thao có trách nhiệm hướng dẫn,
kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
2. Cơ quan thanh tra Văn hóa, Thể thao và Du lịch
tiến hành thanh tra, xử lý theo thẩm quyền đối với các tổ chức, cá nhân khi tổ
chức tập luyện, thi đấu và biểu diễn môn Dù lượn và môn Diều bay vi phạm các
quy định tại Thông tư này.
3. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và
Thể thao các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức thực
hiện Thông tư này.
Điều 9. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15
tháng 4 năm 2018.
2. Thông tư số 19/2011/TT-BVHTTDL
ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định
về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động dù lượn và diều bay
có động cơ hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc,
đề nghị các cơ quan tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
để nghiên cứu, giải quyết./
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng Chính phủ;
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Tòa án Nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát Nhân dân tối cao;
- Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cơ quan Trung ương của các Tổ chức chính trị - xã hội;
- Cục kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Công báo; Cổng thông tin điện tử Chính phủ; Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp
luật; Cổng thông tin điện tử Bộ VHTTDL;
- Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ VHTTDL;
- Các Vụ, đơn vị trực thuộc Bộ VHTTDL;
- Các Vụ, đơn vị trực thuộc Tổng cục TDTT;
- Sở VHTT, Sở VHTTDL các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Liên đoàn, Hiệp hội thể thao quốc gia;
- Lưu: VT, TCTDTT (20), Ch (350).
|
BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Ngọc Thiện
|
PHỤ
LỤC 1
(Ban hành theo Thông
tư số: 06/2018/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 01 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch)
Mẫu giấy chứng nhận tập huấn chuyên môn cho
người hướng dẫn môn Dù lượn và môn Diều bay
TÊN CƠ QUAN, TỔ
CHỨC
CHỦ QUẢN (1)
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC (2)
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
/GCN....(3)
|
...(4)..., ngày
… tháng … năm 20…
|
Ảnh 4x6
|
GIẤY CHỨNG NHẬN
Tập huấn
chuyên môn cho người hướng dẫn tập luyện môn Dù lượn và môn Diều bay
...................................................
(2) ………………………..chứng nhận:
Ông (Bà) .....................................
………………………………….……….
Sinh ngày ……… tháng ……..năm……………………………………………
Số CMND/Thẻ căn cước công dân:
…………………………….……………
Nơi thường trú: ………………………………….………………………………
………………………..………………………..………………………………….
Đã hoàn thành chương trình tập huấn chuyên môn
cho người hướng dẫn tập luyện môn Dù lượn và môn Diều bay.
Thời gian: Từ ngày…. đến ngày….. tháng…..
năm…..
Tại:
.....................................................................................................
CƠ QUAN CẤP
GIẤY CHỨNG NHẬN
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)
|
|
|
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu
có).
(2) Tên cơ quan, tổ chức cấp giấy chứng nhận.
(3) Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức cấp giấy chứng
nhận.
(4) Địa danh.
PHỤ
LỤC 2
(Ban hành theo Thông
tư số: 06/2018/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 01 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch)
Mẫu giấy chứng nhận tập huấn chuyên môn cho
nhân viên cứu hộ môn Dù lượn và môn Diều bay
TÊN CƠ QUAN, TỔ
CHỨC
CHỦ QUẢN (1)
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC (2)
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
/GCN....(3)
|
...(4)..., ngày
… tháng … năm 20…
|
Ảnh 4x6
|
GIẤY CHỨNG NHẬN
Tập huấn
chuyên môn cho nhân viên cứu hộ môn Dù lượn và môn Diều bay
-----------
...................................................
(2) ………………………..chứng nhận:
Ông (Bà) .....................................
………………………………….……….
Sinh ngày ……… tháng ……..năm……………………………………………
Số CMND/Thẻ căn cước công dân:
…………………………….……………
Nơi thường trú: ………………………………….………………………………
………………………..………………………..………………………………….
Đã hoàn thành chương trình tập huấn chuyên môn
cho nhân viên cứu hộ môn Dù lượn và môn Diều bay
Thời gian: Từ ngày…… đến ngày…… tháng….. năm…..
Tại:
.....................................................................................................
CƠ QUAN CẤP
GIẤY CHỨNG NHẬN
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)
|
|
|
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu
có).
(2) Tên cơ quan, tổ chức cấp giấy chứng nhận.
(3) Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức cấp giấy chứng
nhận.
(4) Địa danh.