BỘ
Y TẾ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3474/QĐ-BYT
|
Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm
2022
|
QUYẾT
ĐỊNH
VỀ VIỆC
PHÊ DUYỆT TÀI LIỆU “CHUẨN NĂNG LỰC CƠ BẢN CỦA CỬ NHÂN ĐIỀU DƯỠNG VIỆT NAM”
BỘ TRƯỞNG
BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số 95/2022/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2022 của Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam;
Căn cứ Quyết định số 4018/QĐ-BYT ngày 18 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng
Bộ Y tế về việc Ban hành Kế hoạch hoạt động triển khai thực hiện Quyết định số
436/QĐ-TTg ngày 30 tháng 03 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ thực hiện Khung
trình độ quốc gia Việt Nam đối với các trình độ của giáo dục đại học thuộc khối
ngành sức khỏe, giai đoạn 2020 - 2025;
Căn cứ kết quả thẩm định “Chuẩn năng lực cơ bản của Cử nhân Điều dưỡng
Việt Nam” của Hội đồng thẩm định theo Quyết định số 41/QĐ-BYT ngày 07 tháng 01
năm 2021 của Bộ Y tế tại Biên bản họp hội đồng ngày 26 tháng 01 năm 2021;
Xét đề xuất của Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định tại công văn số
2904/ĐDN-QLĐTĐH ngày 03 tháng 11 năm 2022;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo.
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định
này tài liệu “Chuẩn năng lực cơ bản của Cử nhân Điều dưỡng Việt Nam”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể
từ ngày ký, ban hành.
Điều 3. Các ông, bà: Chánh Văn phòng
Bộ, Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, Cục trưởng Cục Quản lý Khám
chữa bệnh, Vụ trưởng, Cục trưởng các Vụ, Cục thuộc Bộ Y tế; Giám đốc các Sở Y tế
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Giám đốc các bệnh viện, viện có giường bệnh;
Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng đào tạo ngành Điều dưỡng; Thủ trưởng
các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng (để p/h chỉ đạo);
- Hội đồng YKQG;
- Lưu: VT, K2ĐT.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Văn Thuấn
|
CHUẨN NĂNG LỰC CƠ BẢN CỦA CỬ
NHÂN ĐIỀU DƯỠNG VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số:
3474/QĐ-BYT ngày 28 tháng 12 năm 2022 của Bộ Y tế)
Phần 1.
GIỚI
THIỆU CHUNG
1. Mở đầu
Điều dưỡng là lực lượng tạo sự thay đổi tích cực trong hệ thống y tế.
Theo Tổ chức y tế thế giới “dịch vụ điều dưỡng là một trong những trụ cột của hệ
thống chăm sóc y tế”. Dịch vụ chăm sóc điều dưỡng vừa mang tính phổ biến vừa
mang tính thiết yếu. Các dịch vụ điều dưỡng diễn ra liên tục tại các cơ sở khám
chữa bệnh 24 giờ/ngày tác động đến hiệu quả việc điều trị và phòng bệnh cho người
dân.
Các nước trên thế giới và trong khu vực ASEAN có xu thế cao đẳng và đại
học hóa ngành điều dưỡng, nhiều nước 100% điều dưỡng có trình độ từ đại học trở
lên. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo trình độ điều dưỡng tối thiểu phải
là cao đẳng. Theo thỏa thuận giữa các quốc gia khu vực ASEAN chỉ công nhận điều
dưỡng cao đẳng trở lên. Như vậy, cao đẳng và đại học hóa đang trở thành yêu cầu
tối thiểu để được đăng ký hành nghề và được công nhận là điều dưỡng chuyên nghiệp
giữa các quốc gia khu vực ASEAN và trên toàn Thế giới.
Theo báo cáo “Thực trạng Điều dưỡng Thế giới năm 2020”của WHO điều dưỡng
chiếm hơn một nửa số nhân viên y tế trên thế giới, có khoảng 28 triệu điều dưỡng
trên toàn thế giới. Từ năm 2013 đến 2018, số lượng điều dưỡng tăng 4,7 triệu
nhưng vẫn còn thiếu hụt 5,9 triệu điều dưỡng trên toàn cầu với những khoảng trống
lớn nhất được tìm thấy ở các quốc gia Châu Phi, Đông Nam Á và khu vực Đông Địa
Trung Hải cũng như một số khu vực của Mỹ Latinh. Bên cạnh đó hơn 80% các điều
dưỡng trên thế giới làm việc tại các quốc gia là nơi cư trú của một nửa dân số
thế giới, có 1/8 điều dưỡng hành nghề ở một quốc gia không phải là nơi họ sinh
ra hoặc được đào tạo. Già hóa cũng đe dọa lực lượng lao động điều dưỡng khi 1/6
số điều dưỡng trên thế giới sẽ nghỉ hưu trong 10 năm tới. Có thể thấy khủng hoảng
thiếu nhân lực điều dưỡng đang diễn ra trên toàn cầu và đặc biệt ở các quốc gia
phát triển, vì vậy các nước phát triển đang đưa ra chính sách thu hút về lương
và gia hạn thị thực để tuyển điều dưỡng viên có trình độ ở các quốc gia đang
phát triển[1].
Di cư điều dưỡng đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Các dòng di cư điều
dưỡng viên từ những nước kém phát triển sang nước đang phát triển và từ nước
đang phát triển sang nước phát triển. Các Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau (Mutual
Recognition Agreement-MRA) để hỗ trợ cho sự di cư điều dưỡng trên phạm vi khu vực
và toàn cầu đã trở thành mối quan tâm của các chính phủ, được đặt ra trong tiến
trình hội nhập và đã trở thành cam kết của các chính phủ. Mười quốc gia ở khu vực
Đông Nam Á đã ký kết các thỏa thuận khung về công nhận dịch vụ Điều dưỡng, theo
đó tiến tới cho phép công dân của các nước thành viên có chứng chỉ hành nghề hợp
pháp được hành nghề Điều dưỡng ở các nước thành viên. Chuẩn năng lực là tiêu
chí quan trọng thừa nhận lẫn nhau.
Tại Việt Nam, cả nước có 108.113 điều dưỡng, chiếm 22,9% nhân lực
chuyên môn của ngành y tế [2]. Dịch vụ chăm sóc do điều dưỡng
cung cấp đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ y tế.
Ngành Điều dưỡng đã có sự phát triển nhanh chóng trên các lĩnh vực quản lý, đào
tạo, thực hành chăm sóc. Vị trí và vai trò của điều dưỡng đã có những thay đổi
cơ bản ngày càng được ghi nhận. Điều dưỡng đã phát triển và trở thành một nghề
chuyên nghiệp.
Bên cạnh đó, điều dưỡng đã trở thành một ngành học với nhiều cấp trình
độ: từ trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sỹ điều dưỡng và bậc cao nhất trong
khung đào tạo là tiến sỹ điều dưỡng. Tốc độ cao đẳng hóa điều dưỡng diễn ra
nhanh từ sau năm 2015. Tuyển sinh trung cấp giảm mạnh, đại học và sau đại học
tăng cao. Theo thông tư số 26/2015/TTLT-BYT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn chức
danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y đến ngày 01-01-2025 sẽ không
còn chức danh điều dưỡng trình độ trung cấp.
Bên cạnh đó, thi quốc gia cấp chứng chỉ hành nghề điều dưỡng đã được
đưa vào dự thảo Luật Khám chữa bệnh (sửa đổi). Theo đó, tất cả các điều dưỡng
sau khi tốt nghiệp tại các cơ sở đào tạo muốn thực hành nghề nghiệp tại các cơ
sở y tế đều phải trải qua kỳ thi quốc gia để được cấp chứng chỉ hành nghề. Để
có thể có công cụ đánh giá chính xác năng lực thực hành nghề của điều dưỡng chuẩn
năng lực điều dưỡng cần được chuẩn hóa và công nhận về pháp lý.
Nhận thức được điều đó, Bộ Y tế đã chỉ đạo xây dựng chuẩn năng lực nghề
nghiệp điều dưỡng Việt Nam dựa trên Bộ chuẩn năng lực cơ bản điều dưỡng của Việt
Nam ban hành năm 2012. Trong quá trình thực hiện, ban biên soạn đã tham khảo
các năng lực cốt lõi chung của Điều dưỡng ASEAN và bộ chuẩn năng lực các nước
trong khu vực, trên thế giới sau đó điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện, hoàn
cảnh thực tế tại Việt Nam theo hướng tiếp cận:
Nghề điều dưỡng: là một nghề và là một bộ phận lồng ghép của hệ thống y
tế, phối hợp chặt chẽ với các nghề khác trong y tế nhằm nâng cao sức khỏe,
phòng bệnh, chăm sóc toàn diện và phục hồi chức năng cho người ốm và người khuyết
tật ở mọi lứa tuổi tại các cơ sở y tế và các cơ sở chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Nghề điều dưỡng còn bao gồm các hoạt động chăm sóc người cận tử; nghiên cứu
khoa học; tham gia định hướng chính sách y tế, quản lý người bệnh, quản lý hệ
thống y tế và giáo dục sức khỏe.
Người điều dưỡng: là người tốt nghiệp chương trình đào tạo điều dưỡng
và có chứng chỉ hành nghề do cơ quan có thẩm quyền cấp. Người điều dưỡng thực
hiện các kỹ thuật điều dưỡng cơ bản và một số kỹ thuật điều dưỡng chuyên khoa tại
các cơ sở y tế và cộng đồng. Nhiệm vụ cụ thể của người điều dưỡng phụ thuộc vào
trình độ điều dưỡng được đào tạo, vị trí công việc và chuyên khoa công tác
Năng lực: là tổng hợp các thuộc tính của cá nhân con người đáp ứng các
yêu cầu của hoạt động và đảm bảo cho hoạt động đạt kết quả cao
Chuẩn năng lực: là những mức độ trình độ, khả năng đáp ứng được nhu cầu
công việc thực tế, được công nhận qua đánh giá, kiểm định theo những chuẩn năng
lực nghề nghiệp.
Năng lực nghề nghiệp: Là sự phù hợp giữa thuộc tính tâm sinh lý của con
người với những yêu cầu do nghề nghiệp đặt ra. Ở mỗi nghề nghiệp khác nhau sẽ
có những yêu cầu cụ thể khác nhau nhưng tựu chung lại năng lực nghề nghiệp được
cấu thành bởi ba thành tố: kiến thức chuyên môn; kỹ năng và trách nhiệm; thái độ
hành nghề chuyên nghiệp.
Năng lực và năng lực nghề nghiệp đều không có sẵn mà được hình thành và
phát triển liên tục qua quá trình học tập, lao động tích cực và thực hành
chuyên môn. Trong quá trình hành nghề các điều dưỡng sẽ không ngừng học tập để
phát triển thêm các năng lực mới để phù hợp với nhiệm vụ được giao.
2. Sự cần thiết rà soát, bổ sung chuẩn năng lực nghề
nghiệp Điều dưỡng Việt Nam
Ngày 24 tháng 4 năm 2012, theo Quyết định số 1352/QĐ-BYT của Bộ Y tế bộ
“Chuẩn năng lực cơ bản của Điều dưỡng Việt Nam” đã được ban hành. Bộ chuẩn năng
lực cơ bản bao gồm các năng lực cần thiết để hoàn thành vai trò của một người
điều dưỡng. Bộ chuẩn năng lực đã xác định rõ các năng lực cốt lõi của người điều
dưỡng là cơ sở để phát triển chương trình đào tạo điều dưỡng và cải thiện chất
lượng điều dưỡng.
Trên thực tế, với những thay đổi trong hệ thống y tế trên thế giới, khu
vực và trong nước, vai trò, nhiệm vụ của người điều dưỡng ngày một được xác định
rõ ràng và cụ thể hơn. Sự công nhận lẫn nhau trong hệ thống chăm sóc giữa các
nước trên thế giới và trong khu vực, đòi hỏi hệ thống chăm sóc và điều dưỡng ở
Việt Nam cũng phải cải tiến và cập nhật hơn.
Ngày 30/3/2020 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 436/QĐ-TTg
thực hiện Khung trình độ quốc gia Việt Nam đối với các trình độ giáo dục đại học
thuộc khối ngành sức khỏe giai đoạn 2020 - 2025 với mục đích Triển khai Khung
trình độ quốc gia Việt Nam đối với các trình độ của giáo dục đại học để xây dựng,
phê duyệt chuẩn chương trình đào tạo cho các ngành, khối ngành của từng lĩnh vực
trong giáo dục đại học nhằm đổi mới hoạt động đào tạo gắn với bảo đảm, nâng cao
chất lượng của giáo dục đại học Việt Nam; thiết lập mối quan hệ với khung trình
độ quốc gia của các nước trong khu vực và trên thế giới; tạo ra cơ chế liên
thông giữa các trình độ đào tạo; xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời. Để
thực hiện quyết định trên, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 4018/QĐ-BYT ngày
18/9/2020 về Kế hoạch hoạt động triển khai thực hiện Quyết định số 436/QĐ-TTg.
Theo đó, việc cần làm là xây dựng/rà soát chuẩn năng lực nghề nghiệp điều dưỡng
Việt Nam.
Chuẩn năng lực nghề nghiệp điều dưỡng Việt Nam sau khi rà soát, cập nhật,
thẩm định và ban hành nhằm:
Thứ nhất, là căn cứ để các sở đào tạo điều dưỡng xây dựng chuẩn đầu ra và
chuẩn chương trình đào tạo điều dưỡng phù hợp với trình độ đào tạo, cho các cơ
quan/tổ chức có thẩm quyền đánh giá hoặc công nhận chương trình đào tạo.
Thứ hai, là cơ sở để các các cơ quan có thẩm quyền tham khảo cho xây dựng
ngân hàng đề thi quốc gia cấp chứng chỉ hành nghề điều dưỡng và xác định phạm
vi hoạt động chuyên môn của điều dưỡng.
Thứ ba, là cơ sở để các đơn vị sử dụng nhân lực điều dưỡng đánh giá năng
lực điều dưỡng và phân công nhiệm vụ phù hợp với điều dưỡng.
Thứ tư, tạo cơ hội để điều dưỡng tự đánh giá năng lực trong quá trình
công tác, xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ và phát triển
nghề nghiệp bản thân góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Thứ năm, công khai với người có nhu cầu chăm sóc sức khỏe và tạo điều kiện
cho sự công nhận lẫn nhau giữa các cơ sở đào tạo điều dưỡng trong nước, trong
nước với khu vực và với quốc tế.
3. Cơ sở xây dựng, cập nhật, rà soát
- Văn bản hợp nhất số 12/VBHN-VPQH ngày 12 tháng 12 năm 2017 về Luật
Khám chữa bệnh;
- Quyết định 1982/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính
phủ về Phê duyệt khung trình độ quốc gia Việt Nam;
- Quyết định số 436/QĐ-TTg ngày 30 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính
phủ thực hiện Khung trình độ quốc gia Việt Nam đối với các trình độ giáo dục đại
học thuộc khối ngành sức khỏe giai đoạn 2020 - 2025;
- Thông tư 07/2011/TT-BYT ngày 26 tháng 01 năm 2011 của Bộ Y tế về hướng
dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện;
- Thông tư liên tịch 26/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 07 tháng 10 năm 2015 về
quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật
y;
- Quyết định số 1352/QĐ-BYT ngày 24 tháng 04 năm 2012 của Bộ Y tế Ban
hành “Chuẩn năng lực cơ bản của Điều dưỡng Việt Nam”;
- Quyết định số 4018/QĐ-BYT ngày 18 tháng 9 năm 2020 của Bộ Y tế về việc
ban hành Kế hoạch hoạt động triển khai thực hiện Quyết định số 436/QĐ-TTg .
- Quyết định số 20/QĐ-HĐD ngày 10 tháng 9 năm 2012 của Hội Điều dưỡng
Việt Nam ban hành Chuẩn đạo đức nghề nghiệp của điều dưỡng viên Việt Nam;
- Kết quả từ phiếu khảo sát và Hội thảo (11/12/2020) lấy ý kiến về bộ
chuẩn năng lực cơ bản Điều dưỡng Việt Nam (2012) của các đơn vị quản lý, hội
nghề nghiệp, sở y tế và các bệnh viện, các cơ sở đào tạo điều dưỡng;
- Kết quả cuộc họp lần thứ 6 vào ngày 10 tháng 11 năm 2009 tại Viên Chăn
- Lào, Ủy ban Điều phối chung ASEAN về Điều dưỡng (AJCCN) đã thống nhất 5 lĩnh
vực của Năng lực cốt lõi chung của Điều dưỡng ASEAN gồm:
1. Hành nghề theo pháp luật và đạo đức nghề nghiệp;
2. Thực hành chăm sóc chuyên nghiệp;
3. Quản lý và lãnh đạo;
4. Đào tạo, nghiên cứu khoa học và thực hành dựa vào bằng chứng;
5. Phát triển cá nhân và nâng cao chất lượng.
4. Quá trình xây dựng, cập nhật, rà soát
Việc rà soát và bổ sung chuẩn năng lực cơ bản của điều dưỡng Việt Nam
(2012) để làm cơ sở để đề xuất chuẩn năng lực nghề nghiệp điều dưỡng Việt Nam
được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Thu thập thông tin đánh giá về sự phù hợp và tính hiệu quả của
việc triển khai bộ chuẩn năng lực cơ bản điều dưỡng Việt Nam hiện có
Thông tin được thu thập thông qua các phiếu khảo sát, lấy ý kiến về bộ
chuẩn năng lực cơ bản của Điều dưỡng Việt Nam (2012) qua đường công văn đến đơn
vị quản lý, hội nghề nghiệp, sở y tế và các bệnh viện và các cơ sở đào tạo điều
dưỡng. Việc xác định các đơn vị lấy thông tin được được đảm bảo theo nguyên tắc
đại diện và khả thi.
Bước 2: Tổng quan tài liệu các tiêu chuẩn năng lực
Bước tổng quan tài liệu được thực
hiện để xác định các tài liệu liên quan đến tiêu chuẩn năng lực điều dưỡng Việt
Nam và quốc tế. Tài liệu được tìm và đánh giá từ các cơ sở dữ liệu của Bộ Y tế,
CINAHL, Sciendirect và Medline cũng như các bài thuyết trình hội nghị, các ấn
phẩm và báo cáo quốc gia, quốc tế từ các cơ quan quản lý và chuyên môn được
đăng tải trong thời gian từ tháng 01 năm 2015 đến tháng 09 năm 2020. Các từ
khóa được đưa vào tìm kiếm tài liệu bao gồm: điều dưỡng (nursing); điều dưỡng
viên (nurse); năng lực (competenc*), năng lực chuyên môn (professional
competenc*).
Bước 3: Đề xuất bộ chuẩn năng lực và lấy ý kiến các cá nhân và tổ chức
liên quan
Dựa trên kết quả khảo sát và tổng quan tài liệu, đề xuất bộ chuẩn năng
lực nghề nghiệp điều dưỡng Việt Nam. Các nội dung đề xuất đã được đưa vào thảo
luận trong hội thảo tổ chức ngày 11 tháng 12 năm 2020 tại trường Đại học Điều
dưỡng Nam Định. Hội thảo có sự tham gia của đại diện đến từ các hiệp hội liên
quan đến điều dưỡng như tổ chức WHO tại Việt Nam, tổ chức JICA - Nhật Bản, Cục
Quản lý khám chữa bệnh, Hội điều dưỡng Việt Nam; các nhà quản lý các đơn vị đào
tạo, sở y tế, bệnh viện và các nhà hoạch định chính sách về điều dưỡng tại Việt
Nam. Thông tin phản hồi từ hội thảo được sử dụng để hoàn thiện phiên bản đề xuất
của bộ chuẩn năng lực nghề nghiệp điều dưỡng Việt Nam.
Bước 4: Xác nhận các tiêu chuẩn năng lực
Sau khi bộ chuẩn năng lực
nghề nghiệp điều dưỡng Việt Nam hoàn thiện được sử dụng để lấy thông tin rộng
rãi của các đơn vị quản lý, hội nghề nghiệp, sở y tế, bệnh viện và các cơ sở
đào tạo điều dưỡng tại Việt Nam. Các địa điểm được chọn đảm bảo có sự đại diện rộng rãi từ các bệnh viện
tuyến trung ương, tuyến tỉnh, tuyến huyện, các cơ sở y tế từ đô thị đến nông
thôn, vùng sâu vùng xa cũng như các cơ sở y tế tư nhân. Trên sở sở các ý kiến
góp ý của các đơn vị và cá nhân, bản cuối cùng của bộ chuẩn năng lực nghề nghiệp
điều dưỡng Việt Nam được hoàn thiện và tiến hành nghiệm thu.
Bước 5: Nghiệm thu và ban hành
Bản cuối cùng của bộ chuẩn năng lực nghề nghiệp điều dưỡng Việt Nam sẽ
được sử dụng làm tài liệu để trình hội đồng nghiệm thu của Bộ Y tế. Trên cơ sở
góp ý của hội đồng nghiệm thu, bộ chuẩn năng lực nghề nghiệp điều dưỡng Việt
Nam sẽ được chỉnh sửa hoàn thiện và trình Bộ Y tế ban hành.
5. Tóm tắt nội dung tài liệu
Bộ Chuẩn năng lực nghề nghiệp điều dưỡng Việt Nam được cấu trúc theo
khuôn mẫu chung của bộ Năng lực cốt lõi chung của Điều dưỡng ASEAN để đáp ứng
yêu cầu của khu vực và để dễ so sánh với chuẩn năng lực điều dưỡng các nước. Bộ
chuẩn năng lực nghề nghiệp điều dưỡng Việt Nam được cấu trúc thành 5 lĩnh vực,
19 tiêu chuẩn và 73 tiêu chí.
Mỗi lĩnh vực thể hiện một chức năng cơ bản của người điều dưỡng. Trong
tài liệu này được chia thành 5 lĩnh vực là: (1) Hành nghề theo pháp luật và đạo
đức nghề nghiệp; (2) Thực hành chăm sóc chuyên nghiệp; (3) Quản lý và lãnh đạo;
(4) Đào tạo, nghiên cứu khoa học và thực hành dựa vào bằng chứng; (5) Phát triển
cá nhân và nghề nghiệp.
Mỗi tiêu chí là một thành phần của tiêu chuẩn, mỗi tiêu chuẩn là một cấu
phần của lĩnh vực và bao hàm một nhiệm vụ của người điều dưỡng.
Phụ lục đính kèm là bộ chuẩn năng lực cho đối tượng cử nhân và cao đẳng
điều dưỡng. Trong đó, chuẩn năng lực cử nhân điều dưỡng Việt Nam bao gồm 5 lĩnh
vực, 19 tiêu chuẩn và 73 tiêu chí; chuẩn năng lực cao đẳng điều dưỡng Việt Nam
bao gồm 5 lĩnh vực, 19 tiêu chuẩn và 71 tiêu chí.
Phần 2
CHUẨN
NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP ĐIỀU DƯỠNG VIỆT NAM
Lĩnh vực 1: Hành nghề theo pháp
luật và đạo đức nghề nghiệp
Tiêu chuẩn 1: Hành nghề theo quy định của pháp luật
Tiêu chí 1: Thể hiện sự hiểu biết về khoa học xã hội, chính trị và pháp luật
liên quan đến chăm sóc sức khỏe và thực hành điều dưỡng.
Tiêu chí 2: Tuân thủ pháp luật và các quy định chuyên môn, quy tắc ứng xử
liên quan đến chăm sóc sức khỏe, hành nghề điều dưỡng tại nơi làm việc.
Tiêu chí 3: Sử dụng chứng chỉ hành nghề có giá trị pháp lý và thực hành trong
phạm vi chuyên môn.
Tiêu chí 4: Báo cáo trung thực hành vi vi phạm pháp luật, đạo đức nghề nghiệp
liên quan đến chăm sóc sức khỏe, thực hành điều dưỡng và chịu trách nhiệm cá
nhân về báo cáo đó.
Tiêu chuẩn 2: Hành nghề theo đạo đức nghề nghiệp
Tiêu chí 1: Nhận ra các vấn đề liên quan tới đạo đức nghề nghiệp trong mọi hoạt
động chăm sóc người bệnh và đưa ra các quyết định phù hợp với đạo đức của người
hành nghề.
Tiêu chí 2: Hành nghề theo các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của quốc gia và
quốc tế.
Tiêu chí 3: Chịu trách nhiệm cá nhân về các quyết định chăm sóc và can thiệp
điều dưỡng.
Lĩnh vực 2: Thực hành chăm sóc
chuyên nghiệp
Tiêu chuẩn 3: Ứng dụng kiến thức khoa học cơ bản, y học cơ sở, bệnh học,
khoa học điều dưỡng trong thực hành
Tiêu chí 1: Vận dụng kiến thức cơ bản về cấu trúc, chức năng hoạt động của
các cơ quan, hệ thống trong cơ thể vào thực hành điều dưỡng cho cá nhân, gia
đình và cộng đồng.
Tiêu chí 2: Nhận ra các vấn đề sức khỏe và yếu tố nguy cơ đến sức khỏe của cá
nhân, gia đình và cộng đồng.
Tiêu chí 3: Đưa ra quyết định chăm sóc dựa trên nhận định, phân tích, phản biện,
tổng hợp về sức khỏe của cá nhân, gia đình và cộng đồng.
Tiêu chí 4: Ứng dụng các nguyên tắc, phương pháp y tế công cộng trong dự
phòng, nâng cao sức khỏe, phục hồi chức năng cho cá nhân, gia đình và cộng đồng.
Tiêu chuẩn 4: Áp dụng quy trình điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh tại
các cơ sở y tế, chăm sóc tại nhà và chăm sóc sức khỏe cộng đồng phù hợp, hiệu
quả.
Tiêu chí 1: Khám, nhận định, phân tích và đánh giá tình trạng sức khỏe, bệnh
tật của cá nhân, gia đình và cộng đồng để xác định vấn đề ưu tiên và phân cấp
chăm sóc phù hợp.
Tiêu chí 2: Thiết lập chẩn đoán điều dưỡng dựa trên nhận định, phân tích và
thảo luận về các ưu tiên với đồng nghiệp, người bệnh hoặc gia đình người bệnh.
Tiêu chí 3: Thiết lập mục tiêu, lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc bảo đảm an
toàn, hiệu quả cho người bệnh, gia đình và cộng đồng.
Tiêu chí 4: Đánh giá kết quả thực hiện và điều chỉnh kế hoạch chăm sóc phù hợp
với tình trạng sức khỏe của cá nhân, gia đình và cộng đồng.
Tiêu chuẩn 5: Đảm bảo an toàn và tôn trọng người bệnh, các cá nhân, gia
đình và cộng đồng
Tiêu chí 1: Thể hiện kiến thức cơ bản về các nguyên tắc đảm bảo an toàn trong
thực hành chăm sóc.
Tiêu chí 2: Thực hiện hiệu quả các biện pháp an toàn trong chăm sóc.
Tiêu chí 3: Biện hộ quyền hợp pháp cho người bệnh và hỗ trợ người bệnh, gia
đình về mặt tâm lý, thể chất, tinh thần và xã hội trong quá trình chăm sóc.
Tiêu chí 4: Thể hiện sự tôn trọng giá trị cá nhân và sự riêng tư của người bệnh.
Tiêu chí 5: Nhận ra những thực hành trái với các nguyên tắc quy định và chuẩn
mực đã ban hành có nguy cơ ảnh hưởng tới sự an toàn người bệnh.
Tiêu chuẩn 6: Thực hiện các kỹ thuật chăm sóc an toàn, hiệu quả
Tiêu chí 1: Vận dụng kiến thức cơ bản về nguyên tắc, chỉ định, chống chỉ định,
cách tiến hành, phòng ngừa, xử trí tai biến của quy trình kỹ thuật, can thiệp
điều dưỡng.
Tiêu chí 2: Thực hiện quy trình kỹ thuật, can thiệp điều dưỡng theo quy định
của Bộ Y tế, cập nhật các hướng dẫn chuyên môn và phù hợp với quy định, nguồn lực
tại nơi làm việc.
Tiêu chí 3: Theo dõi, phát hiện, xử trí và báo cáo kịp thời các tai biến
trong quá trình chăm sóc, điều trị.
Tiêu chí 4: Tuân thủ các nguyên tắc, quy định và hướng dẫn kiểm soát nhiễm
khuẩn.
Tiêu chuẩn 7: Thực hiện thuốc cho người bệnh an toàn, hiệu quả
Tiêu chí 1: Thể hiện sự hiểu biết về kiến thức cơ bản chỉ định, chống chỉ định,
cách dùng, hiệu quả, tương tác của các nhóm thuốc được dùng cho người bệnh,
nhóm người bệnh.
Tiêu chí 2: Tuân thủ quy tắc, quy định và thực hiện thuốc an toàn và hiệu quả.
Tiêu chí 3: Theo dõi tác dụng, phát hiện các dấu hiệu phản ứng có hại của thuốc
và xử trí kịp thời.
Tiêu chí 4: Hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả và cách theo dõi dùng
thuốc cho người bệnh, người nhà người bệnh.
Tiêu chuẩn 8: Đảm bảo chăm sóc liên tục
Tiêu chí 1: Theo dõi, nhận định tình trạng người bệnh trong suốt quá trình
chăm sóc, điều trị.
Tiêu chí 2: Bàn giao cụ thể, đầy đủ và chính xác tình trạng của người bệnh
cho các đồng nghiệp phụ trách chăm sóc kế tiếp.
Tiêu chí 3: Phối hợp hiệu quả với người bệnh, gia đình và đồng nghiệp trong
chăm sóc để người bệnh được chăm sóc liên tục.
Tiêu chuẩn 9: Xử trí kịp thời trong tình huống cấp cứu
Tiêu chí 1: Phát hiện kịp thời, đánh giá đầy đủ và ra quyết định xử trí sơ, cấp
cứu ban đầu.
Tiêu chí 2: Thực hiện sơ cứu ban đầu đúng và hiệu quả cho người bệnh/nạn
nhân, gia đình và cộng đồng.
Tiêu chí 3: Tham gia cấp cứu dịch bệnh và thảm họa.
Tiêu chuẩn 10: Giao tiếp phù hợp với người bệnh, gia đình người bệnh, đồng
nghiệp và cộng đồng
Tiêu chí 1: Thể hiện sự hiểu biết đầy đủ và phù hợp về văn hóa, tín ngưỡng
trong giao tiếp với người bệnh, gia đình và cộng đồng.
Tiêu chí 2: Thiết lập được mối quan hệ thân thiện, hợp tác với người bệnh,
gia đình, đồng nghiệp và cộng đồng.
Tiêu chí 3: Sử dụng các phương pháp, hình thức giao tiếp hiệu quả với người bệnh,
gia đình, đồng nghiệp và cộng đồng.
Tiêu chuẩn 11: Giáo dục sức khỏe cho cá nhân, gia đình và cộng đồng hiệu
quả.
Tiêu chí 1: Thể hiện sự hiểu biết về nguyên tắc, phương pháp và hình thức tư
vấn, giáo dục sức khỏe cho cá nhân, gia đình và cộng đồng.
Tiêu chí 2: Xác định nhu cầu và nội dung cần hướng dẫn, giáo dục sức khỏe cho
cá nhân, gia đình và cộng đồng.
Tiêu chí 3: Tham gia xây dựng kế hoạch, tài liệu, chương trình truyền thông,
tư vấn và giáo dục sức khỏe phù hợp với văn hóa, xã hội, tín ngưỡng và trình độ
của cá nhân, gia đình và cộng đồng.
Tiêu chí 4: Tham gia đánh giá công tác truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe
cho cá nhân, gia đình và cộng đồng; tham gia giáo dục vệ sinh phòng bệnh tại cơ
sở y tế và cộng đồng.
Tiêu chí 5: Hướng dẫn và khuyến khích cá nhân, gia đình và cộng đồng đưa ra
các quyết định để giải quyết các vấn đề sức khỏe trên cơ sở khoa học và đồng
thuận.
Tiêu chí 6: Thực hiện hiệu quả công tác truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe
cho cá nhân, gia đình và cộng đồng.
Tiêu chí 7: Thực hiện giáo dục sức khoẻ và hướng dẫn các kỹ năng về chăm
sóc/tự chăm sóc cho người bệnh, gia đình và cộng đồng đúng, phù hợp.
Lĩnh vực 3: Quản lý và lãnh đạo
Tiêu chuẩn 12: Ứng dụng nguyên tắc quản lý và lãnh đạo trong thực hành
chăm sóc cho các cá nhân, gia đình và cộng đồng
Tiêu chí 1: Thể hiện sự hiểu biết về nguyên tắc quản lý và lãnh đạo trong thực
hành chăm sóc
Tiêu chí 2: Vận dụng kiến thức cơ bản về quản lý và lãnh đạo trong lập kế hoạch,
thực hiện, đánh giá và kiểm tra các hoạt động chăm sóc.
Tiêu chuẩn 13: Quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong chăm sóc
cho cá nhân, gia đình và cộng đồng
Tiêu chí 1: Sử dụng hợp lý, an toàn các trang thiết bị và phương tiện y tế
trong chăm sóc người bệnh thuộc phạm vi được phân công.
Tiêu chí 2: Quản lý trang thiết bị, phương tiện sử dụng trong chăm sóc bảo đảm
an toàn, hiệu quả.
Tiêu chuẩn 14: Hợp tác liên ngành và điều phối các hoạt động chăm sóc cho
cá nhân, gia đình và cộng đồng
Tiêu chí 1: Thực hiện điều phối và giám sát hoạt động chăm sóc đảm bảo an
toàn và hiệu quả.
Tiêu chí 2: Quản lý người bệnh về tuân thủ điều trị và tự chăm sóc.
Tiêu chí 3: Xác định được vai trò và mối quan hệ của các thành viên trong
nhóm chăm sóc.
Tiêu chí 4: Thường xuyên chia sẻ, trao đổi thông tin với đồng nghiệp để đưa
ra các quyết định chăm sóc phù hợp và an toàn.
Tiêu chí 5: Phối hợp hiệu quả với các thành viên trong nhóm chăm sóc đảm bảo
chăm sóc an toàn, toàn diện, liên tục và hiệu quả chi phí.
Tiêu chuẩn 15: Quản lý môi trường chăm sóc cho cá nhân, gia đình và cộng
đồng
Tiêu chí 1: Thể hiện các kiến thức cơ bản về các nguy cơ và cách phòng tránh
các bệnh nghề nghiệp.
Tiêu chí 2: Thể hiện sự hiểu biết cơ bản về mô hình quản lý chất lượng và các
tiêu chí đánh giá chất lượng chăm sóc trong quản lý chất lượng chăm sóc.
Tiêu chí 3: Nhận định được các loại nhiễm khuẩn chính, các tác nhân, đường
lây nhiễm trong bệnh viện và cộng đồng để đề xuất các biện pháp phòng và xử lý
phù hợp.
Tiêu chí 4: Tuân thủ các nguyên tắc về phòng ngừa, cách ly y tế và tuân thủ
các tiêu chuẩn, quy tắc về an toàn lao động.
Tiêu chí 5: Phát hiện, báo cáo, lập kế hoạch và thực hiện các biện pháp khắc
phục phù hợp các nguy cơ/sự cố trong công tác chăm sóc.
Tiêu chí 6: Tham gia đánh giá các hoạt động chăm sóc để cải tiến và khắc phục
những tồn tại về chuyên môn và thủ tục hành chính.
Tiêu chí 7: Ghi hồ sơ bệnh án khách quan, trung thực, đầy đủ và kịp thời.
Tiêu chí 8: Thực hiện quản lý hồ sơ bệnh án theo quy định pháp luật.
Lĩnh vực 4: Đào tạo, nghiên cứu
khoa học và thực hành dựa vào bằng chứng
Tiêu chuẩn 16: Đào tạo, hướng dẫn cho người học và đồng nghiệp về kiến
thức và kỹ năng trong lĩnh vực chăm sóc
Tiêu chí 1: Xây dựng kế hoạch, thực hiện dạy và đánh giá người học.
Tiêu chí 2: Sử dụng được các phương pháp dạy - học trong đào tạo người học và
đồng nghiệp.
Tiêu chí 3: Tham gia xây dựng chương trình, tài liệu và thực hiện đào tạo
nâng cao trình độ và phát triển nghề nghiệp cho đồng nghiệp.
Tiêu chuẩn 17: Nghiên cứu khoa học và thực hành dựa vào bằng chứng
Tiêu chí 1: Thể hiện sự hiểu biết các kiến thức cơ bản về nghiên cứu khoa học.
Tiêu chí 2: Thực hiện nghiên cứu khoa học/sáng tiến cải tiến kỹ thuật trong
chăm sóc người bệnh.
Tiêu chí 3: Áp dụng các bằng chứng khoa học cập nhật trong thực hành chăm sóc
và cải tiến chất lượng.
Lĩnh vực 5: Phát triển cá nhân
và nghề nghiệp
Tiêu chuẩn 18: Duy trì và phát triển năng lực cho bản thân
Tiêu chí 1: Tự đánh giá và chủ động tiếp thu các nguồn thông tin phản hồi về
công việc của bản thân để xác định rõ mục tiêu, nguyện vọng phát triển nghề
nghiệp, nhu cầu học tập chuyên môn phù hợp với yêu cầu thực tế công việc.
Tiêu chí 2: Chủ động xây dựng kế hoạch và tham gia các hoạt động học tập liên
tục để cập nhật và ứng dụng kiến thức, kỹ năng nâng cao chất lượng thực hành
chăm sóc.
Tiêu chuẩn 19: Phát triển nghề nghiệp
Tiêu chí 1: Sử dụng được tiếng Anh và/hoặc ngôn ngữ khác trong giao tiếp hàng
ngày với người bệnh, học tập, nghiên cứu và phát triển nghề nghiệp.
Tiêu chí 2: Sử dụng được công nghệ thông tin trong các hoạt động hành chính
chuyên môn, thực hành nghề nghiệp, phát triển cá nhân và nâng cao chất lượng
chăm sóc.
Tiêu chí 3: Tham gia vào các hoạt động xây dựng hình ảnh của người điều dưỡng
góp phần nâng cao vai trò, vị thế của người điều dưỡng, ngành điều dưỡng trong
nước và quốc tế.
Tiêu chí 4: Tham gia xây dựng, cập nhật, hoàn thiện quy trình kỹ thuật thực
hành chuẩn trong chăm sóc người bệnh.
PHỤ LỤC
1
CHUẨN
NĂNG LỰC CƠ BẢN CỬ NHÂN ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG VIỆT NAM
Lĩnh vực 1: Hành nghề theo pháp
luật và đạo đức nghề nghiệp
Tiêu chuẩn 1: Hành nghề theo quy định của pháp luật
Tiêu chí 1: Thể hiện sự hiểu biết về khoa học xã hội, chính trị và pháp luật
liên quan đến chăm sóc sức khỏe và thực hành điều dưỡng.
Tiêu chí 2: Tuân thủ pháp luật và các quy định chuyên môn, quy tắc ứng xử
liên quan đến chăm sóc sức khỏe, hành nghề điều dưỡng tại nơi làm việc.
Tiêu chí 3: Sử dụng chứng chỉ hành nghề có giá trị pháp lý và thực hành trong
phạm vi chuyên môn.
Tiêu chí 4: Báo cáo trung thực hành vi vi phạm pháp luật, đạo đức nghề nghiệp
liên quan đến chăm sóc sức khỏe, thực hành điều dưỡng và chịu trách nhiệm cá
nhân về báo cáo đó.
Tiêu chuẩn 2: Hành nghề theo đạo đức nghề nghiệp
Tiêu chí 1: Nhận ra các vấn đề liên quan tới đạo đức nghề nghiệp trong mọi hoạt
động chăm sóc người bệnh và đưa ra các quyết định phù hợp với đạo đức của người
hành nghề.
Tiêu chí 2: Hành nghề theo các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của quốc gia và
quốc tế.
Tiêu chí 3: Chịu trách nhiệm cá nhân về các quyết định chăm sóc và can thiệp
điều dưỡng.
Lĩnh vực 2: Thực hành chăm sóc
chuyên nghiệp
Tiêu chuẩn 3: Ứng dụng kiến thức khoa học cơ bản, y học cơ sở, bệnh học,
khoa học điều dưỡng trong thực hành
Tiêu chí 1: Vận dụng kiến thức cơ bản về cấu trúc, chức năng hoạt động của
các cơ quan, hệ thống trong cơ thể vào thực hành điều dưỡng cho cá nhân, gia
đình và cộng đồng.
Tiêu chí 2: Nhận ra các vấn đề sức khỏe và yếu tố nguy cơ đến sức khỏe của cá
nhân, gia đình và cộng đồng.
Tiêu chí 3: Đưa ra quyết định chăm sóc dựa trên nhận định, phân tích, phản biện,
tổng hợp về sức khỏe của cá nhân, gia đình và cộng đồng.
Tiêu chí 4: Ứng dụng các nguyên tắc, phương pháp y tế công cộng trong dự
phòng, nâng cao sức khỏe, phục hồi chức năng cho cá nhân, gia đình và cộng đồng
Tiêu chuẩn 4: Áp dụng quy trình điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh tại
các cơ sở y tế, chăm sóc tại nhà và chăm sóc sức khỏe cộng đồng phù hợp, hiệu
quả.
Tiêu chí 1: Khám, nhận định, phân tích và đánh giá tình trạng sức khỏe, bệnh
tật của cá nhân, gia đình và cộng đồng để xác định vấn đề ưu tiên và phân cấp
chăm sóc phù hợp.
Tiêu chí 2: Thiết lập chẩn đoán điều dưỡng dựa trên nhận định, phân tích và
thảo luận về các ưu tiên với đồng nghiệp, người bệnh hoặc gia đình người bệnh
Tiêu chí 3: Thiết lập mục tiêu, lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc bảo đảm an
toàn, hiệu quả cho người bệnh, gia đình và cộng đồng.
Tiêu chí 4: Đánh giá kết quả thực hiện và điều chỉnh kế hoạch chăm sóc phù hợp
với tình trạng sức khỏe của cá nhân, gia đình và cộng đồng
Tiêu chuẩn 5: Đảm bảo an toàn và tôn trọng người bệnh, các cá nhân, gia
đình và cộng đồng
Tiêu chí 1: Thể hiện kiến thức cơ bản về các nguyên tắc đảm bảo an toàn trong
thực hành chăm sóc
Tiêu chí 2: Thực hiện hiệu quả các biện pháp an toàn trong chăm sóc
Tiêu chí 3: Biện hộ quyền hợp pháp cho người bệnh và hỗ trợ người bệnh, gia
đình về mặt tâm lý, thể chất, tinh thần và xã hội trong quá trình chăm sóc.
Tiêu chí 4: Thể hiện sự tôn trọng giá trị cá nhân và sự riêng tư của người bệnh.
Tiêu chí 5: Nhận ra những thực hành trái với các nguyên tắc quy định và chuẩn
mực đã ban hành có nguy cơ ảnh hưởng tới sự an toàn người bệnh.
Tiêu chuẩn 6: Thực hiện các kỹ thuật chăm sóc an toàn, hiệu quả
Tiêu chí 1: Vận dụng kiến thức cơ bản về nguyên tắc, chỉ định, chống chỉ định,
cách tiến hành, phòng ngừa, xử trí tai biến của quy trình kỹ thuật, can thiệp
điều dưỡng.
Tiêu chí 2: Thực hiện quy trình kỹ thuật, can thiệp điều dưỡng theo quy định
của Bộ Y tế, cập nhật các hướng dẫn chuyên môn và phù hợp với quy định, nguồn lực
tại nơi làm việc.
Tiêu chí 3: Theo dõi, phát hiện, xử trí và báo cáo kịp thời các tai biến
trong quá trình chăm sóc, điều trị.
Tiêu chí 4: Tuân thủ các nguyên tắc, quy định và hướng dẫn kiểm soát nhiễm
khuẩn.
Tiêu chuẩn 7: Thực hiện thuốc cho người bệnh an toàn, hiệu quả
Tiêu chí 1: Thể hiện sự hiểu biết về kiến thức cơ bản chỉ định, chống chỉ định,
cách dùng, hiệu quả, tương tác của các nhóm thuốc được dùng cho người bệnh,
nhóm người bệnh.
Tiêu chí 2: Tuân thủ quy tắc, quy định và thực hiện thuốc an toàn và hiệu quả.
Tiêu chí 3: Theo dõi tác dụng, phát hiện các dấu hiệu phản ứng có hại của thuốc
và xử trí kịp thời.
Tiêu chí 4: Hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả và cách theo dõi dùng
thuốc cho người bệnh, người nhà người bệnh.
Tiêu chuẩn 8: Đảm bảo chăm sóc liên tục
Tiêu chí 1: Theo dõi, nhận định tình trạng người bệnh trong suốt quá trình
chăm sóc, điều trị.
Tiêu chí 2: Bàn giao cụ thể, đầy đủ và chính xác tình trạng của người bệnh
cho các đồng nghiệp phụ trách chăm sóc kế tiếp.
Tiêu chí 3: Phối hợp hiệu quả với người bệnh, gia đình và đồng nghiệp trong
chăm sóc để người bệnh được chăm sóc liên tục.
Tiêu chuẩn 9: Xử trí kịp thời trong tình huống cấp cứu
Tiêu chí 1: Phát hiện kịp thời, đánh giá đầy đủ và ra quyết định xử trí sơ, cấp
cứu ban đầu.
Tiêu chí 2: Thực hiện sơ cứu ban đầu đúng và hiệu quả cho người bệnh/nạn
nhân, gia đình và cộng đồng.
Tiêu chí 3: Tham gia cấp cứu dịch bệnh và thảm họa.
Tiêu chuẩn 10: Giao tiếp phù hợp với người bệnh, gia đình người bệnh, đồng
nghiệp và cộng đồng
Tiêu chí 1: Thể hiện sự hiểu biết đầy đủ và phù hợp về văn hóa, tín ngưỡng
trong giao tiếp với người bệnh, gia đình và cộng đồng.
Tiêu chí 2: Thiết lập được mối quan hệ thân thiện, hợp tác với người bệnh,
gia đình, đồng nghiệp và cộng đồng.
Tiêu chí 3: Sử dụng các phương pháp, hình thức giao tiếp hiệu quả với người bệnh,
gia đình, đồng nghiệp và cộng đồng.
Tiêu chuẩn 11: Giáo dục sức khỏe cho cá nhân, gia đình và cộng đồng hiệu
quả.
Tiêu chí 1: Thể hiện sự hiểu biết về nguyên tắc, phương pháp và hình thức tư
vấn, giáo dục sức khỏe cho cá nhân, gia đình và cộng đồng.
Tiêu chí 2: Xác định nhu cầu và nội dung cần hướng dẫn, giáo dục sức khỏe cho
cá nhân, gia đình và cộng đồng.
Tiêu chí 3: Tham gia xây dựng kế hoạch, tài liệu, chương trình truyền thông,
tư vấn và giáo dục sức khỏe phù hợp với văn hóa, xã hội, tín ngưỡng và trình độ
của cá nhân, gia đình và cộng đồng.
Tiêu chí 4: Tham gia đánh giá công tác truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe
cho cá nhân, gia đình và cộng đồng; tham gia giáo dục vệ sinh phòng bệnh tại cơ
sở y tế và cộng đồng.
Tiêu chí 5: Hướng dẫn và khuyến khích cá nhân, gia đình và cộng đồng đưa ra
các quyết định để giải quyết các vấn đề sức khỏe trên cơ sở khoa học và đồng
thuận.
Tiêu chí 6: Thực hiện hiệu quả công tác truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe
cho cá nhân, gia đình và cộng đồng.
Tiêu chí 7: Thực hiện giáo dục sức khoẻ và hướng dẫn các kỹ năng về chăm
sóc/tự chăm sóc cho người bệnh, gia đình và cộng đồng đúng, phù hợp.
Lĩnh vực 3: Quản lý và lãnh đạo
Tiêu chuẩn 12: Ứng dụng nguyên tắc quản lý và lãnh đạo trong thực hành
chăm sóc cho các cá nhân, gia đình và cộng đồng
Tiêu chí 1: Thể hiện sự hiểu biết về nguyên tắc quản lý và lãnh đạo trong thực
hành chăm sóc
Tiêu chí 2: Vận dụng kiến thức cơ bản về quản lý và lãnh đạo trong lập kế hoạch,
thực hiện, đánh giá và kiểm tra các hoạt động chăm sóc.
Tiêu chuẩn 13: Quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong chăm sóc
cho cá nhân, gia đình và cộng đồng
Tiêu chí 1: Sử dụng hợp lý, an toàn các trang thiết bị và phương tiện y tế
trong chăm sóc người bệnh thuộc phạm vi được phân công.
Tiêu chí 2: Quản lý trang thiết bị, phương tiện sử dụng trong chăm sóc bảo đảm
an toàn, hiệu quả.
Tiêu chuẩn 14: Hợp tác liên ngành và điều phối các hoạt động chăm sóc
cho cá nhân, gia đình và cộng đồng
Tiêu chí 1: Thực hiện điều phối và giám sát hoạt động chăm sóc đảm bảo an
toàn và hiệu quả.
Tiêu chí 2: Quản lý người bệnh về tuân thủ điều trị và tự chăm sóc.
Tiêu chí 3: Xác định được vai trò và mối quan hệ của các thành viên trong
nhóm chăm sóc.
Tiêu chí 4: Thường xuyên chia sẻ, trao đổi thông tin với đồng nghiệp để đưa
ra các quyết định chăm sóc phù hợp và an toàn.
Tiêu chí 5: Phối hợp hiệu quả với các thành viên trong nhóm chăm sóc đảm bảo
chăm sóc an toàn, toàn diện, liên tục và hiệu quả chi phí.
Tiêu chuẩn 15: Quản lý môi trường chăm sóc cho cá nhân, gia đình và cộng
đồng
Tiêu chí 1: Thể hiện các kiến thức cơ bản về các nguy cơ và cách phòng tránh
các bệnh nghề nghiệp.
Tiêu chí 2: Thể hiện sự hiểu biết cơ bản về mô hình quản lý chất lượng và các
tiêu chí đánh giá chất lượng chăm sóc trong quản lý chất lượng chăm sóc.
Tiêu chí 3: Nhận định được các loại nhiễm khuẩn chính, các tác nhân, đường
lây nhiễm trong bệnh viện và cộng đồng để đề xuất các biện pháp phòng và xử lý
phù hợp.
Tiêu chí 4: Tuân thủ các nguyên tắc về phòng ngừa, cách ly y tế và tuân thủ
các tiêu chuẩn, quy tắc về an toàn lao động.
Tiêu chí 5: Phát hiện, báo cáo, lập kế hoạch và thực hiện các biện pháp khắc
phục phù hợp các nguy cơ/sự cố trong công tác chăm sóc.
Tiêu chí 6: Tham gia đánh giá các hoạt động chăm sóc để cải tiến và khắc phục
những tồn tại về chuyên môn và thủ tục hành chính.
Tiêu chí 7: Ghi hồ sơ bệnh án khách quan, trung thực, đầy đủ và kịp thời.
Tiêu chí 8: Thực hiện quản lý hồ sơ bệnh án theo quy định pháp luật.
Lĩnh vực 4: Đào tạo, nghiên cứu
khoa học và thực hành dựa vào bằng chứng
Tiêu chuẩn 16: Đào tạo, hướng dẫn cho người học và đồng nghiệp về kiến
thức và kỹ năng trong lĩnh vực chăm sóc
Tiêu chí 1: Xây dựng kế hoạch, thực hiện dạy và đánh giá người học.
Tiêu chí 2: Sử dụng được các phương pháp dạy - học trong đào tạo người học và
đồng nghiệp.
Tiêu chí 3: Tham gia xây dựng chương trình, tài liệu và thực hiện đào tạo
nâng cao trình độ và phát triển nghề nghiệp cho đồng nghiệp.
Tiêu chuẩn 17: Nghiên cứu khoa học và thực hành dựa vào bằng chứng
Tiêu chí 1: Thể hiện sự hiểu biết các kiến thức cơ bản về nghiên cứu khoa học.
Tiêu chí 2: Thực hiện nghiên cứu khoa học/sáng tiến cải tiến kỹ thuật trong
chăm sóc người bệnh.
Tiêu chí 3: Áp dụng các bằng chứng khoa học cập nhật trong thực hành chăm sóc
và cải tiến chất lượng.
Lĩnh vực 5: Phát triển cá nhân
và nghề nghiệp
Tiêu chuẩn 18: Duy trì và phát triển năng lực cho bản thân
Tiêu chí 1: Tự đánh giá và chủ động tiếp thu các nguồn thông tin phản hồi về
công việc của bản thân để xác định rõ mục tiêu, nguyện vọng phát triển nghề
nghiệp, nhu cầu học tập chuyên môn phù hợp với yêu cầu thực tế công việc.
Tiêu chí 2: Chủ động xây dựng kế hoạch và tham gia các hoạt động học tập liên
tục để cập nhật và ứng dụng kiến thức, kỹ năng nâng cao chất lượng thực hành
chăm sóc.
Tiêu chuẩn 19: Phát triển nghề nghiệp
Tiêu chí 1: Sử dụng được tiếng Anh và/hoặc ngôn ngữ khác trong giao tiếp hàng
ngày với người bệnh, học tập, nghiên cứu và phát triển nghề nghiệp.
Tiêu chí 2: Sử dụng được công nghệ thông tin trong các hoạt động hành chính
chuyên môn, thực hành nghề nghiệp, phát triển cá nhân và nâng cao chất lượng
chăm sóc.
Tiêu chí 3: Tham gia vào các hoạt động xây dựng hình ảnh của người điều dưỡng
góp phần nâng cao vai trò, vị thế của người điều dưỡng, ngành điều dưỡng trong
nước và quốc tế.
Tiêu chí 4: Tham gia xây dựng, cập nhật, hoàn thiện quy trình kỹ thuật thực
hành chuẩn trong chăm sóc người bệnh.
PHỤ LỤC
2
CHUẨN
NĂNG LỰC CƠ BẢN CAO ĐẲNG ĐIỀU DƯỠNG VIỆT NAM
Lĩnh vực 1: Hành nghề theo pháp
luật và đạo đức nghề nghiệp
Tiêu chuẩn 1: Hành nghề theo quy định của pháp luật
Tiêu chí 1: Thể hiện sự hiểu biết về khoa học xã hội, chính trị và pháp luật
liên quan đến chăm sóc sức khỏe và thực hành điều dưỡng.
Tiêu chí 2: Tuân thủ pháp luật và các quy định chuyên môn, quy tắc ứng xử
liên quan đến chăm sóc sức khỏe, hành nghề điều dưỡng tại nơi làm việc.
Tiêu chí 3: Sử dụng chứng chỉ hành nghề có giá trị pháp lý và thực hành trong
phạm vi chuyên môn.
Tiêu chí 4: Báo cáo trung thực hành vi vi phạm pháp luật, đạo đức nghề nghiệp
liên quan đến chăm sóc sức khỏe, thực hành điều dưỡng và chịu trách nhiệm cá
nhân về báo cáo đó.
Tiêu chuẩn 2: Hành nghề theo đạo đức nghề nghiệp
Tiêu chí 1: Nhận ra các vấn đề liên quan tới đạo đức nghề nghiệp trong mọi hoạt
động chăm sóc người bệnh và đưa ra các quyết định phù hợp với đạo đức của người
hành nghề.
Tiêu chí 2: Hành nghề theo các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của quốc gia và
quốc tế.
Tiêu chí 3: Chịu trách nhiệm cá nhân về các quyết định chăm sóc và can thiệp
điều dưỡng.
Lĩnh vực 2: Thực hành chăm sóc
chuyên nghiệp
Tiêu chuẩn 3: Ứng dụng kiến thức khoa học cơ bản, y học cơ sở, bệnh học,
khoa học điều dưỡng trong thực hành
Tiêu chí 1: Vận dụng kiến thức cơ bản về cấu trúc, chức năng hoạt động của
các cơ quan, hệ thống trong cơ thể vào thực hành điều dưỡng cho cá nhân, gia
đình và cộng đồng.
Tiêu chí 2: Nhận ra các vấn đề sức khỏe và yếu tố nguy cơ đến sức khỏe của cá
nhân, gia đình và cộng đồng.
Tiêu chí 3: Đưa ra quyết định chăm sóc dựa trên nhận định, phân tích, phản biện,
tổng hợp về sức khỏe của cá nhân, gia đình và cộng đồng.
Tiêu chí 4: Ứng dụng các nguyên tắc, phương pháp y tế công cộng trong dự
phòng, nâng cao sức khỏe, phục hồi chức năng cho cá nhân, gia đình và cộng đồng
Tiêu chuẩn 4: Áp dụng quy trình điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh tại
các cơ sở y tế, chăm sóc tại nhà và chăm sóc sức khỏe cộng đồng phù hợp, hiệu
quả.
Tiêu chí 1: Khám, nhận định, phân tích và đánh giá tình trạng sức khỏe, bệnh
tật của cá nhân, gia đình và cộng đồng để xác định vấn đề ưu tiên và phân cấp
chăm sóc phù hợp.
Tiêu chí 2: Thiết lập chẩn đoán điều dưỡng dựa trên nhận định, phân tích và
thảo luận về các ưu tiên với đồng nghiệp, người bệnh hoặc gia đình người bệnh
Tiêu chí 3: Thiết lập mục tiêu, lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc bảo đảm an
toàn, hiệu quả cho người bệnh, gia đình và cộng đồng.
Tiêu chí 4: Đánh giá kết quả thực hiện và điều chỉnh kế hoạch chăm sóc phù hợp
với tình trạng sức khỏe của cá nhân, gia đình và cộng đồng
Tiêu chuẩn 5: Đảm bảo an toàn và tôn trọng người bệnh, các cá nhân, gia
đình và cộng đồng
Tiêu chí 1: Thể hiện kiến thức cơ bản về các nguyên tắc đảm bảo an toàn trong
thực hành chăm sóc
Tiêu chí 2: Thực hiện hiệu quả các biện pháp an toàn trong chăm sóc
Tiêu chí 3: Biện hộ quyền hợp pháp cho người bệnh và hỗ trợ người bệnh, gia
đình về mặt tâm lý, thể chất, tinh thần và xã hội trong quá trình chăm sóc.
Tiêu chí 4: Thể hiện sự tôn trọng giá trị cá nhân và sự riêng tư của người bệnh.
Tiêu chí 5: Nhận ra những thực hành trái với các nguyên tắc quy định và chuẩn
mực đã ban hành có nguy cơ ảnh hưởng tới sự an toàn người bệnh.
Tiêu chuẩn 6: Thực hiện các kỹ thuật chăm sóc an toàn, hiệu quả
Tiêu chí 1: Vận dụng kiến thức cơ bản về nguyên tắc, chỉ định, chống chỉ định,
cách tiến hành, phòng ngừa, xử trí tai biến của quy trình kỹ thuật, can thiệp
điều dưỡng.
Tiêu chí 2: Thực hiện quy trình kỹ thuật, can thiệp điều dưỡng theo quy định
của Bộ Y tế, cập nhật các hướng dẫn chuyên môn và phù hợp với quy định, nguồn lực
tại nơi làm việc.
Tiêu chí 3: Theo dõi, phát hiện, xử trí và báo cáo kịp thời các tai biến
trong quá trình chăm sóc, điều trị.
Tiêu chí 4: Tuân thủ các nguyên tắc, quy định và hướng dẫn kiểm soát nhiễm
khuẩn.
Tiêu chuẩn 7: Thực hiện thuốc cho người bệnh an toàn, hiệu quả
Tiêu chí 1: Thể hiện sự hiểu biết về kiến thức cơ bản chỉ định, chống chỉ định,
cách dùng, hiệu quả, tương tác của các nhóm thuốc được dùng cho người bệnh, nhóm người bệnh.
Tiêu chí 2: Tuân thủ quy tắc, quy định và thực hiện thuốc an toàn và hiệu quả.
Tiêu chí 3: Theo dõi tác dụng, phát hiện các dấu hiệu phản ứng có hại của thuốc
và xử trí kịp thời.
Tiêu chí 4: Hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả và cách theo dõi dùng
thuốc cho người bệnh, người nhà người bệnh.
Tiêu chuẩn 8: Đảm bảo chăm sóc liên tục
Tiêu chí 1: Theo dõi, nhận định tình trạng người bệnh trong suốt quá trình
chăm sóc, điều trị.
Tiêu chí 2: Bàn giao cụ thể, đầy đủ và chính xác tình trạng của người bệnh
cho các đồng nghiệp phụ trách chăm sóc kế tiếp.
Tiêu chí 3: Phối hợp hiệu quả với người bệnh, gia đình và đồng nghiệp trong
chăm sóc để người bệnh được chăm sóc liên tục.
Tiêu chuẩn 9: Xử trí kịp thời trong tình huống cấp cứu
Tiêu chí 1: Phát hiện kịp thời, đánh giá đầy đủ và ra quyết định xử trí sơ, cấp
cứu ban đầu.
Tiêu chí 2: Thực hiện sơ cứu ban đầu đúng và hiệu quả cho người bệnh/nạn
nhân, gia đình và cộng đồng.
Tiêu chí 3: Tham gia cấp cứu dịch bệnh và thảm họa.
Tiêu chuẩn 10: Giao tiếp phù hợp với người bệnh, gia đình người bệnh, đồng
nghiệp và cộng đồng
Tiêu chí 1: Thể hiện sự hiểu biết đầy đủ và phù hợp về văn hóa, tín ngưỡng
trong giao tiếp với người bệnh, gia đình và cộng đồng.
Tiêu chí 2: Thiết lập được mối quan hệ thân thiện, hợp tác với người bệnh,
gia đình, đồng nghiệp và cộng đồng.
Tiêu chí 3: Sử dụng các phương pháp, hình thức giao tiếp hiệu quả với người bệnh,
gia đình, đồng nghiệp và cộng đồng.
Tiêu chuẩn 11: Giáo dục sức khỏe cho cá nhân, gia đình và cộng đồng hiệu
quả.
Tiêu chí 1: Thể hiện sự hiểu biết về nguyên tắc, phương pháp và hình thức tư
vấn, giáo dục sức khỏe cho cá nhân, gia đình và cộng đồng.
Tiêu chí 2: Xác định nhu cầu và nội dung cần hướng dẫn, giáo dục sức khỏe cho
cá nhân, gia đình và cộng đồng.
Tiêu chí 3: Tham gia xây dựng kế hoạch, tài liệu, chương trình truyền thông,
tư vấn và giáo dục sức khỏe phù hợp với văn hóa, xã hội, tín ngưỡng và trình độ
của cá nhân, gia đình và cộng đồng.
Tiêu chí 4: Tham gia đánh giá công tác truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe
cho cá nhân, gia đình và cộng đồng; tham gia giáo dục vệ sinh phòng bệnh tại cơ
sở y tế và cộng đồng.
Tiêu chí 5: Hướng dẫn và khuyến khích cá nhân, gia đình và cộng đồng đưa ra
các quyết định để giải quyết các vấn đề sức khỏe trên cơ sở khoa học và đồng
thuận.
Tiêu chí 6: Thực hiện hiệu quả công tác truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe
cho cá nhân, gia đình và cộng đồng.
Tiêu chí 7: Thực hiện giáo dục sức khoẻ và hướng dẫn các kỹ năng về chăm
sóc/tự chăm sóc cho người bệnh, gia đình và cộng đồng đúng, phù hợp.
Lĩnh vực 3: Quản lý và lãnh đạo
Tiêu chuẩn 12: Ứng dụng nguyên tắc quản lý và lãnh đạo trong thực hành
chăm sóc cho các cá nhân, gia đình và cộng đồng
Tiêu chí 1: Thể hiện sự hiểu biết về nguyên tắc quản lý và lãnh đạo trong thực
hành chăm sóc
Tiêu chí 2: Vận dụng kiến thức cơ bản về quản lý và lãnh đạo trong lập kế hoạch,
thực hiện, đánh giá các hoạt động chăm sóc.
Tiêu chuẩn 13: Quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong chăm sóc
cho cá nhân, gia đình và cộng đồng
Tiêu chí 1: Sử dụng hợp lý, an toàn các trang thiết bị và phương tiện y tế
trong chăm sóc người bệnh thuộc phạm vi được phân công.
Tiêu chí 2: Quản lý trang thiết bị, phương tiện sử dụng trong chăm sóc bảo đảm
an toàn, hiệu quả.
Tiêu chuẩn 14: Hợp tác liên ngành và điều phối các hoạt động chăm sóc
cho cá nhân, gia đình và cộng đồng
Tiêu chí 1: Tham gia thực hiện điều phối và giám sát hoạt động chăm sóc đảm bảo
an toàn và hiệu quả.
Tiêu chí 2: Quản lý người bệnh về tuân thủ điều trị và tự chăm sóc.
Tiêu chí 3: Xác định được vai trò và mối quan hệ của các thành viên trong
nhóm chăm sóc.
Tiêu chí 4: Thường xuyên chia sẻ, trao đổi thông tin với đồng nghiệp để đưa
ra các quyết định chăm sóc phù hợp và an toàn.
Tiêu chí 5: Phối hợp hiệu quả với các thành viên trong nhóm chăm sóc đảm bảo
chăm sóc an toàn, toàn diện, liên tục và hiệu quả chi phí.
Tiêu chuẩn 15: Quản lý môi trường chăm sóc cho cá nhân, gia đình và cộng
đồng
Tiêu chí 1: Thể hiện các kiến thức cơ bản về các nguy cơ và cách phòng tránh
các bệnh nghề nghiệp.
Tiêu chí 2: Thể hiện sự hiểu biết cơ bản về mô hình quản lý chất lượng và các
tiêu chí đánh giá chất lượng chăm sóc trong quản lý chất lượng chăm sóc.
Tiêu chí 3: Nhận định được các loại nhiễm khuẩn chính, các tác nhân, đường
lây nhiễm trong bệnh viện và cộng đồng để đề xuất các biện pháp phòng và xử lý
phù hợp.
Tiêu chí 4: Tuân thủ các nguyên tắc về phòng ngừa, cách ly y tế và tuân thủ
các tiêu chuẩn, quy tắc về an toàn lao động.
Tiêu chí 5: Phát hiện, báo cáo, lập kế hoạch và thực hiện các biện pháp khắc
phục phù hợp các nguy cơ/sự cố trong công tác chăm sóc.
Tiêu chí 6: Tham gia đánh giá các hoạt động chăm sóc để cải tiến và khắc phục
những tồn tại về chuyên môn và thủ tục hành chính.
Tiêu chí 7: Ghi hồ sơ bệnh án khách quan, trung thực, đầy đủ và kịp thời.
Tiêu chí 8: Thực hiện quản lý hồ sơ bệnh án theo quy định pháp luật.
Lĩnh vực 4: Đào tạo, nghiên cứu
khoa học và thực hành dựa vào bằng chứng
Tiêu chuẩn 16: Đào tạo, hướng dẫn cho người học và đồng nghiệp về kiến
thức và kỹ năng trong lĩnh vực chăm sóc
Tiêu chí 1: Sử dụng được một số phương pháp dạy - học trong đào tạo người học
và đồng nghiệp.
Tiêu chí 2: Tham gia hướng dẫn thực hành cho người học.
Tiêu chuẩn 17: Nghiên cứu khoa học và thực hành dựa vào bằng chứng
Tiêu chí 1: Thể hiện sự hiểu biết các kiến thức cơ bản về nghiên cứu khoa học.
Tiêu chí 2: Tham gia thực hiện nghiên cứu khoa học/sáng tiến cải tiến kỹ thuật
trong chăm sóc người bệnh.
Tiêu chí 3: Áp dụng các bằng chứng khoa học cập nhật trong thực hành chăm sóc
và cải tiến chất lượng.
Lĩnh vực 5: Phát triển cá nhân
và nghề nghiệp
Tiêu chuẩn 18: Duy trì và phát triển năng lực cho bản thân
Tiêu chí 1: Tự đánh giá và chủ động tiếp thu các nguồn thông tin phản hồi về
công việc của bản thân để xác định rõ mục tiêu, nguyện vọng phát triển nghề
nghiệp, nhu cầu học tập chuyên môn phù hợp với yêu cầu thực tế công việc.
Tiêu chí 2: Chủ động xây dựng kế hoạch và tham gia các hoạt động học tập liên
tục để cập nhật và ứng dụng kiến thức, kỹ năng nâng cao chất lượng thực hành
chăm sóc.
Tiêu chuẩn 19: Phát triển nghề nghiệp
Tiêu chí 1: Sử dụng được tiếng Anh và/hoặc ngôn ngữ
khác trong giao tiếp hàng ngày với người bệnh và phát triển nghề nghiệp.
Tiêu chí 2: Sử dụng được công nghệ thông tin trong các hoạt động hành chính
chuyên môn, thực hành nghề nghiệp, phát triển cá nhân và nâng cao chất lượng
chăm sóc.
Tiêu chí 3: Tham gia vào các hoạt động xây dựng hình ảnh của người điều dưỡng
góp phần nâng cao vai trò, vị
thế của người điều dưỡng, ngành điều dưỡng trong nước và quốc tế.
[1] WHO, The State of the World’s
Nursing 2020
[2] Niên giám thống kê Y tế năm
2018