ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 817/QĐ-UBND
|
Phú Yên, ngày 03
tháng 6 năm 2019
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ
DUYỆT ĐỒ ÁN QUY HOẠCH CHUNG ĐÔ THỊ THỊ XÃ ĐÔNG HÒA (DỰ KIẾN) GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM
2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm
2015;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị năm 2009;
Căn cứ Luật số 35/2018/QH14 ngày 20/11/2018 sửa
đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch;
Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010
của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
Căn cứ Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010
của Chính phủ về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị;
Căn cứ Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016
của Bộ Xây dựng quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng
vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù;
Căn cứ các Văn bản của Bộ Xây dựng: số
665/SXD-QHKT ngày 03/4/2019, số 149/BXD-QHKT ngày 24/01/2019, số 665/BXD-QHKT
ngày 03/4/2019 về việc lập quy hoạch chung đô thị Đông Hòa, tỉnh Phú Yên;
Căn cứ Nghị quyết số 133/NQ-HĐND ngày 07/12/2018
của HĐND tỉnh;
Căn cứ các Quyết định của UBND tỉnh: Số
1897/QĐ-UBND ngày 12/8/2016 phê duyệt chủ trương lập quy hoạch chung xây dựng
huyện Đông Hòa; số 3056/QĐ-UBND ngày 19/12/2016 phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch
chung đô thị thị xã Đông Hòa (dự kiến) giai đoạn đến năm 2035, tầm nhìn đến năm
2050;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng (tại Báo
cáo số 221/BC-SXD ngày 24/5/2019) báo cáo kết quả thẩm định Đồ án quy hoạch
chung đô thị thị xã Đông Hòa (dự kiến) giai đoạn đến năm 2035, tầm nhìn đến năm
2050,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đồ án quy
hoạch chung đô thị thị xã Đông Hòa (dự kiến) giai đoạn đến năm 2035, tầm nhìn đến
năm 2050, với các nội dung chính sau:
1. Tên Đồ án: Đồ án
quy hoạch chung đô thị thị xã Đông Hòa (dự kiến) giai đoạn đến năm 2035, tầm
nhìn đến năm 2050.
2. Chủ Đồ án: UBND huyện
Đông Hòa.
3. Phạm vi khu vực nghiên cứu lập
quy hoạch:
a) Phạm vi lập quy hoạch: bao gồm toàn bộ
huyện Đông Hòa có diện tích 265,6 km², dân số 118.726 người (năm 2016), trong
đó có 10 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: Thị trấn Hòa Vinh, thị trấn Hòa Hiệp
Trung, xã Hòa Hiệp Bắc, xã Hòa Hiệp Nam, xã Hòa Tâm, xã Hòa Thành, xã Hòa Tân
Đông, xã Hòa Xuân Đông, xã Hòa Xuân Nam, xã Hòa Xuân Tây.
- Phía Bắc giáp : Thành phố Tuy Hòa và huyện Phú
Hoà.
- Phía Nam giáp : Huyện Vạn Ninh tỉnh Khánh Hòa.
- Phía Đông giáp : Biển Đông.
- Phía Tây giáp : Huyện Tây Hòa.
b) Thời hạn lập quy hoạch: Đến năm 2035, tầm
nhìn đến năm 2050.
4. Mục tiêu quy hoạch:
- Cụ thể hóa Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 16/04/2016
của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; quy hoạch vùng Nam Phú Yên - Bắc Khánh Hòa đến năm
2025; quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Phú Yên đến năm 2025; Chương trình phát triển
đô thị tỉnh Phú Yên từ năm 2016 đến 2020; điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế xã hội huyện Đông Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Nam Phú Yên.
- Cập nhật các dự án trọng điểm có ý nghĩa quốc gia
và các dự án đã và đang được triển khai xây dựng trên địa bàn Huyện Đông Hòa.
- Vận động và thu hút đầu tư để xây dựng huyện Đông
Hòa trở thành đô thị phát triển bền vững, giữ vai trò là một trong những trung
tâm công nghiệp lớn của tỉnh; trung tâm tổng hợp về lịch sử, văn hóa, thương mại
- dịch vụ - du lịch; đầu mối giao thông quan trọng và là cửa ngõ phía Nam của tỉnh
Phú Yên; đảm bảo an ninh quốc phòng.
- Xây dựng huyện Đông Hòa trở thành thị xã trước
năm 2020, hướng tới trở thành Thành phố trực thuộc tỉnh trong tương lai.
- Phát triển huyện Đông Hòa trở thành vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam của tỉnh Phú Yên, trọng tâm là Khu kinh tế Nam Phú Yên.
- Làm cơ sở để quản lý xây dựng theo quy hoạch.
5. Tính chất, chức năng khu vực
lập quy hoạch:
- Là đô thị loại IV, đơn vị hành chính đô thị cấp
thị xã.
- Là một trong những trung tâm công nghiệp của tỉnh.
- Là trung tâm tổng hợp về lịch sử, văn hóa, thương
mại - dịch vụ - du lịch và nông nghiệp kỹ thuật cao.
- Là đầu mối giao thông quan trọng; là cửa ngõ phía
Nam của tỉnh Phú Yên theo hướng phát triển bền vững, cửa ngõ ra biển Đông của
Tây Nguyên.
- Có vị trí quan trọng về an ninh và quốc phòng.
6. Các chỉ tiêu phát triển đô
thị:
a) Quy mô dân số:
- Đến năm 2025: Quy mô dân số toàn huyện Đông Hòa:
135.000 ÷ 140.000 người, trong đó dân số khu vực nội thị dự kiến khoảng 80.000
÷ 85.000 người, dân số khu vực ngoại thị dự kiến vào khoảng 40.000 ÷ 45.000 người.
- Đến năm 2035: Quy mô dân số toàn huyện Đông Hòa:
150.000 ÷ 160.000 người, trong đó dân số khu vực nội thị dự kiến khoảng 95.000
÷ 100.000 người, dân số khu vực ngoại thị dự kiến vào khoảng 60.000 người.
b) Quy mô đất đai:
- Đến năm 2025: Đất xây dựng toàn huyện khoảng
6.000 ÷ 6.500 ha; trong đó, đất xây dựng khu vực nội thị khoảng 5.500 ÷ 6.000
ha; chỉ tiêu đất dân dụng từ 150 ÷ 180 m²/người.
- Đến năm 2035: Đất xây dựng toàn huyện khoảng
6.500 ÷ 7.000 ha, trong đó đất xây dựng khu vực nội thị khoảng 2.000 ÷ 2.500
ha; chỉ tiêu đất dân dụng từ 150 ÷ 180 m²/người.
7. Định hướng phát triển không
gian:
a) Mô hình phát triển đô thị:
- Mô hình cấu trúc không gian đô thị “Nén - tập
trung”, bao gồm hai khu vực và ba hành lang phát triển.
- Khu vực nội thị gồm thị trấn Hòa Vinh, thị trấn
Hòa Hiệp Trung, xã Hòa Hiệp Bắc, xã Hòa Hiệp Nam và Hòa Xuân Tây. Bố trí khu
dân cư dọc QL.1A, QL.29 và tuyến đường ven biển Phước Tân - Bãi Ngà và 3 khu
công nghiệp: Khu công nghiệp Hòa Hiệp 1, khu công nghiệp Hòa Hiệp 2 và Khu công
nghệ cao đồng thời có khu phi thuế quan.
- Khu vực ngoại thị gồm 02 xã Hòa Thành và xã Hòa
Tân Đông ở phía Bắc và 3 xã ở phía Nam gồm xã Hòa Xuân Đông, Hòa Xuân Nam và xã
Hòa Tâm.
- Tổ chức giao thông đối ngoại gồm:
+ Trục giao thông Bắc - Nam: QL.1A, đường ven biển
Phước Tân - Bãi Ngà.
+ Trục giao thông đi Tây Nguyên: QL.29.
b) Phản vùng phát triển đô thị và nông thôn:
Không gian đô thị Đông Hòa được chia thành 2 phân
khu vực KV1 và KV2.
- Phân khu KV1: Là khu vực nội thị, đô thị trung
tâm giữ vai trò là “hạt nhân” của toàn đô thị Đông Hòa, với chức năng là “Trung
tâm hành chính, chính trị của đô thị Đông Hòa; trung tâm dịch vụ thương mại du
lịch và các trung tâm chuyên ngành; bảo tồn và phát triển đất nông nghiệp theo
hướng công nghệ cao; bảo tồn và phát huy các giá trị của các di tích lịch sử
văn hóa có giá trị; phát triển công nghiệp công nghệ cao; phát triển hệ thống hạ
tầng kỹ thuật theo hướng hiện đại và đồng bộ”. Phân khu KV1 được chia thành 05
khu vực; cụ thể: Khu vực KV1-1 là lõi trung tâm đô thị; khu vực KV1-2 là Khu đô
thị cải tạo, phát triển công nghiệp dịch vụ ven biển; khu vực KV1-3 là Khu đô
thị cải tạo, phát triển công nghiệp dịch vụ ven biển; khu vực KV1-4 là Khu đô
thị cải tạo, phát triển dịch vụ du lịch; khu vực KV1-5 là Khu đô thị ở xây mới,
phát triển thương mại - dịch vụ;
- Phân khu KV2: Khu vực ngoại thị cửa ngõ gồm 2 khu
vực KV2-1 và KV2-2. Khu vực KV2-1 (gồm xã Hòa Thành và xã Hòa Tân Đông) là khu
làng xóm hiện hữu và canh tác nông nghiệp, phát triển đô thị du lịch, nông nghiệp
công nghệ cao; khu vực KV2-2 (gồm xã Hòa Xuân Đông, xã Hòa Tân Đông, xã Hòa
Tâm) là khu dân cư phát triển công nghiệp, khu dân cư làng xóm hiện hữu, phát
triển đô thị cảng, dịch vụ - du lịch.
c) Các khu chức năng chính:
- Đô thị hành chính: Phát triển khu vực thị trấn
Hòa Vinh trở thành đô thị trung tâm hành chính, thương mại dịch vụ của huyện
Đông Hòa.
- Đô thị công nghiệp - thương mại - dịch vụ: Khu vực
ven biển từ khu phi thuế quan đến Hòa Hiệp Nam kết hợp với 2 khu công nghiệp hiện
trạng thành tổ hợp công nghiệp hoàn chỉnh; khu vực phía Tây dọc QL.1A từ Hòa
Xuân Đông đến ga trung chuyển hàng hóa lên Tây Nguyên; phát triển khu vực ven
biển từ khu phi thuế quan đến giáp sân bay, hình thành các đô thị chức năng
công nghiệp, thương mại - dịch vụ,... phát triển thị trấn Hòa Hiệp Trung trở
thành trung tâm hành chính quan trọng phía Tây của huyện Đông Hòa.
- Đô thị du lịch - dịch vụ: Phát triển Hòa Hiệp Nam
trở thành đô thị du lịch - dịch vụ, với thế mạnh là khu phi thuế quan và tiếp
giáp với Khu du lịch sinh thái sông Bàn Thạch.
- Các khu du lịch sinh thái: Khai thác cảnh quan đặc
sắc tại khu vực sông Bàn Thạch, cửa biển Đà Nông và cảnh quan ven chân núi Đá
Bia, khu vực Biển Hồ, Đập Hàn, hình thành các khu du lịch sinh thái hướng đến
phát triển bền vững và tôn tạo cảnh quan thiên nhiên, mang lại các giá trị về
kinh tế - xã hội và môi trường của đô thị Đông Hòa.
- Khu vực phát triển đô thị nông nghiệp: Phát triển
các khu dân cư hiện hữu thuộc các xã Hòa Thành, Hòa Tân Đông, Hòa Xuân Đông trở
thành các khu vực ở kết hợp hoạt động canh tác nông nghiệp tạo nét đặc trưng về
cấu trúc khu vực.
- Vùng cảnh quan nông nghiệp: Tôn trọng các khu vực
canh tác nông nghiệp trên diện rộng của Đông Hòa, bảo vệ và phát huy giá trị cảnh
quan của khu vực, hướng đến phát triển nông nghiệp công nghệ cao, đảm bảo an
ninh lương thực và vai trò thoát nước mặt cho đô thị.
- Vùng bảo tồn cảnh quan: Tận dụng cảnh quan ven
sông Bàn Thạch hình thành hệ thống cây xanh liên kết các khu chức năng, đồng thời
cũng là không gian cách ly giữa các khu chức năng giảm thiểu tác động độc hại về
môi trường; bảo vệ và phát triển khu vực rừng núi phía Nam - Tây Nam Đông Hòa
thành vùng cảnh quan sinh thái, “lá phổi xanh” của đô thị Đông Hòa, góp phần
gia tăng chất lượng môi trường sinh thái của đô thị.
8. Định hướng quy hoạch hệ thống
hạ tầng kỹ thuật:
a) Định hướng phát triển giao thông:
- Giao thông đối ngoại: Bao gồm các đầy đủ bốn loại
hình sau:
+ Giao thông đường bộ: Đầu tư xây dựng mới hoặc
nâng cấp, mở rộng tuyến cao tốc Bắc - Nam, tuyến QL.1A, tuyến QL.29, đường Phước
Tân - Bãi Ngà và hệ thống các đường trục chính như đường Hòa Hiệp 1, đường Phú
Khe - Phước Tân, đường Đông Tây 1.
+ Giao thông đường sắt: Hoàn chỉnh hệ thống giao
thông đường sắt thống nhất Bắc Nam, Tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam và Tuyến đường
sắt Tuy Hòa đi Buôn Ma Thuột.
+ Giao thông đường thủy: Đầu tư xây dựng khu Cảng
Vũng Rô, cảng Bãi Gốc; quy hoạch khu vực Bãi Môn - Mũi Điện là khu bến tàu
khách du lịch nội địa và quốc tế; phát triển các bến khách du lịch phục vụ du lịch
tại các điểm du lịch biển, đảo.
+ Giao thông đường hàng không: Tiếp tục nâng cấp
hoàn chỉnh về hạ tầng, các điều kiện kỹ thuật của Cảng hàng không Tuy Hòa đạt cấp
4C theo quy chuẩn ICAO.
- Giao thông đối nội: Hệ thống mạng lưới đường nội
bộ được tổ chức theo cấu trúc mạng lưới đường ô cờ, khá hoàn chỉnh và linh hoạt
trong việc đáp ứng nhu cầu lưu thông trong khu vực đặc biệt tiếp cận trực tiếp
các khu phát triển kinh tế trong dự án.
- Quy hoạch tổ chức hệ thống bến, bãi đỗ xe
+ Bến xe số 1: Được tổ chức ngay tại vị trí tiếp
giáp giữa QL.1A với đường số 18 với diện tích 1,25 ha.
+ Bến xe số 2: Được tổ chức ngay tại vị trí tiếp
giáp giữa QL.1A với đường số 5 với diện tích 5 ha.
b) Định hướng quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật đất
xây dựng:
- Định hướng quy hoạch cao độ nền: Giải pháp thiết
kế san nền cho khu đô thị như sau: Cao độ khống chế đối với khu công nghiệp dọc
theo bờ biển được xác định Hxd = 5,5m; cao độ khống chế đối với khu công nghiệp
không bị ảnh hưởng của chiều cao cột sóng được xác định Hxd = 4,4m; cao độ khống
chế đối với khu dân cư dọc theo bờ biển được xác định Hxd = 5,0m; cao độ khống
chế đối với khu dân cư không bị ảnh hưởng của chiều cao cột sóng được xác định
Hxd = 3,9m.
- Định hướng Quy hoạch thoát nước mặt: Giải pháp
thoát nước mưa cho khu dự án là thiết kế hệ thống thoát nước mưa riêng; được
chia làm 3 lưu vực thoát nước chính. Trong đó, lưu vực 1: Thuộc lưu vực thoát
nước sông Đà Rằng có nhiệm vụ giải quyết nhu cầu thoát nước cho lưu vực phía Bắc
với tổng diện tích 694 ha; lưu vực thoát nước 2: Thuộc lưu vực thoát nước Biển
Đông có nhiệm vụ giải quyết nhu cầu thoát nước cho lưu vực phía Đông với tổng
diện tích 2440ha; lưu vực thoát nước 3: thuộc lưu vực thoát nước Sông Bàn Thạch
và Sông Đà Nông có nhiệm vụ giải quyết nhu cầu thoát nước cho khu còn lại. Hướng
tiêu thoát nước chính chủ yếu là hệ thống sông Bàn Thạch, sông Đà Rằng và Biển
Đông.
c) Định hướng quy hoạch cấp nước:
Xây mới nhà máy nước kết hợp với trạm bơm 1 công suất
157.000m³/ngđ, diện tích khoảng 5÷7 ha (có tính đến khả năng mở rộng nâng công
suất nhà máy để cấp nước cho Khu kinh tế Vân Phong - Khánh Hòa khoảng
70.000m³/ngđ) với vị trí gần đập Bàn Thạch (đập dự kiến xây mới); đầu tư nâng cấp,
mở rộng trạm cấp nước Hòa Vinh lên công suất 8.000÷10.000 m³/ngày đêm để cấp nước
cho thị trấn Hòa Vinh, Hòa Hiệp Trung và các xã, phường lân cận (Hòa Hiệp Bắc,
Hòa Hiệp Trung, Hòa Hiệp Nam, Hòa Vinh, Hòa Xuân Tây khi Đông Hòa lên thị xã).
d) Định hướng quy hoạch cấp điện:
- Cấp điện áp 500kV: Xây dựng tuyến 500kV từ Dốc Sỏi
về Nha Trang để hoàn thiện kết cấu lưới điện 500kV quốc gia đoạn Nam miền
Trung.
- Cấp điện áp 220kV: Trạm 220kV huyện Đông Hòa sẽ
cung cấp điện cho các hạng mục xây dựng trong dự án, đảm bảo nguồn điện cho các
phụ tải quan trọng như lọc hóa dầu, khu trung tâm thương mại dịch vụ, khu miễn
thuế. Ngoài ra trạm còn hỗ trợ công suất cho trạm 220kV Tuy Hòa để hoàn thiện kết
lưới 110kV. Ngoài ra, quy hoạch đến năm 2035 xây mới tuyến 220kV từ Tuy Hòa đi
Nha Trang tạo thành hệ thống 220kV hoàn thiện, tạo điều kiện phát triển kinh tế
xã hội khu vực Nam miền Trung.
- Cấp điện áp 110kV: Các trạm 110kV xây mới sẽ được
cấp điện chủ yếu từ trạm 220kV Tuy Hòa hiện có thông qua các đường dây 110kV
Tuy Hòa - Nha Trang đi trong khu vực. Khi trạm 220kV huyện Đông Hòa được xây dựng
sẽ xây mới các nhánh rẽ đến tuyến điện hiện có và chuyển phương thức vận hành về
trạm này.
e) Định hướng quy hoạch thoát nước thải, quản lý
chất thải rắn và nghĩa trang:
- Đối với các khu vực nội thị thị trấn Hòa Vinh đã
có hệ thống thoát nước mưa hiện hữu thì sử dụng hệ thống thoát nước chung, sau
đó xây dựng tuyến cống bao và thu gom nước thải đưa về trạm xử lý; nước thải
sau khi được xử lý phải đạt loại A theo QCVN 14:2008/BTNMT rồi mới xả ra nguồn
tiếp nhận. Đối với các khu vực nội thị xã Hòa Hiệp Bắc, xã Hòa Hiệp Nam, xã Hòa
Xuân Tây và thị trấn Hòa Hiệp Trung, xây dựng hệ thống thoát nước riêng và đưa
về các trạm xử lý nước thải cục bộ.
- Đầu tư nâng cấp mở rộng bãi rác Đông Hòa tại thôn
Nam Bình 1, xã Hòa Xuân Tây với công suất xử lý 2 triệu m³, quy mô diện tích
khoảng 18 ha; đầu tư nhà máy xử lý chất thải rắn với công suất rác sinh hoạt
100 tấn/ngày đêm và rác thải nguy hại 50 tấn/ngày đêm; đầu tư cơ sở xử lý rác
thải y tế tại trung tâm huyện và khu vực, công nghệ xử lý lò đốt với công suất
20÷40 kg/giờ, phạm vi phục vụ là các cơ sở y tế khám chữa bệnh.
- Quy hoạch nghĩa trang: Đầu tư xây dựng nghĩa
trang huyện Đông Hòa tại thôn Nam Bình 1, xã Hòa Xuân Tây, quy mô 50 ha (trong
đó xây dựng nhà tang lễ 1 ha); đầu tư xây dựng nghĩa trang Hòa Hiệp trên cơ sở
mở rộng nghĩa trang Phú Lạc xã Hòa Hiệp Nam quy mô 5 ha, nghĩa trang Hòa Tâm
thôn Phước Giang, xã Hòa Tâm quy mô 1 ha.
9. Các nội dung khác:
Như Thuyết minh và Bản vẽ quy hoạch kèm theo.
10. Hồ sơ sản phẩm quy hoạch:
a) Phần bản vẽ
TT
|
Nội dung
|
Ký hiệu Bản vẽ
|
Tỷ lệ bản vẽ
|
1
|
Sơ đồ vị trí và liên hệ vùng
|
QH-01
|
|
2
|
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất
|
QH-02.A1
|
1/10.000
|
3
|
Bản đồ hiện trạng hạ tầng kỹ thuật
|
QH-02.A2
|
1/10.000
|
4
|
Bản đồ hiện trạng môi trường
|
QH-02.A3
|
1/10.000
|
5
|
Bản đồ đánh giá quỹ đất xây dựng
|
QH-02B
|
1/10.000
|
6
|
Sơ đồ cơ cấu phát triển đô thị
|
QH-03
|
|
7
|
Bản đồ định hướng phát triển không gian đô thị
|
QH-04
|
1/10.000
|
8
|
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất và phân khu chức
năng theo các giai đoạn quy hoạch
|
QH-05
|
1/10.000
|
9
|
Bản đồ định hướng giao thông
|
QH-06
|
1/10.000
|
10
|
Bản đồ định hướng cao độ nền và thoát nước mưa
|
QH-07
|
1/10.000
|
11
|
Bản đồ định hướng cấp nước
|
QH-08
|
1/10.000
|
12
|
Bản đồ định hướng thoát nước thải, quản lý chất
thải rắn và nghĩa trang
|
QH-09
|
1/10.000
|
13
|
Bản đồ định hướng cấp điện và chiếu sáng đô thị
|
QH-10
|
1/10.000
|
14
|
Bản đồ định hướng thông tin liên lạc
|
QH-11
|
1/10.000
|
15
|
Bản vẽ đánh giá môi trường chiến lược
|
QH-12
|
1/10.000
|
16
|
Bản vẽ thiết kế đô thị - khung thiết kế đô thị
|
QH-13A
|
Thích hợp
|
17
|
Bản vẽ thiết kế đô thị - khung thiết kế đô thị
|
QH-13B
|
Thích hợp
|
b) Phần văn bản: Thuyết minh tổng hợp (kèm bản
vẽ thu nhỏ A3); các văn bản pháp lý liên quan; các dự thảo: Quyết định phê duyệt
Đồ án, Quy định quản lý theo Đồ án quy hoạch; Đĩa CD lưu giữ các bản vẽ A0, A3
và văn bản pháp lý có liên quan.
c) Số lượng sản phẩm: 10 bộ Hồ sơ Đồ án quy
hoạch.
11. Tổ chức thực hiện:
Sau khi Đồ án được UBND tỉnh phê duyệt, Chủ đồ án
phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức công bố công khai Đồ án và bàn
giao hồ sơ quy hoạch được duyệt cho các cơ quan liên quan và địa phương theo
đúng quy định.
Điều 2. Quyết định này có
hiệu lực kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Kế hoạch và
Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Công Thương, Giao thông Vận Tải, Văn hóa Thể thao và Du lịch; Trưởng
Ban Quản lý Khu kinh tế; Chủ tịch UBND huyện Đông Hòa và Thủ trưởng các cơ quan
liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Các PCVP UBND tỉnh;
- Cổng TTĐT - UBND tỉnh;
- Lưu: VT, TH, Khg, Khi2.038(2019).
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Chí Hiến
|