ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 418/QĐ-UBND
|
Phú Yên, ngày 19
tháng 3 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH TIÊU CHÍ LỰA CHỌN SÁCH GIÁO KHOA ĐỂ SỬ DỤNG
TRONG CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG NĂM HỌC 2021 - 2022 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ
chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị quyết số
88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo
khoa giáo dục phổ thông;
Căn cứ Thông tư số
32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành
Chương trình giáo dục phổ thông, Chương trình tổng thể và Chương trình môn học/hoạt
động giáo dục;
Căn cứ Thông tư số
25/2020/TT-BGDĐT ngày 26/8/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc lựa chọn
sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Giáo dục và Đào tạo Phú Yên tại Tờ trình số 218/TTr-SGDĐT ngày
17/3/2021, ý kiến của Giám đốc Sở Tư pháp tại Công văn số 212/STP-XDKT&TDTHPL
ngày 11/3/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định tiêu chí lựa
chọn sách giáo khoa để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông năm học 2021-2022
trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
Điều 2.
Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chủ trì, phối hợp
với UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị thuộc thẩm
quyền quản lý tổ chức lựa chọn, đề xuất hoặc điều chỉnh, bổ sung danh mục sách
giáo khoa theo quy định.
Điều 3.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và
Đào tạo; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị
liên quan chịu trách nhiệm thi hành./.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hồ Thị Nguyên Thảo
|
QUY ĐỊNH
TIÊU CHÍ LỰA CHỌN SÁCH GIÁO KHOA ĐỂ SỬ DỤNG TRONG CƠ SỞ GIÁO
DỤC PHỔ THÔNG NĂM HỌC 2021-2022 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 418/QĐ-UBND ngày 19/3/2021 của Chủ tịch
UBND tỉnh Phú Yên)
I. Đối với
Sách giáo khoa cấp tiểu học các lớp 2, 3, 4, 5
1. Tiêu
chí 1: Phù hợp với đặc điểm kinh tế -xã hội của địa phương
a) Cấu trúc sách giáo khoa có
tính mở, tạo điều kiện để địa phương, nhà trường chủ động, linh hoạt trong việc
xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục 2 buổi/ngày;
b) Cấu trúc, nội dung sách giáo
khoa tạo cơ hội để nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn và giáo viên bổ sung những nội
dung và hoạt động đặc thù thích hợp, sát với thực tế của địa phương;
c) Nội dung sách giáo khoa đảm
bảo tính khả thi, phù hợp với năng lực của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý
giáo dục tại địa phương;
d) Nội dung sách giáo khoa đảm
bảo tính kế thừa, ngôn ngữ và cách thức thể hiện phù hợp với văn hóa, lịch sử,
địa lý của địa phương;
đ) Nội dung sách giáo khoa đảm
bảo tính mềm dẻo, có thể điều chỉnh để phù hợp với khả năng và phong cách học tập
của nhiều nhóm đối tượng học sinh tại địa phương;
e) Nội dung sách giáo khoa có
thể triển khai tốt với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện
dạy học khác tại địa phương hiện nay;
g) Nội dung sách giáo khoa giúp
nhà trường và giáo viên tự chủ, sáng tạo trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch
giáo dục;
h) Các bài học/chủ đề trong
sách giáo khoa được thiết kế, trình bày với đa dạng các hoạt động, thuận lợi
cho giáo viên trong việc lựa chọn phương án, hình thức tổ chức và phương pháp dạy
học tích cực;
i) Chất lượng sách giáo khoa phải
đảm bảo sử dụng lâu dài để tiết kiệm chi phí cho nhà trường và cha mẹ học sinh.
2. Tiêu
chí 2: Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông
a) Nội dung các bài học/chủ đề
trong sách giáo khoa thúc đẩy học sinh học tập tích cực, rèn luyện các kỹ năng,
kích thích tư duy sáng tạo, độc lập;
b) Sách giáo khoa có các nội
dung, chủ đề kiến thức liên môn giúp giáo viên có thể thực hiện dạy học tích hợp,
gắn kết bài học với thực tiễn cuộc sống;
c) Nội dung sách giáo khoa thể
hiện rõ, đủ các yêu cầu về mức độ cần đạt, đảm bảo mục tiêu phân hóa, giúp giáo
viên có thể đánh giá được mức độ đáp ứng yêu cầu về phẩm chất, năng lực của học
sinh;
d) Nội dung sách giáo khoa tạo
điều kiện để nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh
giá kết quả học tập của học sinh phù hợp với kế hoạch giáo dục của nhà trường
theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học;
đ) Hình thức sách giáo khoa được
trình bày hấp dẫn, cân đối, hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình, có tính thẩm mỹ
cao, gây hướng thú cho học sinh;
e) Nội dung sách giáo khoa bảo
đảm tính khoa học với các hoạt động học tập phong phú, được chỉ dẫn rõ ràng,
giúp học sinh xác định được mục tiêu học tập, đáp ứng các yêu cầu cần đạt;
g) Nội dung sách giáo khoa chú
trọng đến việc phát triển kỹ năng nhận thức, kỹ năng tư duy, rèn khả năng tích
hợp, vận dụng kiến thức mới thông qua các nhiệm vụ học tập đưa ra cho học sinh
trong mỗi bài học;
h) Nội dung các bài học/chủ đề
trong sách giáo khoa thúc đẩy học sinh học tập tích cực, rèn luyện các kỹ năng,
kích thích tư duy sáng tạo, độc lập.
II. Đối với
Sách giáo khoa cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông
1. Tiêu chí 1: Sách giáo
khoa phải có bố cục rõ ràng, dễ hiểu về ý tưởng
Từng bài học trong sách giáo
khoa đều phải bảo đảm yêu cầu cần đạt, thể hiện được mục tiêu cụ thể, hướng đến
việc hình thành phẩm chất, năng lực theo chuẩn quy định trong chương trình và
nhận thức của học sinh.
2. Tiêu chí 2: Sách giáo
khoa phù hợp với mục tiêu, kế hoạch giáo dục của địa phương, nhà trường
a) Nội dung, tiến độ giảng dạy
được thiết kế linh hoạt không áp đặt theo khuôn mẫu; giúp nhà trường, giáo viên
có thể sắp xếp thời khóa biểu, soạn giáo án theo bài dạy, theo chủ đề; tổ chức
giờ học ngoài không gian lớp học và có thể điều chỉnh khi cần thiết;
b) Đảm bảo để nhà trường xây dựng
kế hoạch giáo dục; lồng ghép chương trình giáo dục địa phương; các hoạt động
giáo dục kỹ năng; trải nghiệm, trải nghiệm hướng nghiệp; tăng cường dạy ngoại
ngữ, tin học;
c) Phù hợp với kế hoạch khảo
sát chất lượng; công tác kiểm tra, đánh giá, kiểm định chất lượng của cơ quan
quản lý giáo dục và nhà trường.
3. Tiêu chí 3: Phù hợp với
quy mô lớp học; điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của nhà trường
a) Giúp giáo viên đổi mới
phương pháp dạy học trong những điều kiện khác nhau về sĩ số học sinh; phù hợp
với việc tổ chức dạy học;
b) Giúp giáo viên sử dụng thiết
bị dạy học linh hoạt; học sinh sử dụng đồ dùng học tập, cơ sở vật chất để hình
thành kiến thức, phát triển phẩm chất và năng lực.
4. Tiêu chí 4: Phù hợp với
lịch sử, địa lý, truyền thống, văn hóa, tôn giáo địa phương
a) Ngữ liệu, nội dung, hình ảnh
minh họa ngôn ngữ và cách thức thể hiện phù hợp với văn hóa, lịch sử, địa lí của
địa phương; khơi dậy tính ham hiểu biết về thế giới mới của học sinh; có tính kết
nối giữa truyền thống và hiện đại; không phân biệt tôn giáo, giới tính, dân tộc,
sắc tộc;
b) Đảm bảo kiến thức tối thiểu
về văn hóa, địa danh, môi trường sống; hình thành các mối quan hệ gia đình, xã
hội, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, thực hành pháp luật phù hợp với môi trường, văn
hóa, phong tục, tập quán của địa phương và tiếp cận với các vùng miền khác; bước
đầu hình thành kỹ năng tự bảo vệ bản thân, cộng đồng, bảo vệ môi trường.
5. Tiêu chí 5: Phù hợp với
trình độ dân trí và năng lực nhận thức của học sinh
a) Đáp ứng để cha mẹ tham gia,
hỗ trợ việc học tập cùng học sinh;
b) Kế thừa sự hiểu biết, nhận
thức, kỹ năng đã được hình thành ở chương trình phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi
và các lớp dưới trong các trường phổ thông; có sự phân hóa giúp mọi đối tượng học
sinh đều có cơ hội tiến bộ và phát triển năng khiếu; có hướng mở giúp học sinh
tự học, tự khám phá, liên hệ và ứng dụng vào thực tế;
c) Sách giáo khoa được trình
bày hấp dẫn, có cấu trúc rõ ràng, dễ sử dụng; kênh chữ và kênh hình chọn lọc,
thân thuộc, có tính thẩm mĩ, phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh;
đ) Các bài tập, hoạt động trong
sách giáo khoa được sắp xếp theo nhiều mức độ tạo cơ hội cho tất cả học sinh có
thể học tập, phát triển và sáng tạo;
e) Hệ thống câu hỏi, bài tập và
yêu cầu trong sách giáo khoa gần gũi với thực tiễn địa phương, rèn luyện cho học
sinh khả năng tìm tòi kiến thức và vận dụng kiến thức vào cuộc sống;
g) Ngôn ngữ sử dụng trong sách giáo
khoa trong sáng, dễ hiểu và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh
của các cấp học và thực tế địa phương.
6. Tiêu chí 6: Phù hợp với
trình độ, năng lực của giáo viên.
a) Giúp giáo viên phát triển
chương trình dạy học, xây dựng các chuyên đề tự bồi dưỡng, bồi dưỡng thường
xuyên, sinh hoạt chuyên môn, xây dựng chương trình bồi dưỡng năng khiếu học
sinh;
b) Giúp giáo viên kế thừa tính
ưu việt của mô hình, phương pháp dạy học truyền thống kết hợp với mô hình,
phương pháp dạy học hiện đại; phát huy được những thành tố tích cực trong các
chương trình thí điểm đã triển khai thành công tại địa phương;
c) Giúp giáo viên xây dựng hệ
thống câu hỏi, bài tập để kiểm tra, đánh giá học sinh theo yêu cầu của chương
trình và sự tiến bộ của học sinh.
7. Tiêu chí 7: Sự hỗ trợ
của tác giả viết sách và tài liệu bổ trợ dạy, học
a) Tác giả viết sách, nhà xuất
bản tổ chức truyền tải cho giáo viên hiểu rõ ý tưởng thiết kế sách; mục tiêu của
từng ngữ liệu, hình ảnh được đưa ra trong sách; có kênh thu nhận, phản hồi, giải
đáp những ý kiến phản hồi của giáo viên, cha mẹ học sinh và học sinh;
b) Có tài liệu hướng dẫn sử dụng
sách, hướng dẫn dạy, học kèm theo. Đặc biệt, kèm theo nội dung của sách phải có
công cụ đánh giá sự hình thành, phát triển
năng lực, phẩm chất của học
sinh theo chuẩn của chương trình, phù hợp với nhận thức của học sinh; có công cụ
giúp học sinh tự đánh giá, học sinh đánh giá lẫn nhau, cha mẹ đánh giá sự tiến
bộ của học sinh, cha mẹ học sinh góp ý với nhà trường, giáo viên./.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hồ Thị Nguyên Thảo
|