Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1172/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi Người ký: Đặng Văn Minh
Ngày ban hành: 02/12/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1172/QĐ-UBND

Quảng Ngãi, ngày 02 tháng 12 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỒ ÁN QUY HOẠCH PHÂN KHU TỶ LỆ 1/2000 KHU LIÊN HỢP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN NGHĨA KỲ (MỞ RỘNG) ĐẾN NĂM 2030, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2045

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18/6/2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17/6/2020;

Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24/11/2017; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20/11/2018;

Căn cứ Luật Kiến trúc ngày 13/6/2019;

Căn cứ Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ về quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 72/2019/NĐ-CP ngày 30/8/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;

Căn cứ Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng quy định hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch khu chức năng đặc thù;

Căn cứ Thông tư số 06/2013/TT-BXD ngày 13/5/2013 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn về nội dung Thiết kế đô thị; Thông tư số 16/2013/TT-BXD ngày 16/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 06/2013/TT-BXD;

Căn cứ Nghị quyết số 86/NQ-HĐND ngày 17/11/2021 của HĐND tỉnh về việc thông qua Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nghĩa Kỳ (mở rộng) đến năm 2030, định hướng đến năm 2045;

Căn cứ Quyết định số 161/QĐ-UBND ngày 03/7/2013 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020 và Quyết định số 579/QĐ-UBND ngày 23/9/2020 của UBND tỉnh về việc điều chỉnh, bổ sung một số nội dung tại Quyết định số 161/QĐ-UBND ngày 03/7/2013 của UBND tỉnh;

Căn cứ Quyết định số 1106/QĐ-UBND ngày 12/11/2021 của UBND tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nghĩa Kỳ (mở rộng) đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 vào các đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện: Tư Nghĩa, Nghĩa Hành;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Báo cáo thẩm định số 820/BCTĐ-SXD ngày 30/11/2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nghĩa Kỳ (mở rộng) đến năm 2030, định hướng đến năm 2045, với những nội dung chủ yếu sau đây:

1. Tên đồ án: Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nghĩa Kỳ (mở rộng) đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.

2. Phạm vi, đối tượng lập quy hoạch

- Phạm vi phục vụ cho khu vực thành phố Quảng Ngãi (kể cả Khu công nghiệp Quảng Phú) và các huyện: Sơn Tịnh (kể cả Khu công nghiệp Tịnh Phong và Khu công nghiệp VSIP), Tư Nghĩa, Mộ Đức, Nghĩa Hành.

- Đối tượng nghiên cứu quy hoạch bao gồm: Xử lý chất thải rắn thông thường (sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, bùn thải thoát nước và phân bùn bể tự hoại) và xử lý chất thải rắn nguy hại (công nghiệp, nông nghiệp), chất thải rắn nguy hại y tế tập trung (cho địa bàn tỉnh Quảng Ngãi).

3. Vị trí, giới hạn khu đất lập quy hoạch

- Địa điểm: Xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa và các xã: Hành Dũng, Hành Thuận, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi.

- Diện tích nghiên cứu lập quy hoạch:

+ Diện tích nghiên cứu khoảng 200ha. Trong đó tập trung vào khu vực nằm trong bán kính 500m (tính từ Khu liên hợp xử lý chất thải rắn 28ha hiện hữu), đồng thời nghiên cứu cả khu vực nằm trong bán kính từ 500m đến 1000m (tính từ Khu liên hợp xử lý chất thải rắn 28ha hiện hữu).

+ Diện tích lập quy hoạch Khu liên hợp mở rộng khoảng 137ha (kể cả 28ha đã thực hiện); trong đó: Phần diện tích thuộc huyện Tư Nghĩa khoảng 87,5 ha và phần diện tích thuộc huyện Nghĩa Hành khoảng 49,5 ha.

- Giới cận:

+ Phía Đông giáp đường liên xã và đất sản xuất nông nghiệp thuộc thôn Xuân An, xã Hành Thuận, huyện Nghĩa Hành.

+ Phía Tây giáp kênh chính Nam và mỏ đá An Hội.

+ Phía Nam giáp kênh chính Nam, khu dân cư và đất sản xuất nông nghiệp thuộc thôn An Định, xã Hành Dũng, huyện Nghĩa Hành.

+ Phía Bắc giáp kênh N8, khu dân cư và đất sản xuất nông nghiệp thuộc thôn An Hội Nam 2, xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa.

4. Tính chất: Là khu liên hợp xử lý chất thải rắn tập trung của tỉnh, bao gồm nhiều nhà máy với công nghệ hiện đại, trong đó kết hợp chôn lấp hợp vệ sinh (bao gồm diện tích hố chôn lấp đang đầu tư và bãi chôn lấp cũ sau khi được xử lý), xử lý tái chế chất thải rắn, tái tạo năng lượng và các loại hình phụ trợ khác có liên quan, đảm bảo phục vụ cho nhu cầu chôn lấp và xử lý chất thải rắn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

5. Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu

- Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh: Áp dụng theo Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCVN 01:2021/BXD.

+ Đô thị loại II (hướng theo chỉ tiêu đô thị loại I): 1,3kg/người/ngày.

+ Đô thị loại V (hướng theo chỉ tiêu đô thị loại IV): 0,9kg/người/ngày.

- Khối lượng chất thải rắn công nghiệp: Tối thiểu 0,3 tấn/ha.

- Khối lượng chất thải rắn xây dựng: Tính bằng 10% khối lượng CTR sinh hoạt.

- Khối lượng chất thải rắn nông nghiệp: Tính theo tỷ lệ sản lượng trồng trọt và số lượng gia súc chăn nuôi.

- Khối lượng bùn thải:

+ Bùn thải thoát nước: Tại thành phố Quảng Ngãi khoảng 0,03m3/người/ năm, tại các thị trấn khoảng 0,02m3/người/năm.

+ Bùn thải bể tự hoại: Khoảng 0,05m3/người/năm.

- Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt:

+ Đến năm 2030: Tại thành phố Quảng Ngãi là 100%; tại thị trấn thuộc các huyện là 90% khối lượng chất thải sinh hoạt phát sinh. Đến năm 2045 là 100% khối lượng chất thải sinh hoạt phát sinh tại các đô thị được thu gom.

+ Khu vực nông thôn: Đến năm 2030 là 80%. Đến năm 2045 là 90% khối lượng chất thải sinh hoạt phát sinh được thu gom.

- Tỷ lệ thu gom chất thải rắn công nghiệp: 100% tổng khối lượng chất thải công nghiệp (kể cả chất thải rắn công nghiệp nguy hại) phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.

- Tỷ lệ thu gom chất thải rắn nông nghiệp: Chất thải rắn nông nghiệp thông thường đến năm 2030 là 60%, đến năm 2045 là 70%; 100% chất thải rắn nguy hại nông nghiệp được thu gom, xử lý.

- Tỷ lệ thu gom chất thải rắn y tế: 100% tổng khối lượng chất thải y tế tại các cơ sở y tế, bệnh viện (kể cả CTR y tế nguy hại) phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.

- Tỷ lệ thu gom chất thải rắn xây dựng: Đến năm 2030 tại thành phố Quảng Ngãi là 80%; tại thị trấn thuộc các huyện là 70% khối lượng chất thải sinh hoạt phát sinh. Đến năm 2045: Tại thành phố Quảng Ngãi là 80%; tại thị trấn thuộc các huyện là 70% khối lượng chất thải sinh hoạt phát sinh.

- Tỷ lệ thu gom bùn thải:

+ Tỷ lệ thu gom bùn thải hệ thống thoát nước đô thị: Tại thành phố Quảng Ngãi đến năm 2030 là 100%; tại các đô thị thuộc huyện đến năm 2030 là 80%, đến năm 2045 là 100%.

+ Tỷ lệ thu gom bùn thải từ bể phốt: Đến năm 2030 tại thành phố Quảng Ngãi là 70%, các huyện là 50%; đến năm 2045 tại thành phố Quảng Ngãi là 90%, tại các huyện là 70%.

6. Dự báo nhu cầu thu gom, xử lý chất thải rắn

TT

Loại chất thải rắn

Dự báo khối lượng (tấn/ngày)

Đến năm 2030

Đến năm 2045

1

CTR sinh hoạt và công nghiệp

1.200

1.500

1.1

CTR sinh hoạt

850

1.100

1.2

CTR công nghiệp thông thường và nguy hại

350

400

2

CTR nông nghiệp

500

560

3

CTR y tế nguy hại

1,12

1,65

4

CTR xây dựng

75

95

5

Bùn thải

78

111

 

Tổng cộng

1.854,12

2.267,65

7. Quy hoạch sử dụng đất

Bảng tổng hợp cơ cấu sử dụng đất

TT

Ký hiệu

Loại đất

Tổng diện tích (ha)

Trong đó:

Tỷ lệ (%)

Đến năm 2030

Đến năm 2045

1.

 

Khu liên hợp xử lý chất thải rắn 28ha (hiện trạng đã có)

 

 

 

 

1.1

XLHT

Nhà máy xử lý CTR Nghĩa Kỳ hiện trạng

11

11

0

8,03

1.2

XLYT

Khu xử lý chất thải y tế nguy hại tập trung tỉnh Quảng Ngãi

0,8

0,8

0

0,58

1.3

XL-CL

Khu liên hợp xử lý CTR và chôn lấp hợp vệ sinh (cải tạo trên cơ sở bãi chôn lấp hiện trạng)

5,6

5,6

0

4,09

1.4

BCL

Bãi chôn lấp hợp vệ sinh

10,76

3,1

7,66

7,85

 

 

- Đã lấp đầy (thực hiện cải tạo trong giai đoạn 2030-2045)

 

 

7,66

 

 

 

- Đã đầu tư (hố dự phòng)

 

3,1

 

 

2

 

Khu liên hợp xử lý CTR mở rộng

 

 

 

 

2.1

DH

Khu đất điều hành - dịch vụ

2,2

2,2

0

1,61

2.2

KXL

Khu liên hợp xử lý CTR

41,4

33,12

8,28

30,22

2.3

KXLN

Khu xử lý chất thải nông nghiệp

13,7

12,2

1,47

10

2.4

CLXD

Khu chôn lấp chất thải xây dựng

5,39

4

1,39

3,93

2.5

KXLB

Khu xử lý bùn thải

4,44

3

1,44

3,24

3

 

Đất cây xanh

24,85

24,85

0

18,14

3.1

CX-MN

Đất cây xanh cảnh quan - mặt nước

7,53

7,53

0

5,5

3.2

CXCL

Đất cây xanh cách ly

17,32

17,32

0

12,64

4

HT

Đất hạ tầng kỹ thuật đầu mối

1,52

1,52

0

1,11

5

 

Đất giao thông

15,34

15,34

0

11,2

TỔNG CỘNG

137

124,4

12,61

100

8. Quy hoạch không gian kiến trúc cảnh quan

- Không gian quy hoạch được hình thành trên cơ sở phân khu chức năng hợp lý, giao thông thuận tiện tính kết nối cao, công trình xây dựng đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và thẩm mỹ, hệ thống cây xanh được lồng ghép vào các khu chức năng nhằm đảm bảo cảnh quan và góp phần cải thiện môi trường.

- Khu điều hành được quy hoạch theo hướng trở thành điểm nhấn của toàn khu liên hợp, tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan phong phú đa dạng phù hợp với môi trường, hài hòa với các khu vực xung quanh.

- Khu vực nhà xưởng, công trình trong từng khu xử lý: Đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường các tiêu chuẩn quy chuẩn quy định, tổ chức sản xuất thuận lợi và hợp lý. Bố trí các công trình phù hợp với điều kiện địa hình, địa chất, cảnh quan, hài hòa với các quần thể kiến trúc khác trong khu vực và đảm bảo các yêu cầu về phòng chống cháy nổ. Tại các khu chức năng xử lý chất thải rắn, chỉ giới xây dựng cách ranh giới khu đất tối thiểu 20m và bố trí trồng cây xanh cách ly cho từng khu vực nhà máy, cơ sở xử lý CTR.

- Cây xanh cảnh quan: Tạo một môi trường thông thoáng và điều hòa vi khí hậu trong khu vực, trong đó trồng đa dạng các chủng loại cây thân thiện với môi trường. Dọc các tuyến đường trồng cây bóng mát, tán rộng, thích nghi với khí hậu và môi trường địa phương, dễ chăm sóc, không cản tầm nhìn giao thông và xanh quanh năm.

9. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật

a) Giao thông:

a1) Giao thông đối ngoại:

- Quy hoạch mới tuyến đường nối từ đường ĐT.623B vào Khu liên hợp (phía Bắc ranh giới Quy hoạch khu liên hợp) với chiều dài khoảng 4.000m; nền đường rộng 9,00m; mặt đường rộng 8,00m.

- Nâng cấp, chỉnh tim tuyến đường hiện trạng phía Tây Bắc (kết nối khu liên hợp xử lý chất thải rắn với đường ĐT.623B) đoạn từ ngã ba nghĩa địa đến khu vực quy hoạch với chiều dài khoảng 920m; nền đường rộng 9,00m; mặt đường rộng 8,00m.

- Tuyến đường ĐH54 đi thị trấn Chợ Chùa được giữ nguyên theo hiện trạng với mặt cắt nền đường rộng khoảng 7,00m - 11,00m; mặt đường rộng khoảng 5,00m - 6,00m.

a2) Giao thông đối nội:

Giao thông nội bộ trong Khu vực quy hoạch Khu liên hợp chất thải rắn được tổ chức hợp lý nhằm đảm bảo hướng tiếp cận đến từng khu chức năng; gồm các loại như sau:

- Loại có mặt cắt ngang rộng 20,50m (kí hiệu mặt cắt 1-1). Trong đó: lòng đường rộng 10,50m; vỉa hè (trồng cỏ) mỗi bên rộng, 5,00m.

- Loại có mặt cắt ngang rộng 30,50m (kí hiệu mặt cắt 2-2). Trong đó: lòng đường rộng 10,50m; vỉa hè (trồng cỏ) mỗi bên rộng 10,00m.

- Loại có mặt cắt ngang rộng 25,50m (kí hiệu mặt cắt 3-3). Trong đó: lòng đường rộng 10,50m; vỉa hè (trồng cỏ) bên trái tuyến rộng 5,00m; vỉa hè bên phải tuyến rộng 10,00m.

- Loại có mặt cắt ngang rộng 22,50m (kí hiệu mặt cắt 4-4). Trong đó: lòng đường rộng 7,50m; vỉa hè (trồng cỏ) bên trái tuyến rộng 5,00m; vỉa hè (trồng cỏ) bên phải tuyến rộng 10,00m.

Chỉ giới xây dựng (khoảng lùi) cách chỉ giới đỏ tối thiểu là 20m để trồng cây xanh cách ly cho từng khu vực nhà nhà máy, cơ sở xử lý CTR.

b) Quy hoạch san nền và thoát nước mưa:

b1) San nền:

- Tận dụng đất đào các hạng mục (nền đường, thoát nước mưa, thoát nước thải, đất đào san nền) để đắp vào các khu vực cần tôn nền, đất vét hữu cơ chỉ được tận dụng để đắp cho các khu vực trồng cây xanh.

- San nền các lô đất phù hợp với địa hình, hướng dốc về phía các trục đường xung quanh.

- Cao độ nền quy hoạch cao nhất là 26m (tại vị trí trung tâm phía Tây của Khu liên hợp) và cao độ nền thấp nhất là 12.50 m (tại vị trí phía Đông Bắc của Khu liên hợp). Độ dốc san nền từ 0,6-2,4% để đảm bảo thoát nước.

b2) Thoát nước mưa:

- Quy hoạch, bố trí hồ điều hòa phía Đông Bắc khu vực quy hoạch, ngoài chức năng điều tiết nước mưa còn kết hợp phòng ngừa sự cố chảy tràn nước rỉ rác.

- Quy hoạch hệ thống mương thoát nước mưa B600- B1800 đi dọc theo vỉa hè các trục đường để thu gom nước mưa từ các khu vực dẫn về hồ điều hòa, thoát ra mương dẫn dòng B3000 sau đó thoát ra mương tiêu nội đồng hiện hữu ở phía Đông của Khu liên hợp.

c) Quy hoạch hệ thống cấp nước:

- Nhu cầu dùng nước: Khoảng 1.800 m3/ngày.

- Nguồn nước: Đấu nối với hệ thống cấp nước của thành phố Quảng Ngãi thông qua 02 điểm đấu nối: Điểm số 1 nối với tuyến ống cấp nước Ø200 hiện trạng phía Nam đường ĐT623B (cách ranh quy hoạch khoảng 4km); điểm số 2 nối với tuyến ống cấp nước Ø100 hiện trạng cách ranh quy hoạch khoảng 100m.

- Các tuyến ống cấp nước chính dùng ống HDPE Ø150-200, đi dọc theo các trục đường giao thông đấu nối thành mạng vòng. Bố trí các trụ cứu hỏa với khoảng cách 120-150m.

d) Quy hoạch cấp điện và chiếu sáng:

- Nhu cầu dùng điện khoảng: 6.300KVA.

- Nguồn điện: Sử dụng điện lưới quốc gia thông qua đường dây 22KV hiện trạng phía Bắc khu vực quy hoạch.

- Trạm biến áp: Cải tạo các trạm biến áp hiện có trong khu vực đấu nối vào lưới điện xây dựng mới; Xây dựng TBA 250KVA + 30KVA cung cấp điện cho nhà điều hành, trạm xử lý nước thải và hệ thống điện chiếu sáng. Các nhà máy, công trình khi đầu tư xây dựng sẽ lắp đặt TBA riêng.

- Đường dây 22KV: Cải tạo, nắn chỉnh tuyến 22KV hiện trạng phía Tây Bắc khu vực quy hoạch cho phù hợp với đường giao thông; kết hợp bố trí các tuyến 22KV mới đi trên không, dọc theo các trục đường giao thông để cấp điện cho các nhà máy.

- Xây dựng mới tuyến đường dây chiếu sáng đi dọc theo các trục đường giao thông với tổng chiều dài khoảng 6250 m.

e) Quy hoạch thoát nước thải:

- Quy hoạch hệ thống thu gom, xử lý nước thải riêng so với nước mưa.

- Xây dựng trạm xử lý nước thải công suất khoảng 1.600 m3/ngày.đêm ở phía Đông Bắc khu quy hoạch (diện tích đất dự kiến khoảng 1,52ha) để xử lý nước thải chung cho toàn khu liên hợp.

- Xây dựng các tuyến ống thu gom nước thải Ø600, dẫn về khu xử lý nước thải chung của khu liên hợp để xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường theo quy định, sau đó dẫn xả ra mương tiêu nội đồng hiện trạng.

- Nước thải trong các nhà máy, công trình phải được xử lý cục bộ đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi thải ra đường ống nước thải chung.

g) Đánh giá môi trường chiến lược và các giải pháp bảo vệ môi trường

g1) Giải pháp về kỹ thuật:

- Về tổng thể:

+ Sử dụng các công nghệ xử lý chất thải rắn tiên tiến, hiện đại, để hạn chế thấp nhất tác động đến môi trường;

+ Hệ thống thu gom, trung chuyển, tập kết và xử lý chất thải (rắn, lỏng) và các công trình khác có nguồn gây ô nhiễm phải được bố trí, quy hoạch đảm bảo các quy định về khoảng cách ly môi trường theo đúng quy định;

+ Thiết lập và duy trì hoạt động thường xuyên hệ thống quan trắc môi trường chung;

+ Thiết lập các vành đai cây xanh cách ly khu liên hợp xử lý đến các công trình công cộng, khu dân cư; để tăng khả năng chịu tải môi trường của các hệ sinh thái, góp phần cải tạo môi trường sinh thái.

- Về giảm thiểu tác động tới chất lượng môi trường không khí.

+ Các công trình có nguy cơ phát sinh ô nhiễm không bố trí ở đầu hướng gió.

+ Trồng các hành lang cây xanh với nhiều dải cây xanh nhằm giảm ô nhiễm không khí, tiếng ồn dọc các trục giao thông chính.

+ Dọc theo các tuyến thu gom chất thải rắn, cần thường xuyên được quét dọn và phun nước chống bụi, không để rơi vãi chất thải.

- Về giảm thiểu tác động đến môi trường nước

+ Không bố trí, xây dựng các công trình có nguy cơ gây ô nhiễm nước gần khu vực nguồn nước.

+ Tổ chức dải cây xanh cách ly với tuyến kênh Thạch Nham; không được để chất thải xuống các dòng chảy, hoặc xả thải bừa bãi trên các khu vực kênh, mương hiện trạng;

+ Quy hoạch bố trí hồ điều hòa phía Bắc, góp phần thu gom, xử lý nước mưa chảy tràn trong các khu vực chứa chất thải rắn, tránh gây phát tán, ô nhiễm ra bên ngoài.

- Về biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường đất: Các khu xử lý, trung chuyển nước thải và rác thải phải có hệ thống thu gom nước rỉ rác, bạt chống thấm..., đảm bảo không gây ô nhiễm đất và nước ngầm.

g2) Giải pháp về quản lý

- Thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung về bảo vệ môi trường trong đô thị đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật;

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường tại khu vực;

- Quản lý việc triển khai các dự án đầu tư theo đúng quy hoạch được duyệt;

- Giám sát hiệu quả của các công trình xử lý ô nhiễm, phát hiện các nguyên nhân gây biến động môi trường và xây dựng các giải pháp khống chế hữu hiệu.

g3) Chương trình quan trắc, giám sát môi trường

- Quan trắc môi trường không khí tại các khu vực tập trung chất thải rắn, trên các tuyến giao thông chính của khu vực; kết hợp kiểm tra quan trắc môi trường không khí ở các khu dân cư tập trung nằm ngoài khu vực quy hoạch để nhận biết sớm sự gia tăng của các chất gây ô nhiễm nhằm có biện pháp giảm thiểu;

- Tiến hành quan trắc môi trường nước sông suối trong khu vực tại nguồn tiếp nhận xả thải, môi trường nước ngầm tại khu vực, khu vực bãi rác nhằm theo dõi sự ô nhiễm môi trường nước theo thời gian;

- Lấy mẫu nước thải sinh hoạt, nước thải y tế trước và sau khi xử lý để theo dõi, từ đó có thể thay đổi công nghệ xử lý, quy mô khu xử lý phù hợp, đảm bảo tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường;

- Giám sát quá trình thu gom và xử lý chất thải rắn để biết được sự thay đổi về khối lượng, thành phần các loại chất thải rắn, qua đó có biện pháp xử lý phù hợp, hạn chế gây ô nhiễm môi trường.

(Chi tiết theo Hồ sơ đồ án Quy hoạch được Sở Xây dựng thẩm định)

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Xây dựng chịu trách nhiệm:

- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác xây dựng cơ bản, thực hiện quy hoạch và kiến trúc đô thị theo thẩm quyền.

- Phối hợp với UBND các huyện: Tư Nghĩa, Nghĩa Hành:

+ Xây dựng Quy định quản lý theo đồ án Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nghĩa Kỳ (mở rộng) đến năm 2030, định hướng đến năm 2045, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để làm cơ sở quản lý thực hiện theo quy hoạch được duyệt.

+ Tổ chức công bố công khai, cắm mốc giới quy hoạch, để các tổ chức, cơ quan có liên quan và Nhân dân trong vùng quy hoạch biết, thực hiện.

- Phối hợp với các Sở, ban ngành có liên quan, UBND các huyện: Tư Nghĩa, Nghĩa Hành tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

2. UBND các huyện: Tư Nghĩa, Nghĩa Hành chịu trách nhiệm:

- Phối hợp với Sở Xây dựng trong việc xây dựng Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch và tổ chức công bố công khai, cắm mốc giới quy hoạch.

- Tổ chức kiểm tra, rà soát các đồ án quy hoạch xây dựng, các quy hoạch nông thôn mới và các dự án có liên quan để có giải pháp điều chỉnh kịp thời, đảm bảo phù hợp với Quy hoạch phân khu được duyệt.

- Phối hợp với các Sở, ban ngành liên quan tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch theo đúng quy định pháp luật hiện hành.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Xây dựng, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương; Chủ tịch UBND thành phố Quảng Ngãi, Chủ tịch UBND các huyện: Tư Nghĩa, Nghĩa Hành và Chủ tịch UBND các xã: Nghĩa Kỳ (huyện Tư Nghĩa), Hành Thuận, Hành Dũng (huyện Nghĩa Hành) chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- TT Tỉnh ủy (báo cáo);
- TT HĐND tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- VPUB: PCVP, KT-TH, CB-TH;
- Lưu: VT, KTN (Vũ 855).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Đặng Văn Minh

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1172/QĐ-UBND ngày 02/12/2021 phê duyệt Đồ án Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nghĩa Kỳ (mở rộng) đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 do tỉnh Quảng Ngãi ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


149

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.8.79
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!