Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 4519/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận Người ký: Nguyễn Hồng Hải
Ngày ban hành: 28/11/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4519/KH-UBND

Bình Thuận, ngày 28 tháng 11 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN NĂM 2025

Thực hiện Công văn số 7361/BNN-TY ngày 01/10/2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Thuận năm 2025, với nội dung cụ thể như sau:

A. MỤC TIÊU

Tổ chức phòng bệnh, khống chế và kiểm soát có hiệu quả một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi; hỗ trợ giám sát dịch bệnh và hỗ trợ chuyên môn cho các cơ sở, chuỗi sản xuất thủy sản trong quá trình xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh tại Bình Thuận.

Hướng dẫn người nuôi thủy sản biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh xảy ra. Tổ chức giám sát chặt chẽ tình hình, kiểm tra, phát hiện kịp thời các ổ dịch bệnh động vật thủy sản (nếu có). Chủ động triển khai nhanh chóng công tác chống dịch bệnh động vật thủy sản nuôi khi có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn tỉnh.

B. NỘI DUNG CHỦ YẾU

I. Phòng bệnh

1. Các cơ sở sản xuất giống, thu gom, ương, dưỡng, kinh doanh và nuôi trồng thủy sản

1.1. Thực hiện quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật của Luật Thú y và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

1.2. Thiết kế cơ sở đảm bảo các hoạt động vệ sinh, khử trùng, khoanh vùng và xử lý khi dịch bệnh xảy ra thuận lợi, hiệu quả.

1.3. Nguồn nước phải được xử lý mầm bệnh, kiểm soát các yếu tố môi trường, bảo đảm đủ điều kiện vệ sinh thú y trước khi đưa vào sản xuất; nước thải, chất thải phải xử lý đạt yêu cầu theo quy định trước khi xả thải.

1.4. Sử dụng giống thủy sản:

a) Có nguồn gốc rõ ràng, khỏe mạnh, đảm bảo an toàn dịch bệnh và đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giống thủy sản.

b) Giống thủy sản từ cơ sở sản xuất ngoài tỉnh, nhập khẩu phải có giấy chứng nhận kiểm dịch; kiểm tra chất lượng theo quy định.

1.5. Trường hợp sử dụng thức ăn tự chế, thức ăn tươi sống phải đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường.

1.6. Thực hiện giám sát dịch bệnh động vật thủy sản theo quy định.

1.7. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật về nuôi, phòng bệnh, quản lý môi trường theo hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành thú y thủy sản, nuôi trồng thủy sản trong quá trình hoạt động của cơ sở; khuyến khích sử dụng vắc xin được phép lưu hành trong phòng bệnh động vật thủy sản.

1.8. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật phòng, chống đối với một số bệnh nguy hiểm trên động vật thủy sản theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y và các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT.

1.9. Đối với nuôi thủy sản lồng bè trên biển: Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các nội dung theo Chỉ thị số 15/CT-UBND ngày 21/12/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về tăng cường quản lý, chủ động phòng chống dịch bệnh và thiên tai tại các vùng nuôi thủy sản lồng bè trên vùng biển của tỉnh.

2. Quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản

2.1. Quan trắc môi trường thường xuyên: Triển khai hoạt động quan trắc tại các khu vực nuôi trọng điểm, tập trung các đối tượng chủ lực, các đối tượng có giá trị kinh tế cao.

a) Tôm nước lợ (sản xuất giống và nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng, tôm sú):

- Điểm quan trắc: Khu vực nước cấp và ao đại diện.

- Thông số, tần suất quan trắc vùng nước cấp bao gồm: pH, Oxy hoà tan (DO), độ mặn, độ kiềm, NH4+-N, H2S, NO2--N, NO3--N, PO43--P, TSS (tổng chất rắn lơ lửng), COD, Vibrio parahaemolyticus, Vibrio tổng số, Pb, Hg, As (16 chỉ tiêu). Tần suất quan trắc 01 tháng/01 lần/08 mẫu (huyện Tuy Phong 01 mẫu; huyện Bắc Bình 01 mẫu; thành phố Phan Thiết 01 mẫu; huyện Hàm Thuận Nam 02 mẫu; thị xã La Gi 01 mẫu và huyện Hàm Tân 02 mẫu).

- Thông số, tần suất quan trắc trong ao đại diện bao gồm: Oxy hòa tan (DO), pH, độ mặn, độ kiềm, NH4+-N, PO43--P, H2S, TSS (tổng chất rắn lơ lửng), Vibrio parahaemolyticus, Vibrio tổng số (10 chỉ tiêu). Tần suất quan trắc 01 tháng/01 lần/09 mẫu (huyện Tuy Phong 03 mẫu; huyện Bắc Bình 01 mẫu; huyện Hàm Thuận Nam 02 mẫu; thị xã La Gi 01 mẫu và huyện Hàm Tân 02 mẫu)

- Thời gian quan trắc, giám sát: Theo lịch mùa vụ thả tôm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và của tỉnh Bình Thuận (từ tháng 02 đến tháng 12 năm 2025).

b) Cá nuôi lồng nước ngọt:

- Điểm quan trắc: khu vực cá nuôi lồng nước ngọt trên sông, hồ chứa

- Thông số, tần suất quan trắc: pH, oxy hoà tan (DO), NH4+-N, NO2--N, PO43--P, TSS (tổng chất rắn lơ lửng), COD, BOD5, H2S, tổng Coliform, Streptococcus tổng số (11 chỉ tiêu). Tần suất quan trắc 01 tháng/01 lần/02 mẫu (huyện Đức Linh 01 mẫu; huyện Tánh Linh 01 mẫu).

- Thời gian quan trắc, giám sát: Từ tháng 02 đến tháng 12 năm 2025. c) Nuôi biển (các loại cá biển, tôm hùm):

- Điểm quan trắc: khu vực nước biển cho vùng nuôi cá biển, tôm hùm

- Thông số, tần suất quan trắc: pH, DO, độ mặn, độ kiềm, NH4+-N, H2S, NO2--N, PO43--P, TSS (tổng chất rắn lơ lửng), tổng Coliform, Vibrio tổng số, Pb, Hg, As (14 chỉ tiêu). Tần suất quan trắc 01 tháng/01 lần/05 mẫu (huyện Tuy Phong 03 mẫu; thành phố Phan Thiết 01 mẫu; huyện Phú Quý 01 mẫu).

- Thời gian quan trắc: Từ tháng 02 đến tháng 12 năm 2025.

2.2. Quan trắc, giám sát môi trường đột xuất:

- Khi môi trường có diễn biến bất thường (mưa, thời tiết oi bức nắng nóng kéo dài); khi khu vực nuôi thủy sản xảy ra dịch bệnh hoặc xảy ra hiện tượng thủy sản chết đột ngột; khi môi trường vùng nuôi có dấu hiệu ô nhiễm, tích tụ chất hữu cơ; có hiện tượng tảo nở hoa tại vùng nuôi cá biển, tôm hùm; quan trắc môi trường cuối vụ nuôi đối với vùng nuôi tôm thẻ chân trắng, tôm sú.

- Thông số, tần suất quan trắc, giám sát: Dựa trên các thông số quan trắc và giám sát môi trường thường xuyên tại các vùng nuôi. Tùy theo tình hình thực tế để lựa chọn và bổ sung các chỉ tiêu khác ngoài các chỉ tiêu quan trắc thường xuyên cho phù hợp.

Căn cứ kết quả xét nghiệm, Chi cục Thủy sản tổng hợp, đánh giá kết quả quan trắc, cảnh báo môi trường. Kết quả được gửi đến các Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Phòng kinh tế, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm Kỹ thuật và Dịch vụ nông nghiệp cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã có nuôi trồng thủy sản; các đại lý kinh doanh thức ăn thủy sản và thông báo trực tiếp qua điện thoại, mạng zalo đến các cơ sở nuôi để khuyến cáo bà con.

2.3. Có ý kiến tham gia trong việc rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thuỷ sản.

2.4. Tham gia cùng các cơ quan, đơn vị chức năng trong việc rà soát, đánh giá hiện trạng, bổ sung các điểm quan trắc môi trường từ trung ương đến địa phương; ưu tiên hệ thống quan trắc tự động tại các vùng nuôi thuỷ sản tập trung, vùng nuôi biển, vùng nuôi lồng trên sông, hồ lớn.

2.5. Cử cán bộ phụ trách tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ lấy mẫu trong nuôi trồng thủy sản do Cục Thủy sản tổ chức.

3. Giám sát dịch bệnh động vật thủy sản

3.1. Chi cục Chăn nuôi và Thú y

Căn cứ Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản, Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh trên động vật thủy sản (sau đây ghi tắt là Thông tư số 04/2016/TT- BNNPTNT và Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT), Kế hoạch số 1706/KH- UBND ngày 18/5/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi giai đoạn 2021-2030 và các văn bản chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản nuôi, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tổ chức hoạt động giám sát chủ động dịch bệnh tại cơ sở sản xuất giống, một số doanh nghiệp và hộ nuôi ở các vùng nuôi trọng điểm, vùng nuôi tập trung hoặc vùng áp dụng công nghệ cao của địa phương; giám sát tại vùng đệm của cơ sở/chuỗi sản xuất an toàn dịch bệnh.

Thu mẫu giám sát dịch bệnh động vật thủy sản chủ động dựa theo các tiêu chí như sau:

a) Loài động vật thủy sản được giám sát: Tôm giống, tôm nuôi thương phẩm, cá biển nuôi lồng bè tập trung và các loại thủy sản nuôi tập trung.

b) Địa điểm giám sát:

- Chọn một số cơ sở sản xuất tôm giống nước lợ tại huyện Tuy Phong và thành phố Phan Thiết.

- Chọn một số cơ sở nuôi tôm nước lợ thương phẩm tại các huyện Tuy Phong, huyện Bắc Bình, huyện Hàm Thuận Nam, huyện Hàm Tân và thị xã La Gi.

- Chọn một số cơ sở nuôi thủy sản lồng bè trên biển tại huyện đảo Phú Quý và huyện Tuy Phong.

- Chọn một số cơ sở nuôi thủy sản tập trung khác tại huyện Hàm Thuận Bắc, huyện Đức Linh, huyện Tánh Linh và huyện Tuy Phong.

c) Tần suất giám sát: Mỗi tháng 01 đợt, bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 12 năm 2025 (10 đợt thu mẫu).

d) Số lượng mẫu thu: 10 mẫu tôm nước lợ nuôi thương phẩm, 04 mẫu cá nuôi lồng bè trên biển, 04 mẫu thủy sản nuôi tập trung trên đất liền, 10 mẫu tôm post. Số lượng mỗi loại mẫu có thể thay đổi, nhưng không vượt quá 28 mẫu/tháng.

đ) Các loại bệnh giám sát:

Thực hiện theo Phụ lục Các bệnh nguy hiểm, bệnh mới nổi trên thủy sản nuôi được ưu tiên phòng bệnh, khống chế và kiểm soát được ban hành kèm theo Kế hoạch số 1706/KH-UBND ngày 18/5/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi trên địa bàn tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2021-2030 và các bệnh khác theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT, cụ thể:

- Đối với tôm giống và tôm nuôi thương phẩm (tôm sú, tôm thẻ): Tùy theo tình hình thực tế mà tổ chức lấy mẫu giám sát các bệnh nguy hiểm đang lưu hành như: bệnh đốm trắng (WSD), bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu (IHHND), bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND), bệnh do vi bào tử trùng (EHP) và một số bệnh nguy hiểm khác (hội chứng Taura, đầu vàng, bệnh do DIV1, hoại tử gan tụy, hoại tử cơ, …).

- Đối với cá biển nuôi lồng bè: Giám sát bệnh hoại tử thần kinh trên cá (VNN), bệnh cá ngủ (RSIVD) và một số bệnh khác do vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng gây ra tùy theo tình hình thực tế.

- Đối với tôm hùm: Giám sát bệnh sữa (MHD-SL), bệnh đen mang, ...

- Đối với cá chép, trắm, trôi, mè: Giám sát bệnh xuất huyết mùa xuân ở cá chép (SVC), bệnh do Koi Herpes virus (KHV), bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn Streptococcus, ...

- Đối với các loại thủy sản nuôi tập trung trên đất liền: Tùy theo từng loài mà giám sát các loại bệnh khác nhau.

- Một số tác nhân gây bệnh nguy hiểm khác, bệnh mới nổi theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT và theo cảnh báo của Tổ chức Thú y Thế giới (WOAH) hoặc Mạng lưới các trung tâm nuôi trồng thủy sản ở Châu Á - Thái Bình Dương (NACA).

Căn cứ kết quả xét nghiệm và kết quả thu thập thông tin về tình hình dịch bệnh trên các loài thủy sản nuôi (kết hợp với việc đi thu mẫu từng đợt), Chi cục Chăn nuôi và Thú y tổng hợp, đánh giá kết quả, tình hình, kèm theo hướng dẫn cụ thể các biện pháp phòng, trị bệnh để cơ sở nuôi thực hiện và thông báo đến Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Kinh tế, Trung tâm Kỹ thuật và Dịch vụ nông nghiệp các huyện, thị xã, thành phố, UBND cấp xã và các hộ nuôi có thu mẫu giám sát.

Báo cáo kết quả giám sát về Cục Thú y, Chi cục Thú y Vùng VI và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để định hướng trong công tác phòng, chống dịch bệnh.

Ngoài ra, Chi cục Chăn nuôi và Thú y có trách nhiệm phối hợp Chi cục Thú y Vùng VI triển khai chương trình giám sát dịch bệnh trên tôm giống tại Bình Thuận và các chương trình, kế hoạch khác liên quan khi được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

3.2. Đối với các cơ sở sản xuất giống và nuôi trồng thủy sản

- Hằng ngày theo dõi để kịp thời phát hiện động vật thủy sản bị bệnh, bị chết và xử lý theo quy định tại Khoản 2 Điều 15 và Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và áp dụng các biện pháp kỹ thuật phòng, chống bệnh động vật thủy sản theo hướng dẫn của Cục Thú y.

- Khi có dịch bệnh xảy ra hoặc khi môi trường biến động bất thường, lấy mẫu bệnh phẩm, mẫu môi trường để xét nghiệm phát hiện mầm bệnh; đồng thời báo cáo theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 của Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cơ quan quản lý chuyên ngành thú y thủy sản trong việc lấy mẫu theo kế hoạch giám sát dịch bệnh động vật thủy sản.

4. Xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh (ATDB) để phục vụ tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu

4.1. Chi cục Chăn nuôi và Thú y

- Tổ chức phổ biến, tập huấn các quy định về cơ sở, vùng ATDB của WOAH và của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho cá nhân, tổ chức nuôi trồng thủy sản tại Bình Thuận.

- Hỗ trợ về chuyên môn cho các cơ sở sản xuất thủy sản; tổ chức lấy mẫu hoặc giám sát lấy mẫu trong quá trình thực hiện kế hoạch giám sát dịch bệnh tại Bình Thuận.

4.2. Các cơ sở sản xuất giống và nuôi trồng thủy sản

Khuyến khích các cơ sở đăng ký và thực hiện các quy định về an toàn dịch bệnh động vật thủy sản theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

5. Thông tin, tuyên truyền, tập huấn về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản trên địa bàn tỉnh

Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Chi cục Thủy sản, Trung tâm Khuyến nông theo chức năng của từng đơn vị triển khai các lớp tập huấn, thông tin, tuyên truyền quy định pháp luật về nuôi trồng thủy sản, phòng, chống dịch bệnh, biện pháp xử lý dịch bệnh trên động vật thủy sản đảm bảo những nội dung sau:

5.1. Đối tượng thực hiện, tham gia công tác tuyên truyền, tập huấn, bao gồm: Tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến quan trắc cảnh báo môi trường, sản xuất, thu gom, ương dưỡng, nuôi trồng, buôn bán, vận chuyển, sơ chế, chế biến thủy sản, phòng chống dịch bệnh.

5.2. Nội dung: Chủ trương, chính sách, các quy định của pháp luật, các văn bản hướng dẫn và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh của cơ quan chuyên ngành thú y thủy sản, khuyến ngư.

5.3. Hình thức: Bằng một hoặc nhiều hình thức khác nhau (tờ rơi, báo đài, hội thảo, tập huấn…) nhưng phải đảm bảo thường xuyên, nhanh chóng và hiệu quả.

5.4. Thời điểm: Trước mùa vụ nuôi, trước thời điểm phát sinh nhiều dịch bệnh và khi có dịch bệnh xuất hiện.

5.5. Thường xuyên cập nhật thông tin, tuyên truyền, công tác phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản lên trang web của Chi cục Chăn nuôi và Thú y, trang web của Trung tâm Khuyến nông.

II. Chống dịch bệnh

Chi cục Chăn nuôi và Thú y chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai giám sát bị động tại các vùng nuôi và cơ sở nuôi trồng thủy sản, tổ chức thu mẫu và xét nghiệm tác nhân gây bệnh khi phát hiện hoặc nhận được tin báo có thủy sản chết bất thường, nghi mắc bệnh, tổ chức điều tra dịch tễ, xây dựng bản đồ dịch tễ, hướng dẫn người nuôi thực hiện các biện pháp xử lý tổng hợp theo quy định, không để dịch bệnh lây lan rộng.

1. Khai báo dịch bệnh

Chủ cơ sở nuôi, người hành nghề thú y thủy sản, người phát hiện động vật thủy sản mắc bệnh, chết nhiều hoặc có dấu hiệu mắc bệnh, bất thường phải báo cáo nhân viên thú y cấp xã và UBND cấp xã, Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế, Trung tâm Kỹ thuật và Dịch vụ nông nghiệp các địa phương, Chi cục Thủy sản, Chi cục Chăn nuôi và Thú y hoặc cơ quan chuyên ngành thú y thủy sản nơi gần nhất biết để được hướng dẫn biện pháp phòng, chống dịch.

2. Điều tra ổ dịch và lấy mẫu, chẩn đoán, xét nghiệm xác định mầm bệnh

2.1. Trong vòng 24 giờ khi nhận được tin báo thủy sản nuôi có dấu hiệu dịch bệnh hoặc dịch bệnh, Chi cục Chăn nuôi và Thú y chủ động, phối hợp cùng Chi cục Thủy sản, Trung tâm Khuyến nông và các cơ quan, đơn vị tại địa phương (Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế, Trung tâm Kỹ thuật và Dịch vụ nông nghiệp) nhanh chóng tổ chức kiểm tra, xác minh dịch bệnh; thu thập thông tin ban đầu về các chỉ tiêu quan trắc môi trường trước và trong thời gian xảy ra dịch bệnh; kiểm tra xác định số lượng, lứa tuổi, diện tích mắc bệnh, diện tích thả nuôi; thuốc, hóa chất đã được sử dụng; hình thức nuôi, quan sát diễn biến tại nơi khai báo dịch bệnh; kiểm tra, tổng hợp và phân tích các chỉ tiêu, biến động môi trường ổ dịch, xác định và truy xuất nguồn gốc ổ dịch; đánh giá và đưa ra chẩn đoán xác định ổ dịch, xác định dịch bệnh, phương thức lây lan.

2.2. Chi cục Chăn nuôi và Thú y lấy mẫu chẩn đoán, xét nghiệm xác định mầm bệnh: Dự kiến mỗi tháng sẽ có 03 đợt thu mẫu theo khai báo dịch bệnh của cơ sở ương, dưỡng, sản xuất giống hoặc nuôi thủy sản thương phẩm.

2.3. Mỗi đợt thu 03 mẫu: Tôm giống hoặc tôm nước lợ nuôi thương phẩm xét nghiệm tác nhân gây bệnh đốm trắng (WSD), bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu (IHHND), bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND), bệnh vi bào tử trùng gây tôm chậm lớn (EHP); bệnh sữa và bệnh đen mang trên tôm hùm; bệnh hoại tử thần kinh trên cá, … và một số bệnh nguy hiểm mới nổi khác tùy tình hình thực tế.

Sau khi có kết quả xét nghiệm mầm bệnh, Chi cục Chăn nuôi và Thú y báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT, thông báo cho địa phương, Phòng Nông nghiệp và PTNT/Kinh tế, Trung tâm Kỹ thuật và Dịch vụ nông nghiệp cấp huyện và cơ sở lấy mẫu biết kết quả điều tra ổ dịch, nhận định, dự báo tình hình dịch bệnh trong thời gian tiếp theo, đề xuất các biện pháp phòng, chống dịch nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

3. Xử lý ổ dịch và hỗ trợ hóa chất tiêu hủy động vật thủy sản mắc bệnh

3.1. Chủ cơ sở sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản có các nghĩa vụ sau:

- Không vứt động vật thủy sản mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm, chết ra môi trường.

- Chữa bệnh, thu hoạch hoặc xử lý động vật thủy sản mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm, chết và áp dụng các biện pháp khác theo hướng dẫn của Chi cục Chăn nuôi và Thú y.

- Khai báo dịch bệnh động vật thủy sản theo quy định và cung cấp thông tin về dịch bệnh động vật thủy sản theo yêu cầu của Chi cục Chăn nuôi và Thú y.

- Vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường nuôi, dụng cụ nuôi trồng thủy sản theo hướng dẫn của Chi cục Chăn nuôi và Thú y.

- Xử lý, tiêu hủy động vật thủy sản đảm bảo không làm lây lan dịch bệnh.

- Chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3.2. Chủ cơ sở nuôi thực hiện xử lý động vật thủy sản mắc bệnh bằng một trong các hình thức sau:

- Thu hoạch động vật thủy sản mắc bệnh đối với động vật thủy sản đạt kích cỡ thương phẩm, có thể sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi hoặc các mục đích khác.

- Chữa bệnh động vật thủy sản đối với động vật thủy sản mắc bệnh được cơ quan chuyên ngành thú y thủy sản xác định có thể điều trị và chủ cơ sở nuôi có nhu cầu điều trị động vật thủy sản mắc bệnh.

- Tiêu hủy động vật thủy sản mắc bệnh.

3.3. Tiêu hủy động vật thủy sản mắc bệnh

a) Trình tự thực hiện tiêu hủy

- Căn cứ kết quả xét nghiệm xác định mầm bệnh của phòng thử nghiệm theo quy định hoặc văn bản của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y kết luận động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm hoặc tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới theo quy định của pháp luật, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã để tổ chức tiêu huỷ động vật thuỷ sản; báo cáo cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh để theo dõi và hỗ trợ chuyên môn.

- Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức tiêu huỷ động vật thủy sản mắc bệnh theo quy định của pháp luật về thú y và pháp luật khác có liên quan.

b) Tổ tiêu hủy gồm: Đại diện Trung tâm Kỹ thuật và Dịch vụ Nông nghiệp cấp huyện, đại diện Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế cấp huyện, đại diện Chi cục Chăn nuôi và Thú y, đại diện Chi cục Thủy sản, đại diện UBND cấp xã và chủ cơ sở có động vật thủy sản mắc bệnh phải tiêu hủy.

Trong vòng 24 giờ kể từ khi ban hành quyết định thành lập, tổ tiêu hủy có trách nhiệm triển khai thực hiện: khoanh vùng ổ dịch đã được xác định trong quyết định tiêu hủy; lập biên bản, có xác nhận của chủ cơ sở có động vật thủy sản phải tiêu hủy.

c) Hóa chất sử dụng để tiêu hủy, khử trùng được xuất từ quỹ dự trữ quốc gia, quỹ dự phòng địa phương, của chủ cơ sở nuôi hoặc các loại hóa chất có công dụng tương đương trong danh mục thuốc thú y, hóa chất dùng trong thú y thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam.

d) Lượng hóa chất hỗ trợ: Dự kiến có khoảng 50 ha diện tích nuôi thủy sản cần hỗ trợ, hỗ trợ 450 kg chlorin/ha (tương ứng nồng độ xử lý 30 g/m3, độ sâu nước ao nuôi là 1,5 m).

đ) Chi phí tiêu hủy động vật thủy sản mắc bệnh và xử lý ổ dịch thực hiện theo các quy định hiện hành của Luật Ngân sách nhà nước và pháp luật khác có liên quan.

4. Công bố dịch

4.1. Nguyên tắc, nội dung công bố dịch bệnh động vật thủy sản được thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 26 của Luật Thú y 2015.

4.2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh công bố dịch khi có đủ các điều kiện sau đây:

Có ổ dịch bệnh động vật thuộc danh mục các bệnh phải công bố dịch xảy ra và có chiều hướng lây lan nhanh trên diện rộng hoặc phát hiện tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới;

Có kết luận chẩn đoán xác định là bệnh thuộc danh mục bệnh động vật thủy sản phải công bố dịch hoặc tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới của cơ quan có thẩm quyền chẩn đoán, xét nghiệm và có văn bản đề nghị công bố dịch của Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

5. Kiểm soát vận chuyển động vật thủy sản trong vùng có dịch

5.1. Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp với chính quyền cấp huyện, xã tăng cường kiểm soát vận chuyển động vật thủy sản ngay khi quyết định công bố dịch có hiệu lực.

5.2. Động vật thủy sản chỉ được phép vận chuyển ra ngoài vùng có dịch sau khi đã xử lý theo đúng hướng dẫn và có giấy chứng nhận kiểm dịch của Chi cục Chăn nuôi và Thú y đối với trường hợp vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh.

5.3. Hạn chế vận chuyển qua vùng có dịch giống thủy sản mẫn cảm với bệnh dịch đang công bố. Trường hợp phải vận chuyển qua vùng có dịch phải thông báo và thực hiện theo hướng dẫn của Chi cục Chăn nuôi và Thú y.

6. Biện pháp xử lý đối với cơ sở nuôi bị mắc bệnh ở vùng có dịch

Thực hiện theo điểm 3.1, khoản 3, mục II, phần B của Kế hoạch này.

7. Biện pháp xử lý đối với cơ sở nuôi chưa có bệnh ở vùng có dịch trong thời gian công bố ổ dịch

Chủ cơ sở nuôi cần áp dụng các biện pháp sau:

7.1. Áp dụng các biện pháp an toàn sinh học và thường xuyên vệ sinh tiêu độc môi trường, khu vực nuôi trồng thủy sản.

7.2. Tăng cường chăm sóc và nâng cao sức đề kháng cho động vật thủy sản nuôi.

7.3. Không thả mới hoặc thả bổ sung động vật thủy sản mẫn cảm với bệnh dịch đã công bố trong thời gian công bố dịch.

7.4. Đối với cơ sở nuôi ao, đầm: Hạn chế tối đa bổ sung nước, thay nước trong thời gian địa phương có công bố dịch hoặc cơ sở nuôi xung quanh có thông báo xuất hiện bệnh.

7.5. Tăng cường giám sát chủ động nhằm phát hiện sớm động vật thủy sản mắc bệnh, báo cáo với chính quyền địa phương hoặc nhân viên thú y xã và áp dụng biện pháp phòng chống kịp thời.

III. Duy trì, nâng cao năng lực thực hiện công tác chẩn đoán, xét nghiệm bệnh thủy sản

Duy trì hệ thống ISO 17025:2017 và hoạt động thử nghiệm phục vụ công tác chẩn đoán bệnh động vật thủy sản của Trạm Xét nghiệm, Kiểm dịch thủy sản Vĩnh Tân thuộc Chi cục Chăn nuôi và Thú y.

Chuẩn hóa các yêu cầu quy định của ISO 17025:2017 như: Đào tạo quản lý phòng thí nghiệm theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017 cho lãnh đạo Chi cục và Trạm Xét nghiệm, Kiểm dịch thủy sản Vĩnh Tân, đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn về chẩn đoán xét nghiệm…; thực hiện hiệu chuẩn thiết bị phòng xét nghiệm định kỳ và thực hiện thu mẫu đối chứng liên phòng với Trung tâm chẩn đoán xét nghiệm thuộc Chi cục Thú y Vùng VI.

Nâng cao năng lực thực hiện công tác chẩn đoán, xét nghiệm bệnh thủy sản của Trạm Xét nghiệm, Kiểm dịch thủy sản Vĩnh Tân.

IV. Kinh phí

- Từ nguồn kinh phí ngân sách tỉnh và ngân sách của các huyện, thị xã, thành phố trong phạm vi dự toán năm 2025 đã giao cho ngành, địa phương;

- Kinh phí từ doanh nghiệp;

- Nguồn kinh phí huy động từ nguồn lực khác.

C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Chi cục Thủy sản, Trung tâm Khuyến nông và các cơ quan thuộc Sở, phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện các nội dung của kế hoạch phòng, chống dịch bệnh thủy sản và báo cáo kịp thời mọi diễn biến tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh cho Ủy ban nhân dân tỉnh biết để chỉ đạo kịp thời; phối hợp Chi cục Thú y Vùng VI, Cục Thú y trong công tác phòng, chống, giám sát dịch bệnh thủy sản.

- Chỉ đạo, giám sát việc xử lý, tiêu hủy thủy sản nhiễm bệnh, nghi nhiễm bệnh và huy động lực lượng tham gia chống dịch; tăng cường quản lý cơ sở sản xuất giống, nuôi thủy sản an toàn dịch bệnh.

- Tham mưu hỗ trợ kinh phí cho cơ sở nuôi khi công bố dịch và cả khi dịch bệnh xảy ra nhưng chưa đủ điều kiện công bố dịch ở địa phương.

- Phê duyệt dự toán chi tiết kinh phí thực hiện kế hoạch phòng, chống dịch bệnh thủy sản năm 2025 của các đơn vị trực thuộc theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

2. Sở Tài chính

Cấp phát kinh phí đầy đủ, kịp thời theo dự toán đã được cơ quan có thẩm quyền giao cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn liên quan đến kinh phí phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản trên địa bàn tỉnh năm 2025.

3. UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về tình hình dịch bệnh trên thủy sản nuôi, phổ biến các biện pháp chống dịch trên các địa bàn; đồng thời tuyên truyền, vận động người nuôi tích cực hưởng ứng các biện pháp phòng, chống dịch, chủ động khai báo khi có dịch, thường xuyên tổ chức vệ sinh môi trường, tiêu độc ao nuôi.

- Chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế, Trung tâm Kỹ thuật và Dịch vụ nông nghiệp có trách nhiệm triển khai Kế hoạch này có hiệu quả, theo dõi giám sát chặt chẽ tình hình nuôi thủy sản của địa phương; chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường kiểm tra điều kiện nuôi và kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm về công tác phòng, chống dịch theo quy định của pháp luật. Định kỳ báo cáo tình hình thực hiện về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Giao trách nhiệm giám sát, phát hiện và báo bệnh cho chính quyền cấp xã, phường, thị trấn, trưởng thôn để theo dõi sát diễn biến tình hình dịch bệnh trên thủy sản nuôi tại địa phương tới từng hộ nuôi để phản ảnh, thông tin kịp thời tình hình dịch bệnh, không để lây lan ra diện rộng.

- Bố trí ngân sách địa phương đảm bảo kinh phí thực hiện kế hoạch theo quy định về phân cấp ngân sách hiện hành.

4. Cơ sở sản xuất giống và nuôi trồng thủy sản

- Áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; chấp hành các quy định về kiểm dịch, quan trắc môi trường, báo cáo dịch bệnh, lưu trữ các loại hồ sơ liên quan tới quá trình hoạt động của cơ sở như con giống; cải tạo ao, đầm; chăm sóc, quản lý động vật thủy sản; xử lý ổ dịch, chất thải và nước thải theo hướng dẫn của Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Chi cục Thủy sản.

- Hợp tác với Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Chi cục Thủy sản và các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc lấy mẫu thủy sản nuôi và mẫu môi trường để kiểm tra các thông số môi trường, dịch bệnh, thu thập thông tin xác định các yếu tố nguy cơ liên quan đến môi trường và dịch bệnh động vật thủy sản.

- Cung cấp thông tin, số liệu, tài liệu về quan trắc môi trường, giám sát, phòng, chống bệnh động vật thủy sản theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.

- Chỉ sử dụng thuốc, vắc xin, hóa chất, chế phẩm thuộc danh mục thuốc thú y, hóa chất dùng trong thú y thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam.

- Tham dự các khóa tập huấn về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản, kỹ thuật nuôi do Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Chi cục Thủy sản, Trung tâm Khuyến nông tổ chức.

- Được hưởng hỗ trợ của nhà nước về phòng, chống dịch theo quy định hiện hành.

Yêu cầu thủ trưởng các sở, ngành liên quan; chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc Kế hoạch này. Quá trình thực hiện, nếu có vấn đề vướng mắc thì phản ánh kịp thời cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT.UBND tỉnh;
- Cục Thú y;
- Cục Thủy sản;
- Ủy ban MTTQVN tỉnh;
- Các cơ quan thuộc UBND tỉnh;
- Các Đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Báo Bình Thuận, Đài PT-TH tỉnh;
- Chi cục Chăn nuôi và Thú y;
- Chi cục Thủy sản;
- Trung tâm Khuyến nông;
- Lưu: VT, TH, KT. Đức

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Hồng Hải

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 4519/KH-UBND ngày 28/11/2024 phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Thuận năm 2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


24

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.43.92
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!