ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 91/KH-UBND
|
Đồng Tháp, ngày
18 tháng 03 năm 2022
|
KẾ HOẠCH
ĐÀO TẠO NGHỀ NÔNG NGHIỆP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH ĐỒNG THÁP NĂM 2022
I. KẾT QUẢ
THỰC HIỆN NĂM 2021
1. Công tác chỉ đạo, điều
hành
Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp
ban hành Kế hoạch số 92/KH-UBND ngày 24/3/2021 về đào tạo nghề nông nghiệp cho
lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021 - 2025 và Kế hoạch
số 137/KH-UBND ngày 28/4/2021 về đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông
thôn trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp năm 2021. Theo đó, sở, ngành Tỉnh, các đơn vị
liên quan đã phối hợp với Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố tổ chức triển khai kế
hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động giai đoạn 2021 - 2025 và năm 2021.
Đồng thời, Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố còn thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc
các phòng chuyên môn phối hợp với các xã, phường, thị trấn thực hiện tốt công
tác đào tạo nghề theo kế hoạch, định kỳ rà soát lại nhu cầu để điều chỉnh cho
phù hợp với nhu cầu thực tế của nông dân.
2. Tuyên truyền nâng cao nhận
thức cho người lao động về tầm quan trọng của học nghề, áp dụng kỹ năng, tiến bộ
khoa học - kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nhằm tăng năng suất cây trồng, vật
nuôi, thu nhập và tạo công ăn việc làm
- Công tác tuyên truyền, vận động
về đào tạo nghề nông nghiệp luôn được các ngành, các cấp quan tâm, triển khai kịp
thời các cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp và nhân lực có kỹ
năng nghề năm 2021[1], các
tổ chức chính trị - xã hội tích cực tham gia, tuyên truyền, vận động công tác
đào tạo nghề nông nghiệp, kết quả có 127.707 nông dân tham dự[2].
- Công tác thông tin, tuyên
truyền phổ biến chính sách, pháp luật về đào tạo nghề nông nghiệp được tỉnh
quan tâm. Trong năm, phối hợp với các địa phương triển khai thực hiện các cơ chế
chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp và nhân lực có kỹ năng nghề năm 2021[3], phối hợp với các tổ chức
chính trị - xã hội tăng cường tuyên truyền công tác đào tạo nghề nông nghiệp, vận
động nông dân tích cực đăng ký tham gia học nghề phù hợp với điều kiện của bản
thân và gia đình.
3. Về rà soát nhu cầu, tư vấn
và định hướng học nghề
Công tác điều tra, khảo sát và
dự báo nhu cầu dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn năm 2021 ở địa
phương tương đối khó khăn do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp và
phải thực hiện nghiêm việc giãn cách xã hội nên chưa xác định số lao động nông
thôn có nhu cầu học nghề nông nghiệp, khó vận động lao động nông thôn tham gia
học nghề.
4. Về xây dựng chương trình,
giáo trình dạy nghề nông nghiệp
- Uỷ ban nhân dân Tỉnh ban hành
định mức chi phí nghề kỹ thuật sản xuất nấm Bào ngư[4].
- Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn phối hợp với Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp xây dựng 03 giáo
trình nghề mới (gồm: Kỹ thuật trồng mít theo hướng an toàn, kỹ thuật trồng
khoai cao và kiệu) trên cơ sở khung chương trình chuẩn của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn; đảm bảo thời gian, nội dung chương trình đào tạo của từng
nghề, phù hợp với đặc điểm quy trình sản xuất cho từng lĩnh vực (lý thuyết 20%
và thực hành 80%), giúp lao động nông thôn sau học nghề đã ứng dụng công nghệ
cao vào sản xuất nông nghiệp, giúp tiết kiệm chi phí và tăng năng suất sản xuất.
5. Kết quả hỗ trợ đào tạo
nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn
5.1 Kết quả hỗ trợ đào tạo
nghề tại các địa phương
- Kết quả thực hiện hỗ trợ
đào tạo nghề: Trong năm 2021, tổ chức được 21 lớp với 507 lao động nông
thôn được đào tạo (đạt 27% so với kế hoạch 77 lớp, với 2.210 người),
trong đó, có 497 người đã học xong và được cấp chứng chỉ, đạt 98%. Theo báo cáo
của các huyện, thành phố các lao động sau đào tạo đều có việc làm (tự tạo việc
làm, áp dụng vào thực tế sản xuất của hộ gia đình). Các lĩnh vực ngành nghề
được đào tạo: nghề chăn nuôi 08/21 lớp, chiếm 38%; nghề thuỷ sản 04/21 lớp, chiếm
19% và nghề trồng trọt 09/21 lớp, chiếm 43% (Phụ lục 1).
- Đánh giá hiệu quả sau đào
tạo nghề nông nghiệp: Qua đào tạo giúp cho lao động nông thôn có thêm kiến
thức, kỹ năng nghề trong trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản; từng bước biết ứng dụng
khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao chất lượng nông sản, tăng thu nhập
cho gia đình và ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh Covid-19
diễn biến phức tạp và phải thực hiện nghiêm việc giãn cách xã hội đã làm ảnh hưởng
đến công tác tổ chức lớp, nên kết quả đào tạo một số chỉ tiêu kế hoạch được Uỷ
ban nhân dân (UBND) Tỉnh giao là chưa đạt so với kế hoạch đề ra. Bên cạnh đó, đối
tượng nông dân là thành viên hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp chưa được các
địa phương quan tâm tư vấn đào tạo.
5.2. Kết quả tập huấn
chuyển giao khoa học kỹ thuật cho lao động nông thôn
Từ chương trình Khuyến nông và
Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, tổ chức 09 lớp tập huấn, gồm: Tập huấn kỹ thuật
chăn nuôi heo theo hướng ATSH; Kỹ thuật chăn nuôi gia cầm ứng dụng công nghệ
cao và sản xuất, hạn chế sử dụng kháng sinh; Chăn nuôi gia súc, gia cầm an toàn
sinh học gắn nông dân sản xuất với doanh nghiệp cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, với
180 nông dân tham dự.
6. Về xây dựng đội ngũ cán bộ
tham gia hoạt động công tác đào tạo nghề
Trong năm đã tổ chức 01 lớp tập
huấn trực tuyến về cập nhật kiến thức cho cán bộ phụ trách tham gia công tác
đào tạo nghề nông nghiệp, với 31 người tham dự.
7. Công tác kiểm tra, giám
sát thực hiện nâng cao chất lượng đào tạo nghề
Nhằm thực hiện tốt các hoạt động
theo kế hoạch, đồng thời phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai sót trong
quá trình thực hiện, Uỷ ban nhân dân Tỉnh đã giao Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn ban hành Kế hoạch kiểm tra giám sát đào tạo nghề năm 2021. Đồng thời,
phân công cán bộ theo dõi, tham dự các lớp khai giảng, bế giảng đào tạo nghề
nông nghiệp tại các địa phương; thường xuyên phối hợp với các địa phương cập nhật,
báo cáo tiến độ tình hình thực hiện dạy nghề cho lao động nông thôn, việc thực
hiện các mục tiêu, chỉ tiêu nội dung kế hoạch, tình hình quản lý và sử dụng
ngân sách và đơn vị tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
8. Kinh phí thực hiện
- Tổng vốn phân bổ năm 2021:
1.362.894.500 đồng.
- Kinh phí thực hiện năm 2021:
593.392.700 đồng, đạt 44%. Trong đó:
+ Hỗ trợ đào tạo nghề nông nghiệp:
462.873.700 đồng, đạt 38%;
+ Tập huấn, cập nhật kiến thức
cho cán bộ phụ trách tham gia công tác đào tạo nghề: 1.600.000 đồng; đạt 23%;
+ Phát triển chương trình, giáo
trình đào tạo: 128.919.000 đồng; đạt 99,91%.
(Đính
kèm Phụ lục 2)
II. ĐÁNH GIÁ
CHUNG
1. Mặt được
- Các ngành, các cấp có sự chủ
động, phối hợp chặt chẽ, kịp thời tham mưu, triển khai thực hiện các Kế hoạch,
ban hành văn bản chỉ đạo, đôn đốc triển khai thực hiện Kế hoạch Đào tạo nghề
cho lao động nông thôn năm 2021.
- Nhận thức về dạy nghề cho lao
động nông thôn của các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương và người lao động có
chuyển biến tích cực; công tác dạy nghề được quan tâm, người lao động chủ động
tham gia học nghề.
2. Hạn chế, nguyên nhân
- Do tình hình dịch bệnh
Covid-19 diễn biến phức tạp và phải thực hiện nghiêm việc giãn cách xã hội, ảnh
hưởng đến công tác tổ chức lớp, một số huyện, thành phố không triển khai thực
hiện được mặc dù đã chủ động công tác chuẩn bị mở lớp, do đó, không đạt so chỉ
tiêu kế hoạch đề ra (chỉ đạt 27%).
- Việc vận động nông dân tham
gia lớp học còn hạn chế và tâm lý nông dân còn e ngại ảnh hưởng bệnh dịch nên
không tham gia lớp học. Đối tượng nông dân là thành viên hợp tác xã, tổ hợp
tác, trang trại chưa được các địa phương quan tâm tuyên truyền, tư vấn đào tạo.
- Số lao động sau đào tạo chủ yếu
áp dụng kiến thức được học vào sản xuất tại hộ gia đình, do công tác dạy nghề
chưa gắn kết mô hình hỗ trợ sản xuất, mô hình khuyến nông để tạo điều kiện cho
người học tiếp cận chính sách để mở rộng sản xuất.
III. KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN NĂM 2022
1. Mục tiêu, chỉ tiêu
1.1. Mục tiêu
- Tiếp tục nâng cao chất lượng
đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân, theo hướng đào tạo nông dân chuyên nghiệp,
góp phần phát triển sản xuất theo hướng hiện đại, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ
cao, tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng sản phẩm, nông nghiệp hữu cơ, nhằm tăng
năng suất, chất lượng sản phẩm, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho
người lao động ở nông thôn.
- Đào tạo nghề cho lao động
nông thôn cần bám sát nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông
thôn mới ở địa phương để hoạch định cơ cấu nghề, chương trình, nội dung đào tạo
nghề cho phù hợp, đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề của các HTX/trang trại/doanh
nghiệp, hợp tác xã và hộ gia đình xã viên, nông dân nghèo.
1.2. Chỉ tiêu
- Dự kiến đào tạo nghề nông
nghiệp cho khoảng 1.820 lao động (65 lớp), chủ yếu đào tạo nghề dưới 03 tháng;
góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh đạt 73,6%, trong đó, qua đào
tạo nghề đạt 52,8%[5].
- Tỷ lệ lao động có việc làm
sau đào tạo đạt tối thiểu 80%.
2. Nhiệm vụ và giải pháp
2.1. Về công tác tuyên truyền,
tư vấn, vận động; khảo sát, dự báo nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức
về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề đối với sự phát triển kinh
tế - xã hội của địa phương; lồng ghép tuyên truyền, tư vấn học nghề thông qua
các hội nghị, hội thảo, tập huấn, thông qua các phương tiện thông tin đại
chúng, cổng thông tin điện tử,..., để cung cấp thông tin cho người học về ngành
nghề, các cơ chế chính sách về đào tạo nghề nông nghiệp.
- Cập nhật thông tin thị trường
giá cả nông sản, thị trường tiêu thụ nông sản, quy hoạch định hướng sản xuất nông
nghiệp của địa phương, chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp liên quan và
các mô hình dạy nghề có hiệu quả để cung cấp cho các đơn vị có liên quan và địa
phương lồng ghép tổ chức tư vấn học nghề, việc làm miễn phí thông qua sinh hoạt
của các tổ chức tại cơ sở (như: họp tổ, ấp, các hội, hội quán).
- UBND huyện, thành phố chỉ đạo
các cơ quan chuyên môn thường xuyên tổ chức khảo sát nhu cầu học nghề của người
dân (nhất là các hộ dân bị ảnh hưởng dịch Covid-19 có nguyện vọng sinh sống
và làm việc lâu dài tại địa phương; thanh niên có định hướng khởi nghiệp từ
nông nghiệp), nhu cầu đào tạo nghề cho lao động của các hợp tác xã, tổ hợp
tác, hội quán, trang trại,... trên địa bàn quản lý để kịp thời tham mưu, đề xuất,
hỗ trợ đào tạo theo địa chỉ.
2.2. Bồi dưỡng, phát triển đội
ngũ nhà giáo; cập nhật kiến thức cho cán bộ tham gia đào tạo nghề nông nghiệp
- Tổ chức rà soát, thống kê nhu
cầu đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ nhà giáo tham gia công tác
giảng dạy nghề nông nghiệp tại các địa phương gửi Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội chủ trì, phối hợp mở lớp.
- Tổ chức tập huấn cập nhật kiến
thức cho công chức, cán bộ phụ trách, tham gia công tác đào tạo nghề nông nghiệp
và các đơn vị tham gia dạy nghề nông nghiệp các cấp nhằm nắm bắt kịp thời những
chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, Tỉnh về đào tạo nghề nông nghiệp; nâng cao
năng lực quản lý công tác đào tạo tại địa phương.
2.3. Phát triển chương
trình, giáo trình đào tạo và xây dựng danh mục nghề
- Định kỳ tổ chức đánh giá lại
chương trình, giáo trình đào tạo đã ban hành; cập nhật, bổ sung các kết quả
nghiên cứu liên quan đến chương trình, giáo trình, những thay đổi trong các môn
học, mô đun hoặc nội dung chuyên môn để phù hợp với thực tiễn sản xuất nông
nghiệp.
- Tổ chức rà soát nhu cầu, danh
mục các nghề đào tạo để cập nhật, bổ sung, đăng ký mới danh mục nghề nông nghiệp
khả thi, đáp ứng nhu cầu của người lao động nông thôn và định hướng cơ cấu lại
ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới của địa phương.
- Phối hợp các đơn vị có liên
quan và địa phương xây dựng chương trình, giáo trình đối với các nghề mới; rà
soát, xây dựng định mức chi phí đào tạo nghề nông nghiệp mới theo đề nghị của địa
phương trình UBND Tỉnh phê duyệt.
2.4. Hỗ trợ đào tạo nghề
nông nghiệp cho lao động nông thôn
- Có kế hoạch thí điểm 01 mô
hình đào tạo nghề gắn với mô hình khuyến nông, mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất
gắn với tiêu thụ, kết nối tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp ở hợp tác xã
/trang trại/doanh nghiệp nhằm giúp người lao động an tâm sản xuất tại địa
phương
- Tổ chức khảo sát nhu cầu cần
hỗ trợ của người lao động sau khi học nghề để ưu tiên liên kết hỗ trợ phát triển
sản xuất, hỗ trợ các khoản vay đối với lao động nông thôn làm việc ổn định ở
nông thôn sau khi học nghề và vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm thuộc Chương
trình Mục tiêu quốc gia Việc làm và dạy nghề để tự tạo việc làm.
- Thí điểm tổ chức tham quan, học
tập các mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả, mô hình mới phù hợp với điều kiện
của địa phương để triển khai thực hiện mô hình sau khi hoàn thành khóa học (lồng
ghép tổ chức học tập cho 01 - 02 lớp dạy nghề/huyện).
2.5. Giám sát, đánh giá tình
hình thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề nông nghiệp
- Căn cứ các chỉ tiêu, nhiệm vụ
năm 2022 được UBND Tỉnh phê duyệt, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND
huyện, thành phố xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát công tác đào tạo nghề
nông nghiệp trên địa bàn quản lý. Hướng dẫn các đơn vị đào tạo thực hiện việc tự
kiểm tra, kiểm định chất lượng.
- Các cơ sở dạy nghề tiến hành
tổ chức khảo sát, đánh giá hiệu quả công tác dạy nghề sau khi kết thúc khóa học
để kịp thời đề xuất điều chỉnh, bổ sung chương trình phù hợp với nhu cầu thực tế
cũng như kiến nghị những giải pháp có hiệu quả để triển khai thực hiện trong
năm tiếp theo.
3. Kinh phí thực hiện
Dự toán tổng kinh phí thực hiện
kế hoạch năm 2022: 1.806.713.000 đồng, từ nguồn kinh phí sự nghiệp thuộc Chương
trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới (Phụ lục 3,4,5).
Trong trường hợp, nguồn ngân
sách Trung ương chưa phân bổ, đơn vị chủ động sử dụng trước nguồn ngân sách địa
phương để thực hiện các nhiệm vụ được phân công; đồng thời, thực hiện hoàn trả
nguồn theo đúng quy định sau khi được Trung ương phân bổ kinh phí. Nội dung chi
và mức chi thực hiện theo chế độ, định mức hiện hành.
4. Tổ chức thực hiện
4.1. Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với sở,
ngành, đơn vị có liên quan và các địa phương tổ chức triển khai, thực hiện các
mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra trong Kế hoạch; hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện
công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; xây dựng chương
trình, giáo trình đối với các nghề nông nghiệp mới.
- Phối hợp Sở Tài chính, Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội, sở, ngành Tỉnh, đơn vị có liên quan và các địa
phương rà soát, xây dựng danh mục nghề đào tạo, định mức chi phí đào tạo nghề
nông nghiệp mới trình UBND Tỉnh phê duyệt.
- Phối hợp với Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội củng cố nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác
đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn ở các cấp.
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra,
giám sát đánh giá công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên
địa bàn Tỉnh định kỳ theo quy định.
- Phối hợp thực hiện, vận hành
tốt phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu giáo dục nghề nghiệp đối với đào tạo nghề
nông nghiệp.
- Định kỳ tổng hợp tình hình thực
hiện Kế hoạch (06 tháng, năm) báo cáo UBND Tỉnh; đồng gửi Sở Lao động -Thương
binh và Xã hội. Đồng thời, xem xét, lựa chọn đề xuất khen thưởng kịp thời các tập
thể, cá nhân có thành tích tốt trong thực hiện các chỉ tiêu của Kế hoạch (nếu
có).
4.2. Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội
- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc rà soát, xây dựng danh mục nghề
đào tạo, xây dựng định mức chi phí đào tạo nghề nông nghiệp mới; phối hợp kiểm
tra, giám sát đánh giá kết quả đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.
- Chủ trì, phối hợp với các sở,
ngành và địa phương đề xuất UBND Tỉnh xem xét, khen thưởng các tập thể, cá nhân
có thành tích tốt trong hoạt động hỗ trợ đào tạo nghề nông nghiệp.
- Hướng dẫn thực hiện, vận hành
phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu giáo dục nghề nghiệp đối với đào tạo nghề nông
nghiệp tại các địa phương.
4.3. Sở Tài chính
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định
và phân bổ kinh phí cho hoạt động đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông
thôn từ nguồn vốn Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện, thành phố hướng dẫn thủ tục thanh,
quyết toán theo quy định hiện hành.
- Thẩm định, trình UBND Tỉnh
phê duyệt định mức chi phí đào tạo nghề nông nghiệp mới theo đề nghị của Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
4.4. Đề nghị Uỷ ban Mặt trận
tổ quốc Việt Nam Tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội cấp Tỉnh
Đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam Tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội cấp Tỉnh, căn cứ chức năng, nhiệm
vụ của từng tổ chức phối hợp phổ biến, tuyên truyền về các chủ trương, chính
sách dạy nghề cho lao động nông thôn; vận động đoàn viên; hội viên và nhân dân
tham gia lớp học nghề phù hợp với nhu cầu. Đồng thời, phối hợp tham gia các hoạt
động kiểm tra, giám sát việc triển khai thực kế hoạch này.
4.5. UBND huyện, thành phố
- UBND huyện, thành phố xây dựng
kế hoạch, chỉ đạo thực hiện đạt chỉ tiêu, nhiệm vụ theo Kế hoạch này.
- Trực tiếp chỉ đạo việc tổ chức
thực hiện, quản lý, sử dụng và thanh quyết toán các nguồn kinh phí hỗ trợ đúng
quy định hiện hành.
- Chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn/Phòng Kinh tế, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện, thành
phố, UBND cấp xã,… trên địa bàn tham gia tư vấn, hướng nghiệp và tổ chức thực
hiện tốt công tác rà soát, thống kê nhu cầu đào tạo của người dân để huy động
tham gia học nghề; ưu tiên mở các lớp đào tạo nghề nông nghiệp cho thanh niên
có định hướng khởi nghiệp từ nông nghiệp, thành viên hợp tác xã, tổ hợp tác,
trang trại và hội quán.
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra,
giám sát, đánh giá tình hình triển khai thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ, tình
hình thanh, quyết toán kinh phí đào tạo nghề trên địa bàn quản lý.
- Đối với kinh phí đã giao về địa
phương để đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, nếu nhu cầu ngành
nghề, số lượng lớp đào tạo có thay đổi so với chỉ tiêu trong kế hoạch này, giao
Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn/Phòng Kinh tế huyện, thành phố tham
mưu UBND huyện, thành phố cho chủ trương điều chỉnh chỉ tiêu và cân đối trong
phạm vi kinh phí được giao để đặt hàng đào tạo cho phù hợp với tình hình thực tế.
Trường hợp, nhu cầu đào tạo nghề tăng so với chỉ tiêu trong kế hoạch này, giao
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, gửi Sở Tài chính thẩm định,
trình UBND Tỉnh điều chỉnh, bổ sung chỉ tiêu và kinh phí cho phù hợp.
- Việc tổ chức các lớp đào tạo
nghề nông nghiệp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh
Covid-19, giao Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Kinh tế huyện
thành phố căn cứ vào các quy định của Tỉnh về phòng, chống dịch Covid-19 và kế
hoạch đào tạo nghề nông nghiệp của các địa phương để điều chỉnh số lượng học
viên/lớp cho phù hợp với tình hình thực tế. Tuy nhiên, việc điều chỉnh số lượng
học viên không được thấp hơn 20 người/lớp và thực hiện thanh, quyết toán theo
quy định nhưng không được thấp hơn số lượng học viên đã điều chỉnh.
- Chủ động lồng ghép, tổ chức
các lớp tập huấn kỹ thuật cho nông dân trên địa bàn bổ sung kiến thức sản xuất,
thị trường nông sản từ nguồn kinh phí Khuyến nông của địa phương.
Định kỳ 06 tháng (trước 15/6)
và năm (trước 15/12) báo cáo tình hình sử dụng, thanh toán, quyết toán kinh phí
thực hiện đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn về Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn (qua Chi cục Phát triển nông thôn) để tổng hợp, báo cáo Uỷ
ban nhân dân Tỉnh. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có những khó khăn, vướng
mắc phát sinh chưa phù hợp hoặc cần bổ sung, sửa đổi, các cơ quan, đơn vị, địa
phương gửi ý kiến về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, đề xuất
Uỷ ban nhân dân Tỉnh xem xét, quyết định./.
Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn;
- Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn;
- CT và các PCT/UBND Tỉnh;
- Các sở, ban, ngành Tỉnh;
- UBND huyện, thành phố;
- Lưu: VT, NC/KT (VA).
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Huỳnh Minh Tuấn
|
[1] Công văn số
199/UBND-THVX ngày 10/5/2021 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về triển khai
các cơ chế chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp và nhân lực có kỹ năng
nghề.
[2] Theo báo cáo của Uỷ
ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tỉnh: 65.890 lượt người và Hội Nông dân Tỉnh:
61.817 lượt người.
[3] Công văn số
199/UBND-THVX ngày 10/5/2021 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về triển khai
các cơ chế chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp và nhân lực có kỹ năng
nghề.
[4] Quyết định số
531/QĐ-UBND-HC ngày 11/5/2021 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh về bổ sung Khoản 1, Điều
1, Quyết định 566/QĐ-UBND-HC ngày 02/6/2017 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh về phê duyệt
mức chi phí đào tạo nghề nông nghiệp theo Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày
28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ (lần 4).
[5] Theo Nghị quyết số
78/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của HĐND tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
tỉnh Đồng Tháp năm 2022.