ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
73/KH-UBND
|
Thanh
Hóa, ngày 9 tháng 5 năm 2017
|
KẾ HOẠCH
ĐÀO TẠO NGHỀ PHỤC VỤ TÁI CƠ CẤU KINH TẾ TỈNH THANH HÓA GIAI
ĐOẠN 2017 - 2020
Căn cứ Quyết định số 291/QĐ-TU
ngày 27/5/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVIII về việc ban hành
Chương trình đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 -
2020; Kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 22/8/2016 của UBND tỉnh về thực hiện Quyết định
số 291/QĐ-TU ngày 27/5/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; Ủy ban nhân dân tỉnh
Thanh Hóa xây dựng Kế hoạch đào tạo nghề phục vụ tái cơ cấu kinh tế giai đoạn
2017 - 2020 như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
Đào tạo lực lượng lao động trực
tiếp sản xuất đảm bảo đáp ứng cả về số lượng và chất lượng với cơ cấu trình độ,
ngành nghề đào tạo hợp lý; tập trung đào tạo những ngành, lĩnh vực có lợi thế cạnh
tranh nhằm phục vụ tái cơ cấu kinh tế của tỉnh giai đoạn 2017 - 2020.
2. Mục tiêu cụ thể
Đào tạo nghề nghiệp từ trình
độ đào tạo dưới 3 tháng đến trình độ cao đẳng giai đoạn 2017 - 2020 cho khoảng
286.600 người. Gồm:
- Ngành nông, lâm nghiệp và
thủy sản 43.449 người; trong đó, trình độ cao đẳng 1.630 người, trung cấp 3.182
người, sơ cấp 24.627 người, đào tạo dưới 3 tháng 14.010 người.
- Ngành công nghiệp - xây dựng
123.406 người; trong đó, trình độ cao đẳng 8.900 người, trung cấp 33.389 người,
sơ cấp 49.391 người, đào tạo dưới 3 tháng 31.726 người.
- Ngành dịch vụ khoảng
119.745 người; trong đó, trình độ cao đẳng 10.694 người, trung cấp 27.464 người,
sơ cấp 52.622 người, đào tạo dưới 3 tháng 28.965 người.
(Có phụ biểu chi tiết kèm theo)
II. NỘI
DUNG KẾ HOẠCH
1. Đối tượng và phạm vi
thực hiện
1.1. Đối tượng
- Lao động từ 15 tuổi trở
lên, có nhu cầu đào tạo và có sức khỏe phù hợp với ngành nghề đào tạo.
- Các trung tâm giáo dục nghề
nghiệp, trường trung cấp, trường cao đẳng; các cơ sở giáo dục đại học có đăng
ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ cao đẳng, doanh nghiệp có đăng ký hoạt
động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp.
1.2. Phạm vi: Kế
hoạch được triển khai trên phạm vi toàn tỉnh.
2. Các hoạt động cụ thể
2.1. Tuyên truyền trên các
phương tiện thông tin đại chúng hoặc tư vấn trực tiếp cho người lao động về các
chính sách khuyến khích trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, việc làm sau đào tạo
nói chung và kế hoạch đào tạo nghề nghiệp phục vụ tái cơ cấu kinh tế của tỉnh
nói riêng.
2.2. Lựa chọn ngành nghề đào
tạo theo định hướng tái cơ cấu ngành kinh tế, cụ thể như sau:
- Nông, lâm, thủy sản:
+ Trồng trọt, chăn nuôi: Đào
tạo các nghề có hiệu quả năng suất cao như trồng cây công nghiệp, trồng cây ăn
quả, trồng cây dược liệu, trồng rau an toàn, trồng lúa năng suất, chất lượng
cao…; đào tạo nghề chăn nuôi các loại con có giá trị cao, đặc sản như: bò sữa,
bò thịt, dê, lợn đen, gà thả vườn, nhím, thỏ... theo mô hình trang trại tập
trung, công nghệ cao.
+ Lâm nghiệp: Đào tạo các
nghề lâm sinh, làm vườn, cây cảnh, cây cao su, sinh vật cảnh…
+ Thủy sản: Đào tạo các nghề
chế biến và bảo quản thủy sản; nuôi trồng thủy sản nước ngọt, mặn, lợ: tôm sú,
tôm he chân trắng, ngao, cua, tôm rảo, cá vược, bống bớp, cá rô phi đơn tính,
trồng rau câu…; khai thác, đánh bắt xa bờ; thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá hạng
IV, V.
- Công nghiệp - Xây dựng:
Đào tạo nhóm nghề công nghiệp
như: kỹ thuật cơ khí và cơ kỹ thuật; kỹ thuật điện, điện tử, viễn thông; công
nghệ tô tô; sản xuất chế biến sợi vải, giày da; chế biến lương thực, thực phẩm
và đồ uống. Mở thêm ngành nghề mới như công nghệ dầu khí và khai thác; lọc hóa
dầu; tự động hóa…
Nhóm nghề xây dựng: kỹ thuật
xây dựng, xây dựng cầu đường, bê tông, cốp pha - giàn giáo, cốt thép - hàn, nề
- hoàn thiện, mộc xây dựng và trang trí nội thất, mộc dân dụng, điện nước…
- Dịch vụ: Đào tạo các nghề
dịch vụ du lịch; khách sạn, nhà hàng; nhóm nghề dịch vụ vận tải; dịch vụ viễn
thông, công nghệ thông tin; kinh doanh…
2.3. Thực hiện rà soát, đăng
ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định của Nghị định số 143/NĐ-CP ngày
14/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong
lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp đối với các ngành nghề đảm bảo các điều kiện hoạt
động giáo dục nghề nghiệp và đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của tỉnh.
2.4. Tổ chức đào tạo nghề tại
các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo các phương thức sau:
- Giao chỉ tiêu đào tạo
trình độ cao đẳng, trung cấp hệ chính quy đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp
công lập theo định mức được phê duyệt tại Quyết định
4762/2016/QĐ-UBND ngày
09/12/2016 về việc ban hành định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách địa
phương năm 2017 và ổn định đến năm 2020, tỉnh Thanh Hóa.
- Đặt hàng đào tạo hoặc hợp
đồng đào tạo đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập theo quy định tại
Quyết định số 39/2008/QĐ-TTg ngày 14/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quy chế đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công sử dụng ngân
sách nhà nước.
- Giao nhiệm vụ đào tạo hoặc
đặt hàng đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng với mức chi phí đào tạo
theo quy định tại Quyết định số 46/2015/QĐ- TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng
Chính phủ.
- Đào tạo theo đơn đặt hàng
của các doanh nghiệp hoặc phối hợp, liên kết với doanh nghiệp để tổ chức đào tạo
theo yêu cầu của doanh nghiệp.
2.5. Lập kế hoạch và tổ chức
đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và phương
pháp giảng dạy tích hợp cho nhà giáo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp để đáp ứng
yêu cầu đào tạo gắn với tái cơ cấu kinh tế của tỉnh.
2.6. Lập kế hoạch đầu tư cơ
sở vật chất, trang thiết bị đào, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để mở thêm
ngành nghề mới nhằm đào tạo lao động kỹ thuật có chất lượng cao cho các ngành
kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
2.7. Thực hiện rà soát, xây
dựng, ban hành chương trình, giáo trình đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp
theo quy định tại Thông tư số 03/TT-BLĐTBXH ngày
01/3/2017 của Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội phù hợp với tiến bộ kỹ thuật, công nghệ sản xuất, đáp ứng
yêu cầu thị trường lao động và phục vụ thiết thực cho phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh.
3. Kinh phí thực thực hiện
Tổng kinh phí thực hiện kế
hoạch giai đoạn 2017 - 2020: 2.200 tỷ đồng.
Phân theo nguồn vốn:
- Ngân sách tỉnh: 1.044 tỷ đồng;
- Ngân sách Trung ương: 529
tỷ đồng;
- Nguồn khác: 627 tỷ đồng.
Phân theo nội dung
chi:
- Đào tạo nghề nghiệp: 1.482
tỷ đồng;
- Đầu tư cơ sở vật chất, thiết
bị dạy nghề: 700 tỷ đồng;
- Đào tạo, bồi dưỡng giáo
viên: 10 tỷ đồng;
- Xây dựng chương trình,
giáo trình, tài liệu: 8 tỷ đồng.
III. GIẢI
PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
1. Đẩy mạnh tuyên truyền,
giáo dục nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vị trí,
vai trò và tầm quan trọng của đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng lao động trực
tiếp sản xuất đáp ứng yêu cầu nhân lực phục vụ tái cơ cấu kinh tế của tỉnh.
- Đổi mới, đa dạng hóa nội
dung, phương thức tuyên truyền, giáo dục về vai trò, tầm quan trọng của công
tác đào tạo nghề, sử dụng nhân lực qua đào tạo nghề; vận động các doanh nghiệp,
các tổ chức tích cực tham gia đào tạo nghề cho người lao động để sử dụng với chất
lượng ngày càng cao, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng nhân lực trực tiếp
sản xuất đáp phục vụ tái cơ cấu kinh tế.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động
hướng nghiệp trong nhà trường; đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về năng lực đào
tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ hội việc làm từ các doanh nghiệp,
giúp người học lựa chọn ngành nghề phù hợp, đồng thời có nhiều thông tin cần
thiết về việc làm sau khi tốt nghiệp.
2. Tăng cường quản lý nhà nước
về đào tạo nghề, giải quyết việc làm
- Triển khai đầy đủ, kịp thời
các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển đào tạo nghề, giải
quyết việc làm để các địa phương, cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức thực hiện
đạt hiệu quả.
- Nâng cao năng lực dự báo
cung - cầu lao động trong từng lĩnh vực ngành nghề, đặc biệt là đối với các
ngành, lĩnh vực mũi nhọn, có lợi thế cạnh tranh cao.
- Tổ chức điều tra cung - cầu
lao động hằng năm trên địa bàn tỉnh và công bố công khai kết quả điều tra để
các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp và người lao động có kế hoạch đào
tạo, sử dụng, tìm kiếm việc làm phù hợp đáp ứng nhu cầu nhân lực phục vụ tái cơ
cấu kinh tế của tỉnh.
- Chỉ đạo thực hiện tự kiểm
định chất lượng dạy nghề đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, chương trình
đào tạo. Công bố công khai chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
3. Đổi mới, hoàn chỉnh hệ thống
các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển đào tạo nghề
- Thực hiện tốt các chính
sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề
nghiệp. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo
nghề cho lao động nông thôn để đào tạo lực lượng lao động cho xã hội.
- Phát triển mạng lưới thông
tin thị trường lao động, dịch vụ đào tạo và giới thiệu việc làm. Đa dạng hóa
các kênh giao dịch việc làm nhằm đảm bảo điều kiện phát triển giao dịch trực tiếp
giữa người lao động và đơn vị tuyển dụng. Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về
thị trường lao động, phát triển nhân lực. Gắn hệ thống thông tin thị trường lao
động với hệ thống thông tin kinh tế - xã hội của tỉnh và kết nối với hệ thống
thông tin thị trường lao động quốc gia.
- Thực hiện có hiệu quả các
chính sách hỗ trợ vay vốn học nghề, tạo việc làm, hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động
nông thôn, lao động là người khuyết tật, lao động đi làm việc ở nước ngoài, bộ
đội xuất ngũ, công an hoàn thành nghĩa vụ quân sự, thanh niên tình nguyện, đào
tạo chuyển đổi nghề đối với người bị thu hồi đất, lao động thất nghiệp, chính sách
nội trú đối với học sinh, sinh viên trung cấp, cao đẳng…
4. Phát triển mạng lưới các
cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh phù hợp với yêu cầu đào tạo phục vụ
phát tái cơ cấu kinh tế.
- Rà soát, điều chỉnh, sắp xếp
và tổ chức lại mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phù hợp, hiện đại, đáp ứng
yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Mở rộng quy mô, đa dạng ngành nghề
và loại hình đào tạo; gắn đào tạo với nhu cầu của xã hội; khuyến khích mở rộng
đào tạo các ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
- Tiếp tục xây dựng và phát
triển các trường đào tạo nghề trọng điểm đạt chuẩn quốc gia, khu vực ASEAN,
trong đó ưu tiên phát triển một số trường đào tạo nghề chất lượng cao như Trường
Cao đẳng Công nghiệp, Trường Cao đẳng Nghi Sơn… Tăng cường liên doanh, liên kết
trong đào tạo nghề ở làng nghề và doanh nghiệp.
- Thực hiện sáp nhập các
trung tâm dạy nghề, trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trung
tâm giáo dục thường xuyên thành trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường
xuyên để nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường
xuyên và hướng nghiệp cho học sinh, người lao động.
IV. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội
- Chủ trì, phối hợp với các
sở, ngành có liên quan hướng dẫn triển khai thực hiện kế hoạch.
- Chủ trì, phối hợp với các
sở, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ sở giáo dục nghề nghiệp
xây dựng kế hoạch, dự kiến nhu cầu kinh phí hàng năm trình Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Chủ trì, phối hợp Sở Tài
chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định chỉ tiêu đào tạo hàng năm của các cơ sở
giáo dục nghề nghiệp công lập trình UBND tỉnh;
- Chủ trì, phối hợp với Sở
Tài chính xây dựng chi phí đào tạo và mức hỗ trợ chi phí đào tạo trình độ sơ cấp,
đào tạo dưới ba tháng phù hợp với quy định hiện hành và thực tế trên địa bàn tỉnh
trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;
- Chủ trì, phối hợp với Sở
Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được
đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề lập kế hoạch chi tiết trình Ủy ban
nhân dân tỉnh phê duyệt;
- Tổng hợp nhu cầu đào tạo,
bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề hàng năm trình Ủy ban nhân dân tỉnh
phê duyệt và tổ chức thực hiện;
- Mở rộng và phát triển hệ
thống thông tin thị trường lao động việc làm, đào tạo nghề.
2. Sở Tài chính
- Chủ trì, phối hợp với Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan thẩm định phương án
phân bổ dự toán kinh phí sự nghiệp để thực hiện Kế hoạch hàng năm, trình Ủy ban
nhân dân tỉnh;
- Phối hợp với Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các ngành liên quan thẩm định kế
hoạch mua sắm trang thiết bị dạy nghề trình Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Chủ trì, phối hợp với Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan có liên quan thẩm định chi phí
đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê
duyệt;
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với các
đơn vị có liên quan tham mưu phân bổ kế hoạch vốn đầu tư phát triển hàng năm thực
hiện kế hoạch, thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư các dự án trên cơ sở
đề nghị của các đơn vị được giao làm chủ đầu tư.
4. Sở Giáo dục và Đào tạo
Thực hiện nhiệm vụ phân luồng,
hướng nghiệp cho học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở tham gia học nghề.
5. Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn
Thực hiện cung cấp thông tin
về định hướng, quy hoạch sản xuất nông nghiệp liên quan đến tái cơ cấu ngành
nông nghiệp làm cơ sở xây dựng kế hoạch đào tạo hàng năm.
6. Sở Công thương
Thực hiện cung cấp thông tin
về định hướng, quy hoạch sản xuất công nghiệp, thương mại làm cơ sở xây dựng kế
hoạch đào tạo hàng năm.
7. Sở Thông tin và Truyền
thông
Chỉ đạo, hướng dẫn Đài phát
thanh và Truyền hình, Báo Thanh Hóa và các cơ quan thông tấn báo chí hoạt động
trên địa bàn tỉnh tuyên truyền, phổ biến về các chủ trương, đường lối của Đảng;
chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác đào tạo nghề nói chung và kế hoạch
đào tạo nghề phục vụ tái cơ cấu kinh tế tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2017 - 2020.
8. Các sở, ngành khác theo
chức năng, nhiệm vụ tổ chức thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển
giáo dục nghề nghiệp, thực hiện các hoạt động có liên quan theo Kế hoạch.
9. Ủy ban nhân dân các
huyện, thị xã, thành phố
- Tăng cường công tác tuyên
truyền, tư vấn học nghề, việc làm cho người lao động.
- Hàng năm tổ chức điều tra,
khảo sát nhu cầu học nghề của lao động; nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo
nghề của các cơ sở sản xuất kinh doanh để xây dựng kế hoạch dạy nghề sát thực tế,
đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Bổ sung ngân sách huyện và
huy động từ các nguồn kinh phí hợp pháp khác để đầu tư cho công tác đào tạo nghề.
10. Cơ sở giáo dục nghề
nghiệp
- Hàng năm xây dựng kế hoạch
đào tạo, bồi dưỡng về nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề, nghiệp vụ sư
phạm đáp ứng yêu cầu đào tạo.
- Chủ trì, phối hợp với
doanh nghiệp xây dựng Chương trình đào tạo phù hợp với thực tế sản xuất kinh
doanh của tỉnh.
- Tích cực, chủ động trong
công tác tuyển sinh; liên kết, phối hợp với doanh nghiệp trong việc tổ chức đào
tạo nghề nghiệp, thực hành, thực tập và giải quyết việc làm cho người lao động
sau đào tạo. Chuẩn bị các điều kiện mở thêm các ngành nghề mới đáp ứng yêu cầu
thị trường lao động.
- Chủ động đấu mối với các
cơ sở đào tạo có uy tín trong nước để thực hiện liên kết đào tạo đối với các
ngành nghề mà cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong tỉnh không có hoặc những nghề chất
lượng đào tạo chưa cao.
- Thực hiện tốt việc sắp xếp,
khai thác, sử dụng và bảo quản các trang thiết bị dạy nghề đã được đầu tư mua sắm,
trách lãng phí, hạn chế hiệu quả trong đầu tư.
Để việc triển khai thực hiện
Kế hoạch đạt hiệu quả cao, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu kinh tế
tỉnh Thanh Hóa, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc các sở, Thủ trưởng các cơ
quan đơn vị có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức
triển khai và thực hiện nghiêm túc các nội dung Kế hoạch trong phạm vi, lĩnh vực
ngành, đơn vị phụ trách. Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thường xuyên
theo dõi, đôn đốc triển khai thực hiện Kế
hoạch, tổng hợp báo cáo UBND
tỉnh theo quy định./.
|
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phạm Đăng Quyền
|
KẾ HOẠCH
ĐÀO TẠO NGHỀ PHỤC VỤ TÁI CƠ CẤU KINH TẾ GIAI
ĐOẠN 2017 - 2020
(Kèm theo Kế hoạch số: 73/KH-UBND ngày 09 tháng 5 năm 2017 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Thanh Hóa)
STT
|
Nhóm nghề
|
Tổng số
|
Chia theo trình độ đào tạo
|
Cao đẳng
|
Trung cấp
|
Sơ cấp
|
Dưới 3 tháng
|
|
Tổng số
|
286.600
|
21.224
|
64.035
|
126.640
|
74.701
|
I
|
Nông - Lâm - Ngư nghiệp
|
43.449
|
1.630
|
3.182
|
24.627
|
14.010
|
1
|
Nông nghiệp
|
30.509
|
840
|
1.272
|
19.197
|
9.200
|
2
|
Thủy sản
|
6.920
|
525
|
925
|
2.460
|
3.010
|
3
|
Thú y
|
3.118
|
95
|
863
|
1.425
|
735
|
4
|
Lâm nghiệp
|
2.902
|
170
|
122
|
1.545
|
1.065
|
II
|
Công nghiệp - Xây dựng
|
123.406
|
8.900
|
33.389
|
49.391
|
31.726
|
1
|
Kỹ thuật cơ khí và cơ kỹ
thuật
|
24.941
|
1.856
|
7.145
|
10.305
|
5.635
|
2
|
Kỹ thuật điện, điện tử, viễn
thông
|
24.016
|
3.748
|
10.868
|
7.470
|
1.930
|
3
|
Xây dựng
|
10.240
|
240
|
2.600
|
3.434
|
3.966
|
4
|
Công nghệ kỹ thuật cơ khí
|
7.466
|
1.111
|
2.370
|
985
|
3.000
|
6
|
Máy tính
|
1.210
|
380
|
590
|
240
|
-
|
7
|
Sản xuất, chế biến sợi, vải,
giày, da
|
35.150
|
345
|
3.864
|
20.346
|
10.595
|
8
|
Công nghệ dầu khí và khai
thác
|
2.691
|
500
|
1.500
|
691
|
|
9
|
Công nghệ kỹ thuật kiến
trúc và công trình xây dựng
|
4.000
|
-
|
1.500
|
2.500
|
|
10
|
Chế biến lương thực, thực
phẩm và đồ uống
|
2.160
|
150
|
600
|
1.410
|
-
|
11
|
Công nghệ kỹ thuật địa chất,
địa vật lý và trắc địa
|
640
|
360
|
280
|
-
|
-
|
12
|
Công nghệ kỹ thuật mỏ
|
485
|
-
|
265
|
220
|
-
|
13
|
Khoa học trái đất
|
160
|
-
|
160
|
-
|
-
|
14
|
Công nghệ sản xuất
|
8.370
|
210
|
660
|
950
|
6.550
|
15
|
Kỹ thuật hóa học, vật liệu,
luyện kim và môi trường
|
1.517
|
-
|
807
|
660
|
50
|
16
|
Quản lý công nghiệp
|
360
|
-
|
180
|
180
|
-
|
III
|
Dịch vụ
|
119.745
|
10.694
|
27.464
|
52.622
|
28.965
|
1
|
Công nghệ thông tin
|
12.292
|
790
|
4.338
|
5.479
|
1.685
|
2
|
Kế toán kiểm toán
|
2.004
|
1.014
|
550
|
230
|
210
|
3
|
Dịch vụ vận tải
|
13.861
|
225
|
636
|
11.500
|
1.500
|
4
|
Quản trị, quản lý
|
1.930
|
800
|
470
|
230
|
430
|
5
|
Khách sạn, nhà hàng
|
17.690
|
140
|
3.865
|
5.015
|
8.670
|
6
|
Kinh doanh
|
11.103
|
210
|
180
|
2.683
|
8.030
|
7
|
Kiểm soát và bảo vệ môi
trường
|
2.960
|
840
|
760
|
1.360
|
-
|
8
|
Điều dưỡng, hộ sinh
|
7.620
|
3.000
|
2.720
|
1.900
|
-
|
9
|
Dịch vụ y tế
|
3.530
|
800
|
2.380
|
350
|
-
|
10
|
Dược học
|
3.900
|
2.000
|
1.700
|
200
|
-
|
11
|
Dịch vụ xã hội
|
5.070
|
-
|
-
|
3.355
|
1.715
|
12
|
Dịch vụ du lịch
|
12.025
|
120
|
2.350
|
9.425
|
130
|
13
|
Nghệ thuật nghe nhìn
|
1.125
|
-
|
265
|
290
|
570
|
14
|
Báo chí và truyền thông
|
150
|
-
|
30
|
20
|
100
|
15
|
Đào tạo giáo viên
|
600
|
-
|
500
|
100
|
-
|
16
|
Y học cổ truyền
|
3.200
|
-
|
3.100
|
100
|
-
|
17
|
Thông tin - Thư viện
|
500
|
-
|
500
|
-
|
-
|
18
|
Văn thư - Lưu trữ - Bảo
tàng
|
500
|
-
|
500
|
-
|
-
|
19
|
Công tác xã hội
|
920
|
120
|
800
|
-
|
-
|
20
|
Tài chính - Ngân hàng - Bảo
hiểm
|
480
|
480
|
-
|
-
|
-
|
21
|
Dịch vụ an toàn lao động
và vệ sinh công nghiệp
|
2.360
|
-
|
180
|
2.180
|
-
|
22
|
Dịch vụ thẩm mỹ
|
4.770
|
-
|
1.250
|
3.320
|
200
|
23
|
Mỹ thuật ứng dụng
|
11.035
|
155
|
270
|
4.885
|
5.725
|
24
|
Mỹ thuật
|
120
|
-
|
120
|
-
|
-
|