ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2127/QĐ-UBND
|
Thanh Hóa, ngày 20 tháng 06 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC THÔNG QUA PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
LĨNH VỰC THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền
địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP
ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP
ngày 14/5/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định
liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 07/2014/TT-BTP
ngày 24/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn
đánh giá tác động của thủ tục hành chính và rà soát, đánh giá thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 347/QĐ-UBND
ngày 25/01/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Kế hoạch kiểm soát
thủ tục hành chính năm 2017;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế
hoạch và Đầu tư tại Văn bản số 2446/SKHĐT-ĐKKD ngày 13/6/2017 và Giám đốc Sở Tư
pháp tại Công văn số 694/STP-KSTTHC ngày 30/5/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Thông qua phương án đơn giản hóa 01 thủ tục hành chính
lĩnh vực thành lập và hoạt động của doanh nghiệp thuộc
phạm vi quản lý nhà nước của UBND tỉnh Thanh Hóa (có Phụ lục đính
kèm).
Điều 2. Giao
Sở Kế hoạch và Đầu tư dự thảo báo cáo kết quả rà soát, đánh giá thủ tục hành
chính của UBND tỉnh, kèm phương án đơn giản hóa, sáng kiến
cải cách thủ tục hành chính đã được phê duyệt tại Quyết định này, trình Chủ
tịch UBND tỉnh xem xét, phê duyệt gửi Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý ngành, lĩnh
vực.
Điều 3. Giao
Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc các sở, ngành, đơn vị có liên quan
thực hiện Quyết định này.
Điều 4. Quyết
định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 5. Chánh
Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp; Thủ trưởng
các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 5 QĐ;
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Cục Kiểm soát TTHC - VP Chính phủ (để b/c);
- Chủ tịch UBND tỉnh (để b/c);
- Lưu: VT, NC.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Thị Thìn
|
PHỤ LỤC
PHƯƠNG
ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC THÀNH LẬP VÀ
HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2127/QĐ-UBND ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa)
Thủ tục hành chính: Giải thể doanh nghiệp.
1. Nội dung đơn giản hóa
a) Về thành phần
hồ sơ:
Đề nghị bỏ Danh
sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết
các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, người lao động sau khi
quyết định giải thể doanh nghiệp (nếu có).
b) Lý do:
- Việc kê khai danh sách chủ nợ và số
nợ đã thanh toán là do doanh nghiệp tự kê khai và tự chịu trách
nhiệm về tính trung thực, chính xác của nội dung kê khai. Vì vậy, danh sách chủ
nợ và số nợ đã thanh toán không đáp ứng mục tiêu quản lý
của cơ quan nhà nước; mặt khác, trong báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp đã
bao hàm nội dung này.
- Riêng đối với các khoản nợ thuế, sau khi Phòng Đăng ký Kinh doanh nhận được hồ sơ giải thể của
doanh nghiệp có gửi thông báo đến cơ quan Thuế. Trong trường hợp doanh nghiệp
còn nợ thuế, cơ quan thuế sẽ có ý kiến gửi Phòng Đăng ký kinh doanh để không
ban hành thông báo giải thể (được quy định tại Khoản 3
Điều 59 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP). Vì vậy việc thống kê các khoản nợ thuế đã
thanh toán là không cần thiết.
- Tại mẫu Thông báo giải thể doanh
nghiệp (Phụ lục II-2 ban hành kèm theo Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT ngày
01/12/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã có nội dung: “doanh nghiệp đã thanh
toán hết các khoản nợ theo quy định tại Khoản 2 Điều 201 Luật Doanh nghiệp’’; đồng thời, doanh nghiệp
cam kết hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của nội dung Thông báo giải thể doanh
nghiệp. Như vậy, doanh nghiệp đã cam kết và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm
trước pháp luật về các nội dung giải thể được thể hiện tại Thông báo.
- Tại Khoản 2
Điều 201 Luật Doanh nghiệp quy định: “doanh nghiệp chỉ được giải thể
khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa
án hoặc cơ quan trọng tài...,”.
- Tại Khoản 3 Điều 204 Luật Doanh
nghiệp quy định: "Trường hợp hồ sơ giải thể không chính xác, giả mạo, những người quy định tại khoản 2 Điều này
phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán số nợ
chưa thanh toán, số thuế chưa nộp và quyền lợi của
người lao động chưa được giải quyết và chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật
về những hệ quả phát sinh trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày nộp hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến
cơ quan đăng ký kinh doanh”. Như vậy, Luật Doanh nghiệp
đã quy định chặt chẽ nội dung này.
Vì vậy, thành phần hồ sơ đã nêu là không thật sự cần thiết; đồng thời, để
tạo thuận lợi và tiết kiệm chi phí cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục
hành chính, đề nghị bỏ thành phần hồ sơ nêu trên trong hồ
sơ giải thể doanh nghiệp.
2. Kiến nghị thực thi
Sửa đổi Điểm b Khoản 1 Điều 204 Luật
Doanh nghiệp năm 2014.
3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
trước khi đơn giản hóa: 18.948.125 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
sau khi đơn giản hóa: 14.223.125 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 4.725.000
đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm sau đơn giản hóa:
25%./.