HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 10/NQ-HĐND
|
Hải Phòng, ngày 20 tháng 7 năm 2017
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG TRUNG HẠN 5 NĂM 2016 - 2020
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
KHOÁ XV, KỲ HỌP THỨ 5
Căn cứ: Luật Tổ chức chính quyền địa
phương số 77/2015/QH13 ngày 19/6/2015; Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày
18/6/2014; Luật Ngân sách Nhà nước số 83/2015/QH13
ngày 25/6/2015;
Căn cứ Nghị quyết số 26/2016/QH14
ngày 10/11/2016 của Quốc hội về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 -
2020;
Căn cứ các nghị định của Chính phủ:
Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 về kế hoạch đầu tư công trung hạn và
hàng năm; Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 về hướng dẫn thi hành một
số điều của Luật Đầu tư công;
Căn cứ các nghị quyết của HĐND thành phố: Nghị quyết số
20/2015/NQ-HĐND ngày 18/12/2015 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc
phòng - an ninh thành phố 5 năm (2016 - 2020); Nghị quyết số 11/NQ-HĐND ngày
22/7/2015 về việc cho ý kiến về dự thảo Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020;
Sau khi xem xét các văn bản của
UBND thành phố: Tờ trình số 76/TTr- UBND ngày 07/7/2017 về việc quyết định Kế
hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 - 2020; Báo cáo số 184/BC-UBND ngày
07/7/2017 về Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 - 2020; Báo cáo thẩm tra
của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND thành phố; ý kiến thảo luận của các đại biểu
HĐND thành phố,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm
2016 - 2020 của thành phố Hải Phòng (có báo cáo, bảng, biểu, phụ lục kèm theo)
với những nội dung chủ yếu sau:
1. Mục tiêu, định
hướng về đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách thành phố giai đoạn 2016 - 2020.
a) Mục tiêu:
- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu
tư công, thu hút tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn
đầu tư phát triển, hoàn thiện cơ bản hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
cấp thiết, phục vụ cho việc thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5
năm 2016 - 2020 và cơ cấu lại nền kinh tế thành phố giai
đoạn 2016-2020.
b) Định hướng:
- Huy động mọi nguồn
lực để đầu tư đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế -
xã hội thành phố, hoàn thiện tiêu chí đô thị loại 1 trung tâm cấp quốc gia, hướng tới đô thị thông minh đáp ứng yêu cầu
xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa theo định hướng Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XV, quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế-xã hội và quy hoạch chung phát triển thành phố.
- Tập trung đầu tư các lĩnh vực trọng tâm: Phát triển hạ tầng giao thông, đô thị theo hướng đồng bộ với hệ
thống kết cấu hạ tầng đô thị và liên thông với mạng giao
thông vùng, quốc gia; tăng cường kết nối, phối hợp hiệu quả
giữa các phương thức vận tải đường bộ, đường sắt, đường biển, hàng không, đường
thủy nội địa, tăng cường năng lực vận tải, tiến tới xây dựng hạ tầng giao thông thông minh và an toàn cao. Tiếp tục đầu
tư cho y tế, giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ tương xứng với vị thế trọng
tâm vùng của thành phố. Chỉnh trang phát triển đô thị,
nâng cấp hạ tầng khu vực đô thị trung tâm, giải quyết cơ bản tình trạng ùn tắc giao
thông và hoàn thiện hệ thống thoát nước, xử lý nước thải,
rác thải; xây dựng phát triển hạ tầng đô thị mới để tiến tới thành lập thêm các
đơn vị hành chính tương xứng yêu cầu đô thị loại I, trung tâm cấp quốc gia.
- Khởi động đầu tư một số dự án hạ tầng
quan trọng, hiện đại với quy mô lớn, phải đầu tư trong
một giai đoạn dài từ 5 năm trở lên, tạo nền tảng cho thành phố tiếp tục phát triển nhanh và bền vững trong giai đoạn tiếp theo và cơ bản hoàn thiện hệ
thống giao thông thành phố vào năm 2025. Phát triển hạ tầng kết nối tới các khu kinh tế du lịch, dịch vụ, công nghiệp, hạ tầng khu công nghiệp,
du lịch, dịch vụ mới trên các địa bàn, đáp ứng nhu cầu thu hút vốn đầu tư phát
triển công nghiệp dịch vụ.
- Tiếp tục thực hiện phân cấp quản lý vốn đầu tư cho UBND các quận, huyện, tạo sự chủ động, linh hoạt
trong việc thực hiện mục tiêu của các địa phương cũng như góp phần hoàn thành mục
tiêu chung phát triển kinh tế - xã hội thành phố.
2. Nguyên tắc phân bổ
vốn đầu tư công trung hạn của thành phố.
a) Việc phân bổ vốn phải phục vụ cho
việc thực hiện các mục tiêu, định hướng phát triển thành phố nêu tại Nghị quyết
số 32-NQ/TW ngày 05/8/2003; Kết luận số 72-KL/TW ngày 10/10/2013 của Bộ Chính
trị; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XV; các
quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5
năm 2016 - 2020.
b) Tuân thủ các quy
định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước, các quy định hiện hành có
liên quan, chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về đầu tư công
trung hạn 5 năm 2016 - 2020 và phù hợp với tình hình, yêu cầu thực tế của thành
phố.
c) Phân bổ 90% tổng nguồn vốn đầu tư
công giai đoạn 2016 - 2020 cho các chương trình, nhiệm vụ, dự án của thành phố; dành dự phòng 10% để xử lý các vấn đề phát sinh.
d) Trong từng dự án đầu tư, thực hiện
tiết kiệm 10% tổng mức đầu tư theo đúng chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số
89/NQ-CP ngày 10/10/2016. Giai đoạn 2016 - 2020 chỉ bố
trí vốn tối đa là 90% tổng mức đầu tư cho các dự án chưa được phê
duyệt quyết toán dự án hoàn thành. Sau khi dự án được phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành, nếu còn thiếu vốn sẽ cân đối, bố trí dứt điểm từ số vốn dự phòng 10% và từ các nguồn
tăng thu ngân sách thành phố.
đ) Đối với các dự án đã được phê duyệt quyết định đầu tư từ năm 2015 trở về
trước:
Bên cạnh việc sớm hoàn thành các dự
án quan trọng, cấp thiết, phát huy hiệu quả đầu tư, phải đảm bảo thực hiện kiến
nghị của Kiểm toán Nhà nước đối với các dự án có thời gian
bố trí vốn kéo dài theo nguyên tắc:
- Các dự án đã được bố trí vốn năm
2016 và 2017: Tiếp tục tập trung bố trí vốn đầu tư công của
thành phố trong các năm 2018 - 2020 để sớm hoàn thành các dự án này.
- Các dự án khác: Khẩn trương kiểm
tra, rà soát, đánh giá; phân loại các dự án, chỉ bố trí vốn đầu tư công giai đoạn
2018 - 2020 cho một số dự án thực sự có hiệu quả, cấp thiết.
Các dự án còn lại phải kiên quyết đình hoãn, không tiếp tục đầu tư, thực hiện
quyết toán dự án để bố trí vốn dứt điểm hoặc chuyển đổi hình thức đầu tư, tiếp tục đầu tư bằng các nguồn vốn khác ngoài vốn đầu tư công của
thành phố.
- Căn cứ dự toán ngân sách và tổng
nguồn vốn đầu tư công của thành phố hằng năm, UBND thành
phố trình HĐND thành phố phê duyệt mức vốn chi tiết cho từng dự án.
e) Đối với các dự án dự kiến khởi công mới nhưng chưa được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu
tư: Chỉ thông qua danh mục dự án đầu tư, chưa bố trí vốn đầu
tư công trung hạn chi tiết cho từng dự án. Sau khi các dự
án này được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu
tư, HĐND thành phố sẽ thông qua danh mục và mức vốn bố trí
cho từng dự án dự kiến khởi công mới trong giai đoạn 2016 - 2020 theo đúng quy định của Luật Đầu tư công tại các kỳ
họp tiếp theo.
3. Thứ tự ưu tiên
trong phân bổ vốn đầu tư công của thành phố.
Các nguồn vốn đầu tư công của thành
phố sau khi dành dự phòng 10% chưa phân bổ theo đúng quy định của Luật Đầu tư
công, thực hiện phân bổ theo thứ tự ưu tiên sau:
a) Ghi chi tiền sử dụng đất để giải
phóng mặt bằng.
b) Phân cấp cho các quận, huyện.
c) Trả các khoản nợ, các khoản phải trả đến hạn.
c) Các dự án trọng điểm, cấp bách.
đ) Các dự án đối
ứng huy động các nguồn lực khác.
đ) Các dự án phát huy tiềm năng vị thế,
vị trí của thành phố; chỉnh trang đô thị... tạo sức hấp dẫn thu hút đầu tư phát
triển kinh tế thành phố.
e) Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc
gia xây dựng nông thôn mới.
g) Bổ sung vốn cho Quỹ đầu tư và phát
triển đất (chỉ tính vốn đã bố trí năm 2017).
h) Chuẩn bị đầu tư cho các dự án khởi
công mới.
i) Bố trí cho các dự án của thành phố
theo thứ tự ưu tiên:
- Các ngành,
lĩnh vực ưu tiên bố trí vốn đầu tư công: (1) Hạ tầng đô thị; (2) Hạ tầng giao
thông đường bộ; (3) Quản lý nhà nước; (4) Hạ tầng xã hội; (5) Hạ tầng thủy lợi;
(6) Các lĩnh vực khác.
- Trong từng ngành, lĩnh vực việc bố
trí vốn cho các dự án thực hiện theo thứ tự ưu tiên sau: (1) Thanh toán nợ đọng
xây dựng cơ bản phát sinh đến ngày 31/12/2014, thu hồi các khoản ứng trước; (2)
Đối ứng cho dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước
ngoài, vốn đầu tư của nhà nước tham gia thực hiện dự án theo hình thức đối tác
công tư (PPP); (3) Các dự án chuyển tiếp từ giai đoạn 2011 - 2015 sang giai đoạn
2016 - 2020; (4) Các dự án khởi công mới trong giai đoạn 2016 - 2020; (5) Bố
trí vốn để chuẩn bị các dự án dự kiến thực hiện trong giai đoạn 2016 - 2020 có
tính đến sau năm 2020.
4. Tổng mức vốn đầu
tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 do thành phố quản lý là: 66.862,74 tỷ đồng.
Bao gồm:
a) Các nguồn vốn đầu tư công của
Trung ương là:
|
8.327,781 tỷ đồng.
|
(Các nguồn vốn này được phân bổ chi
tiết theo danh mục dự án và mức vốn được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch).
b) Các nguồn vốn đầu tư công của
thành phố là:
|
58.534,959 tỷ đồng.
|
(Chi
tiết theo Phụ lục I)
5. Phương án phân bổ
vốn đầu tư công của thành phố.
Sau khi dành dự phòng 10% (tương
đương 5.853,496 tỷ đồng) chưa phân bổ theo quy định của Luật Đầu tư công, thực
hiện phân bổ 90% (tương đương 52.681,463 tỷ đồng) như sau:
a) Ghi thu - ghi chi tiền sử dụng đất:
|
8.282,300 tỷ đồng.
|
b) Phân cấp cho các quận, huyện:
|
8.428,812 tỷ đồng.
|
c) Trả các khoản nợ, các khoản phải
trả đến hạn:
|
2.109,865 tỷ đồng.
|
d) Chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng nông thôn mới (Bố trí theo Nghị quyết số 151/2016/NQ-HĐND ngày 13/12/2016
của Hội đồng nhân dân thành phố về việc thông qua kế hoạch thực hiện Chương
trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2017 - 2020):
2.213,940 tỷ đồng.
đ) Bổ sung quỹ đầu tư và phát triển
đất Hải Phòng:
|
264,300 tỷ đồng.
|
e) Vốn chuẩn bị đầu tư:
|
120,000 tỷ đồng.
|
g) Bố trí cho các dự án của thành
phố:
|
31.262,245 tỷ đồng.
|
(Danh
mục các dự án theo các Phụ lục từ ll đến VIII)
6. Các giải pháp triển
khai thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020.
a) Xây dựng các cơ chế, chính sách
tăng nguồn thu ngân sách thành phố trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc: không làm giảm các nguồn thu quan trọng, đồng
thời bồi dưỡng, phát triển và mở rộng các nguồn thu một
cách bền vững, lâu dài; rà soát, kiểm kê tài sản thuộc sở
hữu nhà nước, bán thanh lý các tài sản sử dụng kém hiệu quả.
b) Tiếp tục cơ cấu lại chi ngân sách
nhà nước, tiết kiệm chi thường xuyên, hàng năm tăng dần tỷ
lệ chi cân đối ngân sách thành phố cho đầu tư phát triển, phấn đấu chi đầu tư đạt
tỷ lệ không thấp hơn 60% tổng chi ngân sách thành phố.
c) Tập trung cao xây dựng các dự án
hình thành chủ trương đầu tư làm cơ sở huy động các nguồn
vốn.
d) Hoàn tất các
thủ tục để tiếp tục phát hành trái phiếu chính quyền địa
phương theo Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 và Nghị định của Chính phủ về cơ
chế, chính sách đặc thù về tài chính, ngân sách đối với thành phố Hải Phòng.
đ) Tăng cường huy động các nguồn vốn
đầu tư cơ sở hạ tầng theo hình thức đối tác công tư (PPP). Rà soát, xác định và ưu tiên quỹ đất đối ứng thực hiện các dự án theo hình thức
BT. Đẩy mạnh thực hiện chủ trương xã hội hóa đối với các dịch vụ công trong
lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo, dạy nghề, văn hóa, thể thao và các dịch vụ
công ích.
e) Tiếp tục vận động, xúc tiến đầu tư
các dự án ODA, như: dự án Bệnh viện đa khoa Hải Phòng, cầu Nguyễn Trãi, Thoát
nước mưa, nước thải và quản lý chất thải rắn (giai đoạn 2) ..., để sớm hoàn thiện
các thủ tục và triển khai thực hiện.
g) Kiểm soát chặt chẽ nợ công ở mức
an toàn bền vững. Ưu tiên thanh toán nợ đầu tư đến hạn;
triển khai các dự án đầu tư phải đúng mức vốn kế hoạch được giao, không để phát
sinh nợ đọng xây dựng cơ bản. Hạn chế tối đa việc ứng trước vốn kế hoạch đầu tư
công trung hạn. Trường hợp thực sự cần thiết ứng trước, phải kiểm soát chặt chẽ đối với từng dự án, bảo đảm có nguồn thanh toán ứng trước và không vượt quá tổng vốn bố trí cho từng dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn. Quản lý chặt chẽ việc sử dụng nguồn
vốn dự phòng trong kế hoạch đầu tư công trung hạn. Khoản vốn dự phòng chung
chưa phân bổ chỉ sử dụng trong trường hợp nguồn thu ngân sách nhà nước được đảm
bảo theo kế hoạch.
h) Chỉ quyết định chủ trương đầu tư
những dự án thật sự cần thiết khi đã thẩm định, làm rõ hiệu quả của dự án, nguồn
vốn, khả năng cân đối vốn của từng dự án.
i) Nâng cao năng lực quản trị các dự
án và quản lý nhà nước về đầu tư công. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra,
giám sát việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong quản lý đầu
tư công. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao trình độ,
năng lực, tinh thần trách nhiệm của người lập, thẩm định
chủ trương đầu tư, thẩm định dự án; trang bị đủ điều kiện
về cơ sở vật chất đặc biệt là các trang thiết bị, các phần
mềm hiện đại cho công tác quản lý đầu tư công. Khẩn trương sắp xếp, kiện toàn các Ban quản lý dự án đầu tư xây
dựng của thành phố theo đúng quy định của Luật Xây dựng và các quy định liên
quan.
7. Giao UBND thành
phố:
a) Tổ chức giao và thực hiện kế hoạch
đầu tư công theo đúng mục tiêu, nguyên tắc, nội dung đã được
cấp có thẩm quyền quyết định. Thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm.
b) Tập trung chỉ đạo rà soát, sửa đổi,
hoàn thiện và ban hành các quy định quản lý đầu tư công; trên địa bàn thành phố
phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành và điều kiện cụ thể của thành
phố.
c) Tiếp tục chỉ đạo rà soát, đánh giá hiệu quả và phân loại các dự án đã được quyết định đầu
tư từ năm 2015 trở về trước, trong đó chỉ tiếp tục bố trí
vốn đầu tư công của thành phố các năm
2018 - 2020 cho một số dự án thực sự có hiệu quả, cấp thiết, các dự án còn lại
phải kiên quyết đình hoãn, không tiếp tục đầu tư, thực hiện quyết toán dự án để
bố trí vốn dứt điểm hoặc phân cấp, chuyển giao cho các quận, huyện làm chủ đầu
tư hoặc chuyển đổi hình thức đầu tư, tiếp tục đầu tư bằng
các nguồn vốn khác ngoài vốn đầu tư công của thành phố. Đồng thời, khẩn trương
hoàn tất các thủ tục thẩm định chủ trương đầu tư cho các dự
án dự kiến khởi công mới, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định. Báo
cáo Hội đồng nhân dân thành phố tại
các kỳ họp tiếp theo để xem xét, quyết định danh mục và mức vốn cân đối chi tiết từ các nguồn vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn
2016 - 2020 của thành phố cho từng dự án theo đúng quy định của Luật Đầu tư
công.
d) Phê duyệt quyết định đầu tư các
chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.
đ) Báo cáo Thường trực HĐND thành phố
cho phép giao kế hoạch vốn thực hiện các nhiệm vụ, dự án cấp bách mới phát sinh
trong quá trình triển khai nhưng phải thực hiện ngay, báo cáo HĐND thành phố tại
kỳ họp gần nhất.
e) Tổ chức thực hiện và chỉ đạo các Sở,
ban, ngành, quận, huyện và các đơn vị triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải
pháp thực hiện kế hoạch đầu từ công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020, tổ chức kiểm
tra và xử lý nghiêm các vi phạm (nếu có).
Điều 2. Thông qua danh mục các dự án dự kiến khởi công
mới, các dự án vận động ODA và các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư
(PPP) trong giai đoạn 2018 - 2020 (Chi tiết theo các Phụ lục VII, VIII, IX
và X). Giao Ủy ban nhân dân thành phố khẩn trương chỉ đạo triển khai, hoàn
tất các thủ tục chuẩn bị đầu tư, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu
tư để bố trí vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 cho các dự án này
theo đúng quy định của Luật Đầu tư công.
Điều 3. Tổ chức thực hiện.
1. Giao Thường trực HĐND thành phố, UBND
thành phố triển khai thực hiện Nghị quyết.
2. Giao Thường trực HĐND thành phố,
các Ban của HĐND, các Tổ đại biểu, các đại biểu HĐND thành
phố và đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam thành phố giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được HĐND thành phố
Hải Phòng khoá XV, Kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 13/7/2017./.
Nơi nhận:
- UBTVQH, CP;
- VP: Quốc hội, Chính phủ;
- Ban CTĐB;
- Các Bộ: KH và ĐT, TC;
- TTTU, TTHĐND, UBND TP;
- Đoàn ĐBQH tại HP;
- UBMTTQVN TP;
- Các Ban HĐND TP;
- ĐB HĐND TP khóa XV;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể TP;
- VP: TU, Đoàn ĐBQH, HĐND, UBND TP;
- Quận ủy, Huyện ủy;
- TT HĐND, UBND các quận, huyện;
- CVP, các PCVP HĐNDTP;
- Công báo TP, Báo HP, Đài PTTHHP, Cổng TTĐTTP (để đăng);
- CV HĐNDTP;
- Lưu: VT, HS kỳ họp.
|
CHỦ TỊCH
Lê Văn Thành
|