BỘ NỘI VỤ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 09/2025/TT-BNV
|
Hà Nội, ngày 18
tháng 6 năm 2025
|
THÔNG TƯ
QUY
ĐỊNH VỀ PHÂN ĐỊNH THẨM QUYỀN VÀ PHÂN CẤP THỰC HIỆN NHIỆM VỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
TRONG LĨNH VỰC NỘI VỤ
Căn cứ Luật Tổ
chức Chính phủ ngày 18 tháng 02 năm 2025;
Căn cứ Luật Tổ
chức chính quyền địa phương ngày 16 tháng 6 năm 2025;
Căn cứ Nghị định số 25/2025/NĐ-CP ngày 21 tháng 02 năm 2025 của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội
vụ;
Căn cứ Nghị định số 128/2025/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2025 của
Chính phủ quy định về phân quyền, phân cấp trong quản lý nhà nước lĩnh vực nội
vụ;
Căn cứ Nghị định số 129/2025/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2025 của
Chính phủ quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 02 cấp
trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Thông tư quy định
về phân định thẩm quyền và phân cấp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trong
lĩnh vực nội vụ.
Chương I
QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều
chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định thẩm quyền, trình tự,
thủ tục thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy
định tại các Thông tư, Thông tư liên tịch do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành, liên
tịch ban hành nhằm phân định thẩm quyền và phân cấp trong lĩnh vực nội vụ.
2. Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ
chức, người có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ phân định thẩm quyền và phân cấp
trong lĩnh vực nội vụ.
Điều 2. Về phí, lệ phí
1. Các thủ tục hành chính khi giải quyết mà
phải nộp phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí thì khi người
dân, tổ chức nộp hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính đồng thời nộp phí,
lệ phí cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
2. Mức phí, lệ phí, việc quản lý, sử dụng phí,
lệ phí thực hiện theo quy định của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính hoặc Hội
đồng nhân dân cấp tỉnh đối với phí, lệ phí tương ứng.
Chương II
QUY ĐỊNH
CỤ THỂ VỀ PHÂN ĐỊNH THẨM QUYỀN
Điều 3. Cơ sở y tế có
thẩm quyền kết luận thương tích cần điều trị, điều dưỡng để làm căn cứ xác định
thời gian điều trị, điều dưỡng để bình xét danh hiệu “Lao động tiên tiến”,
“Chiến sĩ tiên tiến”
Cá nhân tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu
hoặc có hành động dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của Nhân dân
quy định tại Thông tư số 01/2024/TT-BNV ngày
24 tháng 02 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định biện pháp thi hành Luật Thi đua, khen thưởng và Nghị định
số 98/2023/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Thi
đua, khen thướng dẫn đến bị thương tích cần điều trị, điều dưỡng theo kết
luận của Bệnh viện hoặc Trung tâm y tế khu vực trở lên thì thời gian điều trị, điều
dưỡng được tính để bình xét danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên
tiến”.
Điều 4. Thẩm quyền của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã về khen thưởng cá nhân, tập thể thuộc cơ quan
đảng, đoàn thể
Việc khen thưởng đối với cá nhân, tập thể
chuyên trách công tác đảng, đoàn thể quy định tại Thông tư số 01/2024/TT-BNV thực hiện như sau:
Cá nhân, tập thể chuyên trách công tác
đảng, đoàn thể thuộc cấp xã do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
xã khen thưởng hoặc trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khen
thưởng hoặc trình cấp trên khen thưởng.
Điều 5. Khen thưởng
trong Hội đồng nhân dân cấp xã
Việc khen thưởng trong Hội đồng
nhân dân cấp xã quy định tại Thông tư số 01/2024/TT-BNV thực hiện như sau:
Việc khen thưởng đối với Chủ tịch,
Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân,
đại biểu Hội đồng nhân dân chuyên trách, đại biểu Hội đồng nhân
dân hoạt động kiêm nhiệm được thực hiện theo nguyên tắc cấp
nào quản lý về tổ chức, cán bộ, quỹ lương thì cấp đó có
trách nhiệm xét, khen thưởng và đề nghị cấp trên khen thưởng.
Điều 6. Thẩm quyền của
Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh (hoặc đơn vị quản lý cũ) về xác nhận giấy tờ
xét khen thưởng thành tích kháng chiến chống Mỹ
Việc khen thưởng thành tích kháng chiến chống
Mỹ quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư số 02/2024/TT-BNV
ngày 12 tháng 6 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định biện pháp thi
hành Nghị định số 28/2024/NĐ-CP ngày 06 tháng
3 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục xét tặng, truy
tặng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang” và việc khen thưởng tổng kết
thành tích kháng chiến thực hiện như sau:
Đối với đề nghị khen thưởng của quân nhân phục
viên, xuất ngũ phải có quyết định phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành; trong
trường hợp đã mất giấy tờ thì có thể lấy giấy xác nhận của Bộ Chỉ huy quân
sự cấp tỉnh (hoặc đơn vị quản lý cũ) về quá trình tại ngũ trong đó ghi rõ căn
cứ vào tài liệu nào, quyển sổ bao nhiêu, số thứ tự trong danh sách; ngày nhập
ngũ, ngày xuất ngũ, thời gian tham gia chiến trường B, C, K (nếu có) và ngày,
tháng, năm được biên chế vào đơn vị hoặc đăng ký quân dự bị tại Bộ Chỉ huy quân
sự cấp tỉnh, kèm theo bản sao danh sách có tên của người được xác nhận
(bản sao có dấu của Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh hoặc đơn vị quản lý cũ).
Điều 7. Hồ sơ, thủ
tục hỗ trợ chi phí y tế và thu nhập thực tế bị mất hoặc bị
giảm sút, nguồn kinh phí
Thủ tục hỗ trợ chi phí y tế và thu
nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút, nguồn kinh phí quy định
tại khoản 1, 2 Điều 5 Thông tư liên
tịch số 02/2013/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-BYT ngày
09 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Y tế hướng
dẫn quy trình, thủ tục, hồ sơ, mức hỗ trợ người đang trực tiếp
tham gia hoạt động chữ thập đỏ bị tai nạn dẫn đến thiệt hại về sức
khỏe thực hiện như sau:
1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ
ngày người bị tai nạn đã được cứu chữa, phục hồi sức khỏe và
chức năng bị mất hoặc giảm sút, Hội Chữ thập đỏ quản lý người
bị tai nạn lập 01 bộ hồ sơ gửi Phòng Văn hóa - Xã
hội thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã cùng địa bàn để thẩm
định.
Hồ sơ do Hội Chữ thập đỏ lập, gồm:
a) Công văn đề nghị thẩm định của Hội Chữ thập
đỏ (bản chính);
b) Biên bản xác nhận tình trạng của người bị
tai nạn do Hội Chữ thập đỏ lập có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy
ra tai nạn hoặc cơ quan công an nơi xảy ra tai nạn (bản chính hoặc bản sao có
chứng thực nếu gửi qua đường bưu điện, bản sao và bản chính để đối chiếu nếu
gửi trực tiếp);
c) Giấy ra viện, hóa đơn thanh toán chi phí
khám bệnh, chữa bệnh và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế
chi trả với người lao động tham gia bảo hiểm y tế (bản chính hoặc bản sao có
chứng thực nếu gửi qua đường bưu điện, bản sao và bản chính để đối chiếu nếu
gửi trực tiếp);
d) Văn bản, giấy tờ hợp lệ về thu nhập thực tế
theo tiền lương, tiền công hằng tháng của người bị tai nạn có xác
nhận của tổ chức hoặc cá nhân sử dụng người lao động để cơ quan nhà nước có
thẩm quyền xác định thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút (bản chính hoặc bản
sao có chứng thực nếu gửi qua đường bưu điện, bản sao và bản chính để đối chiếu
nếu gửi trực tiếp), gồm: Hợp đồng lao động, quyết định nâng lương của tổ chức
hoặc cá nhân sử dụng người lao động hoặc bản kê có thu nhập thực tế của người
bị tai nạn và các giấy tờ chứng minh thu nhập thực tế hợp pháp khác (nếu có).
2. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này, Phòng Văn hóa -
Xã hội thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với cơ quan bảo
hiểm xã hội, cơ quan có liên quan thẩm định và có văn bản trả lời
Hội Chữ thập đỏ.
3. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận
được văn bản thẩm định của Phòng Văn hóa - Xã hội thuộc Ủy ban
nhân dân cấp xã, Hội Chữ thập đỏ xem xét, chi trả chi phí. Trường hợp
không đồng ý, có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
Điều 8. Nhiệm vụ, quyền
hạn của Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Công tác người
cao tuổi cấp tỉnh quy định tại điểm a khoản 1 Điều 1; điểm
b, d khoản 1 Điều 2 Thông tư số 08/2014/TT-BNV ngày 19 tháng 9 năm 2014 của
Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định về Ban Công tác người cao tuổi tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương và Ban Công tác người cao tuổi huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh thực hiện như sau:
1. Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh là
tổ chức phối hợp liên ngành giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ
đạo, phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy
ban nhân dân cấp xã, tổ chức có liên quan trong việc giải quyết những vấn đề về
cơ chế, chính sách để thực hiện công tác về người cao tuổi.
2. Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ
đạo, phối hợp hoạt động giữa các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp xã, tổ
chức có liên quan trong việc xây dựng kế hoạch, thực hiện công tác người cao
tuổi và Chương trình hành động Quốc gia về người cao tuổi từng giai đoạn.
3. Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh đôn đốc, kiểm tra, đánh giá hoạt động của các sở, ngành, Ủy
ban nhân dân cấp xã, tổ chức có liên quan việc thực hiện quy định của pháp
luật và các chính sách hỗ trợ người cao tuổi. Sơ kết, tổng kết và định kỳ báo
cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban Quốc gia
người cao tuổi Việt Nam tình hình thực hiện công tác chăm sóc và phát huy vai
trò người cao tuổi.
Điều 9. Thẩm quyền của
Sở Nội vụ, Ủy ban nhân dân cấp xã về xây dựng cơ sở dữ liệu đối với
người lao động
Việc xây dựng cơ sở dữ liệu về
người lao động quy định tại Điều 12 Thông tư số
11/2022/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 6 năm 2022 của
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số nội
dung thực hiện hỗ trợ việc làm bền vững thuộc Chương trình mục
tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 thực hiện như
sau:
1. Sở Nội vụ tham mưu, giúp Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện những việc sau:
a) Xây dựng kế hoạch tổ chức thu thập, cập
nhật, chỉnh sửa, tổng hợp thông tin về người lao động của địa phương;
b) Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã tổ
chức thực hiện việc thu thập, cập nhật, chỉnh sửa thông tin về người lao động
cư trú trên địa bàn quản lý;
c) Tổng hợp, đồng bộ cơ sở dữ liệu về
người lao động theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ để xây dựng cơ sở dữ liệu
về người lao động trong phạm vi cả nước.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ vào nguồn
lực, hướng dẫn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Sở Nội vụ để
thực hiện:
a) Lập kế hoạch và tổ chức thu thập, cập nhật,
chỉnh sửa thông tin về người lao động cư trú trên địa bàn quản lý; xử lý các
vấn đề phát sinh;
b) Thiết lập cơ chế đối soát, cập nhật, chia sẻ
dữ liệu người lao động thu thập với dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ
liệu khác là cơ sở để xác thực hoàn thiện và cung cấp sổ lao động điện tử của
người lao động.
3. Mẫu biểu thu thập thông tin người lao
động từ 15 tuổi trở lên đang cư trú tại địa bàn được quy định tại Mẫu số
01 Phụ lục I kèm theo Thông tư này.
Điều 10. Nhiệm vụ của
Ủy ban nhân dân cấp xã về báo cáo thực hiện chính sách việc làm công
Việc báo cáo thực hiện chính sách việc làm công
quy định tại Điều 7 Thông tư số 11/2017/TT-BLĐTBXH ngày
20 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều
của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng
7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và quỹ quốc
gia về việc làm về chính sách việc làm công thực hiện như sau:
Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo kết quả thực
hiện các dự án, hoạt động thực hiện chính sách việc làm công do Ủy ban nhân dân
cấp xã là chủ đầu tư theo Mẫu số 02 Phụ lục I kèm theo
Thông tư này gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông qua Sở Nội vụ trước
ngày 05 tháng 12 hằng năm.
Điều 11. Thủ
tục thực hiện chế độ đối với quân nhân, cán bộ đi chiến trường B, C,
K trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước không có thân nhân phải trực tiếp nuôi dưỡng
và quân nhân, cán bộ được Đảng cử ở lại miền Nam hoạt động sau Hiệp
định Giơnevơ năm 1954
Thủ tục thực hiện chế độ đối với quân
nhân, cán bộ đi chiến trường B, C, K trong thời kỳ chống Mỹ
cứu nước quy định tại Mục III Thông tư liên tịch số 17/1999/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BTCCBCP
của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Trưởng Ban Tổ
chức cán bộ Chính phủ hướng dẫn thi hành Nghị định số 23/1999/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 1999 của Chính
phủ về chế độ đối với quân nhân, cán bộ đi chiến trường B, C, K trong
thời kỳ chống Mỹ cứu nước không có thân nhân phải trực tiếp nuôi dưỡng và quân
nhân, cán bộ được Đảng cử ở lại miền nam hoạt động sau Hiệp định Giơnevơ
năm 1954 thực hiện như sau:
1. Trách nhiệm của đối tượng và cơ quan quản lý
hồ sơ, lý lịch:
a) Đối tượng được hưởng làm bản khai
theo Mẫu số 03 Phụ lục I kèm theo Thông tư này. Bản kê khai phải có
sự chứng nhận của cơ quan nơi người đó công tác nếu còn đang làm việc hoặc
chứng nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nơi cư trú đối với đối tượng còn lại.
Sau đó đối tượng nộp bản khai cá nhân cho các cơ quan tiếp nhận theo quy định
sau:
- Đối với cán bộ, sĩ quan thuộc lực lượng vũ
trang: nếu đang làm việc thì nộp cho đơn vị đang công tác; nếu là quân nhân đã
nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, nghỉ bệnh binh, tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp, xuất ngũ, chuyển ngành thì nộp cho Ban Chỉ huy quân sự cấp xã; nếu là
Công an nhân dân đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, nghỉ bệnh binh, tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp, xuất ngũ, chuyển ngành thì nộp cho Công an cấp xã;
- Đối với cán bộ dân, chính, đảng (đang làm
việc hoặc đã nghỉ) thì nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã.
b) Đối với cơ quan quản lý hồ sơ, lý lịch có
trách nhiệm trích sao và xác nhận theo quy định dưới đây về thời gian chiến
đấu, công tác ở chiến trường B, C, K của đối tượng ở một trong các hồ sơ, lý
lịch: cán bộ, đảng viên, quân nhân hoặc hưu trí, mất sức:
- Đối với đối tượng đang làm việc trong lực
lượng vũ trang, cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước thì thủ trưởng cơ quan, đơn vị,
doanh nghiệp nơi đối tượng đang làm việc căn cứ hồ sơ, lý lịch quản lý có trách
nhiệm trích sao và xác nhận cho đối tượng theo quy định;
- Đối với đối tượng đang làm việc ở ngoài khu
vực Nhà nước, đối tượng đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, bệnh binh, tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp, xuất ngũ thì Ủy ban nhân dân cấp xã đề nghị cơ quan
quản lý hồ sơ cấp xã trích sao và xác nhận cho đối tượng;
Riêng đối với người đã từ trần hoặc hy sinh thì
đại diện thân nhân có trách nhiệm làm các thủ tục, hồ sơ như ở điểm a, b khoản
1 Điều 11 Thông tư này và tờ khai theo Mẫu số 04 Phụ lục I kèm theo Thông
tư này.
2. Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị tiếp nhận hồ
sơ, xét duyệt và chi trả chế độ 01 lần:
a) Đối với đơn vị lực lượng vũ trang:
- Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, Công an cấp xã có
trách nhiệm tiếp nhận, tập hợp tờ khai, trích sao hồ sơ, lý lịch về thời gian
chiến đấu, công tác cho đối tượng (nếu quản lý hồ sơ, lý lịch) và gửi về Bộ Chỉ
huy quân sự cấp tỉnh, Công an cấp tỉnh;
- Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Công an cấp tỉnh
căn cứ hồ sơ lưu trữ có trách nhiệm xét duyệt đối tượng được hưởng chế độ trong
phạm vi quản lý. Đồng thời tập hợp lập danh sách kèm theo tờ khai cá nhân, bản
trích sao lý lịch gửi lên Bộ Quốc phòng, nếu là Quân đội và Bộ Công an, nếu là
Công an;
- Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm
duyệt đối tượng được hưởng chế độ trong phạm vi quản lý, đồng thời tập hợp,
kiểm tra, xác nhận và lập dự toán gửi Bộ Tài chính để xét cấp kinh phí. Căn cứ
vào đề nghị của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an, Bộ Tài chính sẽ cấp bằng hạn mức
kinh phí hoặc lệnh chi tiền cho Bộ Quốc phòng và Bộ Công an thực hiện chi trả
theo đối tượng và quyết toán theo quy định hiện hành.
b) Đối với cơ quan dân, chính, đảng:
- Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tiếp
nhận tờ khai cá nhân, đề nghị cơ quan quản lý hồ sơ, lý lịch cấp xã trích sao
lý lịch cho đối tượng và tập hợp danh sách gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các
cơ quan có liên quan xét duyệt đối tượng được hưởng chế độ trong phạm vi quản
lý, tập hợp, xác nhận và lập dự toán gửi Bộ Tài chính để xét cấp kinh phí. Căn
cứ đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tài chính cấp kinh phí theo quy
định;
- Đối với đối tượng thuộc diện Trung ương quản
lý, căn cứ hồ sơ lưu trữ, đề nghị Ban Tổ chức Trung ương xét duyệt đối tượng
được hưởng đồng thời tập hợp, xác nhận, lập dự toán và có công văn gửi về Bộ
Tài chính để xét cấp kinh phí. Căn cứ vào danh sách xét duyệt của Ban Tổ chức
Trung ương, Bộ Tài chính cấp bằng hạn mức kinh phí hoặc lệnh chi tiền cho các
Bộ, Ban, ngành để chi trả cho đối tượng và quyết toán theo quy định hiện hành.
c) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, các Bộ, Ban,
ngành, đoàn thể ở Trung ương và các địa phương tiến hành tổ chức giám sát việc
chi trả theo đúng đối tượng, mức hưởng và quyết toán kinh phí theo quy định
hiện hành.
Bộ Tài chính chỉ cấp kinh phí đợt tiếp theo cho
những đơn vị đã có báo cáo quyết toán kinh phí được cấp của một đợt trước đó.
d) Đối với những người hy sinh hoặc từ trần thì
chế độ được cấp cho đại diện thân nhân chủ yếu (có ủy quyền của các thân nhân
khác) của đối tượng gồm: bố đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi hợp
pháp.
Điều 12. Hồ sơ xét
hưởng chế độ trợ cấp đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong
kháng chiến
Hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp đối với thanh
niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch số 08/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC ngày
16 tháng 4 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội, Bộ Nội
vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ trợ cấp đối với thanh niên xung
phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến theo Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2011 của Thủ
tướng Chính phủ, được sửa đổi bổ sung tại Thông tư số 08/2023/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 8 năm 2023 của
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội, bao gồm:
1. Một trong các giấy tờ sau đây chứng
minh là thanh niên xung phong (là bản chính hoặc bản sao có chứng thực của Ủy
ban nhân dân cấp xã):
a) Lý lịch cán bộ hoặc lý lịch đảng viên khai
trước ngày 29 tháng 04 năm 1999;
b) Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp trước
khi thanh niên xung phong trở về địa phương như: Giấy chứng nhận hoàn thành
nhiệm vụ của đơn vị quản lý thanh niên xung phong; Giấy chuyển thương, chuyển
viện, phiếu sức khoẻ; Giấy khen trong thời gian tham gia lực lượng thanh
niên xung phong; Giấy chứng nhận tham gia thanh niên xung phong; Giấy điều động
công tác, bổ nhiệm, giao nhiệm vụ;
c) Trường hợp thanh niên xung phong không còn
một trong các giấy tờ quy định tại điểm a và b khoản này thì phải nộp bản khai
có chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú trước
khi tham gia thanh niên xung phong (bản chính). Ủy ban nhân dân cấp xã có trách
nhiệm xác nhận bản khai đối với đối tượng là người địa phương đi thanh
niên xung phong nhưng hiện đang đăng ký thường trú ở địa phương khác (nội dung
xác nhận theo Mẫu số 08 Phụ lục I kèm theo Thông tư này).
2. Bản khai cá nhân, cụ thể:
a) Trường hợp thanh niên xung phong còn sống,
lập đề nghị hưởng trợ cấp một lần theo Mẫu số 05 Phụ lục I kèm theo Thông
tư này;
b) Trường hợp thanh niên xung phong đã từ trần
thì thân nhân thanh niên xung phong lập theo Mẫu số 06 Phụ lục I kèm theo Thông
tư này;
c) Trường hợp đề nghị hưởng trợ cấp hằng tháng
thì lập theo Mẫu số 07 Phụ lục I kèm theo Thông tư này.
3. Đối với đối tượng đủ điều kiện hưởng chế độ
trợ cấp hằng tháng, ngoài các giấy tờ quy định tại khoản 1, 2 Điều này phải có
giấy chứng nhận sức khỏe của Bệnh viện hoặc Trung tâm y tế khu vực trở lên (bản
chính).
Điều 13. Thẩm
quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và trình tự, thời
hạn giải quyết chế độ trợ cấp cho thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ
trong kháng chiến
Việc giải quyết chế độ trợ cấp cho thanh
niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến quy
định tại Điều 5 Thông tư liên tịch số 08/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC thực
hiện như sau:
1. Đối tượng thanh niên xung phong hoặc thân
nhân của thanh niên xung phong (trường hợp thanh niên xung phong đã từ trần)
nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 12 Thông tư này cho
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký thường trú.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định (theo từng đợt), Ủy ban nhân dân cấp xã
có trách nhiệm:
a) Tổ chức hội nghị và lập biên bản xác nhận hồ
sơ xét hưởng chế độ trợ cấp theo Mẫu số 08 Phụ lục I kèm theo Thông
tư này. Thành phần hội nghị gồm đại diện lãnh đạo cấp xã (Ủy ban nhân dân, Đảng
ủy, Mặt trận Tổ quốc, Hội cựu thanh niên xung phong hoặc Ban liên lạc cựu thanh
niên xung phong), Trưởng thôn có đối tượng thanh niên xung phong đề nghị giải
quyết chế độ trợ cấp;
b) Tổng hợp hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp đối
với thanh niên xung phong báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông qua Sở Nội vụ.
3. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ
hồ sơ theo quy định (theo từng đợt), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Hoàn thành xét duyệt, thẩm định, tổng hợp,
ra quyết định hưởng chế độ trợ cấp theo Mẫu số 09, Mẫu số 10, Mẫu số 11, kèm
theo biểu tổng hợp danh sách thanh niên xung phong đề nghị hưởng chế độ trợ cấp
lập theo Mẫu số 12, Mẫu số 13, Mẫu số 14 Phụ lục I kèm theo Thông tư này;
Đối với trường hợp thanh niên xung phong không
còn một trong các giấy tờ chứng minh quy định tại điểm a, b khoản
1 Điều 12 Thông tư này, tổng hợp, chuyển danh sách đối tượng đến Hội cựu
thanh niên xung phong cấp tỉnh để kiểm tra, xác nhận, tham gia ý kiến trước khi
quyết định.
b) Hoàn thành việc tổng hợp danh sách đối tượng
được hưởng trợ cấp một lần theo Mẫu số 15 Phụ lục I kèm theo Thông tư này sau
khi có Quyết định về giải quyết chế độ trợ cấp đối với thanh niên xung phong
(theo từng đợt), kèm theo công văn đề nghị bổ sung dự toán chi chế độ trợ cấp
một lần, gửi 02 bản về Bộ Nội vụ. Đồng thời, tổ chức thực hiện việc chi trả chế
độ trợ cấp hằng tháng cho các đối tượng được hưởng theo quy định hiện hành;
c) Lưu giữ hồ sơ đối tượng được hưởng chế độ
trợ cấp theo quy định.
Điều 14. Thẩm quyền,
trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã về giải quyết trợ cấp một lần đối với
người được cử làm chuyên gia sang giúp Lào và Campuchia theo Quyết định số 57/2013/QĐ-TTg ngày 14
tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về trợ cấp một lần đối với người được
cử làm chuyên gia sang giúp Lào và Campuchia
Thẩm quyền, trách nhiệm của Ủy ban nhân
dân cấp xã tại Điều 4 Thông tư liên tịch số 17/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC
ngày 01 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ
Tài chính hướng dẫn thực hiện trợ cấp một lần đối với người được cử làm chuyên
gia sang giúp Lào và Campuchia theo Quyết định số 57/2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2013 của
Thủ tướng Chính phủ thực hiện như sau:
1. Hướng dẫn người hưởng trợ cấp hoặc thân
nhân người hưởng trợ cấp lập hồ sơ theo quy định.
2. Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ; chuyển
trả hồ sơ không hợp lệ cho người nộp hồ sơ hoàn thiện.
3. Hằng tháng tiếp nhận hồ sơ hợp lệ của
người hưởng trợ cấp hoặc thân nhân người hưởng trợ cấp có đăng ký thường
trú tại địa phương; tổng hợp, lập danh sách đề nghị người hưởng trợ cấp
theo Mẫu số 16 Phụ lục I kèm theo Thông tư này xong trước ngày
10 hằng tháng.
4. Công khai danh sách người hưởng trợ cấp
trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tổng hợp xong danh sách đề nghị người hưởng
trợ cấp; tiếp nhận ý kiến có liên quan đến người hưởng trợ cấp hoặc thân nhân
người hưởng trợ cấp trong thời gian công khai danh sách; thông báo lại nội dung
ý kiến phản ánh liên quan cho người hưởng trợ cấp hoặc thân nhân người hưởng
trợ cấp; tổng hợp ý kiến báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
5. Gửi danh sách kèm theo hồ sơ của người hưởng
trợ cấp về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông qua Sở Nội vụ trong thời hạn 05 ngày
làm việc kể từ ngày hết hạn công khai danh sách đề nghị người hưởng trợ cấp.
Điều 15. Thủ tục
xác nhận và giải quyết chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân
Thủ tục xác nhận và giải quyết chế độ ưu đãi
người có công với cách mạng và thân nhân tại Điều 26 Thông tư
số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện
chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân thực hiện như sau:
1. Người mắc bệnh hoặc thân nhân làm đơn đề
nghị giải quyết chế độ kèm theo các giấy tờ sau gửi Ủy ban nhân dân cấp
xã:
a) Một trong các giấy tờ sau:
Phiếu chuyển thương, chuyển viện; bản sao lý
lịch đảng viên, lý lịch quân nhân, lý lịch công an nhân dân có ghi đầy đủ quá
trình công tác;
Giấy xác nhận hoạt động tại địa bàn có điều
kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm
quyền cấp căn cứ vào hồ sơ, lý lịch và địa bàn hoạt động;
Quyết định giao đi làm nghĩa vụ quốc tế do Thủ
trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp;
Trường hợp sau khi xuất ngũ mà bệnh cũ tái phát
dẫn đến tâm thần làm mất năng lực hành vi thì căn cứ xác nhận của cơ quan có
thẩm quyền theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
b) Các giấy tờ được cấp trong thời gian tại ngũ
có ghi mắc bệnh kèm bệnh án điều trị tâm thần do bệnh cũ tái phát của bệnh viện
cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên.
Trường hợp sau khi xuất ngũ mà bệnh cũ tái phát
dẫn đến tâm thần làm mất năng lực hành vi thì căn cứ vào bệnh án điều trị của
bệnh viện cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên.
c) Quyết định phục viên hoặc quyết định xuất
ngũ.
Trường hợp không còn quyết định thì phải có
giấy xác nhận của Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh hoặc cơ quan có thẩm quyền theo
quy định của Bộ Công an.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian
15 ngày kể từ ngày nhận đơn có trách nhiệm xác minh, lập biên bản đề nghị xác
nhận bệnh binh kèm giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này gửi
Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh hoặc cơ quan có thẩm quyền theo quy
định của Bộ Công an.
3. Bộ Chỉ huy quân sự cấp
tỉnh hoặc cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Bộ Công an trong thời
gian 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ quy định tại khoản 2 Điều này,
có trách nhiệm kiểm tra, cấp giấy xác nhận về thời gian phục vụ trong quân đội,
công an (trong trường hợp không còn quyết định phục viên hoặc xuất ngũ); chuyển
các giấy tờ đến cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bệnh tật theo
quy định của Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an.
4. Cơ quan, đơn vị có thẩm quyền theo quy
định của Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận bệnh
tật và giới thiệu ra Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền.
5. Cơ quan có thẩm quyền của Bộ Quốc
phòng hoặc Bộ Công an căn cứ biên bản kết luận của Hội đồng giám định y khoa để
ra quyết định cấp giấy chứng nhận bệnh binh và trợ cấp, phụ cấp; chuyển Sở
Nội vụ nơi bệnh binh cư trú để thực hiện chế độ ưu đãi.
Chương III
QUY ĐỊNH
CỤ THỂ VỀ PHÂN CẤP
Điều 16. Phân cấp Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa
có khả năng mất an toàn khi nhập khẩu
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ
chức tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa
nhập khẩu đối với sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn theo Danh
mục tại Phụ lục II kèm theo Thông tư này.
2. Việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng
hóa nhập khẩu được thực hiện theo quy định tại khoản 2b Điều 7
Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều của Luật Chất lượng sản
phẩm, hàng hóa được bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số
74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng
12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Điều 17. Thực hiện
nhiệm vụ nhận và ban hành văn bản chấp thuận chuẩn bị nguồn lao động cho doanh
nghiệp dịch vụ
Thành phần hồ sơ chuẩn bị nguồn lao động của
doanh nghiệp dịch vụ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 và điểm
1 Mục 3 Phụ lục II của Nghị định số 128/2025/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2025
của Chính phủ quy định về phân quyền, phân cấp trong quản lý nhà nước lĩnh vực
nội vụ hướng dẫn cụ thể như sau:
1. Văn bản chuẩn bị nguồn lao động theo Mẫu số
17 Phụ lục I kèm theo Thông tư này.
2. Bản sao văn bản đề nghị của bên nước ngoài
tiếp nhận lao động hoặc thỏa thuận hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam với bên
nước ngoài tiếp nhận lao động kèm theo bản dịch tiếng Việt; gồm những nội dung
sau:
a) Số lượng lao động mà doanh nghiệp Việt Nam
cần chuẩn bị, ngành nghề, giới tính người lao động;
b) Yêu cầu về trình độ, kỹ năng nghề, ngoại ngữ
của người lao động;
c) Thông tin cơ bản về việc làm ở nước ngoài
(nơi làm việc, mức lương, thời hạn hợp đồng lao động);
d) Thời gian dự kiến tuyển chọn.
3. Tài liệu chứng minh được cơ quan chức năng
nước cho phép tuyển dụng lao động nước ngoài đối với bên nước ngoài lần đầu hợp
tác với doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam:
a) Trường hợp bên nước ngoài là người sử dụng
lao động, tài liệu chứng minh bao gồm:
01 bản sao giấy phép kinh doanh hoặc giấy tờ
khác tương đương do cơ quan chức năng cấp cho người sử dụng lao động thể hiện
lĩnh vực kinh doanh phù hợp với ngành, nghề công việc tuyển dụng lao động nước
ngoài, kèm bản dịch tiếng Việt;
Đối với nước có quy định về điều kiện tiếp nhận
lao động nước ngoài thì cung cấp 01 bản sao tài liệu thể hiện người sử dụng lao
động đáp ứng quy định này, kèm bản dịch tiếng Việt.
b) Trường hợp bên nước ngoài là tổ chức dịch vụ
việc làm, tài liệu chứng minh bao gồm:
01 bản sao giấy phép kinh doanh hoặc giấy tờ
khác tương đương do cơ quan chức năng cấp hoặc xác nhận cho tổ chức dịch vụ
việc làm thể hiện ngành, nghề kinh doanh bao gồm dịch vụ việc làm, kèm bản dịch
tiếng Việt;
01 bản sao thỏa thuận hợp tác giữa tổ chức dịch
vụ với người sử dụng lao động về việc tuyển dụng lao động Việt Nam hoặc văn bản
của người sử dụng lao động đề nghị tổ chức dịch vụ việc làm chuẩn bị nguồn hoặc
tuyển dụng lao động Việt Nam, kèm bản dịch tiếng Việt;
Tài liệu chứng minh đối với người sử dụng lao
động quy định tại điểm a khoản này.
4. Phương án chuẩn bị nguồn lao động bao gồm
các nội dung sau:
a) Số lượng lao động dự kiến (tối đa bằng số
lượng nêu tại điểm a khoản 2 Điều này); ngành nghề; giới tính; trình độ, kỹ
năng nghề và ngoại ngữ của người lao động;
b) Phương thức chuẩn bị nguồn:
Sơ tuyển (nếu có): Thời gian bắt đầu sơ tuyển,
địa điểm sơ tuyển;
Dự kiến bồi dưỡng kỹ năng nghề (nếu có): Thời
gian (thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc), địa điểm, hình thức bồi dưỡng
(trực tiếp/liên kết);
Dự kiến bồi dưỡng ngoại ngữ (nếu có): Thời gian
(thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc), địa điểm, hình thức bồi dưỡng (trực
tiếp/liên kết).
5. Văn bản cam kết của doanh nghiệp dịch vụ về
việc ưu tiên tuyển chọn người lao động đã tham gia hoạt động chuẩn bị nguồn lao
động.
Chương IV
TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
Điều 18. Điều khoản thi
hành
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7
năm 2025.
2. Đối với các hồ sơ đã được cơ quan, đơn vị,
tổ chức, cá nhân triển khai thực hiện trước ngày Thông tư này có hiệu lực và
thuộc phạm vi điều chỉnh tại Điều 1 Thông tư này thì tiếp
tục thực hiện theo quy định tại văn bản quy phạm pháp luật liên quan về phân
cấp, phân quyền trước đó cho đến khi nhiệm vụ, công việc được hoàn thành.
3. Đối với những nhiệm vụ, thẩm quyền có thủ
tục hành chính, cơ quan, tổ chức, người tiếp nhận nhiệm vụ, thẩm quyền thực
hiện thủ tục hành chính như đối với thủ tục hành chính hiện hành, trừ trường
hợp được quy định cụ thể tại Thông tư này. Trên cơ sở thủ tục hành chính hiện
hành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể quy định cụ thể phù hợp với tình hình địa
phương, bảo đảm không làm tăng thêm thủ tục thành phần hồ sơ, thời hạn, chi phí
giải quyết thủ tục hành chính.
4. Thay thế cụm từ “Ủy ban nhân dân cấp huyện”
bằng cụm từ “Ủy ban nhân dân cấp xã” tại điểm a, b khoản 4 Điều
4 Thông tư số 17/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC.
5. Bãi bỏ một số nội dung của các Thông tư,
Thông tư liên tịch sau:
a) Khoản 2, 3 Điều 7 Thông tư
số 11/2017/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015
của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và quỹ quốc gia về
việc làm về chính sách việc làm công;
b) Điều 4, 5 Thông tư liên tịch
số 08/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC ngày 16 tháng 04 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện
chế độ trợ cấp đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng
chiến theo Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg ngày
27 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ;
c) Khoản 2, 3 Điều 4 Thông tư
liên tịch số 17/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 01 tháng 8 năm 2014 của Bộ
trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện
trợ cấp một lần đối với người được cử làm chuyên gia sang giúp Lào và Campuchia
theo Quyết định số 57/2013/QĐ-TTg ngày
14 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ;
d) Khoản 6 Điều 12 Thông tư
số 11/2022/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số nội dung thực hiện hỗ trợ việc làm bền
vững thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn
2021-2025;
đ) Mẫu số 05, Mẫu số 06, Mẫu số 07, Mẫu số 08,
Mẫu số 09, Mẫu số 10, Mẫu số 11, Mẫu số 12, Mẫu số 13, Mẫu số 14, Mẫu số 15 Phụ
lục I của Thông tư số 08/2023/TT-BLĐTBXH
ngày 29 tháng 8 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa
đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của các Thông tư, Thông tư liên tịch có quy
định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu giấy, sổ tạm trú giấy hoặc
giấy tờ có yêu cầu xác nhận nơi cư trú khi thực hiện thủ tục hành chính thuộc
lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
e) Điều 3 Thông tư số 21/2021/TT-BLĐTBXH
ngày 15 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy
định chi tiết một số điều của Luật Người lao động
Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
g) Khoản 1 Điều 1 Thông tư số
02/2024/TT-BLĐTBXH ngày 23 tháng 02 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2021/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 12 năm
2021 của Bộ trưởng Bộ lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết một số
điều của Luật người lao động Việt Nam đi làm
việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Điểm a khoản 1, khoản 2 Điều
1; điểm b, d khoản 1, khoản 2 Điều 2; khoản 2 Điều 3, khoản 2 Điều 4 Thông tư
số 08/2014/TT-BNV ngày 19 tháng 09 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định
về Ban công tác người cao tuổi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Ban
công tác người cao tuổi huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
i) Điểm a khoản 5 Điều 1;
điểm c khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 6 Thông tư số 01/2024/TT-BNV ngày 24
tháng 02 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định biện pháp thi hành Luật Thi đua, khen thưởng và Nghị định
số 98/2023/NĐ-CP ngày 31 tháng 12
năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng;
k) Khoản 2 Điều 4 Thông tư
số 02/2024/TT-BNV ngày 12 tháng 6 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ
quy định biện pháp thi hành Nghị định quy định chi tiết trình tự, thủ tục xét
tặng, truy tặng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang” và việc khen thưởng
tổng kết thành tích kháng chiến;
l) Khoản 1, 2 Điều 5 Thông tư
liên tịch số 02/2013/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-BYT ngày 09 tháng 7 năm 2013
của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ
Y tế hướng dẫn quy trình, thủ tục, hồ sơ, mức hỗ trợ người đang
trực tiếp tham gia hoạt động chữ thập đỏ bị tai nạn dẫn đến thiệt
hại về sức khỏe;
m) Khoản 1, 2 Mục III Thông tư
liên tịch số 17/1999/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BTCCBCP của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Trưởng Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ hướng dẫn thi
hành Nghị định số 23/1999/NĐ-CP ngày 15
tháng 4 năm 1999 của Chính phủ về chế độ đối với quân nhân, cán bộ đi chiến
trường B, C, K trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước không có thân nhân phải trực
tiếp nuôi dưỡng và quân nhân, cán bộ được Đảng cử ở lại miền nam hoạt động sau Hiệp
định Giơnevơ năm 1954;
n) Điều 26 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH
ngày 15 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có
công với cách mạng và thân nhân.
Điều 19. Điều khoản
chuyển tiếp và trách nhiệm thi hành
1. Điều khoản chuyển tiếp
a) Đối với các hồ sơ đã nộp trước ngày Thông tư
này có hiệu lực, cơ quan tiếp nhận hồ sơ tiếp tục giải quyết theo các quy định
hiện hành cho đến khi kết thúc thủ tục hành chính;
b) Trường hợp điều kiện thực hiện nhiệm vụ quy
định tại Điều 16 Thông tư này tại địa phương chưa bảo đảm
được thì Bộ Nội vụ (Cục Việc làm) tiếp tục thực hiện trách nhiệm tiếp nhận, xử
lý hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu theo đề nghị
của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa đến hết
ngày 31 tháng 12 năm 2025.
2. Trách nhiệm thi hành
a) Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ
đạo các cơ quan chức năng có liên quan kiểm tra, thực hiện Thông tư này;
b) Trường hợp phát sinh vướng mắc trong quá
trình thực hiện, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan có trách nhiệm
phản ánh về Bộ Nội vụ để xem xét, hướng dẫn theo quy định của pháp luật./.
Nơi nhận:
-
Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng TW Đảng và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- Cục kiểm tra văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính, Bộ Tư pháp;
- Công báo; Cổng Thông tin điện tử của Chính phủ; Cổng thông tin điện tử của
Bộ Nội vụ;
- Bộ Nội vụ: Bộ trưởng, các Thứ trưởng; các đơn vị thuộc Bộ Nội vụ;
- Lưu: VT, VPC.
|
BỘ TRƯỞNG
Phạm Thị Thanh Trà
|
PHỤ LỤC I
DANH
MỤC CÁC BIỂU MẪU
(Kèm theo Thông tư số 09/2025/TT-BNV ngày 18/6/2025 của Bộ trưởng Bộ
Nội vụ)
Mẫu số 01
|
Phiếu thông tin về người lao động (Thu thập
thông tin người lao động từ 15 tuổi trở lên đang cư trú tại địa bàn)
|
Mẫu số 02
|
Mẫu báo cáo kết quả thực hiện các dự án, hoạt
động thực hiện chính sách việc làm công
|
Mẫu số 03
|
Mẫu tờ khai cá nhân thời gian công tác, chiến
đấu tại chiến trường B, C, K trong thời kỳ chống mỹ không có thân
nhân phải trực tiếp nuôi dưỡng và quân nhân, cán bộ được Đảng cử ở lại
miền nam hoạt động sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954
|
Mẫu số 04
|
Tờ khai của thân nhân thời gian công tác,
chiến đấu tại chiến trường B, C, K trong thời kỳ chống mỹ không có
thân nhân phải trực tiếp nuôi dưỡng và quân nhân, cán bộ được Đảng cử ở
lại miền Nam hoạt động sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954
|
Mẫu số 05
|
Mẫu đề nghị hưởng chế độ trợ cấp một lần
đối với thanh niên xung phong
|
Mẫu số 06
|
Mẫu đề nghị hưởng chế độ trợ cấp một lần
đối với thanh niên xung phong đã từ trần
|
Mẫu số 07
|
Mẫu đề nghị hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng
đối với thanh niên xung phong
|
Mẫu số 08
|
Mẫu biên bản xác nhận và đề nghị giải quyết
chế độ đối với thanh niên xung phong
|
Mẫu số 09
|
Quyết định về việc giải quyết chế độ trợ
cấp một lần đối với thanh niên xung phong
|
Mẫu số 10
|
Quyết định về việc giải quyết chế độ trợ cấp
một lần đối với thanh niên xung phong đã từ trần
|
Mẫu số 11
|
Quyết định về việc giải quyết chế độ trợ
cấp hằng tháng đối với thanh niên xung phong
|
Mẫu số 12
|
Danh sách thanh niên xung phong được hưởng
chế độ trợ cấp một lần
|
Mẫu số 13
|
Danh sách thân nhân của thanh niên xung phong
đã từ trần được hưởng chế độ trợ cấp một lần
|
Mẫu số 14
|
Danh sách thanh niên xung phong được hưởng
chế độ trợ cấp hằng tháng
|
Mẫu số 15
|
Tổng hợp danh sách thanh niên xung phong đã
được giải quyết chế độ trợ cấp một lần
|
Mẫu số 16
|
Danh sách đề nghị người hưởng trợ cấp một lần
theo Quyết định số 57/2013/QĐ-TTg
|
Mẫu số 17
|
Văn bản chuẩn bị nguồn lao động
|
Mẫu
số 01
Tỉnh/thành phố:……………………………………………………………………………………
Xã/phường/đặc khu……………………………………………………………………………….
PHIẾU
THÔNG TIN VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG
(Thu thập thông tin
người lao động từ 15 tuổi trở lên đang cư trú tại địa bàn)
1. Họ, chữ đệm và tên khai sinh: ………………………………………………………………
2. Ngày, tháng, năm sinh:
3. Giới tính: □ Nam □
Nữ
4. Số định danh cá nhân/CCCD/Căn cước(1):.....................................
5. Mã số BHXH(2):................................
6. Nơi đăng ký thường trú(3):
.............................................................................................
..............................................................................................................................................
7. Nơi ở hiện tại(4) (Chỉ
thu thập nếu khác nơi đăng ký thường trú): ..................................
..............................................................................................................................................
8. Đối tượng ưu tiên (nếu có): □Người
khuyết tật □Thuộc hộ nghèo □Thuộc hộ cận nghèo
□ Thuộc hộ bị thu hồi đất □ Thân nhân của người
có công với cách mạng
□ Dân tộc thiểu số (ghi tên dân tộc): ……………………………………………………………
9. Trình độ giáo dục phổ thông cao nhất đã tốt
nghiệp/đạt được:
□ Chưa học xong Tiểu học □ Tốt nghiệp Tiểu
học □ Tốt nghiệp THCS □ Tốt nghiệp THPT
10. Trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất đạt
được:
□ Chưa qua đào tạo □ CNKT không có bằng □
Chứng chỉ nghề dưới 3 tháng
□ Sơ cấp □ Trung cấp □ Cao đẳng □
Đại học □ Trên đại học
10.1. Chuyên ngành đào tạo(5):………………………………………………………………
11. Tình trạng tham gia hoạt động kinh tế:
□ Người có việc làm(6) →
Chuyển câu 11
□ Người thất nghiệp(7) →
Chuyển câu 12
□ Không tham gia hoạt động kinh tế, lý do: □ Đi
học □ Hưu trí □ Nội trợ □ Khuyết tật □ Khác
12. Người có việc làm:
12.1. Vị thế việc làm: □ Chủ cơ sở SXKD □ Tự
làm □ Lao động gia đình □ Làm công ăn lương □ Xã viên HTX
12.2 Công việc cụ thể đang
làm:……………………………………………………………
a. Tham gia BHXH: □ Có (Loại: □ Bắt
buộc □ Tự nguyện) □ Không
b. Hợp đồng lao động (HĐLĐ): □ Có □
Không
Loại hợp đồng lao động: □ HĐLĐ xác định thời
hạn □ HĐLĐ không xác định thời hạn.
Thời gian bắt đầu thực hiện HĐLĐ (ngày/tháng/năm):…………./……….……/………...…
12.3. Nơi làm việc(9):…………………………………………………………………………
a. Loại hình nơi làm việc:
□ Hộ nông, lâm nghiệp, thủy sản □ Cá nhân làm
tự do □ Cơ sở kinh doanh cá thể □ HTX
□ Doanh nghiệp (□ DN Nhà nước □ DN ngoài Nhà
nước DN FDI) □ Khu vực nhà nước
□ Đơn vị sự nghiệp ngoài nhà nước □ Khu vực
nước ngoài □ Tổ chức đoàn thể khác
b. Địa chỉ nơi làm việc(10):……………….….…………………………………………….....
13. Người thất nghiệp: □ Chưa bao giờ
làm việc □ Đã từng làm việc
13.1. Thời gian thất nghiệp: □ Dưới 3 tháng □
Từ 3 tháng đến 1 năm □ Trên 1 năm
|
Ngày…. tháng….năm ……
Người cung cấp thông tin
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Ghi chú:
-(1) Ghi số CCCD/ số định danh cá
nhân trên Căn cước; (2) Ghi số trên thẻ BHYT đã được cơ quan BHXH
cấp;
-(3), (4), (10) Ghi rõ theo thứ tự số nhà,
đường phố, thôn, xã, tỉnh/thành phố trực thuộc TW;
-(5) Ghi chi tiết tên gọi mã cấp III của
giáo dục, đào tạo theo quy định tại Phần I Phụ lục danh mục giáo dục, đào tạo
của hệ thống giáo dục quốc dân tại Quyết định số 01/2017/QĐ-TTg
ngày 17/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục giáo dục, đào tạo của
hệ thống giáo dục quốc dân;
-(6) Người có việc làm là người có làm bất
cứ việc gì (không bị pháp luật cấm) để tạo ra các sản phẩm hàng hóa hoặc cung
cấp các dịch vụ nhằm mục đích tạo thu nhập cho bản thân và gia đình;
-(7) Người thất nghiệp là người đang không
có việc làm, đang tìm kiếm việc làm và sẵn sàng làm việc;
-(8) Ghi cụ thể tên công việc/nghề nghiệp
đang làm theo mã nghề cấp 3 của Phụ lục I tại Quyết định số 34/2020/QĐ-TTg ngày 26/11/2020 của Thủ tướng
Chính phủ ban hành Danh mục nghề nghiệp Việt Nam;
-(9) Ghi tên cụ thể tên cụ thể của người
sử dụng lao động (tên cơ quan/đơn vị/tổ chức/doanh nghiệp/hộ kinh doanh/hợp tác
xã/cá nhân có thuê mướn). Trường hợp người lao động đánh dấu X vào □ Tự
làm ở câu 12.1 thì không ghi.
- STT 8, 9, 10, 11, 12, 13: Đánh dấu X vào □
tương ứng với nội dung trả lời.
Mẫu
số 02
ỦY BAN NHÂN DÂN ...
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: …
|
|
BÁO
CÁO
Kết
quả thực hiện các dự án, hoạt động thực hiện chính sách việc làm công
STT
|
Tên dự án, hoạt động
|
Dự án, hoạt động áp
dụng hình thức tham gia thực hiện của cộng đồng
|
Dự án, hoạt động thực
hiện các hình thức đấu thầu khác
|
Tổng số ngày làm việc
|
Tổng số tiền công
|
Số người lao động
được giải quyết việc làm qua dự án, hoạt động thực hiện chính sách việc làm
công
|
Tổng số ngày làm việc
|
Tổng số tiền lương
|
Số người lao động
được giải quyết việc làm qua dự án, hoạt động thực hiện chính sách việc làm
công
|
Tổng số
|
Trong đó
|
Tổng số
|
Trong đó
|
Người dân tộc thiểu
số
|
Người thuộc hộ nghèo,
hộ cận nghèo
|
Người dân tộc thiểu
số
|
Người thuộc hộ nghèo,
hộ cận nghèo
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
(7)
|
(8)
|
(9)
|
(10)
|
(11)
|
(12)
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TỔNG CỘNG
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
Mẫu
số 03
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
……....., ngày......
tháng...... năm 20…..
TỜ
KHAI CÁ NHÂN THỜI GIAN CÔNG TÁC, CHIẾN ĐẤU TẠI CHIẾN TRƯỜNG B, C, K TRONG THỜI
KỲ CHỐNG MỸ KHÔNG CÓ THÂN NHÂN PHẢI TRỰC TIẾP NUÔI DƯỠNG VÀ QUÂN NHÂN, CÁN BỘ
ĐƯỢC ĐẢNG CỬ Ở LẠI MIỀN NAM HOẠT ĐỘNG SAU HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ NĂM 1954
Họ và tên: ………………………….Nam (Nữ): ……… Năm sinh
(1)…
Bí danh: (2)……………………………………………………………………
Quê quán: (3)………………………………………………………………….
Trú quán: (4)…………………………………………………………………..
Đơn vị công tác hiện nay (đối với người đang
công tác): (5)…………………
Đang nghỉ hưu, MSLĐ, TNLĐ hoặc làm công việc gì
ở đâu: (6)…………….
Đơn vị công tác trước khi nghỉ:
(7)…………………………………………...
Đơn vị trước khi đi chiến trường
(8)…………………………………………..
Lý do khi đi chiến trường gia đình chưa được
hưởng chế độ trợ cấp: (9)
...........................................................................................................................
Đơn vị công tác khi được cử ở lại MN hoạt động
(đối với người được Đảng
cử ở lại):(10)…………………………………………………………………
Địa bàn hoạt động đầu tiên khi được cử ở lại:
(11)…………………………...
Trong thời gian công tác ở chiến trường có ra
Bắc ngày... tháng.... năm, số tháng ở miền Bắc? Khi ở miền Bắc có gia đình
chưa: thân nhân ở miền Bắc có được hưởng chế độ nào không, thời gian ở miền Bắc
hưởng lương hay hưởng chế độ nào. v.v..., ngày tháng năm trở lại chiến trường
(12)……………………………………...
THỜI GIAN CÔNG TÁC, CHIẾN ĐẤU Ở CHIẾN TRƯỜNG B,
C, K (13)
Từ ngày tháng năm đến ngày tháng năm
|
Số tháng
|
Đơn vị, chiến trường
|
Cấp bậc, chức vụ
|
Mức lương
|
.........................................
.........................................
.........................................
.........................................
|
...............
...............
...............
...............
|
......................
......................
......................
......................
|
|
|
Cộng số tháng được hưởng chế độ 1 lần:
Mức hưởng:
|
Tôi xin cam đoan lời khai trên đây là đúng, nếu
sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Cơ quan, chính quyền
địa phương xác nhận
(Nội dung xác nhận theo mẫu)
(Ký tên, đóng dấu)
|
Người khai ký
(Ghi rõ họ tên)
|
Giải thích một số nội dung kê khai:
+ Từ 1 đến 4: ghi theo tên tuổi nơi ở, chức vụ
công tác hiện tại hoặc trước khi nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ bệnh binh, tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, xuất ngũ của các đối tượng.
+ Từ 8 đến 9: dùng cho người đi chiến trường B,
C, K; Đi xây dựng đường dây 559; Đối với người đi chiến trường B, C, K nhiều
lần thì ghi các thời điểm đi chiến trường. Ghi rõ đi B, đi C, hoặc đi K.
+ (9) Lý do khi đi chiến trường gia đình chưa
được hưởng chế độ trợ cấp cần ghi rõ khi đi không có thân nhân phải nuôi dưỡng
hoặc có thân nhân phải trực tiếp nuôi dưỡng, họ tên thân nhân, quan hệ với
người đi chiến trường (bố, mẹ, vợ, con...) lúc đó thân nhân bao nhiêu tuổi, làm
gì ở đâu, nay làm gì, ở đâu... tại sao thân nhân chưa được hưởng trợ cấp.
+ Từ 10 đến 11: Dùng kê khai cho người được
Đảng cử ở lại miền Nam hoạt động sau Hiệp định Giơnevơ (kể cả người đã thoát ly
thuộc diện đi tập kết nhưng do khách quan không đi được ở lại tiếp tục hoạt
động); Đi làm nhiệm vụ quốc tế tại Lào, Campuchia; Trường hợp có ra Bắc và có
trở lại chiến trường thì thời gian trở lại chiến trường ghi vào mục đi B, C, K.
+ (12) Dùng chung cho cả người đi B, C, K; Đi
xây dựng đường dây 559; Đi làm nhiệm vụ quốc tế tại Lào, Campuchia và người
được Đảng cử ở lại miền Nam (kể cả người đã thoát ly thuộc diện đi tập kết
nhưng do khách quan không đi được ở lại tiếp tục hoạt động).
Trong thời gian công tác ở chiến trường có ra
Bắc không, ghi rõ thời gian ra Bắc, số tháng ở miền Bắc, ra làm gì, ở đâu, được
hưởng lương như công nhân viên chức ở miền Bắc không hay hưởng theo chế độ
nào...
+ (13) Bản tổng hợp số tháng công tác, chiến
đấu tại chiến trường.
MẪU CHỨNG NHẬN TỜ KHAI CÁ NHÂN:
Chứng nhận Ông (bà)....... là người đang cư trú
tại địa phương...... hoặc đang công tác tại cơ quan...... (ghi rõ đơn vị hành
chính hoặc ghi rõ cơ quan thuộc Bộ, ngành chủ quản).
Mẫu
số 04
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
......, ngày.....
tháng...... năm 20…..
TỜ
KHAI CỦA THÂN NHÂN THỜI GIAN CÔNG TÁC, CHIẾN ĐẤU TẠI CHIẾN TRƯỜNG B, C, K TRONG
THỜI KỲ CHỐNG MỸ KHÔNG CÓ THÂN NHÂN PHẢI TRỰC TIẾP NUÔI DƯỠNG VÀ QUÂN NHÂN, CÁN
BỘ ĐƯỢC ĐẢNG CỬ Ở LẠI MIỀN NAM HOẠT ĐỘNG SAU HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ NĂM 1954
Họ và tên: …………………….Nam (Nữ) ………….năm sinh
(1)…………..
Bí danh: (2)……………………………………………………………………
Quê quán: (3)………………………………………………………………….
Trú quán: (4)…………………………………………………………………..
Đơn vị công tác, nghỉ hưu, MSLĐ, TNLĐ, hoặc làm
công việc gì ở đâu: (5)
…………………………………………………………………………………
Là:....... (6)....... của Ông
(bà).....(7)...... đi B, C, K hoặc được Đảng cử ở lại miền Nam hoạt động sau Hiệp
định Giơnevơ.
Ngày tháng năm Ông (bà) đi chiến trường B, C, K
(đối với người đi B, C, K) (8)……………………………………………………………………………………
Họ và tên bố, mẹ .......................................
năm sinh .................... (9)
Họ và tên vợ hoặc chồng
........................... năm sinh .................... (10)
Họ và tên con (nếu có)
.............................. năm sinh .................... (11)
Đơn vị trước khi đi chiến trường: (12)
Lý do khi đi chiến trường gia đình chưa được
hưởng chế độ trợ cấp: (13)
........................................................................................................
Đơn vị Ông (bà).... công tác khi được cử ở lại MN
hoạt động (đối với người Đảng cử ở lại): (14)……………………………………………………………
Địa bàn hoạt động đầu tiên khi được cử ở lại:
(15)…………………………...
Cơ quan, đơn vị cử ở lại miền Nam:
(16)……………………………………..
Trong thời gian công tác ở chiến trường có ra
Bắc ngày..... tháng..... năm…..., số tháng ở miền Bắc? Khi ở miền Bắc có gia
đình chưa; thân nhân ở miền Bắc có được hưởng chế độ nào không, thời gian ở
miền Bắc hưởng lương hay hưởng chế độ nào...v.v, ngày tháng năm trở lại chiến
trường .......... (17)
THỜI GIAN CÔNG TÁC, CHIẾN
ĐẤU Ở CHIẾN TRƯỜNG B, C, K (18)
Từ ngày tháng năm đến ngày tháng năm
|
Số tháng
|
Đơn vị, chiến trường
|
Cấp bậc, chức vụ
|
Mức lương
|
.........................................
|
............
|
....................
|
|
|
.........................................
|
............
|
....................
|
|
|
.........................................
|
............
|
....................
|
|
|
.........................................
|
.............
|
....................
|
|
|
Cộng số tháng được hưởng chế độ 1 lần:
Mức hưởng:
|
Tôi xin cam đoan lời khai trên đây là đúng, nếu
sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Cơ quan, chính quyền
địa phương xác nhận
(Nội
dung xác nhận theo mẫu)
(Ký tên, đóng dấu)
|
Người khai ký
(Ghi
rõ họ tên)
|
Giải thích một số nội dung kê khai:
+ Từ 1 đến 5: ghi theo tên tuổi nơi ở, chức vụ
công tác hiện tại hoặc trước khi nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ bệnh binh, tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, xuất ngũ... của đại diện thân nhân (người lập
biểu).
+ (6): Ghi rõ đại diện thân nhân là bố, mẹ đẻ;
bố, mẹ vợ; bố mẹ nuôi; vợ, chồng, con đẻ, con nuôi.
+ (7): Ghi họ tên người đi chiến trường B, C, K
hoặc đi xây dựng đường dây 559; hoặc được Đảng cử ở lại miền Nam hoạt động sau Hiệp
định Giơnevơ (kể cả người đã thoát ly thuộc diện đi tập kết nhưng do điều kiện
khách quan không đi được ở lại miền Nam tiếp tục hoạt động) đồng thời xoá bớt
những từ không cần thiết để nói rõ người đã chết thuộc đối tượng nào.
+ Từ 8 đến 13: dùng kê khai cho người đi chiến
trường B, C, K; Đi xây dựng đường dây 559; Đi làm nhiệm vụ quốc tế tại Lào,
Campuchia là người hưởng lương ghi vào thời điểm đi chiến trường B, C, K. Đối
với người đi chiến trường B, C, K nhiều lần thì ghi các thời điểm đi chiến
trường. Ghi rõ đi B, đi C, hoặc đi K.
+ (13) Lý do khi đi chiến trường gia đình chưa
được hưởng chế độ trợ cấp cần ghi rõ khi đi không có thân nhân phải nuôi dưỡng
hoặc có thân nhân phải trực tiếp nuôi dưỡng, họ tên thân nhân, quan hệ với
người đi chiến trường (bố, mẹ, vợ, con...) lúc đó thân nhân bao nhiêu tuổi, làm
gì ở đâu, nay làm gì, ở đâu hay.... tại sao thân nhân chưa được hưởng trợ cấp
hoặc thân nhân được trợ cấp đến tháng năm nào, từ tháng năm nào không được
hưởng, tại sao...
+ Từ 14 đến 17: Dùng kê khai cho người được
Đảng cử ở lại miền Nam hoạt động sau Hiệp định Giơnevơ (kể cả người đã thoát ly
thuộc diện đi tập kết nhưng do điều kiện khách quan không đi được ở lại miền
Nam tiếp tục hoạt động); Đi làm nhiệm vụ quốc tế tại Lào, Camphuchia. Trường
hợp có ra Bắc và có trở lại chiến trường thì thời gian trở lại chiến trường ghi
vào mục đi B, C, K.
+ (18) dùng chung cho cả người đi B, C, K; Đi
xây dựng đường dây 559; Đi làm nghĩa vụ quốc tế tại Lào, Campuchia và người
được Đảng cử ở lại miền Nam (kể cả người đã thoát ly thuộc diện đi tập kết
nhưng do điều kiện khách quan không đi được ở lại miền Nam tiếp tục hoạt động):
trong thời gian công tác ở chiến trường có ra Bắc không, ghi rõ thời gian ra
Bắc, số tháng ở miền Bắc, ra làm gì, ở đâu, được hưởng lương như công nhân viên
chức ở miền Bắc không...
MẪU CHỨNG NHẬN TỜ KHAI CỦA THÂN NHÂN
Chứng nhận Ông (bà)..... là người đang cư trú
tại địa phương.... hoặc đang công tác tại cơ quan.... (ghi rõ cơ quan......) là
đại diện thân nhân của Ông (bà).... là đối tượng thuộc diện kê khai hưởng chế
độ một lần.
Mẫu
số 05
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BẢN
KHAI CÁ NHÂN
Đề
nghị hưởng chế độ trợ cấp một lần đối với thanh niên xung phong
Họ và tên ………………………………….………………….………………………..
Ngày, tháng, năm sinh:…………………………………………………………………
Số định danh cá nhân/Căn cước công dân/Căn
cước:……………….............................
Cấp ngày.... tháng ..... năm .......... nơi
cấp:....................................................................
Tham gia TNXP ngày……tháng……năm …..… Đơn vị
……………….…………….
Nơi đăng ký tham gia TNXP: xã………………..………tỉnh….
………………………
Trở về địa phương ngày……………..….. tháng………………….
năm ……………...
Giấy tờ chứng minh là thanh niên xung phong,
gồm có:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Hiện nay đang hưởng chế độ chính
sách:........................................................................
.........................................................................................................................................
Đề nghị các cơ quan chức năng xem xét, giải
quyết cho tôi được hưởng chế độ trợ cấp một lần theo Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 của Thủ tướng
Chính phủ quy định về chế độ đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm
vụ trong kháng chiến.
Tôi xin cam đoan lời khai trên đây là đúng sự
thật, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
|
Ngày…… tháng …… năm
………
Người
khai
(Ký,
ghi rõ họ và tên)
|
Mẫu
số 06
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BẢN
KHAI CÁ NHÂN
Đề
nghị hưởng chế độ trợ cấp một lần đối với thanh niên xung phong đã từ trần
Họ và tên người đứng khai ..............................................................................
Ngày, tháng, năm sinh: ....................................................................................
Số định danh cá nhân//Căn cước công dân/Căn
cước: ......................................
cấp ngày……tháng……năm…………nơi cấp ....................................................
Là (ghi rõ mối quan hệ)
……………………………………………………....................
Đối với ông (bà)
………………………………………………………..……..................
Quê
quán………………………………………………………………………................
Tham gia TNXP ngày……tháng……năm …..… Đơn vị
……………………................
Nơi đăng ký tham gia TNXP: xã……………… tỉnh…….
…………………..................
Trở về địa phương ngày…… tháng…… năm
………………………………..................
Đã chết ngày…… tháng…… năm
…………………………………………...................
Giấy tờ chứng minh là thanh niên xung phong,
gồm có: …………………….................
………..………………………………………………………………………………….
………..………………………………………………………………………………….
Đã hưởng chế độ chính
sách:............................................................................................
...........................................................................................................................................
Đề nghị các cơ quan chức năng xem xét, giải
quyết chế độ trợ cấp một lần đối với thanh niên xung phong đã từ trần theo
Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg ngày 27/7/2011
của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ đối với thanh niên xung phong đã
hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến.
Tôi xin cam đoan lời khai trên đây là đúng sự
thật, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
|
Ngày…… tháng …… năm
………
Người
khai
(Ký,
ghi rõ họ và tên)
|
Mẫu
số 07
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BẢN
KHAI CÁ NHÂN
Đề
nghị hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng đối với thanh niên xung phong
Họ và
tên………………………………….………………….…………............................
Ngày, tháng, năm
sinh:…………………………………………………………………….
Số định danh cá nhân/ Căn cước công dân/ Căn
cước:…………………….………………
cấp ngày…… tháng…… năm………… nơi
cấp……….…………………….…..……….
Tham gia TNXP ngày……tháng……năm …..… Đơn vị
………………………..……….
Nơi đăng ký tham gia TNXP: xã……………
……..……tỉnh………. …………..……….
Trở về địa phương ngày…… tháng…… năm
………………………….………………….
Giấy tờ chứng minh là thanh niên xung phong,
gồm có: ………………………………….
Hiện nay đang hưởng chế độ chính sách:.................................................................…
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
Hoàn cảnh gia đình và bản thân hiện nay: ....................................................
- Cô đơn, không chồng (vợ), con: .....................................................................
- Tình trạng sức khỏe ......................................................................................
Đề nghị các cơ quan chức năng xem xét, giải
quyết cho tôi được hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng đối với TNXP theo Quyết định
số 40/2011/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 của Thủ
tướng Chính phủ quy định về chế độ đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành
nhiệm vụ trong kháng chiến.
Tôi xin cam đoan lời khai trên đây là đúng sự
thật, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
|
Ngày…… tháng …… năm
………
Người
khai
(Ký,
ghi rõ họ và tên)
|
Mẫu
số 08
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BIÊN
BẢN XÁC NHẬN VÀ ĐỀ NGHỊ GIẢI QUYẾT
CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI THANH NIÊN XUNG PHONG
Hôm nay, ngày………………… tháng ………….. năm ................................................
Tại UBND xã, phường, đặc khu ……………………tỉnh,
thành phố ..............................
Chúng tôi, gồm:
1. Đại diện Đảng ủy xã, phường, đặc khu:……
….……………………………………
2. Đại diện UBND xã, phường, đặc khu:....................................................................
3. Đại diện Mặt trận tổ quốc: ....................................................................................
4. Đại diện Ban liên lạc cựu TNXP: ...........................................................................
5. Đại diện Thôn, ấp, bản: ........................................................................................
Sau khi nghiên cứu hồ sơ và căn cứ ý kiến của
đại diện các cơ quan và cán bộ có liên quan, chúng tôi thống nhất xác nhận:
Ông (bà) .................................................................................................................
Ngày, tháng, năm sinh: ............................................................................................
Số định danh cá nhân/ Căn cước công dân/ Căn
cước: ..................................................
…………cấp….. ngày……tháng……năm…………nơi cấp ..........................................
Tham gia thanh niên xung phong ngày……tháng……năm
…..………………………
Hoàn thành nhiệm vụ trở về địa phương ngày……
tháng…… năm ………………….
Thuộc đơn vị thanh niên xung phong
……………………………………………….…
Đã hưởng chế độ trợ cấp một lần hoặc hàng
tháng: …………………………………...
Hoàn cảnh gia đình hiện
nay:………….……………………………………………….
Tình trạng sức khỏe hiện
nay…………..……………………………………………….
Đề nghị các cơ quan chức năng xem xét, giải
quyết chế độ trợ cấp (ghi rõ một lần hoặc hằng tháng) ….……………..
đối với ông (bà) …......…………….……… là (ghi rõ TNXP hoặc thân nhân TNXP).....…………….......theo
Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg ngày 27/7/2011
của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ đối với thanh niên xung phong đã
hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến và Thông tư hướng dẫn của Bộ Nội vụ, Bộ
Tài chính./.
Đại diện Mặt trận Tổ
quốc
|
Đại diện Ban liên lạc
TNXP
|
Đại diện Đảng ủy
|
Đại diện UBND cấp xã
|
Mẫu
số 09
UBND TỈNH, (TP).....
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: /QĐ-UBND
|
..….., ngày … tháng…
năm ……
|
QUYẾT
ĐỊNH
Về việc giải quyết chế độ trợ cấp một lần đối với thanh
niên xung phong
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
(THÀNH PHỐ)........
Căn cứ Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2011 của
Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ đối với thanh niên xung phong đã hoàn
thành nhiệm vụ trong kháng chiến;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 08/2012/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BNV ngày 16 tháng 4 năm
2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn
thực hiện chế độ trợ cấp đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ
trong kháng chiến theo Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg
ngày 27 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Giải quyết chế độ trợ cấp một lần cho
…ông, bà (có danh sách kèm theo) là thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm
vụ trở về địa phương.
Tổng số tiền .................. đồng
(Bằng chữ: ......................................đồng)
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ
ngày ký.
Điều 3. Giám đốc Sở Nội vụ, Sở Tài chính,
Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan và các ông (bà) có tên trong danh
sách chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
-
Như Điều 2;
- Lưu: VT, SNV.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
(Ký, họ và tên, đóng dấu)
|
Ghi chú: Trường hợp số đối tượng được hưởng
dưới 05 người thì không cần lập biểu danh sách kèm theo; khi đó, nội dung Điều
1 Quyết định cần ghi cụ thể: họ và tên đối tượng được hưởng, Số định danh
cá nhân/Căn cước công dân/ Căn cước số… cấp ngày… tháng … năm … nơi
cấp…, số năm được hưởng, mức trợ cấp.
Mẫu
số 10
UBND TỈNH, (TP)…..
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: /QĐ-UBND
|
…., ngày ... tháng...
năm…
|
QUYẾT
ĐỊNH
Về việc giải quyết chế độ trợ cấp một lần đối với thanh
niên xung phong đã từ trần
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
(THÀNH PHỐ) ….
Căn cứ Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2011 của
Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ đối với thanh niên xung phong đã hoàn
thành nhiệm vụ trong kháng chiến;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 08/2012/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BNV ngày 16 tháng 4
năm 2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng
dẫn thực hiện chế độ trợ cấp đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm
vụ trong kháng chiến theo Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg
ngày 27 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Giải quyết chế độ trợ cấp một lần cho
.... ông, bà (có danh sách kèm theo) là thân nhân của thanh niên xung phong đã
hoàn thành nhiệm vụ trở về địa phương nay đã từ trần.
Tổng số tiền …………………… đồng
(Bằng chữ: ……………………………… đồng)
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ
ngày ký.
Điều 3. Giám đốc Sở Nội vụ, Sở tài chính, Thủ
trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan và các ông (bà) có tên trong danh sách
chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
-
Như Điều 2;
- Lưu: VT, SNV.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
(Ký, họ và tên, đóng dấu)
|
Mẫu
số 11
UBND TỈNH, (TP)…..
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: /QĐ-UBND
|
…., ngày ... tháng...
năm….
|
QUYẾT
ĐỊNH
Về việc giải quyết chế độ trợ cấp hằng tháng đối với thanh
niên xung phong
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
(THÀNH PHỐ)…..
Căn cứ Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2011 của
Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ đối với thanh niên xung phong đã hoàn
thành nhiệm vụ trong kháng chiến;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 08/2012/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BNV ngày 16 tháng 4
năm 2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng
dẫn thực hiện chế độ trợ cấp đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm
vụ trong kháng chiến theo Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg
ngày 27 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Giải quyết chế độ trợ cấp hằng tháng cho
thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trở về địa phương, nay không còn
khả năng lao động và sống cô đơn, không nơi nương tựa, cụ thể:
1. Tổng số đối tượng: .... người (có danh sách
kèm theo)
2. Mức trợ cấp hằng tháng là đồng/người.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ
ngày ký.
Điều 3. Giám đốc Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Thủ
trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan và các ông (bà) có tên trong danh sách
chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
-
Như Điều 2;
- Lưu: VT. SNV
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
(Ký, họ và tên, đóng dấu)
|
Mẫu
số 12
UBND TỈNH, (TP)…..
-------
|
|
DANH
SÁCH THANH NIÊN XUNG PHONG ĐƯỢC HƯỞNG CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP MỘT LẦN
(Kèm theo Quyết định số
.../QĐ-UBND ngày.../.../.... của UBND tỉnh (TP) ....)
Đơn vị: Đồng
Số TT
|
Họ và tên
|
Ngày, tháng, năm sinh
|
Số định danh
cá nhân/Căn cước công dân/ Căn cước cấp ngày tháng năm, nơi cấp
|
Số năm được hưởng
|
Mức trợ cấp
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng
|
|
|
|
|
…….,
ngày…..tháng….năm….
NGƯỜI LẬP
(Ký,
ghi rõ họ và tên)
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
(Ký, họ và tên, đóng dấu)
|
Mẫu
số 13
UBND TỈNH, (TP)…..
-------
|
|
DANH
SÁCH THÂN NHÂN CỦA THANH NIÊN XUNG PHONG ĐÃ TỪ TRẦN ĐƯỢC HƯỞNG CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP
MỘT LẦN
(Kèm theo Quyết định số
.../QĐ-UBND ngày.../.../.... của UBND tỉnh (TP) ....)
Đơn vị: Đồng
Số TT
|
Họ và tên TNXP
|
Họ và tên thân nhân TNXP
|
Ngày, tháng, năm sinh
|
Số định danh
cá nhân/Căn cước công dân/Căn cước cấp ngày tháng năm, nơi cấp
|
Quan hệ với TNXP
|
Mức trợ cấp
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng
|
|
|
|
|
|
……., ngày…..tháng….năm….
NGƯỜI LẬP
(Ký,
ghi rõ họ và tên)
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
(Ký, họ và tên, đóng dấu)
|
Mẫu
số 14
UBND TỈNH, (TP)…..
-------
|
|
DANH
SÁCH THANH NIÊN XUNG PHONG ĐƯỢC HƯỞNG CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP HẰNG THÁNG
(Kèm theo Quyết định số
.../QĐ-UBND ngày.../.../.... của UBND tỉnh (TP) ....)
Đơn vị: Đồng
Số TT
|
Họ và tên
|
Ngày, tháng, năm sinh
|
Số định danh
cá nhân/Căn cước công dân/Căn cước cấp ngày tháng năm, nơi cấp
|
Mức trợ cấp khởi điểm
|
Ghi chú
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng
|
|
|
|
|
…….,
ngày…..tháng….năm….
NGƯỜI LẬP
(Ký,
ghi rõ họ và tên)
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
(Ký, họ và tên, đóng dấu)
|
Mẫu
số 15
UBND TỈNH, (TP)
SỞ NỘI VỤ
-------
|
|
TỔNG
HỢP DANH SÁCH THANH NIÊN XUNG PHONG ĐÃ ĐƯỢC GIẢI QUYẾT CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP MỘT LẦN
(Kèm theo công văn số ngày.../.../....
của Sở NV ....)
Số TT
|
Họ và tên
|
Ngày, tháng, năm sinh
|
Số định danh cá nhân/
Căn cước công dân/ Căn cước cấp ngày tháng năm, nơi cấp
|
Quan hệ với TNXP
|
Quyết định của UBND
tỉnh/thành phố
|
Số năm được hưởng
|
Số tiền trợ cấp một
lần
|
Số quyết định
|
Ngày, tháng, năm
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
(7)
|
(8)
|
(9)
|
I
|
Địa bàn A
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II
|
Địa bàn B
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III
|
Địa bàn C
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số đối tượng được hưởng: ... người, trong
đó đã từ trần người.
Tổng số tiền: đồng (Bằng chữ )
NGƯỜI LẬP GIÁM ĐỐC
(Ký, ghi rõ họ và tên)
|
……………., ngày ...
tháng ... năm ….
(Ký, họ và tên, đóng dấu)
|
Ghi chú:
- Trường hợp TNXP còn sống thì bỏ chỉ tiêu ở
cột (5)
- Trường hợp TNXP đã từ trần thì bỏ chỉ tiêu ở
cột (8)
Mẫu
số 16
UBND………….
DANH
SÁCH ĐỀ NGHỊ
Người hưởng trợ cấp một lần theo Quyết định số 57/2013/QĐ-TTg
(Kèm theo Công văn số
……/……. ngày …../……/.....của ……….)
Số TT
|
Họ và tên người hưởng
trợ cấp
|
Ngày, tháng, năm sinh
|
Nơi đăng
ký thường trú (trường hợp còn sống)
|
Tổng thời gian công
tác tại Lào, Campuchia (năm làm tròn) *
|
Số tiền trợ cấp được
hưởng (1000 đ)
|
Thân nhân người hưởng
trợ cấp
|
Nam
|
Nữ
|
Người đứng tên nhận
trợ cấp
|
Quan hệ với người
hưởng trợ cấp
|
Nơi đăng
ký thường trú
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
NGƯỜI LẬP DANH SÁCH
(Ký,
ghi rõ họ tên)
|
………..ngày …….tháng
……. năm 20…….
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
(Ký, họ và tên, đóng dấu)
|
Ghi chú: (*) ghi theo
hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 3 Quyết định số 57/2013/QĐ-TTg.
Mẫu
số 17
Tên doanh nghiệp
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: ………
|
........., ngày ...
tháng ... năm ...
|
VĂN
BẢN CHUẨN BỊ NGUỒN LAO ĐỘNG
Kính gửi:
……………………………………
1. Tên doanh nghiệp: ………………………………………………………..…….
- Tên giao dịch: ……………………………………………………………..…….
- Địa chỉ trụ sở
chính:…………………………………………………….…..……
- Điện thoại: ……..Email:…………; Địa chỉ trang
thông tin điện tử:…..…..........
- Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao
động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng số …… ngày……..
- Người đại diện theo pháp luật…………………………………………..……….
2. Doanh nghiệp đề nghị chuẩn bị nguồn lao động
theo yêu cầu/thỏa thuận với bên nước ngoài tiếp nhận lao động (tổ chức dịch vụ
việc làm/người sử dụng lao động ở nước ngoài):……………………………………………………………….……..
- Địa chỉ trụ sở
chính:……………………………………………………….…...…
- Điện thoại: ………….. Website (nếu
có):………..Email:……………….………
- Người đại diện ………………………………………………………..….………
- Chức vụ:………………… …………………………………………..……..…….
3. Việc làm dự kiến ở nước ngoài
- Nơi làm việc: (tên nhà máy, công trường,… tại
nước ……)………………….….
- Ngành, nghề, công
việc:…………………………………………………….……
- Tiền lương, tiền công:…..
………………………………………………..………
- Thời hạn hợp đồng lao
động:……………………………………………..………
4. Nội dung chuẩn bị nguồn lao động
- Số lượng lao động:………………Trong đó…… nam và …..
nữ
- Phương thức chuẩn bị nguồn (sơ tuyển, trực
tiếp/liên kết bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ,…): ………………………………………………………………
- Địa điểm chuẩn bị nguồn (tên các tỉnh/thành
phố):……………………................
………………………………………………………………………………..……
- Thời gian chuẩn bị
nguồn:……………………………………………………….
- Phí bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ (nếu
có:……………………………….
5. Thời gian dự kiến tuyển chọn lao
động:…………………………..……………
6. Hồ sơ gửi kèm theo:
…………………………………………………………………….………………
……………………………………………………………………….……………
Doanh nghiệp cam kết thực hiện đầy đủ trách
nhiệm, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm
việc ở nước ngoài theo hợp đồng./.
|
NGƯỜI ĐẠI DIỆN
THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP
(Ký
tên, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
|
PHỤ LỤC II
DANH
MỤC SẢN PHẨM, HÀNG HÓA
(Kèm theo Thông tư số 09/2025/TT-BNV ngày 18/6/2025 của Bộ trưởng Bộ
Nội vụ)
TT
|
TÊN SẢN PHẨM, HÀNG
HÓA
|
MÃ HS
|
QUY CHUẨN/ TIÊU CHUẨN
ĐIỀU CHỈNH
|
1
|
Phương tiện bảo vệ đầu cho người lao động: Mũ
an toàn công nghiệp
|
6506.10.20
6506.10.30
6506.10.90
|
- QCVN 06: 2012/BLĐTBXH
được ban hành tại Thông tư số 04/2012/TT-BLĐTBXH
ngày 16/02/2012
- TCVN 2603:1987
|
2
|
Phương tiện bảo vệ mắt, mặt cho người lao
động: Kính hàn, mặt nạ hàn, chống vật văng bắn, tia cực tím
|
3926.90.42
9004.90.50
|
- QCVN 27: 2016/BLĐTBXH
được ban hành tại Thông tư số 49/2016/TT-BLĐTBXH
ngày 28/12/2016
- QCVN 28: 2016/BLĐTBXH
được ban hành tại Thông tư số 50/2016/TT-BLĐTBXH
ngày 28/12/2016
- TCVN
5082:1990
- TCVN
5039:1990
|
3
|
Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp cho người
lao động: Khẩu trang, mặt nạ và bán mặt nạ lọc bụi; Khẩu trang, mặt nạ và bán
mặt nạ lọc hơi khí độc (trừ khẩu trang y tế)
|
9020.00.00
8421.39.90
6307.90.90
|
- QCVN 08: 2012/BLĐTBXH
được ban hành tại Thông tư số 07/2012/TT-BLĐTBXH
ngày 16/4/2012
- QCVN 10: 2012/BLĐTBXH
được ban hành tại Thông tư số 25/2012/TT-BLĐTBXH
ngày 25/10/2012
- TCVN 7312:
2003
- TCVN
7313:2003
- EN 149:2001
- TCVN
12325:2018
|
4
|
Phương tiện bảo vệ tay cho người lao động:
Găng tay bảo hộ lao động chống cắt, đâm thủng, cứa rách, cách điện (trừ
mặt hàng găng tay y tế, găng khám bệnh)
|
3926.20.60
3926.20.90
3926.90.39
4015.19.00
4203.29.10
6116.10.90
6116.99.00
6216.00.10
6216.00.99
|
- QCVN 24: 2014/BLĐTBXH
được ban hành tại Thông tư số 37/2014/TT-BLĐTBXH
ngày 30/12/2014
- TCVN 8838-1,2,3:2011
- TCVN
12326-1:2018 (EN ISO 3741:2016)
|
5
|
Phương tiện bảo vệ chân cho người lao động:
Giầy chống đâm thủng, cứa rách, va đập, hóa chất; Ủng cách điện
|
6401.10.00
6401.92.00
6401.99.90
6402.91.91
6402.91.99
6402.99.10
6402.99.90
6403.40.00
6403.51.00
6403.59.90
6403.91.10
6403.99.10
6404.11.10
6404.19.00
6404.20.00
6405.10.00
6405.20.00
6405.90.00
|
- QCVN 15: 2013/BLĐTBXH
được ban hành tại Thông tư số 39/2013/TT-BLĐTBXH
ngày 30/12/2013
- QCVN 36: 2019/BLĐTBXH
được ban hành tại Thông tư số 14/2019/TT-BLĐTBXH
ngày 16/9/2019
- TCVN
7653:2007
- TCVN
7654:2007
- TCVN
8197:2009
- TCVN
7544:2005
- TCVN
7545:2005
|
6
|
Dây đai an toàn và Hệ thống chống rơi ngã cá
nhân cho người lao động
|
4205.00.20
6307.90.61
6307.90.69
8479.89.40
|
QCVN 23: 2014/BLĐTBXH được ban hành tại
Thông tư số 36/2014/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2014
|
7
|
Quần áo chống nhiệt và lửa cho người lao động
|
6113.00.30
6114.30.20
6210.30.20
6210.20.20
|
QCVN 37: 2019/BLĐTBXH được ban hành tại
Thông tư số 13/2019/TT-BLĐTBXH ngày 16/9/2019
|
8
|
Thang máy; các bộ phận an toàn thang máy như
sau:
- Thiết bị khóa cửa tầng và khóa cửa cabin;
- Bộ hãm an toàn;
- Hệ thống phanh của máy dẫn động;
- Bộ khống chế vượt tốc;
- Bộ giảm chấn;
- Van ngắt/van một chiều của thang máy thủy
lực
|
8428.10.31
8428.10.39
8431.31.10
8431.31.20
|
- QCVN: 02/2019/BLĐTBXH
được ban hành tại Thông tư số 42/2019/TT-BLĐTBXH
ngày 30/12/2019
- QCVN 18: 2013/BLĐTBXH
được ban hành tại Thông tư số 42/2013/TT-BLĐTBXH
ngày 30/12/2013
- QCVN 26: 2016/BLĐTBXH
được ban hành tại Thông tư số 48/2016/TT-BLĐTBXH
ngày 28/12/2016
- QCVN 32: 2018/BLĐTBXH
được ban hành tại Thông tư số 15/2018/TT-BLĐTBXH
ngày 12/10/2018
|
9
|
Thang cuốn và băng tải chở người; các bộ phận
an toàn của thang cuốn bao gồm:
- Hệ thống phanh điều khiển, dừng thang hoặc
băng;
- Hệ thống hãm an toàn;
- Máy kéo (động cơ, hộp số)
|
8428.40.00
8431.31.10
8431.31.20
|
QCVN 11: 2012/BLĐTBXH được ban hành tại
Thông tư số 32/2012/TT-BLĐTBXH ngày 19/12/2012
|