CHÍNH PHỦ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 136/2025/NĐ-CP
|
Hà Nội, ngày 12
tháng 6 năm 2025
|
NGHỊ ĐỊNH
QUY
ĐỊNH PHÂN QUYỀN, PHÂN CẤP TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Luật Tổ chức
Chính phủ năm 2025;
Căn cứ Luật Tổ chức
chính quyền địa phương năm 2025;
Căn cứ Nghị quyết số 190/2025/QH15 ngày 19 tháng 02 năm 2025 của Quốc
hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi
trường;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định phân quyền,
phân cấp trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục
thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường (trừ
lĩnh vực đất đai) được quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh,
nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ, quyết định của
Thủ tướng Chính phủ cần điều chỉnh để thực hiện phân quyền, phân cấp.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân
có liên quan đến phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường.
Điều 3. Nguyên tắc phân quyền,
phân cấp
1. Bảo đảm phù hợp với quy định của Hiến pháp; phù hợp với các nguyên tắc, quy định
về phân quyền, phân cấp của Luật Tổ chức Chính
phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
2. Bảo đảm phân cấp triệt để các nhiệm vụ giữa cơ
quan nhà nước ở trung ương với chính quyền địa phương, bảo đảm thẩm quyền quản
lý thống nhất của Chính phủ, quyền điều hành của người đứng đầu Chính phủ đối với
lĩnh vực quản lý nhà nước về nông nghiệp và môi trường và phát huy tính chủ động,
sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương trong thực hiện nhiệm
vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường.
3. Bảo đảm Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ,
cơ quan ngang bộ tập trung thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước ở tầm vĩ mô; xây
dựng thể chế, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đồng bộ, thống nhất, giữ vai trò
kiến tạo và tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát.
4. Đẩy mạnh phân quyền, phân cấp, xác định rõ thẩm
quyền của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân; xác định
rõ thẩm quyền chung của Ủy ban nhân dân và thẩm quyền riêng của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân; bảo đảm phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn và năng lực của cơ quan, người
có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân quyền, phân cấp.
5. Thực hiện phân quyền, phân cấp giữa các ngành,
lĩnh vực có liên quan bảo đảm đồng bộ, tổng thể, liên thông, không bỏ sót hoặc
chồng lấn, giao thoa nhiệm vụ; bảo đảm cơ sở pháp lý cho hoạt động bình thường,
liên tục, thông suốt của các cơ quan; không để gián đoạn công việc, không để chồng
chéo, trùng lặp, bỏ sót chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực, địa bàn.
6. Bảo đảm quyền con người, quyền công
dân; bảo đảm công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân
trong việc tiếp cận thông tin, thực hiện các quyền, nghĩa vụ và các thủ tục
theo quy định của pháp luật; không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của
xã hội, người dân, doanh nghiệp.
7. Bảo đảm không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện
các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là thành viên.
8. Nguồn lực thực hiện nhiệm vụ được phân quyền,
phân cấp do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định.
Điều 4. Phí, lệ phí khi thực hiện
thủ tục hành chính
Tổ chức, cá nhân thực hiện các thủ tục hành chính
phải nộp phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí thì nộp phí, lệ
phí khi có đề nghị giải quyết thủ tục hành chính cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ trừ
các trường hợp được miễn theo quy định pháp luật. Người nộp phí, lệ phí được lựa
chọn thực hiện nộp phí bằng hình thức trực tiếp, trực tuyến qua Cổng Dịch vụ
công quốc gia hoặc qua Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ,
cấp tỉnh. Mức phí, lệ phí, việc quản lý, sử dụng phí, lệ phí thực hiện theo quy
định của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính hoặc Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đối
với phí, lệ phí tương ứng.
Chương II
PHÂN QUYỀN, PHÂN CẤP
TRONG LĨNH VỰC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT
Mục 1. PHÂN QUYỀN
Điều 5. Nhiệm vụ, thẩm quyền của
Chính phủ trong lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật phân quyền cho Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Môi trường thực hiện
1. Quy định chi tiết việc bảo tồn nguồn gen giống
cây trồng và ban hành Danh mục nguồn gen giống cây trồng cấm xuất khẩu quy định
tại khoản 2 Điều 12 Luật Trồng trọt.
2. Quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp,
cấp lại, gia hạn, đình chỉ, phục hồi, hủy bỏ Quyết định công nhận lưu hành giống
cây trồng quy định tại khoản 8 Điều 15 Luật Trồng trọt.
3. Quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp,
cấp lại, hủy bỏ Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng quy định
tại khoản 3 Điều 16 Luật Trồng trọt.
4. Quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục tự công bố lưu
hành giống cây trồng quy định tại khoản 3 Điều 17 Luật Trồng trọt.
5. Quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp,
cấp lại, hủy bỏ Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng quy định
tại khoản 4 Điều 21 Luật Trồng trọt.
6. Quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp,
đình chỉ, phục hồi, hủy bỏ Quyết định công nhận cây đầu dòng, Quyết định công
nhận vườn cây đầu dòng quy định tại khoản 7 Điều 24 Luật Trồng
trọt.
7. Quy định chi tiết ghi nhãn và quảng cáo giống
cây trồng quy định tại khoản 3 Điều 27 Luật Trồng trọt.
8. Quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp phép xuất
khẩu giống cây trồng quy định tại khoản 3 Điều 28 Luật Trồng trọt.
9. Quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp phép nhập
khẩu giống cây trồng quy định tại khoản 5 Điều 29 Luật Trồng trọt.
10. Quy định về phân loại phân bón quy định tại khoản 5 Điều 36 Luật Trồng trọt.
11. Quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp,
cấp lại, gia hạn Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam quy định tại
khoản 4 Điều 37 Luật Trồng trọt.
12. Quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền hủy
bỏ Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam quy định tại khoản 3 Điều 38 Luật Trồng trọt.
13. Quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục và thẩm quyền
cấp, thu hồi Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón quy định tại khoản 2 Điều 40 Luật Trồng trọt.
14. Quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục và thẩm quyền
cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón quy định tại
khoản 4 Điều 41 Luật Trồng trọt.
15. Quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục, thời hạn, thẩm
quyền cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón quy
định tại khoản 3 Điều 42 Luật Trồng trọt.
16. Quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp
Giấy phép nhập khẩu phân bón quy định tại khoản 3 Điều 44 Luật
Trồng trọt.
17. Quy định nội dung, thời gian, thẩm quyền cấp Giấy
chứng nhận lấy mẫu phân bón quy định tại khoản 4 Điều 45 Luật
Trồng trọt.
18. Quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục, nội dung kiểm
tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu quy định tại khoản
4 Điều 46 Luật Trồng trọt.
19. Quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền
xác nhận nội dung quảng cáo phân bón quy định tại khoản 2 Điều
49 Luật Trồng trọt.
Điều 6. Nhiệm vụ, thẩm quyền của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường trong lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực
vật phân quyền cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện
1. Cấp giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật
quy định tại khoản 5 Điều 67 Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật.
Trình tự, thủ tục thực hiện quy định tại mục 1 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được bảo
hộ theo quyết định bắt buộc quy định tại khoản 1 Điều 196 Luật
Sở hữu trí tuệ.
Trình tự, thủ tục thực hiện quy định tại mục 2 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Cấp Thẻ hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm
dịch thực vật quy định tại điểm b khoản 2 Điều 37 Luật Bảo vệ
và Kiểm dịch thực vật.
Trình tự, thủ tục thực hiện quy định tại mục 3 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Mục 2. PHÂN CẤP
Điều 7. Nhiệm vụ, thẩm quyền của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường trong lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực
vật phân cấp cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện
1. Công nhận các tiêu chuẩn Thực hành nông nghiệp tốt
khác (GAP khác) cho áp dụng để được hưởng chính sách hỗ trợ trong nông nghiệp,
lâm nghiệp và thủy sản quy định tại điểm a khoản 2 Điều 6 Quyết
định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về
một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp
tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản.
Trình tự, thủ tục thực hiện quy định tại mục 4 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Cấp phép xuất khẩu giống cây trồng và hạt lai của
giống cây trồng chưa được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu
hành và không thuộc Danh mục nguồn gen giống cây trồng cấm xuất khẩu phục vụ
nghiên cứu, khảo nghiệm, quảng cáo, triển lãm, trao đổi quốc tế không vì mục
đích thương mại quy định tại điểm b khoản 2 Điều 11 Nghị định số
94/2019/NĐ-CP ngày 13 ngày 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một
số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng
và canh tác.
Trình tự, thủ tục thực hiện quy định tại mục 5 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Cấp Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm
phân bón quy định tại Điều 10 Nghị định số 84/2019/NĐ-CP
ngày 14 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ quy định về quản lý phân bón.
Trình tự, thủ tục thực hiện quy định tại mục 6 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Thu hồi Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm
phân bón quy định tại Điều 11 Nghị định số 84/2019/NĐ-CP.
5. Cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất
phân bón quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định số
84/2019/NĐ-CP.
Trình tự, thủ tục thực hiện quy định tại mục 7 và mục 8 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
6. Thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất
phân bón quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định số
84/2019/NĐ-CP.
7. Cấp Giấy phép nhập khẩu phân bón quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định số 84/2019/NĐ-CP.
Trình tự, thủ tục thực hiện quy định tại mục 9 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
8. Cấp phép nhập khẩu giống cây trồng chưa được cấp
quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành phục vụ nghiên cứu, khảo
nghiệm, quảng cáo, triển lãm, trao đổi quốc tế (bao gồm cả giống cây trồng biến
đổi gen được nhập khẩu với mục đích khảo nghiệm để đăng ký cấp Quyết định công
nhận lưu hành giống cây trồng) quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị
định số 94/2019/NĐ-CP.
Trình tự, thủ tục thực hiện quy định tại mục 10 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
9. Cấp, cấp lại Quyết định công nhận tổ chức khảo
nghiệm giống cây trồng quy định tại điểm a, b khoản 3 Điều 7
Nghị định số 94/2019/NĐ-CP.
Trình tự, thủ tục thực hiện quy định tại mục 11 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
10. Hủy bỏ Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm
giống cây trồng quy định tại khoản 4 Điều 7 Nghị định số
94/2019/NĐ-CP.
11. Sửa đổi, đình chỉ, hủy bỏ hiệu lực của quyết định
chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng quy định tại Điều
24 Nghị định số 79/2023/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2023 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở
hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng.
Trình tự, thủ tục thực hiện quy định tại mục 12 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
12. Cấp giấy chứng nhận kiểm tra nghiệp vụ đại diện
quyền đối với giống cây trồng quy định tại Điều 27 Nghị định số
79/2023/NĐ-CP.
Trình tự, thủ tục thực hiện quy định tại mục 13 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
13. Cấp, cấp lại Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện
quyền đối với giống cây trồng quy định tại Điều 28, Điều 29 Nghị
định số 79/2023/NĐ-CP.
Trình tự, thủ tục thực hiện quy định tại mục 14 và mục 15 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
14. Thu hồi Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện
quyền đối với giống cây trồng quy định tại Điều 30 Nghị định số
79/2023/NĐ-CP.
15. Ghi nhận, ghi nhận lại tổ chức dịch vụ đại diện
quyền đối với giống cây trồng quy định tại Điều 31, Điều 32 Nghị
định số 79/2023/NĐ-CP.
Trình tự, thủ tục thực hiện quy định tại mục 16 và mục 17 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
16. Xóa tên tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với
giống cây trồng quy định tại Điều 33 Nghị định số 79/2023/NĐ-CP.
17. Kiểm tra nghiệp vụ giám định quyền đối với giống
cây trồng quy định tại Điều 111 Nghị định số 65/2023/NĐ-CP
ngày 23 tháng 8 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện
pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu
công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và
quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.
Trình tự, thủ tục thực hiện quy định tại mục 18 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Chương III
PHÂN QUYỀN, PHÂN CẤP
TRONG LĨNH VỰC CHĂN NUÔI VÀ THÚ Y
Mục 1. PHÂN QUYỀN
Điều 8. Nhiệm vụ, thẩm quyền của
Chính phủ trong lĩnh vực chăn nuôi và thú y phân quyền cho Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Môi trường thực hiện
1. Ban hành Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn và
Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu; quy định trình tự, thủ tục ban hành, cập
nhật Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn và Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu
quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật Chăn nuôi.
2. Quy định, sửa đổi, bổ sung quy mô chăn nuôi quy
định tại khoản 2 Điều 52 Luật Chăn nuôi.
3. Ban hành Danh mục động vật khác được phép chăn
nuôi quy định tại khoản 2 Điều 68 Luật Chăn nuôi.
Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn của
Thủ tướng Chính phủ trong lĩnh vực chăn nuôi và thú y phân quyền cho Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Môi trường thực hiện
1. Quyết định trao đổi nguồn gen giống vật nuôi
quý, hiếm; chấp thuận về việc trao đổi quốc tế nguồn gen giống vật nuôi có
trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu để phục vụ nghiên cứu khoa học, triển
lãm, quảng cáo quy định tại các khoản 2 và 4 Điều 15, khoản 3
Điều 16 Luật Chăn nuôi.
Trình tự, thủ tục thực hiện quy định tại mục 1 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Chấp thuận việc xuất khẩu hoặc trao đổi quốc tế
giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất
khẩu phục vụ nghiên cứu khoa học, triển lãm, quảng cáo quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật Chăn nuôi.
Trình tự, thủ tục thực hiện quy định tại mục 2 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
Điều 10. Nhiệm vụ, quyền hạn của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường trong lĩnh vực chăn nuôi và thú y phân
quyền cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện
1. Cấp, gia hạn Chứng chỉ hành nghề thú y thuộc thẩm
quyền của Bộ Nông nghiệp và Môi trường (gồm sản xuất, kiểm nghiệm, khảo nghiệm,
xuất khẩu, nhập khẩu thuốc thú y) quy định tại điểm b khoản 1
Điều 109, điểm a khoản 3 Điều 110 Luật Thú y.
Trình tự, thủ tục thực hiện quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều 109 Luật Thú y.
2. Cấp lại Chứng chỉ hành nghề thú y (trong trường
hợp bị mất, sai sót, hư hỏng; có thay đổi thông tin liên quan đến cá nhân đã được
cấp Chứng chỉ hành nghề thú y gồm: sản xuất, kiểm nghiệm, khảo nghiệm, xuất khẩu,
nhập khẩu thuốc thú y) quy định tại khoản 1, điểm a khoản 3 Điều
110 Luật Thú y.
Trình tự, thủ tục thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 110 Luật Thú y.
3. Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện
sản xuất thức ăn chăn nuôi quy định tại điểm a khoản 1, khoản 3
Điều 39 Luật Chăn nuôi, điểm a khoản 1, khoản 7 Điều 10 Nghị
định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi
tiết Luật Chăn nuôi.
Trình tự, thủ tục thực hiện quy định tại các khoản 3 và khoản 5 Điều 10 Nghị định số 13/2020/NĐ-CP.
4. Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc thú
y (trừ sản xuất thuốc thú y dạng dược phẩm, vắc xin); cấp lại Giấy chứng nhận đủ
điều kiện sản xuất thuốc thú y, trong trường hợp bị mất, sai sót, hư hỏng; thay
đổi thông tin có liên quan đến tổ chức đăng ký (trừ sản xuất thuốc thú y dạng
dược phẩm, vắc- xin) quy định tại Điều 96 Luật Thú y.
Trình tự, thủ tục thực hiện quy định tại mục 3, mục 4 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
5. Cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập
khẩu thuốc thú y; cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu thuốc thú y
(trong trường hợp bị mất, sai sót, hư hỏng; thay đổi thông tin có liên quan đến
tổ chức đăng ký) quy định tại Điều 98 Luật Thú y.
Trình tự, thủ tục thực hiện quy định tại mục 5, mục 6 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
6. Công bố, công bố lại, thay đổi thông tin sản phẩm
thức ăn chăn nuôi bổ sung quy định tại Điều 34, Điều 35 Luật
Chăn nuôi.
Trình tự, thủ tục thực hiện quy định tại mục 7 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
7. Cấp giấy phép nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chưa
được công bố thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Môi
trường quy định tại khoản 3 Điều 41 Luật Chăn nuôi.
Trình tự, thủ tục thực hiện quy định tại mục 8 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
8. Kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc thú y nhập
khẩu quy định tại khoản 6 Điều 100 Luật Thú y.
Trình tự, thủ tục thực hiện quy định tại mục 9 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
Mục 2. PHÂN CẤP
Điều 11. Nhiệm vụ, quyền hạn của
Chính phủ trong lĩnh vực chăn nuôi và thú y phân cấp cho Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và Môi trường thực hiện
Quy định, sửa đổi, bổ sung hệ số đơn vị vật nuôi
quy định tại khoản 5 Điều 21 Nghị định số 13/2020/NĐ-CP.
Điều 12. Nhiệm vụ, quyền hạn của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường trong lĩnh vực chăn nuôi và thú y phân cấp
cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện
1. Kiểm tra, miễn giảm kiểm tra nhà nước về chất lượng
thức ăn chăn nuôi nhập khẩu quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định
số 13/2020/NĐ-CP.
Trình tự, thủ tục thực hiện quy định tại mục 10 và mục 11 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc
thú y có chứa chất ma túy, tiền chất (trừ sản xuất thuốc thú y dạng dược phẩm
và vắc-xin) theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định số
105/2021/NĐ-CP ngày 04 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống
ma túy.
Trình tự, thủ tục thực hiện quy định tại mục 12 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc
thú y có chứa chất ma túy, tiền chất (trừ sản xuất thuốc thú y dạng dược phẩm
và vắc-xin) (đối với trường hợp giấy chứng nhận bị mất, sai sót, hư hỏng hoặc
có thay đổi về thông tin của cơ quan, tổ chức) trừ dược phẩm và vắc-xin quy định
tại khoản 3 Điều 16 Nghị định số 105/2021/NĐ-CP.
Trình tự, thủ tục thực hiện quy định tại mục 13 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Sửa đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất
thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất (trừ sản xuất thuốc thú y dạng dược
phẩm và vắc-xin) (trường hợp có thay đổi về địa điểm, quy mô, chủng loại, loại
hình nghiên cứu, sản xuất) quy định tại khoản 4 Điều 16 Nghị định
số 105/2021/NĐ-CP.
Trình tự, thủ tục thực hiện quy định tại mục 14 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
5. Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện
sản xuất sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi quy định tại Điều
32a Nghị định số 13/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định
số 46/2022/NĐ-CP ngày 13 tháng 7 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày
21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi.
Trình tự, thủ tục thực hiện quy định tại mục 15 và mục 16 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
Chương IV
PHÂN QUYỀN, PHÂN CẤP
TRONG LĨNH VỰC THỦY SẢN VÀ KIỂM NGƯ
Mục 1. PHÂN QUYỀN
Điều 13. Nhiệm vụ, quyền hạn của
Chính phủ trong lĩnh vực thủy sản và kiểm ngư phân quyền cho Thủ tướng Chính phủ
thực hiện
Quy định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức; cơ
chế hoạt động, quản lý, sử dụng tài chính của quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi
thủy sản quy định tại khoản 5 Điều 21 Luật Thủy sản.
Điều 14. Nhiệm vụ, quyền hạn của
Chính phủ trong lĩnh vực thủy sản và kiểm ngư phân quyền cho Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Môi trường thực hiện
1. Quy định chi tiết về đồng quản lý trong bảo vệ
nguồn lợi thủy sản quy định tại khoản 10 Điều 10 Luật Thủy sản.
2. Ban hành danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý,
hiếm; tiêu chí xác định loài, chế độ quản lý, bảo vệ và trình tự, thủ tục khai
thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm quy định tại điểm b khoản
3 Điều 13 Luật Thủy sản.
3. Ban hành Quy chế quản lý khu bảo tồn biển quy định
tại khoản 4 Điều 16 Luật Thủy sản.
4. Ban hành danh mục loài thủy sản được phép kinh
doanh tại Việt Nam quy định tại điểm a khoản 2 Điều 23 Luật Thuỷ
sản.
5. Quy định nội dung, trình tự, thủ tục cấp, cấp lại,
thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản
quy định tại khoản 5 Điều 25 Luật Thủy sản.
6. Quy định nội dung, thời gian kiểm tra duy trì điều
kiện; nội dung, trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ
điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy
sản quy định tại khoản 5 Điều 34 Luật Thủy sản.
7. Quy định chi tiết Điều 27 về
nhập khẩu, xuất khẩu giống thủy sản quy định tại khoản 5 Điều
27 Luật Thủy sản.
8. Quy định việc đặt tên giống, nội dung, trình tự,
thủ tục khảo nghiệm giống thủy sản quy định tại khoản 4 Điều 28
Luật Thuỷ sản.
9. Quy định chi tiết nội dung; quy định trình tự,
thủ tục khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy
sản quy định tại khoản 6 Điều 35 Luật Thủy sản.
10. Quy định chi tiết Điều 36 về
nhập khẩu, xuất khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy
sản quy định tại khoản 5 Điều 36 Luật Thuỷ sản.
11. Quy định thẩm quyền, nội dung, trình tự, thủ tục
cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản; thẩm quyền, nội
dung, trình tự, thủ tục đăng ký đối với hình thức nuôi trồng thủy sản lồng bè,
đối tượng thủy sản nuôi chủ lực; nội dung, trình tự, thủ tục cấp phép nuôi trồng
thủy sản trên biển tại khoản 5 Điều 38 Luật Thuỷ sản.
12. Quy định việc cấp phép nuôi trồng thủy sản trên
biển đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
quy định tại khoản 3 Điều 39 Luật Thuỷ sản.
13. Quy định trình tự, thủ tục xác nhận nguồn gốc
loài thủy sản thuộc Phụ lục của Công ước quốc tế
về buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; các loài thủy sản
nguy cấp, quý, hiếm có nguồn gốc từ nuôi trồng hoặc khai thác từ tự nhiên quy định
tại khoản 3 Điều 40 Luật Thủy sản.
14. Quy định trình tự và thủ tục chứng nhận cơ sở đủ
điều kiện nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo loài thủy sản
thuộc Phụ lục của Công ước quốc tế về buôn bán các
loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; các loài thủy sản nguy cấp, quý,
hiếm quy định tại khoản 3 Điều 40 Luật Thủy sản.
15. Quy định trình tự, thủ tục
thu hồi khu vực biển đã giao để nuôi trồng thủy sản quy định tại khoản 4 Điều 45 Luật Thủy sản.
16. Quy định thiết bị giám sát hành trình đối với
tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên quy định tại điểm
đ khoản 2 Điều 50 Luật Thủy sản.
17. Quy định nội dung, trình tự, thủ tục cấp, gia hạn,
cấp lại, thu hồi Giấy phép khai thác thủy sản quy định tại khoản
3 Điều 51 Luật Thủy sản.
18. Quy định trình tự, thủ tục cấp, gia hạn, cấp lại,
thu hồi giấy phép đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài có tàu hoạt động thủy sản
trong vùng biển Việt Nam quy định tại khoản 7 Điều 56 Luật Thủy
sản.
19. Quy định treo cờ tổ quốc trên tàu cá quy định tại
điểm k khoản 2 Điều 57 Luật Thủy sản.
20. Quy định trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đóng mới, cải hoán tàu cá quy định tại khoản 4 Điều 64 Luật Thủy sản.
21. Quy định trình tự, thủ tục cấp phép nhập khẩu
tàu cá, thuê tàu trần; quy định việc tặng cho, viện trợ tàu cá quy định tại khoản 4 Điều 66 Luật Thủy sản.
22. Quy định độ sâu luồng vào cảng và vùng nước trước
cầu cảng quy định tại điểm d khoản 1, điểm d khoản 2 Điều 78 Luật
Thủy sản.
23. Quy định nội dung, trình tự, thủ tục công bố mở,
đóng cảng cá quy định tại khoản 4 Điều 79 Luật Thủy sản.
24. Ban hành Danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu,
Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện quy định tại khoản
7 Điều 98.
25. Quy định chi tiết Điều 99 về
chế biến, xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh loài
thủy sản thuộc Phụ lục của Công ước quốc tế về
buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; loài thủy sản nguy
cấp, quý, hiếm quy định tại khoản 3 Điều 99 Luật Thủy sản.
Điều 15. Nhiệm vụ, quyền hạn của
Thủ tướng Chính phủ trong lĩnh vực thủy sản và kiểm ngư phân quyền cho Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Môi trường thực hiện
1. Phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình điều
tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản
trên phạm vi cả nước định kỳ 05 năm quy định tại điểm a khoản 3
Điều 12 Luật Thủy sản.
2. Phê duyệt, tổ chức thực hiện chương trình quốc
gia bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản quy định tại điểm a
khoản 3 Điều 13 Luật Thủy sản.
3. Quyết định thành lập khu bảo tồn biển cấp quốc
gia có diện tích thuộc địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở
lên quy định tại điểm a khoản 3 Điều 16 Luật Thủy sản.
4. Chấp thuận việc cấp phép xuất khẩu giống thủy sản
đối với trường hợp vì mục đích nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế cần xuất khẩu
giống thủy sản có tên trong Danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu hoặc Danh mục
loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện nhưng không đáp ứng đủ điều kiện quy định
tại điểm c khoản 3 Điều 27 Luật Thuỷ sản.
5. Quy định đối tượng thủy sản nuôi chủ lực quy định
tại khoản 4 Điều 38 Luật Thuỷ sản.
6. Phê duyệt dự án hợp tác về khai thác thủy sản
quy định tại khoản 2 Điều 55 Luật Thủy sản.
Điều 16. Nhiệm vụ, quyền hạn của
Thủ tướng Chính phủ trong lĩnh vực thủy sản và kiểm ngư phân quyền cho Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện
Quyết định thành lập khu bảo tồn biển cấp quốc gia
có diện tích thuộc địa bàn quản lý quy định tại điểm b, khoản 3
Điều 16 Luật Thủy sản.
Điều 17. Nhiệm vụ, quyền hạn của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường trong lĩnh vực thủy sản và kiểm ngư phân
quyền cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện
Ban hành Danh mục nghề, ngư cụ cấm sử dụng khai
thác thủy sản; Danh mục khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn trên địa bàn
tỉnh quy định tại khoản 4 Điều 13 Luật Thủy sản.
Điều 18. Nhiệm vụ, quyền hạn của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường trong lĩnh vực thủy sản và kiểm ngư phân
quyền cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện
1. Cấp phép nhập khẩu giống thủy sản không có tên
trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam để khảo nghiệm,
nghiên cứu khoa học, trưng bày tại hội chợ, triển lãm quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật Thủy sản.
Trình tự, thủ tục thực hiện quy định tại mục 1 và mục 6 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Cấp phép nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử
lý môi trường nuôi trồng thủy sản có hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật,
nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản không thuộc Danh mục hóa chất, chế phẩm
sinh học, vi sinh vật cấm sử dụng trong thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi
trường nuôi trồng thủy sản và Danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật,
nguyên liệu sản xuất thức ăn được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản tại Việt
Nam để khảo nghiệm, nghiên cứu khoa học, trưng bày tại hội chợ, triển lãm quy định
tại khoản 2 Điều 36 Luật Thủy sản.
Trình tự, thủ tục thực hiện quy định tại mục 2 và mục 7 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển cho tổ chức,
cá nhân Việt Nam trong khu vực biển ngoài 06 hải lý, khu vực biển giáp ranh giữa
các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, khu vực biển nằm đồng thời trong và
ngoài 06 hải lý quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật Thủy sản.
Trình tự, thủ tục thực hiện quy định tại Điều 37 Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2019 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản (đã được sửa đổi, bổ sung một số
điều theo Nghị định số 37/2024/NĐ-CP ngày 04 tháng
4 năm 2024 của Chính phủ).
4. Cấp phép nhập khẩu tàu cá để khai thác thủy sản;
cấp phép thuê tàu trần quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 66
Luật Thuỷ sản.
Trình tự, thủ tục thực hiện quy định tại mục 3 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
5. Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ
điều kiện đăng kiểm tàu cá; định kỳ 24 tháng thực hiện kiểm tra duy trì điều kiện
cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 69 Luật Thủy sản (trừ cơ sở
đăng kiểm tàu cá thuộc cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản do trung ương quản
lý).
Trình tự, thủ tục thực hiện quy định tại mục 4, mục 5 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
6. Công bố mở, đóng cảng cá loại I quy định tại điểm a khoản 3 Điều 79 Luật Thủy sản
Trình tự, thủ tục thực hiện quy định tại Điều 61 Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2019 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản (đã được sửa đổi, bổ sung một số
điều theo Nghị định số 37/2024/NĐ-CP ngày
04 tháng 4 năm 2024 của Chính phủ).
7. Ban hành danh mục khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản
trên địa bàn tỉnh quy định tại điểm a khoản 2 Điều 17 Luật Thủy
sản.
Mục 2. PHÂN CẤP
Điều 19. Nhiệm vụ, quyền hạn của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường trong lĩnh vực thủy sản và kiểm ngư phân
cấp cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện
1. Công nhận kết quả khảo nghiệm giống thuỷ sản quy
định tại Điều 26 Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08 tháng
3 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản (đã được sửa đổi, bổ sung một số
điều theo Nghị định số 37/2024/NĐ-CP ngày
04 tháng 4 năm 2024 của Chính phủ).
Trình tự, thủ tục thực hiện quy định tại mục 6 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Công nhận kết quả khảo nghiệm thức ăn thuỷ sản,
sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản Điều 32 Nghị định
số 26/2019/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 37/2024/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2024 của
Chính phủ).
Trình tự, thủ tục thực hiện quy định tại mục 7 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển đối với
nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 38 Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2019 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản (đã được sửa đổi, bổ sung bởi
Nghị định số 37/2024/NĐ-CP ngày 04 tháng 4
năm 2024 của Chính phủ).
Trình tự, thủ tục thực hiện quy định tại mục 8 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Cấp văn bản chấp thuận khai thác loài thủy sản
nguy cấp, quý, hiếm (để mục đích bảo tồn, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu tạo
nguồn giống ban đầu, hợp tác quốc tế) quy định tại Điều 9 Nghị
định số 26/2019/NĐ-CP.
Trình tự, thủ tục thực hiện quy định tại mục 9 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
Chương V
PHÂN QUYỀN, PHÂN CẤP
TRONG LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP VÀ KIỂM LÂM
Mục 1. PHÂN QUYỀN
Điều 20. Nhiệm vụ, quyền hạn của
Chính phủ trong lĩnh vực lâm nghiệp và kiểm lâm phân quyền cho Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Môi trường thực hiện
1. Quy định Danh mục và chế độ quản lý, bảo vệ thực
vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; trình tự, thủ tục khai thác các
loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và các loài thực vật rừng
hoang dã, động vật rừng hoang dã thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực
vật hoang dã nguy cấp quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật
Lâm nghiệp.
2. Quy định chi tiết điều kiện, trình tự, thủ tục,
thẩm quyền cấp phép trồng cấy nhân tạo và gây nuôi các loài thực vật rừng, động
vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; các loài thực vật rừng, động vật rừng thuộc Phụ lục
của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động
vật, thực vật hoang dã nguy cấp; loài động vật rừng thông thường quy định tại
khoản 2 Điều 49 Luật Lâm nghiệp.
3. Quy định về cấp giấy phép, giấy chứng nhận và hoạt
động xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tái nhập, quá cảnh mẫu vật các
loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và loài thuộc Phụ lục của
Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật,
thực vật hoang dã nguy cấp quy định tại điểm c, điểm d khoản
1 Điều 72 Luật Lâm nghiệp.
Điều 21. Nhiệm vụ, quyền hạn của
Thủ tướng Chính phủ trong lĩnh vực lâm nghiệp và kiểm lâm phân quyền cho Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Môi trường thực hiện
1. Quyết định chuyển loại rừng đối với khu rừng do
Thủ tướng Chính phủ thành lập quy định tại điểm a khoản 2 Điều
18 Luật Lâm nghiệp.
2. Quyết định thành lập hoặc điều chỉnh các khu rừng
đặc dụng, khu rừng phòng hộ có tầm quan trọng quốc gia hoặc nằm trên địa bàn
nhiều tỉnh quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Lâm nghiệp.
3. Quyết định đóng, mở cửa rừng tự nhiên trên phạm
vi cả nước hoặc trên phạm vi nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định
tại khoản 1 Điều 31 Luật Lâm nghiệp.
Điều 22. Nhiệm vụ, quyền hạn của
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp và kiểm lâm phân quyền cho
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện
1. Thẩm quyền giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng
đối với tổ chức quy định tại điểm a khoản 1 Điều 23 và điểm d
khoản 1 Điều 102 Luật Lâm nghiệp.
2. Trình tự, thủ tục cho thuê rừng đối với tổ chức
quy định tại mục 1 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này
và Nghị định quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 02 cấp,
phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực đất đai.
3. Trình tự, thủ tục giao rừng, thu hồi rừng đối với
tổ chức quy định tại Nghị định quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền
địa phương 02 cấp, phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực đất đai.
Mục 2. PHÂN CẤP
Điều 23. Nhiệm vụ, quyền hạn của
Thủ tướng Chính phủ trong lĩnh vực lâm nghiệp và kiểm lâm phân cấp cho Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Môi trường thực hiện
Phê duyệt điều chỉnh phân khu chức năng của khu rừng
đặc dụng quy định tại điểm c khoản 10 Điều 9 Nghị định số
156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, được
sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 91/2024/NĐ-CP
ngày 18 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ.
Điều 24. Nhiệm vụ, quyền hạn của
Thủ tướng Chính phủ trong lĩnh vực lâm nghiệp và kiểm lâm phân cấp cho Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện
1. Quyết định hỗ trợ gạo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 21 Nghị định số 58/2024/NĐ-CP ngày 24
tháng 5 năm 2024 của Chính phủ về một số chính sách đầu tư trong lâm nghiệp.
2. Trình tự hỗ trợ gạo:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch, tổng
hợp danh sách, đơn vị tiếp nhận, mức trợ cấp, số lượng gạo hỗ trợ, thời gian hỗ
trợ gạo cho đối tượng theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định
số 58/2024/NĐ-CP ngày 24 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ gửi xin ý kiến Bộ
Nông nghiệp và Môi trường, Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Bộ Tài chính; trên cơ sở ý
kiến của các bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định hỗ trợ gạo
cho địa phương.
b) Căn cứ quyết định hỗ trợ gạo của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quyết định xuất cấp gạo dự
trữ quốc gia để hỗ trợ cho địa phương và giao Cục Dự trữ Nhà nước tổ chức thực
hiện xuất cấp gạo dự trữ quốc gia hỗ trợ cho các địa phương theo đúng quy định.
Các đơn vị dự trữ quốc gia được giao nhiệm vụ xuất
cấp gạo tổ chức vận chuyển gạo cho đơn vị tiếp nhận gạo theo quyết định của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tại trung tâm xã, phường, đặc khu trực thuộc tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương được hỗ trợ. Kinh phí đảm bảo cho việc xuất cấp,
vận chuyển, giao nhận gạo từ kho dự trữ quốc gia đến trung tâm xã, phường, đặc
khu được bố trí từ chi dự trữ quốc gia.
Đơn vị tiếp nhận gạo của tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương có trách nhiệm tổ chức tiếp nhận gạo trên phương tiện vận chuyển của
bên giao tại trung tâm xã, phường, đặc khu trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương. Kinh phí vận chuyển gạo từ trung tâm xã, phường, đặc khu đến đối tượng
được hỗ trợ gạo được cân đối trong dự toán chi thường xuyên hằng năm theo phân
cấp quản lý hiện hành.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn việc tiếp
nhận, cấp gạo và sử dụng gạo dự trữ quốc gia được hỗ trợ. Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc quản lý, phân phối, sử dụng
gạo được hỗ trợ của địa phương.
Điều 25. Nhiệm vụ, quyền hạn của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường trong lĩnh vực lâm nghiệp và kiểm lâm
phân cấp cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện
Cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng
lâm nghiệp; cấp lại giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp
do bị mất, bị hỏng quy định tại Điều 25 và Điều 26 Nghị định số
27/2021/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ về quản lý giống cây
trồng lâm nghiệp.
Trình tự, thủ tục thực hiện cấp Giấy phép xuất khẩu,
nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp; cấp lại giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu giống
cây trồng lâm nghiệp do bị mất, bị hỏng quy định tại mục 2 và mục
3 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
Chương VI
PHÂN QUYỀN, PHÂN CẤP
TRONG LĨNH VỰC THỦY LỢI
Mục 1. PHÂN QUYỀN
Điều 26. Nhiệm vụ, quyền hạn của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường trong lĩnh vực thủy lợi phân quyền cho Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện
Quản lý công trình thủy lợi mà việc khai thác và bảo
vệ liên quan đến 02 tỉnh trở lên quy định tại điểm a khoản 1
Điều 21 Luật Thủy lợi theo Danh mục phân giao quản lý công trình thủy lợi
do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường ban hành.
Mục 2. PHÂN CẤP
Điều 27. Nhiệm vụ, quyền hạn của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường trong lĩnh vực thủy lợi phân cấp cho Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện
1. Phê duyệt phương án bảo vệ
đập, hồ chứa nước quy định tại điểm a khoản 5 Điều 23 Nghị
định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của
Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.
Trình tự, thủ tục thực hiện quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Cấp, cấp lại, gia hạn, điều
chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công
trình thủy lợi quy định tại điểm a khoản 1 Điều 16 Nghị định
số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018,của Chính phủ quy định chi tiết một
số điều của Luật Thủy lợi, đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản
8 Điều 1 của Nghị định số 40/2023/NĐ-CP ngày
27 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ.
Việc cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy
phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi theo quy định tại
Điều 21, Điều 22, Điều 28, Điều 29 và Điều
30 Nghị định số 67/2018/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 40/2023/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2023 của Chính
phủ.
Chương VII
PHÂN QUYỀN TRONG LĨNH VỰC
ĐÊ ĐIỀU
Điều 28. Nhiệm vụ, quyền hạn của
Thủ tướng Chính phủ trong lĩnh vực đê điều phân quyền cho Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh thực hiện
Phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng
bãi sông, bãi nổi hoặc cù lao nơi chưa có công trình xây dựng quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 26 Luật Đê điều.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ
đạo lập dự án đầu tư xây dựng công trình quy định tại khoản 3
Điều 26 Luật Đê điều, đã được sửa đổi bổ sung một số điều tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống
thiên tai và Luật Đê điều, trình Bộ Nông nghiệp và Môi trường thẩm định trước
khi phê duyệt.
Chương VIII
PHÂN CẤP TRONG LĨNH VỰC
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN
Điều 29. Nhiệm vụ, quyền hạn của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường trong lĩnh vực quản lý chất lượng nông
lâm sản và thủy sản phân cấp cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện
1. Cấp, thu hồi Giấy chứng nhận
cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm quy định tại khoản 6
Điều 38 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng
02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.
Trình tự, thủ tục thực hiện theo quy định của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
2. Cấp, bổ sung, sửa đổi, cấp
lại, thu hồi Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với hàng hóa xuất khẩu
thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Môi trường quy định tại khoản 1 và điểm e khoản 3, khoản 4 Điều 11 Nghị định số
69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một
số điều của Luật Quản lý ngoại thương.
Trình tự, thủ tục thực hiện quy định tại mục 1 và mục 2 Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Chỉ định cơ sở kiểm nghiệm
thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước theo quy định tại khoản
8 Điều 38 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP.
Trình tự, thủ tục thực hiện theo
quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
Chương IX
PHÂN QUYỀN, PHÂN CẤP
TRONG LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN NƯỚC
Mục 1. PHÂN QUYỀN
Điều 30. Nhiệm vụ, quyền hạn của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường trong lĩnh vực tài nguyên nước phân quyền
cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện
1. Xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực
lấy nước sinh hoạt đối với công trình có phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy
nước sinh hoạt nằm trên địa bàn hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở
lên quy định tại khoản 6 Điều 26 Luật Tài nguyên nước.
2. Lập, công bố, điều chỉnh danh mục hồ, ao, đầm,
phá không được san lấp đối với hồ, ao, đầm, phá thuộc nguồn nước mặt liên tỉnh
quy định tại khoản 6 Điều 63 Luật Tài nguyên nước. Trình tự,
thủ tục thực hiện như sau:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lập,
công bố, điều chỉnh danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp nằm trên địa
bàn tỉnh. Trường hợp hồ, ao, đầm, phá nằm trên địa bàn hai tỉnh trở lên thì việc
lập, công bố được thực hiện trên địa bàn từng tỉnh;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lấy ý kiến góp
ý của các sở, ngành và đại diện cộng đồng dân cư, đại diện một số tổ chức, cá
nhân có liên quan về danh mục các hồ, ao, đầm, phá không được san lấp và lấy ý
kiến của các tỉnh có liên quan trong trường hợp hồ, ao, đầm, phá nằm trên địa
bàn hai tỉnh trở lên;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập danh mục các hồ,
ao, đầm, phá không được san lấp có trách nhiệm tổng hợp ý kiến và giải trình,
tiếp thu ý kiến trước khi trình phê duyệt;
d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt Danh mục hồ,
ao, đầm, phá không được san lấp nằm trên địa bàn tỉnh. Trường hợp hồ, ao, đầm,
phá nằm trên địa bàn hai tỉnh trở lên thì việc phê duyệt được thực hiện trên địa
bàn từng tỉnh;
đ) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan lập
danh mục có trách nhiệm tổ chức công bố Danh mục trên các phương tiện thông tin
đại chúng và đăng tải lên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
thông báo tới Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan trong trường hợp hồ, ao, đầm,
phá nằm trên địa bàn hai tỉnh trở lên.
Mục 2. PHÂN CẤP
Điều 31. Nhiệm vụ, quyền hạn của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường trong lĩnh vực tài nguyên nước phân cấp
cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện
1. Cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung, cấp lại, chấp
thuận trả lại, đình chỉ hiệu lực, thu hồi, giấy phép hành nghề khoan nước dưới
đất quy định tại điểm a khoản 1 Điều 32 Nghị định số
54/2024/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ quy định việc hành nghề
khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền
cấp quyền khai thác tài nguyên nước (Nghị định số 54/2024/NĐ-CP).
Trình tự, thủ tục thực hiện quy định tại khoản 2 Điều 34; khoản 6 Điều 35; khoản 4 Điều 36 Nghị định số
54/2024/NĐ-CP.
2. Chấp thuận nội dung về
phương án chuyển nước đối với các dự án quy định tại khoản
3 Điều 47 Nghị định số 53/2024/NĐ-CP ngày 16
tháng 5 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước.
Trình tự, thủ tục thực hiện quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Phê duyệt, điều chỉnh, truy
thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định tại khoản 1 Điều 50, khoản 6 Điều 52 Nghị định số 54/2024/NĐ-CP.
Trình tự, thủ tục thực hiện quy định tại Điều 51, khoản 2 và khoản 6 Điều 52 Nghị định số 54/2024/NĐ-CP.
4. Cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại, chấp thuận trả
lại, tạm dừng, đình chỉ, thu hồi giấy phép khai thác tài nguyên nước, giấy phép
thăm dò nước dưới đất bao gồm:
a) Thăm dò nước dưới đất đối với công trình có quy
mô từ 3.000 m3/ngày đêm đến dưới 5000 m3/ngày đêm;
b) Khai thác nước dưới đất đối với công trình có
quy mô từ 3.000 m3/ngày đêm đến dưới 5000 m3/ngày đêm;
c) Hồ chứa, đập dâng thủy lợi khai thác nước mặt
cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản có quy mô khai thác từ 2 m3/giấy
đến dưới 5 m3/giấy và có dung tích toàn bộ từ 3 triệu m3
đến dưới 5 triệu m3 hoặc hồ chứa, đập dâng thủy lợi khai thác nước mặt
cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản có quy mô khai thác từ 5 m3/giấy
đến dưới 10 m3/giấy;
d) Công trình khai thác nước mặt khác hồ chứa, đập
dâng thuỷ lợi để cấp cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản có quy mô
khai thác nước từ 5 m3/giấy đến dưới 10 m3/giấy;
đ) Khai thác nước mặt để phát điện với công suất lắp
máy từ 2.000 kw đến dưới 5.000 kw;
e) Công trình ngăn sông, suối, kênh, mương, rạch với
mục đích ngăn mặn, tạo nguồn, chống ngập, tạo cảnh quan (trừ hồ chứa, đập dâng
thủy lợi, thủy điện) có tổng chiều dài hạng mục công trình ngăn sông, suối,
kênh, mương, rạch từ 60 m đến dưới 100 m. Đối với cống ngăn sông, suối, kênh,
mương, rạch với mục đích ngăn mặn, tạo nguồn, chống ngập, tạo cảnh quan có tổng
chiều rộng thông nước từ 50 m đến dưới 100m.
Trình tự, thủ tục thực hiện quy định tại Điều 22, Điều 23, Điều 24, Điều 27, Điều 28
Nghị định số 54/2024/NĐ-CP.
Chương X
PHÂN QUYỀN TRONG LĨNH VỰC
ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN
Điều 32. Nhiệm vụ, quyền hạn của
Thủ tướng Chính phủ trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản phân quyền cho Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Môi trường thực hiện
1. Phê duyệt danh mục đề án điều tra địa chất về
khoáng sản khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia điều tra quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Địa chất và khoáng sản.
2. Chấp thuận thăm dò, khai thác khoáng sản ở khu vực
cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản đối với
khoáng sản nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 26 Luật Địa chất
và khoáng sản.
3. Phê duyệt kết quả khoanh định khu vực dự trữ
khoáng sản quốc gia quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật Địa chất
và khoáng sản.
4. Cho phép thực hiện các Dự án xây dựng công trình
hạ tầng kỹ thuật phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng theo quy định của pháp luật
về đất đai có thời hạn sử dụng đất ổn định lâu dài hoặc có thời gian hoạt động
dài hơn thời gian dự trữ khoáng sản còn lại tại khu vực dự trữ khoáng sản quốc
gia quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Địa chất và khoáng sản.
5. Quyết định thời gian dự trữ khoáng sản, gia hạn
thời gian dự trữ khoáng sản cho từng khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia quy định
tại khoản 2 Điều 31 Luật Địa chất và khoáng sản.
6. Quyết định diện tích khu vực thăm dò khoáng sản
lớn hơn diện tích quy định tại điểm d khoản 1 Điều 41 Luật Địa
chất và khoáng sản.
7. Quyết định chấp thuận bằng văn bản đối với trường
hợp cấp quá 05 giấy phép thăm dò khoáng sản cho cùng một tổ chức quy định tại điểm h khoản 1 Điều 43 Luật Địa chất và khoáng sản.
8. Quyết định danh mục các khu vực khoáng sản chiến
lược, quan trọng, khoáng sản có giá trị kinh tế cao, nhu cầu sử dụng lớn phải sử
dụng vốn ngân sách để tổ chức thực hiện thăm dò khoáng sản quy định tại khoản 2 Điều 49 Luật Địa chất và khoáng sản.
9. Phê duyệt, điều chỉnh khu vực không đấu giá quyền
khai thác khoáng sản quy định tại khoản 3 Điều 100 Luật Địa chất
và khoáng sản.
10. Phê duyệt danh mục khoáng sản chiến lược, quan
trọng quy định tại khoản 2 Điều 107 Luật Địa chất và khoáng sản.
Trình tự, thủ tục thực hiện nhiệm vụ từ khoản 1 đến
khoản 9 Điều này thực hiện theo quy định tại Nghị định quy định chi tiết và biện
pháp thi hành Luật Địa chất và khoáng sản và
theo quy định của cơ quan được phân cấp.
Điều 33. Nhiệm vụ, quyền hạn của
Thủ tướng Chính phủ trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản phân quyền cho Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện các
nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản,
bao gồm:
a) Phê duyệt khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu
vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản quy định tại khoản 4 Điều
26 Luật Địa chất và khoáng sản.
b) Chấp thuận thăm dò, khai thác khoáng sản ở khu vực
cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản đối với
khoáng sản nhóm II, nhóm III, nhóm IV quy định tại khoản 3 Điều
26 Luật Địa chất và khoáng sản
2. Trình tự, thủ tục thực hiện nhiệm vụ quy định tại
khoản 1 Điều này theo quy định tại Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi
hành Luật Địa chất và khoáng sản và theo
quy định của cơ quan được phân quyền, phân cấp.
Điều 34. Nhiệm vụ, quyền hạn của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản
quốc gia trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản phân quyền cho Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh thực hiện
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện các
nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường trong quản lý
khoáng sản nhóm II, bao gồm:
a) Cấp, gia hạn, cấp lại, điều chỉnh, thu hồi, cho
phép trả lại giấy phép thăm dò khoáng sản; chấp thuận cho phép chuyển nhượng
quyền thăm dò khoáng sản quy định tại khoản 1 Điều 108 Luật Địa
chất và khoáng sản;
b) Cấp, gia hạn, cấp lại, cấp đổi, điều chỉnh, thu
hồi, cho phép trả lại giấy phép khai thác khoáng sản; chấp thuận chuyển nhượng
quyền khai thác khoáng sản quy định tại khoản 1 Điều 108 Luật
Địa chất và khoáng sản;
c) Phê duyệt, điều chỉnh đề án đóng cửa mỏ khoáng sản,
chấp thuận phương án đóng cửa mỏ khoáng sản, quyết định đóng cửa mỏ khoáng sản
quy định tại khoản 1 Điều 108 Luật Địa chất và khoáng sản.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện các
nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia trong
việc công nhận kết quả thăm dò khoáng sản, thăm dò bổ sung đối với khoáng sản
nhóm II quy định tại khoản 1 Điều 51 Luật Địa chất và khoáng sản.
Trình tự, thủ tục thực hiện nhiệm vụ quy định tại
khoản 1 và khoản 2 Điều này thực hiện theo quy định tại Nghị định quy định chi
tiết và biện pháp thi hành Luật Địa chất và
khoáng sản và theo quy định của cơ quan, người có thẩm quyền được phân quyền,
phân cấp.
Chương XI
PHÂN QUYỀN, PHÂN CẤP
TRONG LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG
Mục 1. PHÂN QUYỀN
Điều 35. Nhiệm vụ, quyền hạn của
Thủ tướng Chính phủ trong lĩnh vực môi trường phân quyền cho Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Môi trường thực hiện
1. Ban hành tiêu chí về bảo vệ môi trường trong xây
dựng và phát triển nông thôn quy định tại điểm e khoản 2 Điều
58 Luật Bảo vệ môi trường.
2. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường
quốc gia theo quy định của pháp luật về quy hoạch quy định tại điểm
b khoản 1 Điều 109 Luật Bảo vệ môi trường.
Điều 36. Nhiệm vụ, quyền hạn của
Thủ tướng Chính phủ trong lĩnh vực môi trường phân quyền cho Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh thực hiện
Ban hành kế hoạch xử lý, cải tạo và phục hồi ô nhiễm
môi trường đất đặc biệt nghiêm trọng thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 của Luật Bảo vệ môi trường quy định tại điểm c khoản 1 Điều 19 Luật Bảo vệ môi trường và khoản 1 Điều 18 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.
Điều 37. Nhiệm vụ, quyền hạn của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường trong lĩnh vực môi trường phân quyền cho
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện
1. Xây dựng kế hoạch xử lý, cải tạo và phục hồi ô
nhiễm môi trường đất đặc biệt nghiêm trọng thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 của Luật Bảo vệ môi trường quy định tại điểm b khoản 1 Điều 19 Luật Bảo vệ môi trường và khoản 1 Điều 18 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.
2. Chỉ đạo, tổ chức quản lý bùn nạo vét từ kênh,
mương và công trình thủy lợi thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương đáp ứng
yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định tại khoản 7 Điều 61
Luật Bảo vệ môi trường.
3. Quy định định mức kinh tế, kỹ thuật về thu gom,
vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh quy định tại khoản 5 Điều 79 Luật Bảo vệ môi trường.
Điều 38. Nhiệm vụ, quyền hạn của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường trong lĩnh vực môi trường phân quyền cho
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện
1. Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường,
cấp giấy phép môi trường (nếu thuộc đối tượng cấp giấy phép môi trường) đối với
dự án đầu tư thuộc thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của
Bộ Nông nghiệp và Môi trường quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật
Bảo vệ môi trường, trừ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Dự án đầu tư đã được Quốc hội, Thủ tướng Chính
phủ quyết định, chấp thuận chủ trương đầu tư (không bao gồm dự án nằm trên địa
bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên đã giao cho một Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh là cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương
thức đối tác công tư hoặc giao cho một Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết
định đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư công);
b) Dự án đầu tư thuộc thẩm quyền cấp giấy phép khai
thác khoáng sản, cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước, cấp giấy
phép nhận chìm ở biển, quyết định giao khu vực biển của Bộ Nông nghiệp và Môi
trường;
c) Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng
khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung;
d) Dự án đầu tư có quy mô sử dụng đất, đất có mặt
nước lớn (không bao gồm dự án thủy điện, dự án chỉ có một hoặc các mục tiêu: trồng
cây hằng năm, trồng cây lâu năm, nhân và chăm sóc cây giống nông nghiệp);
đ) Dự án đầu tư trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ tập trung, cụm công nghiệp và thuộc một trong các trường hợp sau: dự án thực
hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại; dự án có sử dụng phế liệu nhập khẩu từ
nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất; dự án đầu tư mở rộng của cơ sở đang hoạt động
được miễn trừ đấu nối theo quy định của pháp luật có lưu lượng nước thải thuộc
đối tượng phải thực hiện quan trắc định kỳ trở lên;
e) Dự án đầu tư nằm ngoài khu sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp và thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với mức công suất lớn quy định tại cột (3)
Phụ lục II Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, được sửa
đổi, bổ sung tại Nghị định số 05/2025/NĐ-CP
(không bao gồm: dự án chăn nuôi gia súc; dự án đầu tư kinh doanh cơ sở giết mổ
gia súc, gia cầm).
2. Trình tự, thủ tục thực hiện nhiệm vụ, thẩm quyền
quy định tại khoản 1 Điều này như sau:
a) Trình tự, thủ tục thực hiện thẩm quyền quy định tại
khoản 1 Điều này theo quy định tại Điều 34 Luật Bảo vệ môi trường;
b) Trường hợp dự án đầu tư nằm trên địa bàn từ hai
đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên, chủ dự án đầu tư được quyền lựa chọn nộp hồ
sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi
trường tại một trong các Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi thực hiện dự án.
Trường hợp dự án đầu tư nằm trên địa bàn từ hai đơn
vị hành chính cấp tỉnh trở lên đã được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ quyết định,
chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời đã giao cho một Ủy ban nhân dân tỉnh là
cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối
tác công tư hoặc giao cho một Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đầu
tư theo quy định của pháp luật về đầu tư công thì thẩm quyền thẩm định báo cáo
đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường là Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh đã được giao thẩm quyền đó.
Trường hợp dự án đầu tư nằm trên vùng biển chưa xác
định trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và thuộc đối
tượng phân cấp quy định tại khoản 1 Điều này, chủ dự án đầu tư được quyền lựa
chọn nộp hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp giấy
phép môi trường tại một trong các Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tiếp nhận chất
thải vào bờ của dự án.
Mục 2. PHÂN CẤP
Điều 39. Nhiệm vụ, quyền hạn của
Thủ tướng Chính phủ trong lĩnh vực môi trường phân cấp cho Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Môi trường thực hiện
Ban hành tiêu chí môi trường và việc xác nhận đối với
dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh quy định tại khoản 2 Điều 154 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.
Chương XII
PHÂN QUYỀN TRONG LĨNH VỰC
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Điều 40. Nhiệm vụ, quyền hạn của
Thủ tướng Chính phủ trong lĩnh vực biến đổi khí hậu phân quyền cho Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Môi trường thực hiện
Ban hành tiêu chí đánh giá rủi ro khí hậu quy định
tại điểm b khoản 3 Điều 90 Luật Bảo vệ môi trường.
Chương XIII
PHÂN QUYỀN, PHÂN CẤP
TRONG LĨNH VỰC BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC
Mục 1. PHÂN QUYỀN
Điều 41. Nhiệm vụ, quyền hạn của
Chính phủ trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học phân quyền cho
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường thực hiện
1. Quy định cụ thể tiêu chí xác định loài và chế độ
quản lý, bảo vệ loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;
ban hành Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật Đa dạng sinh học.
2. Quy định cụ thể trình tự, thủ tục thẩm định hồ
sơ đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu
tiên bảo vệ quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật Đa dạng sinh học.
3. Quyết định loài được đưa vào hoặc đưa ra khỏi
Danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật Đa dạng sinh học.
Trình tự, thủ tục theo quy định tại mục
1 Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Quy định cụ thể thẩm quyền, trình tự, thủ tục
đưa loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ vào cơ sở
bảo tồn đa dạng sinh học hoặc thả vào nơi sinh sống tự nhiên của chúng quy định
tại khoản 4 Điều 41 Luật Đa dạng sinh học.
5. Quy định cụ thể điều kiện nuôi, trồng loài thuộc
Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, cứu hộ loài hoang dã,
lưu giữ giống cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu, lưu giữ, bảo quản
nguồn gen và mẫu vật di truyền, đăng ký thành lập, cấp, thu hồi giấy chứng nhận
cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học quy định tại khoản 5 Điều 42 Luật
Đa dạng sinh học.
6. Quy định cụ thể việc cứu hộ loài hoang dã thuộc
Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ quy định tại khoản 4 Điều 47 Luật Đa dạng sinh học.
7. Quy định cụ thể thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp
giấy phép tiếp cận nguồn gen quy định tại khoản 6 Điều 59 Luật
Đa dạng sinh học.
8. Quy định cụ thể việc cung cấp thông tin về nguồn
gen quy định tại khoản 3 Điều 63 Luật Đa dạng sinh học.
9. Quy định cụ thể việc công khai thông tin và biện
pháp quản lý rủi ro quy định tại khoản 2 Điều 67 Luật Đa dạng
sinh học.
Điều 42. Nhiệm vụ, quyền hạn của
Thủ tướng Chính phủ trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học phân
quyền cho Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường thực hiện
1. Quyết định thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia có
diện tích nằm trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên
quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Đa dạng sinh học.
2. Ban hành quy chế quản lý khu bảo tồn quy định tại
khoản 2 Điều 27 Luật Đa dạng sinh học.
3. Ban hành quy chế quản lý vùng đệm quy định tại khoản 2 Điều 32 Luật Đa dạng sinh học.
Điều 43. Nhiệm vụ, quyền hạn của
Thủ tướng Chính phủ trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học phân
quyền cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện
1. Quyết định thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia có
toàn bộ diện tích thuộc địa bàn quản lý quy định tại khoản 1
Điều 23 Luật Đa dạng sinh học.
2. Trình tự thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia có
toàn bộ diện tích thuộc địa bàn quản lý thực hiện như sau:
a) Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh giao tổ chức điều tra, đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học nơi dự kiến
thành lập khu bảo tồn và lập dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia có toàn bộ
diện tích thuộc địa bàn quản lý;
b) Cơ quan chuyên môn được giao xây dựng hồ sơ
thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia tổ chức lấy ý kiến cộng đồng dân cư sinh sống
hợp pháp trong khu vực dự kiến thành lập khu bảo tồn hoặc tiếp giáp với khu bảo
tồn;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm
định liên ngành và thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia có toàn bộ
diện tích thuộc địa bàn quản lý;
d) Sau khi hoàn thiện Dự án thành lập khu bảo tồn cấp
quốc gia, Cơ quan chuyên môn được giao xây dựng hồ sơ thành lập khu bảo tồn cấp
quốc gia trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập;
đ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét và ra quyết
định thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia.
Mục 2. PHÂN CẤP
Điều 44. Nhiệm vụ, quyền hạn của
Thủ tướng Chính phủ trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học phân
cấp cho Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường thực hiện
1. Phê duyệt chương trình bảo tồn loài động vật
hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ quy định tại
khoản 4 Điều 10 Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng
11 năm 2013 của Chính phủ về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc
Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
2. Phê duyệt chương trình bảo tồn giống cây trồng,
giống vật nuôi, các loài vi sinh vật và nấm thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo
vệ quy định tại khoản 5 Điều 10 Nghị định số 160/2013/NĐ-CP.
3. Quyết định thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp
quốc gia có diện tích nằm trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương trở lên quy định tại điểm đ khoản 2, khoản 5 và khoản 6
Điều 13 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ về
bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước.
4. Công nhận di sản thiên nhiên cấp quốc gia nằm
trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên hoặc nằm trên
vùng biển chưa xác định được trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh quy định tại điểm b khoản 5 Điều 19 Nghị định số
08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một
số điều của Luật Bảo vệ môi trường, trừ các
trường hợp thực hiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
5. Phê duyệt chủ trương đề cử tổ chức quốc tế công
nhận danh hiệu quốc tế đối với di sản thiên nhiên quy định tại điểm
d khoản 2 Điều 20 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.
Điều 45. Nhiệm vụ, quyền hạn của
Thủ tướng Chính phủ trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học phân
cấp cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện
1. Quyết định thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp
quốc gia có toàn bộ diện tích thuộc địa bàn quản lý quy định tại khoản 6 Điều 13 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP. Trình tự thành lập
khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia có toàn bộ diện tích thuộc địa bàn quản
lý thực hiện như sau:
a) Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh giao tổ chức điều tra, đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học, môi trường,
kinh tế, văn hóa và xã hội vùng đất ngập nước dự kiến thành lập khu bảo tồn đất
ngập nước cấp quốc gia; lập dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc
gia;
b) Cơ quan chuyên môn được giao xây dựng hồ sơ
thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia tổ chức lấy ý kiến của cộng đồng
dân cư sinh sống hợp pháp trong hoặc tiếp giáp với vùng đất ngập nước nơi dự kiến
thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia;
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội
đồng liên ngành và tổ chức thẩm định hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập
nước cấp quốc gia;
d) Sau khi tiếp thu ý kiến của Hội đồng liên ngành,
cơ quan chuyên môn được giao xây dựng hồ sơ thành lập khu bảo tồn đất ngập nước
cấp quốc gia lập hồ sơ đề nghị thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia
trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
đ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét và ra
quyết định thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia.
2. Công nhận di sản thiên nhiên cấp quốc gia có
toàn bộ diện tích thuộc địa bàn quản lý quy định tại điểm b
khoản 5 Điều 19 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP. Trình tự công nhận di sản thiên
nhiên cấp quốc gia có toàn bộ diện tích thuộc địa bàn quản lý thực hiện như
sau:
a) Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh giao xây dựng dự án xác lập di sản thiên nhiên cấp quốc gia thực hiện
việc tổ chức điều tra, đánh giá khu vực dự kiến xác lập di sản thiên nhiên
khác; xây dựng dự án xác lập di sản thiên nhiên;
b) Cơ quan chuyên môn được giao xây dựng dự án xác
lập di sản thiên nhiên cấp quốc gia tổ chức lấy ý kiến và tham vấn cộng đồng về
dự án xác lập di sản thiên nhiên;
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội
đồng thẩm định và tổ chức thẩm định hồ sơ dự án xác lập di sản thiên nhiên;
d) Sau khi tiếp thu ý kiến của Hội đồng thẩm định,
Cơ quan chuyên môn được giao xây dựng dự án xác lập di sản thiên nhiên cấp quốc
gia hoàn thiện hồ sơ dự án xác lập di sản thiên nhiên và trình Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh;
đ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét và ra
quyết định xác lập di sản thiên nhiên.
Điều 46. Nhiệm vụ, quyền hạn của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên và đa
dạng sinh học phân cấp cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện
1. Cấp, gia hạn và thu hồi Giấy phép tiếp cận nguồn
gen quy định tại Điều 6; đăng ký tiếp cận nguồn gen quy định
tại Điều 9 và cho phép đưa nguồn gen ra nước ngoài phục vụ
học tập, nghiên cứu không vì mục đích thương mại quy định tại Điều
20 Nghị định số 59/2017/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ về quản
lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen do Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện.
Trình tự, thủ tục theo quy định tại các mục 2, 3, 4 và 5 Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm
định cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen quy định tại khoản 5 Điều
13 Nghị định số 59/2017/NĐ-CP.
3. Thành lập Hội đồng thẩm định và tiến hành thẩm định
hồ sơ Giấy cấp phép khai thác loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc
danh mục Loài được ưu tiên bảo vệ quy định tại điểm c khoản 3
Điều 11 Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ
về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp,
quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
4. Cấp Giấy phép khai thác loài động vật hoang dã,
thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ quy định tại điểm d khoản 3 Điều 11; gia hạn và thu hồi Giấy phép khai
thác loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên
bảo vệ quy định tại khoản 5 Điều 11 Nghị định số
160/2013/NĐ-CP.
Trình tự, thủ tục theo quy định tại mục
6 Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này.
5. Thành lập Hội đồng thẩm định liên ngành và thẩm
định dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia có toàn bộ diện
tích thuộc địa bàn quản lý quy định tại điểm c khoản 1 Điều 13
Nghị định số 66/2019/NĐ-CP.
6. Thẩm quyền tổ chức thẩm định dự án xác lập di sản
thiên nhiên cấp quốc gia trên địa bàn quản lý quy định tại điểm
b khoản 5 Điều 19 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.
Chương XIV
PHÂN QUYỀN, PHÂN CẤP
TRONG LĨNH VỰC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN
Mục 1. PHÂN QUYỀN
Điều 47. Nhiệm vụ, quyền hạn của
Thủ tướng Chính phủ trong lĩnh vực khí tượng thủy văn phân quyền cho Bộ Nông
nghiệp và Môi trường thực hiện
1. Quyết định thành lập trạm chưa có trong quy hoạch
mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia quy định tại điểm b
khoản 1 Điều 14 Luật Khí tượng thuỷ văn.
2. Phê duyệt kế hoạch tác động vào thời tiết trên
phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên được quy định tại khoản 5 Điều 44 Luật Khí tượng thuỷ văn đối với các trường hợp
quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 42 Luật Khí tượng thuỷ
văn.
Điều 48. Nhiệm vụ, quyền hạn của
Thủ tướng Chính phủ trong lĩnh vực khí tượng thủy văn phân quyền cho Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện
Phê duyệt kế hoạch tác động vào thời tiết trong địa
giới hành chính của tỉnh quy định tại khoản 5 Điều 44 Luật Khí
tượng thuỷ văn đối với các trường hợp quy định tại các khoản
1, 2 và 3 Điều 42 Luật Khí tượng thuỷ văn.
Trình tự, thủ tục thực hiện quy định tại mục 2 Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định này.
Điều 49. Nhiệm vụ, quyền hạn của
Bộ Nông nghiệp và Môi trường trong lĩnh vực khí tượng thủy văn phân quyền cho
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện
1. Phê duyệt kế hoạch tác động vào thời tiết trong
địa giới hành chính của tỉnh quy định tại khoản 6 Điều 44 Luật
Khí tượng thuỷ văn đối với trường hợp quy định tại khoản 4
Điều 42 Luật Khí tượng thuỷ văn.
Trình tự, thủ tục thực hiện quy định tại mục 2 Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Tổ chức thẩm định, giám sát thực hiện kế hoạch
tác động vào thời tiết trong địa giới hành chính của tỉnh quy định tại khoản 4 và khoản 7 Điều 44 Luật Khí tượng thuỷ văn đối với
trường hợp quy định tại Điều 42 Luật Khí tượng thuỷ văn.
Mục 2. PHÂN CẤP
Điều 50. Nhiệm vụ, quyền hạn của
Bộ Nông nghiệp và Môi trường trong lĩnh vực khí tượng thủy văn phân cấp cho Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện
Phê duyệt nội dung trao đổi thông tin, dữ liệu khí
tượng thuỷ văn, giám sát biến đổi khí hậu với tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân
nước ngoài không thuộc điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
là thành viên đối với thông tin, dữ liệu khí tượng thuỷ văn, giám sát biến đổi
khí hậu trong địa giới hành chính của tỉnh quy định tại Điều
34 Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều của Luật Khí tượng thuỷ văn,
đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 1 Nghị định số
48/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ và được sửa đổi, bổ
sung tại khoản 9 Điều 8 Nghị định số 22/2023/NĐ-CP ngày 12
tháng 5 năm 2023 của Chính phủ.
Trình tự, thủ tục thực hiện quy định tại mục 1 Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định này.
Chương XV
PHÂN QUYỀN PHÂN CẤP
TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI ĐẢO
Mục 1. PHÂN QUYỀN
Điều 51. Nhiệm vụ, quyền hạn của
Thủ tướng Chính phủ trong lĩnh vực quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường
biển và hải đảo phân quyền cho Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường thực hiện
1. Phê duyệt các chương trình trọng điểm điều tra
cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo quy định tại khoản
1 Điều 14 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
2. Phê duyệt, điều chỉnh chương trình quản lý tổng
hợp tài nguyên vùng bờ có phạm vi liên tỉnh quy định tại khoản
1 Điều 36 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
3. Phê duyệt bản đồ phân vùng rủi ro ô nhiễm môi
trường biển và hải đảo quy định tại khoản 4 Điều 49 Luật Tài
nguyên, môi trường biển và hải đảo.
4. Phê duyệt hệ thống quan trắc, giám sát tổng hợp
tài nguyên, môi trường biển và hải đảo quy định tại khoản 3 Điều
65 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
Điều 52. Nhiệm vụ, quyền hạn của
Thủ tướng Chính phủ trong lĩnh vực quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường
biển và hải đảo phân quyền cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện
1. Chấp thuận hoạt động khai thác khoáng sản trong
khu vực cấm hoạt động của hành lang bảo vệ bờ biển quy định tại khoản
1 Điều 24 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
2. Chấp thuận các trường hợp khác được phép thực hiện
tại quần đảo, đảo phải bảo vệ, bảo tồn và bãi cạn lúc chìm lúc nổi quy định tại
điểm d khoản 5 Điều 41 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải
đảo.
Điều 53. Nhiệm vụ, quyền hạn của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường trong lĩnh vực quản lý tổng hợp tài
nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo phân quyền cho Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh thực hiện
1. Cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, trả lại, cấp lại
giấy phép nhận chìm ở biển quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều
60 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, trừ các trường hợp sau:
a) Khu vực biển liên tỉnh;
b) Khu vực biển nằm ngoài ranh giới quản lý hành
chính trên biển của cấp tỉnh (không bao gồm các dự án được Quốc hội, Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư giao cho cấp
tỉnh quản lý và dự án do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã phê duyệt chủ trương đầu
tư, chấp thuận chủ trương đầu tư).
Trường hợp chưa xác định được ranh giới quản lý
hành chính trên biển của cấp tỉnh thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp,
gia hạn, sửa đổi, bổ sung, trả lại, cấp lại giấy phép nhận chìm ở biển nằm
trong phạm vi vùng biển 06 hải lý tính từ đường mép nước biển thấp nhất trung
bình trong nhiều năm của đất liền và đảo lớn nhất của các đặc khu.
2. Cấp, cấp lại, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, đình chỉ,
thu hồi quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học cho tổ chức, cá nhân nước ngoài
tiến hành trong vùng biển Việt Nam thuộc địa phương quản lý (trừ khu vực biển
liên tỉnh, khu vực biển nằm ngoài ranh giới quản lý hành chính trên biển của cấp
tỉnh) quy định tại Điều 19 Luật Tài nguyên, môi trường biển và
hải đảo.
Mục 2. PHÂN CẤP
Điều 54. Nhiệm vụ, quyền hạn của
Thủ tướng Chính phủ trong lĩnh vực quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường
biển và hải đảo phân cấp cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện
Chấp thuận việc khai hoang, lấn biển, thăm dò
khoáng sản, dầu khí trong khu vực hạn chế các hoạt động của hành lang bảo vệ bờ
biển quy định tại khoản 2 Điều 41 Nghị định số 40/2016/NĐ-CP
ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều
của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
Điều 55. Nhiệm vụ, quyền hạn của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường trong lĩnh vực quản lý tổng hợp tài
nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo phân cấp cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh thực hiện
1. Giao, công nhận, cho phép trả lại khu vực biển;
gia hạn, sửa đổi, bổ sung Quyết định giao khu vực biển quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 8 Nghị định số 11/2021/NĐ-CP ngày 10
tháng 02 năm 2021 của Chính phủ quy định việc giao các khu vực biển nhất định
cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển đã được sửa đổi, bổ
sung một số điều tại Nghị định số 65/2025/NĐ-CP
ngày 12 tháng 3 năm 2025 của Chính phủ, trừ các trường hợp sau:
a) Khu vực biển liên tỉnh;
b) Khu vực biển nằm ngoài ranh giới quản lý hành
chính trên biển của cấp tỉnh (không bao gồm các dự án được Quốc hội, Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư giao cho cấp
tỉnh quản lý và dự án do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã phê duyệt chủ trương đầu
tư, chấp thuận chủ trương đầu tư).
Trường hợp chưa xác định được ranh giới quản lý
hành chính trên biển của cấp tỉnh thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao,
công nhận, cho phép trả lại khu vực biển; gia hạn, sửa đổi, bổ sung Quyết định
giao khu vực biển nằm trong phạm vi vùng biển 06 hải lý tính từ đường mép nước
biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm của đất liền và đảo lớn nhất của các
đặc khu.
2. Thu hồi khu vực biển theo quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 8 Nghị định số 11/2021/NĐ-CP đã được
sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 65/2025/NĐ-CP
ngày 12 tháng 3 năm 2025 của Chính phủ.
3. Giao khu vực biển để thực hiện hoạt động nghiên
cứu khoa học, đo đạc, quan trắc, điều tra, thăm dò, khảo sát trên biển (trừ khu
vực biển liên tỉnh, khu vực biển nằm ngoài ranh giới quản lý hành chính trên biển
của cấp tỉnh) quy định tại Điều 14 Nghị định số 11/2021/NĐ-CP
đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 65/2025/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2025 của
Chính phủ.
Chương XVI
PHÂN QUYỀN, PHÂN CẤP
TRONG LĨNH VỰC VIỄN THÁM
Mục 1. PHÂN QUYỀN
Điều 56. Nhiệm vụ, quyền hạn của
Thủ tướng Chính phủ trong lĩnh vực viễn thám phân quyền cho Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Môi trường thực hiện
Phê duyệt xây dựng, vận hành, bảo trì Trạm thu dữ
liệu viễn thám quốc gia quy định tại khoản 3 Điều 36 Luật Đo đạc
và Bản đồ (trừ Trạm thu dữ liệu viễn thám độ phân giải cao và siêu cao theo
pháp luật về viễn thám).
Điều 57. Nhiệm vụ, quyền hạn của
Thủ tướng Chính phủ trong lĩnh vực viễn thám phân quyền cho bộ, cơ quan ngang bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện
Phê duyệt xây dựng, vận hành, bảo trì Trạm thu dữ
liệu viễn thám chuyên ngành quy định tại khoản 5 Điều 36 Luật
Đo đạc và Bản đồ (trừ Trạm thu dữ liệu viễn thám độ phân giải cao và siêu
cao theo pháp luật về viễn thám).
Mục 2. PHÂN CẤP
Điều 58. Nhiệm vụ, quyền hạn của
Thủ tướng Chính phủ trong lĩnh vực viễn thám phân cấp cho bộ, cơ quan ngang bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện
Phê duyệt kế hoạch xây dựng công trình hạ tầng thu
nhận dữ liệu ảnh viễn thám quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định
số 03/2019/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về hoạt động viễn
thám sau khi lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Nông
nghiệp và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ.
Điều 59. Nhiệm vụ, quyền hạn của
Thủ tướng Chính phủ trong lĩnh vực viễn thám phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
thực hiện
Quyết định về việc di dời công trình hạ tầng thu nhận
dữ liệu ảnh viễn thám quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định số
03/2019/NĐ-CP.
Chương XVII
PHÂN QUYỀN TRONG LĨNH VỰC
ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ
Điều 60. Nhiệm vụ, quyền hạn của
Thủ tướng Chính phủ trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ phân quyền cho Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Môi trường thực hiện
Công bố hệ thống số liệu gốc đo đạc quốc gia, hệ tọa
độ quốc gia, hệ độ cao quốc gia, hệ trọng lực quốc gia để sử dụng thống nhất
trong cả nước quy định tại khoản 4 Điều 11 Luật Đo đạc và bản
đồ.
Điều 61. Nhiệm vụ, quyền hạn của
Bộ Nông nghiệp và Môi trường trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ phân quyền cho Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện
1. Thẩm định các dự án, nhiệm vụ đo đạc và bản đồ
cơ bản do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện (trừ phạm vi, giải pháp kỹ
thuật công nghệ) quy định tại điểm h khoản 2 Điều 57 Luật Đo đạc
và bản đồ.
2. Trình tự, thủ tục thẩm định các dự án, nhiệm vụ
đo đạc và bản đồ cơ bản do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện (trừ phạm
vi, giải pháp kỹ thuật công nghệ) quy định tại điểm h khoản 2
Điều 57 Luật Đo đạc và bản đồ thuộc trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
quy định như sau:
a) Tổ chức nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị thẩm định dự án,
nhiệm vụ đo đạc và bản đồ cơ bản do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện
đến cơ quan chuyên môn được giao chủ trì thẩm định thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
bằng hình thức trực tiếp hoặc môi trường mạng hoặc qua dịch vụ bưu chính;
b) Hồ sơ đề nghị thẩm định dự án, nhiệm vụ đo đạc
và bản đồ cơ bản do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện gồm: văn bản đề
nghị thẩm định của tổ chức; ý kiến thẩm định của Bộ Nông nghiệp và Môi trường;
thuyết minh Dự án đo đạc và bản đồ cơ bản hoặc thiết kế kỹ thuật - dự toán nhiệm
vụ đo đạc và bản đồ cơ bản;
c) Cơ quan chuyên môn được giao chủ trì thẩm định
thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trả lời ngay tính đầy đủ của hồ sơ đối với trường
hợp nộp trực tiếp, trả lời tính đầy đủ của hồ sơ trong 01 ngày làm việc đối với
trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng hoặc qua dịch vụ bưu chính bằng văn bản;
d) Thời gian thẩm định: Trong thời hạn 10 ngày làm
việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ, cơ quan chuyên môn được giao chủ trì thẩm định
thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định hồ sơ. Sau khi kết thúc thẩm định,
trong vòng 01 ngày làm việc, cơ quan chuyên môn được giao chủ trì thẩm định thuộc
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi văn bản có kết quả thẩm định đến tổ chức đề nghị
thẩm định trực tiếp hoặc qua môi trường mạng hoặc qua dịch vụ bưu chính.
Chương XVIII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 62. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01
tháng 7 năm 2025.
2. Nghị định này hết hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3
năm 2027 trừ các trường hợp sau:
a) Bộ, cơ quan ngang bộ báo cáo Chính phủ đề xuất
và được Quốc hội quyết định kéo dài thời gian áp dụng toàn bộ hoặc một phần Nghị
định này;
b) Luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị
quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định, nghị quyết của Chính phủ, quyết
định của Thủ tướng Chính phủ có quy định về thẩm quyền, trách nhiệm quản lý nhà
nước, trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định này thông qua hoặc ban hành kể từ
ngày 01 tháng 7 năm 2025 và có hiệu lực trước ngày 01 tháng 3 năm 2027 thì quy
định tương ứng trong Nghị định này hết hiệu lực tại thời điểm các văn bản quy
phạm pháp luật đó có hiệu lực.
3. Trong thời gian các quy định của Nghị định này
có hiệu lực, nếu quy định về thẩm quyền, trách nhiệm quản lý nhà nước, trình tự,
thủ tục trong Nghị định này khác với các văn bản quy phạm pháp luật có liên
quan thì thực hiện theo quy định tại Nghị định này.
4. Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh không thực hiện thẩm quyền, nhiệm vụ giải quyết thủ tục
hành chính cho tổ chức, cá nhân. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện thẩm
quyền, nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết thủ tục hành chính cho
tổ chức, cá nhân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiếp tục xử lý theo thẩm quyền đối với
các hồ sơ giải quyết theo thủ tục hành chính đã tiếp nhận trước ngày Nghị định
này có hiệu lực thi hành.
5. Đối với các nhiệm vụ đã phân cấp, phân quyền cho
chính quyền địa phương cấp tỉnh có quy định yêu cầu phải lấy ý kiến Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ Nông nghiệp và Môi trường (bao gồm các đơn vị trực
thuộc Bộ Nông nghiệp và Môi trường) trước khi quyết định thì kể từ ngày Nghị định
này có hiệu lực thi hành, chính quyền địa phương cấp tỉnh không phải thực hiện
việc lấy ý kiến mà tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình,
trừ các trường hợp sau:
a) Cho ý kiến chấp thuận đối với những hoạt động
liên quan đến đê điều tại khoản 2 Điều 25 Luật Đê điều, đã
được sửa đổi bổ sung một số điều tại Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều; thẩm định
dự án đầu tư tại khoản 4 Điều 26 Luật Đê điều, đã được sửa
đổi bổ sung một số điều tại Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều; cho ý kiến
chấp thuận đối với xây dựng, cải tạo công trình giao thông có liên quan đến đê
điều ảnh hưởng đến hai tỉnh trở lên tại khoản 2 Điều 28 Luật
Đê điều, đã được sửa đổi bổ sung một số điều tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng,
chống thiên tai và Luật Đê điều;
b) Tổ chức triển khai kế hoạch bay chụp ảnh hàng
không do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện tại khoản 5 Điều
13 Luật Đo đạc và bản đồ;
c) Tổ chức xây dựng, vận hành, bảo trì công trình
do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện tại khoản 4 Điều 36 Luật
Đo đạc và bản đồ;
d) Các trường hợp quy định tại điểm
a khoản 2 Điều 24 và Điều 58 Nghị định này.
Điều 63. Quy định chuyển tiếp
1. Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính của
cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền phân quyền, phân cấp ban hành trước ngày
Nghị định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục có hiệu lực thi hành cho đến
khi cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền được phân quyền, phân cấp ban hành
văn bản thay thế theo quy định của Nghị định này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 62 Nghị định này.
2. Văn bản, giấy phép, giấy chứng nhận là kết quả
giải quyết thủ tục hành chính đã được cơ quan, người có thẩm quyền phân quyền,
phân cấp ban hành trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành và chưa hết hiệu
lực hoặc chưa hết thời hạn thì tiếp tục được áp dụng, sử dụng theo thời hạn ghi
trên văn bản, giấy phép, giấy chứng nhận đó cho đến khi hết thời hạn.
Trường hợp tổ chức, cá nhân có nhu cầu được sửa đổi,
bổ sung, cấp lại văn bản, giấy phép, giấy chứng nhận thì gửi văn bản đề nghị đến
cơ quan, người có thẩm quyền được phân quyền, phân cấp tại Nghị định này giải
quyết.
3. Tổ chức, cá nhân đã được cơ quan nhà nước, người
có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ để giải quyết theo thủ tục hành chính trước ngày
Nghị định này có hiệu lực mà chưa có kết quả giải quyết thủ tục hành chính thì
tiếp tục được giải quyết theo quy định của pháp luật tại thời điểm tiếp nhận;
trừ trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị thực hiện theo quy định của Nghị định
này.
4. Tổ chức, cá nhân đã được cơ quan nhà nước, người
có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ để giải quyết theo thủ tục hành chính về môi trường
trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành (trừ các điều, khoản chuyển tiếp
quy định tại Điều 168 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP và Điều 5 Nghị định số 05/2025/NĐ-CP) thì tiếp tục được giải quyết
theo quy định của pháp luật tại thời điểm tiếp nhận; trừ trường hợp tổ chức, cá
nhân đề nghị thực hiện theo quy định của Nghị định này.
5. Dự án, cơ sở đã được cấp giấy phép môi trường
trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng không thuộc đối tượng phải
có giấy phép môi trường theo quy định tại Nghị định này thì được lựa chọn tiếp
tục sử dụng giấy phép môi trường đã được cấp đến hết thời hạn hoặc thực hiện
các quy định khác về bảo vệ môi trường. Giấy phép môi trường đã được cấp sẽ hết
hiệu lực trong trường hợp chủ dự án đầu tư, cơ sở thực hiện thủ tục đăng ký môi
trường theo quy định hoặc hết hiệu lực trong trường hợp dự án, cơ sở thuộc đối
tượng miễn đăng ký môi trường.
6. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định, cấp
giấy phép môi trường (bao gồm cấp, cấp điều chỉnh, cấp lại giấy phép môi trường)
đối với dự án, cơ sở đã được Bộ Nông nghiệp và Môi trường phê duyệt kết quả thẩm
định báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường theo quy định
của pháp luật tại thời điểm trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành và
thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Dự án thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 38 Nghị định này;
b) Cơ sở đang hoạt động tương đương với đối tượng
quy định tại điểm a khoản này.
7. Tổ chức, cá nhân đã được phê duyệt tiền cấp quyền
khai thác tài nguyên nước trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, tiếp tục
thực hiện nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo quyết định đã được
phê duyệt trừ trường hợp công trình đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê
duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước trước ngày 01 tháng 7 năm 2024
có mục đích để cấp cho sinh hoạt và công trình đã được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước tính đến thời điểm Nghị
định số 54/2024/NĐ-CP có hiệu lực nhưng vẫn
chưa đi vào vận hành. Trường hợp gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép dẫn đến
điều chỉnh tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước thì thực hiện theo quy định
của Nghị định này.
8. Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày có Nghị định
này có hiệu lực thi hành, cơ quan, người có thẩm quyền phân quyền, phân cấp có
trách nhiệm chuyển giao hồ sơ, dữ liệu liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn phân
quyền, phân cấp quy định tại Nghị định này và hồ sơ giải quyết thủ tục hành
chính quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này cho cơ quan nhà nước, người có
thẩm quyền được phân quyền, phân cấp.
9. Cơ quan chuyên môn được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và Môi trường giao thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi và thú
y tiếp tục thực hiện các thủ tục hành chính về kiểm tra, miễn giảm kiểm tra chất
lượng thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y nhập khẩu đang thực hiện trực tuyến trên Cổng
thông tin Một cửa quốc gia đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2026.
Cơ quan được phân quyền, phân cấp thực hiện thẩm
quyền giải quyết các thủ tục hành chính này từ ngày 31 tháng 12 năm 2026.
Trường hợp cơ quan được phân quyền, phân cấp có hệ
thống chuyên ngành kết nối Cổng thông tin Một cửa quốc gia để giải quyết các thủ
tục hành chính này trước ngày 31 tháng 12 năm 2026 thì thẩm quyền giải quyết
các thủ tục hành chính quy định tại khoản này được thực hiện bởi cơ quan được
phân quyền, phân cấp kể từ ngày kết nối.
Điều 64. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường quy định
hồ sơ, thủ tục, biểu mẫu giải quyết thủ tục hành chính tại Nghị định này; hướng
dẫn thực hiện Nghị định này.
2. Cơ quan, người có thẩm quyền được phân quyền,
phân cấp khi tiếp nhận thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước trong
lĩnh vực nông nghiệp và môi trường có trách nhiệm sau đây:
a) Rà soát các nhiệm vụ được phân quyền, phân cấp
quy định tại Nghị định này để chỉnh sửa, bổ sung và công bố Quyết định danh mục
thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết; bảo đảm giải quyết thủ tục hành
chính sau phân quyền, phân cấp được thông suốt, không bị gián đoạn;
b) Kế thừa toàn bộ hồ sơ, tài liệu, các bước thực
hiện và kết quả giải quyết của cơ quan, người có thẩm quyền phân quyền, phân cấp
đã thực hiện trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành. Không được yêu cầu
cá nhân, tổ chức nộp lại hồ sơ đã nộp; không thực hiện lại các bước trong thủ tục
hành chính đã thực hiện trước khi phân cấp;
c) Tiếp nhận và thực hiện quản lý nhà nước đối với
các nhiệm vụ được phân quyền, phân cấp đã được cơ quan, người có thẩm quyền
phân quyền, phân cấp thực hiện trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành;
d) Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phân quyền,
phân cấp định kỳ trước ngày 31 tháng 12 hằng năm với cơ quan, người có thẩm quyền
phân quyền, phân cấp;
đ) Đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền phân quyền,
phân cấp điều chỉnh nội dung phân cấp nếu thực tế thực hiện nhiệm vụ phát sinh
vướng mắc.
3. Cơ quan, người có thẩm quyền phân quyền, phân cấp
có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra thực hiện các nhiệm vụ phân quyền, phân cấp
theo Nghị định này.
4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ
trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành
Nghị định này.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực
thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, NN (2b)
|
TM. CHÍNH PHỦ
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Nguyễn Hòa Bình
|
PHỤ LỤC I
LĨNH VỰC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT
(Kèm theo Nghị định số 136/2025/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Chính
phủ)
1. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu thuốc
bảo vệ thực vật
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy
phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật đến Cơ quan được Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính bằng hình thức trực
tiếp hoặc môi trường mạng hoặc qua dịch vụ bưu chính;
b) Cơ quan được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính trả lời ngay tính đầy đủ của
hồ sơ đối với trường hợp nộp trực tiếp; trả lời tính đầy đủ của hồ sơ trong 01
ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng hoặc qua dịch vụ
bưu chính bằng văn bản;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao
giải quyết thủ tục hành chính tổ chức thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh xem xét, quyết định cấp giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật; trường
hợp không cấp thì phải có văn bản thông báo và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá
nhân.
2. Trình tự, thủ tục chuyển giao quyền sử dụng giống
cây trồng được bảo hộ theo quyết định bắt buộc
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị chuyển
giao quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ theo quyết định bắt buộc đến Cơ
quan được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ
tục hành chính bằng hình thức trực tiếp hoặc môi trường mạng hoặc qua dịch vụ
bưu chính.
b) Cơ quan được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính trả lời ngay tính đầy đủ của
hồ sơ đối với trường hợp nộp trực tiếp; trả lời tính đầy đủ của hồ sơ trong 01
ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng hoặc qua dịch vụ
bưu chính bằng văn bản
* Trường hợp chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống
cây trồng được bảo hộ nhằm mục đích công cộng, phi thương mại, phục vụ nhu cầu
quốc phòng, an ninh, an ninh lương thực và dinh dưỡng cho nhân dân hoặc đáp ứng
các nhu cầu cấp thiết của xã hội như thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, ô nhiễm
môi trường trên diện rộng:
+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được hồ sơ đầy đủ, Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
giao giải quyết thủ tục hành chính tổ chức thẩm định và trình Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
+ Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được hồ sơ trình của Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao
giải quyết thủ tục hành chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Quyết
định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng đồng thời thông báo cho
bên chuyển giao và bên nhận chuyển giao để thực hiện; trường hợp không ban hành
thì phải có văn bản thông báo và nêu rõ lý do.
* Trường hợp chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống
cây trồng được bảo hộ cho người có nhu cầu và năng lực sử dụng giống cây trồng
không đạt được thoả thuận với người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng về việc
ký kết hợp đồng sử dụng giống cây trồng mặc dù trong 12 tháng (trừ trường hợp bất
khả kháng) đã cố gắng thương lượng với mức giá và các điều kiện thương mại thoả
đáng và người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng bị coi là thực hiện hành vi
hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của pháp luật về cạnh tranh:
+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ
hồ sơ hợp lệ, Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao giải
quyết thủ tục hành chính thẩm định hồ sơ, thông báo cho người nắm độc quyền sử
dụng giống cây trồng về yêu cầu chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng.
+ Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày ban
hành Thông báo, người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng phải trả lời bằng
văn bản.
+ Trường hợp người nắm độc quyền sử dụng giống cây
trồng không trả lời hoặc có văn bản đồng ý với yêu cầu chuyển giao bắt buộc quyền
sử dụng giống cây trồng, Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
giao giải quyết thủ tục hành chính trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban
hành Quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng.
+ Trường hợp người nắm độc quyền sử dụng giống cây
trồng có ý kiến phản đối với yêu cầu chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây
trồng, Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao giải quyết
thủ tục hành chính xem xét ý kiến phản đối trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ
ngày nhận được ý kiến phản đối của tổ chức, cá nhân:
+ Trường hợp yêu cầu chuyển giao bắt buộc quyền sử
dụng giống cây trồng phù hợp với quy định, Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh giao giải quyết thủ tục hành chính trình Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh ban hành Quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống
cây trồng và thông báo cho bên chuyển giao và bên nhận chuyển giao để thực hiện.
+ Trường hợp yêu cầu chuyển giao bắt buộc quyền sử
dụng giống cây trồng không có đủ căn cứ theo quy định tại điểm
b, điểm c khoản 1 Điều 21 Nghị định số 79/2023/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm
2023 của Chính phủ, sau khi nhận được ý kiến của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh,
Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao giải quyết thủ tục
hành chính ban hành thông báo từ chối và nêu rõ lý do.
3. Trình tự, thủ tục cấp Thẻ hành nghề xử lý vật thể
thuộc diện kiểm dịch thực vật
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Thẻ
hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật đến Cơ quan được Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính bằng
hình thức trực tiếp hoặc môi trường mạng hoặc qua dịch vụ bưu chính;
b) Cơ quan được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính trả lời ngay tính đầy đủ của
hồ sơ đối với trường hợp nộp trực tiếp; trả lời tính đầy đủ của hồ sơ trong 01
ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng hoặc qua dịch vụ
bưu chính bằng văn bản;
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao
giải quyết thủ tục hành chính tổ chức thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh xem xét, quyết định cấp Thẻ hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch
thực vật; trường hợp không cấp thì phải có văn bản thông báo và nêu rõ lý do
cho tổ chức, cá nhân.
4. Trình tự, thủ tục công nhận các tiêu chuẩn Thực
hành nông nghiệp tốt khác (GAP khác) cho áp dụng để được hưởng chính sách hỗ trợ
trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị công nhận
các tiêu chuẩn Thực hành nông nghiệp tốt khác (GAP khác) cho áp dụng để được hưởng
chính sách hỗ trợ trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản đến Cơ quan được Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành
chính bằng hình thức trực tiếp hoặc môi trường mạng hoặc qua dịch vụ bưu chính;
b) Cơ quan được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính trả lời ngay tính đầy đủ của
hồ sơ đối với trường hợp nộp trực tiếp; trả lời tính đầy đủ của hồ sơ trong 01
ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng hoặc qua dịch vụ
bưu chính bằng văn bản;
c) Trong thời hạn 17 ngày làm việc kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ, Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao giải
quyết thủ tục hành chính tổ chức thẩm định, đánh giá (thành lập Hội đồng thẩm định)
và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định;
d) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được hồ sơ trình của Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
giao giải quyết thủ tục hành chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Quyết
định công nhận các tiêu chuẩn Thực hành nông nghiệp tốt khác (GAP khác) cho áp
dụng để được hưởng chính sách hỗ trợ trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản;
trường hợp không công nhận thì phải có văn bản trả lời ngay và nêu rõ lý do cho
tổ chức, cá nhân.
5. Trình tự, thủ tục cấp phép xuất khẩu giống cây
trồng và hạt lai của giống cây trồng chưa được cấp quyết định công nhận lưu
hành hoặc tự công bố lưu hành và không thuộc Danh mục nguồn gen giống cây trồng
cấm xuất khẩu phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm, quảng cáo, triển lãm, trao đổi
quốc tế không vì mục đích thương mại
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp
phép xuất khẩu giống cây trồng và hạt lai của giống cây trồng chưa được cấp quyết
định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành và không thuộc Danh mục nguồn
gen giống cây trồng cấm xuất khẩu phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm, quảng cáo,
triển lãm, trao đổi quốc tế không vì mục đích thương mại đến Cơ quan được Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính bằng
hình thức trực tiếp hoặc môi trường mạng hoặc qua dịch vụ bưu chính;
b) Cơ quan được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính trả lời ngay tính đầy đủ của
hồ sơ đối với trường hợp nộp trực tiếp; trả lời tính đầy đủ của hồ sơ trong 01
ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng hoặc qua dịch vụ
bưu chính bằng văn bản;
c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao
giải quyết thủ tục hành chính tổ chức thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh xem xét, quyết định;
d) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được hồ sơ trình của Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
giao giải quyết thủ tục hành chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định
cấp phép xuất khẩu giống cây trồng và hạt lai của giống cây trồng chưa được cấp
quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành và không thuộc Danh mục
nguồn gen giống cây trồng cấm xuất khẩu phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm, quảng
cáo, triển lãm, trao đổi quốc tế không vì mục đích thương mại; trường hợp không
cấp phép thì phải có văn bản thông báo và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân.
6. Trình tự, thủ tục cấp Quyết định công nhận tổ chức
khảo nghiệm phân bón
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Quyết
định công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón đến Cơ quan được Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính bằng hình
thức trực tiếp hoặc môi trường mạng hoặc qua dịch vụ bưu chính;
b) Cơ quan được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính trả lời ngay tính đầy đủ của
hồ sơ đối với trường hợp nộp trực tiếp; trả lời tính đầy đủ của hồ sơ trong 01
ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng hoặc qua dịch vụ
bưu chính bằng văn bản;
c) Trong thời hạn 18 ngày làm việc kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao
giải quyết thủ tục hành chính tổ chức thẩm định và trình Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh xem xét, quyết định;
d) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được hồ sơ trình của Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
giao giải quyết thủ tục hành chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định
cấp Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón; trường hợp quyết định
không cấp thì phải có văn bản thông báo và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân.
7. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện
sản xuất phân bón
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy
chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón đến Cơ quan được Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính bằng hình thức
trực tiếp hoặc môi trường mạng hoặc qua dịch vụ bưu chính.
b) Cơ quan được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính trả lời ngay tính đầy đủ của
hồ sơ đối với trường hợp nộp trực tiếp; trả lời tính đầy đủ của hồ sơ trong 01
ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng hoặc qua dịch vụ
bưu chính bằng văn bản.
c) Trong thời hạn 17 ngày làm việc kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ hợp lệ Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao
giải quyết thủ tục hành chính tổ chức thẩm định, tổ chức kiểm tra thực tế (có
thể thành lập đoàn kiểm tra) và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét,
quyết định.
d) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được hồ sơ trình của Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
giao giải quyết thủ tục hành chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định
cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón; trường hợp không cấp thì phải
có văn bản thông báo và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân.
8. Trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều
kiện sản xuất phân bón
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại
Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón đến Cơ quan được Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính bằng hình
thức trực tiếp hoặc môi trường mạng hoặc qua dịch vụ bưu chính;
b) Cơ quan được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao
tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính trả lời ngay tính đầy đủ của hồ
sơ đối với trường hợp nộp trực tiếp; trả lời tính đầy đủ của hồ sơ trong 01
ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng hoặc qua dịch vụ
bưu chính bằng văn bản;
c) Trong thời hạn 17 ngày làm việc đối với trường hợp
cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón hết hạn; thay đổi về địa
điểm sản xuất phân bón; thay đổi về loại phân bón, dạng phân bón, công suất sản
xuất trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón; trong thời hạn 05
ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận bị mất, hư hỏng; thay
đổi nội dung thông tin tổ chức, cá nhân ghi trên Giấy chứng nhận, kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao
giải quyết thủ tục hành chính tổ chức thẩm định và trình Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh xem xét, quyết định;
d) Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được hồ
sơ trình của Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao giải
quyết thủ tục hành chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cấp lại
Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón; trường hợp không cấp lại thì phải
có văn bản thông báo và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân.
9. Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu phân
bón
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy
phép nhập khẩu phân bón đến Cơ quan được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao
tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính bằng hình thức trực tiếp hoặc môi
trường mạng hoặc qua dịch vụ bưu chính;
b) Cơ quan được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính trả lời ngay tính đầy đủ của
hồ sơ đối với trường hợp nộp trực tiếp; trả lời tính đầy đủ của hồ sơ trong 01
ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng hoặc qua dịch vụ
bưu chính bằng văn bản;
c) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao
giải quyết thủ tục hành chính tổ chức thẩm định và trình Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cấp giấy phép nhập khẩu phân bón; trường hợp
không cấp thì phải có văn bản thông báo và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân.
10. Trình tự, thủ tục cấp phép nhập khẩu giống cây
trồng chưa được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành phục
vụ nghiên cứu, khảo nghiệm, quảng cáo, triển lãm, trao đổi quốc tế (bao gồm cả
giống cây trồng biến đổi gen được nhập khẩu với mục đích khảo nghiệm để đăng ký
cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng)
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp
phép nhập khẩu giống cây trồng chưa được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc
tự công bố lưu hành phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm, quảng cáo, triển lãm, trao
đổi quốc tế (bao gồm cả giống cây trồng biến đổi gen được nhập khẩu với mục
đích khảo nghiệm để đăng ký cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng)
đến Cơ quan được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao tiếp nhận hồ sơ giải
quyết thủ tục hành chính bằng hình thức trực tiếp hoặc môi trường mạng hoặc qua
dịch vụ bưu chính;
b) Cơ quan được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính trả lời ngay tính đầy đủ của
hồ sơ đối với trường hợp nộp trực tiếp; trả lời tính đầy đủ của hồ sơ trong 01
ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng hoặc qua dịch vụ
bưu chính bằng văn bản;
c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao
giải quyết thủ tục hành chính tổ chức thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh xem xét, quyết định cấp phép nhập khẩu giống cây trồng chưa được cấp
quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành phục vụ nghiên cứu, khảo
nghiệm, quảng cáo, triển lãm, trao đổi quốc tế (bao gồm cả giống cây trồng biến
đổi gen được nhập khẩu với mục đích khảo nghiệm để đăng ký cấp Quyết định công
nhận lưu hành giống cây trồng); trường hợp không cấp phép thì phải có văn bản
thông báo và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân.
11. Trình tự, thủ tục cấp, cấp lại Quyết định công
nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp, cấp
lại Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng đến Cơ quan được
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành
chính bằng hình thức trực tiếp hoặc môi trường mạng hoặc qua dịch vụ bưu chính;
b) Cơ quan được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính trả lời ngay tính đầy đủ của
hồ sơ đối với trường hợp nộp trực tiếp; trả lời tính đầy đủ của hồ sơ trong 01
ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng hoặc qua dịch vụ
bưu chính bằng văn bản;
c) Thẩm định hồ sơ:
(i) Trường hợp cấp Quyết định công nhận tổ chức khảo
nghiệm giống cây trồng:
Trong thời hạn 18 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ
hồ sơ hợp lệ, Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao giải
quyết thủ tục hành chính thẩm định hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện,
Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao giải quyết thủ tục
hành chính trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Quyết định công nhận tổ
chức khảo nghiệm; trường hợp hồ sơ không đáp ứng đủ điều kiện, sau khi có ý kiến
của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh giao giải quyết thủ tục hành chính thông báo ngay bằng văn bản
có nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân.
Trường hợp tổ chức, cá nhân không hoàn thiện hồ sơ
trong thời hạn 3 tháng, kể từ ngày nhận được thông báo của Cơ quan chuyên môn
được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao giải quyết thủ tục hành chính, tổ
chức, cá nhân có trách nhiệm nộp lại hồ sơ theo quy định tại khoản
1 Điều 7 Nghị định số 94/2019/NĐ-CP.
(ii) Trường hợp cấp lại Quyết định công nhận tổ chức
khảo nghiệm giống cây trồng:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ
hồ sơ hợp lệ, Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao giải
quyết thủ tục hành chính thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp
lại Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng, đăng tải Quyết định
trên cổng thông tin điện tử của Cơ quan được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
giao cấp, cấp lại Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng. Trường
hợp không cấp lại, sau khi có ý kiến của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Cơ
quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao giải quyết thủ tục
hành chính phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân.
d) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được hồ sơ trình của Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
giao giải quyết thủ tục hành chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Quyết
định công nhận tổ chức khảo nghiệm; trường hợp hồ sơ không cấp thì có văn bản
thông báo và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân.
12. Trình tự, thủ tục sửa đổi, đình chỉ, hủy bỏ hiệu
lực của quyết định chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị sửa đổi,
đình chỉ, hủy bỏ hiệu lực của quyết định chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống
cây trồng đến Cơ quan được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao tiếp nhận hồ
sơ giải quyết thủ tục hành chính bằng hình thức trực tiếp hoặc môi trường mạng
hoặc qua dịch vụ bưu chính;
b) Cơ quan được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính trả lời ngay tính đầy đủ của
hồ sơ đối với trường hợp nộp trực tiếp; trả lời tính đầy đủ của hồ sơ trong 01
ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng hoặc qua dịch vụ
bưu chính bằng văn bản;
c) Trong thời hạn 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao
giải quyết thủ tục hành chính tổ chức thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh xem xét, quyết định sửa đổi, đình chỉ, hủy bỏ hiệu lực của quyết định
chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng; trường hợp không sửa đổi,
đình chỉ, hủy bỏ thì phải có văn bản thông báo và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá
nhân.
13. Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận kiểm tra
nghiệp vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy
chứng nhận kiểm tra nghiệp vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng đến Cơ
quan được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ
tục hành chính bằng hình thức trực tiếp hoặc môi trường mạng hoặc qua dịch vụ
bưu chính;
b) Cơ quan được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính trả lời ngay tính đầy đủ của
hồ sơ đối với trường hợp nộp trực tiếp; trả lời tính đầy đủ của hồ sơ trong 01
ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng hoặc qua dịch vụ
bưu chính bằng văn bản;
c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức
kiểm tra, Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao giải
quyết thủ tục hành chính tổ chức thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh xem xét, quyết định;
d) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được
hồ sơ trình của Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao
giải quyết thủ tục hành chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cấp
giấy chứng nhận kiểm tra nghiệp vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng; trường
hợp không cấp thì phải có văn bản thông báo và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá
nhân.
14. Trình tự, thủ tục cấp Chứng chỉ hành nghề dịch
vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Chứng
chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng đến Cơ quan được
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành
chính bằng hình thức trực tiếp hoặc môi trường mạng hoặc qua dịch vụ bưu chính;
b) Cơ quan được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính trả lời ngay tính đầy đủ của
hồ sơ đối với trường hợp nộp trực tiếp; trả lời tính đầy đủ của hồ sơ trong 01
ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng hoặc qua dịch vụ
bưu chính bằng văn bản;
c) Trong thời hạn 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao
giải quyết thủ tục hành chính tổ chức thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh xem xét, quyết định cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối
với giống cây trồng; trường hợp không cấp thì phải có văn bản thông báo và nêu
rõ lý do cho tổ chức, cá nhân.
15. Trình tự, thủ tục cấp lại Chứng chỉ hành nghề dịch
vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại
Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng đến Cơ quan
được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục
hành chính bằng hình thức trực tiếp hoặc môi trường mạng hoặc qua dịch vụ bưu
chính;
b) Cơ quan được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính trả lời ngay tính đầy đủ của
hồ sơ đối với trường hợp nộp trực tiếp; trả lời tính đầy đủ của hồ sơ trong 01
ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng hoặc qua dịch vụ
bưu chính bằng văn bản;
c) Trong thời hạn 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao
giải quyết thủ tục hành chính tổ chức thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh xem xét, quyết định cấp lại Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền
đối với giống cây trồng; trường hợp không cấp lại thì phải có văn bản thông báo
và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân.
16. Trình tự, thủ tục ghi nhận tổ chức dịch vụ đại
diện quyền đối với giống cây trồng
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị ghi nhận
tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng đến Cơ quan được Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính bằng
hình thức hình thức trực tiếp hoặc môi trường mạng hoặc qua dịch vụ bưu chính;
b) Cơ quan được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính trả lời ngay tính đầy đủ của
hồ sơ đối với trường hợp nộp trực tiếp; trả lời tính đầy đủ của hồ sơ trong 01
ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng hoặc qua dịch vụ
bưu chính bằng văn bản;
c) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao
giải quyết thủ tục hành chính tổ chức thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh xem xét, quyết định;
d) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được hồ sơ trình của Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
giao giải quyết thủ tục hành chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định
ghi nhận tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng; trường hợp
không ghi nhận thì phải có văn bản thông báo và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân.
17. Trình tự, thủ tục ghi nhận lại tổ chức dịch vụ
đại diện quyền đối với giống cây trồng
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị ghi nhận
lại tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng đến Cơ quan được Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành
chính bằng hình thức trực tiếp hoặc môi trường mạng hoặc qua dịch vụ bưu chính;
b) Cơ quan được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính trả lời ngay tính đầy đủ của
hồ sơ đối với trường hợp nộp trực tiếp; trả lời tính đầy đủ của hồ sơ trong 01
ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng hoặc qua dịch vụ
bưu chính bằng văn bản;
c) Trong thời hạn 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao
giải quyết thủ tục hành chính thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
xem xét, quyết định ghi nhận lại tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống
cây trồng; trường hợp không ghi nhận lại thì phải có văn bản thông báo và nêu
rõ lý do cho tổ chức, cá nhân.
18. Trình tự, thủ tục đăng ký dự kiểm tra nghiệp vụ
giám định quyền đối với giống cây trồng
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị đăng ký
dự kiểm tra nghiệp vụ giám định quyền đối với giống cây trồng đến Cơ quan được
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành
chính bằng hình thức trực tiếp hoặc môi trường mạng hoặc qua dịch vụ bưu chính;
b) Cơ quan được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính trả lời ngay tính đầy đủ của
hồ sơ đối với trường hợp nộp trực tiếp; trả lời tính đầy đủ của hồ sơ trong 01
ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng hoặc qua dịch vụ
bưu chính bằng văn bản;
c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao
giải quyết thủ tục hành chính tổ chức thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh xem xét, quyết định chấp nhận đề nghị đăng ký dự kiểm tra nghiệp vụ
giám định quyền đối với giống cây trồng; trường hợp không chấp nhận thì phải có
văn bản thông báo và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân.
PHỤ LỤC II
LĨNH VỰC CHĂN NUÔI VÀ THÚ Y
(Kèm theo Nghị định số 136/2025/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Chính
phủ)
1. Trình tự, thủ tục Quyết định trao đổi nguồn gen
giống vật nuôi quý, hiếm; chấp thuận về việc trao đổi quốc tế nguồn gen giống vật
nuôi có trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu để phục vụ nghiên cứu khoa
học, triển lãm, quảng cáo
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị quyết định
trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm; chấp thuận về việc trao đổi quốc tế
nguồn gen giống vật nuôi có trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu để phục
vụ nghiên cứu khoa học, triển lãm, quảng cáo đến Cơ quan được Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Môi trường giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính bằng
hình thức trực tiếp hoặc môi trường mạng hoặc qua dịch vụ bưu chính;
b) Cơ quan được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường
giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính trả lời ngay tính đầy đủ của
hồ sơ đối với trường hợp nộp trực tiếp; trả lời tính đầy đủ của hồ sơ trong 01
ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng hoặc qua dịch vụ
bưu chính bằng văn bản;
c) Trong thời hạn 17 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan chuyên môn được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi
trường giao giải quyết thủ tục hành chính tổ chức thẩm định, trình Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Môi trường xem xét, quyết định;
d) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được hồ sơ trình của Cơ quan chuyên môn được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi
trường giao giải quyết thủ tục hành chính, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường
quyết định trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm; chấp thuận về việc trao
đổi quốc tế nguồn gen giống vật nuôi có trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất
khẩu để phục vụ nghiên cứu khoa học, triển lãm, quảng cáo; trường hợp không
trao đổi, chấp thuận thì phải có văn bản thông báo và nêu rõ lý do cho tổ chức,
cá nhân.
2. Trình tự, thủ tục chấp thuận việc xuất khẩu,
trao đổi quốc tế giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi trong Danh mục giống vật
nuôi cấm xuất khẩu phục vụ nghiên cứu khoa học, triển lãm, quảng cáo
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị chấp
thuận việc xuất khẩu, trao đổi quốc tế giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi
trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu phục vụ nghiên cứu khoa học, triển
lãm, quảng cáo đến Cơ quan được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường giao tiếp
nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính bằng hình thức trực tiếp hoặc môi trường
mạng hoặc qua dịch vụ bưu chính;
b) Cơ quan được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường
giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính, trả lời ngay tính đầy đủ của
hồ sơ đối với trường hợp nộp trực tiếp; trả lời tính đầy đủ của hồ sơ trong 01
ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng hoặc qua dịch vụ
bưu chính bằng văn bản;
c) Trong thời hạn 17 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan chuyên môn được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi
trường giao giải quyết thủ tục hành chính tổ chức thẩm định và trình Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Môi trường xem xét, quyết định;
d) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được hồ sơ trình của Cơ quan chuyên môn được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi
trường giao giải quyết thủ tục hành chính, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường
quyết định chấp thuận việc xuất khẩu, trao đổi quốc tế giống vật nuôi, sản phẩm
giống vật nuôi trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu phục vụ nghiên cứu
khoa học, triển lãm, quảng cáo; trường hợp không chấp thuận thì phải có văn bản
thông báo và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân.
3. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện
sản xuất thuốc thú y (trừ sản xuất thuốc thú y dạng dược phẩm, vắc xin)
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 hồ sơ đề nghị cấp Giấy
chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc thú y (trừ sản xuất thuốc thú y dạng dược
phẩm, vắc xin) đến Cơ quan được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao tiếp nhận
hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính (nơi tổ chức, cá nhân đặt cơ sở sản xuất) bằng
hình thức trực tiếp hoặc môi trường mạng hoặc qua dịch vụ bưu chính;
b) Cơ quan được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính trả lời ngay tính đầy đủ của
hồ sơ đối với trường hợp nộp trực tiếp; trả lời tính đầy đủ của hồ sơ trong 01
ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng hoặc qua dịch vụ
bưu chính bằng văn bản;
c) Trong thời hạn 08 ngày làm việc kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao
giải quyết thủ tục hành chính tổ chức kiểm tra điều kiện của cơ sở sản xuất và
trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cấp Giấy chứng nhận
đủ điều kiện sản xuất thuốc thú y (trừ sản xuất thuốc thú y dạng dược phẩm, vắc
xin); trường hợp không cấp thì phải có văn bản thông báo và nêu rõ lý do cho tổ
chức, cá nhân.
4. Trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều
kiện sản xuất thuốc thú y (trong trường hợp bị mất, sai sót, hư hỏng; thay đổi
thông tin có liên quan đến tổ chức đăng ký) trừ sản xuất thuốc thú y dạng dược
phẩm, vắc xin
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy
chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc thú y (trong trường hợp bị mất, sai sót,
hư hỏng; thay đổi thông tin có liên quan đến tổ chức đăng ký), trừ sản xuất thuốc
thú y dạng dược phẩm, vắc xin đến Cơ quan được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính (nơi tổ chức, cá nhân đặt cơ
sở sản xuất) bằng hình thức trực tiếp hoặc môi trường mạng hoặc qua dịch vụ bưu
chính;
b) Cơ quan được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính trả lời ngay tính đầy đủ của
hồ sơ đối với trường hợp nộp trực tiếp; trả lời tính đầy đủ của hồ sơ trong 01
ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng hoặc qua dịch vụ
bưu chính bằng văn bản;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao
giải quyết thủ tục hành chính tổ chức thẩm định và trình Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất
thuốc thú y (trong trường hợp bị mất, sai sót, hư hỏng; thay đổi thông tin có
liên quan đến tổ chức đăng ký), trừ sản xuất thuốc thú y dạng dược phẩm, vắc
xin; trường hợp quyết định không cấp lại thì phải có văn bản thông báo và nêu
rõ lý do cho tổ chức, cá nhân.
5. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện
nhập khẩu thuốc thú y
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy
chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu thuốc thú y đến Cơ quan được Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính (nơi tổ chức,
cá nhân đặt kho bảo quản thuốc thú y) bằng hình thức trực tiếp hoặc môi trường
mạng hoặc qua dịch vụ bưu chính.
Khi nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc thú y để
sản xuất, kinh doanh, cơ sở sản xuất thuốc thú y đã có Giấy chứng nhận thực
hành tốt sản xuất thuốc (GMP) hoặc có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc
thú y còn hiệu lực không phải làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập
khẩu thuốc thú y đối với các dạng thuốc thú y đang được phép sản xuất;
b) Cơ quan được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao
tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính trả lời ngay tính đầy đủ của hồ
sơ đối với trường hợp nộp trực tiếp; trả lời tính đầy đủ của hồ sơ trong 01
ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng hoặc qua dịch vụ
bưu chính bằng văn bản;
c) Trong thời hạn 08 ngày làm việc kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao
giải quyết thủ tục hành chính kiểm tra điều kiện của cơ sở nhập khẩu thuốc thú
y và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cấp Giấy chứng
nhận đủ điều kiện nhập khẩu thuốc thú y; trường hợp không cấp thì phải có văn bản
thông báo và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân.
6. Trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều
kiện nhập khẩu thuốc thú y (trong trường hợp bị mất, sai sót, hư hỏng; thay đổi
thông tin có liên quan đến tổ chức đăng ký)
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 hồ sơ đăng đề nghị cấp lại
Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu thuốc thú y (trong trường hợp bị mất,
sai sót, hư hỏng; thay đổi thông tin có liên quan đến tổ chức đăng ký) đến Cơ
quan được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ
tục hành chính (nơi tổ chức, cá nhân đặt kho bảo quản thuốc thú y) bằng hình thức
trực tiếp hoặc môi trường mạng hoặc qua dịch vụ bưu chính;
b) Cơ quan được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính trả lời ngay tính đầy đủ của
hồ sơ đối với trường hợp nộp trực tiếp; trả lời tính đầy đủ của hồ sơ trong 01
ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng hoặc qua dịch vụ
bưu chính bằng văn bản;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao
giải quyết thủ tục hành chính tổ chức thẩm định và trình Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu
thuốc thú y; trường hợp không cấp lại thì phải có văn bản thông báo và nêu rõ
lý do cho tổ chức, cá nhân.
7. Trình tự, thủ tục công bố, công bố lại, thay đổi
thông tin sản phẩm thức ăn chăn nuôi bổ sung
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị công bố,
công bố lại, thay đổi thông tin sản phẩm thức ăn chăn nuôi bổ sung đến Cơ quan
được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục
hành chính bằng hình thức truy cập vào Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp
và Môi trường;
b) Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được hồ sơ, Cơ quan được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao tiếp nhận hồ sơ
giải quyết thủ tục hành chính kiểm tra thành phần hồ sơ, trường hợp hồ sơ chưa
đầy đủ thì phải thông báo trên Cổng thông tin điện tử;
c) Trong thời hạn 12 ngày làm việc đối với công bố
thông tin sản phẩm thức ăn chăn nuôi bổ sung; 07 ngày làm việc đối với công bố
lại thông tin sản phẩm thức ăn chăn nuôi bổ sung; 07 ngày làm việc đối với thay
đổi thông tin sản phẩm thức ăn chăn nuôi bổ sung, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp
lệ, Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao giải quyết
thủ tục hành chính tổ chức thẩm định và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
xem xét, quyết định;
d) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được hồ sơ trình của Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
giao giải quyết thủ tục hành chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định
công bố, công bố lại, thay đổi thông tin sản phẩm thức ăn chăn nuôi bổ sung;
trường hợp không công bố, công bố lại, thay đổi thì phải có văn bản thông báo
và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân.
8. Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu thức
ăn chăn nuôi chưa được công bố thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ
Nông nghiệp và Môi trường
a) Tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy
phép nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chưa được công bố thông tin trên Cổng thông
tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Môi trường đến Cơ quan được Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính (nơi tổ chức,
cá nhân đặt trụ sở chính) bằng hình thức trực tiếp hoặc môi trường mạng hoặc
qua dịch vụ bưu chính;
b) Cơ quan được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính trả lời ngay tính đầy đủ của
hồ sơ đối với trường hợp nộp trực tiếp; trả lời tính đầy đủ của hồ sơ trong 01
ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng hoặc qua dịch vụ
bưu chính bằng văn bản;
c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao
giải quyết thủ tục hành chính tổ chức thẩm định và trình Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cấp Giấy phép nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chưa
được công bố thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Môi
trường; trường hợp không cấp thì phải có văn bản thông báo và nêu rõ lý do cho
tổ chức, cá nhân.
9. Trình tự, thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng
thuốc thú y nhập khẩu
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm
tra nhà nước về chất lượng thuốc thú y nhập khẩu về Cơ quan được Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính (nơi tổ
chức, cá nhân đặt trụ sở chính) thông qua Cổng thông tin Một cửa quốc gia;
b) Cơ quan được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính trong 01 ngày làm việc, xác
nhận Kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc thú y nhập khẩu đối với hồ sơ hợp lệ
hoặc yêu cầu bổ sung đối với hồ sơ không đầy đủ;
c) Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận được chỉ định, Cơ quan chuyên
môn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao giải quyết thủ tục hành chính
trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về
chất lượng lô hàng tới người nhập khẩu để làm thủ tục thông quan cho lô hàng
theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định 74/2018/NĐ-CP.
* Trường hợp hồ sơ đầy đủ nhưng không phù hợp, cơ
quan kiểm tra xử lý như sau:
+ Trường hợp hàng hóa không đáp ứng yêu cầu về
nhãn, Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao giải quyết
thủ tục hành chính trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo kết quả
kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu chất
lượng theo quy định, yêu cầu người nhập khẩu khắc phục về nhãn hàng hóa trong
thời hạn không quá 05 ngày làm việc. Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh giao giải quyết thủ tục hành chính trình Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh cấp thông báo lô hàng nhập khẩu đáp ứng yêu cầu chất lượng khi người
nhập khẩu có bằng chứng khắc phục;
+ Trường hợp hàng hóa nhập khẩu có kết quả chứng nhận
của tổ chức chứng nhận được chỉ định không phù hợp với hồ sơ của lô hàng nhập
khẩu hoặc kết quả chứng nhận không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy
chuẩn kỹ thuật tương ứng, Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh giao giải quyết thủ tục hành chính trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
ra thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu không
đáp ứng yêu cầu chất lượng theo quy định, gửi tới cơ quan hải quan và người nhập
khẩu. Đồng thời báo cáo cơ quan quản lý có thẩm quyền để xử lý theo quy định.
* Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, Cơ quan chuyên môn
được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao giải quyết thủ tục hành chính xác
nhận các hạng mục hồ sơ còn thiếu trong phiếu tiếp nhận hồ sơ và yêu cầu người
nhập khẩu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ trong thời hạn 15 ngày làm việc đối với dược
phẩm thú y và 60 ngày làm việc đối với vắc xin, kháng thể thú y, nếu quá thời hạn
mà vẫn chưa bổ sung đủ hồ sơ thì người nhập khẩu phải có văn bản gửi cơ quan kiểm
tra nêu rõ lý do và thời gian hoàn thành. Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được
thực hiện sau khi người nhập khẩu hoàn thiện đầy đủ hồ sơ. Trường hợp người nhập
khẩu không hoàn thiện đầy đủ hồ sơ trong thời hạn quy định, trong thời hạn 01
ngày làm việc kể từ khi hết thời hạn bổ sung hồ sơ, Cơ quan chuyên môn được Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao giải quyết thủ tục hành chính trình Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng
hóa nhập khẩu theo quy định. Trong thông báo nêu rõ “Lô hàng không hoàn thiện đầy
đủ hồ sơ” gửi tới người nhập khẩu và cơ quan hải quan. Đồng thời chủ trì, phối
hợp cơ quan kiểm tra có thẩm quyền tiến hành kiểm tra đột xuất về chất lượng
hàng hóa tại cơ sở của người nhập khẩu.
* Đối với thuốc thú y áp dụng miễn kiểm tra chất lượng:
+ Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký miễn kiểm
tra nhà nước về chất lượng thuốc thú y nhập khẩu về Cơ quan được Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính (nơi tổ
chức, cá nhân đặt trụ sở chính) thông qua Cổng thông tin Một cửa quốc gia;
+ Cơ quan được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính trong 01 ngày làm việc, trả
lời ngay tính đầy đủ của hồ sơ;
+ Cơ quan được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
giao giải quyết thủ tục hành chính, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày
nhận được hồ sơ, kiểm tra và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận
miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc thú y nhập khẩu đối với hồ sơ hợp lệ
hoặc thông báo bằng văn bản yêu cầu hoàn thiện hồ sơ đối với hồ sơ không hợp lệ.
10. Trình tự, thủ tục đăng ký kiểm tra xác nhận chất
lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị đăng ký
kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu đến Cơ quan được Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính
(nơi tổ chức, cá nhân đăng ký trụ sở chính) bằng hình thức truy cập vào Cổng
thông tin Một cửa quốc gia;
b) Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được hồ sơ, Cơ quan được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao tiếp nhận hồ sơ
giải quyết thủ tục hành chính trả lời tính đầy đủ của hồ sơ trên Cổng thông tin
Một cửa quốc gia;
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao
giải quyết thủ tục hành chính tổ chức thẩm định và trình Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh xem xét, quyết định xác nhận đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng
thức ăn chăn nuôi nhập khẩu trên Cổng thông tin Một cửa quốc gia; trường hợp
không xác nhận thì phải có văn bản thông báo và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá
nhân.
11. Trình tự, thủ tục miễn giảm kiểm tra chất lượng
thức ăn chăn nuôi nhập khẩu
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị miễn giảm
kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu đến Cơ quan được Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính (nơi tổ
chức, cá nhân đăng ký trụ sở chính) bằng hình thức truy cập vào Cổng thông tin
Một cửa quốc gia;
b) Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được hồ sơ, Cơ quan được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao tiếp nhận hồ sơ
giải quyết thủ tục hành chính trả lời tính đầy đủ của hồ sơ trên Cổng thông tin
Một cửa quốc gia;
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao
giải quyết thủ tục hành chính tổ chức thẩm định và trình Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh xem xét, quyết định miễn giảm kiểm tra chất lượng thức ăn chăn
nuôi nhập khẩu trên Cổng thông tin Một cửa quốc gia; trường hợp không miễn giảm
thì phải có văn bản thông báo và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân.
12. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều
kiện sản xuất thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất (trừ sản xuất thuốc
thú y dạng dược phẩm và vắc-xin)
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy
chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất (trừ
sản xuất thuốc thú y dạng dược phẩm và vắc-xin) đến Cơ quan được Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính (nơi tổ
chức, cá nhân đặt cơ sở sản xuất) bằng hình thức trực tiếp hoặc môi trường mạng
hoặc qua dịch vụ bưu chính;
b) Cơ quan được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính trả lời ngay tính đầy đủ của
hồ sơ đối với trường hợp nộp trực tiếp; trả lời tính đầy đủ của hồ sơ trong 01
ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng hoặc qua dịch vụ
bưu chính bằng văn bản;
c) Trong thời hạn 08 ngày làm việc kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao
giải quyết thủ tục hành chính kiểm tra điều kiện của cơ sở sản xuất và trình Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cấp Giấy chứng nhận đủ điều
kiện sản xuất thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất (trừ sản xuất thuốc
thú y dạng dược phẩm và vắc-xin); trường hợp không cấp thì phải có văn bản
thông báo và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân.
d) Trường hợp cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản
xuất thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất cùng trên dây chuyền sản xuất
thuốc thú y đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc thú y (trừ
sản xuất thuốc thú y dạng dược phẩm và vắc-xin):
- Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy
chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất
cùng trên dây chuyền sản xuất thuốc thú y đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều
kiện sản xuất thuốc thú y (trừ dược phẩm và vắc-xin) đến Cơ quan được Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính (nơi tổ
chức, cá nhân đặt cơ sở sản xuất) bằng hình thức trực tiếp hoặc môi trường mạng
hoặc qua dịch vụ bưu chính;
- Cơ quan được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính trả lời ngay tính đầy đủ của
hồ sơ đối với trường hợp nộp trực tiếp; trả lời tính đầy đủ của hồ sơ trong 01
ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng hoặc qua dịch vụ
bưu chính bằng văn bản;
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận
được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
giao giải quyết thủ tục hành chính trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp Giấy chứng
nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất cùng trên
dây chuyền sản xuất thuốc thú y đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất
thuốc thú y (trừ sản xuất thuốc thú y dạng dược phẩm và vắc-xin), trường hợp không
cấp thì phải có văn bản thông báo và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân.
13. Trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều
kiện sản xuất thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất (trừ sản xuất thuốc
thú y dạng dược phẩm và vắc-xin)
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại
Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất
(trừ dược phẩm và vắc-xin) (đối với trường hợp giấy chứng nhận bị mất, sai sót,
hư hỏng hoặc có thay đổi về thông tin) đến Cơ quan được Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính (nơi tổ chức,
cá nhân đặt cơ sở sản xuất) bằng hình thức trực tiếp hoặc môi trường mạng hoặc
qua dịch vụ bưu chính;
b) Cơ quan được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính trả lời ngay tính đầy đủ của
hồ sơ đối với trường hợp nộp trực tiếp; trả lời tính đầy đủ của hồ sơ trong 01
ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng hoặc qua dịch vụ
bưu chính bằng văn bản;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao
giải quyết thủ tục hành chính tổ chức thẩm định và trình Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất
thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất (trừ sản xuất thuốc thú y dạng dược
phẩm và vắc-xin); trường hợp không cấp lại thì phải có văn bản thông báo và nêu
rõ lý do cho tổ chức, cá nhân.
14. Trình tự, thủ tục sửa đổi Giấy chứng nhận đủ điều
kiện sản xuất thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất (trừ sản xuất thuốc
thú y dạng dược phẩm và vắc-xin)
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị sửa đổi
Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất
(trừ sản xuất thuốc thú y dạng dược phẩm và vắc-xin) (trường hợp có thay đổi về
địa điểm, quy mô, chủng loại, loại hình nghiên cứu, sản xuất) đến Cơ quan được
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành
chính (nơi tổ chức, cá nhân đặt cơ sở sản xuất) bằng hình thức trực tiếp hoặc
môi trường mạng hoặc qua dịch vụ bưu chính;
b) Cơ quan được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính trả lời ngay tính đầy đủ của
hồ sơ đối với trường hợp nộp trực tiếp; trả lời tính đầy đủ của hồ sơ trong 01
ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng hoặc qua dịch vụ
bưu chính bằng văn bản;
c) Trong thời hạn 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao
giải quyết thủ tục hành chính kiểm tra điều kiện của cơ sở sản xuất và trình Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định;
d) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được hồ sơ trình của Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
giao giải quyết thủ tục hành chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định
sửa đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc thú y có chứa chất ma túy,
tiền chất (trừ sản xuất thuốc thú y dạng dược phẩm và vắc-xin); trường hợp
không sửa đổi thì phải có văn bản thông báo và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá
nhân.
15. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều
kiện sản xuất sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy
chứng nhận đủ điều kiện sản xuất sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi đến Cơ quan
được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục
hành chính (nơi tổ chức, cá nhân có cơ sở sản xuất) bằng hình thức trực tiếp hoặc
môi trường mạng hoặc qua dịch vụ bưu chính;
b) Cơ quan được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính trả lời ngay tính đầy đủ của
hồ sơ đối với trường hợp nộp trực tiếp; trả lời tính đầy đủ của hồ sơ trong 01
ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng hoặc qua dịch vụ
bưu chính bằng văn bản;
c) Trong thời hạn 17 ngày làm việc kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao
giải quyết thủ tục hành chính tổ chức thẩm định (có thể thành lập Hội đồng thẩm
định) và tổ chức đánh giá thực tế (có thể thành lập Đoàn đánh giá thực tế) và
trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định;
d) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được hồ sơ trình của Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
giao giải quyết thủ tục hành chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định
cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi;
trường hợp không cấp thì phải có văn bản thông báo và nêu rõ lý do cho tổ chức,
cá nhân.
16. Trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều
kiện sản xuất sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại
Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi đến Cơ
quan được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ
tục hành chính (nơi tổ chức, cá nhân có cơ sở sản xuất) bằng hình thức trực tiếp
hoặc môi trường mạng hoặc qua dịch vụ bưu chính;
b) Cơ quan được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính trả lời ngay tính đầy đủ của
hồ sơ đối với trường hợp nộp trực tiếp; trả lời tính đầy đủ của hồ sơ trong 01
ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng hoặc qua dịch vụ
bưu chính bằng văn bản;
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao
giải quyết thủ tục hành chính tổ chức thẩm định và trình Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh xem xét, quyết định cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất sản
phẩm xử lý chất thải chăn nuôi; trường hợp không cấp lại thì phải có văn bản
thông báo và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân.
PHỤ LỤC III
LĨNH VỰC THỦY SẢN VÀ KIỂM NGƯ
(Kèm theo Nghị định số 136/2025/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Chính
phủ)
1. Trình tự, thủ tục cấp phép nhập khẩu giống thủy
sản không có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam
để nghiên cứu khoa học, trưng bày tại hội chợ, triển lãm
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp
phép nhập khẩu giống thủy sản không có tên trong Danh mục loài thủy sản được
phép kinh doanh tại Việt Nam để nghiên cứu khoa học, trưng bày tại hội chợ, triển
lãm đến Cơ quan được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao tiếp nhận hồ sơ giải
quyết thủ tục hành chính bằng hình thức trực tiếp hoặc môi trường mạng hoặc qua
dịch vụ bưu chính;
b) Cơ quan được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính trả lời ngay tính đầy đủ của
hồ sơ đối với trường hợp nộp trực tiếp; trả lời tính đầy đủ của hồ sơ trong 01
ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng hoặc qua dịch vụ
bưu chính bằng văn bản;
c) Trong thời hạn 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao
giải quyết thủ tục hành chính tổ chức thẩm định hồ sơ, trình Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cấp giấy phép nhập khẩu cho tổ chức, cá
nhân; trường hợp không cấp phép nhập khẩu thì phải có văn bản thông báo và nêu
rõ lý do cho tổ chức, cá nhân.
2. Trình tự, thủ tục cấp phép nhập khẩu thức ăn thủy
sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản để nghiên cứu khoa học,
trưng bày tại hội chợ, triển lãm
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp
phép nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
để nghiên cứu khoa học, trưng bày tại hội chợ, triển lãm đến Cơ quan được Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính bằng
hình thức trực tiếp hoặc môi trường mạng hoặc qua dịch vụ bưu chính;
b) Cơ quan được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính trả lời ngay tính đầy đủ của
hồ sơ đối với trường hợp nộp trực tiếp; trả lời tính đầy đủ của hồ sơ trong 01
ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng hoặc qua dịch vụ
bưu chính bằng văn bản;
c) Trong thời hạn 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
giao giải quyết thủ tục hành chính tổ chức thẩm định và trình Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cấp giấy phép nhập khẩu cho tổ chức, cá
nhân; trường hợp không cấp phép phải có văn bản thông báo và nêu rõ lý do.
3. Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu tàu cá
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy
phép nhập khẩu tàu cá đến Cơ quan được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao
tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính bằng hình, thức trực tiếp hoặc
môi trường mạng hoặc qua dịch vụ bưu chính;
b) Cơ quan được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính trả lời ngay tính đầy đủ của
hồ sơ đối với trường hợp nộp trực tiếp; trả lời tính đầy đủ của hồ sơ trong 01
ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng hoặc qua dịch vụ
bưu chính bằng văn bản;
c) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao
giải quyết thủ tục hành chính tổ chức thẩm định và trình Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cấp phép nhập khẩu tàu cá để khai thác thủy sản,
cấp phép thuê tàu trần; trường hợp không cấp phép thì phải có văn bản thông báo
và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân.
4. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ
điều kiện đăng kiểm tàu cá (trừ cơ sở đăng kiểm tàu cá thuộc cơ quan quản lý
nhà nước về thủy sản do trung ương quản lý)
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy
chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá (trừ cơ sở đăng kiểm tàu cá thuộc
cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản do trung ương quản lý) đến Cơ quan được Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành
chính bằng hình thức trực tiếp hoặc môi trường mạng hoặc qua dịch vụ bưu chính;
b) Cơ quan được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính trả lời ngay tính đầy đủ của
hồ sơ đối với trường hợp nộp trực tiếp; trả lời tính đầy đủ của hồ sơ trong 01
ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng hoặc qua dịch vụ
bưu chính bằng văn bản;
c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao
giải quyết thủ tục hành chính tổ chức kiểm tra thực tế và trình Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện
đăng kiểm tàu cá (trừ cơ sở đăng kiểm tàu cá thuộc cơ quan quản lý nhà nước về
thủy sản do trung ương quản lý) kèm dấu kỹ thuật, ấn chỉ nghiệp vụ đăng kiểm
tàu cá; trường hợp không cấp thì phải có văn bản thông báo và nêu rõ lý do cho
tổ chức, cá nhân.
5. Trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở
đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá (trừ cơ sở đăng kiểm tàu cá thuộc cơ quan quản lý
nhà nước về thủy sản do trung ương quản lý)
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá (trừ cơ sở đăng kiểm tàu cá
thuộc cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản do trung ương quản lý) đến Cơ quan
được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục
hành chính bằng hình thức trực tiếp hoặc môi trường mạng hoặc qua dịch vụ bưu
chính;
b) Cơ quan được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính trả lời ngay tính đầy đủ của
hồ sơ đối với trường hợp nộp trực tiếp; trả lời tính đầy đủ của hồ sơ trong 01
ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng hoặc qua dịch vụ
bưu chính bằng văn bản;
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao
giải quyết thủ tục hành chính tổ chức thẩm định và trình Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện
đăng kiểm tàu cá (trừ cơ sở đăng kiểm tàu cá thuộc cơ quan quản lý nhà nước về
thủy sản do trung ương quản lý); trường hợp không cấp lại thì phải có văn bản
thông báo và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân.
6. Trình tự, thủ tục công nhận kết quả khảo nghiệm
giống thuỷ sản
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị phê duyệt
đề cương khảo nghiệm giống thuỷ sản đến Cơ quan được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính bằng hình thức trực tiếp
hoặc môi trường mạng hoặc qua dịch vụ bưu chính;
b) Cơ quan được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính trả lời ngay tính đầy đủ của
hồ sơ đối với trường hợp nộp trực tiếp; trả lời tính đầy đủ của hồ sơ trong 01
ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng hoặc qua dịch vụ
bưu chính bằng văn bản;
c) Trong thời hạn 08 ngày làm việc kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao
giải quyết thủ tục hành chính tổ chức thẩm định hồ sơ. Nếu hồ sơ đạt yêu cầu, tổ
chức kiểm tra điều kiện cơ sở khảo nghiệm. Trường hợp hồ sơ và điều kiện cơ sở
khảo nghiệm đạt yêu cầu, Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
giao giải quyết thủ tục hành chính trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê
duyệt đề cương khảo nghiệm, đồng thời cấp phép nhập khẩu giống thủy sản cho tổ
chức, cá nhân để phục vụ khảo nghiệm (nếu là sản phẩm nhập khẩu); trường hợp
không đạt yêu cầu phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do;
d) Trong thời hạn 08 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được báo cáo kết quả khảo nghiệm, Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh giao giải quyết thủ tục hành chính tổ chức đánh giá kết quả khảo
nghiệm và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định công nhận
kết quả khảo nghiệm giống thủy sản. Trường hợp không công nhận phải trả lời bằng
văn bản, nêu rõ lý do.
7. Trình tự, thủ tục công nhận kết quả khảo nghiệm
thức ăn thuỷ sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị phê duyệt
đề cương khảo nghiệm thức ăn thuỷ sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thuỷ
sản đến Cơ quan được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao tiếp nhận hồ sơ giải
quyết thủ tục hành chính bằng hình thức trực tiếp hoặc môi trường mạng hoặc qua
dịch vụ bưu chính;
b) Cơ quan được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính trả lời ngay tính đầy đủ của
hồ sơ đối với trường hợp nộp trực tiếp; trả lời tính đầy đủ của hồ sơ trong 01
ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng hoặc qua dịch vụ
bưu chính bằng văn bản;
c) Trong thời hạn 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ, Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao giải
quyết thủ tục hành chính tổ chức thẩm định hồ sơ. Nếu hồ sơ đạt yêu cầu, tổ chức
kiểm tra điều kiện cơ sở khảo nghiệm. Trường hợp hồ sơ và điều kiện cơ sở khảo
nghiệm đạt yêu cầu, Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
giao giải quyết thủ tục hành chính trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê
duyệt đề cương khảo nghiệm, đồng thời cấp phép nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản
phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản cho tổ chức, cá nhân để phục vụ khảo
nghiệm (nếu là sản phẩm nhập khẩu); trường hợp không đạt yêu cầu phải trả lời bằng
văn bản, nêu rõ lý do;
d) Trong thời hạn 08 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được báo cáo kết quả khảo nghiệm, Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh giao giải quyết thủ tục hành chính tổ chức đánh giá kết quả khảo
nghiệm và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định công nhận
kết quả khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy
sản. Trường hợp không công nhận phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
8. Trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, gia hạn giấy
phép nuôi trồng thủy sản trên biển đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh
tế có vốn đầu tư nước ngoài
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp, cấp
lại, gia hạn giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển đến Cơ quan được Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính bằng
hình thức trực tiếp hoặc môi trường mạng hoặc qua dịch vụ bưu chính;
b) Cơ quan được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính trả lời ngay tính đầy đủ của
hồ sơ đối với trường hợp nộp trực tiếp; trả lời tính đầy đủ của hồ sơ trong 01
ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng hoặc qua dịch vụ
bưu chính bằng văn bản;
c) Tổ chức thẩm định:
- Trường hợp cấp mới: Trong thời hạn 55 ngày làm việc
kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh giao giải quyết thủ tục hành chính tổ chức thẩm định, gửi văn bản
lấy ý kiến cơ quan quân đội, công an cấp tỉnh, cơ quan quản lý ngoại vụ, cơ
quan quản lý nhà nước cấp tỉnh về biển và hải đảo, đơn vị có liên quan (nếu cần)
hoặc tổ chức kiểm tra thực tế (có thể thành lập đoàn kiểm tra) và trình Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định;
- Trường hợp cấp lại, gia hạn: Trong thời hạn 15
ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao giải quyết thủ tục hành chính tổ chức thẩm định
và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định;
d) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được hồ sơ trình của Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
giao giải quyết thủ tục hành chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định
cấp, cấp lại, gia hạn giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển; trường hợp không
cấp, cấp lại, gia hạn thì phải có văn bản thông báo và nêu rõ lý do cho tổ chức,
cá nhân.
9. Trình tự, thủ tục cấp văn bản chấp thuận khai
thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm (để mục đích bảo tồn, nghiên cứu khoa học,
nghiên cứu tạo nguồn giống ban đầu, hợp tác quốc tế)
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp văn
bản chấp thuận khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm đến Cơ quan được Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành
chính bằng hình thức trực tiếp hoặc môi trường mạng hoặc qua dịch vụ bưu chính;
b) Cơ quan được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính trả lời ngay tính đầy đủ của
hồ sơ đối với trường hợp nộp trực tiếp; trả lời tính đầy đủ của hồ sơ trong 01
ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng hoặc qua dịch vụ
bưu chính bằng văn bản;
c) Trong thời hạn 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao
giải quyết thủ tục hành chính tổ chức thẩm định (có thể thành lập Hội đồng thẩm
định đối với trường hợp nhiệm vụ bảo tồn, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu tạo
giống ban đầu, hợp tác quốc tế không phải do cơ quan nhà nước phê duyệt); lấy ý
kiến Ban quản lý khu bảo tồn biển đối với trường hợp khai thác loài thủy sản
nguy cấp, quý, hiếm trong khu bảo tồn biển và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh xem xét, quyết định;
d) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được hồ sơ trình của Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
giao giải quyết thủ tục hành chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định
cấp văn bản chấp thuận khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm; trường hợp
không cấp thì phải có văn bản thông báo và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân.
PHỤ LỤC IV
LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP VÀ KIỂM LÂM
(Kèm theo Nghị định số 136/2025/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Chính
phủ)
1. Trình tự, thủ tục cho thuê rừng đối với tổ chức
a) Xây dựng phương án đấu giá cho thuê rừng và giá
khởi điểm cho thuê rừng: trong thời gian 20 ngày làm việc kể từ ngày kế hoạch
cho thuê rừng được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cơ quan chuyên môn về nông nghiệp
và môi trường cấp xã xây dựng phương án đấu giá cho thuê rừng và giá khởi điểm
cho thuê rừng trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt;
b) Phê duyệt phương án đấu giá cho thuê rừng và giá
khởi điểm cho thuê rừng: trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được
tờ trình của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và môi trường cấp xã, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp xã xem xét, phê duyệt phương án và giá khởi điểm cho thuê rừng
(giá khởi điểm cho thuê rừng được phê duyệt là căn cứ để thực hiện việc đấu giá
cho thuê rừng); trường hợp không phê duyệt, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trả
lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
c) Ký hợp đồng dịch vụ đấu giá cho thuê rừng: Trong
thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phê
duyệt giá khởi điểm cho thuê rừng, cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và môi trường
cấp xã ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản với tổ chức đấu giá tài sản theo
phương án đã được phê duyệt để thực hiện việc đấu giá cho thuê rừng;
d) Trong thời gian 20 ngày làm việc kể từ ngày ký kết
hợp đồng đấu giá cho thuê rừng, tổ chức đấu giá tài sản đã được ký hợp đồng dịch
vụ đấu giá tài sản có trách nhiệm thực hiện trình tự, thủ tục đấu giá cho thuê
rừng theo quy định của pháp luật về đấu giá và pháp luật có liên quan;
đ) Phê duyệt kết quả đấu giá cho thuê rừng: Trong
thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả đấu giá, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá cho thuê rừng;
e) Nộp tiền thuê rừng sau khi có quyết định công nhận
kết quả trúng đấu giá cho thuê rừng: Trong thời gian 20 ngày làm việc kể từ
ngày có quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá cho thuê rừng, tổ chức trúng
đấu giá cho thuê rừng có trách nhiệm hoàn thành việc nộp tiền thuê rừng vào Kho
bạc nhà nước và chuyển chứng từ đã hoàn thành nộp tiền cho cơ quan chuyên môn về
nông nghiệp và môi trường cấp xã;
g) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được chứng từ đã hoàn thành nộp tiền, cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và môi
trường cấp xã báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định cho thuê rừng
thống nhất đồng thời với cho thuê đất theo quy định của pháp luật.
2. Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập
khẩu giống cây trồng lâm nghiệp
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy
phép xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp đến Cơ quan được Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính bằng
hình thức trực tiếp hoặc môi trường mạng hoặc qua dịch vụ bưu chính;
b) Cơ quan được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính trả lời ngay tính đầy đủ của
hồ sơ đối với trường hợp nộp trực tiếp; trả lời tính đầy đủ của hồ sơ trong 01
ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng hoặc qua dịch vụ
bưu chính bằng văn bản;
c) Trong thời hạn 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao
giải quyết thủ tục hành chính tổ chức thẩm định và trình Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh xem xét, quyết cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng
lâm nghiệp; trường hợp không cấp thì phải có văn bản thông báo và nêu rõ lý do
cho tổ chức, cá nhân.
3. Trình tự, thủ tục cấp lại Giấy phép xuất khẩu,
nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp do bị mất, bị hỏng
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại
Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp do bị mất, bị hỏng đến
Cơ quan được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết
thủ tục hành chính bằng hình thức trực tiếp hoặc môi trường mạng hoặc qua dịch
vụ bưu chính;
b) Cơ quan được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính trả lời ngay tính đầy đủ của
hồ sơ đối với trường hợp nộp trực tiếp; trả lời tính đầy đủ của hồ sơ trong 01
ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng hoặc qua dịch vụ
bưu chính bằng văn bản;
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao
giải quyết thủ tục hành chính tổ chức thẩm định và trình Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cấp lại Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu giống
cây trồng lâm nghiệp do bị mất, bị hỏng; trường hợp không cấp lại thì phải có
văn bản thông báo và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân.
PHỤ LỤC V
LĨNH VỰC THỦY LỢI
(Kèm theo Nghị định số 136/2025/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Chính
phủ)
Trình tự, thủ tục phê duyệt phương án bảo vệ đập, hồ
chứa nước
- Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị phê duyệt
phương án bảo vệ đập, hồ chứa nước đến Cơ quan được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính bằng hình thức trực tiếp
hoặc môi trường mạng hoặc qua dịch vụ bưu chính.
- Cơ quan được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính trả lời ngay tính đầy đủ của
hồ sơ đối với trường hợp nộp trực tiếp; trả lời tính đầy đủ của hồ sơ trong 01
ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng hoặc qua dịch vụ
bưu chính bằng văn bản.
- Trong thời hạn 22 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ
hồ sơ hợp lệ, Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao giải
quyết thủ tục hành chính tổ chức thẩm định và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh xem xét, quyết định.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được hồ sơ trình của Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
giao giải quyết thủ tục hành chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định
phê duyệt phương án bảo vệ đập, hồ chứa nước; trường hợp không phê duyệt thì phải
có văn bản thông báo và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân.
PHỤ LỤC VI
LĨNH VỰC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN
(Kèm theo Nghị định số 136/2025/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Chính
phủ)
1. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự
do (CFS) đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và
Môi trường
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy
chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc phạm vi quản
lý của Bộ Nông nghiệp và Môi trường đến Cơ quan được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh giao tiếp nhận hồ sơ bằng hình thức trực tiếp hoặc môi trường mạng hoặc
qua dịch vụ bưu chính.
b) Cơ quan được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
giao tiếp nhận hồ sơ trả lời ngay tính đầy đủ của hồ sơ đối với trường hợp nộp
trực tiếp; trả lời tính đầy đủ của hồ sơ trong 01 ngày làm việc đối với trường
hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng hoặc qua dịch vụ bưu chính bằng văn bản.
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao
nhiệm vụ giải quyết thủ tục hành chính tổ chức kiểm tra hồ sơ (có thể tiến hành
kiểm tra tại nơi sản xuất trường hợp nhận thấy việc kiểm tra trên hồ sơ là chưa
đủ căn cứ để cấp CFS hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm quy định đối với CFS)
và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cấp Giấy chứng nhận lưu
hành tự do (CFS) đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông
nghiệp và Môi trường; trường hợp quyết định không cấp thì phải có văn bản thông
báo và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân.
2. Trình tự, thủ tục bổ sung, sửa đổi, cấp lại Giấy
chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc phạm vi quản
lý của Bộ Nông nghiệp và Môi trường
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị bổ
sung, sửa đổi, cấp lại Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với hàng hóa xuất
khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Môi trường đến Cơ quan được Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao tiếp nhận hồ sơ bằng hình thức trực tiếp hoặc
môi trường mạng hoặc qua dịch vụ bưu chính.
b) Cơ quan được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
giao tiếp nhận hồ sơ trả lời ngay tính đầy đủ của hồ sơ đối với trường hợp nộp
trực tiếp; trả lời tính đầy đủ của hồ sơ trong 01 ngày làm việc đối với trường
hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng hoặc qua dịch vụ bưu chính bằng văn bản.
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao
nhiệm vụ giải quyết thủ tục hành chính tổ chức kiểm tra và trình Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh quyết định bổ sung, sửa đổi, cấp lại Giấy chứng nhận lưu
hành tự do (CFS) đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông
nghiệp và Môi trường; trường hợp quyết định không bổ sung, sửa đổi, cấp lại Giấy
chứng nhận lưu hành tự do (CFS) thì phải có văn bản thông báo và nêu rõ lý do
cho tổ chức, cá nhân.
PHỤ LỤC VII
LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN NƯỚC
(Kèm theo Nghị định số 136/2025/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Chính
phủ)
Trình tự, thủ tục chấp thuận nội dung về phương án
chuyển nước
- Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị chấp thuận
nội dung về phương án chuyển nước đến Cơ quan được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính bằng hình thức trực tiếp
hoặc môi trường mạng hoặc qua dịch vụ bưu chính.
- Cơ quan được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính trả lời ngay tính đầy đủ của
hồ sơ đối với trường hợp nộp trực tiếp; trả lời tính đầy đủ của hồ sơ trong 01
ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng hoặc qua dịch vụ
bưu chính bằng văn bản.
- Trong thời hạn 39 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ
hồ sơ hợp lệ, Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao giải
quyết thủ tục hành chính tổ chức thẩm định và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh xem xét, quyết định.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được hồ sơ trình của Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
giao giải quyết thủ tục hành chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định
chấp thuận nội dung về phương án chuyển nước; trường hợp không chấp thuận thì
phải có văn bản thông báo và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân.
PHỤ LỤC VIII
LĨNH VỰC BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC
(Kèm theo Nghị định số 136/2025/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Chính
phủ)
1. Trình tự, thủ tục thẩm định hồ sơ đề nghị đưa
vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị đưa vào
hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ đến Cơ
quan được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết
thủ tục hành chính bằng hình thức trực tiếp hoặc môi trường mạng hoặc qua dịch
vụ bưu chính;
b) Cơ quan được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường
giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính trả lời ngay tính đầy đủ của
hồ sơ đối với trường hợp nộp trực tiếp; trả lời tính đầy đủ của hồ sơ trong 01
ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng hoặc qua dịch vụ
bưu chính bằng văn bản;
c) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan chuyên môn được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường
giao giải quyết thủ tục hành chính trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường
thành lập Hội đồng thẩm định và tiến hành thẩm định hồ sơ;
d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết
quả thẩm định, Cơ quan chuyên môn được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường
giao giải quyết thủ tục hành chính: (1) thông báo cho tổ chức, cá nhân kết quả
hồ sơ đề xuất; (2) gửi văn bản đề nghị đưa loài vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục
loài được ưu tiên bảo vệ kèm theo hồ sơ và kết quả thẩm định của Hội đồng tới Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường để xem xét quyết định việc đưa loài vào hoặc
đưa ra khỏi Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ.
2. Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép tiếp cận nguồn
gen
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy
phép tiếp cận nguồn gen đến Cơ quan được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao
tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính bằng hình thức trực tiếp hoặc môi
trường mạng hoặc qua dịch vụ bưu chính;
b) Cơ quan được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính trả lời ngay tính đầy đủ của
hồ sơ đối với trường hợp nộp trực tiếp; trả lời tính đầy đủ của hồ sơ trong 01
ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng hoặc qua dịch vụ
bưu chính bằng văn bản;
c) Trong thời hạn 36 ngày làm việc đối với hồ sơ
nghiên cứu không vì mục đích thương mại; 75 ngày làm việc đối với hồ sơ nghiên
cứu vì mục đích thương mại, phát triển sản phẩm thương mại kể từ ngày nhận đủ hồ
sơ hợp lệ, Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao giải
quyết thủ tục hành chính tổ chức thẩm định và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh xem xét, quyết định;
d) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được hồ sơ trình của Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
giao giải quyết thủ tục hành chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét,
quyết định cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen; trường hợp từ chối thì phải có văn
bản thông báo và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân.
3. Trình tự, thủ tục gia hạn Giấy phép tiếp cận nguồn
gen
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị Gia hạn
Giấy phép tiếp cận nguồn gen đến Cơ quan được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính bằng hình thức trực tiếp hoặc
môi trường mạng hoặc qua dịch vụ bưu chính;
b) Cơ quan được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính trả lời ngay tính đầy đủ của
hồ sơ đối với trường hợp nộp trực tiếp; trả lời tính đầy đủ của hồ sơ trong 01
ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng hoặc qua dịch vụ
bưu chính bằng văn bản;
c) Trong thời hạn 17 ngày làm việc kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao
giải quyết thủ tục hành chính tổ chức thẩm định và trình Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh xem xét, quyết định;
d) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được hồ sơ trình của Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
giao giải quyết thủ tục hành chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định
gia hạn Giấy phép tiếp cận nguồn gen; trường hợp từ chối thì phải có văn bản
thông báo và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân.
4. Trình tự, thủ tục đăng ký tiếp cận nguồn gen
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị đăng ký
tiếp cận nguồn gen đến Cơ quan được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao tiếp
nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính bằng hình thức trực tiếp hoặc môi trường
mạng hoặc qua dịch vụ bưu chính;
b) Cơ quan được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính trả lời tính đầy đủ của hồ
sơ đối với trường hợp nộp trực tiếp; trả lời tính đầy đủ của hồ sơ trong 01
ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng hoặc qua dịch vụ
bưu chính bằng văn bản;
c) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao
giải quyết thủ tục hành chính tổ chức thẩm định và trình Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh xem xét, quyết định;
d) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được hồ sơ trình của Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
giao giải quyết thủ tục hành chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký văn bản
xác nhận đăng ký tiếp cận nguồn gen; trường hợp từ chối phải có văn bản thông
báo và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân.
5. Trình tự, thủ tục cho phép đưa nguồn gen ra nước
ngoài phục vụ học tập, nghiên cứu không vì mục đích thương mại
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cho
phép đưa nguồn gen ra nước ngoài phục vụ học tập, nghiên cứu không vì mục đích
thương mại đến Cơ quan được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao tiếp nhận hồ
sơ giải quyết thủ tục hành chính bằng hình thức trực tiếp hoặc môi trường mạng
hoặc qua dịch vụ bưu chính;
b) Cơ quan được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính trả lời ngay tính đầy đủ của
hồ sơ đối với trường hợp nộp trực tiếp; trả lời tính đầy đủ của hồ sơ trong 01
ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng hoặc qua dịch vụ
bưu chính bằng văn bản;
c) Trong thời hạn 09 ngày làm việc kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao
giải quyết thủ tục hành chính tổ chức thẩm định và trình Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh xem xét, quyết định;
d) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được hồ sơ trình của Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
giao giải quyết thủ tục hành chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định
cho phép đưa nguồn gen ra nước ngoài phục vụ học tập, nghiên cứu không vì mục
đích thương mại; trường hợp từ chối thì phải có văn bản thông báo và nêu rõ lý
do cho tổ chức, cá nhân.
6. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép khai thác loài
thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy
phép khai thác loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ
đến Cơ quan được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao tiếp nhận hồ sơ giải
quyết thủ tục hành chính bằng hình thức trực tiếp hoặc môi trường mạng hoặc qua
dịch vụ bưu chính;
b) Cơ quan được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính trả lời ngay tính đầy đủ của
hồ sơ đối với trường hợp nộp trực tiếp; trả lời tính đầy đủ của hồ sơ trong 01
ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng hoặc qua dịch vụ
bưu chính bằng văn bản;
c) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao
giải quyết thủ tục hành chính tổ chức thẩm định (có thể thành lập Hội đồng thẩm
định) và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định;
d) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được hồ sơ trình của Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
giao giải quyết thủ tục hành chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định
cấp giấy phép khai thác loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu
tiên bảo vệ; trường hợp từ chối thì phải có văn bản thông báo và nêu rõ lý do
cho tổ chức, cá nhân.
PHỤ LỤC IX
LĨNH VỰC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN
(Kèm theo Nghị định số 136/2025/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Chính
phủ)
1. Trình tự, thủ tục xin phép trao đổi thông tin, dữ
liệu khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu với tổ chức quốc tế, tổ chức,
cá nhân nước ngoài
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị xin phép
trao đổi thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu với tổ
chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài đến Cơ quan được Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính bằng hình thức
trực tiếp hoặc môi trường mạng hoặc qua dịch vụ bưu chính;
b) Cơ quan được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính trả lời ngay tính đầy đủ của
hồ sơ đối với trường hợp nộp trực tiếp; trả lời tính đầy đủ của hồ sơ trong 01
ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng hoặc qua dịch vụ
bưu chính bằng văn bản;
c) Trong thời hạn 09 ngày làm việc kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao
giải quyết thủ tục hành chính tổ chức thẩm định (có thể thành lập Hội đồng thẩm
định) hoặc tổ chức kiểm tra thực tế (có thể thành lập đoàn kiểm tra) và trình
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định;
d) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được hồ sơ trình của Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
giao giải quyết thủ tục hành chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định
nhất trí việc xin phép trao đổi thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn, giám sát
biến đổi khí hậu với tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài; trường hợp
không nhất trí thì phải có văn bản thông báo và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá
nhân.
2. Trình tự, thủ tục thẩm định,
phê duyệt kế hoạch tác động vào thời tiết
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị thẩm định
kế hoạch tác động vào thời tiết đến Cơ quan được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính bằng hình thức trực tiếp hoặc
môi trường mạng hoặc qua dịch vụ bưu chính;
b) Cơ quan được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính trả lời ngay tính đầy đủ của
hồ sơ đối với trường hợp nộp trực tiếp; trả lời tính đầy đủ của hồ sơ trong 01
ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng hoặc qua dịch vụ
bưu chính bằng văn bản;
c) Trong thời hạn 16 ngày làm việc kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao
giải quyết thủ tục hành chính tổ chức thẩm định (có thể thành lập Hội đồng thẩm
định) hoặc tổ chức kiểm tra thực tế (có thể thành lập đoàn kiểm tra) và trình
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định;
d) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được hồ sơ trình của Cơ quan chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
giao giải quyết thủ tục hành chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định
phê duyệt kế hoạch tác động vào thời tiết; trường hợp không phê duyệt thì phải
có văn bản thông báo và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân.