ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 220/KH-UBND
|
An Giang, ngày 02
tháng 5 năm 2018
|
KẾ HOẠCH
KIỂM TRA, RÀ SOÁT CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY ĐỐI VỚI
NHÀ Ở HỘ GIA ĐÌNH; NHÀ Ở KẾT HỢP SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ; CƠ SỞ SẢN XUẤT,
KHO HÀNG HÓA XEN KẼ TRONG KHU DÂN CƯ
Trong thời gian qua, tình hình
cháy, nổ trên địa bàn tỉnh vẫn còn diễn biến phức tạp. Gần đây, xảy ra một số vụ
cháy thuộc loại hình nhà ở hộ gia đình, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ, gây thiệt hại lớn về tài sản. Để nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy chữa
cháy (PCCC) đối với nhà ở hộ gia đình; nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ; cơ sở sản xuất, kho hàng hóa xen kẽ trong khu dân cư, UBND tỉnh xây dựng kế
hoạch kiểm tra, rà soát như sau:
I. MỤC ĐÍCH
YÊU CẦU
1. Rà soát, thống kê, đánh giá
đúng thực trạng và mức độ nguy hiểm cháy, nổ đối với 100% nhà ở hộ gia đình và
nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; cơ sở sản xuất, kho hàng hóa xen kẽ
trong khu dân cư; các nguyên nhân và điều kiện dễ dẫn đến cháy, nổ; thực trạng
trang thiết bị, phương tiện, dụng cụ PCCC cần thiết; điều kiện thoát nạn, thoát
khói, chống cháy lan.
2. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ
trong nhận thức và tổ chức thực hiện công tác PCCC từ cấp cơ sở, ngăn ngừa, hạn
chế đến mức thấp nhất số vụ cháy và thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.
Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong công tác PCCC; thực
hiện phương châm 4 tại chỗ, xử lý kịp thời các tình huống cháy, nổ ngay từ khi
mới phát sinh.
3. Kịp thời phát hiện, hướng dẫn
và kiến nghị các biện pháp, giải pháp đảm bảo an toàn về PCCC. Phân công rõ
trách nhiệm của các sở ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức,
cá nhân, trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở, hộ gia đình và người dân trong
công tác PCCC, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về PCCC.
II. NỘI
DUNG, PHƯƠNG PHÁP, ĐỐI TƯỢNG KIỂM TRA
1. Nội dung
kiểm tra
- Rà soát, thống kê, lập danh
sách nhà ở hộ gia đình, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; cơ sở sản
xuất, kho hàng hóa xen kẽ trong khu dân cư trên địa bàn tỉnh.
- Kiểm tra đánh giá điều kiện an
toàn về PCCC, tập trung vào các nội dung sau:
+ Giao thông, nguồn nước phục vụ
chữa cháy;
+ Bố trí sử dụng mặt bằng, công
năng;
+ Khoảng cách an toàn PCCC;
+ Các điều kiện về thoát nạn
(hành lang, cầu thang, ban công, logia, lối lên mái...);
+ Bố trí sắp xếp vật tư, hàng
hóa;
+ Quản lý, sử dụng nguồn lửa,
nguồn nhiệt (nơi đun nấu, thờ cúng), an toàn PCCC trong quá trình sử dụng điện
(thiết bị bảo vệ, tiêu thụ, đường dây dẫn, ...);
+ Trang bị phương tiện PCCC;
+ Trách nhiệm và nhận thức, ý
thức của chủ hộ gia đình, các thành viên, người lao động về công tác an toàn
PCCC ...
- Đánh giá, phân loại, xác định
địa bàn trọng điểm, khu dân cư có nguy cơ cháy, nổ cao sát hợp với yêu cầu thực
tiễn và theo Hướng dẫn số 959/HD-C66-P1 ngày 04/4/2016 của Cục Cảnh sát PCCC
& CNCH về thực hiện công tác nghiệp vụ cơ bản và Phụ lục I, Thông tư
66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số
điều của Nghị định 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2015 của Chính phủ. Tập trung xây dựng
phương án, giải pháp phòng cháy và chữa cháy đối với các địa bàn, cơ sở trọng
điểm, khu dân cư có nguy cơ cháy, nổ cao.
- Hướng dẫn, kiến nghị người đứng
đầu cơ sở, chủ hộ gia đình thực hiện các giải pháp, biện pháp an toàn về PCCC
và ký cam kết đảm bảo an toàn PCCC; đồng thời, xử lý vi phạm hành chính đối với
các trường hợp vi phạm.
2. Phương
pháp kiểm tra
- Thu thập thông tin:
Thông qua việc thu thập, khai thác thông tin, số liệu từ các nguồn của các cơ
quan liên quan như: Công an tỉnh, Sở Công thương, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch
& Đầu tư, Sở Xây dựng; UBND các huyện, thị xã, thành phố...
- Tổ chức rà soát, không
để sót, lọt đối tượng; tiến hành kiểm tra theo hình thức “cuốn chiếu” hoặc
“song song”, kết hợp kiểm tra, đánh giá tính chất nguy hiểm cháy, nổ, các điều
kiện an toàn PCCC; đồng thời, hướng dẫn các giải pháp an toàn PCCC, kiến nghị
chủ hộ gia đình, người đứng đầu cơ sở thực hiện, khắc phục triệt để các tồn tại,
thiếu sót trong công tác PCCC.
- Kiểm tra thực tế: Kết hợp
song song công tác kiểm tra, rà soát với công tác thống kê, lập danh sách, hướng
dẫn, xử lý vi phạm.
- Việc rà soát thống kê do chủ
hộ gia đình tự khai.
- Tổ trưởng tổ dân phố tập hợp,
thống kê.
3. Đối tượng
kiểm tra
1.1. Nhà ở hộ gia đình (chỉ sử
dụng để ở) gồm:
- Nhà ở riêng lẻ, nhà ở liền kề,
nhà mặt phố, hẻm; nhà ở liền kề có sân vườn;
- Nhà ở nhiều căn hộ (thường gọi
là chung cư) là dạng nhà phát triển từ nhà dân để ở với nhiều căn hộ sau đó cho
thuê hoặc bán cho nhiều hộ gia đình: có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu
riêng và phần sở hữu chung cho các hộ gia đình.
1.2. Nhà ở kết hợp sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ: Một phần nhà để ở hoặc cho thuê để ở, một phần sử dụng mặt
bằng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô một gia đình hoặc nhiều gia đình
liên kết cùng sản xuất kinh doanh.
1.3. Cơ sở sản xuất, kho hàng
hóa xen kẽ trong khu dân cư: các cơ sở sản xuất, kho hàng hóa chỉ để sản xuất,
kinh doanh hoặc làm kho chứa hàng, không nằm trong khu công nghiệp, cụm công
nghiệp.
III. PHÂN
CÔNG NHIỆM VỤ
Các sở, ngành, UBND các huyện,
thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, tham mưu với UBND tỉnh
thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Công
an tỉnh
- Tổ chức triển khai kế hoạch đến
các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố.
- Theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc
các sở ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện nghiêm túc nội dung kế
hoạch đề ra; tổng hợp báo cáo kết quả kiểm tra, rà soát công tác phòng cháy và
chữa cháy đối với nhà ở hộ gia đình; nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
cơ sở sản xuất, kho hàng hóa xen kẽ trong khu dân cư; đồng thời, đề xuất khen
thưởng cho các tập thể, cá nhân thực hiện tốt công tác PCCC, phê bình các đơn vị
thực hiện không đảm bảo chất lượng và tiến độ của kế hoạch.
- Chỉ đạo Công an huyện, thị xã,
thành phố tham mưu cho UBND cùng cấp xây dựng kế hoạch và thành lập Tổ công tác
của cấp huyện; xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch kiểm tra, rà soát trên địa
bàn quản lý.
- Cung cấp tài liệu hướng dẫn
kiểm tra các điều kiện an toàn PCCC cho các thành viên trong Tổ công tác.
- Phân công Công an huyện, thị
xã, thành phố; Công an xã, phường, thị trấn, Công an xây dựng phong trào và phụ
trách xã về ANTT tham gia các Tổ công tác phối hợp kiểm tra, rà soát theo kế hoạch.
Cảnh sát khu vực (hoặc Công an xây dựng phong trào và phụ trách xã về ANTT và
Công an xã) phối hợp với cán bộ kiểm tra an toàn PCCC theo dõi địa bàn tham
mưu, trực tiếp kiểm tra, rà soát, tập hợp kết quả của Tổ, báo cáo cấp trên theo
kế hoạch. Kết hợp công tác kiểm tra, rà soát với công tác tuyên truyền, vận động
người dân thực hiện các biện pháp, giải pháp an toàn PCCC.
- Chủ động phối hợp với cơ quan
thông tin và truyền thông tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCCC; các biện
pháp, giải pháp đảm bảo các quy định về an toàn PCCC trên địa bàn tỉnh.
- Xử lý, đề xuất xử lý vi phạm
hành chính về PCCC theo quy định của pháp luật.
- Tổng hợp báo cáo kết quả kiểm
tra, rà soát công tác phòng cháy và chữa cháy đối với nhà ở hộ gia đình; nhà ở
kết hợp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; cơ sở sản xuất, kho hàng hóa xen kẽ
trong khu dân cư gửi về UBND tỉnh trước ngày 25/5/2018.
2. Công
ty Điện lực An Giang
- Ban hành hướng dẫn các biện
pháp an toàn trong sử dụng điện.
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc
cử lãnh đạo, cán bộ tham gia các Tổ công tác cấp huyện, cấp xã.
- Phối hợp kiểm tra, rà soát an
toàn PCCC trong sử dụng điện; hướng dẫn thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn
PCCC trong sử dụng điện; tiến hành xử lý, đề xuất xử lý các cơ sở vi phạm; phối
hợp với các cơ quan thông tin và truyền thông tuyên truyền, hướng dẫn các biện
pháp đảm bảo an toàn PCCC trong sử dụng điện theo chức năng, thẩm quyền quy định.
3. Ủy ban
nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Chỉ đạo các đơn vị có liên
quan ở huyện, thị xã, thành phố; xã, phường, thị trấn tổ chức thực hiện nghiêm
túc kế hoạch này.
- Thành lập các Tổ công tác của
huyện, thị xã, thành phố tổ chức kiểm tra, rà soát các đối tượng (tại mục 1
phần II của kế hoạch này). Tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo các điều kiện
an toàn PCCC theo thẩm quyền quy định tại Khoản 4, Điều 58, Luật PCCC; Điều 56,
Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ.
- Chỉ đạo UBND các xã, phường,
thị trấn thành lập tổ công tác tiến hành kiểm tra, rà soát các đối tượng (tại
mục 1 phần II của kế hoạch này) trên địa bàn phụ trách.
- Tăng cường chỉ đạo kiểm tra
công tác PCCC đối với hộ gia đình; nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
cơ sở sản xuất, kho hàng hóa trong khu dân cư theo quy định của pháp luật.
IV. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Ngay sau khi nhận được Kế hoạch
này, các sở ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức kiểm tra, rà soát
thực tế kết hợp thống kê, lập danh sách nhà ở hộ gia đình; nhà ở kết hợp sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ; cơ sở sản xuất, kho hàng hóa xen kẽ trong khu dân cư trên
địa bàn; thời gian hoàn thành trước ngày 18/5/2018.
2. Thành lập các Tổ công tác tổ
chức triển khai thực hiện kế hoạch; cụ thể:
2.1. Cấp huyện, thị xã, thành
phố: Thành lập 01 tổ công tác, gồm các thành phần như sau:
+ 01 đồng chí lãnh đạo UBND huyện,
thị xã, thành phố - Tổ Trưởng;
+ 01 đồng chí lãnh đạo Công an
huyện, thị xã, thành phố - Tổ phó;
+ 01 đồng chí lãnh đạo Đội Cảnh
sát PCCC & CNCH phụ trách địa bàn thuộc Phòng Cảnh sát PCCC & CNCH - Tổ
viên;
+ 01 đồng chí lãnh đạo Phòng quản
lý đô thị của UBND huyện, thị xã, thành phố - Tổ viên;
+ Đại diện lãnh đạo Công ty Điện
lực huyện, thị xã, thành phố - Tổ viên.
* Nhiệm vụ của Tổ công tác
+ Tham mưu với UBND huyện, thị
xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch, đảm bảo đúng thời gian quy
định.
+ Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc
việc triển khai kế hoạch của các Tổ công tác cấp xã, phường, thị trấn.
+ Lập danh sách và kiểm tra xác
suất các loại hình theo từng đối tượng.
+ Tổng hợp báo cáo kết quả kiểm
tra, rà soát của Tổ công tác cấp huyện, thị xã, thành phố, Tổ công tác cấp xã, phường,
thị trấn gửi về Công an tỉnh (Qua Phòng PC66) trước ngày 18/5/2018.
2.2. Cấp xã, phường, thị trấn:
Mỗi xã, phường, thị trấn thành lập 01 tổ công tác, gồm các thành phần như sau:
+ 01 đồng chí lãnh đạo UBND phường,
xã, thị trấn - Tổ trưởng;
+ 01 đồng chí phó Trưởng Công
an xã, phường, thị trấn - Tổ phó;
+ 01 đồng chí cán bộ kiểm tra
an toàn PCCC - Tổ viên;
+ 01 đồng chí Cảnh sát khu vực
(hoặc công an phụ trách xã) - Tổ viên;
+ 01 đồng chí cán bộ đô thị của
phường, xã, thị trấn - Tổ viên;
+ 01 đồng chí cán bộ Công ty Điện
lực huyện, thị xã, thành phố - Tổ viên.
* Nhiệm vụ tổ công tác
+ Tổ chức rà soát, thống kê, lập
danh sách, trực tiếp kiểm tra 100% các nhà ở hộ gia đình; nhà ở kết hợp sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ; cơ sở sản xuất, kho hàng hóa trên địa bàn quản lý (trừ
đối tượng do Tổ công tác cấp huyện, thị xã, thành phố kiểm tra).
+ Tổng hợp báo cáo kết quả kiểm
tra, rà soát của Tổ công tác cấp xã, phường, thị trấn gửi về Tổ công tác của
huyện, thị xã, thành phố trước ngày 15/5/2018.
3. Các sở ngành, UBND các huyện,
thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc kế hoạch này. Quá
trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị liên hệ trực tiếp với
Công an tỉnh (qua Phòng PC66) để được hướng dẫn cụ thể./.
Nơi nhận:
- C66 - Bộ Công an;
- TT.Tỉnh ủy, TT.HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Công an tỉnh; (Đã ký)
- Sở Công thương, Kế hoạch & Đầu tư, Sở Xây dựng;
- Công ty Điện lực An Giang;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lãnh đạo VP.UBND tỉnh;
- Phòng NC, TH, KGVX, KTN;
- Lưu: HCTC.
|
CHỦ TỊCH
Vương Bình Thạnh
|