Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1265/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Lê Minh Khái
Ngày ban hành: 28/10/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1265/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT “KẾ HOẠCH SẮP XẾP LẠI CÔNG TY MẸ - TẬP ĐOÀN HÓA CHẤT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2022 - 2025 VÀ ĐỀ ÁN CƠ CẤU LẠI TẬP ĐOÀN HÓA CHẤT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025”

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp và Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp; Nghị định số 140/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần;

Căn cứ Nghị định số 131/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 20/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam;

Căn cứ Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg ngày 02 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí phân loại doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại, thoái vốn giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Quyết định số 360/QĐ-TTg ngày 17 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2021 - 2025”;

Căn cứ Quyết định số 1479/QĐ-TTg ngày 29 tháng 11 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước giai đoạn 2022 - 2025;

Căn cứ Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2022 của Chính phủ về tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động và huy động nguồn lực của doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty trong phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Quyết định số 726/QĐ-TTg ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040;

Theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Kế hoạch sắp xếp lại Công ty mẹ - Tập đoàn Hóa chất Việt Nam giai đoạn 2022 - 2025 và Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đến năm 2025” gồm các nội dung sau:

I. MỤC TIÊU

- Cơ cấu lại Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đảm bảo cơ cấu hợp lý, phát huy vai trò chủ đạo trong ngành công nghiệp hóa chất, khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh, tập trung vào các nhóm ngành có hiệu quả cao; nghiên cứu từng bước đầu tư, phát triển và có hiệu quả một số sản phẩm hóa chất có công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường, phù hợp với nhu cầu phát triển xã hội.

- Củng cố Công ty mẹ - Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đảm bảo đủ các nguồn lực để phát triển các dự án trong ngành công nghiệp hóa chất có quy mô lớn, quan trọng, điều hành và định hướng phát triển các công ty con theo chiến lược phát triển của Tập đoàn; hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, góp phần bảo đảm một số cân đối trong nền kinh tế quốc dân, góp phần bảo đảm chiến lược an toàn, an ninh lương thực trong tình hình mới.

- Tập đoàn Hóa chất Việt Nam sau khi cơ cấu lại có đủ năng lực và nguồn lực tài chính để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, ổn định và bền vững, gắn với bảo vệ môi trường; đổi mới tổ chức, phương thức kinh doanh, cơ chế quản lý và điều hành, nâng cao năng lực kỹ thuật công nghệ và nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng, tổ chức hợp lý thị trường và quản lý tốt quá trình hoạt động kinh doanh; đầu tư vào các dự án trọng điểm đảm bảo tốc độ tăng trưởng của Tập đoàn; cơ cấu lại vốn đầu tư tại các công ty con, tạo ra các doanh nghiệp trong Tập đoàn có vốn chủ sở hữu lớn, có tiềm lực về tài chính, đảm bảo nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, đảm bảo các cân đối lớn của nhà nước trong lĩnh vực phân bón, hóa chất, đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế; phục vụ tốt hơn người dân và doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân; bảo toàn và phát triển vốn của nhà nước đã đầu tư tại doanh nghiệp.

- Xử lý dứt điểm các công ty con, công ty liên kết, các dự án đầu tư chậm tiến độ, hoạt động thua lỗ, kém hiệu quả theo cơ chế thị trường và quy định của pháp luật để giảm thiểu tối đa tổn thất cho nhà nước, Tập đoàn Hoá chất Việt Nam và xã hội; trong đó, tập trung sớm xử lý dứt điểm tranh chấp hợp đồng EPC thực hiện các dự án đầu tư.

- Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng doanh thu toàn Tập đoàn bình quân đạt 7,4%/năm; phấn đấu tổng nộp ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 đạt 10.800 tỷ đồng.

II. ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CƠ CẤU LẠI DOANH NGHIỆP ĐẾN NĂM 2025

1. Ngành, nghề kinh doanh

Vinachem tập trung vào các ngành, nghề kinh doanh chính:

- Sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất phân bón và hóa chất; công nghiệp chế biến cao su; sản xuất và kinh doanh hóa chất cơ bản, hóa chất tiêu dùng, hóa dược, hóa dầu, điện hóa (sản xuất pin và ắc quy).

Vinachem có các ngành nghề kinh doanh theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Vinachem và các ngành nghề kinh doanh khác theo phê duyệt của cấp có thẩm quyền.

2. Đổi mới quản trị doanh nghiệp

a) Đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại về quản trị doanh nghiệp, tập trung vào các nội dung sau:

- Hoàn thiện các quy định, quy chế quản lý nội bộ; ứng dụng quản trị trên nền tảng số.

- Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý, điều hành, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với quy mô về vốn, lao động, trình độ công nghệ và tài sản của doanh nghiệp; thúc đẩy cơ chế liên kết nội bộ trong toàn Tập đoàn.

- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất và đổi mới sáng tạo phù hợp với điều kiện tình hình mới.

- Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính, kế toán; quản lý sử dụng lao động hiệu quả, cải cách cơ chế tiền lương; phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và công nhân kỹ thuật.

b) Áp dụng thông lệ quốc tế trong việc đổi mới quản trị doanh nghiệp

- Từng bước thực hiện quản trị doanh nghiệp tiệm cận với các nguyên tắc quản trị của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD).

- Tăng cường công tác dự báo, các giải pháp quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế.

3. Xây dựng phương án cơ cấu lại tài chính, vốn, tài sản của doanh nghiệp

- Tạo lập nguồn lực tài chính tập trung cho Công ty mẹ - Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đảm bảo nguồn lực đầu tư vào các dự án trọng điểm thuộc ngành nghề kinh doanh chính của Tập đoàn; phát huy vai trò dẫn dắt của Công ty mẹ - Tập đoàn Hóa chất Việt Nam trong việc hình thành, mở rộng chuỗi sản xuất, cung ứng và chuỗi giá trị của Tập đoàn. Tăng tích tụ, tập trung vốn thông qua việc phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ tại một số đơn vị thành viên nhằm nâng cao nguồn lực tài chính để đầu tư vào các dự án lớn có tính chiến lược.

- Thoái vốn, cổ phần hóa các doanh nghiệp thuộc Vinachem theo đề án cơ cấu lại được phê duyệt; tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính; tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ, uy tín và thương hiệu trên thị trường.

- Tối ưu hóa các nguồn lực về vốn, đất đai, thương hiệu, truyền thống, lịch sử tại doanh nghiệp; quản lý chặt chẽ vốn, tài sản nhà nước, tài sản doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật.

- Đảm bảo cân đối đủ nguồn vốn để thanh toán cho các nhà thầu EPC Dự án Khai thác và chế biến muối mỏ Kali tại Lào theo phán quyết của Trọng tài; thanh toán đúng hạn khoản vay lại Bộ Tài chính - nguồn Eximbank Trung Quốc và khoản vay tại các tổ chức tín dụng cho Dự án Đạm Ninh Bình.

- Về vốn điều lệ của Vinachem: Mục tiêu đến năm 2025, vốn điều lệ Công ty mẹ - Tập đoàn Hóa chất Việt Nam phấn đấu đạt khoảng 17.500 tỷ đồng.

4. Phương án cơ cấu lại nhân sự, tổ chức bộ máy quản lý

- Thực hiện kiện toàn mô hình tổ chức Đảng bộ Tập đoàn Hóa chất Việt Nam theo mô hình toàn tập đoàn kinh tế nhà nước và các tổ chức Đảng, đoàn thể trong các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn; nâng cao vai trò lãnh đạo, giám sát của tổ chức đảng tại Tập đoàn đảm bảo nguyên tắc Đảng lãnh đạo thông qua tổ chức đảng và đảng viên, lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị và quản lý cán bộ trong Tập đoàn; phân định rõ giữa lãnh đạo quản lý và điều hành doanh nghiệp; tăng cường trách nhiệm của cấp ủy, người đứng đầu tổ chức đảng trong hoạt động quản lý điều hành, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Rà soát, cơ cấu lại tổ chức bộ máy của các doanh nghiệp thành viên theo định hướng tinh gọn, giảm đầu mối, khắc phục tình trạng chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ nhằm nâng cao năng lực quản trị điều hành và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; rà soát, đánh giá, tổ chức và hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của các Ban tham mưu, giúp việc của Công ty mẹ - Tập đoàn Hóa chất Việt Nam để nâng cao hơn nữa hiệu lực và hiệu quả đối với bộ máy tham mưu, giúp việc.

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản trị, kiểm soát nội bộ có hiệu lực, hiệu quả tại Công ty mẹ - Tập đoàn Hóa chất Việt Nam và các doanh nghiệp thành viên; phòng ngừa, phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, xung đột lợi ích, lạm dụng chức vụ quyền hạn thao túng hoạt động của doanh nghiệp; nâng cao tính minh bạch, công khai và trách nhiệm giải trình, đặc biệt là về tài chính, đầu tư, mua sắm, sử dụng vốn nhà nước.

5. Định hướng đầu tư đổi mới công nghệ phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bảo vệ môi trường; lộ trình cải tiến công nghệ để đổi mới công nghệ từng phần, từng giai đoạn một cách hợp lý, phù hợp với năng lực, định hướng phát triển của doanh nghiệp

Thường xuyên thực hiện rà soát, đánh giá để đổi mới, cải tiến công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, đáp ứng tốt hơn yêu cầu sản xuất kinh doanh và thị trường hoặc để tuân thủ các tiêu chuẩn yêu cầu (như về môi trường...) theo quy định pháp luật và phù hợp với năng lực, định hướng phát triển của doanh nghiệp trong từng giai đoạn.

6. Kế hoạch phối hợp, liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp thuộc các khu vực kinh tế khác và các doanh nghiệp thuộc các quốc gia trong khu vực để hình thành chuỗi cung ứng, sản xuất

- Vinachem tiếp tục tìm kiếm, phối hợp, liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để hình thành chuỗi cung ứng, sản xuất trong lĩnh vực kinh doanh chính nhằm mở rộng thị trường.

- Chú trọng và quan tâm trong việc tìm kiếm các đối tác có tiềm lực về tài chính, công nghệ mới, kinh nghiệm... để thực hiện các mục tiêu chiến lược.

7. Kế hoạch/danh mục sắp xếp, cơ cấu lại Công ty mẹ - Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, các đơn vị thành viên của Vinachem đến năm 2025

a) Công ty mẹ - Tập đoàn Hóa chất Việt Nam và các đơn vị hạch toán phụ thuộc Công ty mẹ

- Tiếp tục duy trì Công ty mẹ - Tập đoàn Hóa chất Việt Nam là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ giai đoạn 2022 - 2025.

- Các đơn vị hạch toán phụ thuộc Công ty mẹ - Tập đoàn Hóa chất Việt Nam: Giữ nguyên 02 đơn vị hạch toán phụ thuộc như hiện nay, bao gồm:

+ Trung tâm Thông tin khoa học kỹ thuật Hóa chất;

+ Trung tâm Thương mại và Dịch vụ Hóa chất.

b) Duy trì các đơn vị sự nghiệp hiện có của Vinachem gồm:

- Trường Cao đẳng Công nghiệp Hóa chất.

- Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam.

c) Doanh nghiệp do Vinachem nắm giữ từ 65% vốn điều lệ trở lên:

- Cổ phần hóa Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Apatit Việt Nam.

- Doanh nghiệp do Vinachem duy trì tỷ lệ nắm giữ vốn như hiện tại (gồm 7 doanh nghiệp):

+ Công ty cổ phần Hóa chất Cơ bản Miền Nam;

+ Công ty cổ phần Hơi kỹ nghệ Que hàn;

+ Công ty cổ phần Hóa chất Việt Trì;

+ Công ty cổ phần Phân lân Nung chảy Văn Điển;

+ Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao;

+ Công ty cổ phần Phân bón Bình Điền;

+ Công ty cổ phần Phân bón Miền Nam.

d) Các doanh nghiệp do Vinachem duy trì tỷ lệ nắm giữ trên 50% đến dưới 65% vốn điều lệ như hiện tại (07 doanh nghiệp):

- Công ty cổ phần DAP-Vinachem;

- Công ty cổ phần Phân lân Ninh Bình;

- Công ty cổ phần Thuốc sát trùng Việt Nam;

- Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng;

- Công ty cổ phần Công nghiệp Cao su miền Nam;

- Công ty cổ phần Pin Ắc quy Miền Nam;

- Công ty cổ phần Bột giặt Lix.

đ) Các doanh nghiệp do Vinachem duy trì tỷ lệ nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ như hiện tại (04 doanh nghiệp):

- Công ty TNHH Nhựa và Hóa chất TPC Vina;

- Công ty TNHH Cao su Inoue Việt Nam;

- Công ty cổ phần Bột giặt Net;

- Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng.

e) Các doanh nghiệp Vinachem thoái toàn bộ vốn góp (09 doanh nghiệp):

- Công ty cổ phần Phân bón và Hóa chất Cần Thơ;

- Công ty cổ phần Xà phòng Hà Nội;

- Công ty cổ phần Cảng đạm Ninh Bình;

- Công ty cổ phần Vật tư và Xuất nhập khẩu Hóa chất;

- Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Hóa chất Miền Nam;

- Công ty cổ phần Thiết kế Công nghiệp Hóa chất;

- Công ty cổ phần Pin Hà Nội;

- Công ty cổ phần Pin Ắc quy Vĩnh Phú;

- Công ty cổ phần Sorbitol Pháp - Việt.

g) Các doanh nghiệp sản xuất phân bón thuộc danh mục các dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả tại Quyết định 1468/QĐ-TTg ngày 29 tháng 9 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ:

Quyết liệt triển khai thực hiện kết luận của Bộ Chính trị về phương án xử lý đối với 03 dự án, doanh nghiệp (Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình, Công ty cổ phần Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc, Công ty cổ phần DAP số 2 - Vinachem); tập trung xử lý và giải quyết dứt điểm các tồn tại, khó khăn, vướng mắc và tranh chấp với nhà thầu tại các hợp đồng EPC; hoàn thành toàn bộ quyết toán các dự án đầu tư; tiếp tục thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh; thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn đầu tư của Vinachem khỏi các doanh nghiệp sau khi hoạt động hiệu quả và được cấp có thẩm quyền đưa ra khỏi danh mục các dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả ngành công thương theo đúng quy định của pháp luật.

h) Doanh nghiệp thực hiện theo quyết định của cấp có thẩm quyền: Công ty TNHH Hóa chất và Muối mỏ Việt Lào.

8. Lộ trình thực hiện

- Tập trung tổ chức lại hoạt động sản xuất kinh doanh để đến năm 2025 giải quyết các vướng mắc, tồn tại (nếu có) của Vinachem và các đơn vị thành viên; đẩy mạnh công tác thoái vốn.

- Đến năm 2025: hầu hết các doanh nghiệp thành viên là công ty cổ phần, mô hình tổ chức tinh gọn, có tình hình tài chính lành mạnh, hoạt động hiệu quả, có trình độ công nghệ, kỹ thuật sản xuất hiện đại tương đương với các nước trong khu vực, đáp ứng đầy đủ chuẩn mực quốc tế về quản trị doanh nghiệp; hình thành đội ngũ quản lý chuyên nghiệp, có trình độ cao, phẩm chất đạo đức tốt.

- Củng cố, phát triển một số doanh nghiệp thành viên có quy mô lớn, hoạt động hiệu quả, có khả năng cạnh tranh trong khu vực và quốc tế trong các lĩnh vực kinh doanh chính của Vinachem.

III. TỔ CHỨC CHỨC THỰC HIỆN

1. Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp

a) Chỉ đạo Vinachem thực hiện Đề án cơ cấu lại đến năm 2025; chịu trách nhiệm toàn diện trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan thanh tra, kiểm tra các nội dung báo cáo, đề xuất. Kịp thời xử lý những vướng mắc phát sinh; trong trường hợp cần thiết điều chỉnh các nội dung tại Đề án do không thực hiện được theo Quyết định này do điều kiện khách quan, chủ động rà soát, kiến nghị điều chỉnh Quyết định này phù hợp với quy định của pháp luật, kịp thời báo cáo để Thủ tướng Chính phủ xem xét, có văn bản chỉ đạo.

b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, cơ quan liên quan thực hiện giám sát việc triển khai Đề án cơ cấu lại Vinachem.

c) Tiếp tục thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quy định của pháp luật.

d) Chỉ đạo xử lý dứt điểm các tồn tại, yếu kém, các khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai các dự án, doanh nghiệp thua lỗ, chậm tiến độ, kém hiệu quả.

đ) Chỉ đạo Vinachem xây dựng phương án tăng vốn điều lệ khi có đủ nguồn lực tài chính, đảm bảo đúng trình tự, thủ tục, điều kiện theo quy định pháp luật, trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt.

e) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện khen thưởng, kỷ luật, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng năm đối với Hội đồng thành viên Vinachem trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ, quản lý, điều hành doanh nghiệp, tổ chức thực hiện Quyết định này, bảo đảm công khai, minh bạch, dân chủ, khách quan.

g) Đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quyết định này; báo cáo cấp có thẩm quyền kết quả thực hiện theo quy định tại Quyết định số 360/QĐ-TTg ngày 17 tháng 3 năm 2022.

2. Bộ Tài chính

Phoi hợp với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, thực hiện đôn đốc, kiểm tra việc triển khai Đề án cơ cấu lại Vinachem theo quy định; hướng dẫn Vinachem xử lý các khó khăn, vướng mắc đối với các nội dung thuộc thẩm quyền.

3. Các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ thực hiện hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc, giám sát việc thực hiện Đề án.

4. Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam có trách nhiệm

a) Trong Quý IV năm 2023, tổ chức phổ biến, quán triệt nội dung Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Hóa chất Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhằm tạo sự đồng thuận, nhất trí cao từ Công ty mẹ - Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đến các đơn vị thành viên, từ cán bộ lãnh đạo các đơn vị đến người lao động trong quá trình triển khai thực hiện.

b) Xây dựng phương án tổ chức sản xuất, kinh doanh phù hợp với Đề án cơ cấu lại đã được phê duyệt; phương án tài chính để triển khai thực hiện nhiệm vụ chính được giao và xử lý các tồn tại về tài chính trong quá trình cơ cấu lại. Chỉ đạo thực hiện cơ cấu lại, sắp xếp doanh nghiệp thành viên phù hợp với Quyết định này; trong đó, củng cố thương hiệu của Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng.

c) Thực hiện xử lý dứt điểm các tồn tại, yếu kém, các khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai các dự án, doanh nghiệp thua lỗ, chậm tiến độ, kém hiệu quả (trong đó, tập trung sớm xử lý dứt điểm tranh chấp hợp đồng EPC thực hiện các dự án đầu tư); xử lý dứt điểm tình trạng đầu tư ngoài ngành, lĩnh vực kinh doanh chính thông qua việc thoái, giảm vốn;

d) Hoàn thành phê duyệt phương án sắp xếp lại các cơ sở nhà, đất; xử lý dứt điểm các tồn tại, khó khăn, vướng mắc về tài chính, dự án đầu tư, tranh chấp các hợp đồng EPC, đặc biệt là 03 doanh nghiệp sản xuất phân bón được cấp có thẩm quyền đưa ra khỏi danh mục các dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả ngành công thương theo quy định.

đ) Nghiêm túc triển khai thực hiện công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật, thực hiện mục tiêu, chiến lược, kế hoạch và nhiệm vụ được giao, đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty con, của cán bộ quản lý, người đại diện theo quy định.

e) Định kỳ báo cáo Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ Tài chính, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp tình hình triển khai, kết quả thực hiện Đề án này và các nội dung theo quy định tại Quyết định số 360/QĐ-TTg ngày 17 tháng 3 năm 2022.

5. Văn phòng Chính phủ

Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Quyết định này theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Trưởng ban Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
- Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia;
- Đảng ủy khối Doanh nghiệp Trung ương;
- Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp;
- Tập đoàn Hóa chất Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu VT, ĐMDN (2b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Lê Minh Khái

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1265/QĐ-TTg ngày 28/10/2023 phê duyệt "Kế hoạch sắp xếp lại Công ty mẹ - Tập đoàn Hóa chất Việt Nam giai đoạn 2022-2025 và Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đến năm 2025" do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.875

DMCA.com Protection Status
IP: 52.14.255.122
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!