BAN CHẤP HÀNH
TRUNG ƯƠNG
BAN TUYÊN GIÁO
-------
|
ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM
---------------
|
Số: 244-KH/BTGTW
|
Hà Nội, ngày 17
tháng 01 năm 2023
|
KẾ HOẠCH
TỔNG
KẾT 10 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 29-NQ/TW, NGÀY 04/11/2013 CỦA BAN CHẤP HÀNH
TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XI VỀ ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, ĐÁP ỨNG
YÊU CẦU CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH
HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
Giáo dục và đào tạo có vai trò, vị trí đặc biệt
quan trọng; là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển;
giáo dục và đào tạo cùng với khoa học, công nghệ được xác định là động lực then
chốt phát triển đất nước. Ngày 04/11/2013, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa
XI ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” (Nghị quyết số
29-NQ/TW). Thực hiện Chương trình công tác trọng tâm năm 2023, Ban Tuyên giáo
Trung ương xây dựng Kế hoạch tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW,
như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Đánh giá toàn diện, sâu sắc công tác lãnh đạo,
chỉ đạo, quản lý và tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, gắn với
việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị, kết luận, văn bản chỉ đạo của Đảng về lĩnh
vực giáo dục và đào tạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, địa phương, đơn vị; đồng
thời, đề ra nhiệm vụ, giải pháp thiết thực đẩy nhanh tiến độ đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo.
2. Thông qua việc tổng kết, tiếp tục góp phần nâng
cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, địa phương, đơn vị,
cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về quan điểm “giáo dục và đào tạo là
quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân, đầu tư cho
giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội”; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và
hành động trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong tình hình
mới.
3. Cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn để tham mưu,
đề xuất Bộ Chính trị xem xét, ban hành văn bản mới tạo đột phá trong đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, phục
vụ đắc lực các mục tiêu chiến lược mà Đại hội XIII của Đảng đề ra.
4. Việc tổng kết Nghị quyết số 29-NQ/TW phải được
tiến hành nghiêm túc, sâu sắc, toàn diện; bảo đảm khách quan, thực chất; đúng
tiến độ, tiết kiệm và tránh hình thức; đề ra các nhiệm vụ, giải pháp thiết thực,
hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm; tranh thủ ý kiến của các nhà quản lí,
chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện
vọng của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục, các tầng lớp nhân dân.
II. NỘI DUNG TỔNG KẾT
Đánh giá khách quan, toàn diện kết quả 10 năm triển
khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW gắn với việc thực hiện các nghị quyết, chỉ
thị, kết luận của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, tập
trung vào một số nội dung sau:
1. Tình hình triển khai và kết quả thực hiện Nghị
quyết số 29-NQ/TW
- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức nghiên cứu,
quán triệt, triển khai thực hiện, kiểm tra, giám sát và sơ kết, tổng kết thực
hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW.
- Kết quả 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số
29-NQ/TW bao gồm: Thành tựu đạt được (đánh giá toàn diện những kết quả đạt được
trên tất cả các nội dung được nêu trong Nghị quyết); hạn chế, yếu kém (đánh giá
đúng thực chất, chỉ rõ những hạn chế, yếu kém trong quá trình triển khai thực
hiện Nghị quyết); nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém.
2. Những mô hình hay, cách làm hiệu quả trong triển
khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW.
3. Những khó khăn, vướng mắc.
4. Bài học kinh nghiệm.
5. Bối cảnh và những vấn đề mới đặt ra.
6. Phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp.
7. Đề xuất, kiến nghị nhằm tháo gỡ những khó khăn,
vướng mắc, xử lí những vấn đề bức xúc, nhạy cảm trong lĩnh vực giáo dục và đào
tạo; tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong
tình hình mới.
(Đề cương báo cáo gửi kèm Kế hoạch này)
III. CÁCH THỨC TỔNG KẾT
1. Các tỉnh ủy, thành ủy; Ban cán sự đảng Bộ Giáo dục
và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức Hội nghị tổng kết 10
năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW đảm bảo thiết thực, hiệu quả.
2. Các ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc
Trung ương tiến hành tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW theo chức
năng, nhiệm vụ và phù hợp với điều kiện cụ thể của đơn vị.
3. Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với
các Ban cán sự đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
và các đơn vị liên quan xây dựng Đề án tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số
29-NQ/TW trình Bộ Chính trị.
IV. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
1. Tháng 01/2023: Ban hành Kế hoạch, Đề cương báo
cáo tổng kết; Thành lập Ban Chỉ đạo, Tổ Biên tập, Tổ Chuyên gia tổng kết 10 năm
thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW.
2. Tháng 2-5/2023: Tổ chức kiểm tra, khảo sát, điều
tra dư luận xã hội kết quả thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW; Tổ chức hội nghị,
hội thảo, tọa đàm lấy ý kiến chuyên gia, các ban, bộ, ngành liên quan về kết quả
đạt được và những đề xuất mới để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW.
3. Tháng 6/2023: Các tỉnh ủy, thành ủy, ban cán sự
đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương hoàn thành việc tổng kết, xây dựng
và gửi báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về Ban Tuyên
giáo Trung ương.
4. Tháng 7-8/2023: Ban Chỉ đạo, Tổ Biên tập xây dựng
dự thảo các văn bản của Đề án tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW.
5. Tháng 9/2023: Báo cáo Lãnh đạo Ban Tuyên giáo
Trung ương.
6. Tháng 10/2023: Hoàn thiện các sản phẩm Đề án,
trình Bộ Chính trị.
* Cấp ủy địa phương, đơn vị, căn cứ vào Kế hoạch của
Ban Tuyên giáo Trung ương và điều kiện tình hình thực tiễn để xây dựng lộ trình
tổng kết, đảm bảo yêu cầu hiệu quả, chất lượng và tiến độ thời gian.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành Quyết định
thành lập Ban Chỉ đạo, Tổ Biên tập, Tổ Chuyên gia; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra
việc tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ở các địa phương, đơn vị;
phân tích, tổng hợp báo cáo của các tỉnh ủy, thành ủy, ban cán sự đảng, đảng
đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương; chủ trì phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ
Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên
quan xây dựng dự thảo Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW
và dự thảo Tờ trình, Chỉ thị mới trình Bộ Chính trị.
2. Ban cán sự đảng các ban, bộ, ngành; các tỉnh ủy,
thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan căn cứ Kế hoạch
chỉ đạo và tiến hành tổng kết; xây dựng Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị
quyết số 29-NQ/TW, gửi về Ban Tuyên giáo Trung ương (qua Vụ Giáo dục) trước
ngày 30/6/2023, để tổng hợp báo cáo trình Bộ Chính trị; chỉ đạo các cơ quan
thông tấn, báo chí đẩy mạnh tuyên truyền kết quả 10 năm thực hiện Nghị quyết số
29-NQ/TW; chú trọng tuyên truyền những kết quả nổi bật, bài học kinh nghiệm và
các tập thể, cá nhân điển hình trong thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW; những
nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới.
3. Ban Tuyên giáo các cấp tham mưu cấp ủy chỉ đạo,
đôn đốc, kiểm tra tổng kết và báo cáo tiến độ thực hiện.
VI. KINH PHÍ
Kinh phí thực hiện Đề án tổng kết ở Trung ương từ
nguồn kinh phí của Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội. Các bộ, ngành, địa phương chủ động kinh phí cho tổng kết
Nghị quyết.
Ban Tuyên giáo Trung ương đề nghị các tỉnh ủy,
thành ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương phối hợp thực
hiện.
Nơi nhận:
- Đồng chí Thường trực Ban Bí thư (để
b/c)
- Đồng chí Trưởng Ban (để b/c),
- Lãnh đạo Ban,
- Các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc TW,
- BCS đảng Chính phủ; Đảng đoàn Quốc hội,
- Văn phòng Trung ương Đảng,
- Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội,
- Ban cán sự đảng: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,
Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ
Thông tin và Truyền thông,
- BCS đảng các bộ, cơ quan ngang bộ có các cơ sở giáo dục và đào tạo trực thuộc,
- Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội,
- Hội Khuyến học Việt Nam; Liên hiệp các Hội khoa học và kĩ thuật Việt Nam,
- Ban Tuyên giáo các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc TW,
- Các vụ, đơn vị thuộc Ban,
- Vụ Giáo dục (05 bản),
- Lưu HC.
|
K/T TRƯỞNG BAN
PHÓ TRƯỞNG BAN THƯỜNG TRỰC
Lại Xuân Môn
|
ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO
TỔNG
KẾT 10 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 29-NQ/TW, NGÀY 04/11/2013 CỦA BAN CHẤP HÀNH
TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XI VỀ ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, ĐÁP ỨNG
YÊU CẦU CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH
HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ”
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 244-KH/BTGTW, ngày 17 tháng 01 năm 2023)
PHẦN
THỨ NHẤT
BỐI CẢNH QUỐC TẾ, TRONG NƯỚC VÀ CÔNG TÁC TRIỂN KHAI THỰC
HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 29-NQ/TW CỦA BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XI
I. Bối cảnh quốc tế và trong
nước tác động đến quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Việt
Nam.
Đánh giá bối cảnh tình hình thế giới, khu vực và
trong nước; đặc điểm của địa phương, cơ quan, đơn vị; những yếu tố tác động đến
quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo qua 10 năm triển khai
thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều
kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế (Nghị
quyết số 29-NQ/TW).
II. Quá trình quán triệt,
tuyên truyền và tổ chức thực hiện Nghị quyết
1. Công tác nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết
Đánh giá quá trình hướng dẫn, biên soạn tài liệu, tổ
chức học tập, nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết số 29-NQ/TW của các cấp, các
ngành. Chỉ rõ phương thức, tiến độ triển khai; thống kê số lượng các hội nghị
nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết, thành phần tham gia; hiệu quả của các hội
nghị quán triệt Nghị quyết.
2. Công tác tuyên truyền Nghị quyết
Đánh giá hình thức, nội dung, hiệu quả tuyên truyền
về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo tới cán bộ, đảng viên và nhân
dân; đánh giá về mức độ đồng thuận, ủng hộ của nhân dân đối với các hoạt động đổi
mới giáo dục.
3. Công tác triển khai thực hiện Nghị quyết
- Việc ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo; xây
dựng chương trình, kế hoạch, hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị quyết số
29-NQ/TW của các cấp, các ngành; việc thể chế hóa các nội dung Nghị quyết số
29-NQ/TW thành các quy định cụ thể để thực hiện thống nhất trong Đảng, hệ thống
chính trị và trong xã hội.
- Kết quả hoạt động của Ủy ban quốc gia Đổi mới
giáo dục và đào tạo. Đánh giá quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai
các đề án thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW; chỉ rõ những nội dung đã hoàn thành
và đang áp dụng trong thực tiễn (hiệu quả xã hội của các đề án) hoặc chưa hoàn
thành (chưa thực hiện).
- Công tác kiểm tra, giám sát, các hoạt động sơ kết,
tổng kết Nghị quyết số 29-NQ/TW qua các giai đoạn 5 năm, 10 năm; việc gắn các nội
dung của Nghị quyết với việc kiểm điểm, đánh giá kết quả hoạt động đơn vị hàng
năm, cả nhiệm kì.
PHẦN
THỨ HAI
THÀNH TỰU, HẠN CHẾ, NGUYÊN NHÂN, BÀI HỌC KINH NGHIỆM
QUA 10 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 29-NQ/TW
I. Thành tựu
1. Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản
lí của nhà nước đối với đổi mới giáo dục và đào tạo
- Đánh giá khái quát về việc ban hành cơ chế, chính
sách; chương trình, kế hoạch, đề án triển khai quan điểm “giáo dục và đào tạo
là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, được ưu
tiên đi trước một bước trong các chương trình phát triển kinh tế - xã hội”; mức
độ hiểu biết và ủng hộ của cán bộ, đảng viên và nhân dân về quan điểm, mục
tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
- Kết quả Công tác phát triển đảng, công tác chính
trị, tư tưởng trong các trường học. Vai trò của chi bộ, đảng bộ trong lãnh đạo,
chỉ đạo đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
- Công tác dự báo, quy hoạch phát triển nguồn nhân
lực của bộ, ngành, địa phương; kết quả thực hiện chính sách đặt hàng đào tạo
nguồn nhân lực.
- Đánh giá kết quả giải quyết các hiện tượng tiêu cực
kéo dài, gây bức xúc xã hội (bệnh thành tích trong giáo dục; hiện tượng quá tải
trong giáo dục; tình trạng dạy thêm, học thêm; bạo lực học đường và sự xuống cấp
về đạo đức của một bộ phận học sinh, sinh viên,...).
2. Về đổi mới đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo
dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học.
- Đánh giá khái quát về việc ban hành cơ chế, chính
sách; chương trình, kế hoạch, đề án triển khai giáo dục, đào tạo theo hướng
phát triển phẩm chất, năng lực người học; kết hợp dạy người, dạy chữ và dạy nghề.
Một số kết quả nổi bật đạt được của giáo dục, đào tạo phát triển phẩm chất,
năng lực người học.
- Công tác giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống,
tri thức pháp luật và ý thức công dân. Tập trung vào những giá trị cơ bản của
văn hóa, truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị cốt
lõi và nhân văn của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Đánh giá kết quả đạt được trong (1). đổi mới
phương pháp theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng
kiến thức, kỹ năng của người học, tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến
khích tự học; (2). đổi mới hình thức tổ chức dạy học theo hướng đa dạng hình thức
học tập, chú trọng các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học; đẩy mạnh
ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học.
- Kết quả đạt được nổi bật của công tác giáo dục quốc
phòng, an ninh và hướng nghiệp; dạy ngoại ngữ, tin học theo hướng chuẩn hóa, thiết
thực, đảm bảo năng lực sử dụng của người học.
- Công tác dạy tiếng nói và chữ viết của các dân tộc
thiểu số; dạy tiếng Việt và truyền bá văn hóa dân tộc cho người Việt Nam ở nước
ngoài.
- Đánh giá hoạt động xây dựng chương trình theo hướng
tinh giản nội dung; phát triển phẩm chất, năng lực người học; tăng thực hành, vận
dụng kiến thức vào thực tiễn. Kết quả đạt được triển khai cụ thể cho giáo dục mầm
non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.
3. Về đổi mới căn bản hình thức và phương pháp
thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách
quan.
- Đánh giá khái quát việc ban hành cơ chế, chính
sách, hướng dẫn; chương trình, kế hoạch, đề án triển khai đổi mới hình thức và
phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung
thực, khách quan. Những kết quả nổi bật đạt được trong đổi mới thi, kiểm tra và
đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo.
- Những xu hướng tiên tiến và tin cậy trong thi, kiểm
tra, đánh giá kết quả giáo dục và đào tạo đã được áp dụng trong giáo dục và đào
tạo so với thời điểm trước khi ban hành Nghị quyết.
- Lộ trình, phương án đổi mới và kết quả đạt được
trong thi và công nhận tốt nghiệp phổ thông theo hướng giảm áp lực, tốn kém cho
xã hội, đảm bảo độ tin cậy, trung thực, làm cơ sở cho tuyển sinh giáo dục nghề
nghiệp và giáo dục đại học.
- Công tác đánh giá diện rộng ở phổ thông, làm cơ sở
điều chỉnh chính sách về giáo dục và đào tạo.
- Đánh giá sự phát triển của hệ thống kiểm định chất
lượng giáo dục; hoạt động kiểm tra, đánh giá, kiểm soát chất lượng giáo dục của
các cơ sở giáo dục ngoài công lập, cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài.
- Công tác tuyển dụng, sử dụng lao động đã qua đào
tạo theo hướng chú trọng năng lực, chất lượng, hiệu quả công việc thực tế; Coi
sự chấp nhận của thị trường lao động đối với người học là tiêu chí quan trọng để
đánh giá uy tín, chất lượng của cơ sở giáo dục đại học, nghề nghiệp.
4. Về hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo
hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập.
- Đánh giá khái quát việc ban hành cơ chế, chính
sách, hướng dẫn; chương trình, kế hoạch, đề án triển khai xây dựng hệ thống
giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở, linh hoạt, liên thông; học tập
suốt đời và xây dựng xã hội học tập. Những kết quả đạt được nổi bật trong việc
xây dựng hệ thống giáo dục mở.
- Kết quả Quy hoạch lại mạng lưới cơ sở giáo dục
nghề nghiệp, giáo dục đại học gắn với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quy
hoạch phát triển nguồn nhân lực. Công tác phân tầng, xếp hạng giáo dục đại học;
quy hoạch mạng lưới các cơ sở đào tạo giáo viên.
- Đánh giá kết quả đầu tư, củng cố, phát triển một
số cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp đạt trình độ tiên tiến khu vực
và thế giới; kết quả hoàn thiện mô hình đại học quốc gia và đại học vùng.
- Kết quả công tác hướng nghiệp, phân luồng sau
trung học cơ sở, trung học phổ thông; sự liên thông giữa giáo dục nghề nghiệp
và giáo dục đại học.
- Công tác sắp xếp, điều chỉnh mạng lưới các trường
đại học, cao đẳng và các viện nghiên cứu theo hướng gắn đào tạo với nghiên cứu
khoa học; gắn đào tạo, bồi dưỡng năng lực, kỹ năng nghề tại cơ sở sản xuất,
kinh doanh; huy động sự tham gia của xã hội trong xây dựng, điều chỉnh, thực hiện
chương trình đào tạo và đánh giá năng lực người học.
- Đánh giá chủ trương khuyến khích xã hội hóa để đầu
tư xây dựng và phát triển các trường chất lượng cao ở tất cả các cấp học và
trình độ đào tạo; tăng tỷ lệ trường ngoài công lập đối với giáo dục nghề nghiệp
và giáo dục đại học.
5. Về đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục,
đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của
các cơ sở giáo dục, đào tạo; coi trọng quản lý chất lượng.
- Đánh giá khái quát việc ban hành cơ chế, chính
sách, hướng dẫn; chương trình, kế hoạch, đề án, hoạt động triển khai đổi mới
công tác quản lí giáo dục, đào tạo theo hướng đảm bảo dân chủ, thống nhất, tăng
quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục và đào tạo; những kết
quả nổi bật đạt được trong đổi mới công tác quản lí giáo dục.
- Việc ban hành các văn bản, quy chế, công tác phối
hợp giữa cơ quan quản lí nhà nước về giáo dục và đào tạo với cơ quan quản lí
theo ngành, lãnh thổ của các bộ, ngành, địa phương đảm bảo sự liên thông, tính
hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lí nhà nước về giáo dục và đào tạo.
- Đánh giá kết quả thực hiện chủ trương “cơ quan quản
lý giáo dục, đào tạo địa phương tham gia quyết định về quản lý nhân sự, tài
chính cùng với quản lý thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của giáo dục mầm non, giáo
dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp”.
- Công tác chuẩn hóa các điều kiện đảm bảo chất lượng
giáo dục; quản lí chất lượng đầu ra; xây dựng hệ thống kiểm định độc lập về chất
lượng giáo dục và đào tạo; sự phân định giữa quản lí nhà nước và quản trị cơ sở
giáo dục.
- Công tác quản lí cơ sở giáo dục có yếu tố nước
ngoài tại Việt Nam; quản lí học sinh, sinh viên Việt Nam đi học tại nước ngoài
bằng ngân sách nhà nước và theo hiệp định nhà nước.
- Kết quả triển khai chủ trương “Đẩy mạnh phân cấp,
nâng cao trách nhiệm, tạo động lực và tính chủ động, sáng tạo của các cơ sở
giáo dục, đào tạo”; “giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo
dục, đào tạo; phát huy vai trò của hội đồng trường”. Công tác giám sát của các
chủ thể trong nhà trường và xã hội; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra của
cơ quan quản lý các cấp; bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch.
6. Về phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản
lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo.
- Đánh giá khái quát về việc ban hành cơ chế, chính
sách, hướng dẫn; chương trình, kế hoạch, đề án, hoạt động xây dựng và phát triển
đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo. Những kết quả nổi bật đạt được trong công tác
phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục.
- Công tác xây dựng, ban hành, triển khai chuẩn nhà
giáo; hoạt động đào tạo, bồi dưỡng giáo viên nâng chuẩn, đạt chuẩn theo hướng
nâng chuẩn trình độ, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên mầm non, tiểu học.
- Chính sách phát triển, quy hoạch mạng lưới các cơ
sở đào tạo giáo viên ở trung ương và địa phương; chính sách thu hút và sự hấp dẫn
của các trường sư phạm đối với học sinh giỏi theo học.
- Việc ban hành các chính sách ưu đãi đối với nhà
giáo và cán bộ quản lí giáo dục; kết quả triển khai chế độ ưu đãi và tuổi nghỉ
hưu hợp lí đối với nhà giáo có trình độ cao; mức độ thực hiện chủ trương “Lương
của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành
chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng”.
- Chính sách hỗ trợ giảng viên trẻ về chỗ ở, học tập
và nghiên cứu khoa học; huy động chuyên gia quốc tế và người Việt Nam ở nước
ngoài tham gia giảng dạy và nghiên cứu ở các cơ sở giáo dục, đào tạo trong nước.
7. Về đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy
động sự tham gia đóng góp của xã hội; nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển
giáo dục và đào tạo.
- Đánh giá khái quát việc ban hành văn bản, hướng dẫn;
các chương trình, đề án, hoạt động đổi mới chính sách, cơ chế tài chính; huy động
sự tham gia đóng góp của toàn xã hội; nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển
giáo dục và đào tạo. Những kết quả nổi bật đạt được về đổi mới chính sách cơ chế,
tài chính cho giáo dục.
- Tổng chi ngân sách cho giáo dục hàng năm so với
yêu cầu tối thiểu 20% tổng chi ngân sách; đánh giá cơ cấu chi, mức độ đáp ứng
yêu cầu thực tiễn để nâng cao chất lượng, đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
và đào tạo.
- Đánh giá hiệu quả đầu tư các chương trình, đề án
trọng điểm phục vụ phát triển giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học; giáo dục
vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Việc ban hành chính sách và kết quả thực hiện huy
động nguồn lực xã hội trong và ngoài nước đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo;
hoạt động liên doanh, liên kết với các cơ sở giáo dục trong nước, nước ngoài.
- Chính sách tín dụng, ưu tiên, học bổng, hỗ trợ
tài chính cho các đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu,
vùng xa, học sinh có hoàn cảnh khó khăn đảm bảo cơ hội tiếp cận công bằng giáo
dục và đào tạo.
8. Về nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu
và ứng dụng khoa học, công nghệ, đặc biệt là khoa học giáo dục và khoa học quản
lý.
- Đánh giá khái quát việc ban hành cơ chế, chính
sách, hướng dẫn; chương trình, kế hoạch, đề án, hoạt động nâng cao chất lượng,
hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ, đặc biệt là khoa học giáo
dục và khoa học quản lí. Những kết quả nổi bật đạt được trong hoạt động nghiên
cứu khoa học.
- Thể chế, đầu tư nâng cao năng lực, chất lượng và
hiệu quả nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ của các cơ sở giáo dục đại
học; gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo và nghiên cứu, giữa các cơ sở đào tạo với
các cơ sở sản xuất, kinh doanh.
- Kết quả thực hiện chủ trương “ưu tiên đầu tư phát
triển khoa học cơ bản, khoa học mũi nhọn, phòng thí nghiệm trọng điểm, phòng
thí nghiệm chuyên ngành, trung tâm công nghệ cao, cơ sở sản xuất thử nghiệm hiện
đại trong một số cơ sở giáo dục đại học”.
- Công tác sáp nhập một số tổ chức nghiên cứu khoa
học và triển khai công nghệ với các trường đại học công lập; khuyến khích sinh
viên tham gia nghiên cứu khoa học; thành lập viện, trung tâm nghiên cứu và chuyển
giao công nghệ, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, hỗ trợ đăng ký và khai thác
sáng chế, phát minh trong các cơ sở đào tạo.
- Đánh giá việc thực hiện chủ trương “Tập trung đầu
tư nâng cao năng lực, chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ quan nghiên cứu
khoa học giáo dục quốc gia. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu và
chuyên gia giáo dục. Triển khai chương trình nghiên cứu quốc gia về khoa học
giáo dục”.
9. Về chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp
tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo.
- Đánh giá khái quát việc ban hành cơ chế, chính
sách, hướng dẫn; chương trình, kế hoạch, đề án, hoạt động hội nhập và nâng cao
hiệu quả hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo.
- Xu hướng tăng trưởng về quy mô đào tạo ở nước
ngoài bằng nguồn ngân sách trong và ngoài nhà nước; tác động của chính sách đào
tạo ở nước ngoài tới phát triển giáo dục và đào tạo trong nước.
- Các hình thức liên kết, hợp tác quốc tế trong
giáo dục và đào tạo; cơ chế, chính sách quản lí chất lượng, hiệu quả của các hoạt
động liên kết, hợp tác quốc tế trong giáo dục và đào tạo.
- Việc xây dựng và triển khai cơ chế, chính sách
khuyến khích các tổ chức quốc tế, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam ở nước
ngoài tham gia hoạt động đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học và
công nghệ ở Việt Nam.
II. Hạn chế, khuyết điểm và
nguyên nhân
1. Hạn chế, khuyết điểm
Tập trung phân tích và làm rõ những hạn chế, khuyết
điểm trong nghiên cứu, học tập, triển khai thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW; văn bản
thể chế hóa về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; quá trình tổ chức
thực hiện, việc thực hiện các mục tiêu, quan điểm chỉ đạo, chủ trương và giải
pháp được nêu trong Nghị quyết số 29-NQ/TW.
Năng lực tổ chức quản lí, triển khai các nhiệm vụ,
giải pháp trong Nghị quyết 29-NQ/TW.
2. Nguyên nhân
- Nguyên nhân khách quan
- Nguyên nhân chủ quan
III. Một số mô hình hay, cách
làm hiệu quả trong triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW.
IV. Những khó khăn, vướng mắc
trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW.
V. Một số bài học kinh nghiệm
PHẦN
THỨ BA
PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU, TẠO ĐỘT PHÁ
TRONG ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
I. Dự báo tình hình
Bối cảnh trong nước và quốc tế, tình hình địa
phương; quy hoạch, chiến lược, dự báo nguồn nhân lực gắn với chiến lược, kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, vùng, địa phương; những diễn biến, xu
hướng đáng lưu ý về kinh tế - xã hội, về khoa học công nghệ ảnh hưởng tới đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong giai đoạn tới.
II. Phương hướng
Chỉ rõ phương hướng tiếp tục đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo trên cơ sở đánh giá kết quả thực 10 năm thực hiện Nghị
quyết 29-NQ/TW; bám sát định hướng phát triển giáo dục và đào tạo trong Nghị
quyết Đại hội XIII của Đảng, trong các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương,
Bộ Chính trị, Ban Bí thư triển khai Nghị quyết Đại hội XIII, trong Nghị quyết Đảng
bộ địa phương; xu hướng phát triển thế giới về giáo dục và đào tạo trong bối cảnh
tác động sâu rộng và toàn diện của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
III. Nhiệm vụ, giải pháp
Các nhiệm vụ, giải pháp hướng tới tăng cường sự
lãnh đạo của các cấp ủy đảng; tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò, ý
nghĩa, nhiệm vụ, giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; gắn
các nhiệm vụ, giải pháp với hiện thực hóa quan điểm “giáo dục và đào tạo là quốc
sách hàng đầu”; khắc phục những tồn tại, hạn chế, yếu kém trong triển khai thực
hiện Nghị quyết số 29-CT/TW; nhân rộng, phát huy những mô hình tốt, cách làm
hay trong đổi mới giáo dục và đào tạo; tạo được sự đột phá trong đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng được những quan điểm mới, yêu cầu mới.
IV. Đề xuất, kiến nghị
Kiến nghị, đề xuất có thể gửi tới Bộ Chính trị, Ban
Bí thư, Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ; các ban, bộ, ngành Trung
ương và địa phương. Kiến nghị, đề xuất đảm bảo phù hợp với chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của các cơ quan trung ương và địa phương, đảm bảo tính đồng bộ khi
triển khai thực hiện.
Các kiến nghị, đề xuất cần xuất phát từ quan điểm
“giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”, tập trung đầu tư, tháo gỡ khó
khăn, vướng mắc, tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
BAN TUYÊN GIÁO
TRUNG ƯƠNG
PHỤ LỤC 1
MỘT SỐ VĂN BẢN BAN HÀNH TỪ 2013 - 2023
Triển khai thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW
1. Văn bản của Đảng
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
2. Văn bản của Quốc hội
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
3. Văn bản của Chính phủ
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
4. Văn bản của Thủ tướng Chính phủ
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
5. Văn bản của địa phương, cơ quan, đơn vị
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
PHỤ LỤC 2
SỐ LIỆU VỀ GIÁO DỤC MẦM NON GIAI ĐOẠN 2013 - 2023
Triển khai thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW
Năm
|
Học sinh
|
Cơ sở vật chất
|
Giáo viên
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
(7)
|
(8)
|
2013
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2014
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2015
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2016
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2017
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2018
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2019
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2020
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2021
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2022
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: (1). Tổng số học sinh
theo học MN; (2). Số học sinh dân tộc thiểu số, học sinh nghèo, học sinh có
hoàn cảnh khó khăn; (3). Tổng số trường MN; (4). Số trường MN ngoài công lập;
(5). Tổng số phòng học MN; (6). Số phòng học kiên cố; (7). Tổng số giáo viên
MN; (8). Số giáo viên MN đạt chuẩn.
PHỤ LỤC 3
SỐ LIỆU VỀ GIÁO DỤC TIỂU HỌC GIAI ĐOẠN 2013 - 2023
Triển khai thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW
Năm
|
Học sinh
|
Cơ sở vật chất
|
Giáo viên
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
(7)
|
(8)
|
2013
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2014
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2015
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2016
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2017
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2018
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2019
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2020
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2021
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2022
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: (1). Tổng số học sinh
theo học TH; (2). Số học sinh dân tộc thiểu số, học sinh nghèo, học sinh có
hoàn cảnh khó khăn; (3). Tổng số trường TH; (4). Số trường TH ngoài công lập;
(5). Tổng số phòng học TH; (6). Số phòng học kiên cố; (7). Tổng số giáo viên
TH; (8). Số giáo viên TH đạt chuẩn.
PHỤ LỤC 4
SỐ LIỆU VỀ GIÁO DỤC THCS GIAI ĐOẠN 2013 - 2023
Triển khai thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW
Năm
|
Học sinh
|
Cơ sở vật chất
|
Giáo viên
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
(7)
|
(8)
|
2013
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2014
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2015
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2016
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2017
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2018
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2019
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2020
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2021
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2022
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: (1). Tổng số học sinh
theo học THCS; (2). Số học sinh dân tộc thiểu số, học sinh nghèo, học sinh có
hoàn cảnh khó khăn; (3). Tổng số trường THCS; (4). Số trường THCS ngoài công lập;
(5). Tổng số phòng học THCS; (6). Số phòng học kiên cố; (7). Tổng số giáo viên
THCS; (8). Số giáo viên THCS đạt chuẩn.
PHỤ LỤC 5
SỐ LIỆU VỀ GIÁO DỤC THPT GIAI ĐOẠN 2013 - 2023
Triển khai thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW
Năm
|
Học sinh
|
Cơ sở vật chất
|
Giáo viên
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
(7)
|
(8)
|
2013
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2014
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2015
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2016
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2017
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2018
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2019
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2020
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2021
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2022
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: (1). Tổng số học sinh
theo học THPT; (2). Số học sinh dân tộc thiểu số, học sinh nghèo, học sinh có
hoàn cảnh khó khăn; (3). Tổng số trường THPT; (4). Số trường THPT ngoài công lập;
(5). Tổng số phòng học THPT; (6). Số phòng học kiên cố; (7). Tổng số giáo viên
THPT; (8). số giáo viên THPT đạt chuẩn.
PHỤ LỤC 6
SỐ LIỆU VỀ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2013 - 2023
Triển khai thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW
Năm
|
Sinh viên
|
Cơ sở vật chất
|
Giảng viên
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
(7)
|
(8)
|
2013
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2014
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2015
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2016
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2017
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2018
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2019
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2020
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2021
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2022
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: (1). Tổng số học sinh
theo học nghề; (2). Số sinh viên theo học nghề sau tốt nghiệp THCS; (3). Tổng số
cơ sở GDNN; (4). Số cơ sở GDNN ngoài công lập; (5). Số cơ sở đào tạo sơ, trung
cấp; (6). Số cơ sở đào tạo cao đẳng; (7). Tổng số nhà giáo GDNN; (8). Số nhà
giáo GDNN đạt chuẩn.
PHỤ LỤC 7
SỐ LIỆU VỀ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC GIAI ĐOẠN 2013 - 2023
Triển khai thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW
Năm
|
Sinh viên
|
Cơ sở vật chất
|
Giảng viên
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
(7)
|
(8)
|
2013
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2014
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2015
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2016
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2017
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2018
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2019
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2020
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2021
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2022
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: (1). Tổng số học sinh
theo học đại học; (2). Số học sinh theo học các trường sư phạm; (3). Số học
sinh du học; (4). Số cơ sở GDĐH; (5). Số cơ sở GDĐH ngoài công lập; (6). Số cơ
sở GDĐT tư thục không vì lợi nhuận; (7). Tổng số giảng viên GDĐT; (8). Số giảng
viên có trình độ TS trở lên.
PHỤ LỤC 8
MỘT SỐ CHỈ SỐ LIÊN QUAN TỚI GIÁO DỤC GIAI ĐOẠN 2013 -
2023
Triển khai thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW
Năm
|
Tiếp cận và
công bằng giáo dục
|
Chỉ số về nguồn
nhân lực
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
(7)
|
(8)
|
(9)
|
2013
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2014
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2015
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2016
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2017
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2018
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2019
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2020
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2021
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2022
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: (1). Tỷ lệ trẻ 3 đến 5 tuổi
học mẫu giáo; (2). Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình TH vào lớp 6; (3). Tỷ
lệ học sinh lưu ban và bỏ học ở THCS; (4). Tỷ lệ HS theo học nghề sau THCS;
(5). Số sinh viên/vạn dân; (6). Tỷ lệ lao động qua đào tạo; (7). Tỷ lệ lao động
qua đào tạo được cấp bằng, chứng chỉ; (8). Chỉ số nguồn nhân lực (HCI); (9). Chỉ
số phát triển con người (HDI).
PHỤ LỤC 9
CÁC CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH, ĐỀ ÁN GIAI ĐOẠN 2013 - 2023
Triển khai thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW
STT
|
Tên chương
trình, kế hoạch, dự án
|
Thời gian thực
hiện
|
Kinh phí thực
hiện
|
Kinh phí xã hội
hóa
|
Kết quả
|
1
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
...
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng kinh phí thực
hiện:
|
|
|
|
Ghi chú: Thống kê đầy đủ các chương
trình, kế hoạch, đề án đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo thuộc chức năng quản
lí nhà nước của bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị.