Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 2539/QĐ-BTP 2016 đào tạo luật sư phục vụ hội nhập quốc tế

Số hiệu: 2539/QĐ-BTP Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Tư pháp Người ký: Lê Thành Long
Ngày ban hành: 06/12/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ TƯ PHÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2539/QĐ-BTP

Hà Nội, ngày 06 tháng 12 năm 2016

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐÀO TẠO LUẬT SƯ PHỤC VỤ HỘI NHẬP QUỐC TẾ

BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

Căn cứ Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006, được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Luật sư số 20/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Căn cứ Quyết định số 123/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Phát triển đội ngũ luật sư phục vụ hội nhập quốc tế từ năm 2010 đến năm 2020”;

Xét đề nghị của Giám đốc Học viện Tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình khung đào tạo luật sư phục vụ hội nhập quốc tế.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Giám đốc Học viện Tư pháp, Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Chánh Văn phòng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Các Thứ trưởng Bộ Tư pháp (để chỉ đạo thực hiện);
- Liên đoàn Luật sư Việt Nam;
- Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp;
- Lưu: VT, HVTP (5b);

BỘ TRƯỞNG




Lê Thành Long

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG

ĐÀO TẠO LUẬT SƯ PHỤC VỤ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2539/QĐ-BTP, ngày 06 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)

- Tên chương trình: Chương trình đào tạo luật sư phục vụ hội nhập quốc tế

- Thời gian đào tạo: 12 tháng

- Hình thức đào tạo: Tập trung

- Văn bằng:

+ Sau khi hoàn thành Chương trình đào tạo, học viên được cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư (Chương trình đào tạo luật sư phục vụ hội nhập quốc tế). Giấy chứng nhận này có giá trị pháp lý như Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư.

+ Học viên chỉ tham gia một hoặc một số môn học trong Chương trình đào tạo (không tham gia toàn bộ Chương trình đào tạo) được cấp Chứng nhận hoàn thành môn học đã tham gia.

- Đơn vị đào tạo: Học viện Tư pháp

1. Mục tiêu đào tạo

Chương trình đào tạo luật sư phục vụ hội nhập quốc tế nhằm trang bị cho học viên đạo đức nghề nghiệp luật sư, kiến thức, kỹ năng cơ bản và chuyên sâu của luật sư trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài. Với kiến thức, kỹ năng và phẩm chất được trang bị, người tốt nghiệp Chương trình đào tạo có thể tham gia tư vấn, tranh tụng và thực hiện các hoạt động khác trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài cho các cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân Việt Nam và nước ngoài.

2. Đối tượng đào tạo

Đối tượng đào tạo là những người có trình độ cử nhân luật trở lên, có nhu cầu tham gia khóa đào tạo và đáp ứng điều kiện theo quy định tại Mục 3, bao gồm:

- Cán bộ công tác tại các bộ phận pháp chế các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh; tổ chức pháp chế tại các doanh nghiệp;

- Luật sư đang hành nghề tại các tổ chức hành nghề luật sư, doanh nghiệp;

- Người tập sự hành nghề luật sư;

- Giảng viên của các cơ sở đào tạo luật, cơ sở đào tạo nghề luật sư;

- Những đối tượng khác có nhu cầu đào tạo.

3. Điều kiện đối với người dự tuyển và hình thức tuyển sinh

3.1. Điều kiện đối với người dự tuyển

Người dự tuyển tham gia Chương trình đào tạo phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

- Là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, có lập trường chính trị vững vàng và tư cách đạo đức tốt;

- Có trình độ cử nhân luật trở lên;

- Có trình độ ngoại ngữ tiếng Anh đạt bậc 4 Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam ban hành theo Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc IELTS đạt 5,0 trở lên hoặc TOEFL iBT đạt 45 điểm trở lên (chứng chỉ tiếng Anh phải còn hiệu lực) hoặc trình độ ngoại ngữ tương đương.

Đối với những người chưa có bằng cử nhân luật nhưng có nhu cầu tham gia một phần hoặc toàn bộ khóa đào tạo để nâng cao kiến thức, trình độ thì có thể đăng ký học dự thính và được cấp Chứng nhận hoàn thành môn học đã tham gia.

3.2. Hình thức tuyển sinh

Việc tuyển sinh được thực hiện qua hình thức xét tuyển hồ sơ và kiểm tra trình độ tiếng Anh. Người dự tuyển thuộc một trong các trường hợp sau sẽ được miễn kiểm tra trình độ tiếng Anh:

- Có Giấy chứng nhận, Chứng chỉ Quốc tế IELTS đạt 5,0 trở lên hoặc TOEFL iBT đạt 45 điểm trở lên;

- Có bằng tốt nghiệp đại học luật, thạc sĩ luật, tiến sĩ luật được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài bằng tiếng Anh, được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo quy định hiện hành;

- Có bằng tốt nghiệp đại học chương trình tiên tiến được đào tạo bằng tiếng Anh theo Đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào tạo chương trình tiên tiến ở một số trường đại học của Việt Nam;

- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ Anh;

Các đối tượng do các cơ quan nhà nước cử đi học và các đối tượng có cam kết của các tổ chức hành nghề luật sư về phục vụ yêu cầu của Chính phủ sẽ được ưu tiên tuyển sinh.

4. Chuẩn đầu ra và vị trí việc làm của người tốt nghiệp Chương trình đào tạo

4.1. Chuẩn đầu ra

Người tốt nghiệp Chương trình đào tạo luật sư phục vụ hội nhập quốc tế đạt được các chuẩn về kiến thức, kỹ năng, phẩm chất sau đây:

a) Về kiến thức

- Hiểu và vận dụng được các quy định pháp luật về nghề nghiệp luật sư, quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư.

- Hiểu và vận dụng được các kiến thức pháp lý cơ bản và chuyên sâu của luật sư trong lĩnh vực thương mại, đầu tư và giải quyết tranh chấp thương mại, đầu tư quốc tế.

b) Về kỹ năng

- Có các kỹ năng hành nghề cơ bản của luật sư trong lĩnh vực thương mại, đầu tư và giải quyết tranh chấp thương mại, đầu tư quốc tế, bao gồm các kỹ năng: kỹ năng tư vấn pháp luật; kỹ năng nghiên cứu hồ sơ; kỹ năng tra cứu và phân tích án lệ; kỹ năng tra cứu và áp dụng các nguồn của luật thương mại, đầu tư quốc tế; kỹ năng viết và soạn thảo văn bản pháp lý và kỹ năng tranh tụng.

- Có các kỹ năng hành nghề của luật sư trong lĩnh vực thương mại, đầu tư quốc tế.

- Có các kỹ năng hành nghề của luật sư trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại, đầu tư quốc tế thông qua các hình thức giải quyết tranh chấp như: thương lượng, hòa giải, trọng tài quốc tế, tòa án và vận dụng được các kỹ năng của luật sư khi giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế theo cơ chế giải quyết của WTO, TPP, ASEAN và cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và Chính phủ Việt Nam.

- Có các kỹ năng hành nghề của luật sư trong một số lĩnh vực chuyên sâu về thương mại, đầu tư và giải quyết tranh chấp quốc tế.

c) Về đạo đức nghề nghiệp

- Có thái độ ứng xử nghề nghiệp và thực hành nghề nghiệp phù hợp với quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư.

- Có tinh thần trách nhiệm khi tư vấn các vấn đề liên quan đến hội nhập quốc tế cho các cơ quan của Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tập đoàn kinh tế của Nhà nước và khách hàng.

4.2. Vị trí việc làm của người tốt nghiệp Chương trình đào tạo

Người tốt nghiệp Chương trình đào tạo luật sư phục vụ hội nhập quốc tế có thể đảm nhiệm các vị trí việc làm sau đây:

- Người tập sự hành nghề luật sư tại các tổ chức hành nghề luật sư hoạt động trong lĩnh vực thương mại, đầu tư và giải quyết tranh chấp thương mại, đầu tư quốc tế.

- Luật sư tư vấn, tranh tụng trong lĩnh vực thương mại, đầu tư và giải quyết tranh chấp thương mại, đầu tư quốc tế cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, trong đó có các cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tập đoàn kinh tế của Nhà nước.

- Chuyên gia tư vấn hoặc tham gia tranh tụng trong lĩnh vực thương mại, đầu tư và giải quyết tranh chấp thương mại, đầu tư quốc tế cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, trong đó có các cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tập đoàn kinh tế của nhà nước.

- Cán bộ pháp chế trong lĩnh vực thương mại, đầu tư và giải quyết tranh chấp thương mại, đầu tư quốc tế trong các cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tập đoàn kinh tế của Nhà nước.

- Các vị trí việc làm khác.

5. Ngôn ngữ giảng dạy: tiếng Việt và tiếng Anh.

6. Điều kiện xét tốt nghiệp và công nhận tốt nghiệp:

Những học viên có đủ các điều kiện sau thì được xét tốt nghiệp và công nhận tốt nghiệp:

- Cho đến thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập;

- Tích lũy đủ 39 tín chỉ của Chương trình; Điểm trung bình chung tích lũy của toàn Chương trình học đạt từ 5 điểm trở lên theo thang điểm 10.

- Hoàn thành các nghĩa vụ của học viên: nộp đủ học phí (nếu có), trả đủ sách, tài liệu mượn của Thư viện Học viện Tư pháp.

7. Nội dung chương trình đào tạo

7.1. Tóm tắt nội dung chương trình đào tạo

Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 39 tín chỉ

a) Các môn học bắt buộc: 33 tín chỉ

- Môn Nghề luật sư và đạo đức nghề nghiệp luật sư

2 tín chỉ

- Môn Kỹ năng hành nghề cơ bản của luật sư về thương mại, đầu tư và giải quyết tranh chấp quốc tế

6 tín chỉ

- Môn Kỹ năng tư vấn của luật sư trong lĩnh vực thương mại quốc tế

6 tín chỉ

- Môn Kỹ năng tư vấn của luật sư trong lĩnh vực đầu tư quốc tế

5 tín chỉ

- Môn Kỹ năng của luật sư trong việc giải quyết tranh chấp quốc tế

6 tín chỉ

- Thực tập

8 tín chỉ

b) Các môn học tự chọn: 6 tín chỉ (học viên lựa chọn 2 trong số các môn học tự chọn)

- Môn Kỹ năng của luật sư trong lĩnh vực thương mại điện tử

3 tín chỉ

- Môn Kỹ năng của luật sư trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

3 tín chỉ

- Môn Kỹ năng của luật sư về đàm phán, ký kết và thực hiện các điều ước, thỏa thuận quốc tế

3 tín chỉ

- Môn Kỹ năng của luật sư về thanh toán đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

3 tín chỉ

- Môn Kỹ năng giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế theo cơ chế giải quyết của EVFTA

3 tín chỉ

- Môn Kỹ năng giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế về bán phá giá, trợ cấp xuất khẩu và tự vệ thương mại

3 tín chỉ

7.2. Khung chương trình đào tạo

a) Đơn vị đo khối lượng kiến thức

Đơn vị được sử dụng để đo khối lượng học tập là tiết và tín chỉ.

- Mỗi tiết được quy định bằng 50 phút học lý thuyết hoặc tương đương.

- Mỗi tín chỉ được quy định bằng:

+ 15 tiết học lý thuyết;

+ 30 tiết thực hành, thảo luận, diễn án;

+ 45 tiết thực tập.

b) Nội dung cụ thể

Mã môn học

Tên môn học

Số tín chỉ

Số giờ tín chỉ

Lý thuyết

Thực hành, thảo luận, diễn án

Thực tập

I. CÁC MÔN HỌC BẮT BUỘC

NLS

Nghề luật sư và đạo đức nghề nghiệp luật sư

2

20

20

Bài 1: Tổng quan về nghề luật sư trong bối cảnh hội nhập quốc tế và khu vực

Bài 2: Quy tắc đạo đức nghề luật của Hiệp hội luật sư quốc tế và Quy tắc đạo đức nghề luật sư của một số quốc gia trên thế giới

Bài 3: Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam.

Thi hết môn

Thi viết

KNCB

Kỹ năng hành nghề cơ bản của luật sư về thương mại, đầu tư và giải quyết tranh chấp quốc tế

6

55

70

Bài 1: Kỹ năng tư vấn pháp luật

Bài 2: Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ

Bài 3: Kỹ năng nghiên cứu, viện dẫn án lệ

Bài 4: Kỹ năng tra cứu và áp dụng các loại nguồn của luật thương mại, đầu tư quốc tế.

Bài 5: Kỹ năng viết và soạn thảo văn bản pháp lý

Bài 6: Kỹ năng tranh tụng

Thi hết môn

Thi viết

TMQT

Kỹ năng của luật sư trong lĩnh vực thương mại quốc tế

6

45

90

Bài 1: Một số nguyên tắc cơ bản của WTO

Bài 2: Thương mại hàng hóa

Bài 3: Thương mại dịch vụ

Bài 4: Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Thi hết môn

Thi viết

ĐTQT

Kỹ năng của luật sư trong lĩnh vực đầu tư quốc tế

5

40

70

Bài 1: Các nguyên tắc cơ bản của Luật đầu tư quốc tế

Bài 2: Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Bài 3: Đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài

Bài 4: Hợp đồng đầu tư quốc tế

Thi hết môn

Thi viết

GQTC

Kỹ năng của luật sư trong việc giải quyết tranh chấp thương mại, đầu tư quốc tế

6

40

100

Bài 1: Giải quyết tranh chấp thương mại, đầu tư quốc tế bằng thương lượng, hòa giải

Bài 2: Giải quyết tranh chấp thương mại, đầu tư quốc tế bằng trọng tài quốc tế

Bài 3: Giải quyết tranh chấp thương mại, đầu tư quốc tế tại Tòa án Việt Nam

Bài 4: Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế theo cơ chế giải quyết của WTO

Bài 5: Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế theo cơ chế giải quyết của TPP, ASEAN

Bài 6: Giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và chính phủ nước tiếp nhận đầu tư.

Thi hết môn

Thi viết

TT

Thực tập

8

360

Đánh giá kết quả thực tập

Viết báo cáo và bảo vệ trước Hội đồng đánh giá kết quả thực tập

II. CÁC MÔN HỌC TỰ CHỌN (học viên lựa chọn 02 môn học tự chọn)

TMĐT

Kỹ năng của luật sư trong lĩnh vực thương mại điện tử

3

30

30

Bài 1: Các vấn đề pháp lý về thương mại điện tử

Bài 2: Các vấn đề pháp lý về chữ ký điện tử

Bài 3: Công ước của liên hợp quốc về sử dụng phương tiện điện tử trong hợp đồng quốc tế 2005

Bài 4: Giải quyết các vấn đề pháp lý thường phát sinh liên quan đến thương mại điện tử

Thi hết môn

Thi viết

TTQT

Kỹ năng của luật sư về thanh toán đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

3

30

30

Bài 1: Pháp luật điều chỉnh thanh toán đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Bài 2: Một số phương tiện và phương thức thanh toán quốc tế cơ bản đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Bài 3: Một số tranh chấp điển hình về thanh toán đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Thi hết môn

Thi viết

SHTT

Kỹ năng của luật sư trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

3

30

30

Bài 1: Hiệp định TRIPS

Bài 2: Các tiêu chuẩn liên quan đến khả năng đạt được, phạm vi và sử dụng quyền sở hữu trí tuệ

Bài 3: Kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh liên quan đến các quyền sở hữu trí tuệ

Bài 4: Thực thi quyền sở hữu trí tuệ

Thi hết môn

Thi viết

ĐƯQT

Kỹ năng của luật sư về đàm phán, ký kết và thực hiện các điều ước, thỏa thuận quốc tế

3

30

30

Bài 1: Các hình thức đàm phán điều ước, thỏa thuận quốc tế

Bài 2: Đàm phán điều ước, thỏa thuận quốc tế

Bài 3: Ký kết điều ước, thỏa thuận quốc tế

Bài 4: Thực hiện điều ước, thỏa thuận quốc tế

Thi hết môn

Thi viết

GQCS 1

Kỹ năng giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế theo cơ chế giải quyết của EVFTA

3

30

30

Bài 1: Hiệp định EVFTA

Bài 2: Những khác biệt của pháp luật Việt Nam so với Hiệp định EVFTA

Bài 3: Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế của EVFTA

Thi hết môn

Thi viết

GQCS2

Kỹ năng giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế về bán phá giá, trợ cấp xuất khẩu và tự vệ thương mại

3

30

30

Bài 1: Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế về bán phá giá, trợ cấp xuất khẩu và tự vệ thương mại tại WTO

Bài 2: Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế về bán phá giá theo luật chống bán phá giá của nước nhập khẩu

Bài 3: Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế về trợ cấp xuất khẩu theo pháp luật chống trợ cấp xuất khẩu của nước nhập khẩu

Bài 4: Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế về tự vệ thương mại theo pháp luật về tự vệ thương mại của nước nhập khẩu

Thi hết môn

Thi viết

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2539/QĐ-BTP ngày 06/12/2016 về Chương trình khung đào tạo luật sư phục vụ hội nhập quốc tế do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


13.483

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.122.69
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!