ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH GIA LAI
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
106/2005/QĐ-UB
|
Pleiku, ngày
18 tháng 08 năm 2005
|
QUYẾT ĐỊNH
CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ
HỘI HUYỆN IA PA, TỈNH GIA LAI GIAI ĐOẠN 2005 – 2015
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003,
- Xét Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -
xã hội huyện Ia Pa giai đoạn 2005 - 2015 do UBND huyện Ia Pa trình tại tờ trình
số 27/TT-UB ngày 28/6/2005;
- Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu
tư tại tờ trình số 385/TT-KH ngày 09 tháng 8 năm 2005,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Ia Pa giai đoạn 2005-2015
với những nội dung chủ yếu sau:
I/ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẾN NĂM 2015.
1/ Mục tiêu
tổng quát
- Tập trung đầu
tư khai thác các lợi thế về tiềm năng đất nông nghiệp còn nhiều, nhất là đất
nông nghiệp có khả năng tưới, về nguyên liệu làm vật liệu xây dựng để phát triển
sản xuất hàng hóa, đáp ứng nhu cầu thị trường, trước hết là thị trường khu vực
biên giới phía Tây và duyên hải nam Trung bộ trên hành lang kinh tế Đông - Tây
phía nam của tỉnh; thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững, tăng GDP và
rút ngắn về khoảng cách GDP bình quân đầu người của huyện so với bình quân
chung của tỉnh.
- Lấy nông
nghiệp làm cơ sở để ổn định kinh tế xã hội; phát triển sản xuất hàng hóa, nhất là
nông sản hàng hóa có lợi thế của huyện như: lúa, ngô, bông, mía, đậu đỗ các loại.
Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn, xây dựng hệ thống thủy lợi; chuyển
giao giống mới vào sản xuất; phát triển công nghiệp chế biến, tiểu thủ công
nghiệp và ngành nghề nông thôn; thực hiện công nghiệp hóa, cơ giới hoá nông
nghiệp nông thôn.
- Đẩy mạnh tốc
độ phát triển công nghiệp và dịch vụ nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
tiến bộ. Chú trọng phát triển theo chiều sâu các ngành công nghiệp và dịch vụ
có lợi thế như: chế biến nông lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, thủ công
nghiệp, thương mại, dịch vụ tổng hợp, vận tải và bưu điện.
2/ Mục tiêu
cụ thể (Phương án chọn)
a) Về kinh tế:
- Tăng trưởng
kinh tế nhanh, bền vững, từng bước thu hẹp khoảng cách về GDP bình quân đầu người
so với trung bình của tỉnh. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ
2005-2015 đạt 14,6%; đến năm 2010, GDP bình quân đầu người đạt 5 triệu đồng và
năm 2015 là 7,8 triệu đồng.
Đẩy nhanh quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng
và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Phấn đấu cơ cấu kinh tế đến 2015: Nông
lâm nghiệp 60%; Công nghiệp - Xây dựng 18%; dịch vụ 22%.
- Các sản phẩm
hàng hóa chủ lực của huyện đến 2015 đạt: Lương thực 105.425 tấn, lương thực
hàng hóa 80.115 tấn; bông 6.250 tấn; mía 96.000 tấn; hạt điều 3.030 tấn; thịt
gia súc, gia cầm (thịt hơi) 6.835 tấn, trong đó hàng hóa 5.085 tấn; gạch ngói
55 triệu viên; xay xát lương thực 60.000 tấn.
- Huy động mọi
nguồn vốn: Vốn ngân sách, vốn của các doanh nghiệp, các đơn vị, vốn của các
thành phần dân cư để đầu tư phát triển toàn xã hội. Trước hết ưu tiên cho: Xây
dựng kết cấu hạ tầng, nhất là thủy lợi, giao thông, điện, hạ tầng xã hội; phát
triển sản xuất các sản phẩm hàng hoá tập trung có lợi thế và cạnh tranh cao
như: bông, mía, ngô, đậu đỗ, bò thịt, vật liệu xây dựng, hàng thủ công truyền
thống.
- Có các biện
pháp hữu hiệu để tăng thu ngân sách nhà nước. Phấn đấu huy động GDP vào ngân
sách nhà nước huyện từ 1,67% năm 2004 lên 5,1% năm 2010 và 8% năm 2015. Đảm bảo
được các khoản chi thường xuyên và dành ra một tỷ lệ thích đáng để đầu tư phát
triển.
b) Các mục
tiêu về xã hội
Phát triển các
lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa - xã hội; bồi dưỡng và phát triển
nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng lao động theo yêu cầu của công nghiệp hóa -
hiện đại hóa, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống vật chất,
tinh thần cho nhân dân.
- Dân số trung
bình đến năm 2015 đạt 65 ngàn người, trong đó tăng cơ học 8.644 người; Giảm tỷ
lệ tăng dân số tự nhiên từ 2,4% hiện nay xuống 2,15% vào năm 2010 và 1,81% vào
năm 2015; giải quyết việc làm cho số lao động tăng thêm.
- Thực hiện có
hiệu quả chương trình định canh định cư, xoá đói giảm nghèo, hỗ trợ đồng bào
dân tộc ít người các xã vùng sâu vùng xa, đặc biệt khó khăn, khắc phục tình trạng
chênh lệch giữa các vùng. Đến năm 2005 hoàn thành công tác định canh định cư ổn
định và nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho đồng bào dân tộc các xã đặc biệt
khó khăn. Xoá hộ đói, giảm hộ nghèo xuống 10% vào năm 2010, và 5% năm 2015
(theo tiêu chí cũ).
- Phấn đấu đến
năm 2010 huy động học sinh đi học mẫu giáo 75%, tiểu học đạt 98%, THCS đạt 80%,
PTTH đạt 70%. Đến 2015 mẫu giáo 80%, THCS đạt 98%, PTTH đạt 75%. Phổ cập THCS đến
2010 đạt 100% số xã. Lao động qua đào tạo đến 2015 đối với công nghiệp 50%,
nông nghiệp 20%, dịch vụ 60%.
- Xây dựng và
nâng cấp hệ thống bệnh viện huyện, phòng khám khu vực và toàn bộ các trạm xá
xã. Khống chế và đẩy lùi các bệnh sốt rét, bướu cổ, phong và thanh toán các bệnh
trên vào năm 2015. Thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em đạt tỷ
lệ 90-95%, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng xuống dưới 26% vào năm 2010 và dưới 20%
vào năm 2015; đến 2010 tất cả các trạm xá xã đều có bác sĩ.
- Đến năm 2010
xây dựng đồng bộ các Thiết chế Văn hóa - thông tin cho cấp huyện đạt 100%; cấp
xã, thôn đạt 60% và hoàn thành 100% vào năm 2015.
c) Môi trường
Chú trọng bảo
vệ môi trường sinh thái trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Chuyển đổi
những diện tích rừng nghèo kiệt, kém bền vững trên đất ít dốc sang trồng rừng đặc
sản (cây điều và cây ăn quả); tăng cường biện pháp khoanh nuôi tái sinh rừng
trên đất dốc, duy trì tỷ lệ đất có rừng như hiện nay. Phát triển công nghiệp -
tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và du lịch cần phải có các biện pháp chống ô nhiễm
môi trường tự nhiên và môi trường sống.
d) An ninh, quốc
phòng xây dựng kinh tế kết hợp với đảm bảo giữ vững an ninh chính trị, trật tự
an toàn xã hội; giữ gìn và tăng cường củng cố an ninh quốc phòng.
II/ NHỮNG NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN CHỦ YẾU
1/ Phát triển nông lâm nghiệp theo hướng hàng hoá, trên cơ sở khai thác
triệt để các lợi thế.
- Phát triển
nông nghiệp bằng cả thâm canh và mở rộng diện tích, theo hướng đa dạng hóa sản
phẩm, tăng sản phẩm hàng hóa trao đổi và xuất khẩu, phù hợp với lợi thế sản xuất
và nhu cầu thị trường; gắn việc bố trí sản xuất với phân bố lại dân cư, nhằm
khai thác có hiệu quả các vùng đất chưa sử dụng. Tận dụng và khai thác có hiệu
quả các công trình thủy lợi hiện có, đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi có
hiệu quả cao, nhất là công trình hồ chứa Ia Tul.
- Chuyển đổi
cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng chú trọng phát triển sản xuất tập trung
quy mô lớn các cây con có lợi thế như: lúa nước, ngô, bông, mía, đậu đỗ, hạt điều,
bò thịt; đầu tư ứng dụng khoa học - kỹ thuật, thâm canh tăng năng suất, chất lượng
và hạ giá thành; tạo sức cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và xuất khẩu.
- Thực hiện tốt
công tác quản lý, bảo vệ rừng hiện có. Tăng cường các biện pháp khoanh nuôi,
tái tạo thêm vốn rừng, bù đắp lại diện tích rừng phải chuyển đổi.
- Tăng cường
chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất, nhất là về giống, chế biến nông sản.
Phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản và TTCN nông thôn, tạo việc làm và
thay đổi cơ bản cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn.
a) Sản xuất
lương thực: Phấn đấu đến 2010 bình quân lương thực đạt 1.133kg/người,
trong đó thóc 802 kg; năm 2015 đạt 1.622 kg, trong đó thóc 1.137 kg.
- Cây lúa: Năm
2010 diện tích gieo trồng 7.970 ha, sản lượng 43.655 tấn; năm 2015 diện tích
12.640 ha, sản lượng 73.925 tấn.
- Cây ngô: Năm
2010 diện tích 4.500 ha, sản lượng 18.000 tấn; năm 2015 diện tích 7.000 ha, sản
lượng 31.500 tấn.
b) Cây công
nghiệp hàng năm:
- Cây mía: Năm
2010 diện tích 1.300 ha, sản lượng 71.500 tấn; năm 2015 diện tích 1.600 ha, sản
lượng 96.000 tấn.
- Cây bông:
Năm 2010 diện tích 1.300 ha, sản lượng 3.250 tấn; năm 2015 diện tích 2500ha, sản
lượng 6.250 tấn.
- Cây đậu đỗ:
Năm 2010 diện tích 870 ha, sản lượng 652,5 tấn; năm 2015 diện tích 1.150 ha, sản
lượng 1.150 tấn.
c) Cây công
nghiệp lâu năm: Cây điều: Năm 2010 diện tích 1.700 ha, trong đó kinh doanh
1.196 ha, sản lượng 957,3 tấn; năm 2015 diện tích 2.500 ha, trong đó kinh doanh
2.020ha, sản lượng 3.030 tấn.
d) Cây ăn quả:
Năm 2010 diện tích 580 ha, trong đó kinh doanh 276 ha, sản lượng 1.656 tấn; năm
2015 diện tích 950 ha, trong đó kinh doanh 654 ha, sản lượng 5.232 tấn.
e) Chăn nuôi:
Năm 2010 tổng đàn trâu bò 32.000 con, lợn 32.000 con, gia cầm 160.000 con, dê
8.000 con; sản lượng thịt hơi 4.119 tấn. Năm 2015 tổng đàn trâu bò 42.000 con,
lợn 42.000 con, gia cầm 340.000 con, dê 16.000 con; thịt hơi 6.234 tấn.
g) Lâm nghiệp:
Quản lý bảo vệ 60.252,6 ha, khoanh nuôi tái sinh 1.882,1 ha đất cây bụi cây gỗ
rải rác.
2/ Phát triển công nghiệp - TTCN, xây dựng
Tập trung phát
triển các ngành công nghiệp có nguồn nguyên liệu tại chỗ và thu nhiều lao động
như: Chế biến nông lâm sản, khai thác đá cát, sản xuất vật liệu xây dựng, tiểu
thủ công nghiệp. Đầu tư theo chiều sâu, nâng cấp trang thiết bị và công nghệ
cho các cơ sở đã có. Xây dựng mới các cơ sở: Nhà máy gạch tuy nen 10 triệu
viên/năm tại Ia Broăi, cơ sở chế biến thức ăn gia súc 15,5 ngàn tấn/năm tại
trung tâm huyện, các cơ sở xông sấy nông sản, xay xát lương thực, thủ công, mỹ
nghệ tại các xã. Hình thành 2 cụm công nghiệp - TTCN trên địa bàn huyện, gắn 2
trung tâm tiểu vùng, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp - nông thôn phát triển. Phấn
đấu tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 18,5% thời kỳ 2005 - 2015. Tăng tỷ trọng
công nghiệp - xây dựng từ 12,5% năm 2004 lên 15% năm 2010 và 18% năm 2015.
3/ Phát triển thương mại - dịch vụ và du lịch
Đẩy mạnh phát
triển nội, ngoại thương trên địa bàn. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham
gia hoạt động thương mại, dịch vụ. Phát triển toàn diện các dịch vụ công cộng
và dịch vụ sản xuất. Tập trung đầu tư xây dựng trung tâm thương mại - dịch vụ
thị trấn Ia Pa, làm hạt nhân phát triển các trung tâm thương mại dịch vụ cụm xã
và chợ xã; phát triển tuyến du lịch sông Ba gắn với quốc lộ 25.
Phấn đấu tốc độ
tăng trưởng cả thời kỳ 2005-2015 đạt 18,4%. Tăng tỷ trọng của dịch vụ từ 15,5%
năm 2004 lên 20% năm 2010 và 22% năm 2015.
4/ Phát triển cơ sở hạ tầng
a) Giao thông:
Đến 2010 tất cả các đường tỉnh và đường huyện được thông tuyến và nâng cấp trải
cấp phối, cầu cống vĩnh cửu, đoạn quan trọng trải nhựa, thị trấn huyện có 8 -
10 km đường nhựa, 60% đường trục chính các xã được nâng cấp trải cấp phối.
Sau năm 2010 dự
kiến TL662 chuyển thành đường Trường Sơn Đông sẽ là đường cấp IV trải bê tông
nhựa. Đầu tư xây dựng 2 tuyến đường liên huyện thành đường cấp V, cầu cống vĩnh
cửu: đường Bến Mộng - thị trấn Ia Pa - Ia Sol (Phú Thiện); đường Pò Tó đi Mang
Yang. Đầu tư nâng cấp và xây dựng cầu cống vĩnh cửu cho các tuyến đường liên
xã, các tuyến nối giữa các xã với trung tâm huyện.
b) Thủy lợi: Lợi
dụng lợi thế về nguồn nước dồi dào, địa hình phân bậc thuận lợi cho xây dựng
các công trình hồ chứa vừa và nhỏ; giải quyết nước tưới cho lúa nước, kết hợp
cho cây công nghiệp hàng năm (bông, mía...) trên các vùng có địa hình bằng thấp,
nhằm nhanh chóng mở rộng và ổn định vùng chuyên canh lúa - bông, đáp ứng nhu cầu
lương thực cho tỉnh, nguyên liệu cho công nghiệp địa phương và hàng hóa xuất khẩu.
Giai đoạn
2005-2010: Nâng cấp kênh B22 Ayun Hạ, trạm bơm Ia Broăi, xây dựng hệ thống thuỷ
lợi Ia Tul, nâng tổng năng lực tưới lên 7.364 ha lúa màu. Sau 2010 xây dựng hồ
chứa Đăk Ptó và 2 công trình nhỏ khu vực Pò Tó, nâng tổng năng lực tưới lên
12.244 ha lúa màu.
c) Điện nước:
Nâng cấp và mở rộng lưới điện hiện có, đến 2010 đảm bảo cung cấp điện ổn định
cho sản xuất, phục vụ công cộng và 95% số hộ có điện sử dụng cho sinh hoạt.
Xây dựng hệ thống
nước máy cung cấp cho thị trấn Ia Pa và thị tứ Ia Tul. Khu vực nông thôn sử dụng
nước giếng, đến 2010 có 90% số hộ được sử dụng nước sạch sinh hoạt.
d) Bưu chính
viễn thông: Đến năm 2010 tất cả các trung tâm tiểu vùng có bưu cục, 100% số xã
có bưu điện văn hóa. Bình quân 1,5 máy điện thoại/100 dân vào năm 2010 và 3 máy
vào năm 2015.
5/ Phát triển các lĩnh vực xã hội
a) Dân số, lao
động: trên cơ sở phát triển thủy lợi, mở rộng đất nông nghiệp có tưới và tăng vụ
sẽ góp phần giải quyết nhu cầu lao động và dân số ngày càng tăng; tiến hành bố
trí sắp xếp lại dân cư tại chỗ, di dãn và tiếp nhận thêm dân kinh tế mới vào
các xã có quỹ đất nông nghiệp còn nhiều, dân cư ít như: Ia Tul, Ia Broăi, Ia
KDăm và PòTó. Đến 2010 dân số toàn huyện đạt 54.390 người, năm 2015 là 65.000
người. Nhu cầu tiếp nhận kinh tế mới (2008-2015) là 7.784 khẩu, 7.557 hộ; dãn
dân tại chỗ 11.835 khẩu, 2.367 hộ.
b) Phát triển
giáo dục: Phổ cập THCS năm 2010 đạt 100% số xã; Đến 2015 lao động qua đào tạo đối
với công nghiệp 50%, nông nghiệp 20%, dịch vụ 60%. Năm 2010 mỗi xã có 1 trường
mẫu giáo, 1 trường tiểu học, 1 trường THCS; toàn huyện có 2 trường PTTH (tại thị
trấn và cụm xã Ia Tul), 1 trường dân tộc nội trú, 1 trung tâm giáo dục thường
xuyên và dạy nghề tại thị trấn; có đủ phòng học cho 2 ca; 100% phòng học được
xây với quy mô cấp IV trở lên. Đến 2015 phòng xây cấp II-III đạt 50%; Có đủ
giáo viên cho các cấp và đạt chuẩn vào năm 2007.
c) Y tế: Đến
năm 2010 toàn huyện có 1 Trung tâm y tế, 2 bệnh xá khu vực, 8 trạm xá xã, bình
quân 19 giường/vạn dân. Đảm bảo 100% trạm xá có đủ trang thiết bị và cơ số thuốc
cần thiết phục vụ khám chữa bệnh, 30% số xã có xe máy phục vụ vận chuyển cấp cứu,
100% xã có quầy bán thuốc hoạt động. Đến năm 2015 xây dựng thêm 1 trạm xá xã mới,
mở rộng quy mô giường bệnh lên 28 giường/vạn dân, 50% số xã có xe máy phục vụ vận
chuyển cấp cứu.
Tăng cường đội
ngũ cán bộ y tế cho bệnh viện huyện và các bệnh xá khu vực, mỗi bệnh xá có 3 -
5 bác sĩ, 5 - 6 y sĩ, dược sĩ trung cấp; bệnh viện có 20 bác sĩ, 30 y sĩ, dược
sĩ trung cấp. Mỗi trạm xá có 6 cán bộ y tế, trong đó 50% xã có bác sỹ vào năm
2010 và đạt 100% xã có bác sỹ vào năm 2015.
d) Phát triển
văn hóa thông tin: Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, thực hiện tốt phong
trào: Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, nếp sống văn minh trong khu
dân cư. Bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa dân tộc, tiếp thu có chọn lọc
và phát triển các giá trị văn hóa mới. Xây dựng đồng bộ hệ thống Thiết chế văn
hóa thông tin từ cấp huyện đến cấp xã, thôn. Tăng cường quản lý nhà nước trên
các lĩnh vực hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa. Đào tạo nguồn nhân lực cho
ngành văn hóa thông tin, đặc biệt chú ý đến đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu
số; có chính sách trợ cấp cho cán bộ văn hóa cơ sở.
III/ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1/ Huy động
vốn đầu tư: Tổng nhu cầu đầu tư cho phát triển kinh tế
- xã hội đến 2015 là 1.554,42 tỷ đồng. Để đáp ứng được nhu cầu đầu tư trên cần
phải có biện pháp huy động vốn tích cực, tập trung vào những nguồn chủ yếu sau:
- Tích lũy từ
nội bộ nền kinh tế khoảng 334,48 tỷ đồng, đáp ứng 21,5% nhu cầu đầu tư.
- Trợ cấp từ tỉnh,
trung ương và nguồn khác khoảng 1.219,94 tỷ đồng, đáp ứng 78,5% nhu cầu, bao gồm
các nguồn như: Ngân sách tỉnh, trung ương, từ liên doanh liên kết với các tỉnh
bạn và từ nước ngoài thông qua cho vay ưu đãi, viện trợ, liên doanh đầu tư...
2/ Mở rộng
thị trường
Chú trọng phát
triển thị trường trong nước và khu vực Đông Nam Á, nhất là thị trường trong tỉnh,
các tỉnh miền Trung, Tây nguyên và Khu vực biên giới phía Tây. Tích cực chủ động
và tìm kiếm thông tin, yêu cầu thị trường; nắm bắt giá cả, tiến bộ công nghệ để
kịp thời điều chỉnh, đổi mới trang thiết bị sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường,
thúc đẩy sản xuất phát triển.
3/ Áp dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ
Coi khoa học
công nghệ là mũi nhọn hàng đầu trong mọi lĩnh vực sản xuất và kinh doanh nhất
là khâu triển khai ứng dụng công nghệ. Sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ khoa
học, kỹ thuật, quản lý tại chỗ, đồng thời thu hút những chuyên gia giỏi ở tỉnh
và các nơi khác về giải quyết giúp huyện một số vấn đề then chốt. Mở rộng liên
kết với các Viện, Trung tâm nghiên cứu khoa học ở trong và ngoài tỉnh. Từng bước
hình thành các cơ sở sản xuất công nghệ cao về: chế biến, sản xuất giống cây
con, sản xuất hàng hoá nông sản trọng điểm của huyện.
4/ Hạn chế
tăng dân số, phát triển nhanh nguồn nhân lực
Giảm nhanh tỷ
lệ tăng dân số tự nhiên từ 2,4% hiện nay xuống 2,15% vào năm 2010 và còn 1,81%
vào năm 2015. Nguồn nhân lực của huyện hiện nay đang bất cập so với yêu cầu
phát triển, thừa lao động phổ thông, thiếu lao động kỹ thuật. Chú trọng công
tác đào tạo đội ngũ lao động để có đủ điều kiện tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ
thuật và công nghệ vào sản xuất - kinh doanh; trên cơ sở quy hoạch, có kế hoạch
đào tạo lại, đào tạo mới đội ngũ cán bộ và công nhân kỹ thuật, đảm bảo về số lượng
và chất lượng để đảm nhận được nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong từng
giai đoạn.
5/ Chính
sách phát triển
Triển khai thực
hiện các chính sách hiện hành của Nhà nước thông qua các Quyết định, Thông tư
hướng dẫn thực hiện cụ thể của tỉnh, nhất là các chính sách ruộng đất tín dụng,
định canh định cư, xóa đói giảm nghèo, sản xuất hàng hoá. Nghiên cứu đề nghị với
tỉnh ban hành một số hướng dẫn thực hiện các chính sách như:
- Chính sách
chuyển nhượng quyền sử dụng đất xây dựng ở các điểm du lịch, các tụ điểm dân cư
mới, đất trong khu công nghiệp cho nhân dân có mặt bằng xây dựng nhà xưởng, cửa
hàng, khách sạn nhỏ, để phát triển TTCN, dịch vụ, thúc đẩy hình thành và phát
triển đô thị và để tạo vốn đầu tư.
- Chính sách
phát triển kinh tế trang trại, phát triển sản xuất nông sản hàng hóa và công
nghiệp chế biến nông lâm sản.
- Xây dựng các
chính sách ưu đãi của địa phương đối với đầu tư nước ngoài hoặc của tỉnh bạn để
thu hút vốn đầu tư như ưu đãi trong việc thuê đất, thuế, xây dựng cơ sở hạ tầng...
Điều 2. Giao cho Uỷ
ban nhân dân huyện Ia Pa chịu trách nhiệm quản lý lưu trữ tài liệu Quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Ia Pa giai đoạn 2005-2015 để khai thác sử
dụng có hiệu quả. Công khai hoá quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
huyện cho các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn huyện
biết và thực hiện. Cụ thể hoá quy hoạch bằng các quy hoạch chi tiết như: quy hoạch
đất đai, quy hoạch cơ sở hạ tầng, quy hoạch đô thị và các khu dân cư; các kế hoạch
trung hạn, ngắn hạn và các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư. Trong quá trình
tổ chức triển khai thực hiện, cần tiếp tục nghiên cứu để có những bổ sung, điều
chỉnh kịp thời cho phù hợp với nhiệm vụ và tình hình mới nhằm phát triển kinh tế
- xã hội của huyện đúng định hướng, đạt hiệu quả cao.
Điều 3. Các ông,
bà: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Chủ tịch UBND huyện Ia Pa, Giám đốc các Sở: Kế
hoạch và Đầu tư, Tài chính; Giám đốc các Sở, Ban ngành và Thủ trưởng các cơ
quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Quyết định này
có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký./.
|
TM/ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Phạm Thế Dũng
|