NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 09/2024/TT-NHNN
|
Hà Nội,
ngày 28 tháng 6 năm 2024
|
THÔNG TƯ
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT
SỐ ĐIỀU CỦA CÁC THÔNG TƯ QUY ĐỊNH CÁC GIỚI HẠN, TỶ LỆ BẢO ĐẢM AN TOÀN TRONG HOẠT
ĐỘNG, HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC
NGOÀI
Căn
cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16
tháng 6 năm 2010;
Căn
cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 18 tháng 01
năm 2024;
Căn
cứ Nghị định số 102/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng
12 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Theo
đề nghị của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng;
Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều
của các Thông tư quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động,
hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ một số điều của
Thông tư số 22/2019/TT-NHNN ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động
của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
1. Sửa đổi, bổ sung điểm đ khoản 1 Điều 1 như sau:
“đ) Tỷ lệ mua, nắm giữ, đầu tư trái phiếu Chính phủ,
trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh;”
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 1 như sau:
“3. Trong thời gian kiểm soát đặc biệt, ngân hàng
không phải tuân thủ quy định tại các điều 136, 137, 138 và khoản
3 Điều 144 Luật Các tổ chức tín dụng và các quy định liên quan tại Thông tư
này.”
3. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 1 như sau:
“4. Ngân hàng hỗ trợ, ngân hàng là bên nhận chuyển
giao bắt buộc không bị hạn chế tỷ lệ mua, nắm giữ, đầu tư trái phiếu Chính phủ,
trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh theo quy định tại điểm d khoản
1 Điều 138 Luật Các tổ chức tín dụng và quy định liên quan tại Thông tư
này.”
4. Sửa đổi, bổ sung khoản 11 Điều 3 như sau:
“11. Cấp
tín dụng là việc tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc
cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp
vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, đầu tư trái phiếu
doanh nghiệp, phát hành thẻ tín dụng, bảo lãnh ngân hàng, thư tín dụng và các
nghiệp vụ cấp tín dụng khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, bao
gồm cả việc cấp tín dụng từ nguồn vốn của pháp nhân khác mà tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài chịu rủi ro theo quy định của pháp luật.”
5. Sửa đổi, bổ sung khoản 12 Điều 3 như sau:
“12. Tổng
mức dư nợ cấp tín dụng bao gồm tổng số dư nợ cho vay, chiết khấu,
tái chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, tổng mức đầu tư trái phiếu
doanh nghiệp (trừ trái phiếu đặc biệt, trái phiếu phát hành trực tiếp cho tổ
chức tín dụng bán nợ để mua nợ xấu theo giá trị thị trường của Công ty Quản lý
tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam), các nghiệp vụ cấp tín dụng khác
theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (bao gồm cả dư nợ cấp tín dụng từ nguồn vốn
của pháp nhân khác mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu rủi ro
theo quy định của pháp luật); hạn mức cho vay chưa giải ngân, hạn mức thẻ tín dụng,
số dư bảo lãnh ngân hàng, số dư phát hành thư tín dụng, số dư xác nhận thư tín
dụng, số dư thương lượng thanh toán thư tín dụng, số dư cam kết hoàn
trả thư tín dụng và số dư các khoản ủy thác cho tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài khác cấp tín dụng.”
6. Sửa đổi, bổ sung khoản 13 Điều 3 như sau:
“13. Đầu
tư trái phiếu doanh nghiệp là việc mua, nắm giữ hoặc ủy thác
cho tổ chức khác (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
khác) mua, nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp. Việc nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp
không bao gồm trái phiếu doanh nghiệp nhận làm tài sản bảo đảm, chiết khấu, tái
chiết khấu.”
7. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 4 như sau:
“1. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải
ban hành Quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý khoản cấp tín dụng theo quy định
tại Thông tư này và các quy định pháp luật có liên quan, trong đó tối thiểu phải
có nội dung sau:
a) Tiêu chí xác định một khách hàng, một khách
hàng và người có liên quan theo quy định tại khoản 24
Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng; chính sách tín dụng đối với một
khách hàng, một khách hàng và người có liên quan; quy định về nguyên tắc phân cấp,
ủy quyền việc quyết định, phê duyệt cấp tín dụng, cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với
một khách hàng, một khách hàng và người có liên quan;
b) Quy định về việc phân tán rủi ro trong hoạt
động cấp tín dụng; phương pháp theo dõi, quản lý và việc phê duyệt, quyết định
cấp tín dụng đối với một khách hàng, một khách hàng và người có liên quan ở mức
từ 1% vốn tự có của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trở lên. Các quy
định này phải đảm bảo công khai, minh bạch giữa khâu thẩm định, cấp tín dụng và
cơ cấu lại thời hạn trả nợ, ngăn ngừa xung đột lợi ích giữa người thẩm định,
người quyết định cấp tín dụng và khách hàng là người có liên quan của
những người này;
c) Nguyên tắc, chỉ tiêu đánh giá, xác định mức
độ rủi ro cấp tín dụng đối với các đối tượng khách hàng, lĩnh vực mà
ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ưu tiên hoặc hạn chế cấp tín dụng làm
cơ sở để xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh hằng năm;
d) Việc xét duyệt cấp tín dụng và xét duyệt cơ
cấu lại thời hạn trả nợ (bao gồm gia hạn nợ và điều chỉnh kỳ hạn trả nợ) phải
được thực hiện theo nguyên tắc minh bạch, không xung đột lợi ích và không che
giấu chất lượng tín dụng, trong đó người quyết định cơ cấu lại thời hạn
trả nợ không phải là người quyết định khoản cấp tín dụng đó, trừ trường hợp việc
cấp tín dụng do Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc/Giám đốc,
ngân hàng mẹ (đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài) thông qua. Trường hợp việc
xét duyệt cấp tín dụng và xét duyệt cơ cấu lại thời hạn trả nợ thực
hiện thông qua cơ chế hội đồng thì chủ tịch Hội đồng xét duyệt cơ cấu lại thời
hạn trả nợ không phải là chủ tịch Hội đồng xét duyệt cấp tín dụng và ít nhất
hai phần ba (2/3) thành viên Hội đồng xét duyệt cơ cấu lại thời hạn trả nợ
không phải là thành viên của Hội đồng xét duyệt cấp tín dụng;
đ) Quy định về quản lý rủi ro trong hoạt động cấp
tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp; cấp tín dụng
để kinh doanh bất động sản; cấp tín dụng cho dự án đầu tư theo hình thức đối
tác công tư;
e) Quy định về cấp tín dụng đối với Giám đốc,
Phó giám đốc của chi nhánh, đơn vị trực thuộc và các chức danh tương đương của
ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bảo đảm các nguyên tắc quy định tại
điểm a, b, c, d và điểm đ khoản này. Việc xác định các chức danh tương đương thực
hiện theo quy định nội bộ của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.”
8. Sửa đổi, bổ sung Điều 10 như sau:
“Điều
10. Hạn chế, giới hạn cấp tín dụng
1. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
căn cứ vốn tự có được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều này tại cuối ngày
làm việc gần nhất để xác định hạn chế, giới hạn cấp tín dụng theo quy định tại Điều 135, Điều 136 Luật Các tổ chức tín dụng.
2. Vốn tự có được xác định như sau:
a) Đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài thực hiện tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo Thông tư này, ngân hàng sử dụng
vốn tự có riêng lẻ, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng vốn tự có theo quy định
tại Điều 9 Thông tư này.
b) Đối với ngân hàng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài thực hiện tỷ lệ an toàn vốn theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài sử dụng vốn tự có theo quy định tại Thông tư 41/2016/TT-NHNN.”
9. Sửa đổi, bổ sung điểm e khoản 2 Điều 11 như sau:
“e) Để đầu tư trái phiếu chưa niêm yết trên thị
trường chứng khoán;”
10. Sửa đổi, bổ sung Điều 13 như sau:
“Điều
13. Quản lý cấp tín dụng
1. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
quản lý hoạt động cấp tín dụng theo quy định của pháp luật và Quy định nội bộ về
cấp tín dụng, quản lý khoản cấp tín dụng theo quy định tại Thông tư này và các
quy định pháp luật có liên quan.
2. Việc cấp tín dụng đối với đối tượng quy định
tại điểm đ khoản 1 Điều 135 Luật Các tổ chức tín dụng
được thực hiện như sau:
a) Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của
ngân hàng, Tổng giám đốc (Giám đốc) của chi nhánh ngân hàng nước
ngoài thông qua các khoản cấp tín dụng cho người thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng
có tổng mức dư nợ cấp tín dụng tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó
có giá trị từ 10 tỷ đồng trở lên hoặc mức khác thấp hơn theo quy định nội bộ của
ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
b) Các trường hợp còn lại thực hiện theo quy định
nội bộ của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
3. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
phải báo cáo cho:
a) Đại hội đồng cổ đông, Đại hội thành viên
các khoản cấp tín dụng cho các đối tượng quy định tại khoản
1 Điều 135 Luật Các tổ chức tín dụng phát sinh đến thời điểm lấy
số liệu để họp Đại hội đồng cổ đông, Đại hội thành viên;
b) Chủ sở hữu, thành viên góp vốn,
người quản lý, người điều hành khi phát sinh khoản cấp tín dụng cho các đối tượng
quy định tại khoản 1 Điều 135 Luật Các tổ chức tín dụng;
c) Ngân hàng Nhà nước về các khoản cấp tín dụng
cho đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 135 Luật Các tổ chức
tín dụng.”
11. Bổ sung Điều 15a
vào sau Điều 15 như sau:
“Điều
15a. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có nguy cơ mất khả năng chi trả,
mất khả năng chi trả
1. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài có nguy cơ mất khả năng chi trả khi thiếu hụt tài sản có tính thanh khoản
cao ở mức 20% trở lên tại thời điểm tính toán tỷ lệ khả năng chi trả dẫn đến
không duy trì được một trong các tỷ lệ khả năng chi trả theo quy định tại
Thông tư này trong thời gian 30 ngày liên tục.
2. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mất
khả năng chi trả khi không có khả năng thực hiện thanh toán nghĩa vụ
nợ trong thời gian 01 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.
3. Khi có nguy cơ mất, mất khả năng chi trả,
ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải kịp thời báo cáo Ngân hàng Nhà
nước về thực trạng, nguyên nhân, các biện pháp đã áp dụng, các biện pháp dự kiến
áp dụng để khắc phục và các đề xuất, kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước.”
12. Sửa đổi, bổ sung điểm i khoản 3 Điều 16 như sau:
“i) Thặng dư vốn cổ phần, lợi nhuận chưa phân phối
(được xác định trên bảng cân đối kế toán tại thời điểm tính tỷ lệ tối
đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn);”
13. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 17 như sau:
“4. Số dư mua, nắm giữ, đầu tư trái phiếu Chính phủ,
trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh để xác định tỷ lệ tối đa quy định
tại khoản 1 Điều này là giá mua trái phiếu Chính phủ, trái
phiếu được Chính phủ bảo lãnh thuộc sở hữu của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài và các khoản ủy thác mua, nắm giữ, đầu tư trái phiếu Chính phủ, trái
phiếu được Chính phủ bảo lãnh theo quy định của pháp luật, không bao gồm các
khoản sau đây:
a) Khoản mua, đầu tư trái phiếu Chính phủ,
trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh bằng nguồn vốn ủy thác theo quy định của
pháp luật mà ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không chịu rủi ro;
b) Khoản trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được
Chính phủ bảo lãnh được ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhận làm tài
sản bảo đảm, chiết khấu, tái chiết khấu.”
14. Sửa đổi, bổ sung nội
dung về cách xác định tại Mục 6 Phần A.I Phụ lục 1
như sau:
“Lấy số liệu Lợi nhuận chưa phân phối trên Bảng cân
đối kế toán tại thời điểm tính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ. Đối với
ngân hàng được chấp thuận hoãn, giãn trích lập dự phòng rủi ro, lợi nhuận chưa
phân phối phải trừ đi chênh lệch dương giữa số dự phòng rủi
ro phải trích theo quy định của pháp luật về phân loại tài sản có, mức
trích, phương pháp trích dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng rủi ro đối với tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài so với số dự phòng rủi ro đã
trích.”
15. Sửa đổi, bổ sung nội
dung về cách xác định tại Mục 6 Phần B Phụ lục 1 như sau:
“Lấy số liệu Lợi nhuận chưa phân phối trên Bảng cân
đối kế toán tại thời điểm tính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu. Đối với chi nhánh
ngân hàng nước ngoài được chấp thuận hoãn, giãn trích lập dự phòng rủi ro, lợi
nhuận chưa phân phối phải trừ đi chênh lệch dương giữa số dự phòng rủi
ro phải trích theo quy định của pháp luật về phân loại tài sản có, mức trích,
phương pháp trích dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng rủi ro đối với tổ chức
tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài so với số dự phòng rủi ro đã trích.”
16. Bãi bỏ các khoản 4, 9, 14, 15 Điều 3 và Điều 18.
17. Thay thế cụm từ
“Điều 126 Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi bổ sung)” bằng cụm từ “Điều
134 Luật Các tổ chức tín dụng” tại các điểm c, d khoản 2 Điều
11, các điểm d, đ khoản 2 Điều 12.
18. Thay thế cụm từ
“Điều 127 Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi bổ sung)” bằng cụm từ
“Điều 135 Luật Các tổ chức tín dụng” tại điểm đ khoản 2 Điều
11, điểm e khoản 2 Điều 12.
19. Thay thế cụm từ “mua,
đầu tư” bằng cụm từ “mua, nắm giữ, đầu tư” tại tên Mục 6,
tên Điều 17, các khoản 1, 5 Điều 17.
20. Thay thế cụm từ “cổ
phiếu” bằng cụm từ “cổ phần” tại Điều 19.
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ một số
điều của Thông tư số 23/2020/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong
hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng
1. Bổ sung điểm đ khoản 1 Điều 1 như sau:
“đ) Tỷ lệ mua, nắm giữ, đầu tư trái phiếu Chính phủ,
trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh;”
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 1 như sau:
“3. Trong thời gian kiểm soát đặc biệt, tổ chức tín
dụng phi ngân hàng không phải tuân thủ quy định tại các điều
136, 137, 138 và khoản 3 Điều 144 Luật Các tổ chức tín dụng và các quy định
liên quan tại Thông tư này.”
3. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 1 như sau:
“4. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng hỗ trợ, tổ chức
tín dụng phi ngân hàng là bên nhận chuyển giao bắt buộc không bị hạn chế về tỷ
lệ mua, nắm giữ, đầu tư trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo
lãnh theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 138 Luật
Các tổ chức tín dụng và quy định liên quan tại Thông tư này.”
4. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 2 như sau:
“1. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng;”
5. Sửa đổi, bổ sung khoản 12 Điều 3 như sau:
“12. Đầu
tư trái phiếu doanh nghiệp là việc mua, nắm giữ trái phiếu
doanh nghiệp (không bao gồm trái phiếu doanh nghiệp nhận làm tài sản bảo đảm,
chiết khấu, tái chiết khấu).”
6. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 4 như sau:
“1. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải ban
hành Quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý khoản cấp tín dụng theo quy định
tại Thông tư này và quy định pháp luật có liên quan, trong đó tối thiểu phải có
nội dung sau:
a) Tiêu chí xác định một khách hàng, một khách
hàng và người có liên quan theo quy định tại khoản 24 Điều 4 Luật
Các tổ chức tín dụng; chính sách tín dụng đối với một khách hàng, một khách
hàng và người có liên quan; quy định về nguyên tắc phân cấp, ủy quyền việc quyết
định, phê duyệt cấp tín dụng, cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với một khách
hàng, một khách hàng và người có liên quan;
b) Quy định về việc phân tán rủi ro trong hoạt
động cấp tín dụng; phương pháp theo dõi, quản lý và việc phê duyệt, quyết định
cấp tín dụng đối với một khách hàng, một khách hàng và người có liên quan ở mức
từ 1% vốn tự có của tổ chức tín dụng phi ngân hàng trở lên. Các quy định này phải
đảm bảo công khai, minh bạch giữa khâu thẩm định, cấp tín dụng và cơ cấu lại thời
hạn trả nợ, ngăn ngừa xung đột lợi ích giữa người thẩm định, người quyết định cấp
tín dụng và khách hàng là người có liên quan của những người này;
c) Nguyên tắc, chỉ tiêu đánh giá, xác định mức
độ rủi ro cấp tín dụng đối với các đối tượng khách hàng, lĩnh vực mà
tổ chức tín dụng phi ngân hàng ưu tiên hoặc hạn chế cấp tín dụng làm cơ sở để
xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh hằng năm;
d) Việc xét duyệt cấp tín dụng và xét duyệt cơ
cấu lại thời hạn trả nợ (bao gồm gia hạn nợ và điều chỉnh kỳ hạn trả nợ) phải
được thực hiện theo nguyên tắc minh bạch, không xung đột lợi ích và không che
giấu chất lượng tín dụng, trong đó người quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ
không phải là người quyết định khoản cấp tín dụng đó, trừ trường hợp việc cấp
tín dụng do Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên thông qua. Trường hợp việc
xét duyệt cấp tín dụng và xét duyệt cơ cấu lại thời hạn trả nợ thực hiện thông
qua cơ chế hội đồng thì ít nhất hai phần ba (2/3) thành
viên Hội đồng xét duyệt cơ cấu lại thời hạn trả nợ không phải là
thành viên của Hội đồng xét duyệt cấp tín dụng;
đ) Quy định về quản lý rủi ro trong hoạt động cấp
tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp; cấp tín dụng
để kinh doanh bất động sản; cấp tín dụng cho dự án đầu tư theo hình thức đối
tác công tư;
e) Quy định về cấp tín dụng đối với Giám đốc,
Phó giám đốc của chi nhánh, đơn vị sự nghiệp và các chức danh tương đương
của tổ chức tín dụng phi ngân hàng bảo đảm các nguyên tắc quy định tại điểm
a, b, c, d và điểm đ khoản này. Việc xác định các chức danh tương đương thực hiện
theo quy định nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng.”
7. Sửa đổi, bổ sung Điều 10 như sau:
“Điều
10. Hạn chế, giới hạn cấp tín dụng
Tổ chức tín dụng phi ngân hàng căn cứ vốn tự có
riêng lẻ theo quy định tại Điều 9 Thông tư này tại cuối
ngày làm việc gần nhất để xác định hạn chế, giới hạn cấp tín dụng theo quy định
tại Điều 135, Điều 136 Luật Các tổ chức tín dụng.”
8. Sửa đổi, bổ sung điểm e khoản 2 Điều 11 như sau:
“e) Để đầu tư trái phiếu chưa niêm yết trên thị trường
chứng khoán;”
9. Sửa đổi, bổ sung Điều 13 như sau:
“Điều
13. Quản lý cấp tín dụng
1. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng quản lý hoạt
động cấp tín dụng theo quy định của pháp luật và Quy định nội bộ về cấp tín dụng,
quản lý khoản cấp tín dụng theo quy định tại Thông tư này và các quy định pháp luật
có liên quan.
2. Việc cấp tín dụng đối với đối tượng quy định
tại điểm đ khoản 1 Điều 135 Luật Các tổ chức tín dụng được
thực hiện như sau:
a) Hội đồng quản trị, Hội đồng thành
viên của tổ chức tín dụng phi ngân hàng thông qua các khoản cấp tín dụng
cho người thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng có tổng mức dư nợ cấp tín dụng tại
tổ chức tín dụng phi ngân hàng đó có giá trị từ 05 tỷ đồng trở lên hoặc mức
khác thấp hơn theo quy định nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân
hàng.
b) Các trường hợp còn lại thực hiện theo quy định
nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
3. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải báo cáo
cho:
a) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên
các khoản cấp tín dụng cho các đối tượng quy định tại khoản 1
Điều 135 Luật Các tổ chức tín dụng phát sinh đến thời điểm lấy số liệu để họp
Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên;
b) Chủ sở hữu, thành viên góp vốn, người quản
lý, người điều hành khi phát sinh khoản cấp tín dụng cho các đối tượng quy định
tại khoản 1 Điều 135 Luật Các tổ chức tín dụng;
c) Ngân hàng Nhà nước về các khoản cấp tín dụng
cho đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 135 Luật Các
tổ chức tín dụng.”
10. Bổ sung Điều 15a vào
sau Điều 15 như sau:
“Điều
15a. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng có nguy cơ mất khả năng chi trả,
mất khả năng chi trả
1. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng có nguy
cơ mất khả năng chi trả khi thiếu hụt tài sản có tính thanh khoản cao ở mức 20%
trở lên tại thời điểm tính toán tỷ lệ khả năng chi trả dẫn đến không duy trì được
một trong các tỷ lệ khả năng chi trả theo quy định tại Thông tư này trong thời
gian 30 ngày liên tục.
2. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng mất khả năng
chi trả khi không có khả năng thực hiện thanh toán nghĩa vụ nợ trong thời gian
01 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.
3. Khi có nguy cơ mất, mất khả năng chi trả, tổ
chức tín dụng phi ngân hàng phải kịp thời báo cáo Ngân hàng Nhà nước về thực trạng,
nguyên nhân, các biện pháp đã áp dụng, các biện pháp dự kiến áp dụng để khắc phục
và các đề xuất, kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước.”
11. Sửa đổi, bổ sung điểm g khoản 3 Điều 16 như sau:
“g) Thặng dư vốn cổ phần, lợi nhuận chưa
phân phối (được xác định trên bảng cân đối kế toán tại thời
điểm tính tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn
và dài hạn);”
12. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 17 như sau:
“4. Số dư mua, đầu tư trái phiếu Chính phủ, trái
phiếu được Chính phủ bảo lãnh để xác định tỷ lệ tối đa quy định tại khoản 1 Điều này là giá mua trái phiếu Chính phủ, trái
phiếu được Chính phủ bảo lãnh thuộc sở hữu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng
và các khoản ủy thác mua, đầu tư trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ
bảo lãnh theo quy định của pháp luật, không bao gồm các khoản sau đây:
a) Khoản mua, đầu tư trái phiếu Chính phủ,
trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh bằng nguồn vốn ủy thác theo quy định của
pháp luật mà tổ chức tín dụng phi ngân hàng không chịu rủi ro;
b) Khoản trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được
Chính phủ bảo lãnh được tổ chức tín dụng phi ngân hàng nhận làm tài sản bảo đảm,
chiết khấu, tái chiết khấu.”
13. Sửa đổi, bổ sung nội
dung về cách xác định tại Mục 6 Phần I Phụ lục 1 như sau:
“Lấy số liệu Lợi nhuận chưa phân phối trên Bảng cân
đối kế toán tại thời điểm tính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ. Đối với tổ chức
tín dụng phi ngân hàng được chấp thuận hoãn, giãn trích lập dự phòng rủi ro, lợi
nhuận chưa phân phối phải trừ đi chênh lệch dương giữa số dự phòng rủi ro phải
trích theo quy định của pháp luật về phân loại tài sản có, mức trích, phương
pháp trích dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng rủi ro đối với tổ chức
tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài so với số dự phòng rủi ro đã trích.”
14. Bãi bỏ các khoản 8, 13, 14, 18 Điều 3 và Điều 18.
15. Thay thế cụm từ “Công
ty tài chính” bằng cụm từ “Tổ chức tín dụng phi ngân hàng” tại các khoản 16, 17 Điều 3, điểm c khoản 2 Điều 9, Điều 11, Điều 12.
16. Thay thế cụm từ
“Điều 126 Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi bổ sung)” bằng cụm từ “Điều 134 Luật Các tổ chức tín dụng” tại
các điểm c, d khoản 2 Điều 11, các điểm d, đ khoản 2 Điều 12.
17. Thay thế cụm
từ “Điều 127 Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi bổ sung)” bằng cụm từ “Điều 135 Luật Các tổ chức tín dụng” tại
điểm đ khoản 2 Điều 11, điểm e khoản 2 Điều 12.
18. Thay thế cụm từ “mua,
đầu tư” bằng cụm từ “mua, nắm giữ, đầu tư” tại tên Mục 6,
tên Điều 17, các khoản 1, 5 Điều 17.
Điều 3. Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 13/2018/TT-NHNN ngày
18 tháng 5 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về hệ thống kiểm
soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Sửa đổi, bổ sung Điều 1 như
sau:
“Điều
1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này quy định về hệ thống kiểm soát
nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt
không phải tuân thủ quy định tại Chương V Thông tư này.”
Điều 4. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, giám sát ngân
hàng, Thủ trưởng đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ngân hàng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng phi ngân hàng chịu trách nhiệm tổ chức
thực hiện Thông tư này.
Điều 5. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực từ
ngày 01 tháng 7 năm 2024.
2. Quy định chuyển tiếp đối với Thông tư 22/2019/TT-NHNN: Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài vượt giới hạn cấp tín dụng theo quy định tại Điều
136 Luật Các tổ chức tín dụng do tính cả số tiền ký quỹ của các khoản cấp
tín dụng bằng nghiệp vụ thư tín dụng được thực hiện trước ngày Thông tư này có
hiệu lực thi hành vào tổng mức dư nợ cấp tín dụng thì không bị xác định là vi
phạm giới hạn cấp tín dụng. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được
cấp tín dụng mới đối với khách hàng, khách hàng và người có liên quan có khoản
cấp tín dụng nêu trên khi tuân thủ các quy định tại Điều 136 Luật
Các tổ chức tín dụng và khoản 12 Điều 3 Thông tư 22/2019/TT-NHNN đã được
sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 1
Thông tư này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Ban lãnh đạo NHNN;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (để kiểm tra);
- Công báo;
- Lưu: VP, Vụ PC, TTGSNH6 (03 bản).
|
KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC
Đoàn Thái Sơn
|