Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 10075/KH-UBND 2022 thực hiện Nghị quyết 152/NQ-CP Lâm Đồng

Số hiệu: 10075/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng Người ký: Trần Văn Hiệp
Ngày ban hành: 30/12/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 10075/KH-UBND

Lâm Đồng, ngày 30 tháng 12 năm 2022

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 152/NQ-CP NGÀY 15/11/2022 CỦA CHÍNH PHỦ VÀ CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG SỐ 48-CTR/TU NGÀY 30/12/2022 CỦA TỈNH ỦY THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 23-NQ/TW NGÀY 06/10/2022 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ KHÓA XIII VỀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ BẢO ĐẢM QUỐC PHÒNG, AN NINH VÙNG TÂY NGUYÊN ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Để triển khai thực hiện kịp thời, có hiệu quả Nghị quyết số 152/NQ-CP ngày 15/11/2022 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 06/10/2022 của Bộ Chính trị khóa XIII về phương hướng phát triển kinh tế xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 152/NQ-CP của Chính phủ); Chương trình hành động s48-CTr/TU ngày 30/12/2022 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 06/10/2022 của Bộ Chính trị khóa XIII trên địa bàn tỉnh Lâm Đông (sau đây viết tắt là Chương trình hành động số 48-CTr/TU của Tỉnh ủy), Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện cụ thể, như sau:

I. Mục đích, yêu cầu:

1. Mục đích:

1.1. Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt đầy đủ, đúng đắn và triển khai thực hiện có hiệu quả các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp ch yếu tại Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 06/10/2022 của Bộ Chính trị khóa XIII về phương hướng phát triển kinh tế xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị); tạo sự thống nhất cao về nhận thức, hành động của Đảng bộ, chính quyền, cơ quan, đoàn thể và nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh đsớm đưa Nghị quyết s23-NQ/TW của Bộ Chính trị vào cuộc sống, tạo sự đổi mới, phát triển nhanh, bền vững vùng Tây Nguyên nói chung và tỉnh Lâm Đồng nói riêng.

1.2. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng; hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp và nhân dân để tạo thành khối đại đoàn kết thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị.

1.3. Quán triệt, chỉ đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố tập trung tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời, có hiệu quả Nghị quyết số 152/NQ-CP của Chính phủ, Chương trình hành động số 48-CTr/TU của Tỉnh ủy, gn với thực hiện các Nghị quyết của Tỉnh ủy về xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển nông nghiệp, du lịch chất lượng cao, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, chuyn đi s, cải cách hành chính, bảo vệ môi trường, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2030.

1.4. Đề ra những nội dung, phân công nhiệm vụ cụ thể đảm bảo thực hiện hoàn thành các quan điểm, mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh tỉnh Lâm Đồng nói riêng và vùng Tây Nguyên nói chung đã được Bộ Chính trị, Chính phủ, Tỉnh ủy đề ra.

2. Yêu cầu:

2.1. Kế hoạch của UBND tỉnh là căn cứ để các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch thuộc phạm vi quản lý của sở, ban, ngành và địa phương; nêu cao trách nhiệm, quyết tâm chính trị, tinh thần tự giác, gương mẫu, ý chí vươn lên, tự lực, tự cường, nỗ lực phấn đấu đạt hiệu quả cao nht đgóp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh tỉnh Lâm Đồng nói riêng và vùng Tây Nguyên nói chung đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; trong đó: xây dựng tỉnh Lâm Đồng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương đến năm 2045.

2.2. Trong quá trình thực hiện, yêu cầu các cấp, các ngành, địa phương và cơ quan, đơn vị liên quan phải nghiêm túc quán triệt, bám sát quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nêu trong Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 152/NQ-CP của Chính phủ, Chương trình hành động số 48-CTr/TU của Tỉnh ủy nhằm xây dựng và phát triển tỉnh Lâm Đồng nhanh, toàn diện và bền vững dựa trên kinh tế xanh, tuần hoàn; giàu bản sắc văn hóa dân tộc, điểm đến đặc sắc, hấp dẫn khách du lịch trong nước và quốc tế.

2.3. Huy động tối đa các nguồn lực từ ngân sách nhà nước, kết hợp với nguồn lực xã hội hóa để đầu tư phát triển các công trình trọng điểm có sức lan tỏa, giải quyết các vấn đề phát triển vùng và liên vùng; kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường gắn chặt với quốc phòng, an ninh và đối ngoại.

II. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU:

1. Mục tiêu đến năm 2030:

Tỉnh Lâm Đồng phát triển nhanh, toàn diện và bền vững dựa trên kinh tế xanh, tuần hoàn; trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước, tự cân đi được ngân sách và có điều tiết nộp về ngân sách Trung ương; là khu vực kinh tế động lực của Tiểu vùng Nam Tây Nguyên trên cơ sở liên kết vùng, nội vùng. Phát triển kinh tế nông nghiệp hiệu quả cao, dựa trên nền tảng khoa học - công nghệ, đi mới sáng tạo, chuyển đổi số; là trung tâm nghiên cứu, sản xuất nông nghiệp hiệu quả cao tầm quốc gia và quốc tế. Phát triển ngành dịch vụ, du lịch nghỉ dưỡng chất lượng cao; phát triển công nghiệp chế biến nông sản, công nghiệp khai thác, chế biến bauxit, alumin, nhôm và các sản phẩm từ nhôm. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao; gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng các dân tộc; đảm bảo an sinh, phúc lợi xã hội. Quản lý tài nguyên, môi trường chủ động ứng phó biến đổi khí hậu; bảo đảm an ninh nguồn nước. Quốc phòng an ninh, trật tự, an toàn xã hội được đảm bảo, duy trì ổn định. Tăng cường xây dựng Đảng, hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết các dân tộc.

2. Một số chỉ tiêu đến năm 2030:

2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt khoảng 7,5 - 8,5%/năm. Đến năm 2030, GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 135 triệu đồng, tương đương 5.100 USD; tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 32,06% trong GRDP; khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 24,66%; khu vực dịch vụ chiếm khoảng 43,28%. Tỷ lệ đô thị hoá đạt khoảng 58,8%; tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 100%, trong đó tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên 50%, tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu khoảng 20 - 25%.

2.2. Giai đoạn 2021 - 2030, tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân đạt khoảng 7,5 - 8,5%. Đến năm 2030, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 32,1%. Tỷ lệ giảm nghèo đa chiều từ 1,0 - 1,5%/năm; trong đó, vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm từ 2,5 - 3,0%. Phấn đấu 100% cơ sở giáo dục công lập đạt chuẩn quốc gia. Đạt 32 giường bệnh viện, 11 bác sĩ trên 10.000 dân. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt trên 95%.

2.3. Đến năm 2030, tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 55%. Tỷ lệ sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh của dân cư đô thị đạt 95 - 100%, ở nông thôn đạt 98%. Tỷ lệ chất thải nguy hại được thu gom, xử lý theo quy định đạt 98%. Đạt 97% tỷ lệ rác thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom và xử lý theo quy định. Tỷ lệ khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 100%.

3. Tầm nhìn đến năm 2045:

Tỉnh Lâm Đồng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; hệ thống kết cu hạ tầng hiện đại, đồng bộ. Phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường và quốc phòng, an ninh; người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm vững chc; tổ chức đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; khối đại đoàn kết toàn dân tộc được tăng cường.

III. Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu:

1. Công tác quán triệt, tuyên truyền, tạo sự đồng thuận, thống nhất trong xây dựng, tổ chức thực hiện Nghị quyết số 152/NQ-CP của Chính phủ và Chương trình hành động số 48-CTr/TU của Tỉnh ủy:

1.1. Tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền đầy đủ, đúng đắn, sâu sắc Nghị quyết s23-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 152/NQ-CP của Chính phủ, Chương trình hành động số 48-CTr/TU của Tỉnh ủy và Kế hoạch này đến từng cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên, người lao động và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh nhằm tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các quan điểm, mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.

1.2. Các sở, ban, ngành, địa phương và cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng nội dung và phương pháp tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch phải phù hợp, thiết thực và hiệu quả; tạo nhận thức sâu sắc về cơ hội, tiềm năng, vị thế của tỉnh Lâm Đồng nói riêng và vùng Tây Nguyên nói chung, nhất là về liên kết vùng, phân bổ nguồn lực, nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh, giải quyết các vấn đề phát triển có tính trọng điểm và liên ngành, liên vùng.

2. Phát triển kinh tế nhanh và bền vững:

Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế theo hướng toàn diện, bền vững; lấy phát triển nông, lâm nghiệp là trọng tâm, trụ đỡ; phát triển công nghiệp chế biến là động lực; phát triển du lịch là đột phá. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao hiệu quả dựa trên công nghệ cao, chuyển đổi số và giá trị gia tăng cao. Không gian phát triển kinh tế của tỉnh gắn với vùng Đông Nam bộ theo hành lang tuyến quốc lộ 20 và tuyến cao tốc Dầu Giây - Liên Khương; trong đó:

2.1. Về lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp:

Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện các giải pháp sau:

a) Về lĩnh vực nông nghiệp:

- Xây dựng kế hoạch và và tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 21-NQ/TU ngày 27/10/2022 của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững và hiện đại đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và Chương trình hành động số 40-CTr/TU ngày 27/10/2022 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban chấp hành Trung ương (khóa XIII) Về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn” đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh. Phát triển nông nghiệp hiện đại, nông nghiệp thông minh, là trung tâm nghiên cứu, sản xuất công nghệ cao tm quốc gia và quốc tế; phát triển kinh tế nông nghiệp hiệu quả cao, sinh thái, hữu cơ, quy mô lớn gn với vùng chuyên canh; ưu tiên phát triển các sản phẩm chủ lực có giá trị kinh tế cao, có chỉ dẫn địa lý như: Rau, hoa, trà, cà phê, cây ăn quả (su riêng, bơ, măng cụt, chuối Laba, bưởi da xanh, chanh dây, hồng, điều),...

- Hợp tác, liên kết với các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước để nghiên cứu, chuyển giao, đầu tư phát triển các loại giống cây trồng, vật nuôi. Tiếp tục phát triển các sản phẩm đặc thù của địa phương như: các loại dược liệu, hồng, dâu tây, hoa trang trí để phục vụ nhu cầu trong nước gắn với phát triển du lịch.

- Huy động các nguồn lực để đầu tư có chiều sâu, trọng điểm, hình thành các sản phẩm có lợi thế của tỉnh và có giá trị gia tăng cao như: cà phê, hoa, rau, dược liệu, sầu riêng, mắc ca, tơ tằm, sữa bò, cá nước lạnh... ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp để nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi; triển khai các giải pháp sản xuất theo chu trình khép kín, tái chế các chất thải, phụ phẩm trong quá trình sản xuất nông nghiệp, chế biến nông lâm thủy sản. Quy hoạch lại theo hướng giảm diện tích nhà kính, nhà lưới gắn với phát triển nông nghiệp xanh, hài hòa, bền vững, thân thiện môi trường.

- Thực hiện tốt chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), phát triển thêm ít nhất 25 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh, trong đó 02 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP quốc gia; hình thành mới ít nhất 20 chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm nông nghiệp thông minh trên cơ sở phát triển liên kết chuỗi giá trị bền vững hiệu quả; phát triển đồng bộ hệ thống bán buôn, bán lẻ, hệ thống logistics. Kiểm soát chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và truy xuất nguồn gốc sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế; phát triển thương hiệu “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành” trong khu vực và một số thị trường quan trọng như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Châu Âu,...

- Chuyển dịch hiệu quả cơ cấu cây trồng hướng đến thị trường xuất khẩu; phát triển vùng sản xuất cây công nghiệp, cây ăn quả để hình thành vùng nguyên liệu quy mô lớn, tập trung phục vụ cho công nghiệp chế biến nông sản. Tập trung ưu tiên chuyển đổi cây trồng tại các huyện: Đam Rông, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Đạ Huoai.

- Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp hóa; chăn nuôi khép kín, ứng dụng công nghệ cao; chuyển dịch cơ cấu đàn vật nuôi theo hướng tăng tỷ trọng trang trại chăn nuôi quy mô lớn, đảm bảo yêu cầu về vệ sinh môi trường. Mở rộng vùng chăn nuôi bò sữa sang các huyện phía Nam; tăng diện tích vùng dâu tằm tại các huyện: Đam Rông, Di Linh, Bảo Lâm. Phát triển thủy sản cá nước lạnh có giá trị kinh tế cao.

b) Về lâm nghiệp:

- Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 17/02/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.

- Thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ nghiêm, chặt chẽ diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng hiện có theo quy hoạch được phê duyệt; đảm bảo tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp, tỷ lệ che phủ rừng đến năm 2030 đạt trên 55%. Đồng thời, triển khai đầu tư trồng rừng, thực hiện hiệu quả Chương trình trồng 50 triệu cây xanh, trồng xen cây đa mục đích trên diện tích sản xuất nông nghiệp thuộc quy hoạch lâm nghiệp, đất sản xuất nông nghiệp; chăm sóc rừng trồng tập trung.

- Nâng cao thu nhập, ổn định đời sống của người làm nghề rừng, ổn định dân cư và tạo việc làm tại chỗ cho người dân gắn với định cư. Tăng nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng, dịch vụ bán tín chỉ cácbon; tổ chức triển khai hiệu quả việc cho thuê môi trường rừng để nuôi trồng, phát triển cây dược liệu và các loại lâm sản ngoài gỗ.

- Tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân (nhất là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo sng ở vùng sâu, vùng xa, gần rừng) tham gia quản lý bảo vệ rừng, trồng rừng, chăm sóc rừng; trồng cây dược liệu, đặc sản rừng dưới tán rừng để có việc làm ổn định cuộc sống, nâng cao thu nhập, phấn đấu đến năm 2030 có 100% diện tích rừng do chủ rừng là tổ chức quản lý thực hiện theo phương án quản lý rừng bền vững.

- Triển khai các giải pháp Bảo tồn vùng dược liệu tại Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà, Vườn quốc gia Cát Tiên, các khu rừng phòng hộ trên địa bàn tỉnh.

2.2. Về lĩnh vực công nghiệp:

Giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan:

a) Triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch sổ 5736/KH-UBND ngày 3/8/2022 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 25/5/2022 của Tỉnh ủy về phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Phấn đấu đến năm 2030, ngành công nghiệp tỉnh phát triển hiện đại và có tính chuyên môn hoá, cạnh tranh cao. Phát triển công nghiệp theo hướng chọn lọc, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp thân thiện với môi trường, tập trung phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp chế biến sâu, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến dược liệu, dược phẩm và thực phẩm chức năng từ sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp khai thác, chế biến bauxit, alumin, nhôm và các sản phẩm từ nhôm.

b) Phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương trong quá trình xây dựng và thực hiện Chiến lược phát triển công nghiệp Bô-xít-alumin nhôm đến năm 2030; thực hiện công tác quy hoạch, thủ tục thu hút đầu tư dự án Tổ hp nhà máy chế biến bauxit, chế biến alumin, nhôm và các sản phẩm từ nhôm tại huyện Bảo Lâm và thành phố Bảo Lộc.

c) Phát triển công nghiệp chế biến nông sản và bảo quản sau thu hoạch, sau chế biến; phấn đấu đến năm 2030, tỷ lệ nông sản được sơ chế đạt trên 80%, nông sản qua chế biến đạt 25% tổng sản lượng. Thu hút đầu tư các dán chế biến thực phẩm quy mô lớn tại huyện Đức Trọng, Đơn Dương, Di Linh, Đạ Huoai và thành phố Bảo Lộc; thu hút đầu tư trong các khu công nghiệp dự án chế biến dược liệu, thực phẩm chức năng có quy mô công nghiệp, đạt chuẩn GMP và GMP WHO.

d) Đầu tư nâng công suất nhà máy sản xuất bia lên 200 triệu lít/năm; chế biến công nghiệp chè búp tươi đạt trên 90% tổng sản lượng; gia tăng sản lượng cà phê xuất khẩu tham gia chuỗi cà phê phân phối toàn cầu; tiếp tục phát triển công nghiệp ươm tơ, dệt lụa và sản xuất các sản phẩm từ lụa đạt trên 2.000 tấn/năm; chế biến các sản phẩm nông nghiệp, dược liệu. Duy trì phát triển ổn định, bền vững thủy điện; đến năm 2030, tổng công suất nguồn điện khoảng 3.000 MW, sản lượng điện trung bình năm khoảng trên 10 tỷ kWh.

đ) Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển công nghiệp và liên kết hỗ trợ lẫn nhau trên cơ sở khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của từng địa phương; hình thành chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm trong nước và xuất khẩu; từng bước xây dựng thương hiệu các sản phẩm chế biến, chế tạo của tỉnh. Phấn đấu đến năm 2030, ngành công nghiệp tỉnh phát triển hiện đại, có tính chuyên môn hoá và cạnh tranh cao.

2.3. Về lĩnh vực thương mại, dịch vụ:

Giao Sở Công Thương chủ trì, phi hợp với các sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan:

a) Phát triển thương mại, dịch vụ theo hướng hiện đại, văn minh, đa dạng về loại hình và phương thức phục vụ, tăng trưởng nhanh, bn vững trên cơ sở phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế; đảm bảo cung ứng kịp thời các mặt hàng thiết yếu, đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm và xây dựng thương hiệu hàng hóa; tăng tỷ trọng hàng hóa chế biến sâu trong tổng kim ngạch xuất khẩu; tập trung xây dựng một số thương hiệu sản phẩm quốc gia như cà phê, chè, hoa, rau,...

b) Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, bảo quản và chế biến nông sản, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thu hoạch, bảo quản, lưu thông hàng hóa; hình thành trung tâm logistics tại thành phố Bảo Lộc, trung tâm giao dịch hoa tại thành phố Đà Lạt, trung tâm logistics gắn với cảng hàng không Liên Khương, huyện Đức Trọng; các kho bảo quản tại các khu, cụm công nghiệp;...

2.4. Về phát triển du lịch đặc sắc:

Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan:

a) Thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 25/7/2022 của Tỉnh ủy về phát triển du lịch chất lượng cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh. Xây dựng ngành du lịch Lâm Đồng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo hướng chất lượng cao và bền vững; mở rộng không gian du lịch theo quy hoạch được phê duyệt, hình thành và định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng như: du lịch sinh thái gắn với tham quan, văn hóa (bao gồm văn hóa địa phương, kiến trúc đặc thù, du lịch tâm linh; văn hóa, văn nghệ đường phố,...); du lịch nghỉ dưỡng, giải trí; du lịch thể thao mạo hiểm; du lịch canh nông,... theo từng cụm du lịch, gồm: thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận (Lạc Dương, Đức Trọng, Đam Rông, Đơn Dương và Lâm Hà); thành phố Bảo Lộc và vùng phụ cận (Di Linh và Bảo Lâm); 03 huyện phía Nam. Mở rộng du lịch gắn với bảo tồn và phát triển rừng, cây xanh thuộc khu vực nội thành thành phố Đà Lạt phục vụ du lịch; xây dựng phát triển thành phố Đà Lạt trở thành đô thị du lịch chất lượng cao, hiện đại, đẳng cấp quốc tế; khai thác hiệu quả các tiềm năng về khí hậu, cảnh quan tự nhiên, văn hóa, lịch sử và di sản kiến trúc tầm quốc gia, khu vực và có ý nghĩa quốc tế.

b) Tập trung nguồn lực nhằm phát triển nhanh kết cấu hạ tầng du lịch hiện đại, đồng bộ; đẩy nhanh tiến độ triển khai, hoàn thành và đưa vào hoạt động các dự án về du lịch tại khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm, các dự án trọng điểm du lịch, gồm: Khu du lịch Đankia - Suối Vàng, Khu du lịch hồ Prenn, Khu đô thị thương mại du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Đại Ninh, Khu du lịch núi Sapung và một số khu du lịch trọng điểm của tỉnh.

c) Liên kết vùng Tây Nguyên, Đông Nam bộ, duyên hải Nam Trung bộ phát triển các tuyến du lịch liên vùng; kết nối tour, tuyến, thị trường khách và hợp tác trong các hoạt động xúc tiến, truyền thông. Tập trung khai thác thị trường khách du lịch nội địa truyền thống của tỉnh (Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam bộ, duyên hải Nam Trung bộ, đồng bằng sông Cửu Long); từng bước khai thác mở rộng thị trường khách nội địa từ các tỉnh, thành phía Bắc và miền Trung. Tiếp tục tập trung thu hút khách du lịch quốc tế đến từ các thị trường truyền thống như các nước ASEAN, Đông Bắc Á, Đông Á,... Và mở rộng phát triển các thị trường tiềm năng có lượng khách du lịch đến Lâm Đồng hàng năm tăng nhanh.

d) Phát triển du lịch gắn với Cách mạng công nghiệp 4.0, kinh tế số và công nghệ thông tin truyền thông (ICT) trong việc bảo vệ, khai thác các nguồn tài nguyên du lịch quý giá. Hoàn thành việc số hóa dữ liệu ngành du lịch, ứng dụng công nghệ sổ trong du lịch; phát triển các ứng dụng trên thiết bị di động cung cấp cho khách du lịch tại các địa bàn du lịch trọng điểm; thúc đẩy ứng dụng trí tuệ nhân tạo, trợ lý du lịch ảo và các công nghệ tiên tiến trong xúc tiến, quảng bá du lịch. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch, phát triển đội ngũ quản lý, hướng dẫn viên có tính chuyên nghiệp và khả năng làm việc trong môi trường quốc tế.

2.5. Áp dụng khoa học - công nghệ để hỗ trợ phát triển các ngành, lĩnh vực:

Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phi hợp với các sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan:

a) Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với công nghệ tiên tiến, hiện đại thông qua các chương trình đổi mới công nghệ, phát triển sản phẩm quốc gia; nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa, phát triển tài sản trí tuệ, phát triển thị trường khoa học và công nghệ.

b) Hỗ trợ đăng ký bảo hộ trong và ngoài nước đối với chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm, hàng hóa chủ lực, đặc thù có lợi thế của tỉnh; xây dựng cơ sở dữ liệu, áp dụng truy xuất nguồn gốc sản phẩm, kết nối với hệ thống dữ liệu quốc gia, tạo thuận lợi trong quá trình tra cứu, sử dụng thông tin cũng như thông quan khi xuất khẩu các sản phẩm hàng hóa.

c) Hướng dẫn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận và áp dụng công nghệ tự động hóa, số hóa trong quá trình sản xuất các sản phẩm công nghiệp; nghiên cứu, phát triển các loại giống cây trồng và vật nuôi.

d) Đẩy mạnh ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học - công nghệ, đổi mới công nghệ; chủ động nghiên cứu và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sạch, công nghệ số, công nghệ sinh học, giống cây trồng vật nuôi, các mô hình nông nghiệp hiệu quả cao, sản xuất sạch và an toàn vào sản xuất. Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, hạ tầng số; xây dựng dữ liệu phục vụ cho hoạt động chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và liên kết vùng.

3. Phát triển văn hóa xã hội và nguồn nhân lực; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân:

3.1. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan:

a) Nâng cao nhận thức trong toàn hệ thống chính trị về vai trò của văn hóa, văn hóa vừa là trụ cột vừa là nền tảng phát triển xã hội; là mục tiêu, động lực phát triển bền vững. Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa đặc trưng, truyền thống tốt đẹp của các dân tộc, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số gốc Tây Nguyên; khai thác hiệu quả lợi thế, giá trị bản sắc văn hóa để phát triển kinh tế - xã hội, phát triển du lịch. Phát triển thành phố Đà Lạt trở thành thành phố văn hóa, nghệ thuật.

b) Bảo vệ, nuôi dưỡng và phát triển các giá trị, nhân cách con người trong thời kỳ mới; xây dựng bản sắc văn hóa của người dân Lâm Đồng “Thủy chung, cần cù, sáng tạo. Xây dựng văn hóa lãnh đạo, văn hóa trong Đảng, văn hóa quản lý, văn hóa công sở và văn hóa giao tiếp trong nhân dân; xây dựng chuẩn mực văn hóa gia đình trong thời kỳ mới; văn hóa doanh nhân, doanh nghiệp, triển khai có hiệu quả bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch.

3.2. Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND huyện, thành phố:

a) Đổi mới, hoàn thiện hệ thống y tế và nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân; sắp xếp hệ thống y tế công, y tế cơ sở, tạo ra mô hình hợp lý và ổn định phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Triển khai thực hiện Quy hoạch mạng lưới khám chữa bệnh đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 để tăng quy mô giường bệnh đạt 32 giường bệnh trên 10.000 dân vào năm 2030.

b) Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh; ứng phó kịp thời các tình huống khẩn cấp về y tế, khắc phục hậu quả thiên tai, và các tác động tiêu cực khác. Xã hội hóa các dịch vụ y tế, khắc phục tình trạng quá tải bệnh viện; phát triển ngành công nghiệp dược.

c) Phát triển Bệnh viện đa khoa tỉnh thành bệnh viện khu vực có khả năng thực hiện các dịch vụ kỹ thuật cao; hoàn thiện mô hình trung tâm y tế huyện, thành phố đa chức năng; đầu tư xây dựng mới Bệnh viện đa chức năng tại thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc. Thu hút đầu tư dự án xây dựng các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa, viện dưỡng lão,...

3.3. Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ căn cứ chức năng nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố:

a) Triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 20-NQ/TU ngày 25/7/2022 của Tỉnh ủy về đào tạo, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; tạo bước chuyển biến thật sự rõ nét, mạnh mẽ, toàn diện về chất lượng đào tạo, tuyển dụng, sử dụng nhân tài.

b) Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, nhất là nhân lực đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, coi đây là một trong những khâu đột phá cho sự phát triển nhanh và bền vững của địa phương. Nâng cao slượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động là người dân tộc thiểu số.

c) Thực hiện hiệu quả nội dung, chương trình, đổi mới phương pháp và phương thức giáo dục - đào tạo, phát triển con người toàn diện; chú trọng giáo dục phm chất, năng lực sáng tạo và các giá trị cốt lõi, nhất là giáo dục tinh thần yêu quê hương, đất nước, khơi dậy khát vọng xây dựng quê hương Lâm Đồng phát triển nhanh, toàn diện và bền vững.

d) Xây dựng thành phố Đà Lạt trở thành trung tâm đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao; trung tâm nghiên cu khoa học, giáo dục đào tạo và chuyn giao công nghệ đa ngành, theo chuẩn quốc tế.

4. Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông quan trọng:

4.1. Về hạ tầng giao thông:

a) Sở Giao thông vận tải chủ trì, phi hợp với các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố:

- Triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 19-NQ/TU, ngày 25/7/2022 của Tỉnh ủy về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; hoàn thiện quy hoạch phát triển lĩnh vực giao thông, vận tải giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045; tập trung phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo hướng đồng bộ, hiện đại, kết nối thuận lợi với vùng Đông Nam bộ theo hành lang tuyến Quốc lộ 20 và các tuyến cao tốc Dầu Giây - Liên Khương; đảm bảo phù hợp với các Quy hoạch cấp quốc gia, Quy hoạch ngành quốc gia và Quy hoạch vùng Tây Nguyên để phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh đặc thù, riêng biệt của tỉnh so với các địa phương khác. Ưu tiên quy hoạch hệ thống đường bộ, hiện đại, bảo đảm thông suốt và liên kết vùng, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; đầu tư khép kín các đường vành đai, đường xuyên tâm, hệ thống giao thông công cộng đồng bộ, có sức chở lớn, bến, bãi đỗ xe tại các đô thị. Tăng cường khai thác, sử dụng hệ thống không gian ngầm, công trình ngầm đô thị, không gian đa chức năng của đô thị. Thực hiện ngầm hóa toàn bộ các đường dây, cáp dịch vụ công cộng tại trung tâm các đô thị.

- Đầu tư hoàn thành một số công trình giao thông vào năm 2026: hoàn thành giai đoạn 01 tuyến cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc và Bảo Lộc - Liên Khương; nâng cấp mở rộng tuyến Quốc lộ 28B, đèo Mimosa và các cầu trên tuyến Quốc lộ 20, đường Trường Sơn Đông; triển khai đầu tư, nâng cấp mở rộng các tuyến Quốc lộ 27, 55, 27C; hoàn thành nâng cấp các tuyến đường tỉnh ĐT.721, ĐT.722, ĐT.725, ĐT.729...; nâng cấp Cảng hàng không Liên Khương từ tiêu chuẩn 4D lên 4E, mở thêm các tuyến bay nội địa và quốc tế từ Cảng hàng không Liên Khương đi Úc, Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan, Campuchia...

- Phấn đấu đến năm 2030, hoàn thành đồng bộ đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương; triển khai đầu tư tuyến đường cao tốc Đà Lạt - Nha Trang, Đà Lạt - Buôn Mê Thuột; nâng cấp, mở rộng các tuyến Quốc lộ 27C, 28, 55B, đường Trường Sơn Đông nối dài. Phát triển các trục giao thông đối nội theo các hướng Bắc Nam, Đông Tây, tạo thành mạng lưới giao thông liên hoàn giữa các vùng, khu vực trong tỉnh, kết nối với hệ thống quốc lộ. Ưu tiên đầu tư, hoàn thành các tuyến đường tỉnh ĐT.726, ĐT.727, ĐT.728 và một số tuyến đường vành đai, đường tránh đô thị cần thiết. Khẩn trương triển khai đề án chống ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Đà Lạt đến năm 2030.

- Huy động các nguồn lực đầu tư hạ tầng giao thông phục vụ hoạt động sản xuất, như: đường vào khu công nghiệp Phú Bình; đường phục vụ khai thác vận chuyển bô xít nhôm từ mỏ Tân Rai, huyện Bảo Lâm ra Quốc lộ 20; đường giao thông đi khu di dân tự do trên địa bàn huyện Đam Rông,...

b) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Giao thông vận tải và các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố:

- Tiếp cận, tranh thủ tối đa sự hỗ trợ từ Trung ương trong việc bố trí vốn cho các Chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách Trung ương, đặc biệt là các công trình trọng điểm, cấp bách của tỉnh. Tìm kiếm, huy động tối đa mọi nguồn lực, mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức đối tác công tư PPP, ưu tiên nguồn lực tăng cường kết nối giao thông đối ngoại, gồm: tuyến cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc và Bảo Lộc - Liên Khương, các tuyến đường tỉnh, đường vành đai, đường tránh đô thị thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc và các trục kết nối liên vùng huyện...

- Phân bổ nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đảm bảo các nguyên tc, tiêu chí và thứ tự ưu tiên; trong đó, tập trung nguồn lực đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đối ngoại, giao thông kết nối vùng, kết nối liên huyện; đầu tư nâng cấp hạ tầng giao thông phải đồng bộ gắn phát đầu tư nâng cấp vỉa hè, hệ thống chiếu sáng, ngầm hóa hệ thống kỹ thuật; triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia.

4.2. Về hạ tầng đô thị:

a) Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố:

- Phát triển đô thị và bố trí dân cư phù hợp với các điều kiện đặc trưng về sinh thái, bản sắc văn hóa của vùng nói chung và tỉnh Lâm Đồng nói riêng; có không gian xanh, cảnh quan đặc trưng, kết cấu hạ tầng hiện đại, thông minh và thân thiện với môi trường. Thúc đẩy liên kết đô thị, chú trọng hình thành các đô thị hỗ trợ các chức năng phát triển đô thị trung tâm; phát triển 02 vùng đô thị có vai trò động lực chính là: thành phố Đà Lạt, thành phố Bảo Lộc và vùng phụ cận.

- Triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị, Chương trình hành động số 29-CTr/TU ngày 15/6/2022 của Tỉnh ủy và Kế hoạch số 7175/KH-UBND ngày 22/9/2022 của UBND tỉnh về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc, huyện Đức Trọng, Đam Rông và Nghị quyết về đầu tư phát triển hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tạo động lực cho huyện Di Linh. Xây dựng, quản lý và phát triển kết cấu hạ tầng đô thị bền vững theo hướng đô thị xanh, văn minh, giàu bản sắc.

- Tổ chức quy hoạch, xây dựng và phát triển đô thị, vùng đô thị, quy hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, khu công cộng, quy hoạch quản lý sử dụng không gian (kể cả không gian ngầm và hệ thống công trình ngầm đô thị) phù hợp với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch bảo đảm quốc phòng, an ninh; gn kết chặt chẽ giữa công tác lập quy hoạch, phát triển đô thị với nhiệm vụ lập quy hoạch và quản lý, bảo vệ các khu quân sự và địa hình ưu tiên cho nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

- Triển khai Chương trình phát triển đô thị, chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030. Đổi mới phương thức, mô hình quản lý và phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt là nhà ở cho người lao động tại các khu công nghiệp. Quản lý và giám sát chặt chẽ việc phát triển nhà ở cao tầng tại trung tâm các đô thị. Nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách riêng về đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân khu công nghiệp theo hướng ưu tiên bố trí đủ quỹ đất phát triển nhà ở cho công nhân và các thiết chế khác trong khu công nghiệp, coi nhà ở công nhân là một hạ tầng thiết yếu của khu công nghiệp.

- Khuyến khích sử dụng vật liệu thân thiện môi trường; xây dựng và phát triển hạ tầng xanh, công trình xanh, tiêu thụ năng lượng xanh tại đô thị.

b) UBND thành phố Đà Lạt:

- Xây dựng thành phố Đà Lạt xứng tầm với vị trí là đô thị trung tâm tiểu vùng Nam Tây Nguyên; trong đó, tập trung thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp tại Kế hoạch số 3317/KH-UBND ngày 13/5/2022 của UBND tỉnh về việc thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 12/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển thành phố Đà Lạt giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

- Khẩn trương hoàn thiện đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; tập trung xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện ngay sau khi Đồ án được phê duyệt.

c) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Xây dựng và các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố: Thu hút đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị trên một số lĩnh vực quan trọng, như: các dự án khu đô thị, khu dân cư, cấp, thoát nước, hạ tầng kỹ thuật đô thị... theo đúng quy hoạch, chương trình phát triển đô thị, nhà ở được phê duyệt.

d) Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phi hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố: Triển khai đồng bộ, quyết liệt việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, thúc đẩy giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị; phát huy công nghệ hiện đại trong tái chế rác thải.

5. Về công tác quy hoạch, liên kết vùng:

5.1. Công tác quy hoạch:

a) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương: Tổ chức lập và trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 theo quy định; đảm bảo chất lượng, phù hợp với các quy hoạch quốc gia, quy hoạch ngành, quy hoạch vùng Tây Nguyên và định hướng phát triển của tỉnh.

b) Sở Xây dựng chủ trì, phi hợp với các s, ngành, địa phương:

- Thực hiện tốt công tác lập quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng, quy hoạch nông thôn mới và các quy hoạch khác có liên quan; các đồ án quy hoạch được lập phải có phương pháp tiếp cận đa ngành, gắn với động lực, tim năng từng khu vực, có tầm nhìn dài hạn, toàn diện, có tính chiến lược, tôn trọng quy luật thị trường và nguyên tắc phát triển bền vững; bảo đảm tính tầng bậc, liên tục, thống nhất, đầy đủ, tích hp của hệ thống quy hoạch; quy hoạch được lập phải xác định rõ nguồn lực thực hiện, đảm bảo tính khả thi khi triển khai quy hoạch.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa các sản phẩm quy hoạch, tranh thủ ý kiến đóng góp, phản biện xã hội để cập nhật, điều chỉnh phù hợp; đồ án quy hoạch phải tạo động lực thật sự để phát triển kinh tế, thu hút đầu tư và đảm bảo an ninh quốc phòng.

c) Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phi hợp với các sở, ngành, địa phương: Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, cấp huyện và các quy hoạch ngành, lĩnh vực có sử dụng đất phải bảo đảm đng bộ, phù hợp với Quy hoạch tỉnh; đảm bảo tính kế thừa, thống nhất, đồng bộ, gắn kết chặt chẽ, khai thác hiệu quả cao nhất tiềm năng, thế mạnh của từng vùng; đánh giá chất lượng đất Lâm Đồng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai, phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất hợp lý, phù hợp với nhu cầu và định hướng sử dụng đất, đáp ứng được yêu cầu phát triển trong từng thời kỳ, tránh lãng phí trong phân bổ, quản lý và sử dụng đất.

d) UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc:

- Lập quy hoạch đảm bảo phù hợp tình hình thực tiễn, bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước nhằm xây dựng được quy hoạch phát huy tiềm năng, lợi thế cạnh tranh.

- Tập trung nguồn lực để sớm hoàn thành các đồ án quy hoạch quan trọng, như: Quy hoạch chung vùng huyện, quy hoạch đô thị, quy hoạch sử dụng đất... Tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các đồ án quy hoạch đã được phê duyệt.

5.2. Về liên kết vùng:

a) Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông vận tải:

- Căn cứ Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 và các quy hoạch ngành giao thông được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nghiên cứu, đề xuất các dự án (đặc biệt là các dự án hạ tầng, giao thông) nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động liên kết nội vùng, với vùng Đông Nam bộ và các tỉnh khu vực duyên hải Nam Trung bộ.

- Trên cơ sở hạ tầng giao thông phục vụ liên kết vùng được hình thành, triển khai các giải pháp khai thác tối đa hiệu quả do hạ tầng giao thông mang lại (khai thác quỹ đất, hình thành các khu đô thị, khu du lịch mới,...).

b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành phố:

- Xây dựng cơ sở dữ liệu ngành để đồng bộ các công cụ phục vụ chuyển đi số trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, số hóa, tạo lập dữ liệu, chuẩn hóa cơ sở dữ liệu đất đai nông nghiệp, cây trồng, vật nuôi, thủy sản, thủy lợi, phòng chống thiên tai, dịch bệnh; kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu ngành, lĩnh vực phục vụ chỉ đạo, điều hành của các cơ quan nhà nước và sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp.

- Phát triển các vệ tinh cung cấp nguyên liệu, hình thành vùng sản xuất nguyên liệu đủ lớn, đảm bảo chất lượng. Đa dạng hóa các hình thức xúc tiến thương mại nông sản và sản phẩm OCOP của tỉnh để hàng hóa có thể dễ dàng tiếp cận với người tiêu dùng của các thị trường thuộc Vùng lân cận.

c) Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố: Tham mưu đầu tư trung tâm Logistics cấp vùng tại huyện Đức Trọng và thành phố Bảo Lộc để nâng cao năng lực kết ni và đảm bảo kết nối thuận lợi giữa các vùng theo Quyết định số 6448/QĐ-BCT ngày 26/6/2015 của Bộ Công Thương về việc “Quy hoạch phát triển công nghiệp, thương mại vùng Tây Nguyên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035”.

7. Bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại:

7.1. Bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh:

a) Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng; sự quản lý tập trung, thống nhất của chính quyền đối với lực lượng vũ trang nhân dân. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh. Phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân, của hệ thống chính trị trong xây dựng, củng cố quốc phòng, an ninh. Xác định nhiệm vụ bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội là trọng yếu, thường xuyên của Đảng, chính quyền, hệ thống chính trị và của toàn dân, trong đó lực lượng vũ trang nhân dân là nòng cốt.

b) Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; phát huy hiệu quả các khu kinh tế quốc phòng, góp phần tăng cường thế trận quốc phòng - an ninh và thế trận lòng dân vững chắc ở địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số.

c) Xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Nhân dân, thực sự là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và Nhân dân, làm nòng cốt cho toàn dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc. Xây dựng lực lượng dự bị động viên và dân quân tự vệ vững mạnh, rộng khắp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện đề án sắp xếp, bố trí và nâng cao chất lượng hoạt động công an chính quy đảm nhiệm các chức danh công an xã theo quy định pháp luật và phù hợp với tình hình thực tế địa phương.

d) Chủ động nắm chắc tình hình, không để bị động, bất ngờ, kịp thời đấu tranh, ngăn chặn làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động, không để xảy ra biểu tình, bạo loạn, không để hình thành các tổ chức chính trị đối lập. Đẩy mạnh công tác đấu tranh với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, nhất là tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm công nghệ cao, ma túy, tín dụng đen, tội phạm có tổ chức, góp phần làm trong sạch địa bàn, xây dựng vững chắc thế trận an ninh nhân dân và phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc tại địa phương. Tăng cường biện pháp phòng cháy, chữa cháy, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai và biến đổi khí hậu, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, giảm thiểu tai nạn và ùn tắc giao thông nhất là ở các đô thị. Tập trung xử lý, giải quyết tốt khiếu nại, tố cáo phát sinh ngay tại cơ sở, đảm bảo thực hiện đúng quy trình, thời hạn theo quy định, giải quyết dứt điểm các vụ việc tồn đọng, kéo dài.

7.2. Về công tác đối ngoại:

a) Chú trọng thực hiện hiệu quả chủ trương, đường lối đi ngoại của Đảng về hội nhập quốc tế. Bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, sự quản lý tập trung của chính quyền đối với các hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế. Chủ động, tích cực nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế. Mở rộng, nâng cao hiệu quả quan hệ đối ngoại của Đảng và đi ngoại Nhân dân. Làm sâu sắc hơn các quan hệ hợp tác với các địa phương của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Champasak, Bolykhamxay,....), Vương quốc Campuchia; đảm bảo duy trì thường xuyên mối liên hệ với các tỉnh vùng Tây Nguyên, Đông Nam bộ và Duyên hải miền Trung.

b) Chủ động thu hút, hợp tác đầu tư nước ngoài có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá chủ yếu. Ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sạch, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, tác động lan tỏa, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.

c) Đổi mới hình thức và nội dung công tác ngoại giao văn hóa và thông tin đối ngoại, nâng cao hiệu quả, hiệu ứng quảng bá, tuyên truyền, giới thiệu hình ảnh, con người, sản phẩm, thế mạnh của địa phương. Tiếp tục tăng cường quan hệ đối ngoại, hợp tác phát triển kinh tế với các địa phương của các nước phát triển, cơ quan đại diện các nước và tổ chức quốc tế tại Việt Nam; tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài, đẩy mạnh thu hút nguồn đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực có lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống Nhân dân. Vận động kiều bào ở nước ngoài về đầu tư tại tỉnh nhà.

8. Tập trung xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị

8.1. Tập trung thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các nghị quyết, kết luận, quy định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị. Nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức cách mạng, trình độ, bản chất cộng sản, tính chiến đấu, vai trò tiên phong, gương mẫu trong toàn Đảng bộ và mỗi cán bộ, đảng viên. Kiên quyết đấu tranh, phòng, chống và đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII), kết luận số 21-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị gắn với thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

8.2. Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng. Quy hoạch, bồi dưỡng đảng viên ưu tú chuẩn bị nguồn cán bộ chủ chốt các cấp. Sàng lọc, kiên quyết đưa những người không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng; kiểm soát chặt chẽ quyền lực trong công tác cán bộ. Tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ. Củng cố cơ quan tham mưu và đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng Đảng.

8.3. Quan tâm, đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện lớp cán bộ kế cận, cán bộ nữ, cán bộ là người dân tộc thiểu số. Thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp và vai trò của người có uy tín trong cộng đồng người dân tộc thiểu số; đẩy mạnh hoạt động của các mô hình tự quản tại cộng đồng ở các cơ sở, vùng đng bào dân tộc thiu s, vùng sâu, vùng xa. Đặc biệt quan tâm xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc, phát huy sức mạnh cả hệ thống chính trị; phát huy cao độ truyền thông văn hóa cách mạng, sự cần cù và ý chí tự lực, tự cường và khát vọng vươn lên của nhân dân trong vùng.

8.4. Tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; xây dựng chính quyền điện tử, nâng cao chất lượng dịch vụ công. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí. Thực hiện nghiêm các quy định về kiểm soát quyền lực, trách nhiệm người đứng đầu, trách nhiệm giải trình, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch; cơ chế bảo vệ, khuyến khích người đứng đầu kiểm tra, phát hiện, xử lý tham nhũng và cơ chế bảo vệ, khuyến khích người tố cáo, đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực.

IV. Nhiệm vụ cụ thể:

(Chi tiết tại các phụ lục kèm theo)

V. Tổ chức thực hiện:

1. Giám đốc/Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc:

1.1. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao và các nhiệm vụ cụ thể tại Kế hoạch này để xây dựng, ban hành Kế hoạch của đơn vị mình để triển khai thực hiện nhanh, hiệu quả, thực chất, toàn diện nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra; hoàn thành trước ngày 31/12/2022.

1.2. Trong quá trình tổ chức thực hiện, kịp thời đề xuất các nội dung điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tiễn, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.

1.3. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát tiến độ, kết quả thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch được phân công; định kỳ (6 tháng, hàng năm), tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư (trước ngày 20/5 và 10/12) để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.

2. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch này; định kỳ tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện và đề xuất xử lý, giải quyết những nội dung phát sinh, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức đoàn thể phối hợp chặt chẽ với chính quyền các cấp, tổ chức giám sát, phản biện xã hội và đóng góp ý kiến, góp phần tạo đồng thuận trong tổ chức triển khai thực hiện./.


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy;
- TTTU, TTHĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- UBMTTQVN, các đoàn thể CTXH tỉnh;
- Các sở, ban, ngành thuộc t
nh;
- UBND các huyện, thành phố;
- LĐVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KH
1.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Trần Văn Hiệp

PHỤ LỤC I

CÁC CHỈ TIÊU/ CỤ THỂ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Kế hoạch số 10075/KH-UBND ngày 30/12/2022 của UBND tỉnh)

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Đến năm 2030

Cơ quan chủ trì theo dõi, đánh giá

I

VKINH TẾ

1

Tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021-2030

%

7,5-8,5

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thống kê

2

GRDP bình quân đầu người/năm

Triệu đồng

135

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thống kê

3

Cơ cấu GRDP

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thống kê

Nông, lâm nghiệp và thủy sản

%

32,06

Công nghiệp - xây dựng

%

24,66

Dịch vụ

%

43,28

4

Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân giai đoạn 2021-2030

%

7,5-8,5%

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thống kê

5

Tỷ lệ đô thị hóa

%

58,8%

Sở Xây dựng

6

Tỷ trọng kinh tế số so với GRDP

%

30

Sở Thông tin và Truyền thông

7

Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới

%

100

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Trong đó:

- Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

%

50

- Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu

%

20-25

II

VỀ XÃ HỘI

8

Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ

%

32,1

Sở Lao động - Thương binh và xã hội

9

Tỷ lệ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều duy trì giảm

Điểm %

1,0-1,5

Sở Lao động - Thương binh và xã hội

Trong đó: Tỷ lệ nghèo trong đồng bào dân tộc thiu số giảm

Điểm %

2,0-3,0

10

Tỷ lệ cơ sở giáo dục đạt chuẩn quốc gia

%

100

Sở Giáo dục và Đào tạo

11

Số giường bệnh trên 1 vạn dân đến năm cuối kỳ

Giường

bệnh

32

Sở Y tế

12

Số bác sỹ trên 1 vạn dân đến năm cuối kỳ

Bác sỹ

11

Sở Y tế

13

Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế

%

95

Sở Y tế

Bảo hiểm xã hội tỉnh

III

VMÔI TRƯỜNG

14

Tỉ lệ che phủ rừng

%

>55

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

15

Tỉ lệ sử dụng nước sạch của dân cư đô thị

%

95-100

Sở Xây dựng

16

Tỉ lệ hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh ở nông thôn

%

98

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

17

Tỉ lệ chất thải nguy hại được thu gom, xử lý theo quy định

%

98

Sở Tài nguyên và Môi trường

18

Tỉ lệ rác thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom và xử lý theo quy định

%

97

Sở Tài nguyên và Môi trường

19

Tỉ lệ khu công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường

%

100

Ban quản lý các khu công nghiệp

PHỤ LỤC II

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CỤ THỂ
(Kèm theo Kế hoạch số 10075/KH-UBND ngày 30/12/2022 của UBND tỉnh)

STT

NHIỆM VỤ

CƠ QUAN CHỦ TRÌ THC HIỆN

CƠ QUAN PHI HỢP THỰC HIỆN

THỜI GIAN TRÌNH

CƠ QUAN PHÊ DUYỆT

1

Tổ chức lập và trình phê duyệt đồ án quy hoạch tỉnh Lâm Đông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

Sở Kế hoạch và Đầu tư

UBND các huyện, thành phố; các sở ban ngành

Quý I/2023

Thủ tướng Chính phủ

2

Thực hiện công tác quy hoạch, các thủ tục đầu tư đtriển khai dự án Tổ hợp nhà máy tuyển bauxit và chế biến alumin tại huyện Bảo Lâm và thành phố Bảo Lộc

Sở Công Thương

UBND huyện Bảo Lâm, UBND thành phố Bảo Lộc, các sở ban ngành

Năm 2023

Thủ tướng Chính phủ

3

Xây dựng kế hoạch Bảo tồn vùng dược liệu tại Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà, Vườn quốc gia Cát Tiên, các khu rừng phòng htrên địa bàn tỉnh

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Vườn quốc Bidoup - Núi Bà, Vườn quốc gia Cát Tiên,

Năm 2023

UBND tỉnh

4

Xây dựng kế hoạch hoặc đề án hình thành trung tâm logistics tại thành phố Bảo Lộc trung tâm giao dịch hoa tại thành phố Đà Lt, trung tâm logistics gắn với cảng hàng không Liên Khương huyện Đức Trọng

Sở Công thương

UBND thành phố Đà Lạt, UBND thành phố Bảo Lộc, UBND huyện Đức Trọng; các sở ban ngành

Năm 2023

UBND tỉnh

5

Xây dựng kế hoạch để đầu tư hoàn thành một số công trình giao thông quan trọng (cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc và Bảo Lộc - Liên Khương, nâng cấp mở rộng một số tuyến Quốc lộ, nâng cấp Cảng hàng không Liên Khương từ tiêu chuẩn 4D lên 4E)

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông vận tải,

Các sở ban ngành, UBND các huyện, thành phố

Năm 2023

Thủ tướng Chính phủ

6

Phối hợp đề xuất một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển vùng Tây Nguyên để báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Các sở, ban, ngành

Năm 2023

Quốc hội

7

Phối hợp xây dựng Đề án thí điểm về cho thuê môi trường rừng để nuôi trồng, phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh để báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

UBND các huyện, thành phố; các sở ban ngành

Năm 2023

Chính phủ

8

Phối hợp xây dựng Đề án xây dựng trung tâm đào tạo chất lượng cao tại thành phố Đà Lạt

Sở Giáo dục và Đào tạo

UBND thành phố Đà Lạt; Trường Đại học Đà Lạt; các sở ban ngành

Năm 2023

Chính phủ

9

Phối hợp xây dựng Đề án phát triển chăn nuôi gia súc bảo đảm môi trường và gắn với công nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh để báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

UBND các huyện, thành phố; các sở ban ngành

Năm 2023

Chính phủ

10

Phối hợp xây dựng Đề án phát triển kinh tế số trên địa bàn tỉnh đến năm 2030 để báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông

Sở Thông tin và Truyền thông

UBND các huyện, thành phố; các sở ban ngành

Năm 2023

Chính phủ

11

Báo cáo tình trạng tranh chấp đất trên địa bàn tỉnh; đề xuất phương án xử lý dứt điểm các vụ khiếu kiện, tranh chấp đất đai đang tồn đọng; chủ động phát hiện, xử lý sớm các nguy cơ dẫn đến tranh chấp, khiếu kiện đông người

Sở Tài nguyên và Môi trường

UBND các huyện, thành phố; các sở ban ngành

Năm 2023

PHỤ LỤC III

DANH MỤC MỘT SỐ DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHẤN ĐẤU HOÀN THÀNH TRƯỚC NĂM 2030
(Kèm theo Kế hoạch số 10075/KH-UBND ngày 30/12/2022 của UBND tỉnh)

TT

Dự án

Cơ quan chủ trì thực hiện

Nguồn vốn dự kiến

Thời gian thực hiện dự kiến

Ghi chú

1

Tuyến cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc

Ban Quản lý dự án giao thông tỉnh

Ngân sách tỉnh, Ngân sách Trung ương và nguồn huy động khác

- Giai đoạn 1 hoàn thành năm 2026

- Giai đoạn 2 hoàn thành năm 2030

2

Tuyến cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương

Ban Quản lý dự án giao thông tnh

Ngân sách tỉnh, Ngân sách Trung ương và nguồn huy động khác

- Giai đoạn 1 hoàn thành năm 2026

- Giai đoạn 2 hoàn thành năm 2030

3

Mở rộng, nâng cấp Cảng hàng không Liên Khương lên cp 4E

Sở Giao thông vận tải

Ngân sách Nhà nước và các nguồn huy động khác

Trước năm 2025

4

Nâng cấp mở rộng tuyến Quốc lộ 28B, đèo Mimosa và các cầu trên tuyến Quốc lộ 20, đường Trường Sơn Đông

Bộ Giao thông vận tải

Ngân sách Trung ương

Năm 2026

Phân công Sở Giao thông vận tải phối hợp thực hiện

5

Nâng cấp các tuyến đường tỉnh ĐT.721, ĐT.722, ĐT.725 ĐT.729,...

Ban Quản lý dự án giao thông tỉnh

Ngân sách tỉnh

Năm 2026

6

Khôi phục, cải tạo tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt

Bộ Giao thông vận tải

Ngân sách Nhà nước và các nguồn huy động khác

Trước năm 2030

Phân công Sở Giao thông vận tải phối hợp thực hiện

7

Dự án Tổ hợp nhà máy tuyển bauxit và chế biến alumin tại huyện Bảo Lâm và thành phố Bảo Lộc

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Thu hút đầu tư vốn ngoài ngân sách nhà nước

Trước năm 2025

8

Chuẩn bị các thủ tục khai đầu tư tuyến đường cao tốc Đà Lạt - Nha Trang

Ban Quản lý dự án giao thông tỉnh

Ngân sách Nhà nước và các nguồn huy động khác

Năm 2030

9

Chuẩn bị các thủ tục khai đầu tư tuyến đường cao tốc Đà Lạt - Buôn Mê Thuột

Ban Quản lý dự án giao thông tnh

Ngân sách Nhà nước và các nguồn huy động khác

Năm 2030

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 10075/KH-UBND ngày 30/12/2022 thực hiện Nghị quyết 152/NQ-CP và Chương trình hành động 48-CTr/TU thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW về phương hướng phát triển kinh tế xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


724

DMCA.com Protection Status
IP: 3.16.82.182
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!