ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH CAO BẰNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1740/QĐ-UBND
|
Cao
Bằng, ngày 12
tháng 10 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ CHẤT
THẢI Y TẾ NGUY HẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2025
CHỦ TỊCH ỦY
BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
Căn cứ Luật tổ chức
chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật bảo vệ
môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số
38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế
liệu;
Căn cứ Thông tư số
36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản
lý chất thải nguy hại;
Căn cứ Thông tư liên
tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài
nguyên và Môi trường về quản lý chất thải y tế;
Theo đề nghị của Giám
đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 1889/TTr-STNMT ngày 29 tháng 9
năm 2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều
1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế
hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh
Cao Bằng giai đoạn đến năm 2025.
Điều
2. Giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Sở
Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan tổ chức triển khai thực hiện
Kế hoạch này.
Điều
3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh;
Giám đốc Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài
chính, Sở Thông tin và Truyền thông, Công an tỉnh, Đài Phát thanh - Truyền hình
tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cao Bằng; Thủ tướng các cơ
sở y tế trên địa bàn tỉnh và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Tài nguyên và MT; (b/c)
- Bộ Y tế; (b/c)
- Thường trực Tỉnh ủy; (b/c)
- Thường trực HĐND tỉnh; (b/c)
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- CVP, các PCVP UBND tỉnh;
- Trung tâm TT - VP UBND tỉnh;
- Các CV;
- Lưu: VT, CN.
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Trung Thảo
|
KẾ HOẠCH
THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI Y TẾ NGUY HẠI (CTYTNH)
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2025
(Ban hành
kèm theo Quyết định số 1740/QĐ-UBND
ngày 12/10/2017 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Cao Bằng)
Thực hiện Thông tư số
36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, về quản lý chất
thải nguy hại và Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của
Bộ Y tế - Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải y tế, UBND
tỉnh Cao Bằng xây dựng Kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý CTYTNH trên địa
bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn đến năm 2025 (sau đây viết tắt là Kế hoạch) như
sau:
I. MỤC
ĐÍCH, YÊU CẦU.
1. Mục
đích.
- Thực hiện việc phân
loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý CTYTNH phát sinh từ các cơ sở y tế
trên địa bàn tỉnh theo quy định pháp luật.
- Nâng cao nhận thức,
trách nhiệm của các chủ cơ sở y tế trong công tác phân loại, thu gom, lưu giữ,
vận chuyển và xử lý CTYTNH.
2. Yêu cầu.
- Các tổ chức, cá
nhân có liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện Kế hoạch này theo quy định của
pháp luật về phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý CTYTNH.
- CTYTNH phải được
phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý đảm bảo đúng theo các quy định
của pháp luật về quản lý CTYTNH và phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh.
- Đến năm 2025, 100%
lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh
được phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý đảm bảo các quy chuẩn về
môi trường.
II.
NỘI DUNG.
1. Tổng quan về các
cơ sở y tế, chất thải y tế và công tác quản lý, xử lý chất thải y tế tại các cơ
sở y tế trên địa bàn tỉnh.
1.1. Tổng quan về các
cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh.
a) Tuyến tỉnh.
- 03 Bệnh viện: Bệnh
viện Đa khoa tỉnh (450 giường bệnh); Bệnh viện Y học cổ truyền (150 giường bệnh);
Bệnh viện Tĩnh Túc (50 giường bệnh).
- 03 Trung tâm hệ dự
phòng: Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm Phòng chống sốt rét - Ký sinh trùng -
Côn trùng, Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS.
- 07 Trung tâm y tế
chuyên ngành: Chăm sóc sức khỏe sinh sản, Kiểm nghiệm dược phẩm và mỹ phẩm,
Truyền thông giáo dục sức khỏe, Phòng chống bệnh xã hội, Nội tiết, Giám định y
khoa và pháp y.
- Chi cục Dân số - Kế
hoạch hóa gia đình và Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm.
- Trường Trung cấp Y
tế Cao Bằng.
b) Tuyến huyện, Thành
phố:
- 13 Bệnh viện Đa
khoa huyện, Thành phố: 1.035 giường bệnh và 18 phòng khám đa khoa khu vực (sau
đây viết tắt là PKĐKKV): 114 giường bệnh.
- 13 Trung tâm Y tế
huyện, Thành phố;
- 13 Trung tâm Dân số
- Kế hoạch hóa gia đình huyện, Thành phố.
c) Tuyến xã:
- 199 Trạm y tế xã,
phường, thị trấn do Trung tâm y tế huyện, Thành phố quản lý.
- Trên địa bàn toàn tỉnh
có 124 cơ sở hành nghề y tư nhân (trong đó có 03 phòng khám đa khoa), chưa có bệnh
viện tư nhân.
1.2. Hiện trạng phát
sinh CTYTNH tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh.
- Tổng số chất thải y
tế (cả nguy hại và thông thường) phát sinh trên địa bàn tỉnh Cao Bằng là 3.800
kg/ngày, trong đó CTYTNH là 550 kg/ngày.
- Số lượng chất thải
y tế tại các bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến huyện khoảng 3.000 kg/ngày, trong đó
CTYTNH là 400 kg/ngày.
- Các cơ sở y tế dự
phòng tuyến tỉnh phát sinh 1,5-2,0 kg CTYTNH/ngày; mỗi cơ sở y tế dự phòng tuyến
huyện phát sinh 0,2-0,5 kg CTYTNH/ngày; PKĐKKV phát sinh 1,0-2,0 kg
CTYTNH/ngày, mỗi phòng khám tư nhân và Trạm y tế xã phát sinh 0,2 kg/ngày thì tổng
khối lượng CTYTNH phát sinh từ các nguồn thải nhỏ trong tỉnh là 150 kg/ngày.
1.3. Hiện trạng công
tác quản lý và năng lực xử lý CTYTNH tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh.
1.3.1. Công tác phân
loại, thu gom.
Các cơ sở y tế đã bố
trí bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế; công tác phân loại, thu
gom chất thải y tế trong đó có CTYTNH đã đáp ứng yêu cầu theo quy định của pháp
luật. Tuy nhiên, tại một số cơ sở y tế, bao bì và dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất
thải y tế chưa đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Thông tư liên tịch số
58/2015/TTLT-BYT-BTNMT.
1.3.2. Năng lực xử
lý.
a) Hình thức xử lý.
Hiện nay, các đơn vị
chủ yếu thực hiện bằng mô hình tự xử lý hoặc hợp đồng với đơn vị có đủ năng lực
xử lý CTYTNH.
- 15/16 bệnh viện có
công trình xử lý chất thải rắn y tế, sử dụng phương pháp đốt bằng lò đốt 2 buồng
của hãng Chuwatstar - Nhật Bản, đặt trong khuôn viên của các bệnh viện (Bệnh viện
Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Tĩnh Túc và 13 Bệnh viện Đa khoa huyện, Thành phố).
- Bệnh viện Y học cổ
truyền hợp đồng với Công ty TNHH Đầu tư phát triển và Môi trường Cao Bằng (đơn
vị được cấp phép xử lý chất thải rắn y tế tại tỉnh Cao Bằng) để xử lý rác thải
y tế.
- Các đơn vị khác
(Trung tâm tuyến tỉnh, Trung tâm y tế huyện, Thành phố và các Trạm y tế
xã): Hợp đồng với Công ty TNHH Đầu tư phát triển và Môi trường Cao Bằng hoặc với
các bệnh viện đã được đầu tư lò đốt để xử lý CTYTNH.
b) Phương thức, thiết
bị vận chuyển CTYTNH từ các cơ sở y tế đến nơi xử lý:
- Bệnh viện Y học cổ
truyền: Công ty TNHH Đầu tư phát triển và Môi trường Cao Bằng trực tiếp đến thu
gom tại Bệnh viện, tần suất 01 lần/ngày.
- Đối với những cơ sở
y tế, hợp đồng với các bệnh viện đã được đầu tư lò đốt để xử lý CTYTNH, các đơn
vị tự vận chuyển bằng các phương tiện cá nhân hoặc phương tiện của đơn vị, tần
suất theo khối lượng phát sinh CTYTNH.
1.4. Đánh giá chung.
Công tác phân loại,
thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế thực hiện theo quy định; các đơn vị
thường xuyên được đào tạo về công tác quản lý chất thải y tế, ý thức của nhân
viên y tế, người lao động và nhân viên trực tiếp vận hành xử lý rác thải y tế
thực hiện đúng công tác quản lý chất thải y tế.
2. Kế hoạch thu gom,
vận chuyển và xử lý CTYTNH trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn đến năm 2025.
2.1. Mô hình xử lý.
a. Xử lý theo cụm cơ
sở y tế.
a.1.
Ưu tiên việc xử lý CTYTNH cho các cơ sở y tế theo mô hình cụm bằng công nghệ
không đốt, thân thiện môi trường (trừ chất thải lây nhiễm sắc nhọn, chất thải
giải phẫu và chất thải hóa học). Công nghệ áp dụng để xử lý theo mô hình cụm là
công nghệ không đốt (vi sóng, hấp ướt kết hợp với nghiền cắt). CTYTNH sau khi
được xử lý bằng công nghệ không đốt, trở thành chất y tế thải thông thường, được
quản lý theo các quy định hiện hành về xử lý chất thải y tế thông thường.
- Cụm 1:
+ Đơn vị xử lý: Bệnh
viện Đa khoa tỉnh.
+ Năng lực xử lý:
Công suất tối đa 35kg/h.
+ Phạm vi xử lý: Xử
lý CTYTNH cho các cơ sở y tế trên địa bàn Thành phố và một số Trạm y tế xã của
huyện Thạch An và huyện Hòa An.
- Cụm
2:
+ Đơn vị xử lý: Bệnh
viện Đa khoa huyện Hòa An.
+ Năng lực xử lý:
Công suất tối đa 25kg/h.
+ Phạm vi xử lý: Xử
lý CTYTNH cho các cơ sở y tế trên địa bàn huyện Hòa An; Bệnh viện Đa khoa huyện
Hà Quảng, huyện Thông Nông và một số Trạm Y tế xã của huyện Hà Quảng và huyện
Thông Nông.
- Cụm
3:
+ Đơn vị xử lý: Bệnh
viện Đa khoa huyện Quảng Uyên.
+ Năng lực xử lý:
Công suất tối đa 25kg/h.
+ Phạm vi xử lý: Xử
lý CTYTNH cho các cơ sở y tế trên địa bàn huyện Quảng Uyên; Bệnh viện Đa khoa
huyện Phục Hòa, huyện Trà Lĩnh và một số Trạm Y tế xã của huyện Phục Hòa và huyện
Trà Lĩnh.
- Cụm 4:
+ Đơn vị xử lý: Bệnh
viện Đa khoa huyện Trùng Khánh.
+ Năng lực xử lý:
Công suất tối đa 25kg/h.
+ Phạm vi xử lý: Xử
lý rác thải y tế cho các cơ sở y tế trên địa bàn huyện Trùng Khánh, Bệnh viện
Đa khoa huyện Hạ Lang và một số Trạm Y tế xã của huyện Hạ Lang.
a.2.
Đối với chất thải lây nhiễm sắc nhọn, chất thải giải phẫu:
- Trường hợp lò đốt
chất thải y tế tại các cơ sở y tế trong cụm hoạt động hiệu quả, đơn vị có thể tự
xử lý CTYTNH cho đơn vị mình, nhưng phải đảm bảo kết quả quan trắc định kỳ nằm
trong giới hạn cho phép và đáp ứng các quy chuẩn về môi trường theo quy định hiện
hành.
- Hoặc ký hợp đồng với
đơn vị xử lý theo cụm để xử lý.
b. Xử lý tại chỗ.
- Các cơ sở y tế
không thuộc danh mục các cơ sở y tế xử lý theo mô hình cụm và đã được đầu tư
công trình xử lý CTYTNH đảm bảo theo quy định thì tự xử lý CTYTNH. Trường hợp
công trình xử lý CTYTNH của các cơ sở không đảm bảo khả năng xử lý thì hợp đồng
với đơn vị có chức năng xử lý CTYTNH để xử lý.
- Đối với các cơ sở y
tế còn lại (không thuộc các cơ sở xử lý theo mô hình cụm và chưa được đầu tư
công trình xử lý chất thải đảm bảo theo quy định):
+ Áp dụng các phương
pháp xử lý và tiêu hủy CTYTNH theo đúng quy định, hướng dẫn của Bộ Tài nguyên
và Môi trường và Bộ Y tế.
+ Ký hợp đồng với bệnh
viện đủ điều kiện xử lý CTYTNH để xử lý.
2.2. Kế hoạch thu
gom, vận chuyển CTYTNH.
2.2.1. Phương thức
phân loại, thu gom, lưu giữ.
a. Phân loại, thu
gom.
Các cơ sở y tế thực
hiện việc phân loại, thu gom CTYTNH theo đúng quy định tại Thông tư liên tịch số
58/2015/TTLT-BYT-BTNMT, tần suất thu gom chất thải lây nhiễm từ nơi phát sinh về
khu lưu giữ chất thải như sau:
- Tại Bệnh viện: Tần
suất thu gom chất thải lây nhiễm về nơi lưu giữ ít nhất là 01 (một) lần/ngày hoặc
theo khối lượng phát sinh.
- Đối với cơ sở y tế
có lượng chất thải lây nhiễm phát sinh dưới 05(năm) kg/ngày:
+ Tần suất thu gom chất
thải lây nhiễm không sắc nhọn từ nơi phát sinh đến nơi xử lý là 03 (ba) ngày/lần.
+ Tần suất thu gom chất
thải lây nhiễm sắc nhọn từ nơi phát sinh đến nơi xử lý tối thiểu là 01 (một) lần/tháng.
b. Lưu giữ.
- Các cơ sở y tế phải
bố trí khu vực lưu giữ chất thải y tế trong khuôn viên cơ sở y tế, phải đáp ứng
các yêu cầu sau đây:
+ Các cơ sở y tế thực
hiện xử lý CTYTNH cho cụm cơ sở y tế và bệnh viện: Phải có khu vực lưu giữ
CTYTNH đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo quy định tại Mục I, Phụ lục 01, Kế hoạch
này.
+ Các cơ sở y tế còn
lại: Phải có khu vực lưu giữ CTYTNH đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo quy định
tại Mục II, Phụ lục 01, Kế hoạch này.
- CTYTNH và chất thải
y tế thông thường phải lưu giữ riêng tại khu vực lưu giữ chất thải trong khuôn
viên cơ sở y tế.
- Chất thải lây nhiễm
và chất thải nguy hại không lây nhiễm phải lưu giữ riêng, trừ trường hợp các loại
chất thải này áp dụng cùng một phương pháp xử lý.
- Thời gian lưu giữ
chất thải lây nhiễm:
+ Đối với chất thải
lây nhiễm phát sinh tại cơ sở y tế, thời gian lưu giữ chất thải lây nhiễm tại
cơ sở y tế không quá 02 (hai) ngày trong điều kiện bình thường. Trường hợp lưu
giữ chất thải lây nhiễm trong thiết bị bảo quản lạnh dưới 8°C, thời gian lưu giữ
tối đa là 07 (bảy) ngày.
+ Đối với cơ sở y tế
có lượng chất thải lây nhiễm phát sinh dưới 05 (năm) kg/ngày, thời gian lưu giữ
không quá 03 (ba) ngày trong điều kiện bình thường và phải được lưu giữ trong
các bao bì được buộc kín hoặc thiết bị lưu chứa được đậy nắp kín.
+ Đối với chất thải
lây nhiễm được vận chuyển từ cơ sở y tế khác về để xử lý theo mô hình cụm, phải
ưu tiên xử lý trong ngày. Trường hợp chưa xử lý ngay trong ngày, phải lưu giữ ở
nhiệt độ dưới 20°C và thời gian lưu giữ tối đa không quá 02 (hai) ngày.
- Dụng cụ, thiết bị
lưu chứa CTYTNH tại khu lưu giữ chất thải trong cơ sở y tế phải đáp ứng các yêu
cầu sau đây:
+ Có thành cứng,
không bị bục vỡ, rò rỉ dịch thải trong quá trình lưu giữ chất thải.
+ Có biểu tượng loại
chất thải lưu giữ theo quy định tại Phụ lục số 02, Kế hoạch này.
+ Dụng cụ, thiết bị
lưu chứa chất thải lây nhiễm phải có nắp đậy kín và chống được sự xâm nhập của
các loài động vật.
+ Dụng cụ, thiết bị
lưu chứa hóa chất thải phải được làm bằng vật liệu không có
phản ứng với chất thải lưu chứa, không có khả năng chống được sự ăn mòn nếu lưu
chứa chất thải có tính ăn mòn. Trường hợp lưu chứa hóa chất thải ở dạng lỏng,
phải có nắp đậy kín để chống bay hơi và tràn đổ chất thải.
2.2.2. Phương thức vận
chuyển.
a. Đối với các cơ sở
xử lý theo cụm.
- Việc vận chuyển
CTYTNH từ các cơ sở y tế trong cụm đến cơ sở xử lý có thể thực hiện bằng các
hình thức sau:
+ Ký hợp đồng với đơn
vị xử lý cụm để thực hiện việc vận chuyển chất thải của cơ sở y tế đến cơ sở xử
lý CTYTNH.
+ Thuê đơn vị có đủ
năng lực, điều kiện theo quy định để thực hiện vận chuyển chất thải của cơ sở y
tế đến cơ sở xử lý CTYTNH.
+ Tự vận chuyển
CTYTNH từ cơ sở y tế đến cơ sở xử lý CTYTNH.
- Phương tiện vận
chuyển CTYTNH: Cơ sở y tế, đơn vị được thuê vận chuyển CTYTNH sử dụng xe thùng
kín hoặc sử dụng các loại phương tiện vận chuyển khác để vận chuyển CTYTNH từ
cơ sở y tế đến cơ sở xử lý cho cụm.
- Dụng cụ, thiết bị
lưu chứa CTYTNH trên phương tiện vận chuyển phải đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Có thành, đáy, nắp
kín, kết cấu cứng, chịu được va chạm, không bị rách vỡ
bởi trọng lượng chất thải, bảo đảm an toàn trong quá trình vận chuyển.
+ Có biểu tượng về loại
chất thải lưu chứa theo quy định tại Phụ lục 02, Kế hoạch này với kích thước
phù hợp, được in rõ ràng, dễ đọc, không bị mờ và phai màu trên thiết bị lưu chứa
chất thải.
+ Được lắp cố định hoặc
có thể tháo rời trên phương tiện vận chuyển và bảo đảm không bị rơi, đổ trong
quá trình vận chuyển chất thải.
- Chất thải lây nhiễm
trước khi vận chuyển phải được đóng gói trong các thùng, hộp hoặc túi kín, bảo
đảm không bị bục, vỡ hoặc phát tán chất thải trên đường vận chuyển.
b. Đối với các cơ sở
xử lý tại chỗ.
Thực hiện vận chuyển
CTYTNH từ các khu vực phát sinh về khu vực lưu giữ chất thải y tế của đơn vị để
xử lý đảm bảo đúng quy định.
2.2.3. Tần suất vận
chuyển CTYTNH tới cụm xử lý.
Các cơ sở y tế trong
cụm vận chuyển CTYTNH tới cơ sở y tế xử lý cho cụm với tần suất sao cho phù hợp
với tần suất thu gom và thời gian lưu giữ theo quy định.
3. Tổng hợp Kế hoạch
thu gom, vận chuyển và xử lý CTYTNH trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn đến
năm 2025.
IV.
KINH PHÍ.
1. Kinh phí sự nghiệp
môi trường phân bổ cho các đơn vị.
2. Kinh phí thường
xuyên của các đơn vị.
3. Phần kinh phí được
kết cấu vào giá dịch vụ y tế theo quy định.
4. Nguồn kinh phí thu
từ các cơ sở y tế xử lý theo mô hình cụm.
5. Nguồn xã hội hóa
hoặc các nguồn hỗ trợ, hợp pháp khác (nếu có).
V. TỔ
CHỨC THỰC HIỆN.
1. Sở Y tế.
- Chủ trì, phối hợp với
Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan có liên quan, chỉ đạo các cơ sở y tế
trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện Kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý
CTYTNH trên địa bàn tỉnh; tổ chức tập huấn, hướng dẫn các cơ sở y tế trên địa
bàn tỉnh thực hiện việc phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý CTYTNH
theo đúng quy định tại Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT.
- Phối hợp với Sở Tài
nguyên và Môi trường thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra công tác bảo vệ môi
trường, việc thực hiện các quy định về quản lý chất thải y tế, đặc biệt là
CTYTNH theo quy định tại Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT và Thông tư liên tịch số
58/2015/TTLT-BYT-BTNMT.
- Kịp thời thông tin
cho Sở Tài nguyên và Môi trường về các thay đổi trong thực tế công tác quản lý
CTYTNH trên địa bàn tỉnh; phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc
xây dựng, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định điều chỉnh, bổ sung nội dung Kế
hoạch theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp với
Sở Tài chính và các cơ quan có liên quan xây dựng giá dịch vụ vận chuyển, xử lý
chất thải y tế đối với các cơ sở y tế xử lý theo cụm.
- Phối hợp với Sở Tài
nguyên và Môi trường, Sở Tài chính báo cáo UBND tỉnh xem xét, bố trí kinh phí để
cải tạo, nâng cấp, thay thế các công trình xử lý chất thải y tế theo quy định.
- Tổng hợp báo cáo và
đề xuất với UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng
mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Kế hoạch.
2. Sở Tài nguyên và
Môi trường.
- Phối hợp với Sở Y tế
và các cơ quan có liên quan chỉ đạo các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh triển khai
thực hiện Kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa
bàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với
Sở Y tế tiến hành kiểm tra, thanh tra công tác bảo vệ môi trường và việc thực
hiện các quy định về quản lý chất thải y tế, đặc biệt là CTYTNH theo quy định tại
Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT và Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT.
- Phối hợp với Sở Y tế
tổ chức đào tạo, tập huấn, truyền thông và phổ biến pháp luật về quản lý chất
thải y tế cho các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với
Sở Y tế và đơn vị có liên quan xây dựng, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định việc
điều chỉnh, bổ sung nội dung Kế hoạch khi có sự thay đổi các quy định của pháp
luật hoặc thực tế công tác quản lý chất thải y tế trên địa bàn tỉnh có những
phát sinh cần phải điều chỉnh công tác quản lý.
3. Sở Tài chính.
- Tham mưu cho UBND tỉnh
xem xét, bố trí kinh phí sự nghiệp môi trường phân bổ cho Sở Y tế để hỗ trợ các
cơ sở y tế trong công tác xử lý CTYTNH.
- Phối hợp với Sở Y tế
trong việc xây dựng giá vận chuyển, xử lý chất thải y tế đối với các cơ sở y tế
xử lý theo cụm.
4. Sở Kế hoạch và Đầu
tư.
Chủ trì, phối hợp với
Sở Tài chính tham mưu cho UBND tỉnh bố trí nguồn kinh phí, đề xuất phương án đầu
tư xây dựng các công trình xử lý CTYTNH cho các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh.
5. Công an tỉnh.
Tăng cường công tác
nghiệp vụ để kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật trong việc phân
loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý CTYTNH trên địa bàn tỉnh theo Thông
tư số 36/2015/TT-BTNMT và Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT.
6. UBND các huyện,
Thành phố.
- Phối hợp với Sở Y tế,
Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo các cơ sở y tế trên địa bàn tổ chức thực hiện
Kế hoạch thu gom, vận chuyển, xử lý CTYTNH trên địa bàn quản lý; thanh tra, kiểm
tra và giám sát quá trình thực hiện Kế hoạch của các đơn vị theo thẩm quyền.
- Tổ chức truyền
thông, phổ biến pháp luật về quản lý chất thải y tế cho các cơ sở y tế và các đối
tượng liên quan trên địa bàn quản lý.
- Phối hợp với các
đơn vị liên quan trong công tác kiểm tra, thanh tra các cơ sở y tế trên địa bàn
quản lý về việc quản lý chất thải y tế đặc biệt là CTYTNH.
- Hằng năm, xem xét bố
trí kinh phí sự nghiệp môi trường cho công tác quản lý chất thải y tế trên địa
bàn.
7. Trách nhiệm của
người đứng đầu các cơ sở y
tế trên địa bàn tỉnh.
- Thực hiện quản lý
chất thải y tế theo đúng quy định tại Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT, Thông tư
liên tịch số 58/TTLT-BYT-BTNMT và các văn bản pháp luật hiện hành khác có liên
quan.
- Thực hiện thu gom,
vận chuyển, xử lý CTYTNH theo các nội dung đã được phê duyệt trong Kế hoạch
này.
- Lập Sổ giao nhận
CTYTNH theo Mẫu hướng dẫn tại Phụ lục 03, Kế hoạch này
và ghi đầy đủ thông tin vào Sổ theo quy định.
- Chịu trách nhiệm
trước pháp luật về công tác quản lý chất thải y tế tại đơn vị.
Căn cứ Kế hoạch này,
các cơ quan, đơn vị và cá nhân liên quan có trách nhiệm nghiêm túc triển khai
thực hiện công tác quản lý chất thải y tế theo quy định. Trong quá trình thực
hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc phát sinh, các đơn vị và cá nhân kịp thời phản
ánh về Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem
xét, chỉ đạo giải quyết theo quy định của pháp luật./.
PHỤ LỤC 01
YÊU CẦU KỸ THUẬT KHU LƯU GIỮ CHẤT THẢI TẠI CƠ SỞ Y TẾ
(Kèm theo Kế hoạch đã được phê duyệt tại Quyết định số 1740/QĐ-UBND
ngày 12 tháng 10 năm 2017 của UBND tỉnh
Cao Bằng)
I. Đối với các cơ sở
y tế thực hiện xử lý chất thải y tế theo mô hình cụm cơ sở y tế và bệnh viện.
1. Có mái che cho khu
vực lưu giữ; nền đảm bảo không bị ngập lụt, tránh được nước mưa chảy tràn từ
bên ngoài vào, không bị chảy tràn chất lỏng ra bên ngoài khi có sự cố rò rỉ, đổ
tràn.
2. Có phân chia các ô
hoặc có dụng cụ, thiết bị lưu giữ riêng cho từng loại chất thải hoặc nhóm chất
thải có cùng tính chất; từng ô, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế nguy
hại trong khu vực lưu giữ phải có biển dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa phù hợp với
loại CTYTNH được lưu giữ theo Phụ lục số 03, Kế hoạch này với kích thước phù hợp,
dễ nhận biết.
3. Có vật liệu hấp thụ
(như cát khô hoặc mùn cưa) và xẻng để sử dụng trong trường hợp rò rỉ, đổ tràn
CTYTNH ở dạng lỏng.
4. Có thiết bị phòng
cháy, chữa cháy theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về phòng cháy chữa
cháy.
5. Dụng cụ, thiết bị
lưu chứa chất thải phải thường xuyên vệ sinh sạch sẽ.
II. Đối với các cơ sở
y tế khác.
1. Có mái che cho khu
vực lưu giữ; nền đảm bảo không bị ngập lụt, tránh được nước mưa chảy tràn từ
bên ngoài vào, không bị chảy tràn chất lỏng ra bên ngoài khi có sự cố rò rỉ, đổ
tràn.
2. Bố trí vị trí phù
hợp để đặt các dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế.
3. Dụng cụ, thiết bị
lưu chứa phải phù hợp với từng loại chất thải và lượng chất thải phát sinh
trong cơ sở y tế. Các chất thải khác nhau nhưng cùng áp dụng một phương pháp xử
lý được lưu giữ trong cùng một dụng cụ, thiết bị lưu chứa.
4. Dụng cụ, thiết bị
lưu chứa chất thải phải có nắp đậy kín, có biểu lượng loại chất thải lưu giữ
theo đúng quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Kế hoạch này.
5. Dụng cụ, thiết bị
lưu chứa chất thải phải thường xuyên vệ sinh sạch sẽ./.
PHỤ LỤC 02
BIỂU TƯỢNG TRÊN BAO BÌ, DỤNG CỤ, THIẾT BỊ LƯU CHỨA CHẤT THẢI
Y TẾ
(Kèm theo Kế hoạch đã được phê duyệt tại Quyết định số 1740/QĐ-UBND
ngày 12 tháng 10 năm 2017 của UBND
tỉnh Cao Bằng)
Ghi chú:
Trình bày, thiết kế và màu sắc của dấu hiệu cảnh báo chất thải nguy hại áp dụng
theo các quy định trong TCVN 5053:1990.
PHỤ LỤC 03
MẪU SỔ GIAO NHẬN CHẤT THẢI Y TẾ NGUY HẠI
(Kèm theo Kế hoạch đã được phê duyệt tại Quyết định số 1740/QĐ-UBND
ngày 12 tháng 10 năm 2017 của UBND
tỉnh Cao Bằng)
I. Mẫu
bìa sổ.
TÊN
CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ SỞ Y TẾ
---------------
SỔ
GIAO NHẬN CHẤT THẢI Y TẾ NGUY HẠI
|
II. Nội dung ghi
trong sổ.
Ngày,
tháng, năm
|
Lượng
chất thải bàn giao (Kg)
|
Người
giao chất thải (Ký ghi rõ họ và tên)
|
Người
nhận chất thải (Ký ghi rõ họ và tên)
|
Chất
thải lây nhiễm
|
Chất
thải nguy hại khác
|
Tổng
số
|
Sắc
nhọn
|
Không
sắc nhọn
|
Giải
phẫu
|
Chất
thải A
|
Chất
thải B
|
...
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng
tháng...
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
- Sổ giao nhận chất
thải này được sử dụng thay thế cho chứng từ chất thải nguy hại đối với cơ sở y
tế xử lý chất thải y tế theo mô hình cụm khi bàn giao chất thải; đối với cơ sở
y tế thuê đơn vị xử lý chất thải theo mô hình tập trung được sử dụng để theo
dõi lượng chất thải bàn giao trong tháng làm cơ sở để xuất chứng từ chất thải
nguy hại hàng tháng;
- Sổ bàn giao chất thải
được Chủ nguồn thải lập thành 02 Sổ, Chủ nguồn thải giữ 01 Sổ và Cơ sở xử lý chất
thải giữ 01 Sổ. Mỗi lần giao nhận chất thải giữa hai bên phải điền đầy đủ thông
tin và ký nhận giữa hai bên vào 02 sổ để theo dõi, đối chiếu và quản lý;
- Không được tẩy xóa,
sửa chữa các thông tin trong Sổ.