HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK LẮK
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
37/NQ-HĐND
|
Đắk
Lắk, ngày 09 tháng 12
năm 2020
|
NGHỊ QUYẾT
THÔNG QUA ĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT TRỞ THÀNH ĐÔ THỊ THÔNG
MINH GIAI ĐOẠN 2021 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK
KHÓA IX, KỲ HỌP THỨ MƯỜI MỘT
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ
chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm
2019;
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin
ngày 29 tháng 6 năm 2006; Luật An toàn thông tin mạng ngày 19 tháng 11 năm
2015;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước
ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13
tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày
07 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ, về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát
triển Chính phủ điện tử, giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025;
Căn cứ Quyết định số 950/QĐ-TTg
ngày 01 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển đô
thị thông minh bền vững Việt Nam, giai đoạn 2018 - 2025 và
định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 829/QĐ-BTTTT
ngày 31 tháng 5 năm 2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Khung tham
chiếu ICT phát triển đô thị thông minh (phiên bản
1.0);
Xét Tờ trình số 108/TTr-UBND ngày
09 tháng 11 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị thông qua Nghị
quyết Hội đồng nhân dân tỉnh về “Đề án Xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột trở thành Đô thị thông minh, giai đoạn 2021 - 2025, định hướng
đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045’’; Báo cáo thẩm tra số 141/BC-HĐND ngày 14 tháng 12 năm
2020 của Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại
biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại Kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua Đề án Xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột
trở thành Đô thị thông minh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 và tầm
nhìn đến năm 2045, gồm các nội dung cơ bản sau:
1. Phạm vi của Đề
án
Giai đoạn 2021 - 2025, triển khai xây
dựng Trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh, lựa chọn một số chương
trình, dự án trong các lĩnh vực trọng điểm như chính quyền điện tử, giám sát chỉ
số kinh tế - xã hội, các dịch vụ đô thị thông minh về y tế, giáo dục, du lịch,
an ninh an toàn để triển khai thí điểm tại thành phố Buôn Ma Thuột.
Giai đoạn sau 2025, đánh giá kết quả
triển khai các chương trình, dự án trong giai đoạn 2021 - 2025, mở rộng mô
hình, phát triển mô hình đô thị thông minh trên phạm vi toàn tỉnh, hướng đến việc
liên kết với mạng lưới đô thị thông minh trên cả nước, khu vực và quốc tế. Củng
cố nền tảng công nghệ, các giải pháp được cải tiến, nâng cấp theo hướng ngày
càng thông minh hơn.
2. Mục tiêu của Đề
án
Xây dựng thí điểm thành phố Buôn Ma
Thuột trở thành đô thị thông minh thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin -
viễn thông và thành tựu của Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư tạo bước đột phá
trong thay đổi phương thức quản lý, chỉ đạo, điều hành của các cơ quan, đơn vị,
cán bộ, công chức, viên chức góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý, chỉ
đạo điều hành của chính quyền các cấp; cung cấp các dịch vụ công chất lượng và
kịp thời phục vụ người dân, doanh nghiệp để nâng cao chất lượng cuộc sống, cải
thiện hiệu quả hoạt động của chính quyền, thúc đẩy phát triển đô thị bền vững.
Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, bảo vệ môi trường bền vững, hạn chế
các rủi ro và nguy cơ tiềm ẩn. Đồng thời, bảo đảm điều kiện cho các tổ chức, cá
nhân tham gia đầu tư, xây dựng, giám sát, quản lý phát triển đô thị. Nâng cao
năng lực cạnh tranh của nền kinh tế thành phố, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã
hội.
3. Nhiệm vụ của Đề
án
a) Xây dựng Kiến trúc Information
& Communication Technologies (ICT) cho đô thị thông minh.
b) Xây dựng nền tảng hạ tầng kỹ thuật
công nghệ thông tin và truyền thông (hạ tầng ICT).
c) Xây dựng nền tảng tích hợp dữ liệu
và dịch vụ phục vụ chuyển đổi số.
d) Xây dựng Trung tâm giám sát, điều
hành đô thị thông minh.
đ) Phát triển các tiện ích, dịch vụ
đô thị thông minh trong lĩnh vực Chính quyền điện tử.
e) Phát triển các tiện ích, dịch vụ
đô thị thông minh trong lĩnh vực Quản lý quy hoạch đô thị.
g) Phát triển các tiện ích, dịch vụ
đô thị thông minh trong lĩnh vực An ninh an toàn.
h) Phát triển hệ sinh thái Môi trường
thông minh.
i) Phát triển hệ sinh thái Giao thông
thông minh.
k) Phát triển hệ sinh thái Du lịch
thông minh.
l) Phát triển hệ sinh thái Y tế thông
minh.
m) Phát triển hệ sinh thái Giáo dục
thông minh.
n) Xây dựng tiềm lực phát triển đô thị
thông minh bền vững.
o) Tăng cường huy động các nguồn vốn
đầu tư, hỗ trợ kỹ thuật trong và ngoài nước.
p) Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận
thức về đô thị thông minh.
q) Đánh giá tổng kết giai đoạn thí điểm
2021 - 2022, xây dựng nhiệm vụ xây dựng đô thị thông minh giai đoạn 2023 -
2025, định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.
4. Các giải pháp chủ
yếu
a) Về thông tin, tuyên truyền
- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên
truyền nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức, người dân,
doanh nghiệp về lợi ích trong việc tham gia phát triển và sử dụng các dịch vụ của
mô hình đô thị thông minh.
- Tổ chức các sự kiện nhằm cung cấp
thông tin, thu hút sự quan tâm, tham gia ý kiến của các cấp, các ngành và cộng
đồng xã hội về phát triển mô hình đô thị thông minh.
- Tuyên truyền, hướng dẫn cán bộ,
công chức, viên chức, người dân, doanh nghiệp sử dụng các tiện ích và dịch vụ của
mô hình đô thị thông minh.
b) Về cơ chế chính sách
- Rà soát các quy định, quy chế có
liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng mô hình đô thị thông
minh, chính quyền điện tử, hệ thống thông tin.
- Xây dựng, ban hành các quy định,
quy chế theo thẩm quyền, đảm bảo đồng bộ, thống nhất, tạo thuận lợi cho việc
triển khai mô hình đô thị thông minh gắn với xây dựng chính quyền điện tử phục
vụ người dân và doanh nghiệp.
- Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến
khích cơ quan, tổ chức, người dân, doanh nghiệp khai thác sử dụng các tiện ích
và dịch vụ của mô hình đô thị thông minh; thu hút các nhà đầu tư cung cấp các
giải pháp và tham gia xây dựng mô hình đô thị thông minh; thu hút, lồng ghép đa
dạng các nguồn lực để triển khai xây dựng mô hình đô thị thông minh trên địa
bàn tỉnh.
c) Về khoa học công nghệ
Triển khai các giải pháp công nghệ
tiên tiến, hiện đại có khả năng ứng dụng hiệu quả trong dài hạn, sử dụng trí tuệ
nhân tạo và công nghệ điện toán đám mây nhằm khai thác có hiệu quả các ứng dụng
phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp cũng như
phục vụ nhu cầu người dân và doanh nghiệp.
d) Về tài chính
- Cân đối bố trí nguồn kinh phí hàng
năm đảm bảo cho việc triển khai mô hình đô thị thông minh.
- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, xây dựng
cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tích cực ứng
dụng công nghệ thông tin, cung cấp giải pháp phù hợp để tham gia xây dựng mô
hình đô thị thông minh.
- Kết hợp hài hòa giữa phương thức đầu
tư và phương thức thuê dịch vụ công nghệ thông tin trong quá trình triển khai
mô hình đô thị thông minh nhằm giảm thiểu kinh phí đầu tư ban đầu.
đ) Về nhân lực
- Rà soát, lựa chọn đội ngũ cán bộ
chuyên ngành công nghệ thông tin để bố trí quản lý, vận hành Trung tâm tích hợp
dữ liệu và Trung tâm điều hành, giám sát, xử lý dữ liệu tập trung đa nhiệm của
tỉnh.
- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công chức,
viên chức chuyên trách để tiếp nhận, quản lý, vận hành hệ thống hạ tầng và ứng
dụng, dịch vụ của mô hình đô thị thông minh.
- Có chính sách thu hút nhân lực công
nghệ thông tin, trong đó có nhân lực công nghệ thông tin chất lượng cao về công
tác tại các cơ quan chuyên môn tham mưu triển khai các ứng
dụng công nghệ thông tin của tỉnh.
5. Kinh phí thực hiện
Đề án
Về nguồn vốn, tổng mức đầu tư thực tế
cho các nhóm nhiệm vụ, dự án thành phần trong Đề án sẽ được các đơn vị chủ trì
khảo sát, tính toán khi thực hiện bước phê duyệt chủ trương đầu tư hoặc lập dự
án đầu tư, trong đó:
- Một số nội dung ngân sách Nhà nước
phải đầu tư: Ngân sách Nhà nước đảm bảo vốn đầu tư theo chủ trương đầu tư hoặc
dự án đầu tư trong phạm vi Đề án được phê duyệt; ưu tiên bố
trí kinh phí thực hiện các chương trình, dự án ứng dụng và phát triển công nghệ
thông tin hàng năm cho các cơ quan, đơn vị, địa phương để đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ thông tin phục vụ mô hình thành phổ thông minh.
- Đề nghị hỗ trợ từ Trung ương trong
lĩnh vực phát triển ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
- Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư trong
và ngoài nước; nghiên cứu, áp dụng các mô hình hợp tác công tư PPP, vốn xã hội hóa và các mô hình đầu tư khác để đầu tư chiều sâu xây
dựng các cơ sở vật chất kỹ thuật, các cơ sở đào tạo, nghiên cứu, đầu tư hạ tầng
kỹ thuật đô thị thông minh, trang thiết bị phục vụ quản lý đô thị và thực hiện
các nhiệm vụ khác của Đề án.
- Huy động các nguồn lực từ Nhân dân,
các thành phần trong xã hội; huy động các doanh nghiệp công nghệ thông tin, viễn
thông tổ chức đầu tư theo hình thức thuê dịch vụ; các doanh nghiệp đầu tư, cơ
quan nhà nước thuê để giảm chi phí ngân sách hàng năm và các nguồn kinh phí hợp
pháp khác để tổ chức thực hiện Đề án.
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Đề
án và báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh tại các Kỳ họp của Hội đồng nhân dân tỉnh.
Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh,
các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại
biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết.
Điều 3. Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk
Khóa IX, Kỳ họp thứ Mười một thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2020 và có hiệu lực
thi hành kể từ ngày 09 tháng 12 năm 2020./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Ủy ban thường vụ Quốc hội; Ban Công tác đại biểu; Chính phủ;
- Bộ TTTT, Bộ Tài chính, Bộ KHĐT;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- UBMTTQVN tỉnh; Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Văn phòng: Tỉnh ủy; HĐND tỉnh; UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành của tỉnh;
- TT. HĐND, UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Báo Đắk Lắk, Đài PTTH tỉnh, Công báo tỉnh, Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu: VT, TH.
|
CHỦ
TỊCH
Y Biêr Niê
|