Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 51/2023/TB-LPQT Loại văn bản: Điều ước quốc tế
Nơi ban hành: Chính phủ Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Người ký: Lê Thành Long, Phayvy SYBOUANLYPHA
Ngày ban hành: 11/01/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NGOẠI GIAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 51/2023/TB-LPQT

Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2023

THÔNG BÁO

VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC

Thực hiện quy định tại Điều 56 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:

Hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, ký tại Viêng Chăn ngày 11 tháng 01 năm 2023, có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2024.

Bộ Ngoại giao trân trọng gửi bản sao Hiệp định theo quy định tại Điều 59 của Luật nêu trên./.

TL. BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG
VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Nguyễn Lương Ngọc

HIỆP ĐỊNH

TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP TRONG LĨNH VỰC DÂN SỰ GIỮA NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (sau đây gọi riêng là “Bên”, gọi chung là “các Bên”),

Mong muốn tăng cường hợp tác tương trợ tư pháp giữa các Bên trong lĩnh vực dân sự trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, bình đẳng và lợi ích của nhau,

Đã thoả thuận những điều dưới đây:

CHƯƠNG I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1

Phạm vi tương trợ tư pháp

Theo quy định của Hiệp định này, các Bên thực hiện tương trợ tư pháp về dân sự cho nhau với các nội dung sau đây:

1. Tống đạt giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp;

2. Thu thập, cung cấp chứng cứ;

3. Triệu tập người làm chứng, người giám định;

4. Công nhận và cho thi hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền, phán quyết của Trọng tài được quy định tại Chương V của Hiệp định này;

5. Trao đổi thông tin, tài liệu pháp luật về dân sự, tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự;

6. Chuyển giao giấy tờ hộ tịch;

7. Các yêu cầu tương trợ tư pháp khác, phù hợp với quy định pháp luật các Bên.

Điều 2

Giải thích từ ngữ

Trong Hiệp định này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. “Dân sự” bao gồm các vấn đề dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.

2. “Cơ quan có thẩm quyền” được hiểu là toà án và các cơ quan khác có thẩm quyền giải quyết các vấn đề dân sự theo quy định pháp luật của mỗi Bên, trừ khi có quy định khác.

3. “Quyết định của cơ quan có thẩm quyền” quy định tại khoản 4 Điều 1 của Hiệp định này bao gồm bản án, quyết định của toà án và các quyết định về dân sự khác của cơ quan có thẩm quyền.

Điều 3

Bảo hộ pháp lý

1. Công dân của mỗi Bên được hưởng trên lãnh thổ của Bên kia sự bảo hộ pháp lý đối với các quyền nhân thân và tài sản như công dân của Bên kia, có quyền tiếp cận và thực hiện các quyền tố tụng tại Toà án và các cơ quan khác có thẩm quyền về các vấn đề dân sự của Bên kia theo cùng các điều kiện và mức độ mà Bên kia dành cho công dân của mình.

2. Những quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với pháp nhân và các tổ chức khác được thành lập trên lãnh thổ của mỗi Bên theo quy định pháp luật của Bên đó.

Điều 4

Miễn, giảm chi phí tố tụng và trợ giúp pháp lý

1. Công dân của mỗi Bên có quyền được miễn, giảm chi phí tố tụng và được trợ giúp pháp lý miễn phí trên lãnh thổ của Bên kia theo cùng những điều kiện và mức độ như công dân của Bên kia.

2. Nếu việc miễn, giảm chi phí tố tụng hoặc trợ giúp pháp lý miễn phí được quyết định căn cứ vào mức thu nhập hoặc/và tình trạng tài sản hoặc điều kiện khác của người làm đơn, thì giấy xác nhận mức thu nhập hoặc/và tình trạng tài sản hoặc giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý của người làm đơn sẽ do cơ quan có thẩm quyền của Bên nơi người làm đơn là công dân hoặc thường trú/tạm trú cấp.

3. Công dân của một Bên xin miễn, giảm chi phí tố tụng hoặc trợ giúp pháp lý miễn phí theo quy định tại khoản 1 Điều này gửi đơn và các giấy tờ liên quan trực tiếp tới cơ quan có thẩm quyền của Bên được yêu cầu.

4. Cơ quan có thẩm quyền quyết định việc miễn, giảm chi phí tố tụng và trợ giúp pháp lý miễn phí có thể yêu cầu người nộp đơn bổ sung thông tin và các giấy tờ nếu cần thiết.

Điều 5

Miễn tạm ứng các chi phí tố tụng

Công dân, pháp nhân và các tổ chức khác của mỗi Bên được miễn tạm ứng các chi phí tố tụng theo quy định của pháp luật của Bên nơi Tòa án xét xử.

Thuật ngữ “chi phí tố tụng” theo quy định tại Điều này bao gồm án phí và các chi phí khác phải nộp cho Nhà nước theo quy định pháp luật của Bên nơi tòa án xét xử.

Điều 6

Các kênh liên lạc và cách thức liên hệ

1. Các bên liên lạc trực tiếp với nhau, kể cả gửi các yêu cầu tương trợ tư pháp theo Hiệp định này thông qua các Cơ quan Trung ương hoặc các cơ quan khác được chỉ định bởi các Cơ quan Trung ương tương ứng trừ khi Hiệp định này có quy định khác.

2. Cơ quan Trung ương của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam là Bộ Tư pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cơ quan Trung ương của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào là Bộ Tư pháp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

3. Các cơ quan tư pháp của mỗi Bên có thẩm quyền về các vấn đề dân sự, khi thực hiện tương trợ tư pháp phải gửi ủy thác tư pháp qua Cơ quan Trung ương nước mình quy định tại khoản 2 Điều này, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này.

4. Mỗi Bên kịp thời thông báo cho bên kia mọi thay đổi liên quan đến Cơ quan Trung ương của mình qua đường ngoại giao.

5. Để tạo thuận lợi cho việc liên lạc với nhau, các Cơ quan Trung ương của các Bên chỉ định một cán bộ đầu mối và thông báo cho nhau về tên, chi tiết để liên lạc và những thay đổi về cán bộ này.

6. Cơ quan tư pháp của các tỉnh giáp biên giới của các Bên có thể liên hệ trực tiếp với nhau để thực hiện tương trợ tư pháp về dân sự. Trong trường hợp này, nội dung yêu cầu tương trợ tư pháp và thành phần hồ sơ thực hiện theo các quy định tương ứng của Hiệp định này. Hàng năm, cơ quan tư pháp của các tỉnh giáp biên giới gửi báo cáo tình hình thực hiện quy định này (nếu có) cho Cơ quan Trung ương của nước mình.

7. Hiệp định này không hạn chế việc các Bên gửi yêu cầu tương trợ tư pháp qua đường ngoại giao.

Điều 7

Ngôn ngữ

1. Ngôn ngữ liên hệ giữa Cơ quan Trung ương quy định tại khoản 2 Điều 6 Hiệp định này và giữa các cơ quan tư pháp của các tỉnh giáp biên giới quy định tại khoản 6 Điều 6 Hiệp định này là tiếng Việt, tiếng Lào hoặc tiếng Anh.

2. Văn bản yêu cầu tương trợ tư pháp và các tài liệu kèm theo được lập trên cơ sở Hiệp định này phải gửi kèm theo bản dịch được chứng thực hợp lệ ra ngôn ngữ chính thức của Bên được yêu cầu hoặc ra tiếng Anh.

Trường hợp Bên yêu cầu yêu cầu tống đạt cho công dân của nước mình trên cơ sở Hiệp định này, các tài liệu kèm theo có thể được lập bằng ngôn ngữ chính thức của Bên yêu cầu mà không cần kèm theo bản dịch.

3. Văn bản trả lời yêu cầu tương trợ tư pháp và các tài liệu kèm theo được lập bằng ngôn ngữ chính thức của Bên được yêu cầu.

Điều 8

Chi phí tương trợ tư pháp

1. Các Bên thực hiện việc tương trợ tư pháp miễn phí cho nhau, trừ những trường hợp sau đây:

a) Chi phí liên quan đến người làm chứng hoặc người giám định theo quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Hiệp định này.

b) Các chi phí trả cho người thực hiện tống đạt giấy tờ liên quan đến thực hiện yêu cầu tống đạt giấy tờ theo quy định tại Điều 14 của Hiệp định này; người giám định, người phiên dịch liên quan đến thực hiện yêu cầu thu thập chứng cứ theo quy định tại Điều 16 và Điều 17 của Hiệp định này nếu người thực hiện tống đạt giấy tờ, người giám định, người phiên dịch không phải là công chức nhà nước.

c) Các chi phí liên quan đến yêu cầu công nhận và cho thi hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền, phán quyết của Trọng tài.

d) Chi phí bất thường khi Bên được yêu cầu thực hiện tương trợ tư pháp theo phương thức mà Bên yêu cầu đề nghị.

2. Trường hợp yêu cầu tương trợ tư pháp phải trả chi phí theo Điều này, Bên được yêu cầu thông báo cho Bên yêu cầu chi phí và phương thức thanh toán trước khi thực hiện yêu cầu.

Điều 9

Yêu cầu tương trợ tư pháp

1. Yêu cầu tương trợ tư pháp được lập thành văn bản và bao gồm những nội dung sau:

a) Ngày, tháng, năm và địa điểm lập văn bản yêu cầu;

b) Tên, địa chỉ và các thông tin liên hệ khác của cơ quan yêu cầu tương trợ tư pháp, bao gồm số điện thoại, số fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);

c) Tên, địa chỉ và các thông tin liên hệ khác của cơ quan thực hiện yêu cầu tương trợ tư pháp;

d) Họ và tên, năm sinh, giới tính, quốc tịch, nghề nghiệp, nơi sinh và địa chỉ của người được yêu cầu, những người có liên quan; hoặc họ và tên và địa chỉ của người đại diện của họ (nếu có); tên và địa chỉ của cơ quan, tổ chức có Liên quan đến yêu cầu tương trợ tư pháp;

e) Mô tả vụ việc, nội dung yêu cầu, trích dẫn điều luật có thể áp dụng và các thông tin cần thiết khác liên quan đến yêu cầu tương trợ tư pháp;

f) Cam đoan chi trả chi phí phát sinh trong các trường hợp quy định tại Điều 8 của Hiệp định này.

2. Bên được yêu cầu có thể đề nghị bổ sung thông tin để thực hiện yêu cầu nếu cần thiết.

3. Yêu cầu tương trợ tư pháp và các tài liệu kèm theo phù hợp với yêu cầu về ngôn ngữ được quy định tại khoản 2 Điều 7 phải lập thành hai (02) bộ, do cơ quan có thẩm quyền của Bên yêu cầu ký, đóng dấu và gửi cho Bên được yêu cầu.

Điều 10

Thực hiện yêu cầu tương trợ tư pháp

1. Bên được yêu cầu thực hiện yêu cầu tương trợ tư pháp theo pháp luật của nước mình.

2. Bên được yêu cầu có thể thực hiện tương trợ tư pháp theo phương thức mà Bên yêu cầu đề nghị, nếu việc thực hiện đó không trái với pháp luật của nước mình.

3. Yêu cầu tương trợ tư pháp phải được thực hiện nhanh chóng trong thời hạn tối đa là một trăm năm mươi (150) ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu tương trợ tư pháp. Trong trường hợp có sự chậm trễ với lý do chính đáng, Bên được yêu cầu phải ngay lập tức thông báo cho Bên yêu cầu.

Điều 11

Từ chối và hoãn thực hiện yêu cầu tương trợ tư pháp

1. Bên được yêu cầu có thể từ chối thực hiện yêu cầu tương trợ tư pháp nếu xét thấy:

a) Việc thực hiện yêu cầu đó gây phương hại đến chủ quyền quốc gia, an ninh, trật tự công cộng, những nguyên tắc cơ bản của pháp luật nước mình hoặc yêu cầu đó không thuộc chức năng của các cơ quan có thẩm quyền của nước mình, hoặc

b) Thời gian ấn định trong giấy tờ tống đạt không đủ để đương sự thực hiện quyền tự bảo vệ.

Bên được yêu cầu phải thông báo bằng văn bản lý do từ chối cho Bên yêu cầu trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu tương trợ tư pháp. Trong trường hợp cần thiết để xác định rõ lý do từ chối, thời hạn thông báo có thể kéo dài nhưng không quá 60 ngày.

2. Bên được yêu cầu có thể hoãn thực hiện yêu cầu tương trợ tư pháp nếu xét thấy việc thực hiện ngay yêu cầu đó có thể gây cản trở đến hoạt động điều tra hoặc truy tố đang được tiến hành trên lãnh thổ của mình. Bên được yêu cầu phải thông báo bằng văn bản lý do hoãn cho Bên yêu cầu trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu tương trợ tư pháp. Trong trường hợp cần thiết để xác định rõ lý do hoãn, thời hạn thông báo có thể kéo dài nhưng không quá 60 ngày.

Điều 12

Miễn hợp pháp hoá lãnh sự

1. Các giấy tờ được ban hành hoặc xác nhận bởi cơ quan có thẩm quyền của mỗi Bên và được chuyển qua kênh tương trợ tư pháp theo quy định tại Điều 6 của Hiệp định này được miễn hợp pháp hóa lãnh sự.

2. Mặc dù có quy định tại khoản 1 Điều này, trong trường hợp có nghi ngờ chính đáng về chữ ký, tư cách của người ký, hoặc về nhận dạng của con dấu hoặc con tem, cơ quan có thẩm quyền của một Bên có thể, thông qua kênh Cơ quan Trung ương, đề nghị Cơ quan có thẩm quyền của Bên đã cấp hoặc xác nhận giấy tờ hoặc tài liệu đó xác minh tính xác thực của giấy tờ hoặc tài liệu đó. Yêu cầu xác minh tính xác thực chỉ được thực hiện trong những trường hợp đặc biệt và phải nêu rõ lý do.

Điều 13

Thực hiện tương trợ tư pháp theo yêu cầu của nhiều bên

1. Trong trường hợp Bên được yêu cầu nhận được nhiều yêu cầu tương trợ tư pháp về cùng một vụ việc từ Bên kia hoặc từ quốc gia thứ ba, Bên được yêu cầu quyết định yêu cầu tương trợ tư pháp nào sẽ được thực hiện.

2. Khi quyết định yêu cầu tương trợ tư pháp nào sẽ được thực hiện, Bên được yêu cầu phải cân nhắc tất cả các yếu tố liên quan, đặc biệt là:

a) Ngày nhận được yêu cầu;

b) Tính chất của vụ việc được yêu cầu;

c) Ảnh hưởng của việc thực hiện một yêu cầu tương trợ tư pháp này đối với việc thực hiện các yêu cầu tương trợ tư pháp khác;

d) Thời gian cần thiết để thực hiện yêu cầu.

3. Bên được yêu cầu thông báo kịp thời cho Bên yêu cầu về việc có yêu cầu tương trợ tư pháp của nhiều bên liên quan đến cùng vụ việc và về quyết định của mình.

CHƯƠNG II

TỐNG ĐẠT GIẤY TỜ

Điều 14

Yêu cầu tống đạt giấy tờ và thực hiện yêu cầu tống đạt giấy tờ

1. Cơ quan có thẩm quyền của một Bên, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của Bên kia thực hiện tống đạt giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp thông qua các kênh liên lạc được quy định tại Điều 6 của Hiệp định này. Yêu cầu tống đạt giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp phải tuân theo quy định tại Điều 9 của Hiệp định này và xác định rõ danh mục giấy tờ cần được tống đạt.

2. Bên được yêu cầu thực hiện tống đạt giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp theo quy định của pháp luật nước mình.

3. Sau khi tống đạt giấy tờ, Bên được yêu cầu gửi cho Bên yêu cầu văn bản xác nhận và các giấy tờ khác về việc đã tống đạt giấy tờ, hoặc thông báo cho Bên yêu cầu về lý do cản trở việc thực hiện toàn bộ hoặc một phần yêu cầu tương trợ tư pháp. Bản chụp của văn bản xác nhận hoặc các giấy tờ khác nêu trên có thể được gửi qua fax hoặc thư điện tử trước khi bản chính được gửi qua đường bưu điện, nếu có yêu cầu.

4. Văn bản xác nhận hoặc các giấy tờ khác về việc đã tống đạt giấy tờ phải ghi rõ tên của người nhận văn bản tống đạt, ngày, địa điểm và phương thức tống đạt, chữ ký và dấu của cơ quan tống đạt.

5. Cơ quan có thẩm quyền của một Bên có thể tống đạt giấy tờ cho bất kỳ người nào cư trú trên lãnh thổ của Bên kia thông qua kênh bưu điện. Việc tống đạt giấy tờ theo phương thức này có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau:

a) Giấy tờ được gửi bằng thư bảo đảm có chữ ký của người nhận;

b) Giấy tờ tống đạt phải kèm theo một bản dịch được chứng thực ra ngôn ngữ chính thức của Bên nhận, trừ trường hợp người được tống đạt là công dân của Bên gửi;

c) Người nhận tự nguyện nhận giấy tờ và ký xác nhận;

d) Thời gian ấn định trong giấy tờ đủ để người nhận thực hiện quyền tự bảo vệ.

6. Các Bên có thể yêu cầu tống đạt bằng phương tiện điện tử (e-service) tùy thuộc vào quy định pháp luật và điều kiện thực tế của cả hai Bên.

Điều 15

Tống đạt giấy tờ cho công dân của nước mình

Cơ quan có thẩm quyền của một Bên có thể tống đạt giấy tờ cho công dân của nước mình đang cư trú trên lãnh thổ của Bên kia thông qua cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan lãnh sự của nước mình. Việc tống đạt phải được thực hiện theo phương thức phù hợp với pháp luật của Bên kia.

CHƯƠNG III

THU THẬP, CUNG CẤP CHỨNG CỨ

Điều 16

Yêu cầu thu thập, cung cấp chứng cứ

Yêu cầu thu thập, cung cấp chứng cứ, ngoài việc tuân theo quy định tại Điều 9 của Hiệp định này, phải bao gồm các nội dung sau:

1. Chứng cứ được yêu cầu cung cấp;

2. Các câu hỏi cần được người liên quan trả lời và mô tả vụ việc pháp lý có liên quan;

3. Giấy tờ hoặc vật cần được kiểm tra;

4. Những biện pháp hoặc thủ tục đặc biệt cần được thực hiện để thu thập chứng cứ (nếu có).

Điều 17

Thực hiện yêu cầu thu thập, cung cấp chứng cứ

1. Các Bên sẽ tiến hành thu thập, cung cấp chứng cứ và thực hiện các hành vi tố tụng cần thiết để tiến hành thu thập, cung cấp chứng cứ phù hợp với pháp luật của nước mình.

2. Bên được yêu cầu sẽ thông báo bằng văn bản cho Bên yêu cầu kết quả thực hiện yêu cầu thu thập, cung cấp chứng cứ. Thông báo kèm theo các chứng cứ và tài liệu có tính chất chứng cứ được yêu cầu; hoặc giải thích cho Bên yêu cầu lý do cản trở việc thực hiện một phần hoặc toàn bộ yêu cầu thu thập, cung cấp chứng cứ.

Điều 18

Thu thập chứng cứ đối với công dân của nước mình

Cơ quan có thẩm quyền của một Bên có thể yêu cầu công dân của nước mình đang cư trú trên lãnh thổ của Bên kia gửi giấy tờ, tài liệu, chứng cứ cho Cơ quan đó thông qua đường bưu điện. Việc thu thập chứng cứ phải được thực hiện theo phương thức phù hợp với pháp luật của Bên kia.

CHƯƠNG IV

TRIỆU TẬP NGƯỜI LÀM CHỨNG, NGƯỜI GIÁM ĐỊNH

Điều 19

Triệu tập người làm chứng, người giám định

1. Cơ quan có thẩm quyền của một Bên có thể thông qua các kênh liên lạc được quy định tại Điều 6 của Hiệp định này, yêu cầu Bên kia tống đạt giấy triệu tập người làm chứng, và/hoặc người giám định nếu xét thấy cần thiết phải có mặt của người làm chứng, người giám định là công dân của Bên kia trước cơ quan có thẩm quyền của nước mình.

2. Giấy triệu tập phải được gửi cho Bên được yêu cầu chậm nhất là chín mươi (90) ngày, trước ngày người làm chứng, người giám định được triệu tập có mặt tại cơ quan có thẩm quyền của Bên yêu cầu.

3. Giấy triệu tập phải ghi rõ điều kiện làm chứng, giám định và cam kết về việc bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, điều kiện ăn ở, đi lại cho người làm chứng, người giám định, các chi phí có thể thanh toán, điều kiện và thời hạn thanh toán cho những người đó.

4. Bên được yêu cầu sẽ tống đạt giấy triệu tập đến người liên quan và thông báo cho Bên yêu cầu ý kiến của người đó.

Điều 20

Bảo hộ người làm chứng, người giám định được triệu tập

1. Người làm chứng, người giám định được triệu tập trước cơ quan có thẩm quyền của Bên yêu cầu theo quy định của Hiệp định này sẽ không bị điều tra, truy tố, xét xử, bị bắt giữ hoặc chịu các hình thức hạn chế tự do thân thể khác trên lãnh thổ của Bên yêu cầu vì bất kỳ hành vi phạm tội hoặc bị kết án trước khi rời lãnh thổ của Bên được yêu cầu. Người làm chứng, người giám định cũng không bị truy tố, bị bắt giữ hoặc bị phạt vì đã cung cấp lời khai làm chứng hoặc bản kết luận chuyên môn đúng sự thực.

2. Sự bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này sẽ chấm dứt sau 15 ngày kể từ ngày người làm chứng, người giám định được triệu tập nhận được thông báo bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Bên yêu cầu rằng sự có mặt của họ là không cần thiết, mà người làm chứng, người giám định đó không rời khỏi lãnh thổ của Bên yêu cầu, hoặc nếu họ nhập cảnh trở lại sau khi đã rời khỏi lãnh thổ của Bên yêu cầu. Thời hạn 15 ngày này không bao gồm khoảng thời gian mà người làm chứng, người giám định không thể rời lãnh thổ của Bên yêu cầu vì lý do khách quan.

3. Người làm chứng, người giám định đến lãnh thổ của Bên kia theo Giấy triệu tập quy định tại Điều 19 của Hiệp định này, có quyền được cơ quan triệu tập hoàn lại các khoản chi phí đi lại, ăn ở, cũng như khoản tiền lương không được nhận trong những ngày nghỉ việc. Ngoài ra, người giám định còn được hưởng thù lao giám định. Trong trường hợp người được triệu tập có yêu cầu, Bên yêu cầu sẽ ứng trước một số tiền để thanh toán các khoản chi phí.

4. Người làm chứng hoặc người giám định nhận được Giấy triệu tập có thể từ chối việc thực hiện Giấy triệu tập của Bên yêu cầu. Bên được yêu cầu không được áp dụng các biện pháp cưỡng chế để buộc người làm chứng hoặc người giám định thực hiện Giấy triệu tập.

5. Bên yêu cầu có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi về nhập cảnh và ăn ở cho người làm chứng, người giám định trong thời gian họ cư trú trên lãnh thổ nước mình phù hợp với pháp luật của Bên đó.

CHƯƠNG V

CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH CÁC QUYẾT ĐỊNH CỦA CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN, PHÁN QUYẾT CỦA TRỌNG TÀI

Điều 21

Công nhận quyết định của cơ quan có thẩm quyền không liên quan đến tài sản

1. Bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình do Tòa án có thẩm quyền của một Bên tuyên đã có hiệu lực pháp luật không liên quan đến tài sản, không có yêu cầu thi hành và không có đơn yêu cầu không công nhận sẽ được công nhận trên lãnh thổ của Bên kia mà không cần thủ tục tố tụng đặc biệt nào khác, trừ các trường hợp sau:

a) Trước khi ra bản án hoặc quyết định đó, Tòa án của Bên kia đã tuyên một bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật về cùng vụ việc; hoặc

b) Chỉ có Tòa án của Bên kia mới có thẩm quyền xét xử đối với vụ việc đó theo quy định của pháp luật của Bên kia.

2. Khoản 1 Điều này cũng áp dụng đối với quyết định về nhân thân, hôn nhân và gia đình không liên quan đến tài sản của cơ quan khác có thẩm quyền của Bên yêu cầu.

Điều 22

Công nhận và cho thi hành các quyết định khác của cơ quan có thẩm quyền

Ngoài quy định tại Điều 21, một Bên sẽ công nhận và cho thi hành theo quy định của Hiệp định này trên lãnh thổ của mình các quyết định đã có hiệu lực pháp luật khác của cơ quan có thẩm quyền của Bên kia bao gồm:

1. Bản án, quyết định về dân sự của Tòa án theo quy định của Hiệp định này;

2. Quyết định về phần dân sự trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án;

3. Quyết định về nhân thân, hôn nhân và gia đình của cơ quan có thẩm quyền.

Điều 23

Điều kiện công nhận và cho thi hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền

Các quyết định của cơ quan có thẩm quyền được quy định tại Điều 22 của Hiệp định này sẽ được công nhận và cho thi hành nếu đáp ứng các điều kiện sau:

1. Cơ quan ra quyết định của Bên yêu cầu có thẩm quyền giải quyết vụ việc theo pháp luật của Bên được yêu cầu;

2. Người phải thi hành hoặc người đại diện của họ đã được triệu tập hợp lệ hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền đã được tống đạt cho họ trong một thời gian hợp lý theo quy định của pháp luật của Bên yêu cầu để họ thực hiện quyền tự bảo vệ;

3. Quyết định của cơ quan có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật và chưa hết thời hiệu thi hành theo quy định pháp luật của Bên yêu cầu;

4. Về cùng vụ việc này chưa có quyết định dân sự có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền Bên được yêu cầu, hoặc của cơ quan có thẩm quyền nước thứ ba đã được tòa án Bên được yêu cầu công nhận để thi hành; hoặc trước khi Tòa án của Bên yêu cầu thụ lý vụ việc, Tòa án của Bên được yêu cầu chưa thụ lý vụ việc đó;

5. Việc công nhận và cho thi hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật của Bên được yêu cầu.

Điều 24

Yêu cầu công nhận và cho thi hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền

1. Yêu cầu công nhận và cho thi hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền phải được người yêu cầu hoặc người đại diện hợp pháp của họ gửi cho Tòa án có thẩm quyền của Bên được yêu cầu theo quy định của pháp luật của Bên được yêu cầu.

2. Đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phải có các nội dung sau:

a) Tên, địa chỉ của người yêu cầu và tên, địa chỉ của người đại diện cho họ (nếu có);

b) Tên, địa chỉ của người phải thi hành và tên, địa chỉ của người đại diện cho họ (nếu có);

c) Thông tin về tài sản của người phải thi hành trên lãnh thổ của Bên được yêu cầu nơi bản án, quyết định được thi hành (nếu có); và

d) Các thông tin cần thiết khác cho việc giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành.

3. Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu công nhận và cho thi hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền phải cung cấp các giấy tờ sau:

a) Bản sao quyết định của cơ quan có thẩm quyền được công chứng, chứng thực hợp lệ;

b) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Bên yêu cầu xác nhận quyết định đó có hiệu lực pháp luật, chưa hết thời hiệu thi hành và cần được thi hành tại Bên được yêu cầu, trừ trường hợp trong quyết định đó đã thể hiện rõ những nội dung này;

c) Giấy tống đạt quyết định hoặc giấy tờ khác có giá trị như giấy tống đạt cho người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ;

d) Trường hợp quyết định của cơ quan có thẩm quyền được ban hành nhưng người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của người đó vắng mặt thì phải cung cấp bản sao được chứng thực về việc đã triệu tập bên vắng mặt nếu quyết định đó không nêu rõ việc đã triệu tập hợp lệ bên vắng mặt;

e) Các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật của Bên được yêu cầu.

Điều 25

Thủ tục công nhận và cho thi hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền

1. Thủ tục công nhận và cho thi hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền được thực hiện theo pháp luật của Bên được yêu cầu.

2. Khi xem xét yêu cầu công nhận và cho thi hành, cơ quan có thẩm quyền của Bên được yêu cầu không giải quyết lại vụ việc.

3. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền của Bên yêu cầu có văn bản gửi thông qua Cơ quan Trung ương của mình, đề nghị hoãn hoặc đình chỉ việc công nhận và thi hành quyết định, cơ quan có thẩm quyền của Bên được yêu cầu phải hoãn hoặc đình chỉ việc công nhận và thi hành quyết định đó.

Điều 26

Hiệu lực của việc công nhận và cho thi hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền

Quyết định của cơ quan có thẩm quyền của một Bên đã được Toà án của Bên kia công nhận và cho thi hành thì có hiệu lực pháp luật như quyết định của cơ quan có thẩm quyền Bên kia.

Điều 27

Công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài

Một Bên sẽ công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài được tuyên trên lãnh thổ của Bên kia phù hợp với Công ước về Công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài được lập tại Niu Oóc ngày 10 tháng 6 năm 1958 và pháp luật có liên quan của các Bên.

CHƯƠNG VI

YÊU CẦU TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP KHÁC

Điều 28

Chuyển giao tài liệu, đồ vật và tiền

Việc chuyển giao tài liệu, đồ vật và tiền liên quan đến hoạt động tương trợ tư pháp từ lãnh thổ của một Bên sang lãnh thổ của Bên kia theo quy định của Hiệp định này phải phù hợp với quy định pháp luật của Bên chuyển giao về việc chuyển giao tài liệu, đồ vật và tiền ra nước ngoài.

Điều 29

Cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật

1. Một Bên, theo yêu cầu của Bên kia, cung cấp cho Bên kia các văn bản quy phạm pháp luật về dân sự, tương trợ tư pháp về dân sự, các văn bản có liên quan được công khai của các cơ quan có thẩm quyền của nước mình.

2. Văn bản yêu cầu phải nêu tên cơ quan yêu cầu và mục đích của việc yêu cầu.

Điều 30

Chuyển giao giấy tờ về hộ tịch

1. Bên được yêu cầu chuyển giao cho Bên yêu cầu giấy tờ hộ tịch, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trích lục bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền và các giấy tờ cần thiết khác liên quan đến hộ tịch của công dân của một trong hai Bên với mục đích ghi rõ trong yêu cầu của Bên yêu cầu.

2. Bên được yêu cầu cung cấp các giấy tờ bằng ngôn ngữ của nước mình hoặc tiếng Anh.

3. Bên yêu cầu không được sử dụng các giấy tờ ngoài mục đích đã yêu cầu và bảo đảm các giấy tờ được cung cấp không bị mất, tiếp cận, sử dụng, tiết lộ trái phép hoặc bị lạm dụng.

4. Việc yêu cầu và chuyển giao các giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện qua kênh liên lạc quy định tại Điều 6 Hiệp định này.

Điều 31

Các yêu cầu tương trợ tư pháp khác

1. Hiệp định này không cản trở hay hạn chế việc một Bên thực hiện các yêu cầu tương trợ tư pháp khác của Bên kia trong trường hợp pháp luật của Bên được yêu cầu cho phép, với điều kiện yêu cầu đó không trái với quy định của Hiệp định này.

2. Tương trợ tư pháp về dân sự không được quy định trong Hiệp định này có thể được thực hiện theo pháp luật về tương trợ tư pháp của Bên được yêu cầu.

CHƯƠNG VII

ĐIỀU KHOẢN KHÁC

Điều 32

Quan hệ với các điều ước quốc tế khác

Hiệp định này không làm ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của các Bên phát sinh từ những điều ước quốc tế khác mà các Bên là thành viên.

Điều 33

Giải quyết bất đồng

Bất cứ bất đồng nào phát sinh liên quan đến việc giải thích, áp dụng và thực hiện Hiệp định này sẽ được giải quyết một cách hòa bình thông qua Cơ quan Trung ương của các Bên hoặc thông qua kênh ngoại giao.

Điều 34

Tổ chức thực hiện

1. Sau khi Hiệp định có hiệu lực, Cơ quan Trung ương mỗi Bên chỉ định cán bộ đầu mối phụ trách và thông báo cho Bên kia.

2. Các Bên trao đổi ý kiến về quá trình thực hiện Hiệp định này trong khuôn khổ các cơ chế hợp tác hiện hành giữa các Bên.

3. Việc rà soát, đánh giá tình hình thực hiện Hiệp định này sẽ được các Bên tiến hành ba (03) năm một lần hoặc theo thoả thuận của hai Bên.

Điều 35

Phê chuẩn và hiệu lực

1. Hiệp định này được phê chuẩn phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành của mỗi Bên. Hiệp định này sẽ có hiệu lực vào ngày thứ 30 sau ngày nhận được thông báo sau cùng bằng văn bản qua đường ngoại giao khẳng định hai Bên đã hoàn tất thủ tục phê chuẩn.

2. Sau khi Hiệp định có hiệu lực, các Điều 1 đến Điều 16 của Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự và hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ký ngày 06/7/1998 (Hiệp định năm 1998) không áp dụng đối với các yêu cầu tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự lập sau ngày Hiệp định có hiệu lực; các quy định từ Điều 17 đến Điều 53 của Hiệp định năm 1998 hết hiệu lực. Đối với các yêu cầu tương trợ tư pháp đã lập trước ngày Hiệp định có hiệu lực thì áp dụng quy định của Hiệp định năm 1998.

3. Hiệp định sẽ chấm dứt hiệu lực sau sáu (06) tháng kể từ ngày một trong các Bên nhận được thông báo bằng văn bản của Bên kia gửi qua đường ngoại giao về ý định chấm dứt hiệu lực của Hiệp định.

4. Trong trường hợp Hiệp định đã hết hiệu lực, các yêu cầu tương trợ tư pháp về dân sự nhận được trước ngày chấm dứt Hiệp định vẫn được giải quyết theo các quy định của Hiệp định.

Điều 36

Sửa đổi, bổ sung

Hiệp định này có thể được sửa đổi, bổ sung thông qua thỏa thuận bằng văn bản giữa các Bên. Việc sửa đổi, bổ sung Hiệp định này phải tuân thủ quy định pháp luật của mỗi Bên.

Các sửa đổi, bổ sung là một bộ phận cấu thành Hiệp định này.

Điều 37

Điều khoản cuối cùng

Hiệp định này được làm tại thủ đô Viêng Chăn ngày 11 tháng 01 năm 2023 thành hai (02) bản, mỗi bản bằng tiếng Việt, tiếng Lào và tiếng Anh, các văn bản đều có giá trị ngang nhau. Trong trường hợp có mâu thuẫn hay sự giải thích khác nhau, văn bản tiếng Anh sẽ được sử dụng làm căn cứ.

Để làm bằng, những người ký tên dưới đây được Nhà nước của mình ủy quyền đầy đủ, đã ký Hiệp định này.

THAY MẶT
NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM




LÊ THÀNH LONG
Bộ trưởng Bộ Tư Pháp

THAY MẶT
NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ
NHÂN DÂN LÀO




Phayvy SYBOUANLYPHA
Bộ trưởng Bộ Tư pháp

AGREEMENT

ON MUTUAL JUDICIAL ASSISTANCE IN CIVIL MATTERS BETWEEN THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM AND THE LAO PEOPLE’S DEMOCRATIC REPUBLIC

The Socialist Republic of Viet Nam and the Lao People’s Democratic Republic (hereinafter referred to as “the Party” individually or "the Parties" collectively),

Desiring to strengthen the mutual judicial assistance between the Parties in civil matters on the basis of respect for sovereignty, equality and mutual benefit,

Have agreed as follows:

CHAPTER I

GENERAL PROVISIONS

Article 1

Scope of the Mutual Judicial Assistance

The Parties shall afford each other, in accordance with the provisions of this agreement, mutual judicial assistance in the following issues related to civil matters:

1. Service of judicial and extrajudicial documents;

2. Taking and transferring of evidence;

3. Summons of witnesses and experts;

4. Recognition and enforcement of the competent authorities’ decisions and arbitral awards as provided for in Chapter V of this agreement;

5. Exchange of legal information and documents relating to civil matters and mutual judicial assistance in civil matters;

6. Transfer of civil status documents;

7. Other requests for mutual judicial assistance compatible with the law of the Parties.

Article 2

Interpretation

In this agreement, the terms shall be interpreted as follows:

1. "Civil" shall include civil, marriage and family, business, commercial, and labor matters.

2. “Competent authorities” means all courts and other authorities that have competence in civil matters in accordance with the law of the concerned Party, unless otherwise provided.

3. “Competent authorities’ decisions” as provided for in paragraph 4 of Article 1 of this agreement shall include court judgments and decisions, and other decisions in civil matters given by competent authorities.

Article 3

Judicial Protection

1. Nationals of one Party shall, in the territory of the other Party, enjoy the same judicial protection of personal and property rights as nationals of the other Party, have the right to access and exercise procedural rights before the courts and other competent authorities having jurisdiction over civil matters of the other Party under the same conditions and to the same extent accorded to nationals of the other Party.

2. Paragraph 1 of this Article shall also apply to legal persons and other organizations established in the territory of either Party in accordance with its national law.

Article 4

Exemption from or Reduction of Litigation Costs and Legal Aid

1. Nationals of one Party shall enjoy exemption from or reduction of litigation costs and free legal aid in the territory of the other Party under the same conditions and to the same extent applied to the nationals of that other Party.

2. If the exemption from or reduction of litigation costs or free legal aid is granted on the basis of the income level and/or property status and other conditions of the applicant, the certificate on the eligibility of the applicant shall be issued by the competent authority of the Party that the applicant has his or her nationality, domicile or residence.

3. Nationals of one Party may apply for exemption from or reduction of litigation costs or free legal aid in accordance with paragraph 1 of this Article to the competent authority of the requested Party.

4. The competent authority that makes a decision on exemption from or reduction of litigation costs and free legal aid may require additional information and documents from the applicant if necessary.

Article 5

Exemption from Advance Payment for Litigation Costs

Nationals, legal persons and other organizations of each Party shall be exempted from any advance payment for litigation costs in accordance with national law of the Party where the court sits.

The term “litigation costs” in this Article includes any court fees and other charges payable to the State in accordance with the law of the Party where the court sits.

Article 6

Channels of Communication and Method of Communication

1. Unless otherwise provided in this agreement, the Parties shall communicate, including sending mutual judicial assistance requests under this agreement, directly through their respectively designated Central Authorities or any other authority that is duly notified by the Central Authorities.

2. The Central Authority for the Socialist Republic of Viet Nam is the Ministry of Justice of the Socialist Republic of Viet Nam and the Central Authority for the Lao People’s Democratic Republic is the Ministry of Justice of the Lao People’s Democratic Republic.

3. The judicial authorities of either Party having jurisdiction over civil matters when requesting the mutual judicial assistance shall send the request through the Central Authorities as provided for in paragraph 2 of this Article, except in the case as provided for in paragraph 6 of this Article.

4. Each Party shall promptly inform the other Party of any change of its Central Authority through diplomatic channels.

5. In order to facilitate communication between each other, the Central Authorities of the Parties shall designate a contact person whose name and contact details as well as any changes thereof shall be communicated to each other.

6. The judicial authorities of the bordering provinces of the Parties may directly contact each other to execute the request. In this case, the content of the request and the composition of the dossier shall comply with the relevant provisions of this agreement. Annually, the judicial authorities of bordering provinces shall send a report on the implementation of this provision (if any) to the Central Authority of their country.

7. This agreement shall not prevent the Parties from sending requests for mutual judicial assistance through diplomatic channels.

Article 7

Language

1. Language for communication between Central Authorities of the Parties as provided for in paragraph 2 of Article 6 of this agreement, between judicial authorities of the bordering provinces as provided for in paragraph 6 of Article 6 of this agreement shall be Vietnamese, Lao or English.

2. The requests for mutual judicial assistance and any other documents attached therewith which are drawn up under this agreement shall be accompanied by a duly certified translation into the official language of the Requested Party or into English.

The document attached to the requests for service of documents on nationals of the requesting Party under this agreement may be made in the official language of the requesting Party without translation.

3. The replies to the requests for mutual judicial assistance and any other document attached therewith shall be made in the official language of the requested Party.

Article 8

Costs of Mutual Judicial Assistance

1. The Parties shall provide each other mutual judicial assistance free of charge, except the following cases:

a) Expenses relating to the witness or expert shall be subject to Article 19 and Article 20 of this agreement.

b) Expenses for a process server relating to the execution of request for service of documents as provided for in Article 14 of this agreement; expenses for an expert and interpreter relating to the execution of request for taking of evidence as provided for in Articles 16 and 17 of this agreement if the process server, expert, interpreter is not a civil servant.

c) Expenses relating to the requests for recognition and enforcement of the competent authorities’ decisions and arbitral awards.

d) Extraordinary expenses when the requested Party executes the request in a specific manner as required by the requesting Party.

2. The requested Party shall inform the requesting Party about the amount and method of the advancement or reimbursement of the costs under this Article before the execution of the request.

Article 9

Request for Mutual Judicial Assistance

1. A request for mutual judicial assistance shall be in writing and shall contain the following information:

a) Date and place of issuance of the request;

b) Name, address and any other contact information of the requesting authority, including number of telephone, fax and email (if any);

c) Name, address and any other contact information of the requested authority;

d) Full name, year and place of birth, gender, citizenship, occupation, and address of the addressee, or relevant person or full name and address of their representatives (if any); name and address of the relevant institutions or organizations;

e) A description of the case, requested matters, applicable laws and other information relating to the request;

f) Commitment to pay potential costs as provided for in Article 8 of this agreement.

2. The requested Party may ask for further information to execute the request if necessary.

3. The request for mutual judicial assistance and accompanied documents that comply with the language requirements provided for in paragraph 2, Article 7 of this agreement shall be made in two (02) copies, signed, sealed and sent by the competent authorities of the requesting Party to the requested Party.

Article 10

Execution of Request for Mutual Judicial Assistance

1. The requested Party shall execute requests for mutual judicial assistance in accordance with its national law.

2. The requested Party may execute requests for mutual judicial assistance in a specific manner requested by the requesting Party if such execution is not contrary to the law of the requested Party.

3. A request for mutual judicial assistance shall be executed expeditiously within one hundred fifty (150) days from the date of receiving the request. In case of delay with legitimate reasons, the requested Party shall promptly inform the requesting Party.

Article 11

Refusal or Postponement of Execution of Request for Mutual Judicial Assistance

1. The requested Party may refuse to execute the request for mutual judicial assistance if it considers that:

a) The execution of the request would prejudice its sovereignty, security, public order, fundamental principles of its law, or the assistance sought does not fall within the functions of its competent authorities, or

b) The service takes place in insufficient time to enable the addressee to arrange for that person’s defence.

The requested Party shall inform the requesting Party of the reasons for the refusal in writing within thirty (30) working days from the date of receiving the request. In case the reasons for the refusal need to be determined clearly, the time limit may be extended but not more than 60 days.

2. The requested Party may postpone executing the request if it finds that the immediate execution of the request is likely to impede its ongoing investigation or prosecution in its territory. The requested Party shall inform the requesting Party of the reasons for the postponement in writing within thirty (30) working days from the date of receiving the request. In case the reasons for the postponement need to be determined clearly, the time limit may be extended but not more than 60 days.

Article 12

Exemption from Legalization

1. Documents that are issued or certified by the competent authorities of either Party and transferred through mutual judicial assistance channels under Article 6 of this agreement shall not be subject to any legalization requirement.

2. Notwithstanding paragraph 1 of this Article, if there is reasonable suspicion on the signature, status of the signatory, or the identification of the seal or stamp, the competent authority of either Party may, through its Central Authority, request the competent authority of the Party which issued or certified these documents to verify the authenticity of these documents. The request for such verification shall only be made in exceptional cases and shall specify the reasons.

Article 13

Execution of Mutual Judicial Assistance for Multiple Requests

1. Where the requested Party receives two or more requests for mutual judicial assistance on the same matter from the other party or the third country, the requested Party shall decide which request shall be executed.

2. In order to decide which request shall be executed, the requested Party shall take into account all relevant circumstances, particularly:

a) The date on which the request was received;

b) The nature of the matter requested;

c) The effect of the execution of a request on the execution of other requests;

d) The time required for the execution of the request.

3. The requested Party shall inform promptly the requesting Party of the existence of multiple requests relating to the same matter and its decision.

CHAPTER II

SERVICE OF DOCUMENTS

Article 14

Request for Service of Documents and Execution of Request for Service of Documents

1. The competent authorities of either Party shall request the competent authorities of the other Party to serve judicial and extrajudicial documents through channels of communication as provided for in Article 6 of this agreement. The request for service of judicial and extrajudicial documents shall be subject to Article 9 of this agreement and shall specify a list of documents to be served.

2. The requested Party shall serve the judicial and extrajudicial documents in accordance with its national law.

3. The requested Party, after serving the documents, shall send to the requesting Party a certificate and other documents proving the service or notify the requesting Party of the reasons that prevent full or partial execution of the request. A copy of the certificate and other documents may, upon request, be sent by fax or email before the original is sent by post.

4. The certificate or other documents proving the service of documents shall specify the name of the person receiving documents, the date, place and method of service, the signature and seal of the serving authority.

5. The authorities of either Party may also serve documents to persons residing in the territory of the other Party by post. Due service by this method can only be affected if the following conditions are met:

a) the document has been sent as a registered letter with an acknowledgement of receipt;

b) a certified translation into the official language of the Party where service takes place has been attached to the document, unless the addressee is the national of the sending Party;

c) the addressee voluntarily received the document, and attested the receipt with his/her signature; and

d) the service takes place in sufficient time to enable the addressee to arrange for his/her defence.

6. The Parties may request service by electronic means (e-service) subject to legal and practical conditions in both Parties.

Article 15

Service of Documents on Either Party’s Own Nationals

The competent authorities of either Party may serve the documents on their own nationals who reside in the territory of the other Party through their diplomatic missions or consular agencies located in the other Party. The service of documents must be conducted in the manner compatible with the law of the other Party.

CHAPTER III

TAKING AND TRANSFERRING OF EVIDENCE

Article 16

Request for Taking and Transferring of Evidence

A request for taking and transferring of evidence, in addition to the requirements of Article 9 of this agreement, shall also include the following particulars:

1. Evidence to be transferred;

2. Questions to be answered by the examined persons and the description of legal cases involved;

3. Documents or objects to be examined;

4. Special measures or special procedures to be applied in taking of evidence (if any).

Article 17

Execution of Request for Taking and Transferring of Evidence

1. The Parties shall execute talcing and transferring of evidence, and perform necessary procedural acts in order to take and transfer the evidence in accordance with its national law.

2. The requested Party shall notify the requesting Party the results of the execution of the request for taking and transferring of evidence in writing. The notification shall be accompanied with the requested evidence and documents to that effect; or shall inform the requesting Party of the reasons preventing full or partial execution of the request.

Article 18

Taking of Evidence from Either Party’s Own Nationals

The competent authorities of either Party may request its own nationals who reside in the territory of the other Party for sending documents, materials and evidence to those authorities by post. The taking of evidence must be conducted in the manner compatible with the law of the other Party.

CHAPTER IV

SUMMONS OF WITNESSES AND EXPERTS

Article 19

Summons of Witnesses and Experts

1. The competent authorities of either Party may, through channels of communication as provided for in Article 6 of this agreement, request the other Party to serve summons on a witness and/or an expert if the appearance of a witness and/or an expert, who is national of the other Party, before it is necessary.

2. The summons shall be sent to the requested Party not later than ninety (90) days prior to the date of entering the appearance of the summoned person before the competent authorities of the Requesting Party.

3. The summons shall specify conditions for acting as a witness or an expert and commitment to protect the witness’ or expert’s life and health, and to provide him or her with travel, meal and accommodation expenses, and the payable expenditures, conditions and time for their payment.

4. The requested Party shall serve the summons on the person concerned and notify the requesting Party his/her opinion.

Article 20

Protection of Summoned Witness and Expert

1. The summoned witness or expert appearing before the competent authorities of the requesting Party under the provisions of this agreement, shall not be investigated, prosecuted, tried, detained or subject to any other restriction of his personal liberty in the territory of that requesting Party in respect of criminal acts or convictions prior to his or her departure from the territory of the requested Party. Nor may such person be prosecuted, detained or punished in connection with his or her truthful testimony or expert evidence.

2. The protection under paragraph 1 of this Article shall terminate after 15 days from the date when the witness or expert is officially informed in writing by the competent authority of the requesting Party that his or her presence is no longer required, but he or she fails to leave or has returned to the territory of the requesting Party. Such 15 day period shall not include the time during which the witness or expert is unable to leave the territory of the requesting Party for reasons beyond his or her control.

3. The witness or expert who travels to the territory of the requesting Party according to the summons of the competent authorities under Article 19 of this agreement shall be reimbursed by summoning competent authorities with respect to expenses for travel, meal and accommodation as well as salary during his or her leave from work. In addition, the expert shall also be paid for his or her expert works. If the summoned person requests for advance money to cover his or her expenses, the requesting Party shall pay the person an advance sum for the person's expenses.

4. The witness or expert who has received a summon, may refuse to comply with it. The requested Party shall not take any compulsory measure to force the summoned person to comply with the summons.

5. The requesting Party shall facilitate the witness’ or expert’s entry to and stay in the territory of the requesting Party in accordance with its national law.

CHAPTER V

RECOGNITION AND ENFORCEMENT OF THE COMPETENT AUTHORITIES’ DECISIONS AND ARBITRAL AWARDS

Article 21

Recognition of the Competent Authorities’ Non-Property Decisions

1. A legally effective non-property judgment or decision in a family and marriage matter, which is made by a competent court of either Party and neither require enforcement nor face any claim for non-recognition before the court of the other Party, shall be recognized in the territory of the other Party without any additional special procedure, except the following cases:

a) Prior to making such judgment or decision, the court of the other Party had made a judgment or decision on the same matter, which had already become effective; or

b) The courts of the other Party have exclusive jurisdiction over the same matter under the national law of the other Party.

2. Paragraph 1 of this Article shall apply to non-property decision on personal status, marriage and family of other competent authorities of either Party.

Article 22

Recognition and Enforcement of the Other Competent Authorities’ Decisions

Notwithstanding Article 21, a Party shall recognize and enforce, in accordance with the provisions of this agreement, in its territory the following legally effective decisions of the competent authorities of the other Party:

1. Court judgments and decisions in civil matters as stipulated in this agreement;

2. Civil part in criminal and/or administrative court judgments, decisions;

3. Decisions relating to personal status, marriage and family of competent authorities.

Article 23

Conditions for Recognition and Enforcement of the Competent Authorities’ Decisions

The competent authorities’ decisions stipulated in Article 22 of this agreement shall be recognized and enforced when all the following conditions are met:

1. The authority of the Party, where the decision was made, has jurisdiction over subject-matters, according to the national law of the requested Party;

2. The judgment debtors or their legal representatives have been duly summoned or they have been served the documents of the competent authority in a sufficient time to execute the right of self-defense, according to the national law of the requesting Party;

3. The decisions have entered into legal effect and the statutes of limitation for execution of such judgments or decisions have not expired, according to the national law of the requesting Party;

4. There has not been a legally effective decision on the same case that has been made by the competent authority of the requested Party; or there is no decision by the competent authority of a third country, which has been recognized for enforcement by the court of the requested Party; or the court of the requested Party has not accepted the case before the court of the requesting Party accepts the case.

5. The recognition and enforcement of the competent authorities’ decisions shall not contradict the fundamental principles of the law of the requested Party.

Article 24

Application for Recognition and Enforcement of the Competent Authorities’ Decisions

1. An application for recognition and enforcement of the competent authorities’ decision shall be sent by a related person or his/her legal representative to the competent Court of the requested Party under the law of the requested Party.

2. The application shall contain the following information:

a) name and address of the applicant and, the name and address of the legal representative of the applicant (if any);

b) name and address of the opposing party and, the name and address of the legal representative of the opposing party (if any);

c) information related to the property of the opposing party in the territory of the Party in which enforcement is sought (if any) ; and

d) additional information that can facilitate making the decision on recognition and enforcement.

3. Attached to the application, the following documents shall be provided by the applicant:

a) A duly notarized or certified copy of the decision;

b) Documents of the competent authorities of the requesting Party verifying that the decision has taken effect, the statute of limitations for execution of such decision has not expired and such decision should be enforced in the requested Party, unless such decision has shown clearly those information.

c) Certificate of service of decision or other equivalent documents;

d) A certified copy of documents to prove that the judgment debtors or their legal representatives have been duly summoned to the trial where the decision is rendered by default if the decision has not shown clearly those information;

e) Other documents as provided for by the national law of the requested Party.

Article 25

Procedures for Recognition and Enforcement of the Competent Authorities’ Decisions

1. Procedures for recognition and enforcement of the competent authorities’ decisions shall be subject to the national law of the requested Party.

2. When considering the recognition and enforcement, the competent authorities of the requested Party shall not redecide the case in question.

3. If the competent authorities of the requesting Party send through their Central Authority a written request to postpone or terminate the recognition and enforcement of the decisions, the competent authorities of the requested Party shall postpone or terminate the recognition and enforcement of such decisions.

Article 26

Effects of Recognition and Enforcement of the Competent Authorities’ Decisions

Competent authorities’ decisions of either Party, which have been recognized and enforced by the courts of the other Party shall have the same legal effects as those rendered by the competent authorities of the other Party.

Article 27

Recognition and Enforcement of the Arbitral Awards

A Party shall recognize and enforce the arbitral awards rendered in the territory of the other Party in accordance with the Convention on the Recognition and Enforcement of Foreign Arbitral Awards concluded in New York on June 10, 1958 and in accordance with the law of the concerned Party.

CHAPTER VI

OTHER REQUESTS FOR MUTUAL JUDICIAL ASSISTANCE

Article 28

Transfer of Documents, Objects and Currencies

Transfer of documents, objects and currencies relating to mutual judicial assistance request from the territory of either Party to the territory of the other Party under this agreement shall be in accordance with the national law of the transferring Party that regulates the transfer of documents, currencies and objects abroad.

Article 29

Exchange of Legal Information and Documents

1. A Party, upon the request of the other Party, shall provide the other Party with information on its legal normative documents relating to the civil matters, mutual judicial assistance in civil matters and other related publicly available documents of the competent authorities of the requested Party.

2. The request to provide information shall contain the name of requesting authority and purposes of the request.

Article 30

Transfer of Civil Status Documents

1. Upon request, the requested Party shall transfer civil status documents, competent authorities’ decisions or their extracts or excerpts and other necessary documents regarding civil status of the nationals of either Party for the purposes specified in the request to the requesting Party.

2. The requested Party shall provide documents in its own language or in English.

3. The requesting Party shall not use documents for any purpose other than the purpose specified in the request and ensure that the documents must be protected against loss, unlawful access, use, disclosure or misuse.

4. The request and transfer of documents mentioned in paragraph 1 of this Article shall be carried out through the channels of communication as provided for in Article 6 of this agreement.

Article 31

Other Requests for Mutual Judicial Assistance

1. This agreement shall not prevent or limit a Party to execute other requests for mutual judicial assistance from the other Party if the national law of the requested Party allows such execution, provided that such requests are not contrary to this agreement.

2. Mutual judicial assistance in civil matters which is not provided for in this agreement may be executed in accordance with the national law on mutual judicial assistance of the requested Party.

CHAPTER VII

MISCELLANEOUS PROVISIONS

Article 32

Relations with Other International Treaties

This agreement shall not affect the rights and obligations of the Parties arising from any other international treaty to which both Parties are members.

Article 33

Settlement of Disagreement

Any disagreement arising from or relating to the interpretation, application or implementation of this agreement shall be resolved by amicable consultations between the Central Authorities of the Parties or diplomatic channels.

Article 34

Implementation

1. After this agreement enters into force, the Central Authorities of the Parties shall designate the contact person and inform the other Party.

2. The Parties shall ensure the exchange of views and opinions on the implementation of this agreement within the existing cooperation framework between the Parties.

3. A review and assessment of the implementation of the Agreement shall be undertaken by the Parties for every three (03) years or when both Parties agree.

Article 35

Ratification and Entry into Force

1. This agreement shall be ratified in accordance with provisions of the law of each Party. This agreement shall enter into force on the thirtieth (30th) day after the date of receipt of the last notification whereby the Parties notify each other in writing, through diplomatic channels, that the ratification has been completed.

2. Upon the entry into force of the Agreement, Articles 1 to 16 of the Agreement on Mutual Judicial Assistance in Civil and Criminal matters between the Socialist Republic of Viet Nam and the Lao People’s Democratic Republic signed on 06/7/1998 (the 1998 Agreement) shall not apply to requests for mutual judicial assistance in civil matters made after the date of entry into force of this agreement; Articles 17 to 53 of the 1998 Agreement shall cease to have effect. The 1998 Agreement shall apply to requests for mutual judicial assistance made before the date of entry into force of this agreement.

3. This agreement shall terminate after six (06) months from the date that one Party receives the written notice of the other Party about the latter’s intention on termination of the Agreement through diplomatic channels.

4. In case of termination of this agreement, any requests for mutual judicial assistance in civil matters received prior to the termination of this agreement shall continue to be processed in accordance with the provisions of this agreement.

Article 36

Supplement and Amendment

This agreement may be supplemented or amended through written consent by the Parties, Any supplement to or amendment of this agreement shall be subject to procedures stipulated by the law of each Party.

Any supplement or amendment shall become an integral part of this agreement.

Article 37

Final Provisions

This agreement was made in Vientiane on the 11 January 2023, in duplicate, in the Vietnamese, Lao and English languages; all texts being equally authentic. In case of any conflict or different interpretation, the English text shall prevail.

In witness whereof the undersigned, being duly authorized, have signed this agreement.

FOR THE SOCIALIST REPUBLIC
OF VIET NAM




LE THANH LONG
Minister of Justice

FOR THE LAO PEOPLE’S
DEMOCRATIC REPUBLIC




Phayvy SYBOUANLYPHA
Minister of Justice

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông báo 51/2023/TB-LPQT ngày 11/01/2023 hiệu lực của Hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự giữa Việt Nam - Lào

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


672

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.133.138
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!