ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2613/QĐ-UBND
|
Hưng Yên, ngày 06
tháng 12 năm 2023
|
QUYẾT ĐỊNH
CHIẾN
LƯỢC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC TỈNH HƯNG YÊN ĐẾN NĂM 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19/6/2015; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật
Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Phòng, chống tham nhũng ngày
20/11/2018;
Căn cứ Nghị quyết số 168/NQ-CP ngày 11/10/2023 của
Chính phủ;
Theo đề nghị của Chánh Thanh tra tỉnh tại Tờ
trình số 28/TTr-TTT ngày 21/11/2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Chiến lược
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Hưng Yên đến năm 2030.
Điều 2. Quyết định này có
hiệu lực thi hành từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh văn phòng Ủy
ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
các huyện, thị xã, thành phố, Thủ trưởng các tổ chức, đơn vị có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Thường trực tỉnh ủy;
- Thanh tra Chính phủ;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Ủy ban Kiểm tra tỉnh ủy;
- Ban Nội chính Tỉnh ủy
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh;
- Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh;
- Tòa án nhân dân tỉnh;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- Lưu VT, CVNCD.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Trần Quốc Văn
|
CHIẾN
LƯỢC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC TỈNH HƯNG YÊN ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định
số 2613/QĐ-UBND ngày 06/12/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
I. BỐI CẢNH
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy,
HĐND, sự chỉ đạo điều hành quyết liệt của UBND tỉnh; phát huy truyền thống và sức
mạnh đại đoàn kết toàn dân, Đảng bộ và nhân dân Hưng Yên đã xây dựng được một nền
tảng kinh tế - xã hội đồng bộ, diện mạo có sự chuyển biến tích cực, toàn diện
và sâu sắc. Quốc phòng, an ninh được giữ vững và tăng cường. Trật tự, an toàn
xã hội được bảo đảm. Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, lãnh
đạo chỉ đạo về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực như: Chỉ thị số
25-CT/TU ngày 14/3/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong tình hình mới”;
Chỉ thị số 42-KH/CT ngày 25/12/2022 của Tỉnh ủy về định kỳ chuyển đổi vị trí
công tác theo Luật PCTN 2018; Kế hoạch số 118/KH-UBND ngày 18/9/2019 của UBND tỉnh
về việc thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng,
chống tham nhũng giai đoạn 2019 - 2021”; Chỉ thị số 12/CT-UBND ngày 19/9/2019 của
Chủ tịch UBND tỉnh về việc tăng cường, xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng
nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc;
Kế hoạch số 104/KH-UBND ngày 02/7/2021 về việc thực hiện Quyết định 695/QĐ-TTg
ngày 10/5/2021 của Chính phủ Đề án “Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả giám
sát, kiểm tra, thanh tra nhằm phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp
luật, tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong doanh nghiệp nhà nước”...Qua đó Công
tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã đạt được nhiều kết quả quan
trọng, tạo chuyển biến mạnh mẽ, có bước đột phá, gắn kết chặt chẽ giữa
"xây" và "chống", có hiệu quả, ngày càng đi vào chiều sâu,
góp phần kiềm chế, ngăn chặn tình trạng tham nhũng, tiêu cực, được cán bộ, đảng
viên và Nhân dân đồng tình hưởng ứng, đánh giá cao.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phòng, chống
tham nhũng, tiêu cực vẫn còn có những tồn tại, hạn chế như: một số cơ quan, đơn
vị chưa có sự chuyển biến rõ nét trong phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham
nhũng, tiêu cực; tham nhũng, tiêu cực còn diễn ra trên một số lĩnh vực như đất
đai, tài nguyên, tín dụng, ngân hàng... và các lĩnh vực thực thi pháp luật liên
quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp. Nguyên nhân chủ yếu là do cơ chế quản
lý nhà nước trên một số lĩnh vực còn hạn chế, bất cập; việc thực thi pháp luật
chưa nghiêm, kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực chưa đủ sức răn đe;
tổ chức bộ máy còn chồng chéo, chưa tinh gọn, hoạt động chưa hiệu quả; một bộ
phận cán bộ, công chức, viên chức suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống; sự tham gia của xã hội trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực còn hạn chế.
II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU
1. Quan điểm
a) Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là nhiệm vụ
quan trọng của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng,
được tiến hành mạnh mẽ, kiên quyết, kiên trì, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm,
không có vùng cấm, không có ngoại lệ; lấy phòng ngừa là cơ bản, lâu dài; phát
hiện, xử lý là quan trọng, cấp bách, đột phá; kết hợp chặt chẽ giữa phòng ngừa,
phát hiện, xử lý và sử dụng đồng bộ các biện pháp chính trị, tư tưởng, tổ chức,
hành chính, kinh tế, hình sự;
b) Gắn phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với xây dựng,
chỉnh đốn Đảng, kiểm soát quyền lực nhà nước, ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về
tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, củng cố niềm tin của Nhân dân.
c) Tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm tốt về phòng,
chống tham nhũng.
2. Mục tiêu
a) Mục tiêu chung:
Ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực, góp phần
xây dựng xã hội dân chủ, kỷ cương, liêm chính; giữ vững ổn định chính trị, phát
triển kinh tế - xã hội.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Khắc phục những sơ hở, bất cập trong chính sách,
pháp luật trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội nhất là những lĩnh vực dễ phát
sinh tham nhũng, tiêu cực;
- Xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu
lực, hiệu quả; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, kỷ cương,
liêm chính;
- Tăng cường các biện pháp phòng ngừa; kịp thời
phát hiện, xử lý nghiêm minh mọi hành vi tham nhũng, tiêu cực, thu hồi triệt để
tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát;
- Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh
và các tổ chức thành viên, các cơ quan báo chí, truyền thông; huy động sự tham
gia của cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân trong phòng, chống tham nhũng, tiêu
cực.
III. CÁC NHÓM NHIỆM VỤ, GIẢI
PHÁP
1. Hoàn thiện chính sách, pháp luật trên các lĩnh vực
quản lý kinh tế - xã hội và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
a) Tham gia rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện
pháp luật về quản lý kinh tế - xã hội và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
trong khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước, tập trung vào những lĩnh vực
dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực như: tổ chức cán bộ; quản lý tài chính, ngân
sách, tài sản công, quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, đầu tư, xây dựng,
đấu thầu, đấu giá; đất đai, tài nguyên, khoáng sản; tín dụng, ngân hàng; thuế, hải
quan và các lĩnh vực khác liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp;
b) Tham gia hoàn thiện pháp luật về ban hành chính
sách, pháp luật; tăng cường công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong
quá trình ban hành, sửa đổi, bổ sung, thu hồi, đình chỉ, gia hạn, bãi bỏ, tổ chức
thực hiện các quyết định hành chính;
c) Khắc phục triệt để những hạn chế, bất cập trong
cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật được phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm
tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; quy định rõ trách nhiệm
của các cơ quan, tổ chức, đơn vị và người đứng đầu trong việc tổ chức thực hiện;
d) Tham gia rà soát, cụ thể hóa quy định về trách
nhiệm thủ trưởng các cấp, các ngành và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị
trong tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở địa
phương, ngành, lĩnh vực, cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.
đ) Đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải
cách thủ tục hành chính; xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống Chính quyền điện
tử, Chính quyền số; tăng cường ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào hoạt
động quản trị nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội theo hướng công khai, minh bạch,
thân thiện, dễ tiếp cận, dễ thực hiện tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp,
người dân góp phần nâng cao hiệu quả quản lý; tăng cường minh bạch tài chính và
thanh toán không dùng tiền mặt;
e) Đẩy mạnh công khai và minh bạch trong hoạt động
của các cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định của pháp luật, nhất là trong các
lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ
chức, cá nhân khi tham gia vào quy trình ra quyết định và giám sát hoạt động của
các cơ quan hành chính nhà nước.
2. Kiện toàn tổ chức bộ máy nhà nước, hoàn thiện chế
độ công vụ, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức liêm chính; nâng cao
hiệu quả thực thi pháp luật
a) Rà soát, tinh gọn bộ máy hành chính nhà nước các
cấp; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, quy định cụ thể, rõ ràng, khoa học chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cấp quản lý đảm bảo minh bạch và trách nhiệm
cao, có cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát hiệu quả;
b) Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
chuyên nghiệp, kỷ cương, liêm chính, đủ năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ;
c) Thực hiện cơ chế khuyến khích và bảo vệ cán bộ
năng động, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách
nhiệm vì lợi ích chung; chấn chỉnh, khắc phục ngay những biểu hiện đùn đẩy, né
tránh, làm việc cầm chừng, sợ sai không dám làm trong một bộ phận cán bộ, đảng
viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp;
d) Nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật gắn với việc
kiểm soát chặt chẽ quyền lực nhà nước, kiểm soát xung đột lợi ích, kiểm soát
tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; đề cao trách nhiệm của người
đứng đầu trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực;
đ) Tham gia góp ý việc đổi mới chính sách tiền
lương đối với công chức, viên chức, chế độ công vụ, đảm bảo cho đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức có thu nhập hợp lý, ổn định cuộc sống, yên tâm công tác;
tăng cường kiểm soát việc thực hiện chế độ, định mức, tiêu chuẩn trong hoạt động
của các cơ quan, tổ chức, đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước;
e) Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám
sát và xử lý nghiêm đối với người vi phạm trong việc thực thi nhiệm vụ, công vụ,
đạo đức lối sống của cán bộ công chức, viên chức. Kiên quyết đưa ra khỏi bộ máy
nhà nước những cán bộ, công chức, viên chức suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo
đức lối sống, không hoàn thành nhiệm vụ công vụ;
3. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh
tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án
a) Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn, quy trình nghiệp vụ của các cơ quan kiểm tra, giám sát,
thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, đảm bảo hoạt động hiệu lực,
hiệu quả, không chồng chéo;
b) Tăng cường chế độ trách nhiệm, đẩy mạnh phòng,
chống tham nhũng, tiêu cực trong các cơ quan, đơn vị có chức năng phòng, chống
tham nhũng, tiêu cực, nhất là các cơ quan, đơn vị chuyên trách;
c) Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống
cho đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; có chính
sách đãi ngộ hợp lý đảm bảo cho những người làm công tác phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực yên tâm công tác, vững vàng trong thực hiện nhiệm vụ;
d) Thực hiện các quy định bảo đảm cho việc thu hồi,
tịch thu triệt để tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát do tham nhũng, tiêu cực;
xây dựng, khai thác có hiệu quả cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản,
thu nhập của người có chức vụ quyền hạn, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý
hành vi tham nhũng, hành vi tẩu tán tài sản;
đ) Thực hiện chuyển đổi số và đẩy mạnh việc ứng dụng
công nghệ thông tin, công nghệ số trong các hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh
tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;
e) Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan kiểm
tra, giám sát, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trong phòng ngừa,
phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực và thu hồi tài sản.
4. Nâng cao nhận thức, phát huy vai trò và trách
nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
a) Đổi mới, nâng cao hiệu quả các phương thức tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; đưa
nội dung phòng, chống tham nhũng, tiêu cực vào chương trình giáo dục, đào tạo,
bồi dưỡng; tạo điều kiện để Nhân dân tích cực, chủ động tham gia vào công tác
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nhằm từng bước xây dựng và hình thành văn hóa
liêm chính trong xã hội;
b) Cung cấp thông tin kịp thời, chính xác về công
tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, những vụ việc tham nhũng, tiêu cực, nhất
là những vụ việc được dư luận quan tâm cho các cơ quan báo chí để tuyên truyền
kết quả phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; phát hiện và nhân rộng nhân tố tích
cực, điển hình tiên tiến, sáng kiến, cách làm hay trong phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực;
c) Tăng cường vai trò, trách nhiệm giám sát, phản
biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên, các tổ
chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội
ngành nghề, báo chí trong quá trình xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật về
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật,
vận động hội viên, đoàn viên, Nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật về
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực;
d) Xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức,
đơn vị và người đứng đầu trong việc tiếp nhận, xử lý, giải quyết phản ánh, báo
cáo, tố cáo về hành vi tham nhũng, tiêu cực và công tác phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực; thực hiện khen thưởng, bảo vệ người phản ánh, báo cáo, tố cáo
hành vi tham nhũng, tiêu cực và xử lý nghiêm cá nhân cố ý phản ánh, báo cáo, tố
cáo sai sự thật để vu khống, gây rối, làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật
tự an toàn xã hội, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể,
cá nhân;
đ) Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp, cộng đồng
doanh nghiệp xây dựng, thực hiện văn hóa liêm chính trong kinh doanh, phối hợp
chặt chẽ với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong phòng ngừa, phát hiện, xử
lý kịp thời hành vi tham nhũng, tiêu cực, nhất là trong khu vực ngoài nhà nước
và các hành vi nhũng nhiễu, đòi hối lộ của cán bộ, công chức, viên chức.
IV. LỘ TRÌNH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Lộ trình thực hiện
Chiến lược phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến
năm 2030 được thực hiện theo hai giai đoạn:
a) Giai đoạn thứ nhất (từ năm 2023 đến năm 2026)
- Trong giai đoạn này tổ chức thực hiện đồng bộ các
nhiệm vụ, giải pháp, trong đó tập trung tham gia góp ý sửa đổi, bổ sung khắc phục
những sơ hở bất cập của pháp luật về quản lý kinh tế - xã hội và phòng, chống
tham nhũng, tiêu cực để đề xuất các nhiệm vụ cụ thể trong chương trình xây dựng
luật, pháp lệnh của Quốc hội; chú trọng nâng cao năng lực, hiệu quả trong phòng
ngừa, phát hiện, xử lý các hành vi tham nhũng, tiêu cực.
- Hoàn thành các nhiệm vụ cụ thể trong giai đoạn
2023 - 2026 (có Kế hoạch kèm theo) và sơ kết việc thực hiện vào năm 2026.
b) Giai đoạn thứ 2 (từ năm 2026 đến năm 2030)
- Phát huy những kết quả đã đạt được trong giai đoạn
thứ nhất. Trên cơ sở sơ kết, căn cứ yêu cầu của công tác phòng, chống tham
nhũng và tình hình thực tiễn xây dựng Kế hoạch cụ thể để thực hiện Chiến lược
giai đoạn 2026 - 2030 và đẩy mạnh thực hiện toàn diện các nhóm nhiệm vụ, giải
pháp nhằm hoàn thành các mục tiêu của Chiến lược.
- Tổng kết việc thực hiện Chiến lược vào năm 2031.
2. Tổ chức thực hiện
a) Các sở, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức, đơn
vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể tổ
chức thực hiện Chiến lược và các nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch thực hiện
Chiến lược.
b) Giao Thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ
quan, tổ chức liên quan tham mưu giúp UBND tỉnh triển khai, đôn đốc, kiểm tra
việc thực hiện Chiến lược; chủ động theo dõi, đánh giá, báo cáo tình hình thực
hiện Chiến lược hằng năm, đề xuất sơ kết, tổng kết việc thực hiện Chiến lược./.