ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2268/QĐ-UBND
|
Yên Bái, ngày 15
tháng 11 năm 2024
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ CƠ QUAN HÀNH CHÍNH
NHÀ NƯỚC THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA THANH TRA TỈNH YÊN BÁI
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11
năm 2019;
Căn cứ Quyết định số
1085/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch
rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà
nước giai đoạn 2022-2025;
Theo đề nghị của Chánh Thanh
tra tỉnh Yên Bái tại Tờ trình số 23/TTr-TTr ngày 11 tháng 11 năm 2024
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Công bố kèm theo Quyết định này 05 thủ tục hành chính nội bộ giữa các cơ quan
hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Thanh tra tỉnh Yên Bái.
Điều 2.
Giao Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh (Cổng thông tin điện tử tỉnh) chủ
trì, phối hợp với Thanh tra tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện cập
nhật, công khai các thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống cơ quan hành chính
Nhà nước đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành trên Cổng thông tin điện
tử tỉnh.
Điều 3. Quyết
định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân
tỉnh, Chánh Thanh tra tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân
dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Cục KSTTHC (VPCP);
- Như Điều 3;
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Phó CT UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc;
- Phó Chánh VP UBND tỉnh (NC);
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, NC.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Ngô Hạnh Phúc
|
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
NỘI BỘ TRONG HỆ THỐNG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC THUỘC
PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA THANH TRA TỈNH YÊN BÁI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2268/QĐ-UBND ngày 15 tháng 11 năm 2024 của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái)
PHẦN I.
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
STT
|
Tên thủ tục hành chính
|
Lĩnh vực
|
Cơ quan thực hiện
|
1
|
Ban hành kế hoạch đánh giá
công tác phòng, chống tham nhũng
|
Phòng, chống tham nhũng
|
Ủy ban nhân dân tỉnh
|
2
|
Ban hành kế hoạch xác minh
tài sản, thu nhập hằng năm (sau khi được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt nội
dung kế hoạch)
|
Phòng, chống tham nhũng
|
Thanh tra tỉnh
|
3
|
Cung cấp thông tin về tài sản,
thu nhập
|
Phòng, chống tham nhũng
|
Cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; cán bộ,
công chức, viên chức được yêu cầu
|
4
|
Ban hành kết luận xác minh
tài sản, thu nhập theo quyết định xác minh tài sản, thu nhập của cơ quan kiểm
soát tài sản, thu nhập; công khai kết luận xác minh
|
Phòng, chống tham nhũng
|
Thanh tra tỉnh
|
5
|
Kê khai tài sản, thu nhập và
công khai bản kê khai tài sản, thu nhập
|
Phòng, chống tham nhũng
|
Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức ở cấp tỉnh, cấp
huyện, cấp xã
|
PHẦN II
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ
1. Thủ tục:
Ban hành Kế hoạch đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng
- Trình tự thực hiện:
Bước 1: Hằng năm, căn cứ
vào kế hoạch và quyết định ban hành “Bộ Chỉ số đánh giá và tài liệu hướng dẫn
đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng cấp tỉnh” của Thanh tra Chính phủ,
Ủy ban nhân dân tỉnh giao Thanh tra tỉnh tham mưu thực hiện.
Bước 2: Căn cứ vào “Bộ
Chỉ số đánh giá và tài liệu hướng dẫn đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng
cấp tỉnh” của Thanh tra Chính phủ, Thanh tra tỉnh dự thảo kế hoạch đánh giá
công tác phòng, chống tham nhũng và trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
Bước 3: Ủy ban nhân dân
tỉnh ban hành Kế hoạch đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng.
- Cách thức thực hiện: Trực
tuyến (trên phần mềm quản lý văn bản).
- Thành phần, số lượng hồ
sơ:
a) Thành phần hồ sơ: Không quy
định.
b) Số lượng hồ sơ: Không quy định.
- Thời hạn giải quyết: Không
quy định.
- Đối tượng thực hiện:
Thanh tra tỉnh.
- Cơ quan giải quyết thủ tục
hành chính:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết
định: Ủy ban nhân dân tỉnh.
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện:
Thanh tra tỉnh.
+ Cơ quan phối hợp:
Không.
- Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Kế hoạch đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng của Uỷ ban
nhân dân tỉnh.
- Phí, lệ phí: Không.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Không.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện
thủ tục hành chính: Kế hoạch và Quyết định ban hành “Bộ Chỉ số đánh giá
và tài liệu hướng dẫn đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng cấp tỉnh” của
Thanh tra Chính phủ.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính:
+ Luật Phòng, chống tham nhũng
năm 2018;
+ Nghị định số 59/2019/NĐ-CP
ngày 01/7/2019 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi
hành Luật Phòng, chống tham nhũng;
+ Nghị định số 134/2021/NĐ-CP
ngày 30/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019
2. Thủ tục:
Ban hành kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập hằng năm (sau khi được Chủ tịch
UBND tỉnh phê duyệt nội dung kế hoạch)
- Trình tự thực hiện
Bước 1: Trước ngày 31
tháng 01 hằng năm, căn cứ văn bản định hướng xây dựng kế hoạch xác minh của
Thanh tra Chính phủ, Chánh Thanh tra tỉnh xây dựng và trình Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh phê duyệt nội dung kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập.
Bước 2: Sau khi Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định phê duyệt nội dung kế hoạch xác minh;
Chánh Thanh tra tỉnh ban hành kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập.
Bước 3: Trong thời hạn
10 ngày kể từ ngày kế hoạch xác minh được ban hành, Thanh tra tỉnh tổ chức lựa
chọn ngẫu nhiên người được xác minh. Việc lựa chọn được thực hiện công khai bằng
hình thức bốc thăm hoặc sử dụng phần mềm máy tính. Số lượng người được lựa chọn
để xác minh ngẫu nhiên phải bảo đảm tối thiểu 10% số người có nghĩa vụ kê khai
hằng năm tại mỗi cơ quan được xác minh, trong đó có ít nhất 01 người là người đứng
đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Cách thức thực hiện: Trực
tiếp.
- Thành phần, số lượng hồ
sơ:
a) Thành phần hồ sơ: Không quy
định.
b) Số lượng hồ sơ: Không quy định.
- Thời hạn giải quyết: Không
quy định.
- Đối tượng thực hiện: Thanh
tra tỉnh.
- Cơ quan giải quyết thủ tục
hành chính:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết
định: Thanh tra tỉnh.
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện
TTHC: Thanh tra tỉnh.
+ Cơ quan phối hợp: Cơ
quan, tổ chức, đơn vị, địa phương.
- Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập được ban hành.
- Phí, lệ phí: Không.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện
thủ tục hành chính: Kế hoạch xác minh phải có các nội dung sau: Mục đích,
yêu cầu của kế hoạch xác minh; số lượng và tên cơ quan, đơn vị được xác minh; tổng
số người được xác minh, số lượng người được xác minh phân bổ theo cơ quan, tổ
chức, đơn vị trực thuộc; việc tổ chức thực hiện kế hoạch xác minh, người được
phân công chỉ đạo việc thực hiện, đơn vị được phân công tiến hành xác minh, nguồn
lực để thực hiện xác minh.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính:
+ Luật Phòng, chống tham nhũng
năm 2018;
+ Nghị định số 130/2020/NĐ-CP
ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức
vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
3. Thủ tục:
Cung cấp thông tin về tài sản, thu nhập
- Trình tự thực hiện
Bước 1: Người đứng đầu,
cấp phó của người đứng đầu Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập; Tổ trưởng Tổ
xác minh tài sản, thu nhập có văn bản yêu cầu cung cấp thông tin về tài sản,
thu nhập. Nội dung văn bản yêu cầu gồm có:
a) Mục đích, căn cứ yêu cầu
cung cấp thông tin;
b) Những thông tin cần được
cung cấp;
c) Thời hạn cung cấp thông tin;
d) Hướng dẫn việc cung cấp
thông tin bằng văn bản, thông điệp dữ liệu;
đ) Yêu cầu khác (nếu có).
Bước 2: Cơ quan, tổ chức,
đơn vị, cá nhân được yêu cầu cung cấp thông tin (sau đây gọi là người được yêu
cầu) tổ chức thực hiện, cung cấp thông tin theo yêu cầu và chịu trách nhiệm về
thông tin do mình cung cấp.
Bước 3: Trong thời hạn
05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu, người được yêu cầu phải thực hiện
yêu cầu cung cấp thông tin. Trong trường hợp thông tin được yêu cầu cung cấp là
thông tin phức tạp, không có sẵn thì thời hạn cung cấp thông tin là 15 ngày làm
việc kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trong trường hợp vì lý do khách quan không
thể cung cấp được thông tin hoặc cung cấp không đúng thời hạn thì người được
yêu cầu phải có văn bản đề nghị người yêu cầu xem xét, giải quyết.
- Cách thức thực hiện: Trực
tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính.
- Thành phần, số lượng hồ
sơ:
a) Thành phần hồ sơ: Không quy
định.
b) Số lượng hồ sơ: Không quy định.
- Thời hạn giải quyết: Không
quy định.
- Đối tượng thực hiện: Cơ
quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được yêu cầu cung cấp thông tin.
- Cơ quan giải quyết thủ tục
hành chính:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết
định: Người đứng đầu cơ quan kiểm soát tài sản thu nhập.
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện
TTHC: Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được yêu cầu cung cấp thông tin.
+ Cơ quan phối hợp:
Không.
- Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Thông tin về tài sản, thu nhập.
- Phí, lệ phí: Không.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện
thủ tục hành chính: Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu Cơ quan kiểm
soát tài sản, thu nhập; Tổ trưởng Tổ xác minh tài sản, thu nhập có văn bản yêu
cầu cung cấp thông tin về tài sản, thu nhập.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính:
+ Luật Phòng, chống tham nhũng
năm 2018;
+ Nghị định số 130/2020/NĐ-CP
ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức
vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
4. Thủ tục:
Ban hành Kết luận xác minh tài sản, thu nhập theo Quyết định xác minh tài sản,
thu nhập của Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập; công khai Kết luận xác minh
- Trình tự thực hiện
Bước 1:
- Ban hành kết luận xác minh:
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được Báo cáo kết quả xác minh tài sản,
thu nhập, người ra quyết định xác minh phải ban hành Kết luận xác minh tài sản,
thu nhập; trường hợp phức tạp thì thời hạn có thể kéo dài nhưng không quá 20
ngày.
- Kết luận xác minh tài sản,
thu nhập bao gồm các nội dung sau đây:
+ Tính trung thực, đầy đủ, rõ
ràng của việc kê khai tài sản, thu nhập;
+ Tính trung thực trong việc giải
trình về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm;
+ Kiến nghị người có thẩm quyền
xử lý vi phạm quy định của pháp luật về kiểm soát tài sản, thu nhập.
- Người ban hành Kết luận xác
minh tài sản, thu nhập phải chịu trách nhiệm về tính khách quan, trung thực của
Kết luận xác minh.
- Kết luận xác minh tài sản,
thu nhập phải được gửi cho người được xác minh và cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá
nhân yêu cầu, kiến nghị xác minh quy định tại Điều 42 của Luật PCTN.
Bước 2: Công khai kết luận
xác minh tài sản, thu nhập
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc
kể từ ngày ban hành Kết luận xác minh tài sản, thu nhập, người ra quyết định
xác minh tài sản, thu nhập có trách nhiệm công khai Kết luận xác minh.
+ Việc công khai Kết luận xác
minh tài sản, thu nhập được thực hiện như việc công khai bản kê khai quy định tại
Điều 39 Luật PCTN năm 2018.
- Cách thức thực hiện: Trực
tiếp.
- Thành phần, số lượng hồ
sơ:
a) Thành phần hồ sơ: Không quy
định.
b) Số lượng hồ sơ: Không quy định.
- Thời hạn giải quyết: Không
quá 115 ngày (trong đó thời hạn xác minh là 45 ngày, trường hợp phức tạp thì thời
hạn có thể kéo dài nhưng không quá 90 ngày; thời hạn ban hành kết luận là 10
ngày, trường hợp phức tạp có thể kéo dài nhưng không quá 20 ngày; thời hạn công
khai kết luận là 05 ngày làm việc)
- Đối tượng thực hiện: Cá
nhân.
- Cơ quan giải quyết thủ tục
hành chính:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết
định: Thanh tra tỉnh.
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện
TTHC: Tổ xác minh tài sản, thu nhập.
+ Cơ quan phối hợp: Cơ
quan, tổ chức, đơn vị có liên quan.
- Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Kết luận xác minh tài sản, thu nhập.
- Phí, lệ phí: Không.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện
thủ tục hành chính: Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập xác minh tài sản,
thu nhập khi có một trong các căn cứ sau đây:
+ Có dấu hiệu rõ ràng về việc
kê khai tài sản, thu nhập không trung thực;
+ Có biến động tăng về tài sản,
thu nhập từ 300.000.000 đồng trở lên so với tài sản, thu nhập đã kê khai lần liền
trước đó mà người có nghĩa vụ kê khai giải trình không hợp lý về nguồn gốc;
+ Có tố cáo về việc kê khai tài
sản, thu nhập không trung thực và đủ điều kiện thụ lý theo quy định của Luật Tố
cáo;
+ Thuộc trường hợp xác minh
theo kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập hàng năm đối với người có nghĩa vụ kê
khai được lựa chọn ngẫu nhiên;
+ Có yêu cầu hoặc kiến nghị của
cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền theo quy định tại Điều 42 của
Luật PCTN năm 2018.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính:
+ Luật Phòng, chống tham nhũng
năm 2018;
+ Nghị định số 130/2020/NĐ-CP
ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức
vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
5. Thủ tục:
Kê khai tài sản, thu nhập và công khai Bản kê khai tài sản, thu nhập
- Trình tự thực hiện
Bước 1: Lập danh sách
người có nghĩa vụ kê khai và hướng dẫn việc kê khai
+ Cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng
người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập (gọi tắt là người có nghĩa vụ kê
khai) lập danh sách người có nghĩa vụ kê khai được quy định tại Điều 34 Luật
Phòng chống tham nhũng năm 2018 (PCTN) và Điều 10 Nghị định 130/2020/NĐ-CP ngày
30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ,
quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
+ Cơ quan, tổ chức gửi mẫu Bản
kê khai tài sản, thu nhập theo mẫu quy định tại Nghị định 130/2020/NĐ-CP ngày
30/10/2020 của Chính phủ (sau đây gọi là Bản kê khai), hướng dẫn và yêu cầu người
có nghĩa vụ kê khai thực hiện việc kê khai tài sản, thu nhập.
Bước 2: Thực hiện việc
kê khai
Người có nghĩa vụ kê khai có
trách nhiệm kê khai theo mẫu (02 bản kê khai) và gửi về cơ quan, tổ chức nơi
mình làm việc. Tài sản, thu nhập phải kê khai (quy định tại Điều 35 Luật PCTN
năm 2018) bao gồm:
+ Quyền sử dụng đất, nhà ở,
công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền với đất, nhà ở, công trình xây dựng;
+ Kim khí quý, đá quý, tiền, giấy
tờ có giá và động sản khác mà mỗi tài sản có giá trị từ 50.000.000 đồng trở
lên;
+ Tài sản, tài khoản ở nước
ngoài;
+ Tổng thu nhập giữa 02 lần kê
khai.
Trường hợp bản kê khai không
đúng theo mẫu hoặc không đầy đủ về nội dung thì cơ quan, tổ chức, đơn vị yêu cầu
kê khai bổ sung hoặc kê khai lại. Thời hạn kê khai bổ sung hoặc kê khai lại là
07 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.
Bước 3: Tiếp nhận, quản
lý, bàn giao bản kê khai
Trong thời hạn 20 ngày kể từ
ngày nhận được bản kê khai, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng người có
nghĩa vụ kê khai rà soát, kiểm tra bản kê khai và bàn giao 01 bản kê khai cho
Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập có thẩm quyền quy định tại Điều 30 Luật
PCTN năm 2018.
Bước 4: Công khai bản kê
khai
+ Bản kê khai của người có
nghĩa vụ kê khai phải được công khai tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó
thường xuyên làm việc.
+ Bản kê khai của người dự kiến
được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại cơ quan, tổ chức, đơn vị phải
được công khai tại cuộc họp lấy phiếu tín nhiệm.
+ Bản kê khai của người ứng cử
đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phải được công khai
theo quy định của pháp luật về bầu cử.
+ Bản kê khai của người dự kiến
bầu, phê chuẩn tại Quốc hội, Hội đồng nhân dân phải được công khai với đại biểu
Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trước khi bầu, phê chuẩn. Thời điểm, hình
thức công khai được thực hiện theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
+ Bản kê khai của người dự kiến
bầu giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại doanh nghiệp nhà nước được công khai tại
cuộc họp lấy phiếu tín nhiệm khi tiến hành bổ nhiệm hoặc tại cuộc họp của Hội đồng
thành viên khi tiến hành bầu các chức vụ lãnh đạo, quản lý.
- Cách thức thực hiện: Trực
tiếp.
- Thành phần, số lượng hồ
sơ:
a) Thành phần hồ sơ: (1) Các
văn bản chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện việc kê khai; (2) Danh sách
đối tượng phải kê khai theo quy định; (3) Bản kê khai tài sản, thu nhập
của các đối tượng thuộc diện phải kê khai (02 bản); (4) Sổ theo dõi việc
giao, nhận Bản kê khai.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết:
Thời điểm hoàn thành kê khai
lần đầu:
+ Người đang giữ vị trí công
tác quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 34 Luật PCTN phải hoàn thành việc kê
khai trước ngày 31/3/2021 (theo hướng dẫn tại Công văn số 252/TTCP-C.IV ngày
19/02/2021 của Thanh tra Chính phủ về việc kiểm soát tài sản, thu nhập).
+ Người lần đầu giữ vị trí công
tác quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 34 Luật PCTN phải hoàn thành việc kê
khai chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày được tiếp nhận, tuyển dụng, bố trí vào vị
trí công tác.
Thời điểm hoàn thành kê khai
bổ sung: Khi người có nghĩa vụ kê khai có biến động về tài sản, thu nhập
trong năm có giá trị từ 300.000.000 đồng trở lên. Việc kê khai phải hoàn thành
trước ngày 31 tháng 12 của năm có biến động về tài sản, thu nhập.
Thời điểm hoàn thành kê khai
hằng năm: Hoàn thành việc kê khai trước ngày 31 tháng 12 hằng năm.
Thời điểm hoàn thành việc kê
khai phục vụ công tác cán bộ:
+ Người có nghĩa vụ kê khai quy
định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 34 Luật PCTN năm 2018 khi dự kiến bầu, phê
chuẩn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cử giữ chức vụ khác phải hoàn thành kê khai chậm
nhất là 10 ngày trước ngày dự kiến bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cử
giữ chức vụ khác;
+ Người có nghĩa vụ kê khai
(Người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân) quy định
tại khoản 4 Điều 34 của PCTN năm 2018, việc kê khai được thực hiện theo quy định
của pháp luật về bầu cử.
- Đối tượng thực hiện: Cơ
quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng người có nghĩa vụ kê khai; người có
nghĩa vụ phải kê khai.
- Cơ quan giải quyết thủ tục
hành chính:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết
định: Cơ quan, tổ chức, đơn vị ở cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện
TTHC: Cơ quan, tổ chức, đơn vị ở cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.
+ Cơ quan phối hợp:
Không.
- Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Bản kê khai tài sản, thu nhập.
- Phí, lệ phí: Không.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu
kê khai tài sản, thu nhập (Phụ lục I,
II) ban hành kèm theo Nghị định
số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện
thủ tục hành chính:
+ Người có nghĩa vụ kê khai phải
kê khai trung thực về tài sản, thu nhập, giải trình trung thực về nguồn gốc của
tài sản, thu nhập tăng thêm theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật PCTN năm
2018 và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai tài sản, thu nhập.
+ Việc kê khai lần đầu, kê khai
hằng năm, kê khai phục vụ công tác cán bộ được thực hiện theo Mẫu bản kê khai
và hướng dẫn tại Phụ lục I ban
hành kèm theo Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ.
+ Việc kê khai bổ sung được thực
hiện theo Mẫu bản kê khai và hướng dẫn tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định
số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính:
+ Luật Phòng, chống tham nhũng
năm 2018;
+ Nghị định số 130/2020/NĐ-CP
ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức
vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
+ Công văn số 252/TTCP-C.IV
ngày 19/02/2021 của Thanh tra Chính phủ về việc kiểm soát tài sản, thu nhập.