Kính gửi: Ủy ban nhân dân các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thực hiện Quyết định số 1675/QĐ-TTg ngày 29
tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tăng cường xử lý vi
phạm về quản lý, sử dụng đất đai giai đoạn đến 2020 (sau đây được gọi là Đề án
1675), Kế hoạch số 07/KH-BTNMT ngày 07 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về thực hiện Đề án và để việc thực hiện Đề án 1675 trong năm 2020
được đầy đủ, thống nhất trong cả nước và công tác tổng kết Đề án 1675 triển khai
nghiêm túc, hiệu quả, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị Ủy ban nhân dân các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo thực hiện các nội dung sau đây:
1.
Chỉ đạo thực hiện Đề án 1675 trong năm 2020 về các nội dung:
- Tiếp tục tổ chức
tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh về tình trạng vi phạm pháp luật đất đai
theo đúng quy định.
- Thực hiện thanh tra
việc chấp hành pháp luật đất đai trong việc quản lý, sử dụng đất trồng lúa
(trọng tâm là việc quản lý, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa;
việc thực hiện các quy định về điều kiện khi thu hồi đất, giao đất, cho thuê
đất, chuyển mục đích sử dụng từ đất trồng lúa sang mục đích khác; việc thực
hiện nghĩa vụ của người sử dụng đất có nguồn gốc từ đất trồng lúa) tại các cơ
quan nhà nước có liên quan ở cấp tỉnh và 05 huyện trực thuộc (nội dung thanh
tra chi tiết có phụ lục kèm theo); công khai kết quả thanh tra theo quy
định của pháp luật thanh tra.
- Theo dõi, đôn đốc,
kiểm tra việc thực hiện các kết luận thanh tra về đất đai đã ban hành trong năm
2019.
- Tổng hợp, báo cáo
về những tồn tại, vướng mắc phát hiện trong quá trình thanh tra, xử lý vi phạm
pháp luật đất đai và đề xuất hoàn thiện chính sách pháp luật đất đai.
2.
Chỉ đạo xây dựng báo cáo và tổ chức tổng kết thực hiện Đề án tại địa phương
(thời gian thực hiện trước tháng 12 năm 2020).
Kết quả thực hiện các
nội dung nêu tại Mục 1 của Công văn này và báo cáo kết quả tổng kết thực hiện
Đề án 1675 từ năm 2016 - 2020 tại địa phương được tổng hợp, báo cáo theo các Đề
cương, biểu mẫu gửi kèm Công văn này và gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường (qua
Tổng cục Quản lý đất đai, địa chỉ số 10 Tôn Thất Thuyết, quận Nam Từ Liêm,
thành phố Hà Nội; file số gửi theo địa chỉ email: pttdd@monre.gov.vn) trước
ngày 30 tháng 11 năm 2020 để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Tài nguyên và Môi
trường đề nghị Quý Ủy ban quan tâm chỉ đạo thực hiện./.
Nơi nhận:
-
Như trên;
- Bộ trưởng Trần Hồng Hà (để b/c);
- Sở TN&MT các tỉnh, TP trực thuộc TW (để th/h);
- Lưu: VT, TCQLĐĐ (VP, CKSQLSDĐ), Hs(AT130).
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Lê
Minh Ngân
|
UBND TỈNH, THÀNH
PHỐ
…………………….………..
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: /BC-…
|
...............,
ngày tháng năm 2020
|
ĐỀ
CƯƠNG BÁO CÁO TỔNG KẾT
Thực
hiện Đề án tăng cường xử lý vi phạm trong quản lý sử dụng đất đai giai đoạn đến
2020
(Theo Quyết định số
1675/QĐ-TTg ngày 29/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ)
I. Công tác tổ chức,
chỉ đạo thực hiện Đề án
- Việc ban hành các văn bản chỉ đạo triển
khai, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện Đề án (kể tên, số, ngày ký và trích yếu nội
dung các văn bản đã ban hành);
- Phân công nhiệm vụ cho các ngành, các cấp
thực hiện từng nội dung của Đề án (trong đó nêu rõ đơn vị chủ trì, đơn vị phối
hợp); cơ quan (số lượng và thành phần) tham gia thực hiện thanh tra ở từng cấp;
- Các hoạt động kiểm tra hướng dẫn, chỉ đạo
khác trong quá trình thực hiện;
- Việc xây dựng, phê duyệt dự toán kinh phí
thực hiện Đề án (trong đó cần nêu: Tổng kinh phí được duyệt cho việc thực hiện
Đề án; kinh phí cụ thể cho từng nhiệm vụ thanh tra hàng năm).
II. Kết quả thực hiện
các nội dung Đề án
1. Tăng cường năng
lực cho cơ quan thanh tra chuyên ngành về đất đai
a) Tăng cường năng lực cán bộ:
- Số lượng công chức được tăng cường (kể cả
tuyển dụng hay được điều động);
- Số lượng công chức được đào tạo về nghiệp
vụ thanh tra;
- Tổng số lần tập huấn về chính sách, pháp
luật đất đai cho công chức thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành về đất đai
của từng cấp tỉnh, huyện kể từ khi triển khai Đề án.
b) Về mua sắm trang thiết bị:
- Tống số thiết bị mua sắm phục vụ các đoàn
thanh tra;
- Tổng số thiết bị chuyên dùng và phần mềm
phục vụ công tác tiếp nhận, tổng hợp, thao dõi xử lý thông tin phản ánh của tổ
chức, cá nhân về tình hình vi phạm pháp luật đất đai.
2. Tổ chức tiếp nhận,
xử lý thông tin phản ánh về tình trạng vi phạm pháp luật đất đai
a) Kết quả tiếp nhận thông tin phản
ánh trong năm 2020
- Việc các cơ quan ở các cấp của địa phương
đã tổ chức tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh (các hình thức tiếp nhận thông
tin; việc bố trí cán bộ thường trực tiếp nhận, xử lý thông tin);
- Kết qủa tiếp nhận, xử lý thông tin phản
ánh: Tổng số thông tin phản ánh đã tiếp nhận (bao gồm các thông tin do Tổng
cục Quản lý đất đai gửi về và các thông tin do địa phương tiếp nhận; phân tích
nội dụng thông tin cần cụ thể có liên quan đến công tác quản lý về đất đai như:
có bao nhiêu thông tin liên quan đến công tác thu hồi, bồi thường, hỗ trợ tái
định cư; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; đăng ký, cấp giấy
chứng nhận; thực hiện thủ tục hành chính về đất đai; nội dụng thông tin cần cụ
thể có liên quan đến người sử dụng đất như: lấn, chiếm đất đai, tự ý chuyển mục
đích sử dụng đất, ….); số thông tin đã xử lý; số chưa xử lý;
- Kết quả kiểm tra, giải quyết của địa phương
cần nêu:
+ Tổng số trường hợp đã được giải quyết, số
trường hợp đang xem xét giải quyết, số trường hợp chưa xem xét giải quyết. Số
trường hợp đã xác định phản ánh đúng; phản ánh không đúng; phản ánh có một phần
đúng sai phạm;
+ Tổng số các đoàn thanh tra, kiểm tra đã
được thành lập để tổ chức xử lý thông tin phản ánh (nêu cụ thể số đoàn, số
thông tin phản ánh đã được thanh tra, kiểm tra);
+ Kết quả xử lý, kỷ luật cán bộ có sai phạm:
Tổng số cán bộ đã bị xử lý kỷ luật theo từng hình thức (khiển trách, cảnh cáo,
hạ bậc lương, cách chức, buộc thôi việc; số cán bộ bị xử lý hình sự).
b) Kết quả tiếp nhận, xử lý thông tin
phản ánh (05 năm) từ năm 2016 - 2020 (Báo cáo theo các nội dung nêu tại điểm a
nêu trên).
(Kết quả cụ thể tổng hợp theo Biểu
01/BC-ĐA1675-TK kèm theo)
3. Kết quả thực hiện
nội dung thanh tra
3.1. Năm
2016 và năm 2017: thực hiện thanh tra việc chấp hành pháp luật
trong quản lý đất đai của Ủy ban nhân dân các cấp huyện, xã và thanh tra việc
thực hiện thủ tục hành chính về đất đai của các cấp.
- Nêu tổng số cuộc
thanh tra đã thực hiện (số cuộc thanh tra đã ban hành kết luận thanh
tra); tổng số cơ quan quản lý nhà nước đã được thanh tra (trong đó nêu cụ thể
số cấp huyện và cấp xã);
- Tồn tại,
sai phạm đã phát hiện qua thanh tra (nêu cụ thể trong công tác thực hiện quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hồi, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; giao
đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; tài chính về đất đai; đăng ký,
cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; thực hiện thủ tục hành chính về đất đai);
- Tổng hợp
các kiến nghị xử lý sau thanh tra:
+ Xử lý về
đất đai: điều chỉnh, hủy bỏ các quyết định về thu hồi, bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; đăng ký, cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; bộ thủ tục hành chính về đất đai...;
+ Xử lý
tài chính về đất đai;
+ Xử lý về
kỷ luật cán bộ (bao nhiêu tổ chức, cá nhân);
+ Xử lý về
hình sự (bao nhiêu cá nhân).
- Tổng hợp
các kiến nghị về sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về đất đai qua thực hiện thanh
tra việc chấp hành pháp luật trong quản lý đất đai của Ủy ban nhân dân các cấp
huyện, xã
và thanh tra việc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai của các cấp.
(Kết quả cụ thể tổng hợp theo Biểu
02/BC-ĐA1675-TK kèm theo)
3.2. Năm 2018 và năm
2019: thanh
tra việc quản lý, sử dụng đất tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu
kinh tế
và
thanh tra việc quản lý, sử dụng đất tại các cơ sở sản xuất kinh doanh ngoài khu
công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế.
- Nêu tổng số cuộc
thanh tra đã thực hiện (số cuộc thanh tra đã ban hành kết luận thanh
tra); tổng số chủ đầu tư và dự án được thanh tra;
- Tồn tại,
sai phạm đã phát hiện qua thanh tra:
+ Đối với
cơ quan quản lý nhà nước: nêu cụ thể tồn tại, sai phạm trong công tác thực hiện
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hồi, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; tài chính về đất đai; đăng
ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
+ Đối với
người sử dụng đất: các sai phạm, tồn tại trong thực hiện các quyền và nghĩa vụ
của người sử dụng đất.
- Tổng hợp
các kiến nghị xử lý sau thanh tra:
+ Xử lý về
đất đai: (1) điều chỉnh, hủy bỏ các quyết định về thu hồi, bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; đăng ký,
cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; bộ thủ tục hành chính về đất đai; (2)
thu hồi đất; gia hạn tiến độ sử dụng đất; buộc thực hiện các thủ tục hành chính
về đất đai...
+ Xử lý
tài chính về đất đai;
+ Xử phạt
vi phạm hành chính về đất đai (số người sử dụng đất bị xử phạt; số tiền phạt);
+ Xử lý về
kỷ luật cán bộ (bao nhiêu tổ chức, cá nhân);
+ Xử lý về
hình sự (bao nhiêu cá nhân);
- Tổng hợp
các kiến nghị về sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về đất đai qua thực hiện
thanh tra việc quản lý, sử dụng đất tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp,
khu kinh tế
và
thanh tra việc quản lý, sử dụng đất tại các cơ sở sản xuất kinh doanh ngoài khu
công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế.
(Kết quả cụ thể tổng hợp theo Biểu
03/BC-ĐA1675-TK kèm theo)
3.3. Năm 2020: thanh tra
việc chấp hành pháp luật đất đai trong việc quản lý, sử dụng đất trồng lúa.
- Nêu tổng số cuộc
thanh tra đã thực hiện (số cuộc thanh tra đã ban hành kết luận thanh
tra); tổng số cơ quan quản lý nhà nước đã được thanh tra (trong đó nêu cụ thể:
tại cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã); tổng số người sử dụng đất trồng lúa được
thanh tra;
- Tồn tại,
sai phạm đã phát hiện qua thanh tra:
+ Đối với
cơ quan quản lý nhà nước: nêu cụ thể tồn tại, sai phạm trong công tác thực hiện
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử
dụng đất; tài chính về đất đai; đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
đối với đất trồng lúa;
+ Đối với
người sử dụng đất: các sai phạm, tồn tại trong thực hiện các quyền và nghĩa vụ
của người sử dụng đất lúa.
- Tổng hợp
các kiến nghị xử lý sau thanh tra:
+ Xử lý về
đất đai: (1) điều chỉnh, hủy bỏ các quyết định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; đăng ký, cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất; (2) thu hồi đất theo quy định tại Điều
64 của Luật Đất đai; (3) buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất; (4)
buộc thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai...
+ Xử lý
tài chính về đất đai;
+ Xử phạt
vi phạm hành chính về đất đai (số người sử dụng đất bị xử phạt; số tiền phạt);
+ Xử lý về
kỷ luật cán bộ (bao nhiêu tổ chức, cá nhân);
+ Xử lý về
hình sự (bao nhiêu cá nhân);
- Tổng hợp
các kiến nghị về sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về đất đai qua thực hiện
thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai trong việc quản lý, sử dụng đất
trồng lúa.
(Kết quả cụ thể tổng hợp theo Biểu
04/BC-ĐA1675-TK kèm theo)
4. Kết quả
kiểm tra, theo dõi thực hiện kết luận thanh tra
a) Kết quả kiểm tra,
theo dõi thực hiện kết luận thanh tra đã ban hành trong năm 2019
- Kết quả rút kinh nghiệm về những sai phạm
đã phát hiện cần nêu: Số lượng trường hợp sai phạm theo từng nội dung thanh tra
cụ thể đã được tổ chức rút kinh nghiệm chung trên phạm vi toàn tỉnh để không để
xảy sa sai phạm tương tự;
- Kết quả xử lý, khắc phục sai phạm, cần nêu:
+ Số lượng trường hợp sai phạm theo từng nội
dung cụ thể đã được xử lý, khắc phục xong trên tổng số trường hợp sai phạm đã
phát hiện cần xử lý khắc phục; tỷ lệ % hoàn thành.
+ Số lượng trường hợp sai phạm theo từng nội
dung cụ thể đang xử lý, khắc phục; tỷ lệ % thực hiện.
+ Số lượng trường hợp sai phạm theo từng nội
dung cụ thể chưa thực hiện xử lý, khắc phục; tỷ lệ % tồn tại.
- Kết quả xử lý về đất (nếu có): số trường
hợp và diện tích đất đã thu hồi; hoặc đã khôi phục lại tình trạng ban đầu hoặc
đã được gia hạn sử dụng đất trên tổng diện tích đề nghị xử lý theo kết luận
thanh tra.
- Kết quả xử lý về tài chính(nếu có), cần
nêu: số trường hợp và số tiền truy thu của người sử dụng đất; số trường hợp và
số tiền phải chi trả lại người sử dụng đất.
- Kết quả xử lý kỷ luật cán bộ: tổng số cán
bộ đã bị xử lý kỷ luật theo từng hình thức (khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc
lương, cách chức, buộc thôi việc); số cán bộ chuyển cơ quan công an điều
tra xem xét giải quyết.
a) Kết quả kiểm tra,
theo dõi thực hiện kết luận thanh tra trong 05 năm từ năm 2016 - 2020 (Báo cáo theo các nội
dung nêu tại điểm a nêu trên)
(Kết quả cụ thể tổng hợp theo Biểu
05/BC-ĐA1675-TK kèm theo)
III. Đánh giá tình
hình triển khai, kết quả thực hiện Đề án
a) Đánh
giá
- Đánh giá
cụ thể những mặt được và chưa được trong việc tổ chức chỉ đạo thực hiện các nội
dung của Đề án ở các cấp của địa phương (đã chỉ đạo đầy đủ hay chưa; việc phối
hợp giữa các cơ quan chuyên môn trong việc thực hiện Đề án như thế nào);
- Đánh giá
kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện nội dung tăng
cường năng lực cho cơ quan thanh tra chuyên ngành về đất đai (đánh giá cụ thể
việc tăng cường năng lực cán bộ và mua sắm trang thiết bị cho cơ quan thanh tra
chuyên ngành về đất đai);
- Đánh giá
kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế trong việc tiếp nhận, xử lý thông
tin phản ánh về tình trạng vi phạm pháp luật đất đai (nhấn mạnh việc thực hiện
có hiệu quả hay không);
- Đánh giá
về kết quả thực hiện thanh tra và xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai
khi thực hiện Đề án;
- Đánh giá
thực trạng tình hình chấp hành pháp luật đất đai của cơ quan quản lý và của
người sử dụng đất.
b) Nguyên
nhân của những tồn tại (chủ quan, khách quan).
c) Những
vướng mắc, tồn tại của văn bản quy phạm pháp luật đất đai đã được phát hiện qua
công tác thanh tra
IV. Đề
xuất, kiến nghị
1. Về hoàn
thiện chính sách, pháp luật (nội dung cần sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ)
- Đề xuất
hoàn thiện chính sách, pháp luật về đất đai đối với trách nhiệm quản lý nhà
nước về đất đai của Ủy ban nhân dân các cấp và biện pháp xử lý các tồn tại, sai
phạm;
- Đề xuất
hoàn thiện chính sách pháp luật trong công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành
về đất đai
- Đề xuất
hoàn thiện chính sách, pháp luật trong công tác quản lý, sử dụng đất đai khi
thực hiện các dự án khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế và các cơ sở
sản xuất kinh doanh ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế; trong
việc quản lý, sử dụng đất trồng lúa nhằm đảo bảo đủ diện tích đất trồng lúa và
an ninh lương thực của quốc gia.
2. Biện
pháp tăng cường hiệu lực và hiệu quả trong công tác thanh tra, kiểm tra và xử
lý vi phạm về đất đai trong thời gian tới.
3. Về các
kiến nghị khác.
Nơi nhận:
-
Bộ Tài nguyên và Môi trường (để b/c);
- Tổng cục Quản lý đất đai (để b/c);
-..........
|
UBND TỈNH, THÀNH
PHỐ.....
(Ký tên, đóng dấu)
|
NỘI
DUNG THANH TRA VIỆC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG LÚA THỰC HIỆN TRONG NĂM 2020
(Kèm theo Văn bản
số /BTNMT-TCQLĐĐ ngày tháng năm 2020 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường)
Thực hiện Đề án tăng cường xử lý
vi phạm pháp luật đất đai giai đoạn đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt tại Quyết định số 1675/QĐ-TTg ngày 29 tháng 8 năm 2016 và Kế hoạch số
07/KH-BTNMT ngày 7 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, theo đó
năm 2020, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các địa phương trong cả nước tập trung
thực hiện thanh tra chuyên đề việc chấp hành pháp luật đất đai trong việc quản
lý, sử dụng đất trồng lúa (trong đó, các địa phương tổ chức thanh tra tại các cơ quan nhà
nước có liên quan ở cấp tỉnh và 05 huyện trực thuộc
và tổng hợp báo cáo kết quả về Bộ Tài nguyên và Môi trường trước 30/11/2020).
Để các địa phương cùng thống nhất
thực hiện, bảo đảm chất lượng thanh tra, Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn
nội dung trọng tâm cần chú trọng thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai
trong việc quản lý, sử dụng đất trồng lúa như sau:
I. Quy
định việc quản lý, sử dụng đất đối với đất trồng lúa
Việc quản lý, sử dụng đất đối với
đất trồng lúa được quy định tại Điều 134 của Luật đất đai, Nghị
định số 43/2014/NĐ-CP, Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 04 năm 2015 (được sửa
đổi bổ sung tại Nghị định số 62/2019/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2019) của Chính
phủ; Thông tư số 17/2014/TT-BTNMT ngày 21 tháng 04 năm 2014 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường, Thông tư số 18/2016/TT-BTC ngày 21 tháng 01 năm 2016 của Bộ Tài
chính…, cụ thể như sau:
1. Quy
định về quản lý đối với đất trồng lúa
a) Đối với công tác lập, điều
chỉnh và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa:
- Việc lập, điều chỉnh và thực
hiện quy hoạch, kế hoạch đối với đất trồng lúa được thực hiện theo quy định tại
Chương IV của Luật Đất đai và các Điều 7, 8,
9 và 11 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ;
- Trách nhiệm kiểm tra, báo cáo
của cơ quan có thẩm quyền trong việc báo cáo thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất trồng lúa theo quy định tại Điều 50 của Luật Đất đai.
b) Việc xác định đất trồng lúa
cần quản lý theo quy định tại Điều 3 của Nghị định số
35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng
đất trồng lúa.
c) Chuyển
đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa (Điều 4, 6, 13 của Nghị
định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử
dụng đất trồng lúa, được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 62/2019/NĐ-CP), về điều
kiện chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm, trồng
cây lâu năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản:
“- Không
làm mất đi các điều kiện phù hợp để trồng lúa trở lại: Không làm biến dạng mặt
bằng, không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa; không làm hư hỏng công trình
giao thông, công trình thủy lợi phục vụ trồng lúa;
- Phù
hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây hàng
năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa của cấp xã
(sau đây gọi là kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa);
- Trường
hợp trồng lúa đồng thời kết hợp với nuôi trồng thủy sản, cho phép sử dụng tối
đa 20% diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng cho nuôi trồng thủy sản,
nhưng phục hồi lại được mặt bằng khi chuyển trở lại để trồng lúa;
- Chuyển
đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây lâu năm phải theo vùng, để
hình thành các vùng sản xuất tập trung và khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng sẵn
có; phù hợp với định hướng hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông
nghiệp của địa phương;
- Trường
hợp trồng lúa đồng thời kết hợp nuôi trồng thủy sản, cho phép sử dụng tối đa
20% diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng cho nuôi trồng thủy sản, độ sâu
của mặt bằng hạ thấp không quá 120 cm, khi cần thiết phải phục hồi lại được mặt
bằng để trồng lúa trở lại.”
d) Chuyển
đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp (Điều 58, 134 của Luật Đất đai, Điều 68 của Nghị
định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ, Điều 5 của Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015
của Chính phủ):
- Quy định
chung về đất trồng lúa tại Điều 134 của Luật đất đai:
“1. Nhà nước có
chính sách bảo vệ đất trồng lúa, hạn chế chuyển đất trồng lúa sang sử dụng vào mục
đích phi nông nghiệp. Trường hợp cần thiết phải chuyển một phần diện tích đất
trồng lúa sang sử dụng vào mục đích khác thì Nhà nước có biện pháp bổ sung diện
tích đất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa.
Nhà nước có chính sách hỗ trợ,
đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại cho
vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao.
2. Người sử dụng đất trồng lúa có
trách nhiệm cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất; không được chuyển sang sử dụng
vào mục đích trồng cây lâu năm, trồng rừng, nuôi trồng thủy sản, làm muối và
vào mục đích phi nông nghiệp nếu không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho
phép.
3. Người được Nhà nước giao đất,
cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa
nước phải nộp một khoản tiền để Nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa
nước bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa theo quy định của Chính
phủ”.
- Điều kiện chuyển mục đích đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp quy
định tại Điều 58 của Luật Đất đai:
“1. Đối với dự án có sử dụng đất
trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng vào các mục đích khác mà không
thuộc trường hợp được Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ
trương đầu tư thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ được quyết định giao đất,
cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất khi có một trong các văn bản
sau đây:
a) Văn bản chấp thuận của Thủ
tướng Chính phủ đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng từ 10 héc ta đất
trồng lúa trở lên; từ 20 héc ta đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng trở lên;
b) Nghị quyết của Hội đồng nhân
dân cấp tỉnh đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng dưới 10 héc ta đất
trồng lúa; dưới 20 héc ta đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.
2. Đối với dự án sử dụng đất tại
đảo và xã, phường, thị trấn biên giới, ven biển thì cơ quan nhà nước có thẩm
quyền chỉ được quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử
dụng đất khi được sự chấp thuận bằng văn bản của các bộ, ngành có liên quan.
3. Người được Nhà nước giao đất,
cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư
phải có các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực tài chính để bảo
đảm việc sử dụng đất theo tiến độ của dự án đầu tư;
b) Ký quỹ theo quy định của pháp
luật về đầu tư;
c) Không vi phạm quy định của
pháp luật về đất đai đối với trường hợp đang sử dụng đất do Nhà nước giao đất,
cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư khác.”
- Về trình tự, thủ tục thực hiện
chuyển mục đích quy định tại Điều 68 của Nghị định số
43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ.
2. Quy
định đối với việc sử dụng đất trồng lúa
- Trách
nhiệm của người sử dụng đất trồng lúa (Điều 134 của Luật Đất đai, Điều 6 của Nghị
định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ):
+
Sử dụng đúng mục đích theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa đã được cơ
quan có thẩm quyền xét duyệt.
+
Sử dụng có hiệu quả, không bỏ đất hoang, không làm ô nhiễm, thoái hóa đất trồng
lúa. Trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật về xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
+
Canh tác đúng kỹ thuật, thực hiện luân canh, tăng vụ để nâng cao hiệu quả sản
xuất; cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất trồng lúa, bảo vệ môi trường sinh
thái.
+
Người sử dụng đất trồng lúa thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình trong thời
hạn sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai và các quy định của pháp
luật khác có liên quan.
+
Khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa:
(1)
Phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định tại khoản 2 Điều
4 Nghị định số 35/2015/NĐ-CP;
(2)
Không được làm hư hỏng hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng và ảnh hưởng xấu
tới việc sản xuất lúa ở các khu vực liền kề;
(3)
Trường hợp làm hư hỏng hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng phải có biện pháp
khắc phục kịp thời và phải bồi thường nếu gây ảnh hưởng xấu tới sản xuất lúa
của các hộ ở khu vực liền kề;
(4)
Trường hợp đất bị nhiễm mặn tạm thời trong vụ nuôi trồng thủy sản nước mặn, thì
phải có biện pháp phục hồi để trồng vụ lúa ngay sau vụ nuôi trồng thủy sản.
- Việc
thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai khi chuyển mục đích sử dụng đất trồng
lúa:
+ Người
được nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ
đất chuyên trồng lúa nước phải thực hiện các quy định của pháp luật về đất đai
và phải nộp một khoản tiền để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa;
+ Tùy
theo điều kiện cụ thể tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức
nộp cụ thể nhưng không thấp hơn 50% số tiền được xác định theo diện tích đất
chuyên trồng lúa nước phải chuyển sang đất phi nông nghiệp nhân với giá của
loại đất trồng lúa tính theo Bảng giá đất tại thời điểm chuyển mục đích sử dụng
đất;
+ Người
được nhà nước giao đất, cho thuê đất lập bản kê khai số tiền phải nộp, tương
ứng với diện tích đất chuyên trồng lúa nước được nhà nước giao, cho thuê và nộp
vào ngân sách cấp tỉnh theo quy định.
- Người
sử dụng đất đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa với Ủy ban
nhân dân cấp xã. Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét sự phù hợp với các điều kiện
quy định tại khoản 1 Điều này khi tiếp nhận bản
đăng ký và thống kê theo dõi việc sử dụng đất trồng lúa.
II. Nội dung thanh tra việc quản lý, sử dụng đất trồng lúa
1. Thanh
tra việc quản lý đất trồng lúa
1.1. Thanh tra việc lập,
thực hiện quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
a) Việc lập, điều chỉnh và thực
hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa:
Kiểm tra sự thống nhất các chỉ
tiêu trong quy hoạch, kế hoạch của từng cấp; quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất
của cấp dưới với quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất (hoặc trong quy hoạch) của
cấp trên cụ thể: sự thống nhất về chỉ tiêu sử dụng đất, chỉ
tiêu chuyển mục đích sử dụng đất và danh mục dự án trong kế
hoạch sử dụng đất có sử dụng đất trồng lúa.
Lưu ý: Kiểm tra
chỉ tiêu giao đối với diện tích đất trồng lúa được phân bổ theo quy hoạch, kế
hoạch; việc thực hiện chế độ báo cáo hàng năm của Ủy ban nhân dân các cấp về
việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa.
b) Việc xác
định cụ thể diện tích, ranh giới đất trồng lúa trên bản
đồ địa chính và ngoài thực địa theo quy hoạch được duyệt quy định
tại khoản 2 Điều 11 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15
tháng 5 năm 2014 của Chính phủ và khoản
8 Điều 1 của Nghị định 62/2019/NĐ-CP về việc: “Tổ chức công bố công khai và quản lý chặt chẽ quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa của địa phương đã được xét duyệt; xác
định ranh giới, lập bản đồ diện tích đất trồng lúa, vùng đất chuyên trồng lúa nước
có năng suất, chất lượng cao”.
(Lưu ý: thường là
các cơ quan chức năng chưa thực hiện nội dung này do thiếu kinh phí thực hiện)
1.2. Thanh tra việc chuyển
đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa và chuyển mục đích sử dụng đất trồng
lúa
a) Việc
chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa:
- Việc xác
định các loại cây trồng hàng năm, cây lâu năm hoặc loại thủy sản phù hợp cho
chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa tại địa phương theo Nghị định 62/2019/NĐ-CP;
- Việc
lập kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa của UBND các
cấp;
- Việc
thực hiện quy định về điều kiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa theo
Nghị định 62/2019/NĐ-CP, gồm đủ các điều kiện:
“+ Không
làm mất đi các điều kiện phù hợp để trồng lúa trở lại: Không làm biến dạng mặt
bằng, không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa; không làm hư hỏng công trình
giao thông, công trình thủy lợi phục vụ trồng lúa;
+ Phù
hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây hàng
năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa của cấp xã
(sau đây gọi là kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa);
+ Trường
hợp trồng lúa đồng thời kết hợp với nuôi trồng thủy sản, cho phép sử dụng tối
đa 20% diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng cho nuôi trồng thủy sản,
nhưng phục hồi lại được mặt bằng khi chuyển trở lại để trồng lúa”.
- Việc
thực hiện đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa theo quy định
tại khoản 2 Điều 1 của Nghị định số 62/2019/NĐ-CP ngày
11 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 35/2015/NĐ-CP , phải tuân thủ theo các bước:
“1. Đối tượng có nhu cầu chuyển đổi cơ cấu cây
trồng trên đất trồng lúa, gửi 01 bản đăng ký đến Ủy ban nhân dân cấp xã theo
mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này gồm:
a) Các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, tổ chức,
cá nhân nước ngoài sử dụng đất trồng lúa hợp pháp (người sử dụng đất) có nhu
cầu chuyển đổi sang trồng cây hàng năm, trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản;
b) Hộ gia đình, cá nhân trong nước sử dụng đất trồng lúa hợp pháp
có nhu cầu chuyển sang trồng cây lâu năm.
2. Trường hợp bản đăng ký chuyển đổi không hợp lệ, trong thời gian
03 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp xã phải hướng dẫn cho người sử dụng đất,
chỉnh sửa, bổ sung bản đăng ký.
3. Trường hợp bản đăng ký chuyển đổi hợp lệ và phù hợp với kế
hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa của Ủy ban nhân dân cấp
xã, trong thời gian 05 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp xã có ý kiến “Đồng ý
cho chuyển đổi”, đóng dấu vào Bản đăng ký, vào sổ theo dõi và gửi lại cho người
sử dụng đất.
4. Trường hợp không đồng ý, Ủy ban nhân dân cấp xã phải trả lời
bằng văn bản theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này”.
- Việc
thực hiện trách nhiệm của UBND các cấp tỉnh, huyện, xã trong việc kiểm tra,
giám sát đối với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa (theo
quy định tại khoản 9 và 10 Điều 1 của Nghị định số
62/2019/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2019), cụ thể
phải tuân thủ:
“9. Bổ sung Điều 13a như sau:
“Điều 13a. Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Lập và ban hành kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất
trồng lúa của cấp huyện trên cơ sở kế hoạch chuyển đổi của cấp tỉnh.
2. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu
cây trồng trên đất trồng lúa tại địa bàn huyện.
3. Định kỳ trước ngày 15 tháng 12 hàng năm, tổng hợp kết quả
chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa theo mẫu tại Phụ lục VII ban
hành kèm theo Nghị định này; báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (cơ quan quản lý
chuyên ngành về trồng trọt).”
10. Bổ sung Điều 13b như sau:
"Điều 13b. Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Xây dựng Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng
lúa cấp xã trên cơ sở kế hoạch chuyển đổi cấp huyện theo mẫu tại Phụ lục VIII
ban hành kèm theo Nghị định này; tổ chức lấy ý kiến của hộ gia đình, cá nhân có
liên quan trong việc xác định vùng chuyển đổi; thông báo công khai kế hoạch
chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã
vào quý IV của năm trước trong thời hạn 60 ngày.
2. Tiếp nhận, xử lý Bản đăng ký chuyển đổi; lập sổ theo dõi chuyển
đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa.
3. Tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện
chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa của các tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân trên địa bàn.
4. Định kỳ trước ngày 30 tháng 11 hàng năm, tổng hợp kết quả
chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa theo mẫu tại Phụ lục VII ban
hành kèm theo Nghị định này báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện.”
b) Việc chuyển mục đích sử dụng đất
trồng lúa sang mục đích khác
Tập trung thanh tra, kiểm tra các
nội dung:
- Chuyển mục đích không phải phải
xin phép nhưng phải đăng ký (theo quy định tại Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT
ngày 29 tháng 9 năm 2017 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường):
+ Kiểm tra xác định các trường
hợp chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa không phải xin phép nhưng phải đăng
ký; (nêu cụ thể trường hợp chuyển đất lúa sang đất nông nghiệp khác);
+ Việc thực hiện đăng ký đất đai
đối với các trường hợp chuyển mục đích;
+ Việc kiểm tra, giám sát, xử lý
vi phạm của UBND các cấp.
Lưu ý: Tập
trung rà soát và kiểm tra trên thực địa các trường hợp đã chuyển mục đích trên
địa bàn cấp xã.
- Việc thu hồi, giao đất, cho
thuê đất, chuyển mục đích đất trồng lúa sang mục đích đất phi nông nghiệp theo
quy định tại Điều 57 của Luật Đất đai:
+ Căn cứ thu hồi, giao đất, cho
thuê đất, chuyển mục đích đất trồng lúa;
+ Điều kiện chuyển mục đích sử
dụng đất trồng lúa sang mục đích khác:
Về điều kiện sử dụng từ đất trồng
lúa để thực hiện dự án đầu tư phải tuân thủ (tại khoản 1 Điều
58 của Luật Đất đai):
(2.1) Phải được Quốc hội quyết
định, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc phải có văn bản
chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ (nếu sử dụng từ 10 ha đất trồng lúa trở lên;
từ 20 ha đất rừng trở lên), có nghị quyết của HĐND cấp tỉnh (nếu sử dụng dưới
10 ha đất trồng lúa; dưới 20 ha đất rừng);
(2.2) Phải thu thêm khoản tiền để
Nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa bị mất hoặc khai hoang cải tạo
đất trồng lúa đối với trường hợp phải thu hồi đất trồng lúa theo quy định tại khoản 2 Điều 134 Luật Đất đai năm 2013.
- Trình tự, thủ tục thực hiện cho
phép chuyển mục đích sử dụng đất trên đất trồng lúa theo quy định tại Điều 68 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP.
1.3. Việc
tính, thu nghĩa vụ tài chính về đất đai
- Trách nhiệm của người được nhà nước giao đất, cho thuê đất lập bản kê
khai diện tích đất chuyên trồng lúa nước được nhà nước giao, cho thuê gửi tới
cơ quan tài nguyên và môi trường đề nghị xác định diện tích đất chuyên trồng
lúa nước phải nộp tiền bảo vệ phát triển đất trồng lúa;
- Trách nhiệm của cơ quan tài
nguyên và môi trường trong việc có văn bản xác
nhận rõ diện tích đất chuyên trồng lúa nước phải nộp tiền bảo vệ phát triển đất
trồng lúa gửi đến người được nhà nước giao đất, cho thuê đất làm căn cứ để xác
định số tiền phải nộp;
- Trách nhiệm
của cơ quan tài chính địa phương căn cứ vào văn bản xác nhận diện tích đất
chuyên trồng lúa nước phải nộp tiền của cơ quan tài nguyên và môi trường, xác
định số tiền phải nộp theo quy định đối với diện tích đất chuyên trồng lúa nước
phải nộp và thông báo cho người được nhà nước giao đất, cho thuê đất.
1.4. Việc thực
hiện quy định về đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận
- Kiểm tra việc tổ chức thực hiện
đăng ký, cấp Giấy chứng nhận lần đầu đối với diện tích đất trồng
lúa chưa đăng ký, cấp giấy chứng nhận;
- Kiểm tra việc thực hiện gia hạn
đối trường hợp sử dụng đất trồng lúa đã hết thời hạn sử dụng theo quy định tại Điều 210 của Luật Đất đai năm 2013, Điều 74
của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ;
- Việc trao Giấy chứng nhận cho
người sử dụng đất trồng lúa được cấp Giấy chứng nhận.
Lưu ý: các
trường hợp đã cấp nhưng chưa trao Giấy chứng nhận; lý do chưa trao; đang lưu
trữ tại đâu.
2. Thanh
tra việc chấp hành pháp luật đất đai của người sử dụng đất
2.1. Trách nhiệm của người
sử dụng đất khi thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa
- Không
làm mất đi các điều kiện phù hợp để trồng lúa trở lại: Không làm biến dạng mặt
bằng, không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa; không làm hư hỏng công trình
giao thông, công trình thủy lợi phục vụ trồng lúa;
- Phải
đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng với cơ quan nhà nước theo quy định.
Lưu ý: Đối với
trường hợp này, phải yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã rà soát để báo cáo và kết
hợp với kiểm tra trên thực hiện để xác định.
Phương
pháp: Rà soát bản đồ kiểm kê đất đai so với bản đồ quy hoạch, kế hoạch để xác
định diện tích đất trồng lúa thực tế biến động ngoài quy hoạch, kế hoạch;
Căn cứ
danh sách các trường hợp chuyển mục đích đất lúa không phù hợp hồ sơ địa chính
(đã lập trong kiểm kê đất dai) để kiểm tra, đánh giá.
2.2. Việc
thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất trồng lúa theo quy định tại Điều 170, 179, 188, 190, 191, 192 và khoản 8 Điều 210 của Luật Đất
đai
Cần tập
trung kiểm tra việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất trồng lúa
biến động hàng năm; kiểm tra kĩ đối với các điều kiện khi thực hiện các quyền
và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
2.3. Việc chấp hành pháp
luật đất đai của người sử dụng đất thực hiện các dự án đầu tư có sử dụng đất
trồng lúa
a) Điều kiện nhận chuyển nhượng,
góp vốn, thuê quyền sử dụng đất trồng lúa để thực hiện dự án đầu tư sản xuất
kinh doanh phi nông nghiệp theo quy định tại Điều 193 của Luật
Đất đai (Trùng với ND Ttra việc quản lý)
b) Việc thực hiện nghĩa vụ tài
chính về đất đai của người sử dụng đất
- Việc nộp khoản tiền sử dụng đất
để Nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa nước bị mất hoặc cải tạo
nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng lúa hiện có theo quy định tại khoản 3 Điều 134 của Luật Đất đai;
- Việc thực hiện nộp phí, lệ phí
(nếu có) khi thực hiện các quyền của người sử dụng đất trồng lúa.
c) Hiện trạng sử dụng đất