Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Văn bản hợp nhất 26/VBHN-VPQH 2022 Luật Phòng chống khủng bố

Số hiệu: 26/VBHN-VPQH Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
Nơi ban hành: Văn phòng quốc hội Người ký: Bùi Văn Cường
Ngày ban hành: 29/12/2022 Ngày hợp nhất: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

VĂN PHÒNG QUỐC HỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 26/VBHN-VPQH

Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2022

LUẬT

PHÒNG, CHỐNG KHỦNG BỐ

Luật Phòng, chống khủng bố số 28/2013/QH13 ngày 12 tháng 6 năm 2013 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2013, được sửa đổi, bổ sung bởi:

Luật Phòng, chống rửa tiền số 14/2022/QH15 ngày 15 tháng 11 năm 2022 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2023.

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;

Quốc hội ban hành Luật Phòng, chống khủng bố[1].

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về nguyên tắc, chính sách, biện pháp, lực lượng phòng, chống khủng bố; hợp tác quốc tế và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống khủng bố.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Luật này áp dụng đối với công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam; tổ chức quốc tế, tổ chức nước ngoài, người nước ngoài cư trú, hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Khủng bố là một, một số hoặc tất cả hành vi sau đây của tổ chức, cá nhân nhằm chống chính quyền nhân dân, ép buộc chính quyền nhân dân, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc gây ra tình trạng hoảng loạn trong công chúng:

a) Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể hoặc đe dọa xâm phạm tính mạng, uy hiếp tinh thần của người khác;

b) Chiếm giữ, làm hư hại, phá hủy hoặc đe dọa phá hủy tài sản; tấn công, xâm hại, cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

c) Hướng dẫn chế tạo, sản xuất, sử dụng hoặc chế tạo, sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán vũ khí, vật liệu nổ, chất phóng xạ, chất độc, chất cháy và các công cụ, phương tiện khác nhằm phục vụ cho việc thực hiện hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này;

d) Tuyên truyền, lôi kéo, xúi giục, cưỡng bức, thuê mướn hoặc tạo điều kiện, giúp sức cho việc thực hiện hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này;

đ) Thành lập, tham gia tổ chức, tuyển mộ, đào tạo, huấn luyện đối tượng nhằm thực hiện hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

e) Các hành vi khác được coi là khủng bố theo quy định của điều ước quốc tế về phòng, chống khủng bố mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2. Tài trợ khủng bố là hành vi huy động, hỗ trợ tiền, tài sản dưới bất kỳ hình thức nào cho tổ chức, cá nhân khủng bố.

3. Phòng, chống khủng bố bao gồm các hoạt động phòng ngừa khủng bố, phòng ngừa tài trợ khủng bố, chống khủng bố và chống tài trợ khủng bố.

Điều 4. Nguyên tắc phòng, chống khủng bố

1. Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước, tham gia của toàn xã hội, lực lượng Công an nhân dân chủ trì phối hợp với Quân đội nhân dân làm nòng cốt.

2. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật; bảo đảm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

3. Phòng ngừa là chính; chủ động phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh tổ chức, cá nhân khủng bố, tài trợ khủng bố.

4. Bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân; hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại xảy ra.

Điều 5. Chính sách phòng, chống khủng bố

1. Nhà nước lên án và nghiêm trị mọi hành vi khủng bố, tài trợ khủng bố; sử dụng đồng bộ các biện pháp để tổ chức phòng, chống khủng bố; tuyên truyền, vận động tổ chức, cá nhân tham gia phòng, chống khủng bố.

2. Nhà nước có chính sách huy động thành tựu khoa học và công nghệ phục vụ cho hoạt động phòng, chống khủng bố.

3. Nhà nước ưu tiên đầu tư trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, nghiệp vụ và bảo đảm chế độ, chính sách cho lực lượng chống khủng bố, tài trợ khủng bố.

4. Nhà nước có chính sách, biện pháp bảo vệ tổ chức, cá nhân tham gia phòng, chống khủng bố. Cá nhân tham gia phòng, chống khủng bố mà bị thương tích, tổn hại về sức khỏe hoặc thiệt hại về tính mạng thì bản thân hoặc thân nhân được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật. Tổ chức, cá nhân có tài sản được huy động để phục vụ phòng, chống khủng bố, nếu bị thiệt hại thì được bồi thường.

5. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong phòng, chống khủng bố thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.

6. Nhà nước có chính sách khoan hồng đối với tổ chức, cá nhân chủ động từ bỏ ý định khủng bố, tài trợ khủng bố; tự ý nửa chừng chấm dứt việc thực hiện hành vi khủng bố, tài trợ khủng bố hoặc trước khi hành vi khủng bố, tài trợ khủng bố bị phát giác mà cố gắng ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại, khắc phục hậu quả xảy ra và tự thú, thành khẩn khai báo, tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn, điều tra, truy tố, xét xử khủng bố, tài trợ khủng bố.

Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Các hành vi khủng bố, tài trợ khủng bố quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3 của Luật này.

2. Che giấu, chứa chấp, không tố giác hành vi khủng bố, tài trợ khủng bố.

3. Làm lộ bí mật nhà nước trong phòng, chống khủng bố.

4. Cố ý lan truyền thông tin giả về khủng bố, tài trợ khủng bố; cản trở, gây khó khăn cho hoạt động phòng, chống khủng bố.

5. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong phòng, chống khủng bố để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Điều 7. Trách nhiệm phòng, chống khủng bố

1. Phòng, chống khủng bố là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và công dân.

2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống khủng bố trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình.

3. Tổ chức quốc tế, tổ chức nước ngoài, người nước ngoài cư trú, hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có trách nhiệm tham gia phòng, chống khủng bố theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 8. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền, vận động nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về phòng, chống khủng bố; giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống khủng bố.

Điều 9. Điều tra, truy tố, xét xử tội phạm khủng bố, tội phạm tài trợ khủng bố

Việc điều tra, truy tố, xét xử tội phạm khủng bố, tội phạm tài trợ khủng bố được thực hiện theo quy định của Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 10. Xử lý tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố

1. Tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố phải bị tạm ngừng lưu thông, phong tỏa, niêm phong, tạm giữ và xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Chính phủ quy định cụ thể điều kiện, thủ tục, thẩm quyền, hình thức tạm ngừng lưu thông, phong tỏa, niêm phong, tạm giữ, xử lý tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố.

Điều 11. Kinh phí bảo đảm cho hoạt động phòng, chống khủng bố

1. Nguồn kinh phí bảo đảm cho hoạt động phòng, chống khủng bố bao gồm:

a) Ngân sách nhà nước;

b) Nguồn kinh phí hợp pháp khác.

2. Việc quản lý, sử dụng kinh phí bảo đảm cho hoạt động phòng, chống khủng bố thực hiện theo quy định của pháp luật.

Chương II

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG KHỦNG BỐ

Điều 12. Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố

1. Chính phủ thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia. Thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.

Bộ Công an là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia và có cơ quan tham mưu, giúp việc chuyên trách.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố cấp tỉnh. Thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố cấp tỉnh làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.

Công an cấp tỉnh là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố cấp tỉnh và có đơn vị tham mưu, giúp việc.

3. Căn cứ vào nhiệm vụ được giao và theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố của bộ, ngành.

Điều 13. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố

1. Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc tổ chức, chỉ đạo hoạt động phòng, chống khủng bố trong phạm vi cả nước;

b) Giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tổ chức, triển khai phối hợp liên ngành thực hiện công tác phòng, chống khủng bố, hợp tác quốc tế về phòng, chống khủng bố;

c) Giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn về công tác phòng, chống khủng bố.

2. Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố cấp tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp trong việc tổ chức, chỉ đạo hoạt động phòng, chống khủng bố tại địa phương;

b) Giúp Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp tổ chức, triển khai phối hợp liên ngành thực hiện công tác phòng, chống khủng bố tại địa phương;

c) Giúp Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn về công tác phòng, chống khủng bố.

3. Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố của bộ, ngành giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tổ chức, chỉ đạo công tác phòng, chống khủng bố trong lĩnh vực phụ trách và phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, cơ quan khác thực hiện phòng, chống khủng bố.

4. Chính phủ quy định cụ thể về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quan hệ phối hợp của Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố các cấp.

Điều 14. Lực lượng chống khủng bố

1. Lực lượng chống khủng bố gồm:

a) Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng được giao thực hiện nhiệm vụ chống khủng bố;

b) Các lực lượng khác được huy động tham gia chống khủng bố.

2. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị được quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

Điều 15. Người chỉ huy chống khủng bố

1. Người chỉ huy chống khủng bố là người được cấp có thẩm quyền quyết định.

2. Trường hợp chưa có người chỉ huy chống khủng bố do cấp có thẩm quyền quyết định thì người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, Ủy ban nhân dân nơi xảy ra khủng bố có trách nhiệm và quyền hạn áp dụng biện pháp chống khủng bố theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật này.

3. Trường hợp khủng bố xảy ra trên tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng thì người chỉ huy phương tiện đó có trách nhiệm chỉ huy chống khủng bố.

4. Chính phủ quy định cụ thể Điều này.

Điều 16. Nhiệm vụ, quyền hạn của người chỉ huy chống khủng bố

1. Người chỉ huy chống khủng bố quy định tại khoản 1 Điều 15 của Luật này có nhiệm vụ, quyền hạn sau:

a) Tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền quyết định phương án, biện pháp chống khủng bố cần thiết;

b) Chỉ huy chống khủng bố theo quyết định phương án, biện pháp của cấp có thẩm quyền;

c) Trường hợp khẩn cấp nhưng chưa có quyết định phương án, biện pháp của cấp có thẩm quyền thì có trách nhiệm và quyền hạn áp dụng biện pháp quy định tại khoản 2 Điều 30 của Luật này, trừ trường hợp biện pháp đó ảnh hưởng đến chính trị, ngoại giao, xâm phạm tính mạng của người khác hoặc phá hủy tài sản có giá trị đặc biệt.

2. Người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, Ủy ban nhân dân quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật này có trách nhiệm và quyền hạn áp dụng biện pháp khẩn cấp chống khủng bố quy định tại các điểm a, b, c, d, e, h, i và m khoản 2 Điều 30 của Luật này, trừ trường hợp biện pháp đó ảnh hưởng đến chính trị, ngoại giao, xâm phạm tính mạng của người khác hoặc phá hủy tài sản có giá trị đặc biệt.

3. Người có trách nhiệm chỉ huy chống khủng bố quy định tại khoản 3 Điều 15 của Luật này có trách nhiệm và quyền hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn, vô hiệu hóa hành vi khủng bố theo quy định của pháp luật.

4. Những người quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi và quyết định của mình.

Điều 17. Trang bị, sử dụng vũ khí, công cụ, phương tiện chống khủng bố

1. Lực lượng chống khủng bố được ưu tiên trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ phòng, chống khủng bố.

2. Việc sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ của lực lượng chống khủng bố được thực hiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 18. Huy động lực lượng, phương tiện; trưng mua, trưng dụng tài sản chống khủng bố

1. Khi xảy ra khủng bố, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật được huy động lực lượng, phương tiện để chống khủng bố. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi được huy động để chống khủng bố có trách nhiệm chấp hành.

2. Khi xảy ra khủng bố, việc trưng mua, trưng dụng tài sản chống khủng bố thực hiện theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản.

Chương III

PHÒNG NGỪA KHỦNG BỐ

Điều 19. Biện pháp phòng ngừa khủng bố

Phòng ngừa khủng bố và tài trợ khủng bố được thực hiện bằng các biện pháp quy định tại các điều từ Điều 20 đến Điều 27 của Luật này và các biện pháp khác theo quy định của pháp luật.

Điều 20. Thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống khủng bố

1. Cơ quan và người có thẩm quyền có trách nhiệm thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống khủng bố nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và hiệu quả phòng, chống khủng bố.

2. Nội dung thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống khủng bố bao gồm:

a) Nguy cơ, diễn biến, tình hình khủng bố; thủ đoạn, phương thức hoạt động, tính chất nguy hiểm, tác hại của khủng bố;

b) Biện pháp, kinh nghiệm, chính sách, pháp luật về phòng, chống khủng bố;

c) Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống khủng bố;

d) Các nội dung cần thiết khác phục vụ cho yêu cầu phòng, chống khủng bố.

Điều 21. Quản lý hành chính về an ninh, trật tự

1. Cơ quan và người có thẩm quyền quản lý hành chính về an ninh, trật tự thông qua hoạt động của mình có trách nhiệm chủ động phát hiện kịp thời nguyên nhân, điều kiện, âm mưu, phương thức, thủ đoạn, hoạt động của tổ chức, cá nhân khủng bố và có biện pháp xử lý phù hợp.

2. Các biện pháp phòng ngừa khủng bố thông qua quản lý hành chính về an ninh, trật tự, bao gồm:

a) Quản lý cư trú, tàng thư, căn cước công dân;

b) Quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ;

c) Thực hiện công tác cảnh vệ, bảo vệ các công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, công trình quốc phòng, khu quân sự, trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế trên lãnh thổ Việt Nam;

d) Tuần tra, kiểm soát, giám sát mục tiêu trọng điểm về an ninh, trật tự, sân bay, bến cảng, nhà ga, bến xe, cửa khẩu, khu vực biên giới và nơi tập trung đông người, nơi công cộng khác;

đ) Quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh;

e) Các biện pháp quản lý hành chính về an ninh, trật tự khác theo quy định của pháp luật.

Điều 22. Kiểm soát hoạt động giao thông vận tải

Cơ quan và người có thẩm quyền kiểm soát giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường biển, hàng không có trách nhiệm chủ động phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi lợi dụng hoạt động này để khủng bố.

Điều 23. Kiểm soát giao dịch tiền, tài sản

Cơ quan và người có thẩm quyền kiểm soát giao dịch tiền, tài sản có trách nhiệm theo dõi, giám sát, ngăn chặn các giao dịch tiền, tài sản có dấu hiệu liên quan đến khủng bố; giám sát các giao dịch tiền, tài sản có mức giá trị phải báo cáo theo quy định của pháp luật nhằm kịp thời phát hiện giao dịch có dấu hiệu liên quan đến khủng bố.

Điều 24. Kiểm soát phương tiện, hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh

Cơ quan và người có thẩm quyền kiểm soát phương tiện, hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh có trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ phương tiện, hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi lợi dụng hoạt động này để khủng bố.

Điều 25. Kiểm soát hoạt động xuất bản, báo chí, bưu chính, viễn thông và các hình thức thông tin khác

Cơ quan và người có thẩm quyền trong hoạt động xuất bản, báo chí, bưu chính, viễn thông và các hình thức thông tin khác có trách nhiệm kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi lợi dụng hoạt động này để khủng bố.

Điều 26. Kiểm soát các hoạt động bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, thuốc phòng bệnh, chữa bệnh

Cơ quan và người có thẩm quyền kiểm soát vệ sinh an toàn lương thực, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, bệnh phẩm có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi lợi dụng hoạt động này để khủng bố.

Điều 27. Xây dựng và tổ chức thực hiện phương án phòng, chống khủng bố

1. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, các bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi được phân công có trách nhiệm xây dựng, huấn luyện, diễn tập và tổ chức thực hiện phương án phòng, chống khủng bố.

2. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị được xác định trong phương án phòng, chống khủng bố đã được phê duyệt có trách nhiệm chấp hành.

Chương IV

CHỐNG KHỦNG BỐ

Điều 28. Phát hiện khủng bố

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thông qua hoạt động của mình chủ động phát hiện khủng bố.

2. Lực lượng chống khủng bố quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 của Luật này có trách nhiệm triển khai các biện pháp nghiệp vụ, kỹ thuật để phát hiện khủng bố; hướng dẫn, giúp đỡ cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận biết về khủng bố và cách thức phát hiện, báo tin, tố giác về khủng bố.

Điều 29. Tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về khủng bố

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi phát hiện dấu hiệu, hành vi khủng bố phải kịp thời báo cho lực lượng chống khủng bố quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 của Luật này hoặc cơ quan Công an, Quân đội, Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Cơ quan Công an, Quân đội, Ủy ban nhân dân có trách nhiệm tiếp nhận đầy đủ tin báo, tố giác về khủng bố.

2. Cơ quan Công an, Quân đội, Ủy ban nhân dân ngay sau khi tiếp nhận được tin báo, tố giác về khủng bố theo quy định tại khoản 1 Điều này hoặc qua hoạt động của mình mà phát hiện dấu hiệu, hành vi khủng bố phải kịp thời báo cho lực lượng chống khủng bố quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 của Luật này, giữ bí mật thông tin của người báo tin; trường hợp phát hiện khủng bố đã, đang hoặc có căn cứ để cho rằng sẽ xảy ra thì được áp dụng ngay các biện pháp khẩn cấp chống khủng bố theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật này.

3. Lực lượng chống khủng bố quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 của Luật này tiếp nhận được tin báo, tố giác về khủng bố phải kịp thời xử lý thông tin, báo cáo cấp có thẩm quyền và Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố có thẩm quyền; trường hợp phát hiện khủng bố đã, đang hoặc có căn cứ để cho rằng sẽ xảy ra thì được áp dụng ngay các biện pháp khẩn cấp chống khủng bố theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật này.

4. Khi khủng bố xảy ra, Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố phải báo cáo Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố cấp trên; đơn vị chống khủng bố phải báo cáo đơn vị chống khủng bố cấp trên trực tiếp.

Điều 30. Biện pháp chống khủng bố

1. Chống khủng bố được thực hiện bằng các biện pháp theo quy định của Luật này và pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.

2. Biện pháp khẩn cấp chống khủng bố là biện pháp được thực hiện ngay khi khủng bố đã, đang hoặc có căn cứ để cho rằng sẽ xảy ra nhằm kịp thời ngăn chặn khủng bố, loại trừ, hạn chế tác hại của khủng bố. Biện pháp khẩn cấp chống khủng bố bao gồm:

a) Bao vây, phong tỏa khu vực xảy ra khủng bố;

b) Giải cứu con tin, cấp cứu nạn nhân, cách ly người, di chuyển phương tiện, tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm của khủng bố;

c) Thương thuyết với đối tượng khủng bố;

d) Bao vây, truy tìm, khống chế, bắt giữ đối tượng khủng bố; vô hiệu hóa vũ khí, công cụ, phương tiện sử dụng để thực hiện khủng bố;

đ) Tấn công, tiêu diệt đối tượng khủng bố, phá hủy vũ khí, công cụ, phương tiện đang được sử dụng để khủng bố;

e) Tạm dừng phương tiện giao thông, phương tiện thông tin, truyền thông bị lợi dụng để khủng bố;

g) Phá, dỡ nhà, công trình xây dựng, di dời chướng ngại vật gây cản trở hoạt động chống khủng bố; đặt chướng ngại vật để cản trở hoạt động khủng bố;

h) Bảo vệ, di chuyển, che giấu, ngụy trang công trình, mục tiêu là đối tượng tấn công của khủng bố;

i) Huy động lực lượng, phương tiện để chống khủng bố;

k) Kiểm tra, phong tỏa tài khoản, nguồn tài chính; ngừng các giao dịch tiền, tài sản; tạm giữ tiền, tài sản liên quan đến khủng bố;

l) Bóc mở, kiểm tra, thu giữ thư, điện tín, bưu phẩm, bưu kiện, gói, kiện hàng hóa liên quan đến khủng bố;

m) Thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến khủng bố.

3. Chính phủ quy định cụ thể về thẩm quyền, điều kiện, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp chống khủng bố quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 31. Chống khủng bố tại trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế và chỗ ở của thành viên các cơ quan này

1. Khi có căn cứ cho rằng khủng bố đã, đang hoặc sẽ xảy ra tại trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế và chỗ ở của thành viên các cơ quan này trên lãnh thổ Việt Nam thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc người biết vụ việc phải kịp thời báo cho lực lượng chống khủng bố quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 của Luật này hoặc cơ quan Công an, Quân đội, Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Cơ quan Công an, Quân đội, Ủy ban nhân dân nhận được tin báo, tố giác về khủng bố có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác theo quy định tại Điều 29 của Luật này.

2. Khi chống khủng bố trong trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế và chỗ ở của thành viên các cơ quan này, cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam phải tuân theo quy định của Luật này và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Điều 32. Chống khủng bố đối với cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam ở nước ngoài

Khi có căn cứ cho rằng khủng bố đã, đang hoặc sẽ xảy ra đối với cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam ở nước ngoài thì người đứng đầu cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài phải áp dụng ngay các biện pháp cần thiết theo thẩm quyền, phù hợp với pháp luật quốc tế, pháp luật nước sở tại và kịp thời báo cáo Bộ Ngoại giao, Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia.

Chương V

CHỐNG TÀI TRỢ KHỦNG BỐ

Điều 33. Phát hiện tài trợ khủng bố, tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về tài trợ khủng bố

1. Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan và các tổ chức, cá nhân khác khi phát hiện dấu hiệu, hành vi tài trợ khủng bố phải kịp thời báo cho lực lượng chống khủng bố quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 của Luật này.

2. Lực lượng chống khủng bố quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 của Luật này có trách nhiệm tiếp nhận đầy đủ tin báo, tố giác về tài trợ khủng bố, nhanh chóng xử lý thông tin, báo cáo cấp có thẩm quyền và Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố có thẩm quyền; trong trường hợp phát hiện tài trợ khủng bố đã, đang hoặc có căn cứ để cho rằng sẽ xảy ra thì được áp dụng ngay biện pháp khẩn cấp chống khủng bố quy định tại các điểm e, i, k, l và m khoản 2 Điều 30 của Luật này.

Điều 34. Thực hiện các biện pháp phòng, chống tài trợ khủng bố và áp dụng biện pháp tạm thời; đánh giá rủi ro quốc gia về phòng, chống tài trợ khủng bố[2]

1. Tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan áp dụng quy định tại các điều từ Điều 9 đến Điều 40 của Luật Phòng, chống rửa tiền để nhận biết khách hàng, thu thập, cập nhật, xác minh thông tin nhận biết khách hàng; xây dựng quy định nội bộ và báo cáo, cung cấp, lưu trữ thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo về phòng, chống tài trợ khủng bố.

2. Ngay khi có nghi ngờ khách hàng hoặc giao dịch của khách hàng liên quan đến tài trợ khủng bố hoặc khách hàng nằm trong Danh sách đen thì tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan báo cáo cho lực lượng chống khủng bố của Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và phải áp dụng các biện pháp tạm thời theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền.

3. Định kỳ 05 năm, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan thực hiện đánh giá rủi ro quốc gia về tài trợ khủng bố tại Việt Nam và trình Chính phủ phê duyệt kết quả đánh giá, kế hoạch thực hiện sau đánh giá.

Điều 35. Kiểm soát vận chuyển tiền mặt, kim khí quý, đá quý và công cụ chuyển nhượng qua biên giới[3]

Tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thực hiện việc kiểm soát vận chuyển tiền mặt, kim khí quý, đá quý và công cụ chuyển nhượng qua biên giới Việt Nam quy định tại Điều 24 của Luật này và Điều 35 của Luật Phòng, chống rửa tiền có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi lợi dụng các hoạt động này để tài trợ khủng bố.

Chương VI

HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ PHÒNG, CHỐNG KHỦNG BỐ

Điều 36. Nguyên tắc hợp tác quốc tế

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống khủng bố trên cơ sở tuân thủ pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế về phòng, chống khủng bố mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế; bảo đảm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Điều 37. Nội dung, trách nhiệm hợp tác quốc tế

1. Nội dung hợp tác quốc tế bao gồm:

a) Trao đổi thông tin về phòng, chống khủng bố;

b) Huấn luyện, diễn tập phòng, chống khủng bố;

c) Nâng cao năng lực pháp luật; đào tạo, huấn luyện kiến thức, kỹ năng về phòng, chống khủng bố;

d) Tăng cường điều kiện vật chất về phòng, chống khủng bố;

đ) Giải quyết vụ khủng bố;

e) Thực hiện các nội dung hợp tác quốc tế khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan giúp Chính phủ đàm phán, đề xuất ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế có liên quan đến phòng, chống khủng bố; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan trong hợp tác quốc tế về phòng, chống khủng bố.

Điều 38. Hợp tác quốc tế giải quyết vụ khủng bố

Hợp tác quốc tế giải quyết vụ khủng bố được thực hiện trên nguyên tắc quy định tại Điều 4 và Điều 36 của Luật này và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Trường hợp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước có liên quan không cùng tham gia điều ước quốc tế đa phương hoặc chưa ký kết điều ước quốc tế song phương thì các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện hợp tác quốc tế để giải quyết vụ khủng bố trên nguyên tắc quy định tại Điều 4 và Điều 36 của Luật này, phù hợp với nhu cầu và khả năng thực tế của mình.

Chương VII

TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TRONG PHÒNG, CHỐNG KHỦNG BỐ

Điều 39. Cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống khủng bố

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng, chống khủng bố.

2. Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, các bộ, ngành liên quan thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống khủng bố.

3. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống khủng bố tại địa phương.

Điều 40. Trách nhiệm của Bộ Công an

1. Trong quản lý nhà nước về phòng, chống khủng bố, Bộ Công an có trách nhiệm sau đây:

a) Đề xuất với Chính phủ việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật về phòng, chống khủng bố;

b) Chủ trì, phối hợp xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chương trình, kế hoạch, phương án, biện pháp phòng, chống khủng bố;

c) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan và hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chương trình, kế hoạch, phương án, biện pháp về phòng, chống khủng bố;

d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, các cơ quan, tổ chức có liên quan ban hành và tổ chức thực hiện quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác phòng, chống khủng bố;

đ) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện chế độ báo cáo, tổng kết về công tác phòng, chống khủng bố; kiến nghị, đề xuất giải pháp liên quan đến phòng, chống khủng bố;

e) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phòng, chống khủng bố;

g) Thực hiện hợp tác quốc tế về phòng, chống khủng bố theo quy định tại khoản 2 Điều 37 của Luật này.

2. Trong tổ chức, thực hiện phòng, chống khủng bố, Bộ Công an có trách nhiệm sau đây:

a) Phân công, bảo đảm trang bị cho lực lượng chống khủng bố trong Công an nhân dân;

b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác phòng, chống khủng bố trên phạm vi toàn quốc theo quy định tại các chương III, IV và V của Luật này; phối hợp với Bộ Quốc phòng chỉ đạo, tổ chức thực hiện phòng, chống khủng bố tại các mục tiêu, địa bàn do Bộ Quốc phòng quản lý;

c) Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc quyền thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại các chương III, IV và V của Luật này; phát hiện, điều tra, xử lý tổ chức, cá nhân khủng bố, tài trợ khủng bố theo quy định của pháp luật;

d) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 41. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng

1. Phối hợp với Bộ Công an thực hiện nhiệm vụ quy định tại các điểm c, d khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 40 của Luật này.

2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện phòng, chống khủng bố tại các mục tiêu, địa bàn do Bộ Quốc phòng quản lý.

3. Phân công, bảo đảm trang bị và chỉ đạo hoạt động của lực lượng chống khủng bố thuộc Bộ Quốc phòng.

4. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc quyền phối hợp với các cơ quan, đơn vị Công an nhân dân trong xây dựng, huấn luyện, diễn tập và tổ chức thực hiện các phương án phòng, chống khủng bố.

5. Chỉ đạo Bộ đội Biên phòng phối hợp với các cơ quan, đơn vị Công an nhân dân, Hải quan và các cơ quan, đơn vị khác thực hiện các biện pháp phòng, chống khủng bố thông qua hoạt động kiểm soát người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh tại các cửa khẩu do Bộ đội Biên phòng phụ trách.

6. Phối hợp với Bộ Công an, Bộ Ngoại giao thực hiện hợp tác quốc tế trong phòng, chống khủng bố theo thẩm quyền.

Điều 42. Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao

1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện hoạt động phòng, chống khủng bố theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Chỉ đạo cơ quan, đơn vị thuộc quyền sẵn sàng tham gia phòng, chống khủng bố theo quyết định huy động của người có thẩm quyền.

3. Chỉ đạo người đứng đầu cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài phối hợp với các cơ quan chức năng nước sở tại thực hiện phòng, chống khủng bố.

4. Phối hợp với Bộ Công an xây dựng và tổ chức huấn luyện, diễn tập các phương án phòng, chống khủng bố.

5. Phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các địa phương có trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế tại Việt Nam xây dựng phương án bảo vệ, phương án xử lý các tình huống khi có khủng bố xảy ra.

6. Phối hợp với các cơ quan chức năng bảo vệ an toàn các đoàn đại biểu nước ngoài đến thăm và làm việc tại Việt Nam. Phối hợp với các cơ quan và địa phương liên quan quản lý, hướng dẫn hoạt động báo chí của phóng viên nước ngoài khi có hoạt động khủng bố xảy ra.

7. Phối hợp với các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự tại Việt Nam của nước có nguy cơ bị khủng bố cao để trao đổi thông tin, đề xuất biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xây dựng, huấn luyện, diễn tập các tình huống phòng, chống khủng bố.

8. Phối hợp với Bộ Công an, các bộ, ngành liên quan khác trong hoạt động hợp tác quốc tế về phòng, chống khủng bố, tham gia đàm phán, ký kết, gia nhập, thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về phòng, chống khủng bố.

Điều 43. Trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải

1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện hoạt động phòng, chống khủng bố theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Chỉ đạo cơ quan, đơn vị thuộc quyền sẵn sàng tham gia phòng, chống khủng bố theo quyết định huy động của người có thẩm quyền.

3. Phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, các bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân địa phương xây dựng, huấn luyện, diễn tập, tổ chức thực hiện các phương án phòng, chống cướp tàu bay, tàu biển, bắt cóc con tin, gây nổ trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa và các phương tiện giao thông công cộng khác, bảo vệ an toàn các sân bay, bến cảng, nhà ga, bến xe.

4. Phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Ủy ban nhân dân địa phương bảo vệ an ninh, trật tự tại các khu vực sân bay, nhà ga, bến tàu, bến xe, cảng biển, cầu, hầm đường bộ quan trọng; kiểm soát người điều khiển, hành khách và phương tiện giao thông vận tải để phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hoạt động khủng bố.

Điều 44. Trách nhiệm của Bộ Tài chính

1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện hoạt động phòng, chống khủng bố theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Chỉ đạo cơ quan, đơn vị thuộc quyền sẵn sàng tham gia phòng, chống khủng bố theo quyết định huy động của người có thẩm quyền.

3. Chỉ đạo cơ quan Hải quan phối hợp với các đơn vị Công an nhân dân, Bộ đội biên phòng và các cơ quan khác có liên quan thực hiện các biện pháp phòng, chống khủng bố trong hoạt động kiểm soát hàng hóa, phương tiện nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh.

Điều 45. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện hoạt động phòng, chống khủng bố theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Chỉ đạo cơ quan, đơn vị thuộc quyền sẵn sàng tham gia phòng, chống khủng bố theo quyết định huy động của người có thẩm quyền.

3. Tiếp nhận thông tin, báo cáo giao dịch đáng ngờ liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố từ tổ chức tài chính và tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính; khi có cơ sở để nghi ngờ giao dịch liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố thì kịp thời báo cho lực lượng chống khủng bố của Bộ Công an và phối hợp xác minh làm rõ.

4. Phối hợp với Bộ Công an trong hợp tác quốc tế về phòng, chống khủng bố.

Điều 46. Trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông

1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện hoạt động phòng, chống khủng bố theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Chỉ đạo cơ quan, đơn vị thuộc quyền sẵn sàng tham gia phòng, chống khủng bố theo quyết định huy động của người có thẩm quyền.

3. Chỉ đạo cơ quan, doanh nghiệp xuất bản, báo chí, bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin thực hiện các hoạt động sau đây:

a) Tổ chức bảo đảm an toàn, an ninh thông tin cho hoạt động phòng, chống khủng bố;

b) Phối hợp với các đơn vị Công an, Quân đội xây dựng và triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống khủng bố tại các cơ sở xuất bản, báo chí, bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và mạng liên lạc; kiểm soát hoạt động xuất bản, báo chí, bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin để phát hiện, xử lý hành vi lợi dụng hoạt động này để khủng bố, tài trợ khủng bố;

c) Quản lý việc đưa tin về khủng bố trên các phương tiện thông tin đại chúng; tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức phòng, chống khủng bố cho cán bộ, nhân dân; đấu tranh với các hoạt động thông tin, truyền thông của tổ chức, cá nhân khủng bố.

Điều 47. Trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan trong phòng, chống khủng bố

1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện hoạt động phòng, chống khủng bố theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Phối hợp với Bộ Công an thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống khủng bố trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

3. Chỉ đạo cơ quan, đơn vị thuộc quyền sẵn sàng tham gia phòng, chống khủng bố theo quyết định huy động của người có thẩm quyền.

Điều 48. Trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân

Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình kịp thời xử lý hành vi phạm tội khủng bố, tài trợ khủng bố; phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan trong phòng, chống khủng bố theo quy định của pháp luật.

Điều 49. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp

1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống khủng bố tại địa phương; tổ chức thực hiện hoạt động phòng, chống khủng bố theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, tham gia phòng, chống khủng bố.

3. Chỉ đạo lực lượng vũ trang nhân dân và các ngành chức năng của địa phương xây dựng, triển khai thực hiện công tác phòng, chống khủng bố tại địa phương.

4. Trình cấp có thẩm quyền quyết định ngân sách phục vụ công tác phòng, chống khủng bố; tổ chức quản lý, sử dụng ngân sách phục vụ công tác phòng, chống khủng bố theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Chương VIII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH[4]

Điều 50. Hiệu lực thi hành

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 10 năm 2013.

Điều 51. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành

Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật./.

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

CHỦ NHIỆM




Bùi Văn Cường



[1] Luật Phòng, chống rửa tiền số 14/2022/QH15 có căn cứ ban hành như sau:

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật Phòng, chống rửa tiền.”.

[2] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 64 của Luật Phòng, chống rửa tiền số 14/2022/QH15, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2023.

[3] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 64 của Luật Phòng, chống rửa tiền số 14/2022/QH15, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2023.

[4] Điều 66 của Luật Phòng, chống rửa tiền số 14/2022/QH15, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2023 quy định như sau:

Điều 66. Hiệu lực thi hành

1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 3 năm 2023, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Khoản 1 Điều 64 của Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày quy định khác về cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành có hiệu lực.

3. Luật Phòng, chống rửa tiền số 07/2012/QH13 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.”.

OFFICE OF THE NATIONAL ASSEMBLY OF VIETNAM
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
----------------

No. 26/VBHN-VPQH

Hanoi, December 29, 2022

 

LAW

ON ANTI-TERRORISM

The Law on Anti-terrorism No. 28/2013/QH13 dated June 12, 2013 of the National Assembly, coming into force from October 1, 2013 is amended by:

The Law on Anti-money Laundering No. 14/2022/QH15 dated November 15, 2022 of the National Assembly, coming into force from March 1, 2023.

Pursuant to the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam in 1992 amended by Resolution No. 51/2001/QH10;

The National Assembly promulgates the Law on Anti-terrorism[1].

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



This Law prescribes principles, policies, measures, and forces in anti-terrorism; international cooperation and responsibilities of agencies, organizations, and individuals in anti-terrorism.

Article 2. Regulated entities

This Law applies to Vietnamese nationals, agencies, organizations; international organizations, foreign organizations, foreigners residing, operating in Vietnamese territory, unless otherwise prescribed by international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.

Article 3. Definitions

In this Law, the terms below are construed as follows:

1. Terrorism means any or all of the following actions of organizations, individuals against the people’s government, suppressing the people’s government, foreign organizations, international organizations, hindering international relation of the Socialist Republic of Vietnam or causing public unrest:

a) Violating lives, health, bodily integrity, or threatening to violate lives, intimidate other people;

b) Appropriating, damaging, destroying, or threatening to destroy; attacking, violating, obstructing, disrupting operation of computer network, telecommunication network, the internet, digital devices of agencies, organizations, and individuals;

c) Providing instructions to manufacture, produce, use, or manufacturing, producing, storing, transporting, trading weapons, explosive ordnances, toxic substances, flammable substances, other tools and equipment for the purpose of carrying out actions depicted under Point a or Point b Clause 1 of this Article;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd) Establishing, participating, recruiting, training, teaching others to carry out actions depicted under Point a, Point b, Point c, or Point d Clause 1 of this Article;

e) Conducting other actions deemed acts of terrorism according to international treaties on anti-terrorism to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.

2. Terrorism financing means an act of mobilizing, funding terrorists, terrorist organizations via money or asset through any means.

3. Anti-terrorism means actions taken to prevent terrorism, prevent terrorism financing, counter terrorism, and counter terrorism financing.

Article 4. Rules in anti-terrorism

1. Operates under leadership of the Communist Party, joint management of the Government, participation of society, cooperation between the People's Public Security and People’s Army.

2. Complies with the Constitution, regulations and law; respects independence, sovereignty, liberation, and territorial integrity of the country, benefits of the Government, legitimate rights and benefits of agencies, organizations, and individuals.

3. Focuses primarily on prevention; actively detects, deters, and takes strict punitive actions against organizations and individuals committing acts of terrorism or terrorism financing.

4. Protects lives, health of people, property of agencies, organizations, individuals; minimizes damage.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. The Government shall condemn and take strict punitive actions against all acts of terrorism and terrorism financing; take simultaneous actions to organize and implement anti-terrorism; mobilize and encourage organizations, individuals to participate in anti-terrorism.

2. The Government shall develop policies on mobilizing science and technology achievement in anti-terrorism.

3. The Government shall prioritize investment in technical and professional equipment, instruments, ensure benefits and policies for anti-terrorism forces and anti-terrorism financing forces.

4. The Government shall develop policies and measures to protect organizations and individuals engaging in anti-terrorism. If a person suffers from injuries, health damage, or loss of lives while engaging in anti-terrorism, he/she or his/her relatives shall be eligible for benefits and policies as per the law. Organizations and individuals whose property is mobilized to serve anti-terrorism shall receive compensation if their property is damaged.

5. Organizations and individuals attaining achievements in anti-terrorism shall be commended in accordance with regulations on emulation and commendation.

6. The Government shall develop leniency policies for organizations and individuals deliberately dropping intentions of terrorism or terrorism financing; quitting acts of terrorism or terrorism financing during the course thereof or attempting to prevent, minimize damage, consequences confessing, testifying, and assisting relevant authority in discovering, preventing, investigating, prosecuting, and pressing charges against acts of terrorism and terrorism financing before such acts are discovered.

Article 6. Prohibited acts

1. Acts of terrorism and terrorism financing depicted under Clause 1 and Clause 2 Article 3 hereof.

2. Concealing, hiding, or failing to denounce acts of terrorism and terrorism financing.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Intentionally spreading false information on terrorism or terrorism financing; hindering anti-terrorism efforts.

5. Taking advantage of position and power in anti-terrorism to violate benefits of the Government, legitimate rights and benefits of organizations and individuals.

Article 7. Responsibilities in anti-terrorism

1. Anti-terrorism is a responsibility of agencies, organizations, and citizens.

2. Heads of agencies and organizations shall organize implementation of regulations and law on anti-terrorism within their responsibilities and powers.

3. International organizations, foreign organizations, and foreigners residing, operating in Vietnamese territory shall engage in anti-terrorism in accordance with this Law and relevant law provisions.

Article 8. Responsibilities of Vietnamese Fatherland Front and members thereof

The Vietnamese Fatherland Front and members thereof, within their tasks and powers, shall communicate and mobilize the general public to strictly adhere to regulations and law on anti-terrorism; supervise compliance with anti-terrorism laws.

Article 9. Investigating, prosecuting, and pressing charges against terrorism and terrorism financing criminals

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 10. Handling of money and property relating to terrorism and terrorism financing

1. Money and property relating to terrorism and terrorism financing shall be suspended, seized, frozen, forfeited, and dealt with as per the law.

2. The Government shall elaborate conditions, procedures, entitlement, and method of suspending, seizing, freezing, and forfeiting money, property relating to terrorism and terrorism financing.

Article 11. Expenditure on anti-terrorism

1. Funding sources serving anti-terrorism include:

a) State budget;

b) Other legitimate funding sources.

2. The management and use of funding for anti-terrorism shall conform to regulations and law.

Chapter II

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 12. Anti-terrorism Steering Committees

1. The Government shall establish National Anti-terrorism Steering Committee. Members of the National Anti-terrorism Steering Committee shall operate on a part-time basis.

The Ministry of Public Security shall act as standing body of the National Anti-terrorism Steering Committee with dedicated advisory and assistant agency.

2. People’s Committees of provinces shall establish Provincial anti-terrorism steering committees. Members of Provincial anti-terrorism steering committees shall operate on a part-time basis.

Provincial police authority shall act as standing body of Provincial Anti-terrorism Steering Committees with dedicated advisory and assisting entities.

3. Within their tasks and direction of the Prime Minister, ministers and heads of ministerial agencies shall establish ministerial anti-terrorism steering committees.

Article 13. Tasks and powers of Anti-terrorism Steering Committees

1. The National Anti-terrorism Steering Committee shall have the task and power to:

a) advise the Government and the Prime Minister to organize and coordinate nation-wide anti-terrorism;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) assist the Government and Prime Minister in examining, encouraging, guiding anti-terrorism.

2. The Provincial anti-terrorism steering committees shall have the task and power to:

a) advise People’s Committees and Chairpersons of People’s Committees of the same levels to organize and coordinate local anti-terrorism operations;

b) assist People’s Committees and Chairpersons of People’s Committees of the same levels in organizing and implementing interdisciplinary cooperation in local anti-terrorism operations;

c) assist People’s Committees and Chairpersons of People’s Committees of the same levels in examining, encouraging, guiding anti-terrorism.

3. The ministerial anti-terrorism steering committees shall assist ministers and heads of ministerial agencies in organizing and coordinating anti-terrorism in their fields and cooperate with ministries, central departments, local governments, and other agencies in anti-terrorism.

4. The Government shall elaborate organization, tasks, powers, and cooperation of Anti-terrorism Steering Committees of all levels.

Article 14. Counter terrorism forces

1. Counter terrorism forces include:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Other forces mobilized to engage in counter terrorism.

2. The Minister of Public Security and Minister of National Defense shall elaborate tasks and powers of agencies and entities under Point a Clause 1 of this Article.

Article 15. Counter terrorism officers

1. Counter terrorism officers shall be decided by competent authority.

2. If no counter terrorism officer has been decided by competent authority, heads of state authorities, people’s armed forces, People’s Committees of location where acts of terrorism take place shall have responsibility and power to adopt counter terrorism measures in accordance with Clause 2 Article 16 hereof.

3. If acts of terrorism occur aboard aircrafts or ships that have departed from airports or ports, operators of such vehicles shall be responsible for counter terrorism efforts.

4. The Government shall elaborate this Article.

Article 16. Tasks and powers of counter terrorism officers

1. Counter terrorism officers under Clause 1 Article 15 hereof shall have the task and power to:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) command counter terrorism efforts according to solutions and measures of competent authority;

c) adopt measures under Clause 2 Article 30 hereof if decision on solutions and measures has not been made by competent authority in case of emergency unless such measures affect politics, diplomacy, risk lives of others, or damage property of special value.

2. Heads of regulatory authorities, people's armed forces, People’s Committees under Clause 2 Article 15 hereof shall have responsibility and power to adopt emergency counter terrorism measures mentioned under Points a, b, c, d, e, h, i, and m Clause 2 Article 30 hereof, unless such measures affect politics, diplomacy, risk lives of others, or damage property of special value.

3. Individuals under Clause 3 Article 15 hereof shall have responsibility and power to adopt measures for preventing and neutralizing acts of terrorism as per the law.

4. Individuals under Clause 1, Clause 2, and Clause 3 of this Article shall be legally responsible for their actions and decisions.

Article 17. Equipment and use of counter terrorism weapons, tools, and equipment

1. Counter terrorism forces shall be equipped with professional weapons, combat gears, and equipment specializing in counter terrorism.

2. The use of professional weapons, combat gears, and technical equipment of counter terrorism forces shall conform to this Law and other relevant law provisions.

Article 18. Mobilization of forces and equipment; compulsory acquisition, requisition of property for counter terrorism

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. In case of terrorism, compulsory acquisition and requisition of property for counter terrorism shall conform to property compulsory acquisition and requisition laws.

Chapter III

TERRORISM PREVENTION

Article 19. Terrorism prevention measures

Terrorism and terrorism financing shall be prevented by measures specified under Articles 20 through 27 hereof and other measures as per the law.

Article 20. Communicating, publicizing, and educating on anti-terrorism

1. Competent authorities and individuals shall communicate, publicize, and educate on anti-terrorism in order to increase awareness, responsibility and effectiveness of anti-terrorism.

2. Communication, publicizing, and education regarding anti-terrorism includes:

a) Risks, development, and situations; schemes, methods of operation, severity, and impact of terrorism;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Responsibilities of agencies, organizations, and individuals in anti-terrorism;

d) Other information necessary for anti-terrorism.

Article 21. Security and order administration

1. Competent authorities and individuals responsible for maintaining security and order administration in their operation shall be responsible for promptly discovering causes, conditions, schemes, methods of operation, and operation of terrorists, terrorist organizations and taking appropriate actions.

2. Terrorism prevention measures via security and order administration include:

a) Managing residence, archives, citizen ID cards;

b) Managing weapons, explosive materials, combat gears, flammable substances, toxic substances, radioactive substances;

c) Guard and security assurance for important structures relating to national security, national defense structures, military zones, head office of diplomacy representative missions, foreign consular representative missions, international organization representative missions in Vietnamese territory;

d) Patrol, control, and supervision of key security and order targets, airports, ports, terminals coach stations, border checkpoints, border areas, crowded areas, and other public areas;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



e) Other security and order administration measures as per the law.

Article 22. Transportation control

Competent authorities and individuals entitled to controlling road traffic, railway traffic, waterway traffic, sea traffic, and airway traffic shall be responsible for discovery, preventing, and taking actions against exploitation of these traffic modes for terrorism purposes.

Article 23. Monetary and property transaction control

Competent agencies and individuals entitled to control monetary and property transactions shall be responsible for monitoring, supervising, and preventing monetary and property transactions that show signs of connection to terrorism activities; supervising monetary and property transactions whose value must be reported as per the law in order to promptly detect transactions related to terrorism activities.

Article 24. Controlling import, export, and transit vehicles, goods

Competent agencies and individuals entitled to control import, export, transit vehicles and goods shall be responsible for strictly controlling import, export, transit vehicles and goods in order to promptly detect, prevent, and take actions against exploitation of these activities for terrorism purposes.

Article 25. Controlling publication, journalism, post, telecommunication, and other forms of communication

Competent agencies and individuals in publication, journalism, post, telecommunication, and other forms of communication shall be responsible for controlling, discovering, preventing, and taking actions against exploitation of these activities for terrorism purposes.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Competent agencies and individuals entitled to control food safety and hygiene, husbandry food and feeds, fertilizer, treatment drugs, preventive drugs, veterinary drugs, plant protection drugs, specimens shall be responsible for promptly detecting, preventing, and taking actions against exploitation of these activities for terrorism purposes.

Article 27. Developing and organizing implementation anti-terrorism measures

1. The Ministry of Public Security, Ministry of National Defense, relevant ministries, central departments, and People’s Committees of all levels shall be responsible for developing, training, practicing, and organizing implementation of anti-terrorism measures.

2. Agencies, organizations, and entities mentioned under approved anti-terrorism measures shall be responsible for complying with the measures.

Chapter IV

COUNTER TERRORISM

Article 28. Terrorism detection

1. Agencies, organizations, and individuals shall actively detect terrorism in their operations.

2. Counter terrorism forces under Point a Clause 1 Article 14 hereof shall be responsible for deploying professional and technical measures to detect acts of terrorism; guiding, assisting agencies, organizations, and individuals in distinguishing forms of terrorism and detecting, reporting, denouncing terrorism.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Agencies, organizations, and individuals, upon discovering signs or acts of terrorism shall promptly inform counter terrorism forces under Point a Clause 1 Article 14 hereof or their nearest police authority, military bodies, or People’s Committees. Police authority, military bodies, and People’s Committees shall receive terrorism reports and information.

2. Police authority, military bodies, and People’s Committees, after receiving terrorism reports or information according to Clause 1 of this Article or after discovering signs or acts of terrorism in the performance of their duty, shall promptly inform counter terrorism forces under Point a Clause 1 Article 14 hereof, maintain confidentiality of informant; if there are grounds suggesting that acts of terrorism have been or are going to occur, immediately adopt emergency measures under Clause 2 Article 16 hereof.

3. Counter terrorism forces under Point a Clause 1 Article 14 hereof, after receiving terrorism report and information, shall promptly process and report to competent authority and competent Anti-terrorism Steering Committees; if there are grounds suggesting that acts of terrorism have been or are going to occur, immediately adopt emergency measures under Clause 2 Article 16 hereof.

4. In the event of terrorism, Anti-terrorism Steering Committees shall report to superior Anti-terrorism Steering Committees; counter terrorism forces shall report to superior counter terrorism forces.

Article 30. Counter terrorism measures

1. Counter terrorism shall be implemented via measures under this Law and regulation on maintaining national security, social order and safety.

2. Emergency counter terrorism measures are measures that are taken immediately when there are grounds suggesting that acts of terrorism have been or are going to occur in order to prevent, eliminate, and minimizing impact of terrorism. Emergency counter terrorism measures include:

a) Barricading and establishing perimeter of area where terrorism occurs;

b) Rescuing hostages, providing medical aid, isolating people, moving vehicles and property out of danger zones;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Surrounding, searching, neutralizing, apprehending terrorists; neutralizing weapons, tools, and equipment used to commit acts of terrorism;

dd) Assaulting, eliminating terrorists, destroying weapons, tools, and equipment used to commit acts of terrorism;

e) Suspending traffic vehicles, means of communication and media exploited to commit acts of terrorism;

g) Destroying, demolishing houses and buildings, removing obstacles hindering counter terrorism operations; deploying obstacles to hinder acts of terrorism;

h) Protecting, relocating, concealing, disguising buildings and targets subject to terrorism attacks;

i) Mobilizing forces and instruments for counter terrorism;

k) Inspecting, freezing accounts and financial sources; ceasing all monetary and property transactions; temporarily confiscating money and property relating to terrorism;

l) Unpacking, inspecting, and detaining mail, telegraphs, post packages, parcels, goods packages relating to terrorism;

m) Collecting documents and evidence relating to terrorism.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 31. Counter terrorism at head office of diplomacy representative missions, foreign consular representative missions, international organization representative missions, and accommodations of members thereof

1. If there are grounds suggesting that acts terrorism have been or are going to take place at head office of diplomacy representative missions, foreign consular representative missions, international organization representative missions, and accommodations of members thereof in Vietnamese territory, relevant agencies, organizations, and individuals or individuals with knowledge of the acts shall promptly report to counter terrorism forces under Point a Clause 1 Article 14 hereof or the nearest police authority, military body, People’s Committees. Police authority, military body, and People’s Committees receiving terrorism information and report shall be responsible for receiving and processing the information, report in accordance with Article 29 hereof.

2. When implementing counter terrorism in head office of diplomacy representative missions, foreign consular representative missions, international organization representative missions, and accommodations of members thereof, Vietnamese agencies, organizations, and individuals shall comply with this Law and international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.

Article 32. Counter terrorism for overseas Vietnamese agencies, organizations, and nationals

If there are grounds suggesting that acts of terrorism have been or are going to occur to overseas Vietnamese agencies, organizations, or nationals, heads of overseas representative missions of the Socialist Republic of Vietnam shall immediately adopt necessary measures within their power and compliant with international laws, host country’s laws, and report to Ministry of Foreign Affairs, National Anti-terrorism Steering Committee.

Chapter V

COUNTER TERRORISM FINANCING

Article 33. Discovering terrorism financing, receiving and processing terrorism financing information and report

1. The State Bank of Vietnam, financial institutions, relevant organizations and individuals engaging in non-financial businesses, other organizations and individuals shall promptly inform counter terrorism forces in accordance with Point a Clause 1 Article 14 hereof after discovering signs or acts of terrorism financing.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 34. Implementing anti-terrorism financing measures and adopting temporary measure; evaluating nation-wide risks regarding anti-terrorism financing[2]

1. Financial institutions, organizations, and individuals engaging in non-financial businesses shall adopt regulations under Article 9 through Article 40 of the Law on Anti-money Laundering to identify customers, collect, update, and verify KYC; develop internal regulations, report, provide, store information, documents, reports on anti-terrorism financing.

2. If customers or customers' transactions are suspected of terrorism financing or customers are named in Blacklist, financial institutions, organizations, and individuals engaging in relevant non-financial businesses shall report to counter terrorism forces of Ministry of Public Security, the State Bank of Vietnam, and adopt temporary measures in accordance with regulations on anti-money laundering.

3. Every 5 years, the Ministry of Public Security shall take charge and cooperate with relevant ministries and central departments in evaluating nation-wide risks of terrorism financing in Vietnam and presenting evaluation results, plans for execution after evaluation to the Government.

Article 35. Controlling cross-border transport of cash, precious jewels, precious stones, and negotiable instruments [3]

Competent organizations and individuals entitled to control cross-border transport of cash, precious jewels, precious stones, and negotiable instruments under Article 24 hereof and Article 35 of the Law on Anti-money Laundering shall be responsible for discovering, preventing, and taking actions against exploitation of these activities for terrorism financing purposes.

Chapter VI

INTERNATIONAL COOPERATION IN ANT-TERRORISM

Article 36. Rules in international cooperation

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 37. Details and responsibilities of international cooperation

1. International cooperation includes:

a) Exchanging information on anti-terrorism;

b) Training and practicing anti-terrorism;

c) Improving regulations and law; providing training for knowledge and skills regarding anti-terrorism;

d) Increasing anti-terrorism facilities

dd) Resolving the case of terrorism;

e) Implementing other contents of international cooperation in accordance with Vietnam’s regulations and international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.

2. The Ministry of Public Security shall take charge, cooperate with relevant ministries and central departments in assisting the Government in negotiating, signing, or joining international treaties relating to anti-terrorism; take charge and cooperate with relevant ministries and central departments in implementing international cooperation in anti-terrorism.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



International cooperation in dealing with terrorism shall be implemented on the basis of principles under Article 4 and Article 36 hereof and international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory. If the Socialist Republic of Vietnam and relevant countries are not in the same multi-lateral international treaties or have not entered into bilateral international treaties, Vietnamese competent authorities shall implement international cooperation in dealing with terrorism on the basis of principles under Article 4 and Article 36 hereof and their practical demands, capability.

Chapter VII

RESPONSIBILITIES OF STATE AUTHORITIES IN ANTI-TERRORISM

Article 39. State authorities for anti-terrorism

1. The Government shall perform joint state management regarding anti-terrorism.

2. The Ministry of Public Security shall be responsible to the Government for taking charge and cooperating with Ministry of National Defense, relevant ministries and central departments in performing state management regarding anti-terrorism.

3. People’s Committees of all levels, within their tasks and powers, shall be responsible for performing state management regarding anti-terrorism in their provinces.

Article 40. Responsibilities of Ministry of Public Security

1. In the performance of state management regarding anti-terrorism, the Ministry of Public Security shall have the responsibility to:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) take charge, cooperate in developing, request competent authority to promulgate, or promulgate legislative documents, strategies, programs, plans, solutions, and measures regarding anti-terrorism;

c) take charge, cooperate with relevant ministries, and guide People’s Committees of provinces to organize implementation of legislative documents, strategies, programs, plans, solutions, and measures regarding anti-terrorism;

d) take charge and cooperate with Ministry of National Defense, relevant agencies and organizations in promulgating and organizing implementation of regulations on training and advanced training for officials engaging in anti-terrorism activities;

dd) take charge and cooperate with relevant agencies, organizations in producing reports and conclusion regarding anti-terrorism efforts; propose solutions relating to anti-terrorism;

e) inspect, examine, deal with complaints and denunciation in anti-terrorism;

g) implement international cooperation in anti-terrorism in accordance with Clause 2 Article 37 hereof.

2. In the organization and implementation of anti-terrorism, the Ministry of Public Security shall have the responsibility to:

a) assign and prepare equipment for counter terrorism forces affiliated to the People’s Public Security;

b) take charge and cooperate with relevant ministries, central departments, agencies, and organizations in directing and organizing implementation of nation-wide anti-terrorism efforts in accordance with Chapter III, Chapter IV, and Chapter V of this Law; cooperate with Ministry of National Defense in directing and organizing implementation of anti-terrorism efforts in target areas under management of Ministry of National Defense;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) exercise other tasks according to this Law and other relevant law provisions.

Article 41. Responsibilities of Ministry of National Defense

1. Cooperate with Ministry of Public Security in implementing tasks under Point c, Point d Clause 1 and Point b Clause 2 Article 40 hereof.

2. Take charge and cooperate with Ministry of Public Security, relevant agencies and organizations in implementing anti-terrorism in target areas under management of the Ministry of National Defense.

3. Assign, prepare equipment, and coordinate operation of counter terrorism forces affiliated to the Ministry of National Defense.

4. Direct affiliated agencies and entities to cooperate with agencies and entities of People’s Public Security in developing, training, practicing, and organizing implementation of anti-terrorism measures.

5. Direct Border Guard to cooperate with agencies and entities affiliated to the People’s Public Security, Customs authority, and other agencies, entities in adopting anti-terrorism measures via controlling people making inbound travel, outbound travel, and transit in border checkpoints under responsibility of the Border Guard.

6. Cooperate with Ministry of Public Security and Ministry of Foreign Affairs in implementing international cooperation in anti-terrorism within their competence.

Article 42. Responsibilities of Ministry of Foreign Affairs

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Direct affiliated agencies and entities to be ready to participate in anti-terrorism efforts according to decision of competent individuals.

3. Direct heads of overseas representative missions of the Socialist Republic of Vietnam to cooperate with authorities of host countries in anti-terrorism.

4. Cooperate with Ministry of Public Security in developing, organizing training, and practicing anti-terrorism measures.

5. Cooperate with Ministry of Public Security, Ministry of National Defense, and local authorities with diplomacy representative missions, foreign consular representative missions, international organization representative missions in Vietnam to develop measures for protecting and handling situations in case of terrorism.

6. Cooperate with authorities in protecting foreign delegations visiting and working in Vietnam. Cooperate with agencies and local governments in managing and guiding press activities of foreign reporters in case of terrorism activities.

7. Cooperate with diplomacy representative missions, consular representative missions in Vietnam of countries with high risk of terrorism in communicating, proposing preventive measures, developing, training, and practicing counter terrorism scenarios.

8. Cooperate with Ministry of Public Security, other relevant ministries and central departments in implementing international cooperation in anti-terrorism, negotiating, signing, joining, and executing international treaties, international cooperation regarding anti-terrorism.

Article 43. Responsibilities of Ministry of Transport

1. Within their tasks and powers, organize implementation of anti-terrorism operations in accordance with this Law and other relevant law provisions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Cooperate with Ministry of Public Security, Ministry of National Defense, relevant ministries, central departments, and local People’s Committees in developing, training, practicing, and organizing implementation of security measures against hijacking for aircrafts, sea vessels, hostage-taking, detonation of aircrafts, sea vessels, trains, other public transportation, protecting airports, ports, terminals, stations.

4. Cooperate with Ministry of Public Security, Ministry of National Defense, and local People’s Committees in maintaining security and order in airports, terminals, ports, stations, docks, bridges, and tunnels; controlling operators, passengers, and means of transport in order to discover, prevent, and deal with acts of terrorism.

Article 44. Responsibilities of Ministry of Finance

1. Within their tasks and powers, organize implementation of anti-terrorism operations in accordance with this Law and other relevant law provisions.

2. Direct affiliated agencies and entities to be ready to participate in anti-terrorism efforts according to decision of competent individuals.

3. Direct customs authority to cooperate with People’s Public Security, Border Guard, and other relevant agencies in implementing anti-terrorism measures in inspection of inbound, outbound, and transit goods and vehicles.

Article 45. Responsibilities of the State Bank of Vietnam

1. Within their tasks and powers, organize implementation of anti-terrorism operations in accordance with this Law and other relevant law provisions.

2. Direct affiliated agencies and entities to be ready to participate in anti-terrorism efforts according to decision of competent individuals.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Cooperate with Ministry of Public Security in international cooperation regarding anti-terrorism.

Article 46. Responsibilities of Ministry of Information and Communications

1. Within their tasks and powers, organize implementation of anti-terrorism operations in accordance with this Law and other relevant law provisions.

2. Direct affiliated agencies and entities to be ready to participate in anti-terrorism efforts according to decision of competent individuals.

3. Direct agencies and enterprises engaging in publication, journalism, post, telecommunication, information technology to:

a) maintain information safety and security for anti-terrorism operations;

bb) cooperate with police authorities and military bodies in developing and implementing anti-terrorism measures in publishing, journalism, post, telecommunication, information technology, and network facilities; controlling publication, journalism, post, telecommunication, information technology in order to detect and take actions against exploitation of these activities for terrorism and terrorism financing purposes;

c) manage news reporting regarding terrorism on mass media; popularize, educate, and raise awareness regarding anti-terrorism for officials and the general public; fight against communication and media activities of terrorists, terrorist organizations.

Article 47. Responsibilities of relevant ministries and central departments in anti-terrorism

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Cooperate with Ministry of Public Security in implementing state management regarding anti-terrorism within their tasks and powers.

3. Direct affiliated agencies and entities to be ready to participate in anti-terrorism efforts according to decision of competent individuals.

Article 48. Responsibilities of People’s Procuracy, People’s Court

The People’s Procuracy and the People’s Court, within their tasks and powers, shall promptly take actions against terrorism and terrorism financing; cooperate with relevant agencies, and organizations in anti-terrorism as per the law.

Article 49. Responsibilities of People’s Committees of all levels

1. Within their tasks and powers, perform state management regarding anti-terrorism in their jurisdiction; organize implementation of anti-terrorism in accordance with this Law and other relevant law provisions.

2. Cooperate with Committee of Vietnamese Fatherland Front, socio-political organizations of the same levels in developing people-level national security and anti-terrorism movement.

3. Direct people’s armed forces and local authorities to develop and implement anti-terrorism in the area.

4. Request competent authority to decide on anti-terrorism budget; organize management and use of anti-terrorism budget in accordance with the Law on State Budget.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



IMPLEMENTATION [4]

Article 50. Entry into force

This Law comes into force from October 1, 2013.

Article 51. Specific provisions and guiding implementation

The Government shall elaborate and provide guidelines for articles and clauses hereunder./.

 

 

VERIFIED BY

DIRECTOR




Bui Van Cuong

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

[1] The Law on Anti-money Laundering No. 14/2022/QH15 is promulgated on the basis of:

“Pursuant to Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;

The National Assembly promulgates the Law on Anti-money Laundering.”.

[2] This Article is amended in accordance with Point a Clause 2 Article 64 of the Law on Anti-money Laundering No. 14/2022/QH15, coming into force from March 1, 2023.

[3] This Article is amended in accordance with Point b Clause 2 Article 64 of the Law on Anti-money Laundering No. 14/2022/QH15, coming into force from March 1, 2023.

[4] Article 66 of the Law on Anti-money Laundering No. 14/2022/QH15, coming into force from March 1, 2023 prescribes:

“Article 66. Entry into force

1. This Law comes into force from March 1, 2023, except for cases under Clause 2 of this Article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. The Law on Anti-money Laundering No. 07/2012/QH13 expires from the date on which this Law enters into force.”.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Văn bản hợp nhất 26/VBHN-VPQH ngày 29/12/2022 hợp nhất Luật Phòng, chống khủng bố do Văn phòng Quốc hội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.046

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.142.210
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!