Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 01/KH-UBND 2021 triển khai Đề án Tuyên truyền về An toàn giao thông tỉnh Quảng Bình

Số hiệu: 01/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Bình Người ký: Hồ An Phong
Ngày ban hành: 04/01/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

S: 01/KH-UBND

Quảng Bình, ngày 04 tháng 01 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN TUYÊN TRUYỀN VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG VÀ HỆ THỐNG THÔNG TIN CƠ SỞ GIAI ĐOẠN 2020 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH

Thực hiện Quyết định số 1317/QĐ-TTg ngày 28/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê quyệt Đề án Tuyên truyền về An toàn giao thông trên các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống thông tin cơ sở giai đoạn 2020 - 2025; UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai Đán Tuyên truyền về An toàn giao thông trên các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống thông tin cơ sgiai đoạn 2020 - 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mc đích

- Đẩy mạnh tuyên truyền về an toàn giao thông và phòng, chống tác hại của rượu, bia nhm tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động của toàn xã hội đối với công tác đảm bảo an toàn giao thông.

- Thông qua công tác tuyên truyền nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành, các đoàn thể và mọi tầng lớp Nhân dân trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh.

2. Yêu cầu

- Nâng cao trách nhiệm và hiệu quả phối hợp của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong công tác tuyên truyền đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông tin cơ sở.

- Đa dạng hóa các nội dung, hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông; đảm bảo tất cả mọi tầng lớp Nhân dân trên địa bàn tỉnh đều được tiếp cận các nội dung tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông và phòng, chống tác hại của rượu, bia trên các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống thông tin cơ sở.

- Phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan báo chí, phát thanh - truyền hình, hệ thống thông tin cơ sở trong công tác tuyên truyền đảm bảo an toàn giao thông; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, xây dựng văn hóa ứng xử, ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông trong mọi tầng lp Nhân dân.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025

- Báo Quảng Bình: Mở và duy trì các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông và phòng, chống tác hại của rượu, bia.

- Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Bình tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng, nội dung các chuyên mục, các game show, sân chơi tuyên truyền về an toàn giao thông và phòng, chống tác hại của rượu, bia trên sóng phát thanh, truyền hình.

- Đối với hệ thống thông tin cơ sở: 80% hệ thống thông tin cơ sở tổ chức biên tập lại nội dung thông tin tuyên truyền về an toàn giao thông và phòng, chống tác hại của rượu, bia phù hợp với địa phương để đăng, phát qua hệ thống truyền thanh xã, phường và các hình thức khác.

- Phấn đấu 100% học sinh, sinh viên các bậc học trên địa bàn tỉnh được giáo dục pháp luật về an toàn giao thông, hướng dẫn kỹ năng tham gia giao thông an toàn; các đơn vị kinh doanh vận tải bằng ô tô được tuyên truyền kiến thức pháp luật về an toàn giao thông, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp cho các lái xe.

- 90% đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi và vùng nông thôn được tiếp cận pháp luật về an toàn giao thông.

III. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC TUYÊN TRUYỀN

1. Nội dung tuyên truyền

- Các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về an toàn giao thông trên các lĩnh vực đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không và tuyên truyền về tác hại của rượu, bia.

- Cách ng xử văn hóa, xử lý tình huống khi tham gia giao thông để hình thành văn hóa tham gia giao thông; đấu tranh lên án các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông; giới thiệu các mô hình, bài học kinh nghiệm trong công tác đảm bảo an toàn giao thông tại các địa phương và các nước trên thế giới.

- Các quy tắc khi tham gia giao thông đường bộ: đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng phương tiện xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện; không phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách, đánh võng, sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông.

- Các mức xử phạt, hình thức xử phạt khi vi phạm giao thông; những hậu quả do tai nạn giao thông gây ra; khuyến khích người dân tăng cường sử dụng phương tiện giao thông “xanh” (như xe đạp, đi bộ) nhằm giảm ùn tắc và tai nạn giao thông, đặc biệt tại khu vực thành phố Đồng Hới, nơi tập trung đông dân cư; cảnh báo người dân miền núi dọc quốc lộ không thả rông gia súc gây mất an toàn giao thông.

- Các quy định về điều kiện đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông đường thủy; trong hoạt động chở khách du lịch, ch khách trên sông.

- Các quy tắc an toàn giao thông đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt; cảnh báo những hành vi mất an toàn giao thông đường sắt như: buôn bán, họp chợ, phơi nông sản, lấn chiếm hành lang giao thông đường sắt, mở các lối đi đường ngang tự phát.

- Tuyên truyền về văn hóa giao thông hàng không; công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn, an ninh hàng không và các dịch vụ có liên quan; hình thức xử lý đối với các trường hợp vi phạm an toàn hàng không.

- Tuyên truyền tác hại của rượu, bia; các mức độ nguy cơ gây tai nạn giao thông khi uống rượu, bia nhm nâng cao ý thức của mọi người tham gia giao thông: “Đã uống rượu, bia - Không lái xe”.

2. Hình thức tuyên truyền

- Xây dựng chuyên đề, chuyên mục, chương trình, phóng sự, phim tài liệu, sân chơi, tiểu phẩm, chuyên mục hỏi, đáp về an toàn giao thông và phòng, chống tác hại của rượu, bia để tuyên truyền trên các ấn phẩm báo chí, phát thanh, truyền hình.

- Tổ chức giải báo chí, triển lãm ảnh, tranh cổ động, liên hoan truyền thanh cơ sở, tuyên truyền lưu động về an toàn giao thông và phòng, chống tác hi của rưu, bia.

- Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng thông tin, tuyên truyền về an toàn giao thông và phòng, chng tác hại của rượu, bia cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí và đội ngũ cán bộ thông tin cơ sở.

- Xây dng các chương trình phát thanh phù hợp với từng địa phương, vùng miền để phát trên hệ thống truyền thanh cấp huyện, cấp xã.

- Tuyên truyền trên trang thông tin điện tử; các bảng tin công cộng bao gồm cả bảng tin điện tử; màn hình điện tử led...

- Xuất bản các cẩm nang, tờ rơi, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động, tuyên truyền về an toan toàn giao thông và tác hại của rượu, bia.

- Tuyên truyền thông qua các buổi sinh hoạt, chào cờ cho các em học sinh của các cấp học trên địa bàn tỉnh.

IV. KINH PHÍ TRIỂN KHAI

- Kinh phí triển khai thực hiện các nhiệm vụ thuộc kế hoạch từ nguồn ngân sách Nhà nước theo phân cấp hiện hành; nguồn đóng góp từ các doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị theo quy định của pháp luật. Trong đó ngân sách tỉnh thực hiện từ nguồn xử phạt vi phạm an toàn giao thông.

- Hàng năm, các cơ quan, đơn vị được giao chủ trì, tổ chức thực hiện các nội dung tuyên truyền xây dựng dự toán kinh phí gửi Sở Tài chính thẩm định trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chỉ đạo, định hướng, hướng dẫn các cơ quan báo chí, hệ thống thông tin cơ sở xây dựng nội dung chương trình tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông và phòng, chống tác hại của rượu, bia.

- Hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch triển khai công tác thông tin, tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông và phòng, chống tác hại của rượu, bia tại các địa phương.

- Tổ chức các giải báo chí, triển lãm ảnh, tranh cổ động, tuyên truyền lưu động, liên hoan truyền thanh cơ sở về an toàn giao thông và phòng, chống tác hại của rượu, bia.

- Biên tập, xuất bản tài liệu, tờ rơi, pa-nô tuyên truyền phổ biến pháp luật về an toàn giao thông và phòng, chống tác hại của rượu, bia.

- Tổ chức tập huấn bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ tuyên truyền cho đội ngũ phóng viên báo chí và cán bộ làm công tác thông tin cơ sở.

- Đặt hàng xây dựng và sản xuất các phóng sự, phim tài liệu, chương trình phát thanh, truyền hình tuyên truyền về an toàn giao thông và các thông điệp về phòng, chống tác hại của rượu, bia để đăng phát trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, hệ thống thông tin cơ sở.

- Tham mưu UBND tỉnh theo dõi, đánh giá công tác thông tin, tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh để báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông theo quy định.

2. Ban An toàn giao thông tỉnh

- Chỉ đạo các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch và triển khai tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông và phòng, chống tác hại của rượu, bia.

- Phối hợp cung cấp thông tin cho Sở Thông tin và Truyền thông để chỉ đạo, định hướng thông tin tuyên truyền; biểu dương, khen thưởng các đơn vị, cá nhân điển hình trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn giao thông và phòng, chống tác hại của rượu, bia.

3. Công an tỉnh

- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tin đại chúng, các địa phương, đơn vị trong công tác thông tin, tuyên truyền về an toàn giao thông và phòng, chống tác hại của rượu, bia.

- Phối hợp cung cấp thông tin cho Sở Thông tin và Truyền thông để chỉ đạo, định hưng thông tin tuyên truyn; biểu dương, khen thưởng các đơn vị, cá nhân điển hình trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn giao thông và phòng, chống tác hại của rượu, bia.

4. SGiao thông vận tải

- Lồng ghép nội dung tuyên truyền các quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong chương trình đào tạo sát hạch cấp bằng, chứng chỉ, giấy phép điều khiển phương tiện giao thông thuộc phạm vi quản lý.

- Tuyên truyền các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải đến các đơn vị kinh doanh vận tải đang hoạt động trên địa bàn tỉnh.

- Phối hợp cung cấp thông tin cho Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan báo chí để tuyên truyền đảm bảo an toàn giao thông và phòng, chống tác hại của rượu bia.

5. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục, đào tạo phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông cho học sinh, sinh viên thông qua các hoạt động trải nghiệm, các hoạt động ngoài giờ lên lớp như tọa đàm, nói chuyện; tổ chức các cuộc thi, hội thi tìm hiểu về pháp luật giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa cho học sinh, sinh viên.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện tuyên truyền về an toàn giao thông qua các buổi sinh hoạt, chào cờ cho các em học sinh của các cấp học.

6. SVăn hóa và Thể thao

- Chỉ đạo thực lồng ghép hoạt động tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông và phòng, chống tác hại của rượu, bia vào các phong trào, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, cổ động trực quan, xây dựng đời sống văn hóa và hoạt động khác tại cộng đồng.

- Tuyên truyền vận động, khuyến khích quy định trong hương ước, quy ước việc hạn chế hoặc không uống rượu, bia tại đám cưới, đám tang, lễ hội trên địa bàn dân cư.

7. Đnghị UBMTTQVN tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội

- Đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông; Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia; tổ chức cuộc vận động sâu rộng trong cơ quan, đơn vị, đoàn thể, khu dân cư thực hiện “Đã uống rượu, bia - Không lái xe”, trong đó cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải nêu gương hành động.

- Chỉ đạo, hướng dẫn đưa nội dung phòng, chống tác hại của rượu, bia vào nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức; tuyên truyền tổ chức thực hiện nghiêm quy định không uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập.

- Tích cực phối hợp cung cấp thông tin cho báo chí, hệ thống thông tin cơ sở để báo chí có thể thực hiện tốt công tác tuyên truyền, nhất là các vấn đề nóng được dư luận quan tâm liên quan đến an toàn giao thông.

8. Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan tham mưu thẩm định kinh phí của các sở, ban, ngành, trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt; hướng dẫn việc quản lý sử dụng kinh phí theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

9. UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Chđạo xây dựng kế hoạch, bố trí nguồn kinh phí để tổ chức các hoạt động thông tin tuyên truyền về an toàn giao thông và phòng, chống tác hại của rượu, bia tại địa phương.

- Chỉ đạo hệ thống truyền thanh cơ sở thông tin, tuyên truyền về an toàn giao thông và phòng, chống tác hại của rượu, bia; thường xuyên biên tập lại nội dung thông tin, tuyên truyền về an toàn giao thông và phòng, chống tác hại của rượu bia phù hợp với địa phương mình; nêu gương các điển hình tiên tiến trong công tác bảo đảm an toàn giao thông để phát trên hệ thống truyền thanh xã, phường, thị trấn.

- Các huyện miền núi, các huyện có quốc lộ và đường Hồ Chí Minh đi qua cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn giao thông, những quy định bắt buộc khi tham gia giao thông bằng xe mô tô, xe gắn máy nhằm nâng cao ý thức của người dân khi tham gia giao thông.

10. Các cơ quan báo chí trong tỉnh

- Xây dựng kế hoạch tuyên truyền về an toàn giao thông và phòng, chống tác hại của rượu, bia sát thực, cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm, đáp ứng nội dung, yêu cầu của của công tác tuyên truyền và nhu cầu tiếp cận thông tin của người dân.

- Tăng cường phối hợp với các ngành Công an, Giao thông vận tải cập nhật kịp thời số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận các ý kiến phản ánh của người dân về tình hình trật tự an toàn giao thông; các thông tin về kết quả xử lý vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông; các vụ tai nạn, các điểm đen về giao thông để kịp thời cảnh báo, tạo sự đồng thuận của nhân dân đối với lực lượng chức năng trong quá trình thực thi công vụ.

Trên đây là Kế hoạch triển khai Đán Tuyên truyền về An toàn giao thông trên các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống thông tin cơ sở giai đoạn 2020 - 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện. Định kỳ 6 tháng, 01 năm báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh (qua Sở Thông tin và Truyền thông)./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Thông tin và Truyền thông (B/c);
- Các sở, ban, ngành c
p tnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành ph
;
- Các cơ quan báo chí của tỉnh;
- Lưu VT, KGVX.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hồ An Phong

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 01/KH-UBND ngày 04/01/2021 triển khai Đề án Tuyên truyền về An toàn giao thông trên các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống thông tin cơ sở giai đoạn 2020-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.037

DMCA.com Protection Status
IP: 3.139.87.113
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!