Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 117/KH-UBND 2021 tổng kiểm tra công tác bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Ninh

Số hiệu: 117/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ninh Người ký: Bùi Văn Khắng
Ngày ban hành: 16/06/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 117/KH-UBND

Quảng Ninh, ngày 16 tháng 6 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN TỔNG KIỂM TRA CÔNG TÁC QUẢN LÝ, KHAI THÁC, SỬ DỤNG, BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tỉnh ủy tại Thông báo số 184-TB/TU ngày 26/4/2021 về ý kiến của Thường trực Tỉnh ủy tại Hội nghị giao ban ngày 19/4/2021; Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại văn bản số 2437/SNNPTNT ngày 10/6/2021. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành Kế hoạch thực hiện tổng kiểm tra toàn bộ chủ rừng trên địa bàn tỉnh về công tác quản lý, khai thác, bảo vệ và phát triển rừng; đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Rà soát, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất của các tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư (chủ rừng) trên địa bàn tỉnh nhằm đánh giá đúng tình hình quản lý, sử dụng đất của các chủ rừng được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, giao rừng, cho thuê rừng trên địa bàn tỉnh;

- Kiểm tra đánh giá công tác quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ và phát triển rừng của các chủ rừng trên địa bàn tỉnh;

- Thông qua rà soát, kiểm tra phát hiện những tồn tại, vướng mắc, sai phạm trong quá trình quản lý, sử dụng đất; quản lý, sử dụng, bảo vệ và phát triển rừng của các chủ rừng; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm (nếu có); đề ra giải pháp tăng cường công tác quản lý trong thời gian tới.

2. Yêu cầu

- Việc rà soát, kiểm tra, thực hiện đúng quy định của pháp luật và các quy định của Nhà nước về kiểm tra; đảm bảo trung thực, khách quan, công khai, dân chủ và không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của chủ rừng;

- Các chủ rừng có liên quan đến việc kiểm tra phải chấp hành nghiêm túc và đầy đủ các quy định của Nhà nước có liên quan đến công tác rà soát, kiểm tra.

II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN VÀ NỘI DUNG TỔNG RÀ SOÁT, KIỂM TRA

1. Đối tượng tổng rà soát, kiểm tra

Toàn bộ chủ rừng trên địa bàn tỉnh bao gồm: Doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn... đã được giao đất, thuê đất, giao rừng, thuê rừng.

2. Phạm vi rà soát, kiểm tra: Thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Ninh.

3. Mốc thời gian: Từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/5/2021.

4. Nội dung tổng kiểm tra, rà soát

4.1. Rà soát đánh giá kết quả việc lãnh đạo, chỉ đạo triển khai các quy định của Đảng, Chính phủ, Thủ tưng Chính phủ, của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh trong công tác quản lý, sử dụng, khai thác, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh.

Rà soát, thống kê cụ thể các văn bản ban hành về công tác quản lý, khai thác, bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/5/2021 của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.

4.2. Tổng rà soát, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc quản lý, sử dụng rừng, đất rừng trên địa bàn cấp huyện từ khi được giao đất, thuê đất, giao rừng, thuê rừng cho đến ngày 31/5/2021.

Rà soát, kiểm tra toàn bộ hồ sơ giao đất giao rừng, thuê đất thuê rừng của các chủ rừng trong đó tập trung vào các nội dung:

- Rà soát, kiểm tra thực tế việc sử dụng đất, sử dụng rừng của các chủ rừng so với mục đích sử dụng đất, sử dụng rừng được giao ghi trong hồ sơ giao đất, giao rừng. Tình hình quản lý, sử dụng của chủ rừng từ khi được giao đất, giao rừng cho đến nay;

- Rà soát, kiểm tra hiện trạng rừng trên hồ sơ khi giao, khi cho thuê với hiện trạng thực tế chủ rừng đang quản lý, sử dụng, làm rõ nguyên nhân sai khác.

4.3. Kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong công tác chuyển mục đích sử dụng đất, sử dụng rừng sang mục đích khác từ khi được giao đất, giao rừng và chuyển quyền sử dụng đất, rừng không đúng quy định.

- Kiểm tra việc chuyển mục đích sử dụng đất, sử dụng rừng sang mục đích khác của các chủ rừng là tổ chức, cá nhân trên địa bàn bàn cấp huyện (huyện, thị xã, thành phố) từ khi được giao đất, giao rừng, cho thuê đất, thuê rừng.

- Kiểm tra, rà soát các trường hợp chuyển quyền sử dụng đất, sử dụng rừng không đúng quy định.

4.4. Đánh giá chung kết quả công tác quản lý, khai thác, bảo vệ và phát triển rừng của các chủ rừng (tổ chức, cá nhân) trên địa bàn cấp huyện.

4.4.1. Kết quả công tác quản lý, bảo vệ rừng

- Đánh giá việc chấp hành chính sách, pháp luật, quy định về quản lý, bảo vệ rừng, đất rừng được giao, được thuê trên địa bàn cấp huyện (tập trung vào việc quản lý bảo vệ vốn rừng được giao (rừng trồng, rừng tự nhiên); việc quản lý, sử dụng đất rừng; tình trạng tranh chấp đất, rừng...)

- Đánh giá kết quả xử lý vi phạm lĩnh vực lâm nghiệp và lĩnh vực đất đai (số vụ vi phạm, hành vi vi phạm, đối tượng vi phạm, các hình thức xử lý).

4.4.2. Kết quả công tác khai thác và phát triển rừng

- Về kết quả về khai thác rừng: Đánh giá chung tình hình khai thác rừng của các tổ chức, cá nhân được giao đất, giao rừng, thuê đất, thuê rừng trên địa bàn cấp huyện; đánh giá thuận lợi, khó khăn; định hướng khai thác rừng;

- Về kết quả về phát triển rừng: Đánh giá chung kết quả phát triển rừng (trong rừng trên đồi núi đất, trồng rừng ngập mặn) của các tổ chức, cá nhân được giao đất, giao rừng, thuê đất, thuê rừng trên địa bàn cấp huyện; đánh giá thuận lợi, khó khăn; định hướng phát triển rừng.

(Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp báo cáo kết quả rà soát, kiểm tra theo đề cương và phụ biểu gửi kèm Kế hoạch. Trong quá trình thực hiện tùy vào tình hình thực tế kiểm tra, Tổ công tác cấp tỉnh có thể yêu cầu các địa phương, đơn vị bổ sung, điều chỉnh các nội dung và cung cấp hồ sơ để việc rà soát kiểm tra đảm bảo hiệu quả).

III. TRÌNH TỰ, CÁCH THỨC KIỂM TRA, RÀ SOÁT

1. Thành lập Tổ công tác cấp tỉnh

Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Tổ công tác cấp tỉnh do đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh làm Tổ trưởng, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm Tổ phó Thường trực, lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường làm Tổ phó; các Sở, đơn vị làm thành viên gồm: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Thanh tra tỉnh, Chi cục Kiểm lâm.

Tổ công tác có nhiệm vụ:

- Tham mưu xây dựng các văn bản để triển khai việc tổng kiểm tra, rà soát (nếu cần thiết);

- Tổng hợp kết quả rà soát, kiểm tra đất, rừng của cấp huyện; đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh các biện pháp xử lý, giải pháp quản lý, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai tổng kiểm tra, rà soát.

2. Thành lập Tổ công tác cấp huyện

- Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập Tổ công tác cấp huyện do đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện làm Tổ trưởng; các Thành viên của tổ gồm: Lãnh đạo Hạt Kiểm lâm; Lãnh đạo phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (hoặc Phòng Kinh tế); Lãnh đạo phòng Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan, đơn vị có liên quan, số lượng thành viên và phân công nhiệm vụ cụ thể của các thành viên trong Tổ công tác cấp huyện là do Ủy ban nhân dân huyện quyết định.

Tổ công tác có nhiệm vụ: Triển khai tổng kiểm tra, rà soát toàn bộ chủ rừng trên địa bàn huyện/thị xã/thành phố.

Bước 1. Rà soát, phân loại toàn bộ chủ rừng trên địa bàn thành các đối tượng sau:

+ Đối tượng 1: Không có dấu hiệu tồn tại, sai khác (giữa hồ sơ và thực tế), vi phạm Luật Đất đai, Luật Lâm nghiệp, Luật bảo vệ và phát triển rừng và các quy định của pháp luật có liên quan.

+ Đối tượng 2: Có dấu hiệu tồn tại, sai khác (giữa hồ sơ và thực tế), vi phạm Luật Đất đai, Luật Lâm nghiệp, Luật bảo vệ và phát triển rừng và các quy định của pháp luật có liên quan.

Bước 2. Báo cáo đánh giá chung tình hình các đối tượng 1 và xây dựng kế hoạch tiến hành kiểm tra đánh giá cụ thể các đối tượng 2.

- Đối với đối tượng 2, Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo kiểm tra đánh giá chi tiết các nội dung gồm: diện tích rừng, hiện trạng rừng, loại rừng, thực tế diện tích đất, diện tích rừng đã chuyển đổi, các dấu hiệu vi phạm để làm căn cứ xác định các tồn tại, sai phạm;

- Căn cứ vào các tồn tại, sai phạm đối chiếu với các quy định của pháp luật, tổ công tác có trách nhiệm kết luận xác định rõ những nội dung tồn tại, sai phạm trong công tác sử dụng, quản lý đất, rừng đối với từng chủ rừng.

Bước 3. Tổng hợp báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả tổng kiểm tra rà soát các chủ rừng về công tác quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ và phát triển rừng và đề xuất xử vi phạm (nếu có) và các giải pháp tăng cường công tác quản lý trong thời gian tới.

IV. THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Từ ngày 10/6/2021 đến 15/6/2021: Tiến hành công tác chuẩn bị.

- Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập tổ công tác; ban hành các văn bản chỉ đạo nội dung tổng kiểm tra, rà soát (nếu cần thiết).

- Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập tổ kiểm tra, rà soát; tiến hành công tác chuẩn bị để thực hiện tổng rà soát, kiểm tra.

2. Từ ngày 15/6/2021 đến 05/7/2021: Ủy ban nhân dân cấp huyện tiến hành tổng kiểm tra rà soát và tổng hợp báo cáo kết quả về Tổ công tác cấp Tỉnh.

3. Từ ngày 05/07/2021 đến 15/7/2021: Tổ công tác cấp tỉnh họp, tổng hợp, báo cáo đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh các nội dung kết quả tổng kiểm tra, rà soát các chủ rừng trên địa bàn tỉnh về công tác quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ và phát triển rừng và đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm (nếu có); Tổng hợp kết quả báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trách nhiệm của các Sở, ngành và UBND cấp huyện

1.1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Tổ công tác cấp tỉnh;

- Tham mưu ban hành văn bản hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện triển khai công tác tổng kiểm tra, rà soát các chủ rừng trên địa bàn tỉnh theo Kế hoạch này (nếu cần thiết);

- Chủ trì tổng hợp, báo cáo Tổ công tác xử lý những vướng mắc trong quá trình thực hiện theo đề nghị của các huyện, thị xã, thành phố.

1.2. Sở Tài nguyên và Môi trường.

Chỉ đạo bộ phận chuyên môn của Sở cung cấp thông tin về các tổ chức đã được giao đất, cho thuê đất, giao rừng, thuê rừng cho Ủy ban nhân dân cấp huyện trước ngày 18/6/2021; Phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong quá trình thực hiện Kế hoạch.

1.3. Các Sở, ngành có liên quan: Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Thanh tra tỉnh, Tài nguyên và Môi trường căn cứ chức năng, nhiệm vụ của ngành và báo cáo của các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm xây dựng báo cáo của ngành liên quan đến các nội dung tồn tại vướng mắc và phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên Môi trường,Ủy ban nhân dân cấp huyện đề xuất, giải quyết những vướng mắc, tồn tại theo thẩm quyền lĩnh vực Sở, ngành được giao; thời gian hoàn thành báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Tổ phó thường trực Tổ công tác cấp tỉnh để tổng hợp) trước ngày 10/7/2021.

1.4. Ủy ban nhân dân cấp huyện trên cơ sở kế hoạch này, thành lập Tổ công tác, xây dựng Kế hoạch tổ chức, triển khai thực hiện và hoàn thành tổng kiểm tra, rà soát báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Tổ phó thường trực tổ công tác cấp tỉnh để tổng hợp) trước ngày 05/7/2021.

2. Kinh phí thực hiện

2.1. Đối với các Sở, ngành của tỉnh: Kinh phí được lấy từ nguồn chi thường xuyên của cơ quan, đơn vị có người tham gia Tổ công tác.

2.2. Đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện: Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm bố trí kinh phí hoạt động của Tổ công tác cấp huyện để thực hiện nhiệm vụ theo quy định.

3. Chế độ thông tin, báo cáo.

- Ngày 05/7/2021, Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo kết quả công tác tổng kiểm tra, rà soát các chủ rừng gửi Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Tổ công tác cấp tỉnh tổng hợp).

- Ngày 15/7/2021, Tổ công tác cấp Tỉnh tổng hợp kết quả báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh.

Trên đây là kế hoạch tổng kiểm tra, rà soát, kiểm tra toàn bộ chủ rừng trên địa bàn tỉnh về công tác quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ và phát triển rừng, đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan, đơn vị, các tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch này.

Trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch nếu phát sinh các vướng mắc, các đơn vị, địa phương kịp thời báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp) để xem xét, chỉ đạo./.

 


Nơi nhận:
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh (h/c);
- CT, P2 PCT UBND tỉnh (b/c);
- Các Sở, ngành: NNPTNT, TNMT, XD, KHĐT, TP; Thanh tra tỉnh (t/h);
- UBND các huyện, tx, tp (t/h);
- V0, V2, V2, NLN1, 3, XD1;
- L
ưu: VT, NLN3 (05b, KH14).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Bùi Văn Khắng

 

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO

KẾT QUẢ THỰC HIỆN RÀ SOÁT, TỔNG KIỂM TRA CÁC HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN VÀ CÁC TỔ CHỨC DOANH NGHIỆP TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, KHAI THÁC, BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN/THỊ XÃ/ THÀNH PHỐ ….
(GIAI ĐOẠN TỪ 01/01/2016 ĐẾN 31/5/2021)
(Kèm theo Kế hoạch số 117/KH-UBND ngày 16/06/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh)

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH (nêu tóm tắt)

1.1. Điều kiện tự nhiên (có liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ rừng, khai thác (sử dụng) rừng, phát triển rừng của địa phương)

.........................................................................................................................................

1.2. Kinh tế - xã hội (có liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ rừng, khai thác (sử dụng) rừng, phát triển rừng của địa phương)

.........................................................................................................................................

1.3. Đánh giá khái quát công tác quản lý, bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên, khai thác (sử dụng) rừng, phát triển rừng của địa phương giai đoạn từ 01/01/2016 đến 31/5/2021

.........................................................................................................................................

1.4. Thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, khai thác (sử dụng) rừng, phát triển rừng của địa phương giai đoạn từ 01/01/2016 đến 31/5/2021.

+ Thuận lợi: ………..

+ Khó khăn: ………..

II. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

2.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai các quy định của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Ninh trong công tác quản lý, bảo tồn thiên nhiên, khai thác (sử dụng), bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn phương giai đoạn từ 01/01/2016 đến 31/5/2021

(Có số liệu cụ thể các văn bản ban hành về công tác quản lý, khai thác, bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn từ 01/01/2016 đến 31/5/2021).

2.2. Kết quả rà soát, tổng kiểm tra các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư và các tổ chức, doanh nghiệp trong công tác quản lý, bảo tồn thiên nhiên, khai thác (sử dụng), bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện (thị xã, thành phố) giai đoạn từ 01/01/2016 đến 31/5/2021

2.2.1. Về công tác quản lý rừng, bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên

2.2.1.1. Kết quả công tác giao đất cho thuê đất, giao rừng cho thuê rừng cho các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư và tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn huyện (thị xã, thành phố) đến thời điểm báo cáo

* Kết quả giao đất cho thuê đất, giao rừng cho thuê rừng cho các hộ gia đình cá nhân, cộng đồng dân cư và hiện trạng:

- Tổng số các chủ rừng là hộ gia đình cá nhân, cộng đồng dân cư đã được giao đất cho thuê đất, giao rừng cho thuê rừng trên địa bàn huyện (thị xã, thành phố) gồm: ……hộ gia đình cá nhân, cộng đồng dân cư (Trong đó: …….là hộ gia đình cá nhân là ….; …….là cộng đồng dân cư).

- Tổng diện tích đã giao đất, cho thuê đất, giao rừng, cho thuê rừng cho hộ gia đình cá nhân, cộng đồng dân cư trên địa bàn huyện (thị xã, thành phố) là: ....ha. (Trong đó: ha là hộ gia đình cá nhân; …..ha là cộng đồng dân cư). Trong đó:

- Diện tích đất, rừng cho hộ gia đình cá nhân, cộng đồng dân cư thuê là ....ha (Trong đó: Diện tích đất rừng là....ha; diện tích có rừng là ….ha; thuộc quy hoạch Đặc dụng ….ha, phòng hộ ….ha; sản xuất ….ha; hiện trạng rừng tự nhiên ….ha; rừng trồng ……ha).

(Thống kê chi tiết theo phụ biểu số 01 kèm theo)

* Kết quả sai khác giữa hồ sơ giao đất, giao rừng cho thuê rừng của các hộ gia đình cá nhân, cộng đồng dân cư so với hiện trạng thực tế (chỉ thống kê khi có sự sai khác):

Sai khác giữa hiện trạng hồ sơ giao đất, giao rừng cho thuê rừng với hiện trạng thực tế đang quản lý, sử dụng hiện nay của các hộ gia đình cá nhân, cộng đồng dân cư:

- Diện tích đất rừng theo hồ sơ và theo thực tế đang quản lý, sử dụng hiện nay ?

- Diện tích hiện trạng (rừng tự nhiên, rừng trồng) khi giao so với thực tế hiện đang quản lý, sử dụng hiện nay ?

- Diện tích rừng đã chuyển đổi mục đích ....ha sơ với hồ sơ giao đất, giao rừng cho thuê rừng.

(Thống kê chi tiết theo phụ biểu số 03 kèm theo)

* Kết quả giao đất cho thuê đất, giao rừng cho thuê rừng cho các tổ chức, doanh nghiệp:

- Tổng số các chủ rừng là tổ chức, doanh nghiệp đã được giao đất cho thuê đất, giao rừng cho thuê rừng trên địa bàn huyện (thị xã, thành phố) gồm: …… tổ chức, doanh nghiệp.

- Tổng diện tích đã giao đất cho thuê đất, giao rừng cho thuê rừng cho các chủ rừng là tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn huyện (thị xã, thành phố) là: ....ha. Trong đó:

+ Diện tích đất, rừng đã cho thuê là ....ha (Trong đó: Diện tích đất rừng là … ha; diện tích có rừng là …ha, thuộc quy hoạch (Đặc dụng, phòng hộ, sản xuất; loại rừng (tự nhiên, rừng trồng))).

(Thống kê chi tiết theo phụ biểu số 02 kèm theo)

*Kết quả sai khác giữa hồ sơ giao đất, giao rừng cho thuê rừng của các tổ chức, doanh nghiệp so với hiện trạng thực tế (chỉ thống kê khi có sự sai khác):

Sai khác giữa hiện trạng hồ sơ giao đất, giao rừng cho thuê rừng với hiện trạng thực tế đang quản lý, sử dụng hiện nay của các tổ chức, doanh nghiệp:

- Diện tích đất rừng theo hồ sơ và theo thực tế đang quản lý, sử dụng hiện nay ?

- Diện tích hiện trạng (rừng tự nhiên, rừng trồng) khi giao so với thực tế hiện đang quản lý, sử dụng hiện nay ?

- Diện tích rừng đã chuyển đổi mục đích ....ha sơ với hồ sơ giao đất, giao rừng cho thuê rừng.

(Thống kê chi tiết theo phụ biểu số 03 kèm theo)

2.2.1.2. Kết quả theo dõi việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác không phải là lâm nghiệp trên địa bàn giai đoạn từ 01/01/2016 đến 31/5/2021

* Việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác không phải là lâm nghiệp của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư trên địa bàn huyện (thị xã, thành phố giai đoạn 2016 - 2020 tổng số là …..ha. Trong đó: Năm 2016 là ….ha; năm 2017 là …..ha; năm 2018 là ….ha; năm 2019 là …..ha; năm 2020 là ….ha, 5 tháng năm 2021 là ….ha.

* Việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác không phải là lâm nghiệp của tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn huyện (thị xã, thành phố giai đoạn 2016 - 2020 tổng số là ……ha. Trong đó: Năm 2016 là ….ha; năm 2017 là ….ha; năm 2018 là ….ha; năm 2019 là ….ha; năm 2020 là …..ha, 5 tháng năm 2021 là ….ha.

(Thống kê chi tiết theo phụ biểu số 04 kèm theo)

2.2.1.3. Kết quả công tác quản lý, bảo vệ rừng của hộ gia đình, cá nhân, cộng đng dân cư và tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn giai đoạn từ 01/01/2016 đến 31/5/2021

* Kết quả quản lý, bảo vệ rừng của chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư:

- Việc chấp hành chính sách, pháp luật, quy định về quản lý, bảo vệ rừng, đất rừng được giao, được thuê (việc quản lý bảo vệ vốn rừng được giao (rừng trồng, rừng tự nhiên) như thế nào ? Việc quản lý, sử dụng đất rừng có đúng diện tích, mục đích không ? Tình trạng tranh chấp đất, rừng như thế nào ?...)

* Kết quả quản lý, bảo vệ rừng của chủ rừng là tổ chức, doanh nghiệp:

- Việc chấp hành chính sách, pháp luật, quy định về quản lý, bảo vệ rừng, đất rừng được giao, được thuê (việc quản lý bảo vệ vốn rừng được giao (rừng trồng, rừng tự nhiên) như thế nào? Việc quản lý, sử dụng đất rừng có đúng diện tích, mục đích không? Rừng được giao có bị phá, khai thác trái pháp luật không? Diện tích đất rừng được giao, cho thuê có tranh chấp không? Có bị lấn, chiếm không, lấn chiếm cụ thể bao nhiêu ha, của tổ chức, doanh nghiệp nào?....)

2.2.2. Về công tác khai thác và phát triển rừng

* Kết quả về khai thác rừng:

- Khai thác gỗ rừng trồng: Diện tích, sản lượng khai thác gỗ rừng trồng trung bình giai đoạn từ 01/01/2016 đến 31/5/2021 của hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn huyện (thị xã, thành phố) đạt ….ha/năm, …..m3/ha. Cụ thể:

+ Năm 2016: đạt …..ha, ….. m3/ha;

+ Năm 2017: đạt …..ha, ….. m3/ha;

+ Năm 2018: đạt …..ha, ….. m3/ha;

+ Năm 2019: đạt …..ha, ….. m3/ha;

+ Năm 2020: đạt …..ha, ….. m3/ha;

+ 5 tháng, năm 2020: đạt …..ha, ….. m3/ha;

- Khai thác tre, nứa: Sản lượng khai thác trung bình giai đoạn 01/01/2016 đến 31/5/2021 của các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn huyện (thị xã, thành phố) đạt…. tấn /năm (Năm 2016 đạt ….tấn; năm 2017 đạt ….tấn; năm 2018 đạt ….tấn; năm 2019 đạt ….tấn; năm 2020 đạt …tấn, 5 tháng năm 2021 đạt... tấn.)

- Khai thác lâm sản khác ngoài gỗ: Sản lượng khai thác lâm sản ngoài gỗ trung bình giai đoạn từ 01/01/2016 đến 31/5/2021 của các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn huyện (thị xã, thành phố) cụ thể như sau:

+ Nhựa thông đạt .......tấn/năm (Năm 2016 đạt ….tấn; năm 2017 đạt ….tấn; năm 2018 đạt ….tấn; năm 2019 đạt ….tấn; năm 2020 đạt …..tấn, 5 tháng năm 2021 đạt... tấn.

+ Vỏ quế đạt ….tấn/năm (Năm 2016 đạt ….tấn; năm 2017 đạt …..tấn; năm 2018 đạt ….tấn; năm 2019 đạt ….tấn; năm 2020 đạt ….tấn, 5 tháng năm 2021 đạt... tấn. Trung bình đạt …..tấn/năm.

+ Hồi …..tấn/năm (Năm 2016 đạt …..tấn; năm 2017 đạt ….tấn; năm 2018 đạt ….tấn; năm 2019 đạt ….tấn; năm 2020 đạt ….tấn, 5 tháng năm 2021 đạt... tấn).

(Thống kê chi tiết theo phụ biểu số 05 kèm theo)

* Kết quả về phát triển rừng:

Diện tích trồng rừng sau khai thác rừng trồng và trồng rừng trên diện tích chưa có rừng trung bình giai đoạn 01/01/2016 đến 31/5/2021 của hộ gia đình, cá nhân và tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn huyện (thị xã, thành phố) đạt ….ha/năm. Cụ thể: Năm 2016 trồng được …..ha; 2017 trồng được ….ha; 2018 trồng được ….ha; 2019 trồng được ….ha; 2020 trồng được …..ha, 5 tháng năm 2021 trồng được...ha. Trong đó:

- Trồng rừng sau khai thác rừng trồng: Diện tích trồng rừng sau khai thác rừng trồng trung bình giai đoạn 01/01/2016 đến 31/5/2021 trên địa bàn huyện (thị xã, thành phố) đạt ha/năm. Cụ thể: Năm 2016 trồng được ….ha; 2017 trồng được …ha; 2018 trồng được ….ha; 2019 trồng được ….ha; 2020 trồng được ….ha, 5 tháng năm 2021 trồng được....ha.

- Trồng rừng mới trên diện tích đất chưa có rừng:

+ Diện tích trồng rừng mới (trên đồi núi đất) trên diện tích đất chưa có rừng trung bình giai đoạn 01/01/2016 đến 31/5/2021 trên địa bàn huyện (thị xã, thành phố) đạt ….ha/năm. Cụ thể: Năm 2016 trồng được …ha; 2017 trồng được ...ha; 2018 trồng được …..ha; 2019 trồng được …ha; 2020 trồng được ….ha, 5 tháng năm 2021 trồng được....ha.

+ Diện tích trồng rừng mới (trồng rừng ngập mặn) trên diện tích đất chưa có rừng trung bình giai đoạn 01/01/2016 đến 31/5/2021 trên địa bàn huyện (thị xã, thành phố) đạt .......ha/năm. Cụ thể: Năm 2016 trồng được ….ha; 2017 trồng được ….ha; 2018 trồng được ….ha; 2019 trồng được ….ha; 2020 trồng được ….ha, 5 tháng năm 2021 trồng được....ha.

- Diện tích trồng rừng gỗ lớn giai đoạn giai đoạn 01/01/2016 đến 31/5/2021 là … ha (năm 2016 trồng được .... ha, năm 2017 trồng được .... ha, năm 2018 trồng được .... ha, năm 2019 trồng được .... ha, năm 2020 trồng được .... ha, 5 tháng năm 2021 trồng được ha). Trung bình trồng được .... ha/năm.

- Diện tích trồng rừng thay thế giai đoạn 01/01/2016 đến 31/5/2021 là ….ha. Trong đó:

+ Tổng diện tích trồng rừng thay thế (trên đồi núi đất) giai đoạn 2016 - 2020 là ….ha. (năm 2016 trồng được .... ha, năm 2017 trồng được .... ha, năm 2018 trồng được .... ha, năm 2019 trồng được .... ha, năm 2020 trồng được .... ha, 5 tháng năm 2021 trồng được....ha), Trung bình trồng được .... ha/năm).

+ Tổng diện tích trồng rừng thay thế (trồng rừng ngập mặn) giai đoạn giai đoạn 01/01/2016 đến 31/5/2021 là ….ha. (năm 2016 trồng được.... ha, năm 2017 trồng được .... ha, năm 2018 trồng được .... ha, năm 2019 trồng được .... ha, năm 2020 trồng được.... ha, 5 tháng năm 2021 trồng được...ha). Trung bình trồng được .... ha/năm).

(Thống kê chi tiết theo phụ biểu số 06 kèm theo)

III. TÌNH HÌNH VI PHẠM VÀ KẾT QUẢ XỬ LÝ VI PHẠM GIAI ĐOẠN TỪ 01/01/2016 ĐẾN 31/5/2021

3.1. Tình hình vi phạm

3.1.1. Vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp và kết quả xử lý vi phạm

a) Đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư

- Những hành vi vi phạm: ……………………………………………………………………

- Số vụ đã phát hiện, xử lý vi phạm ....................................................................................

- Số đối tượng đã xử lý vi phạm ........................................................................................

- Các hình thức xử phạt: ....................................................................................................

- Việc chấp hành xử phạt vi phạm hành chính của các đối tượng.....................................

b) Đối với tổ chức, doanh nghiệp

- Những hành vi vi phạm: ...................................................................................................

- Số vụ đã phát hiện, xử lý vi phạm ....................................................................................

- Số đối tượng đã xử lý vi phạm ........................................................................................

- Các hình thức xử phạt: ....................................................................................................

- Việc chấp hành xử phạt vi phạm hành chính của các đối tượng.....................................

(Thống kê chi tiết theo phụ biểu số 07 kèm theo)

3.1.2. Vi phạm trong lĩnh vực đất đai

a) Đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư

- Những hành vi vi phạm: ...................................................................................................

- Số vụ đã phát hiện, xử lý vi phạm ....................................................................................

- Số đi tượng đã xử lý vi phạm ........................................................................................

- Các hình thức xử phạt: ....................................................................................................

- Việc chấp hành xử phạt vi phạm hành chính của các đối tượng.....................................

b) Đối với tổ chức, doanh nghiệp

- Những hành vi vi phạm: ...................................................................................................

- Số vụ đã phát hiện, xử lý vi phạm ....................................................................................

- Số đối tượng đã xử lý vi phạm ........................................................................................

- Các hình thức xử phạt: ....................................................................................................

- Việc chấp hành xử phạt vi phạm hành chính của các đối tượng.....................................

IV. TỒN TẠI, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN

4.1. Tồn tại, hạn chế

4.1.1. Trong công tác quản lý rừng, bảo vệ rừng, khai thác và phát triển rừng: .......

4.1.2. Trong công tác quản lý đất rừng: .........................................................................

4.2. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế

4.2.1. Trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng

- Nguyên nhân khách quan: ...............................................................................................

- Nguyên nhân chủ quan: ...................................................................................................

4.2.2. Trong lĩnh vực Lâm nghiệp

- Nguyên nhân khách quan: ...............................................................................................

- Nguyên nhân chủ quan: ...................................................................................................

V. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

5.1. Về công tác quản lý:

5.1.1. Công tác quản lý rừng, bảo vệ rừng, khai thác và phát triển rừng: ..................

5.1.2. Công tác quản lý đất rừng: ....................................................................................

5.2. Về xử lý vi phạm:

5.2.1. Trong lĩnh vực Lâm nghiệp: ..................................................................................

5.2.2. Trong lĩnh vực đất đai (đất rừng): ........................................................................

VI. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

 

Phụ biểu số 01

Tên đơn vị...

BIỂU KẾT QUẢ GIAO ĐẤT, GIAO RỪNG; THUÊ ĐẤT, THUÊ RỪNG CỦA HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN, CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ, GIAI ĐOẠN TỪ 01/01/2016 ĐẾN 31/5/2021
(Kèm theo Đề cương gửi kèm Kế hoạch số: 116/KH-UBND ngày 16/06/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh)

Chủ quản lý

Địa chỉ/vị trí

Tổng cộng

Rừng đặc dụng

Rừng phòng hộ

Rừng sản xuất

Đất chưa có rừng (ha)

Đất rừng

Rừng

Tổng

Rừng trồng

Rừng tự nhiên

Tổng

Rừng trồng

Rừng tự nhiên

Tổng

Rừng trồng

Rừng tự nhiên

Tổng cộng

 

1=2+12

2=3+6+9

3=4+5

4

5

6=7+8

7

8

9=10+11

10

11

12

Tổng cng (I+II):

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

A. Hộ gia đình, cá nhân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I. Giao đất, giao rừng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.

Thôn/xã/Huyện A..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Thuê đất, thuê rừng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.

Thôn/xã/Huyện A..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B. Cộng đồng dân cư

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I. Giao đất, giao rừng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.

Thôn/xã/Huyện A..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Thuê đất, thuê rừng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.

Thôn/xã/Huyện A..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ biểu số 02

Tên đơn vị..

BIỂU KẾT QUẢ GIAO ĐẤT, GIAO RỪNG; THUÊ ĐẤT, THUÊ RỪNG CỦA CÁC TỔ CHỨC, DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN/ THỊ XÃ/ THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN TỪ 01/01/2016 ĐẾN 31/5/2021
(Kèm theo Đề cương gửi kèm Kế hoạch số: 116/KH-UBND ngày 16/06/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh)

Chủ quản lý

Địa chỉ/vị trí

Tổng cộng

Rừng đặc dụng

Rừng phòng hộ

Rừng sản xuất

Đất chưa có rừng (ha)

Đất rừng

Rừng

Tổng

Rừng trồng

Rừng tự nhiên

Tổng

Rừng trồng

Rừng tự nhiên

Tổng

Rừng trồng

Rừng tự nhiên

Tổng cộng

 

1=2+12

2=3+6+9

3=4+5

4

5

6=7+8

7

8

9=10+11

10

11

12

Tổng cộng (I+II):

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I. Giao đất, giao rừng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.

Thôn/xã/Huyện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Thuê đất, thuê rừng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.

Thôn/xã/Huyện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ biểu số 03

Tên đơn vị..

BIỂU SO SÁNH NHỮNG HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN, CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ, TỔ CHỨC CÓ SỰ SAI KHÁC GIỮA HỒ SƠ GIAO ĐẤT, GIAO RỪNG, CHO THUÊ ĐẤT, THUÊ RỪNG VỚI HIỆN TRẠNG THỰC TẾ (CHỈ THỐNG KÊ KHI CÓ SỰ SAI KHÁC)
(Kèm theo Đề cương gửi kèm Kế hoạch số: 117/KH-UBND ngày 16/06/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh)

STT

Tên (hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, tổ chức

Vị trí

Địa điểm

Diện tích theo hồ sơ giao đất, giao rừng cho thuê đất, thuê rừng (ha)

Diện tích thực tế (ha)

Diện tích thực tế tăng/giảm (+/-) so diện tích hồ sơ (ha)

Hiện trạng rừng khi giao

Hiện trạng thực tế

Nguyên nhân dẫn đến sự sai khác giữa hồ sơ giao đất, giao rừng cho thuê đất, thuê rừng với hiện trạng thực tế

Tiểu khu

Khoảnh

Thửa

I. Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Nguyễn Văn A

Thôn A, xã B, huyện C

125

5

4

234

10

5

-5

Rừng tự nhiên ...ha; Rừng trồng ....ha;

Rừng tự nhiên ...ha; Rừng trồng .... ha; diện tích xây nhà, công trình xây dựng trên đất rừng.. .m2, diện tích chuyển đổi trồng cây ăn quả, cây lâu năm.. .ha, diện tích chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác...ha; thực tế không thành rừng...ha.

(Chỉ rõ nguyên nhân sự sai khác là do: Phá rừng, khai thác, tự ý chuyển đổi mục đích sử dng....)

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Tổ chức, doanh nghiệp ...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ biểu số 04

Tên đơn vị…

BIỂU THỐNG KÊ CÁC TRƯỜNG HỢP CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG RỪNG SANG MỤC ĐÍCH KHÁC GIAI ĐOẠN TỪ 01/01/2016 ĐẾN 31/5/2021
(Kèm theo Đề cương gửi kèm Kế hoạch số: 117/KH-UBND ngày 16/06/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh)

STT

Tên dự án

Địa điểm thực hiện

Diện tích thực hiện chuyển đổi (Ha)

Căn cứ quy định chuyển đổi

Nghị quyết của HĐND tỉnh

Quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng rùng

Kết quả thực hiện nghĩa vụ trồng rừng thay thế

Đặc dụng

Phòng hộ

Sản xuất

Luật BV&PTR

Luật Lâm nghiệp

Năm 2016

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Dự án xây dựng A

Phường A, huyện B, tỉnh QN

 

 

4

x

 

Không thông qua NQ

Đã có QĐ số...

Đã nộp tiền trồng rừng thay thế và thực hiện nghĩa vụ trồng rừng thay thế

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Năm 2017

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Năm 2018

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Năm 2019

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Dự án xây dựng B

Phường A, huyện B, tỉnh QN

 

 

5

 

x

Thông qua Nghị quyết số .../NQ-HĐND

Chưa có QĐ chuyển đổi mục đích

Chưa nộp tin trồng rừng thay thế và nghĩa vụ trồng rừng thay thế

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Năm 2020

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5 tháng năm 2021

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ biểu số 05

Tên đơn vị..

BIỂU TỔNG HỢP TÌNH HÌNH KHAI THÁC LÂM SẢN GIAI ĐOẠN TỪ 01/01/2016 ĐẾN 31/5/2021
(Kèm theo Đề cương gửi kèm Kế hoạch số: 117/KH-UBND ngày 16/06/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh)

TT

Tên chỉ tiêu

Đơn vị tính

Năm

Tổng (01/01/ 2016 đến 31/5/ 2021)

Ghi chú

2016

2017

2018

2019

2020

5 tháng 2021

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Sản lượng gỗ khai thác

m3

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Sản lượng gỗ khai thác từ rừng tự nhiên

m3

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1.1

Sản lượng gỗ khai thác chính

m3

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1.2

Sản lượng gỗ khai thác tận dụng, tận thu

m3

 

 

 

 

 

 

 

 

1.2

Sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng tập trung (không kể sản lượng khai thác gỗ cao su)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.2.1

Diện tích rừng trồng khai thác trng

ha

 

 

 

 

 

 

 

 

1.2.2

Sản lượng gỗ khai thác

m3

 

 

 

 

 

 

 

 

1.3

Sản lượng gỗ khai thác từ cây trồng phân tán

m3

 

 

 

 

 

 

 

 

1.4

Sản lượng gỗ khai thác từ cây cao su

m3

 

 

 

 

 

 

 

 

1.5

Sản lượng gỗ khai thác từ loài cây đặc sản khác

m3

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Sản lượng khai thác củi

ster

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Sản lượng lâm sản ngoài gỗ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.1

Sản lượng khai thác tre nứa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tre/lồ ô

1000 cây

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Luồng, vầu

1000 cây

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giang

1000 cây

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trúc, le

1000 cây

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nứa hàng

1000 cây

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sản phẩm lấy thân họ tre khác

1000 cây

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.2

Sản lượng khai thác nhựa cây

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhựa thông

Tấn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhựa trám

Tấn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhựa trôm (mủ trôm)

Tấn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sản phẩm nhựa cây khác

Tấn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.3

Sản lượng khai thác hạt, quả

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hạt trấu

Tấn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hạt sở

Tấn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Quả trám

Tấn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Quả sấu

Tấn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thảo quả

Tấn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hạt ươi

Tấn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sơn tra (táo mèo)

Tấn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sản phẩm lấy hạt, quả khác

Tấn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.4

Sản lượng khai thác lấy sợi, lá

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Song, mây

Tấn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lá dừa nước

1000 lá

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lá cọ

1000 lá

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lá dong

1000 lá

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lá nón

1000 lá

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sản phẩm lấy lá khác

Tấn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.5

Sản lượng khai thác vỏ cây

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hồi

Tấn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vỏ quế

Tấn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cành, lá quế

Tấn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vỏ bời lời

Tấn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sản phẩm lấy vỏ khác

Tấn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.6

Sản lượng khai thác các loại lâm sản ngoài gỗ khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trầm hương

Kg

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Kỳ nam

Kg

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các sản phẩm khai thác khác

Tấn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.7

Sản lượng các loại lâm sản ngoài gỗ thu nhặt từ rừng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lá buông

1000 lá

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lá giang

1000 lá

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhựa cánh kiến

Tấn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhựa cây thơm

Tấn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Rau rừng các loại

Tấn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nấm các loại

Tấn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Măng tươi

Tấn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mộc nhĩ

Kg

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sa nhân

Kg

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Loòng boong

Tấn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thạch đen

Tấn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bông chít

Tấn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bông đót

Tấn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hạt dẻ

Tấn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cây chổi rành

Tấn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cỏ tranh

Tấn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đẳng sâm

Kg

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sâm ngọc linh

Kg

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ruột guột

Tấn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mật ong rừng

100 Kg

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hạt mắc ca

100 Kg

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lá chè vằng

100 Kg

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoa phong lan

100 giỏ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Dớn trồng lan

Tấn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sản phẩm làm gia vị

Kg

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cây dược liệu làm thuốc

Kg

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sản phẩm thu nhặt khác

Tấn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ biểu số 06

Tên đơn vị..

BIỂU TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN RỪNG CỦA HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN TỪ 01/01/2016 ĐẾN 31/5/2021

(Kèm theo Đề cương gửi kèm Kế hoạch số: 117/KH-UBND ngày 16/06/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh)

TT

Tên chỉ tiêu

Đơn vị tính

Năm

Tổng (từ 01/01/2016 đến 31/5/2021

Ghi chú

2016

2017

2018

2019

2020

5 tháng năm 2021

I

Diện tích rừng trồng mới tập trung

ha

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Diện tích rừng trồng mới trên diện tích đất chưa có rừng

ha

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Diện tích trồng rừng mới (núi đất)

ha

 

 

 

 

 

 

 

 

1.2

Diện tích trồng rừng mới (ngập mặn)

ha

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Diện tích trồng rừng sau khai thác

ha

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Diện tích rừng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh

ha

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Khoanh nuôi mới

ha

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Khoanh nuôi chuyển tiếp

ha

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Số lượng cây lâm nghiệp trồng phân tán

1.000 cây

 

 

 

 

 

 

 

 

IV

Diện tích trồng rừng gỗ lớn

ha

 

 

 

 

 

 

 

 

V

Diện tích trồng rừng thay thế

ha

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Diện tích trồng rừng thay thế (núi đất)

ha

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Diện tích trồng rừng thay thế (ngập mặn)

ha

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ biểu số 07

Tên đơn vị..

BIỂU TÌNH HÌNH XỬ LÝ VI PHẠM LUẬT LÂM NGHIỆP GIAI ĐOẠN TỪ 01/01/2016 ĐẾN 31/5/2021

(Kèm theo Đề cương gửi kèm Kế hoạch số: 117/KH-UBND ngày 16/06/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh)

TT

Tên chỉ tiêu

Đơn vị tính

Năm

Tổng (01/01/2016 đến 31/5/2021)

Ghi chú

2016

2017

2018

2019

2020

5 tháng 2021

1

Số vụ vi phạm hành chính

vụ

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Vi phạm quy định về quản lý rừng, sử dụng rừng

vụ

 

 

 

 

 

 

 

 

a

Lấn, chiếm rừng

vụ

 

 

 

 

 

 

 

 

b

Khai thác trái phép môi trường rừng và thực hiện các dịch vụ, kinh doanh trái phép trong rừng

vụ

 

 

 

 

 

 

 

 

c

Vi phạm quy định về chi trả dịch vụ môi trường rừng

vụ

 

 

 

 

 

 

 

 

d

Vi phạm quy định về quản lý rừng bền vững

vụ

 

 

 

 

 

 

 

 

đ

Vi phạm quy định về hồ sơ, thủ tục khai thác lâm sản có nguồn gốc hợp pháp

vụ

 

 

 

 

 

 

 

 

g

Vi phạm quy định về chuyển mục đích sử dụng rừng

vụ

 

 

 

 

 

 

 

 

h

Khai thác rừng trái pháp luật

vụ

 

 

 

 

 

 

 

 

1.2

Vi phạm quy định về phát triển rng, bảo vệ rừng

vụ

 

 

 

 

 

 

 

 

a

Vi phạm quy định vi kinh doanh giống cây lâm nghiệp chính

vụ

 

 

 

 

 

 

 

 

b

Vi phạm quy định về trồng rừng thay thế

vụ

 

 

 

 

 

 

 

 

c

Vi phạm các quy đnh chung của Nhà nước về bảo vệ rừng

vụ

 

 

 

 

 

 

 

 

d

Vi phạm các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy rừng gây cháy rừng

vụ

 

 

 

 

 

 

 

 

đ

Vi phạm quy định về phòng trừ sinh vật hại rừng

vụ

 

 

 

 

 

 

 

 

e

Phá hủy các công trình bảo vệ và phát triển rừng

vụ

 

 

 

 

 

 

 

 

g

Phá rừng trái pháp luật

vụ

 

 

 

 

 

 

 

 

h

Vi phạm các quy định về bảo vệ động vật rừng

vụ

 

 

 

 

 

 

 

 

1.3

Vi phạm quy định về quản lý lâm sản

vụ

 

 

 

 

 

 

 

 

a

Vận chuyển lâm sản trái pháp luật

vụ

 

 

 

 

 

 

 

 

b

Tàng trữ, mua bán, chế biến lâm sản trái pháp luật

vụ

 

 

 

 

 

 

 

 

c

Vi phạm quy định về quản lý hồ sơ lâm sản trong vận chuyển, mua bán, cắt giữ, chế biến lâm sản

vụ

 

 

 

 

 

 

 

 

d

Không xác định được người vi phạm

vụ

 

 

 

 

 

 

 

 

e

Xử lý tang vật do cơ quan có thẩm quyn chuyển giao

vụ

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Số vụ đã xử lý

vụ

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Xử lý hình sự

vụ

 

 

 

 

 

 

 

 

a

Tội vi phạm quy định về quản lý rừng

vụ

 

 

 

 

 

 

 

 

b

Tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản

vụ

 

 

 

 

 

 

 

 

c

Tội hủy hoại rừng

vụ

 

 

 

 

 

 

 

 

d

Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã

vụ

 

 

 

 

 

 

 

 

đ

Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm

vụ

 

 

 

 

 

 

 

 

e

Tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên

vụ

 

 

 

 

 

 

 

 

g

Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy

vụ

 

 

 

 

 

 

 

 

h

Tội vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử - văn hóa, danh lam, thắng cảnh gây hậu quả nghiêm trọng

vụ

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2

Xử lý hành chính

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Diện tích rừng bị giảm

ha

 

 

 

 

 

 

 

 

3.1

Do khai thác rừng trái phép

ha

 

 

 

 

 

 

 

 

3.2

Do cháy rừng

ha

 

 

 

 

 

 

 

 

3.3

Do phá rừng trái pháp luật, lấn chiếm rừng

ha

 

 

 

 

 

 

 

 

3.4

Do các nguyên nhân khác

ha

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Thu, nộp ngân sách

triệu đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Khối lượng lâm sản tịch thu

m3

 

 

 

 

 

 

 

 

5.1

Tang vật vi phạm hành chính

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a

Gỗ thông thường

m3

 

 

 

 

 

 

 

 

b

Gỗ nguy cấp, quý, hiếm (bao gồm cả gỗ thuộc các Phlục của CITES)

m3

 

 

 

 

 

 

 

 

c

Động vật rừng thông thường

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Trị giá

đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Số lượng

cá thể

 

 

 

 

 

 

 

 

d

Động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm (bao gồm cả động vật thuộc các Phụ lục CITES)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Trị giá

đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Số lượng

cá thể

 

 

 

 

 

 

 

 

e

Thực vật rừng ngoài gỗ tính theo giá trị

đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

5.2

Vật chứng vụ án hình sự

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a

Gỗ thông thường

m3

 

 

 

 

 

 

 

 

b

Gỗ nguy cấp, quý, hiếm (bao gồm cả gỗ thuộc các Phụ lục của CITES)

m3

 

 

 

 

 

 

 

 

c

Động vật rừng thông thường

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Trị giá

đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Số lượng cá thể

cá thể

 

 

 

 

 

 

 

 

d

Động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm (bao gồm cả động vật thuộc các Phụ lục CITES).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Trị giá

đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Số lượng

cá thể

 

 

 

 

 

 

 

 

e

Thực vật rừng ngoài gỗ tính theo giá trị

đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 117/KH-UBND ngày 16/06/2021 thực hiện tổng kiểm tra công tác quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.322

DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.108.47
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!