ỦY BAN NHÂN
DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 19/2021/QĐ-UBND
|
Đà Nẵng,
ngày 29 tháng 7 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH QUY ĐỊNH VỀ KHU VỰC BẢO VỆ; KHU VỰC CẤM TẬP TRUNG ĐÔNG NGƯỜI, CẤM GHI ÂM,
GHI HÌNH, CHỤP ẢNH; KHU VỰC CẤM HOẶC HẠN CHẾ NGƯỜI VÀ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng
11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm
pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 38/2005/NĐ-CP ngày
18 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự
công cộng;
Căn cứ Nghị định số 37/2009/NĐ-CP ngày
23 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ quy định các mục tiêu quan trọng về chính trị,
kinh tế, ngoại giao, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, xã hội do lực
lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm vũ trang canh gác bảo vệ và trách nhiệm
của cơ quan, tổ chức có liên quan;
Căn cứ Nghị định 39/2021/NĐ-CP ngày 30
tháng 3 năm 2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
37/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ quy định các mục tiêu quan
trọng về chính trị, kinh
tế, ngoại giao, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, xã hội do lực lượng Cảnh sát nhân
dân có trách nhiệm vũ trang canh gác bảo vệ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức
có liên quan;
Căn cứ Thông tư số 09/2005/TT-BCA ngày
05 tháng 9 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn thi hành một số điều của
Nghị định số 38/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định một
số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng;
Theo đề nghị của Giám đốc Công an
thành phố Đà Nẵng tại Tờ
trình số 1991/TTr-CATP-ANCTNB
ngày 26
tháng
7 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban
hành kèm theo Quyết định này Quy định về khu vực bảo vệ; khu vực cấm tập trung
đông người, cấm ghi âm, ghi hình, chụp ảnh; khu vực cấm hoặc hạn chế người và phương
tiện giao thông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Điều 2. Quyết
định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12 tháng 8 năm 2021.
Điều 3. Chánh
Văn phòng UBND thành phố; Giám đốc Công an thành phố; Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy
quân sự thành phố, Chỉ huy trường Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố; Giám
đốc các sở, ban, ngành thuộc UBND thành phố; Chủ tịch UBND các quận, huyện; Thủ
trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
-
Như điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
-
Vụ
Pháp chế - Bộ Công an;
- Cục Kiểm tra VB
QPPL - Bộ Tư pháp;
- TT TU, TT HĐND TP; Đoàn ĐBQH TP;
- Chủ tịch, các PCT UBND TP;
- UBMTTQVN thành phố;
- Cổng Thông tin điện tử thành phố (để đăng tải);
- Đài PT&TH TP; Báo Đà Nẵng;
-
Lưu:
VT,
NC.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Lê Trung
Chinh
|
QUY ĐỊNH
KHU
VỰC BẢO VỆ; KHU VỰC CẤM TẬP TRUNG ĐÔNG NGƯỜI, CẤM GHI ÂM, GHI HÌNH, CHỤP ẢNH;
KHU VỰC CẤM HOẶC HẠN CHẾ NGƯỜI VÀ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
ĐÀ NẴNG
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 19/2021/QĐ-UBND ngày 29 tháng 7 năm
2021 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng)
Chương I
QUY
ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh
1. Quy định này quy định về khu vực bảo
vệ; khu vực cấm tập trung đông người, cấm ghi âm, ghi hình, chụp ảnh; khu vực cấm
hoặc hạn chế người và phương tiện giao thông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
2. Các nội dung liên quan đến khu vực
bảo vệ; khu vực cấm tập trung đông người, cấm ghi âm, ghi hình, chụp ảnh; khu vực
cấm hoặc hạn chế người và phương tiện giao thông không được quy định tại Quy định
này được thực hiện theo các văn bản pháp luật hiện hành.
Điều 2. Đối
tượng áp dụng
1. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá
nhân người Việt Nam cư trú và hoạt động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
2. Tổ chức, cá nhân người nước ngoài
cư trú và hoạt động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, trừ trường hợp pháp luật Việt
Nam hoặc Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
Điều 3. Giải
thích từ ngữ
1. “Khu vực bảo vệ” là khu vực có giới
hạn nhất định, có vị trí quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học
- kỹ thuật, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh; khu vực đang xảy ra thiên
tai, dịch bệnh hoặc đang diễn ra các sự kiện chính trị quan trọng do lực lượng
công an, quân đội và các lực lượng bảo vệ có trách nhiệm quản lý, kiểm soát hoạt
động của người, phương tiện nhằm duy trì an ninh trật tự; phòng, chống các hành
vi xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
2. “Khu vực cấm tập trung đông người”
là khu vực không được tập trung từ 05 người trở lên tại các khu vực, địa điểm
phục vụ chung cho mọi người như vỉa hè, lòng đường, quảng trường, cơ sở kinh tế,
văn hóa, nơi sinh hoạt cộng đồng; khu vực trụ sở cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội hoặc tại những nơi công cộng
khác nhằm mục đích đưa ra yêu cầu hoặc kiến nghị về những vấn đề có liên quan đến
quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, gia đình, tổ chức hoặc về nhũng vấn đề
có liên quan chung đến đời sống chính trị - xã hội, đến quyền và lợi ích hợp
pháp của tổ chức, cá nhân khác mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
Chương II
QUY
ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Khu vực bảo vệ
1. Trụ sở các cơ quan:
a) Trụ sở Thành ủy Đà Nẵng và các cơ
quan trực thuộc Thành ủy Đà Nẵng;
b) Trụ sở Đoàn Đại biểu Quốc hội - Hội
đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng;
c) Trụ sở Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam thành phố Đà Nẵng;
d) Tòa nhà Trung tâm Hành chính thành
phố Đà Nẵng;
đ) Trụ sở quận, huyện ủy; Ủy ban nhân
dân quận, huyện; Trụ sở Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các quận, huyện; Trụ sở
Hội đồng nhân dân huyện Hòa Vang;
e) Kho bạc Nhà nước Đà Nẵng;
g) Đài Phát thanh và Truyền hình Đà Nẵng;
h) Trụ sở doanh trại Quân đội, công trình
quốc phòng, khu Quân sự trên địa bàn thành phố; Bộ Chỉ huy quân sự thành phố;
Ban Chỉ huy quân sự quận, huyện; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, các Đồn, trạm
Biên phòng;
i) Trụ sở Công an thành phố, các đơn vị
trực thuộc Công an thành phố; Trụ sở Công an các quận, huyện;
k) Trụ sở của các cơ quan, đơn vị trực
thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Cóng an đóng trên địa bàn thành phố.
2. Các khu vực khác do Chủ tịch Ủy ban
nhân dân thành phố quyết định khi xét thấy cần thiết:
a) Khu vực phát sinh tình huống đe dọa
nghiêm trọng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và trong trường hợp
có thảm họa do thiên nhiên, con người, có dịch bệnh nguy hiểm lây lan trên quy
mô lớn, đe dọa nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, tính mạng, sức khỏe, tài
sản của nhân dân.
b) Khu vực đang diễn ra các hội nghị,
hội thảo quốc tế; các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội quan trọng
do các cơ quan Trung ương, cấp ủy, chính quyền, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam và các tổ chức chính trị - xã hội chủ trì tổ chức có yêu cầu bảo vệ; hoạt động
tiếp xúc cử tri của Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân thành phố; các kỳ
họp Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Thành ủy; họp Hội đồng nhân dân thành phố.
c) Trụ sở các cơ quan Đảng, nhà nước
(trừ các cơ quan, trụ sở quy định tại khoản 1 Điều này), tổ chức chính trị - xã
hội, các công trình, mục tiêu quan trọng đối với chính trị, kinh tế, văn hóa,
xã hội, nơi lưu trữ bí mật nhà nước.
3. Phạm vi khu vực bảo vệ:
a) Phạm vi khu vực bảo vệ theo khoản 1
(trừ điểm đ) Điều này là toàn bộ khuôn viên cơ quan, trụ sở, phía trước lối ra
vào, vỉa hè, lòng đường, lề đường tiếp giáp cơ quan, trụ sở.
b) Phạm vi khu vực bảo vệ theo điểm đ
khoản 1 Điều này do Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện xác định cụ thể theo
tính chất, đặc điểm trụ sở từng địa phương.
c) Phạm vi khu vực bảo vệ theo khoản 2
Điều này do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quy định.
Điều 5. Khu vực cấm tập
trung đông người
1. Khu vực cấm tập trung đông người:
a) Là khu vực khuôn viên, khu vực tiếp giáp và
vành đai bảo vệ các khu vực quy định tại khoản 1, 2 Điều 4 Quy định này. Trường
hợp cần thiết, phạm vi khu vực cấm tập trung đông người do Chủ tịch Ủy ban nhân
dân thành phố xác lập sau khi thống nhất với cơ quan chủ quản bằng quyết định cụ
thể.
b) Các khu vực khác xét thấy cần thiết
do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quy định.
2. Quy định tại khoản 1 Điều này không
áp dụng đối với các hoạt động, khu vực do các cơ quan Đảng, Nhà nước, Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức, bố trí tiếp công
dân theo quy định.
Điều 6. Cấm ghi âm,
ghi hình, chụp ảnh
1. Cấm ghi âm, ghi hình, chụp ảnh
trong các khu vực sau:
a) Khu vực có chứa bí mật nhà nước.
b) Khu vực đang xảy ra các vụ việc phức
tạp có ảnh hưởng đến tình hình an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và những
vấn đề khác yêu cầu giữ bí mật cần phải cấm nhũng người không có trách nhiệm tự
ý ghi âm, ghi hình, chụp ảnh.
2. Thẩm quyền xác định khu vực cấm ghi
âm, ghi hình, chụp ảnh:
a) Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có
thẩm quyền xác định khu vực cấm ghi âm, ghi hình, chụp ảnh thuộc trụ sở cơ
quan, đơn vị.
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố,
Giám đốc Công an thành phố có thẩm quyền xác định khu vực cấm ghi âm, ghi hình,
chụp ảnh đối với các khu vực, mục tiêu trọng điểm về an ninh quốc gia (trừ các
khu vực quy định tại điểm c khoản này) và các khu vực công cộng trên địa bàn
thành phố.
c) Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự
thành phố, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố có thẩm quyền
xác định khu vực cấm ghi âm, ghi hình, chụp ảnh đối với các khu vực quốc phòng,
biên giới.
3. Tại các khu vực bảo vệ được quy định
tại khoản 1 Điều 4 Quy định này, các tổ chức, cá nhân chỉ được phép ghi âm, ghi
hình, chụp ảnh trong trường hợp được sự đồng ý của Thủ trưởng cơ quan.
4. Trong trường hợp phục vụ công tác đấu
tranh, xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành
phố, Giám đốc Công an thành phố Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự, Chỉ huy trưởng
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố cho phép chủ thể là cán bộ, chiến sĩ,
công chức, viên chức thuộc quyền quản lý được ghi âm, ghi hình, chụp ảnh tại
các khu vực quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Dữ liệu ghi âm, ghi hình, chụp ảnh
tại các khu vực được quy định tại khoản
1 Điều này phải được quản lý, bảo vệ
chặt chẽ; nghiêm cấm việc tự ý tán phát, cung cấp dữ liệu, tài liệu khi chưa được
phép của người có thẩm quyền quy định tại khoản
2 Điều này.
Điều 7. Khu vực cấm
hoặc hạn chế người và phương tiện giao thông
1. Khi có yêu cầu bảo đảm an ninh trật
tự công cộng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Công an thành phố
quyết định áp dụng và tổ chức thực hiện biện pháp phấn luồng giao thông, tạm thời
cấm hoặc hạn chế người và phương tiện giao thông ra vào các khu vực
trên địa bàn thành phố trong các trường hợp sau đây:
a) Khi diễn ra các hoạt động chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội, thể dục, thể thao do các cơ quan Đảng, Nhà nước, Ủy
ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị - xã hội của
Trung ương, thành phố tổ chức xét thấy cần thiết phải áp dụng các biện pháp đảm
bảo trật tự công cộng.
b) Khi có đoàn lãnh đạo cấp cao của Đảng,
Nhà nước, khách quốc tế đến thăm và làm việc tại thành phố.
c) Khu vực thảm họa do thiên nhiên,
con người, có dịch bệnh nguy hiểm lây lan trên quy mô lớn, đe dọa nghiêm trọng
đến lợi ích của Nhà nước, tính mạng, sức khỏe, tài sản của nhân dân.
d) Khu vực đang xảy ra những vụ việc
phức tạp liên quan đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
2. Sau khi hết yêu cầu bảo đảm trật tự
công cộng, quyết định cấm hoặc hạn chế người và phương tiện giao thông quy định
tại khoản 1 Điều này hết hiệu lực thi hành.
Điều 8. Biển báo khu
vực bảo vệ; khu vực cấm tập trung đông người; cấm ghi âm, ghi hình, chụp ảnh
1. Các khu vực được xác định là khu vực
bảo vệ; khu vực cấm tập trung đông người, cấm ghi âm, ghi hình, chụp ảnh phải
được đặt biển báo.
2. Đặt biển báo
a) Biển báo “Khu vực bảo vệ” đặt cố định
tại các khu vực quy định tại khoản 1 Điều 4 Quy định này; đặt cố định hoặc tạm
thời khi có yêu cầu bảo vệ tại các khu vực quy định tại khoản 2 Điều 4 Quy định
này.
b) Biển báo “Khu vực cấm tập trung đông
người” đặt cố định hoặc tạm thời tại các khu vực quy định tại Điều 5 Quy định này.
c) Biển báo “Cấm ghi âm, ghi hình, chụp
ảnh” được đặt cố định hoặc tạm thời tại các khu vực quy định tại khoản 1 Điều 6
Quy định này.
d) Vị trí đặt biển báo do
Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý khu vực bảo vệ; khu vực cấm tập trung đông
người; cấm ghi âm, ghi hình, chụp ảnh quyết định. Biển báo được đặt ở vị trí phù
hợp, không bị che khuất tầm nhìn và không gây cản trở giao thông.
3. Hiệu lực biển báo do Thủ trưởng cơ
quan, đơn vị quản lý quyết định, tùy thuộc vào phạm vi của khu vực bảo vệ; khu
vực cấm tập trung đông người, cấm ghi âm, ghi hình, chụp ảnh.
4. Mẫu biển báo khu vực bảo vệ; khu vực
cấm tập trung đông người, cấm ghi âm, ghi hình, chụp ảnh thực hiện theo Phụ lục
kèm theo Quy định này.
4. Mẫu biển báo khu vực bảo vệ; khu vực
cấm tập trung đông người, cấm ghi âm, ghi hình, chụp ảnh thực hiện theo Phụ lục
kèm theo Quy định này.
Chương III
TRÁCH
NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 9. Trách nhiệm của
các cơ quan, đơn vị
1. Công an thành phố
a) Căn cứ Quy định này và quy định của
pháp luật hiện hành hướng dẫn các cơ quan, đơn vị xác định cụ thể vị trí đặt biển
báo cố định, lưu động; mẫu biển báo “Khu vực bảo vệ”; “Khu vực cấm tập trung
đông người”; “Cấm ghi âm, ghi hình, chụp ảnh” và áp dụng các biện pháp đảm bảo
trật tự công cộng theo quy định của pháp luật,
b) Chủ trì, thực hiện công
tác bảo vệ và áp dụng các biện pháp ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp
luật xảy ra tại khu vực bảo vệ; khu vực cấm tập trung đông người, cấm ghi âm,
ghi hình, chụp ảnh; khu vực hạn chế người và phương tiện giao thông trên địa
bàn thành phố theo quy định của pháp luật.
c) Phối hợp với các sở, ban, ngành, lực
lượng liên quan lắp đặt các biển báo và xây dựng nội quy niêm yết công khai tại
các khu vực đã được xác định.
d) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan
chức năng, Ủy ban nhân dân các cấp thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện
quy định này; kịp thời phát hiện những vướng mắc trong quá trình thực hiện;
tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân thành phố sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế
Quy định này nhằm đảm bảo đúng quy định của pháp luật và phù hợp với thực tế
trên địa bàn thành phố.
2. Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố, Bộ Chỉ
huy Bộ đội biên phòng thành phố tổ chức thực hiện Quy định này trong lực lượng
quân đội tại địa phương; phối hợp với chính quyền địa phương các cấp, các cơ
quan liên quan trong việc thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự công cộng khi
có yêu cầu của cơ quan chức năng. Bộ đội Biên phòng thành phố chủ động phát hiện,
ngăn chặn xử lý hành vi vi phạm pháp luật xảy ra ở khu vực biên giới biển đúng
theo quy định của pháp luật.
3. Cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quản
lý Trụ sở quy định tại khoản 1, 2 Điều 4 Quy định này có trách nhiệm chủ trì, phối
hợp với Công an thành phố tổ chức đặt biển báo khu vực bảo vệ; khu vực cấm tập
trung đông người theo quy định tại Điều 8 Quy định này. Xây dựng nội quy cụ thể
của cơ quan, đơn vị và niêm yết trước cổng trụ sở của cơ
quan, đơn vị; có lực lượng bảo vệ chuyên trách đảm bảo việc thực hiện nội quy
trong phạm vi do cơ quan, đơn vị quản lý đồng thời giải quyết những hành vi vi phạm chưa
đến mức xử lý bằng pháp luật trong phạm vi khu vực bảo vệ; khu vực cấm tập trung
đông người; cấm ghi âm, ghi hình, chụp ảnh xung quanh trụ sở cơ quan, đơn vị.
4. Thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành,
đoàn thể thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện theo thẩm quyền,
chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm phối hợp và triển khai thực hiện Quy định
này; đồng thời chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc, Ủy ban nhân dân phường,
xã phổ biến, tuyên truyền đến toàn thể quần chúng nhân dân biết, thực hiện.
5. Đài Phát thanh và truyền hình thành
phố, Báo Đà Nẵng, Cổng thông tin điện tử thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ
được giao có trách nhiệm thông tin, tuyên truyền Quy định này trên các phương
tiện thông tin đại
chúng để các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện.
6. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được quy
định tại Điều 2 Quy
định này có trách nhiệm triển khai thực hiện Quy định này. Mọi hành vi vi phạm
Quy định này tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể xử lý kỷ luật, xử lý vi
phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Tổ chức thực
hiện
1. Giao Giám đốc Công an thành phố chủ
trì, phối hợp với Chỉ huy trường Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố, Chỉ huy trưởng Bộ
đội biên phòng thành phố Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân quận, huyện tổ chức triển khai thực hiện quy định này; theo dõi,
kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện và tổng hợp tình hình, báo cáo theo quy định.
2. Trong quá trình tổ chức thực hiện,
nếu có phát sinh vướng
mắc, các cơ quan, đơn vị và tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh về Công an
thành phố để báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định./.
PHỤ
LỤC
MẪU
BIỂN “KHU VỰC BẢO VỆ”; “KHU VỰC CẤM TẬP TRUNG ĐÔNG NGƯỜI”; “CẤM GHI ÂM, GHI
HÌNH, CHỤP ẢNH”
(Kèm theo Quyết định
19/2021/QĐ-UBND ngày 29 tháng 7 năm 2021 của Ủy
ban nhân dân thành phố Đà Nẵng)
1. Mẫu biển
khu vực bảo vệ
Hình chữ nhật nằm ngang, có kích thước
80cm x 60cm, được
làm bằng vật liệu bền vững; chữ viết màu đen trên nền biển màu trắng; in hoa,
kiểu chữ đứng, đậm; cụm từ “KHU VỰC BẢO VỆ” được viết bằng
tiếng Việt ở một dòng trên, chiều cao hàng chữ là 12cm và tiếng Anh (PROTECTED
AREA) ở một dòng dưới, chiều cao hàng chữ là 10cm.
Mẫu biển “KHU VỰC BẢO VỆ” được
sử dụng để cắm cố định hoặc tạm thời tại các khu vực đã được cấp có thẩm quyền
xác định là khu vực bảo vệ.
2. Mẫu biển
khu vực cấm tập trung đông người
Hình chữ nhật nằm ngang, có kích thước
80cm x 60cm, được
làm bằng vật liệu bền vững; chữ viết
màu đen trên nền biển màu trắng; in hoa, kiểu chữ đứng, đậm; cụm từ “KHU VỰC
CẤM TẬP TRUNG ĐÔNG NGƯỜI” được viết bằng tiếng Việt ở hai dòng trên, chiều cao
hàng chữ là 12cm và tiếng Anh (NO GATHERING) ở một dòng dưới, chiều cao
hàng chữ là 10cm.
Mẫu biển “KHU VỰC CẤM TẬP TRUNG
ĐÔNG NGƯỜI”
được sử dụng để cắm cố định hoặc tạm thời tại các khu vực đã được cấp có thẩm
quyền xác định là khu vực cấm tập trung đông người.
3. Mẫu biển cấm
ghi âm, ghi hình, chụp ảnh
Hình chữ nhật nằm ngang, có kích thước
80cm x 60cm, được làm bằng vật
liệu bền vững; chữ viết màu đen trên nền biển màu trắng; in hoa, kiểu chữ đứng,
đậm; cụm từ “CẤM GHI ÂM, GHI
HÌNH, CHỤP ẢNH” được viết bằng
tiếng Việt ở hai dòng trên, chiều cao hàng chữ là 12cm và tiếng Anh (NO
RECORDING, FILMING, PHOTO
- TAKING)
ở hai dòng dưới, chiều cao
hàng chữ là 10cm.
Mẫu biển “CẤM GHI ÂM, GHI HÌNH, CHỤP
ẢNH” được sử dụng để cắm cố định hoặc tạm thời tại các khu vực đã được cấp
có thẩm quyền xác định là cấm ghi âm, ghi hình, chụp ảnh.