Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 158/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ninh Người ký: Nguyễn Thị Hạnh
Ngày ban hành: 25/08/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 158/KH-UBND

Quảng Ninh, ngày 25 tháng 8 năm 2021

KẾ HOẠCH

TRUYỀN THÔNG VỀ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2021- 2025

Căn cứ Quyết định số 534/LĐTBXH ngày 07/5/2021 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành Kế hoạch Truyền thông về giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021- 2025; Văn bản số 703/LĐTBXH-TCGDNN Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc đẩy mạnh triển khai đồng bộ các cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển giáo dục nghề nghiệp và nhân lực có kỹ năng nghề; Quyết định số 270/QĐ-TCGDNN ngày 18/6/2021 của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp về việc xây dựng và phát triển không gian truyền thông giáo dục nghề nghiệp, hình thành hệ sinh thái truyền thông giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021- 2025; theo đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại văn bản số 2807/TTr-LĐTBXH ngày 19/8/2021, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch truyền thông về giáo dục nghề nghiệp (GDNN) giai đoạn 2021- 2025 trên địa bàn tỉnh như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Xây dựng, phát triển không gian truyền thông giáo dục nghề nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống nền tảng số; không gian công cộng; các điểm văn hóa, du lịch, công viên, phương tiện giao thông công cộng... tiến tới xây dựng hệ sinh thái truyền thông giáo dục nghề nghiệp để truyền tải đầy đủ, kịp thời đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tới người dân và toàn xã hội; lan tỏa sâu rộng hình ảnh, giá trị giáo dục nghề nghiệp trong đời sống kinh tế xã hội; nâng cao nhận thức người dân, xã hội, doanh nghiệp và cải thiện hình ảnh giáo dục nghề nghiệp; thu hút sự quan tâm của người dân, xã hội, doanh nghiệp góp phần mờ rộng quy mô, đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục nghề nghiệp; tạo sự chuyển biến trong công tác phân luồng học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông vào giáo dục nghề nghiệp; hỗ trợ công tác tuyển sinh, hướng nghiệp, lập nghiệp, khởi nghiệp, tập trung tuyển sinh đào tạo những ngành, nghề tỉnh đang cần thu hút, phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn tới; hướng đến thu hút lao động có kỹ năng, tay nghề cao, nhân lực chất lượng cao trong tỉnh cũng như thu hút từ các địa phương khác trong cả nước về Quảng Ninh sinh sống, học tập và làm việc góp phần tăng quy mô và chất lượng dân số theo Nghị quyết VX Đại hội Đảng bộ tỉnh đã đề ra.

2. Mục tiêu cụ thể

Giai đoạn 2021-2023: Xây dựng phát triển không gian truyền thông giáo dục nghề nghiệp.

Giai đoạn 2024-2025: Tiếp tục phát triển không gian truyền thông giáo dục nghề nghiệp và tiến tới triển khai xây dựng, hình thành hệ sinh thái truyền thông giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

- Tất cả chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về giáo dục nghề nghiệp được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng (Cổng Thông tin điện tử của tỉnh, Sở Lao động - TB&XH, báo giấy, báo điện tử, báo hình, báo nói, internet...).

- Huy động các doanh nghiệp tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp; gắn kết doanh nghiệp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp từ tuyển sinh, đào tạo, đánh giá tới tuyển dụng và việc làm nhằm tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trước yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và trong xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

- Hằng năm có ít nhất 100 sản phẩm truyền thông (tin, bài, ảnh, phóng sự...) và ấn phẩm truyền thông được số hóa (tờ rơi, sách giới thiệu về học nghề - lập nghiệp, cẩm nang chọn nghề - chọn trường...; các video clip giới thiệu, mô tả, định hướng nghề nghiệp...) được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, bám sát và kịp thời phản ánh về các sự kiện, chương trình, hoạt động của giáo dục nghề nghiệp đảm bảo nhanh, chính xác, đầy đủ.

II. YÊU CẦU

- Quán triệt đầy đủ và cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước để tuyên truyền, phổ biến đến người dân và xã hội; bám sát nội dung, yêu cầu của Luật Giáo dục nghề nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Tổ chức rộng rãi, bằng nhiều hình thức hoạt động, phù hợp với từng nội dung và đối tượng, đảm bảo yêu cầu thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm; có sự tham gia phối hợp của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố; các tổ chức chính trị xã hội, các cơ sở GDNN, cơ sở tham gia hoạt động GDNN, cơ quan thông tấn, báo chí tại địa phương và các doanh nghiệp...

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động truyền thông, đổi mới hình thức, áp dụng mô hình truyền thông mới phù hợp và đạt hiệu quả trong thực tiễn; hướng công tác truyền thông đến các cơ sở GDNN, cơ sở tham gia hoạt động GDNN, tập trung chú trọng đến các bậc phụ huynh học sinh và các em học sinh THCS, THPT và doanh nghiệp.

- Đảm bảo thông tin, tuyên truyền được triển khai sâu rộng, toàn diện và tăng cường được nguồn lực thực hiện công tác truyền thông về GDNN.

- Nhà nước đảm bảo nguồn lực cần thiết cho công tác truyền thông về GDNN, thực hiện xã hội hóa công tác truyền thông về GDNN.

III. ĐỐI TƯỢNG TUYÊN TRUYỀN

- Người học tiềm năng: học sinh THCS, THPT và gia đình; lao động nông thôn; lao động trong các doanh nghiệp; thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội; sinh viên chưa có việc làm; người lao động bị mất việc làm.

- Học sinh, sinh viên đang theo học tại các cơ sở GDNN và cơ sở tham gia hoạt động GDNN; sinh viên, học viên các cơ sở giáo dục đại học.

- Doanh nghiệp, người sử dụng lao động: các doanh nghiệp FDI, người sử dụng lao động, doanh nghiệp trong nền kinh tế; hiệp hội doanh nghiệp, các hiệp hội khác.

- Cơ quan quản lý: các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan; UBND các huyện, thị xã, thành phố.

- Người dân và các đối tượng khác.

IV. NỘI DUNG TRUYỀN THÔNG

Xác định rõ nhiệm vụ chính trị của GDNN là một nội dung trọng tâm trong khâu đột phá chiến lược về phát triển nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đặc biệt là đối với đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Công tác truyền thông giai đoạn 2021-2025, tập trung truyền tải về nội dung: đổi mới, nâng cao chất lượng GDNN đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; lan tỏa các thông điệp của GDNN: “Đồng hành nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam”; “Giáo dục nghề nghiệp: Thực học - Thực hành - Vững khởi nghiệp, sáng tương lai”; “Tương lai tươi sáng cùng giáo dục nghề nghiệp”, “Giáo dục nghề nghiệp: Thực tâm - Thực tài - Thực nghiệp”...

1. Các nội dung xây dựng, phát triển không gian truyền thông GDNN

- Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, địa điểm tổ chức truyền thông trên các Website, cổng thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị, các cơ sở GDNN; trên các phương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan báo chí, tại các khu vực thành thị, đông dân cư, khu du lịch, đường giao thông, trên các phương tiện công cộng..., trên hệ thống mạng xã hội.

- Xây dựng và phát triển đội ngũ cộng tác viên truyền thông từ các cơ sở GDNN đến các cấp quản lý ở địa phương, các doanh nghiệp và mở rộng đến các đối tượng ngoài hệ thống GDNN như nhà báo, phóng viên, học sinh, phụ huynh học sinh...

- Xây dựng và phát triển nội dung truyền thông GDNN về chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, các nội dung hoạt động chuyên môn của GDNN, các cá nhân, tập thể tiêu biểu xuất sắc, các mô hình về GDNN.

- Xây dựng và phát triển các hoạt động, sự kiện truyền thông thông qua các hoạt động, sự kiện, hội nghị, hội thảo, các cuộc thi, vận động tìm hiểu, sáng tác, viết tin bài, phóng sự ... về GDNN. Chú trọng đến các sự kiện, hoạt động chuyên môn sâu của GDNN như: thi kỹ năng nghề, hội giảng nhà giáo, hội thi thiết bị, tuyên dương học sinh, sinh viên, cuộc thi khởi nghiệp từ học nghề.

- Xây dựng và phát triển các sản phẩm truyền thông, đa dạng hóa, đổi mới cách thể hiện về hình thức, nội dung các sản phẩm truyền thông trong đó chú trọng đẩy mạnh phát triển các sản phẩm số theo các thể loại như: gameshow, phim, truyện, các video, thơ, nhạc, kịch...

2. Hình thức xây dựng và phát triển không gian truyền thông GDNN

- Trên các phương tiện thông tin đại chúng, cơ quan báo chí và các trang/Cổng Thông tin điện tử.

- Trên internet và các trang mạng xã hội.

- Gian hàng, cửa hàng GDNN tại các địa điểm vui chơi giải trí công cộng, công viên, các tuyến phố đi bộ, trong các chương trình tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp.

- Các màn hình led, các biển quảng bá hình ảnh, khẩu hiệu tại các nơi công cộng, nơi đông người qua lại, trên các tuyến đường giao thông.

- Các chương trình, sự kiện được tổ chức theo từng cấp, quy mô.

- Tổ chức các cuộc thi, vận động viết, sáng tác, sản xuất các sản phẩm, chương trình về GDNN.

- Trên các phương tiện giao thông công cộng.

- Các hoạt động, sự kiện khác có nội dung về GDNN.

V. CÁC HOẠT ĐỘNG

1. Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho công tác truyền thông kết hợp với các hoạt động chuyên môn như: tuyển sinh, đào tạo, đánh giá kết quả...

2. Xây dựng các ấn phẩm và số hóa các nội dung, ấn phẩm tuyên truyền:

- Biên soạn, xây dựng, phát hành các ấn phẩm, tờ rơi..., giới thiệu, cung cấp thông tin về các cơ sở GDNN; mô tả các nghề đào tạo có nhu cầu cao; giới thiệu về học nghề - lập nghiệp; cẩm nang chọn nghề - chọn trường.

- Xây dựng, biên tập, phát hành, số hóa các nội dung, ấn phẩm phục vụ công tác tuyên truyền; xây dựng các video clip giới thiệu, mô tả, định hướng nghề nghiệp...

3. Phối hợp Trung tâm truyền thông tỉnh, các cơ quan báo chí của Trung ương thường trú trên địa bàn tỉnh , tổ chức xã hội nghề nghiệp tuyên truyền về GDNN; tạo điều kiện cho các phóng viên báo chí đi khảo sát thực tế, thu thập thông tin viết tin, bài, ảnh, phóng sự; xây dựng các chuyên mục, chương trình, phóng sự, tọa đàm; mở các chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề về GDNN.

4. Truyền thông qua mạng viễn thông và internet: tăng cường cập nhật, phổ biến thông tin, tuyên truyền/tương tác qua mạng xã hội, kênh truyền hình trực tuyến; tập trung đẩy mạnh tuyên truyền qua trang thông tin điện tử của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

5. Tổ chức các sự kiện về GDNN mang tính chất truyền thông, có thông điệp cụ thể để định hướng, phân luồng học sinh sau THCS, THPT đăng ký tham gia GDNN:

- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá về GDNN như: hội nghị, hội thảo, diễn đàn, tọa đàm...; cuộc thi viết bài, thiết kế biểu trưng (logo), khẩu hiệu (slogan), cuộc thi tìm hiểu Ngày kỹ năng lao động Việt Nam 04/10; Tuần lễ kỹ năng nghề Việt Nam; Ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên GDNN; giải thưởng, kỷ niệm chương về GDNN; tôn vinh, tuyên dương và biểu dương những điển hình/tấm gương của người dạy, người học; mô hình khởi nghiệp thành công tư GDNN; các mô hình văn hóa ứng xử tiêu biểu trong các cơ sở GDNN.

- Tổ chức các buổi tuyên truyền, tư vấn, giao lưu về GDNN cho học sinh THCS, THPT: ngày tư vấn- tuyển sinh và hướng nghiệp theo ngành, nghề cụ thể; hoạt động giao lưu giữa các cơ sở GDNN với các trường THCS, THPT để giới thiệu, quảng bá về GDNN giúp các em học sinh có nhận thức đúng và đăng ký tham gia GDNN; thăm quan học tập kinh nghiệm tại các cơ sở GDNN tỉnh ngoài.

6. Truyền thông qua các phương tiện giao thông, các không gian công cộng, biển quảng cáo hình ảnh, thông điệp truyền thông: xây dựng các pa-nô (panel), màn hình, đề-can (decal), sticker, huy hiệu, biểu tượng quảng bá hình ảnh, thông điệp về GDNN tại khu công cộng, công viên, nơi đông người qua lại, các ngã tư giao thông, đường quốc lộ, phương tiện giao thông công cộng.

7. Truyền thông qua các hoạt động và sự kiện của lĩnh vực GDNN, ngành Lao động- Thương binh và Xã hội và các ngành, lĩnh vực liên quan; trọng tâm vào các sự kiện như: kỳ thi kỹ năng nghề các cấp, hội giảng nhà giáo GDNN, lễ tuyên dương học sinh, sinh viên các cơ sở GDNN xuất sắc, tiêu biểu...

- Phối hợp tuyên truyền trong các hoạt động, sự kiện: hội nghị tuyển sinh, tư vấn hướng nghiệp- tuyển sinh, hoạt động cải cách hành chính và quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực GDNN.

- Phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, các tổ chức chính trị xã hội tổ chức các hoạt động, sự kiện tuyên truyền cho GDNN; phối hợp với Trung tâm truyền thông tỉnh tổ chức các buổi tư vấn tuyển sinh về GDNN, tuần lễ quảng bá.

- Lồng ghép trong các sự kiện, hội nghị, hội thảo, hội diễn, kỳ thi và cuộc thi của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội (ngày hội việc làm, an toàn lao động, an sinh xã hội); các ngành, lĩnh vực có liên quan như: Sở Y tế, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Văn hóa và Thể thao.

8. Phát triển đội ngũ cộng tác viên truyền thông GDNN:

- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về truyền thông GDNN cho các cán bộ làm công tác truyền thông, tuyển sinh của các cơ sở GDNN và cơ sở tham gia hoạt động GDNN, cán bộ quản lý GDNN.

- Tổ chức cung cấp thông tin cập nhật về GDNN cho đội ngũ phóng viên báo chí theo dõi GDNN.

(Chi tiết theo phụ lục kèm theo)

VI. HÌNH THỨC TRUYỀN THÔNG

1. Phối hợp Trung tâm truyền thông tình; các cơ quan báo chí của Trung ương thường trú trên địa bàn tỉnh đưa các tin, bài, ảnh, phóng sự; xây dựng các chuyên mục, chương trình, phóng sự, tọa đàm; mở các chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề về GDNN.

2. Qua mạng viễn thông và internet: tập trung đẩy mạnh tuyên truyền qua trang thông tin điện tử của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tăng cường tuyên truyền/tương tác qua mạng xã hội (Facebook), kênh truyền hình trực tuyến (Youtube), tin nhắn...

3. Qua các ấn phẩm truyền thông: biên soạn, xây dựng, phát hành các ấn phẩm, báo chí, tờ rơi, áp phích, bảng quảng cáo, băng zôn, pa- nô, khung nền, website, logo, video, banner, ảnh cover tại các mạng xã hội, hình ảnh đại diện (avatar); giới thiệu, cung cấp thông tin về các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, mô tả các nghề đào tạo... ; xây dựng các video clip giới thiệu, mô tả, định hướng nghề nghiệp...

4. Qua các phương tiện thông tin đại chúng (cổng thông tin điện tử; mạng viễn thông và internet): thực hiện phóng sự; chuyên mục, chuyên đề, chuyên trang; tổ chức phỏng vấn và trả lời phỏng vấn; các tin, bài viết, ảnh phản ánh về hoạt động GDNN và trên phương tiện truyền thông xã hội (các ứng dụng dựa trên tương tác internet): chia sẻ bài viết, hình ảnh, video clip... trên mạng xã hội.

5. Tổ chức các hội nghị, hội thảo, cuộc thi tuyên truyền về giáo dục nghề nghiệp: chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hưởng ứng cuộc thi viết bài, cuộc thi video clip, cuộc vận động sáng tác ca khúc theo chỉ đạo của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp; tôn vinh, tuyên dương và biểu dương những điển hình, tấm gương của người dạy, người học, mô hình khởi nghiệp thành công từ giáo dục nghề nghiệp trong các sự kiện, hoạt động về giáo dục nghề nghiệp gắn kết với doanh nghiệp và các hoạt động khác liên quan.

6. Phối hợp với Đoàn Thanh niên, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức các hoạt động, sự kiện... tuyên truyền cho giáo dục nghề nghiệp; phối hợp với cơ quan báo chí địa phương tổ chức ngày hội tuyển sinh - hướng nghiệp theo chỉ đạo của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, phổ biến rộng rãi trang Thông tin tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp.

7. Tổ chức các buổi tuyên truyền, tư vấn, giao lưu về giáo dục nghề nghiệp cho học sinh THCS, THPT: ngày hội tư vấn - tuyển sinh và hướng nghiệp; các buổi nói chuyện chuyên đề định hướng nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên...

8. Qua các hình thức khác: đưa nội dung tuyên truyền vào các sự kiện, hội nghị, hội thảo, hội chợ việc làm... về giáo dục nghề nghiệp theo chỉ đạo của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp; tuyên truyền thông qua các việc tuyên dương, khen thưởng các đơn vị, cá nhân có nhiều thành tích trong giáo dục nghề nghiệp; hoạt động đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ thực hiện tuyên truyền, tư vấn hướng nghiệp - học nghề.

VII. KINH PHÍ TRIỂN KHAI

Kinh phí thực hiện truyền thông về giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2025 được bố trí trong dự toán chi ngân sách hàng năm của các sở, ngành, địa phương, các cơ quan có liên quan theo phân cấp ngân sách Nhà nước hiện hành và lồng ghép với các chương trình, đề án của tỉnh, các nguồn huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật

VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Chủ trì xây dựng kế hoạch truyền thông về GDNN hằng năm.

- Chỉ đạo các cơ sở GDNN và cơ sở tham gia hoạt động GDNN trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền về GDNN;

- Xây dựng, phát triển các điểm triển khai các hoạt động về GDNN tại các khu vui chơi công cộng, công viên, các tuyến phố đi bộ, tập trung đông người, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi (như huyện Ba Chẽ, Bình Liêu, Tiên Yên, Đầm Hà...). Duy trì thường xuyên, định kỳ hàng tuần, hằng tháng các địa điểm, gian hàng giới thiệu về GDNN, về nghề, trải nghiệm về nghề ... tại khu vui chơi công cộng, công viên hoặc trên các tuyến phố đi bộ;

- Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao và các sở, ban, ngành liên quan triển khai xây dựng các biển thông tin, tuyên truyền về GDNN, tổ chức các gian hàng, quầy hàng quảng bá về GDNN, về nghề tại các điểm vui chơi công cộng như công viên, tuyến phố đi bộ, các điểm đông người qua lại; làm các biển quảng bá thông tin về các thông điệp của GDNN, triển khai quảng bá hình ảnh thông điệp về GDNN trên các phương tiện giao thông công cộng, các bến tàu, bến xe; phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai các hoạt động tư vấn nghề nghiệp tại các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông; tổ chức các ngày hội, các buổi tư vấn nghề nghiệp trên địa bàn.

- Phối hợp với Trung tâm Truyền thông tỉnh, các cơ quan báo chí của Trung ương thường trú trên địa bàn tỉnh và địa phương xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, phóng sự, viết tin, bài, ảnh, tấm gương về GDNN; đi khảo sát thực tế tại các cơ sở GDNN và cơ sở tham gia hoạt động GDNN, các doanh nghiệp để thu thập thông tin, xây dựng phóng sự, viết bài về GDNN; phối hợp với các cơ quan, tổ chức, tổ chức chính trị triển khai các hoạt động tuyên truyền, tư vấn, hướng nghiệp về GDNN.

- Tăng cường công tác truyền thông về GDNN trong doanh nghiệp.

2. Sở Thông tin và truyền thông

Hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan báo chí trong, ngoài tỉnh và hệ thống thông tin cơ sở đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến tới cán bộ, nhân dân trong tỉnh để biết, tham gia các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

3. Các sở, ban, ngành và Tỉnh đoàn Quảng Ninh

Theo chức năng nhiệm vụ phối hợp triển khai các hoạt động liên quan trong kế hoạch, lồng ghép đưa nội dung tuyên truyền về giáo dục nghề nghiệp vào các chương trình, kế hoạch tuyên truyền của cơ quan, đơn vị.

4. Các cơ quan chủ quản của cơ sở GDNN và cơ sở tham gia hoạt động GDNN

- Đẩy mạnh công tác truyền thông về GDNN nói chung và các ngành, nghề thuộc lĩnh vực quản lý, chỉ đạo, hoạt động, kinh doanh nói riêng. Hỗ trợ các cơ sở GDNN và cơ sở tham gia hoạt động GDNN trong hoạt động, sự kiện truyền thông về GDNN;

- Chủ động đề xuất với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các chương trình, nội dung, hoạt động truyền thông về giáo dục nghề nghiệp để phối hợp thực hiện; chỉ đạo các cơ sở GDNN và cơ sở tham gia hoạt động GDNN xây dựng kế hoạch truyền thông về GDNN, các ngành nghề đào tạo, hoạt động của các cơ sở GDNN và cơ sở tham gia hoạt động GDNN trong công tác tuyển sinh, đào tạo, gắn kết với doanh nghiệp, đánh giá quá trình học tập, tốt nghiệp, công tác kiểm định... Bố trí kinh phí cho công tác truyền thông GDNN.

5. Các cơ sở GDNN và cơ sở tham gia hoạt động GDNN trên địa bàn tỉnh

- Chủ động tham gia các hoạt động tư vấn tuyển sinh, ngày hội tuyển sinh về GDNN do các cơ quan thông tấn, báo chí tổ chức trên địa bàn.

- Xây dựng và phát triển không gian truyền thông trong khuôn viên của nhà trường, của cơ sở GDNN.

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ quan liên quan triển khai đồng bộ các giải pháp tuyên truyền về GDNN; phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí tổ chức viết, xây dựng các phóng sự, tin, bài, ảnh về GDNN, đặc biệt là các bài viết, hình ảnh về quá trình đào tạo tại trường, gắn kết doanh nghiệp, kiểm định chất lượng.

- Xây dựng các nội dung tuyên truyền về GDNN của đơn vị, phù hợp với ngành nghề đào tạo, địa bàn và đối tượng tuyển sinh; khuyến khích các cơ sở GDNN cùng liên kết, chung tay xây dựng triển khai thác các hoạt động, sự kiện để phát triển GDNN thông tin.

- Tuyên truyền qua internet, mạng xã hội, kênh truyền hình trực tuyến... về các hoạt động của nhà trường; khuyến khích nhà giáo, học sinh, sinh viên tuyên truyền, quảng bá về các hoạt động, sự kiện trong nhà trường.

- Đẩy mạnh, chú trọng tuyên truyền về các tấm gương điển hình, tiên tiến, học nghề - lập nghiệp, những tấm gương đã tốt nghiệp học nghề, những tấm gương đạt giải trong các kỳ thi kỹ năng nghề các cấp, khu vực Asean, Châu Á và thế giới đang khẳng định mình trong việc làm và thành công trong cuộc sống, lao động, các tấm gương khởi nghiệp.

- Chủ động cân đối, bố trí nguồn lực, vận động tài trợ, tìm nguồn kinh phí hợp pháp và sử dụng hiệu quả cho công tác truyền thông GDNN.

6. Trung tâm Truyền thông tỉnh

Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ quan liên quan, các cơ sở GDNN và cơ sở tham gia hoạt động GDNN trên địa bàn tăng cường tuyên truyền về GDNN trên các hạ tầng báo chí của Trung tâm Truyền thông tình.

7. Các doanh nghiệp tham gia hoạt động GDNN

- Xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức triển khai các hoạt động truyền thông về GDNN của doanh nghiệp bảo đảm hiệu quả, thiết thực, bám sát các kế hoạch truyền thông của tỉnh và địa phương, thỏa thuận hợp tác của đơn vị với cơ sở GDNN và cơ sở tham gia hoạt động GDNN;

- Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị, bộ phận của doanh nghiệp tổ chức các hoạt động thiết thực để triển khai công tác truyền thông về GDNN;

- Duy trì các hoạt động thường xuyên về truyền thông liên quan đến GDNN theo quy định của pháp luật, trong đó tập trung vào lợi ích của học nghề; nhu cầu, yêu cầu, tiêu chí về lao động của doanh nghiệp, đặc biệt là lao động qua đào tạo nghề;

UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan, UBND các huyện, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện kế hoạch này. Trong quá trình thực hiện có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị kịp thời báo cáo về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh./.


Nơi nhận:
- Bộ Lao động TBXH; (báo cáo)
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh; (báo cáo)
- CT, các PCT UBND tỉnh (báo cáo)
- Các sở, ban, ngành thuộc tỉnh;
- UBND huyện, thị, thành phố;
- V0,1,2,3; các Chuyên viên NCTH
- Lưu: VT, VX2.
03bản-KH21

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thị Hạnh


PHỤ LỤC

CÁC HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG VỀ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 158/KH-UBND ngày 25/8/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh)

TT

Nội dung hoạt động

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Sản phẩm dự kiến

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

1

Xây dựng, số hóa các ấn phẩm tuyên truyền

Sở Lao động - TB&XH và các cơ sở GDNN

Trung tâm Truyền thông tỉnh, các đơn vị có liên quan

Các ấn phẩm, sản phẩm số được phát hành

x

x

x

x

x

2

Phối hợp với Trung tâm Truyền thông tỉnh trong tuyên truyền về GDNN

Sở Lao động - TB&XH

Trung tâm Truyền thông tỉnh, cơ quan thông tấn báo chí

Các phóng sự, video clip, tin, bài, chuyên trang... được xây dựng và đăng tải

x

x

x

x

x

3

Tuyên truyền trên báo, tạp chí, qua mạng viễn thông và internet

Sở Lao động - TB&XH và các cơ sở GDNN

Trung tâm Truyền thông tỉnh, cơ quan thông tấn báo chí, VNPT, đơn vị tư vấn, đơn vị tổ chức sự kiện,

Các sản phẩm được phát hành trên internet (website, mạng xã hội)

x

x

x

x

x

4

Tổ chức Hội nghị, Hội thảo bàn về công tác truyền thông về Giáo dục nghề nghiệp, giới thiệu, quảng bá hình ảnh về nghề nghiệp

Sở Lao động - TB&XH và các cơ sở GDNN

- Các sở, ngành, địa đơn vị có liên quan; các cơ sở GDNN

Hội nghị, Hội thảo tuyên truyền trực tiếp

x

x

x

x

x

5

Ngày hội tư vấn tuyển sinh, Chương trình Tư vấn mùa thi, định hướng nghề nghiệp

Sở Lao động - TB&XH và các cơ sở GDNN

UBND các địa phương, Sở ngành liên quan, Tỉnh Đoàn QN, Trung tâm truyền thông tỉnh..

Ngày Hội tuyên truyền, các bài viết, tin tức, ảnh, phóng sự... được đưa tin, đăng tải

x

x

x

x

x

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 158/KH-UBND ngày 25/08/2021 truyền thông về giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Quảng Ninh ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


50

DMCA.com Protection Status
IP: 3.22.41.168
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!