ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1058/QĐ-UBND
|
Bắc Kạn, ngày 10
tháng 6 năm 2020
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT VỤ MÙA NĂM 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và
PTNT tại Tờ trình số 60/TTr-SNN ngày 01 tháng 6 năm 2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Phương án sản xuất vụ mùa năm 2020
theo nội dung chi tiết đính kèm.
Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì phối hợp với
các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố tổ chức thực hiện Phương án sản
xuất vụ mùa năm 2020 theo đúng nội dung được phê duyệt và quy định hiện hành của
Nhà nước.
Điều 3. Chánh Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư; Tài
chính, Nông nghiệp và PTNT; Giám đốc Kho bạc Nhà nước Bắc Kạn, Chủ tịch UBND
các huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan đơn vị có liên quan chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Gửi bản điện tử:
- Như Điều 3 (T/hiện);
- TT TU, HĐND tỉnh (B/cáo);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các Huyện ủy, Thành ủy;
- LĐVP (Ô.Thất);
Gửi bản giấy:
- Như Điều 3 (T/hiện);
- Lưu: VT, HàNN, Cúc.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đỗ Thị Minh Hoa
|
PHƯƠNG ÁN
SẢN
XUẤT VỤ MÙA NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số 1058/QĐ-UBND ngày 10/6/2020 của UBND tỉnh Bắc Kạn)
Để chủ động trong công tác chỉ đạo sản xuất nông
nghiệp vụ mùa năm 2020, UBND tỉnh Bắc Kạn phê duyệt Phương án sản xuất vụ mùa
năm 2020 với các nội dung cụ thể như sau:
I. MỘT SỐ KẾT QUẢ SẢN XUẤT VỤ
ĐÔNG XUÂN 2019 - 2020
1. Trồng trọt
1.1. Cây trồng vụ đông năm
2019
- Vụ đông năm 2019, toàn tỉnh đạt kết quả khá góp
phần vào tăng trưởng của toàn ngành nông nghiệp, cụ thể một số kết quả chính
như: Tổng diện tích gieo trồng cây rau màu vụ đông là 1.483/1.490 ha đạt 100% kế
hoạch (KH), tăng 23% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó: Cây ngô 215/255 ha đạt
84% KH, năng suất đạt 31,67 tạ/ha, sản lượng đạt 681 tấn. Cây khoai tây 125/138
ha đạt 91% KH, năng suất 124,67 tạ/ha, sản lượng đạt 1.558 tấn. Cây khoai lang
139/132 ha đạt 105% KH, năng suất 66,95 tạ/ha, sản lượng 931 tấn. Cây rau, đậu
các loại 983/965 ha, đạt 102% KH, năng suất 117,36 tạ/ha, sản lượng đạt 11.537
tấn.
- Thời tiết trong vụ tương đối thuận lợi cho sinh
trưởng và phát triển của cây trồng vụ đông, sâu bệnh hại nhẹ, không ảnh hưởng đến
năng suất và chất lượng sản phẩm. Các sản phẩm cây trồng tạo ra có giá thành ổn
định do đã hình thành chuỗi liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm.
1.2. Cây trồng vụ xuân năm
2020
1.2.1. Cây lương thực có hạt
- Cây lương thực có hạt: Tổng sản lượng lương thực
có hạt vụ xuân ước đạt đạt 86.191 tấn đạt 99% KH, bằng 99% so với cùng kỳ năm
2019.
+ Cây lúa: Diện tích đã cấy 8.712/8.300 ha đạt 105%
KH, sản lượng ước đạt 48.458 tấn đạt 104% KH, bằng 100% so với cùng kỳ năm
2019.
+ Cây ngô diện tích trồng 8.547/8.698 ha đạt 98% kế
hoạch, sản lượng ước đạt 37.733 tấn đạt 94% KH, bằng 98% so với cùng kỳ năm
2019.
- Công tác cung ứng giống lúa, ngô trong vụ xuân
năm 2020 đã đáp ứng được yêu cầu sản xuất, phần lớn diện tích được trồng giống
lúa, ngô theo cơ cấu chỉ đạo. Qua thống kê, có 31 loại giống lúa gieo trồng
trên địa bàn tỉnh, trong đó giống trong cơ cấu 12 giống, chiếm khoảng 83,4%
(tương đương 7.171,9 ha) diện tích gieo trồng; gieo trồng khoảng 29 giống ngô,
trong đó các giống ngô trong cơ cấu chỉ đạo có 11 giống chiếm 80,73% diện tích
gieo trồng (6.354 ha).
1.2.2. Các cây trồng khác
- Cây chất bột: Cây dong riềng thực hiện 494/520 ha
đạt 95% KH, bằng 106% so với cùng kỳ năm 2019; cây khoai môn 198/252 ha đạt 79%
KH, bằng 106% so với cùng kỳ năm 2019; cây khoai lang đạt 154/230 ha đạt 67%
KH, bằng 56% so với cùng kỳ năm 2019.
- Cây rau các loại: Cây rau 1.236/1.390 ha đạt 89%
KH, bằng 74% so với cùng kỳ năm 2019; cây đậu đỗ 308/330 ha đạt 94% KH, bằng
111% so với cùng kỳ năm 2019.
- Cây công nghiệp: Cây thuốc lá diện tích 751/855
ha đạt 88% KH, bằng 86% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, có 170 ha thuốc lá
do bị ảnh hưởng của mưa đá, gió lốc cuối tháng 1 nên năng suất, chất lượng giảm.
Cây lạc đã trồng 296/270 ha, cây đậu tương 228/235 ha. Cây chè 2.168 ha, diện
tích cho thu hoạch 1.900 ha, trồng mới 62 ha.
- Cây trồng khác: Cây nghệ 165/95 ha, cây gừng
210/260 ha; cây thạch 63/60 ha; mía 35/58 ha; bí xanh thơm 76 ha; cây ớt 36 ha;
dưa hấu, dưa lê 40 ha; mướp đắng rừng 4 ha;
- Cây ăn quả:
+ Cây cam quýt: Chăm sóc diện tích cam quýt hiện có
3.309 ha, diện tích cho thu hoạch 2.222 ha, dự ước sản lượng ước đạt 23.362 tấn
bằng 100% kế hoạch, trồng mới 23 ha.
+ Cây hồng không hạt: Diện tích hiện có 752 ha, diện
tích cho thu hoạch 473 ha, dự ước sản lượng ước đạt 2.282 tấn bằng 100 % kế hoạch,
trồng mới 18 ha.
+ Cây mơ 640 ha, diện tích cho thu hoạch 267 ha, trồng
mới 22 ha; cây mận 691 ha, diện tích cho thu hoạch 534 ha; cây chuối 1.212 ha.
1.2.3. Tình hình sâu bệnh và
công tác phòng trừ
Các đối tượng sâu bệnh chủ yếu như bọ rầy, sâu cuốn
lá nhỏ, bệnh đạo ôn gây hại trên cây lúa, sâu keo mùa thu gây hại trên cây ngô,
bệnh thán thư, khô cành gây hại trên cây hồng không hạt và sâu bệnh hại trên
các cây trồng khác nhìn chung mật độ, tỷ lệ gây hại nhẹ và thấp hơn so với cùng
kỳ năm trước.
2. Chăn nuôi - Thủy sản
2.1. Chăn nuôi
Trong 06 tháng đầu năm, ngoại trừ đàn gia cầm, tổng
đàn vật nuôi giảm, do số lượng xuất bán giết mổ tăng trong dịp tết Nguyên đán,
cụ thể: Tổng đàn trâu, bò, ngựa 65.832/68.405 con, đạt 96% KH, trong đó số con
xuất chuồng 9.201 con; đàn dê 16.992 con, đạt 78% KH, số con xuất chuồng 6.050
con; đàn lợn 123.798/139.000 con, đạt 89% KH, số con xuất chuồng 78.663 con;
đàn gia cầm 2.041.847/1.715.300 con đạt 119% KH, số con xuất chuồng 690.028
con.
Sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại ước đạt
9.042/22.000 tấn, đạt 41% KH.
- Công tác phòng, chống rét: Do chủ động thực hiện
tốt các biện pháp phòng, chống rét cho đàn đại gia súc và vật nuôi. Tính đến thời
điểm hiện tại không có địa phương nào báo cáo có vật nuôi bị chết rét.
- Công tác tiêm phòng đợt 1 năm 2020: số lượng vắc
xin đã cấp cho các huyện, thành phố để triển khai tiêm phòng định kỳ cho vật
nuôi đợt 1 năm 2020 và tiêm phòng Dại cho đàn chó, cụ thể:
+ Vắc xin Lở mồm long móng gia súc 17.850 liều, Tụ
huyết trùng trâu bò 17.850 liều/5 huyện, thành phố; các huyện 30a sử dụng nguồn
ngân sách được cấp riêng để mua 2 loại vắc xin trên tiêm phòng theo kế hoạch
giao.
+ Vắc xin Dại chó: 34.950 liều/ 8 huyện, thành phố.
- Tình hình dịch bệnh:
+ Trong quý I/2020, bệnh Dịch tả lợn Châu phi
(DTLCP) đã tạm lắng, các huyện, thành phố đã công bố hết dịch. Tuy nhiên từ
ngày 06/4/2020 đến nay, bệnh DTLCP đã tái phát tại 34 xã thuộc các huyện, thành
phố, làm số lợn ốm chết, tiêu hủy là 682 con với khối lượng 28.497 kg1. Cơ quan chuyên môn tham mưu thực hiện các biện pháp phòng,
chống dịch theo quy định, xã Vân Tùng đã qua 30 không phát sinh thêm ổ dịch mới,
đã công bố hết dịch từ ngày 28/5/2020.
+ Dịch bệnh Lở mồm long móng xảy ra trên đàn trâu,
bò tại huyện Chợ Mới, Chợ Đồn, Ngân Sơn và Na Rì, tổng số con mắc bệnh 286 con,
đến nay số trâu, bò mắc bệnh đã được điều trị khỏi, các địa phương đã công bố hết
dịch theo quy định.
+ Các ổ dịch nhỏ trên đàn gia súc, gia cầm tại các
địa phương như: Bệnh Tụ huyết trùng trâu bò, Tụ huyết trùng lợn, Lép tô lợn,
Newcastle gà,... đã được phát hiện và điều trị kịp thời.
2.2. Thuỷ sản: Diện
tích nuôi trồng thủy sản ước thực hiện khoảng 1.227/1.392 ha đạt 88% kế hoạch,
bằng 101% so với cùng kỳ năm 2019. Hiện nay, bà con đang tiếp tục thu hoạch cá
đạt kích cỡ thương phẩm, cải tạo ao để thả cá giống, thực hiện các biện pháp
phòng trị bệnh.
3. Lâm nghiệp
- Chuẩn bị cây giống: Năm 2020, toàn tỉnh đã thực
hiện gieo ươm được 9,3 triệu cây con với các loài Keo, Lát, Quế, Thông, Gioi,
Xoan... nhìn chung cây đều sinh trưởng tốt, trong đó một số loài cây đã đủ tiêu
chuẩn xuất vườn, đến thời điểm hiện nay đã có 08 cơ sở gieo ươm thực hiện công
bố tiêu chuẩn giống cây trồng lâm nghiệp (số lượng trên 5,4 triệu cây) phục vụ
trồng rừng năm 2020.
- Trồng rừng: Diện tích đăng ký, thiết kế là:
5.619,96 ha/5.900 ha2, đạt 95,3 % kế hoạch. Tính đến ngày
ngày 05/6/2020, trên địa bàn tỉnh đã thực hiện trồng được 4.047,44 ha, đạt 68.6
% KH, trong đó: Diện tích trồng lại sau khai thác, người dân tự trồng mới rừng
đạt 2.192,9 ha. Diện tích trồng cây phân tán là 1.854,54 ha với các loài cây
Keo, Mỡ, Thông, Quế, Lát...
- Giao khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng
tự nhiên: Năm 2019, toàn tỉnh đã thực hiện giao khoán bảo vệ rừng, hỗ trợ bảo vệ
rừng 77.110,17 ha (đặc dụng 18.420 ha, phòng hộ 58.690,17 ha) và tiếp tục thực
hiện trong năm 2020. Triển khai các bước để giao khoán mới 16.649 ha rừng sản
xuất là rừng tự nhiên tại các huyện: Ngân Sơn, Bạch Thông, Na Rì.
- Công tác bảo vệ rừng tiếp tục được duy trì ổn định,
các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp cơ bản đều được phát hiện và ngăn chặn, xử
lý kịp thời, đúng quy định pháp luật; công tác phòng cháy, chữa cháy rừng thực
hiện có hiệu quả, toàn tỉnh không xảy ra cháy rừng.
- Độ che phủ rừng toàn tỉnh năm 2019 là 72,9%.
4. Về tình hình thiên tai
Các tháng đầu năm tình hình thiên tai diễn biến phức
tạp, mưa đá, dông lóc đã gây thiệt hại lớn về nhà cửa, hoa màu, tài sản của
nhân dân. Từ đầu năm đến nay, thiên tai đã làm 04 người bị thương, hư hỏng
5.824 ngôi nhà, 18 phòng học, 23 công trình công cộng, 944 ha cây trồng, gần
40.000 m3 đất đá sạt lở, tổng thiệt hại ước tính khoảng 33,4 tỷ đồng.
Ngay sau khi xảy ra thiên tai, các đồng chí lãnh đạo
Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, cơ quan thường trực, Văn phòng thường
trực đã trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo chính quyền các cấp giúp nhân dân khắc phục
nhà ở; các địa phương chủ động nguồn dự phòng khắc phục ban đầu (trong đợt mưa
đá 24-25/01 huyện Bạch Thông đã đã cấp 12.510m2 bạt để lợp tạm và 27
chăn bông cho các nhà dân có mái nhà bị hư hỏng nặng, xã Cư Lễ huyện Na Rì đã
dùng 13.520.000 đồng từ nguồn dự phòng ngân sách của xã khắc phục nhà ở), chỉ đạo
nhân dân khắc phục theo phương châm “bốn tại chỗ”, chủ động chăm sóc cây trồng
sau thiên tai, huy động 314 lượt cán bộ chiến sĩ giúp nhân dân sửa chữa nhà cửa,
ổn định cuộc sống. Đồng thời UBND tỉnh đã cấp kinh phí cho UBND các huyện,
thành phố để chi hỗ trợ cho các hộ dân bị thiệt hại về nhà ở với tổng kinh phí
là 13.435.632.000 đồng.
5. Công tác khác: Công
tác thuỷ lợi, quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản; phát triển nông
thôn; chuyển giao tiến bộ kỹ thuật; nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
được tổ chức thực hiện đảm bảo theo kế hoạch.
6. Đánh giá kết quả
- Về sản xuất trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng
các loại cây trồng vụ đông xuân năm 2019 - 2020 là 31.807/29.955 ha đạt 106% kế
hoạch, trong đó diện tích cây trồng vụ đông là 1.483/1.490 ha; cây trồng vụ
xuân 21.552/21.552 ha; cây ăn quả và cây chè hiện có 8.772 ha. Tuy một số diện
tích cây trồng vụ xuân không đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra như: Cây ngô
8.547/8.698 ha; dong riềng 494/520 ha; khoai môn 198/252 ha; cây thuốc lá diện
tích 750/855 ha nhưng các địa phương đã chủ động chuyển sang trồng các loại cây
trồng khác như các loại dưa, bí, dược liệu, thạch đen, ớt... để bù lại diện
tích các loại cây trồng thực hiện thiếu hụt so với kế hoạch.
- Đối với chăn nuôi, tổng đàn đại gia súc đạt thấp,
đàn gia cầm đến thời điểm 6 tháng đầu năm đã đạt so với kế hoạch.
- Lâm nghiệp: Tiến độ trồng rừng thực hiện đảm bảo
theo kế hoạch, tuy nhiên sản lượng gỗ khai thác đạt thấp.
II. PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT VỤ MÙA
NĂM 2020
1. Nhận định những thuận lợi,
khó khăn
1.1. Thuận lợi
- Người dân đang tiếp tục được thụ hưởng các cơ chế,
chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển nông nghiệp của nhà nước như: Nghị định
số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý, sử dụng đất
trồng lúa, Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình
135, hỗ trợ các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a,...
- Kết quả triển khai thực hiện chương trình mục
tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cũng đã từng bước tạo điều kiện thuận lợi
về cơ sở hạ tầng cho sản xuất. Chương trình khuyến nông, các chương trình kinh
tế xã hội khác đã và đang tạo điều kiện tích cực cho sản xuất phát triển.
- Các công trình thủy lợi đã và đang được cải tạo
và nâng cấp đưa vào sử dụng ngày càng có hiệu quả, chủ động nguồn nước phục vụ
đảm bảo diện tích cây trồng vụ mùa năm 2020; cơ giới hóa trong sản xuất tiếp tục
được áp dụng trong nhiều khâu; giống cây trồng đa dạng; phân bón và các loại vật
tư phong phú về chủng loại đảm bảo về số lượng.
- Công tác phòng, chống thiên tai được các cấp, các
ngành quan tâm chỉ đạo thực hiện, ý thức của người dân về công tác phòng, chống
thiên tai ngày càng được nâng cao.
- Công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành, tổ chức thực
hiện triển khai sản xuất của UNND các cấp, các ngành có nhiều chuyển biến, nhận
thức của người dân được nâng lên, tích cực và chủ động trong sản xuất.
- Đã từng bước chuyển biến mô hình sản xuất quy mô
nhỏ lẻ sang tập trung, từ cơ sở sản xuất nhỏ lẻ từng bước hình thành tổ hợp
tác, trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp.
- Một số cơ sở, tổ hợp tác, HTX... đã được chứng nhận
cơ sở sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm với một số sản phẩm nông sản như rau,
củ quả, gạo chất lượng, một số loại cây ăn quả... đang được tiêu thụ tại các
chuỗi cửa hàng nông sản an toàn trong và ngoài tỉnh.
1.2. Khó khăn
- Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu làm cho thời tiết
diễn biến phức tạp, khó lường, gây gió lốc, mưa đá, lũ lụt ảnh hưởng đến sản xuất.
Thời tiết có nhiều diễn biến phức tạp, dẫn đến nhiều dịch bệnh phát sinh gây ảnh
hưởng đến năng suất như: Sâu keo mùa thu hại ngô, bệnh lùn sọc đen phương nam,
bệnh đạo ôn hại lúa,... Bên cạnh đó, người nông dân còn tư tưởng sản xuất theo
hướng tự cung tự cấp, việc thực hiện chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ
còn hạn chế dẫn đến giá nông sản không ổn định.
- Đối với chăn nuôi lợn, bệnh Dịch tả lợn châu phi
(DTLCP) chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị, tình trạng thiếu con giống
lợn, giá con giống cao làm ảnh hưởng lớn đến việc tái đàn, tăng đàn trong chăn
nuôi lợn; chăn nuôi quy mô, nhỏ lẻ manh mún; việc áp dụng các biện pháp chăn
nuôi an toàn sinh học còn hạn chế,... Một số cơ quan chuyên môn cấp huyện, xã,
phường, thị trấn thiếu cán bộ có chuyên môn về lĩnh vực chăn nuôi thú y, nên gặp
khó khăn trong việc tham mưu thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.
- Diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng
đến tâm lý của người sản xuất, việc tổ chức sản xuất và giá cả thị trường, phần
nào ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.
- Vai trò của chính quyền cơ sở trong việc phát hiện
và ngăn chặn việc kinh doanh giống cây trồng nông nghiệp, vật nuôi, vật tư nông
nghiệp tại các chợ nông thôn chưa sâu sát, quyết liệt.
- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm sản với
quy mô nhỏ lẻ manh mún; trình độ dân trí, đặc biệt là do thu nhập thấp nên vẫn
còn tình trạng người tiêu dùng sử dụng thực phẩm giá rẻ, không bảo đảm ATTP;
người dân chưa ý thức được trách nhiệm của mình trong sản xuất, kinh doanh nông
lâm thủy sản, nguyên nhân do chạy theo lợi nhuận trước mắt, coi thường tính mạng,
sức khỏe người tiêu dùng; mặt khác do việc xử lý vi phạm còn nương nhẹ, chưa
kiên quyết...
2. Mục tiêu
- Tốc độ tăng trưởng GDP ngành nông lâm nghiệp năm
2020 đạt 2,0% trở lên.
- Đẩy mạnh sản xuất cây trồng theo hướng thâm canh
tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả. Hình thành vùng sản xuất các cây trồng
có giá trị kinh tế cao, phù hợp nhu cầu của thị trường gắn với liên kết bao
tiêu sản phẩm để nâng cao giá trị sản xuất.
- Tiếp tục đẩy mạnh phát triển chăn nuôi tập trung
để sản xuất hàng hóa, sử dụng các giống có năng suất, chất lượng, đồng thời tiến
hành chọn lọc, bảo tồn, phát triển một số loài vật nuôi bản địa có giá trị kinh
tế nhằm đa dạng hóa các sản phẩm chăn nuôi đáp ứng nhu cầu của thị trường.
- Bảo vệ tốt toàn bộ diện tích rừng tự nhiên hiện
có; tiếp tục nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế của rừng trồng
theo hướng phát triển lâm nghiệp bền vững.
3. Kế hoạch
3.1. Trồng trọt
- Tổng sản lượng lương thực có hạt vụ mùa đạt
88.666 tấn.
- Cây lúa: Diện tích 13.828 ha, năng suất lúa 47,5
tạ/ha; sản lượng 65.689 tấn, trong đó diện tích sử dụng giống lúa chất lượng
2.480 ha; diện tích sản xuất lúa găn với tiêu thụ sản phẩm 125 ha.
- Cây ngô: Diện tích 5.628 ha, năng suất 40,8 tạ/ha;
sản lượng 22.977 tấn.
- Cây rau, đậu các loại: Tổng diện tích 1.341 ha,
trong đó cây rau các loại 970 ha, năng suất 128,2 tạ/ha, sản lượng 12.483 tấn;
cây đậu các loại 371 ha, năng suất 12,6 tạ/ha, sản lượng 468 tấn.
- Cây khoai lang 205 ha, năng suất 51,1 tạ/ha, sản
lượng 1.048 tấn.
- Cây công nghiệp ngắn ngày: Tổng diện là 607 ha,
trong đó, đậu tương 335 ha, năng suất 17,2 tạ/ha, sản lượng 577 tấn; cây lạc
272 ha, năng suất 18,4 tạ/ha, sản lượng 467 tấn.
(Phụ lục Kế hoạch
chi tiết đính kèm).
3.2. Chăn nuôi
Phấn đấu 06 tháng cuối năm 2020 đạt chỉ tiêu kế hoạch,
cụ thể như sau: Tổng đàn đại gia súc tăng thêm 2.573 con, số con xuất chuồng
12.664 con; đàn dê tăng thêm 4.908 con; đàn lợn tăng thêm 15.202 con, số con xuất
chuồng 114.107 con; đàn gia cầm có số con xuất chuồng là 1.625.072 con. Sản lượng
thịt hơi xuất chuồng các loại phấn đấu tăng thêm 12.952 tấn.
3.3. Lâm nghiệp
- Phấn đấu trồng rừng đạt theo kế hoạch giao là
5.900 ha.
- Sản lượng gỗ khai thác tiếp tục phấn đấu đạt
183.259 m3 để đạt được mục tiêu trong năm 2020 là 248.542 m3
theo mục tiêu tăng trưởng.
- Thực hiện Kế hoạch được giao năm 2020, tiếp tục
đôn đốc thực hiện hiệu quả công tác giao khoán bảo vệ rừng, hỗ trợ bảo vệ rừng
93.759,17 ha đã chuyển tiếp (đặc dụng 18.420, phòng hộ 58.690,17) và đẩy nhanh
thủ tục, thực hiện giao khoán mới 16.649 ha rừng sản xuất là rừng tự nhiên tại
các huyện Ngân Sơn, Bạch Thông, Na Rì.
3.4. Các công tác khác
Tiếp tục tổ chức thực hiện công tác thuỷ lợi, phòng
chống thiên tai và TKCN, công tác quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản;
công tác phát triển nông thôn; chuyển giao tiến bộ kỹ thuật; nước sạch và vệ
sinh môi trường nông thôn đảm bảo theo kế hoạch.
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo
- Chủ động, quyết liệt trong công tác chỉ đạo sản
xuất, đặc biệt là cấp cơ sở. Kịp thời tháo gỡ khó khăn cho người dân. Tăng cường
tuyên truyền, vận động người dân thay đổi phương thức sản xuất từ quy mô hộ nhỏ
lẻ sang quy mô hợp tác xã; tổ chức sản xuất theo kế hoạch và yêu cầu của thị
trường.
- Các địa phương phối hợp chặt chẽ với ngành Nông
nghiệp và PTNT để xác định cây trồng thích hợp với điều kiện địa phương nhằm thống
nhất trong chỉ đạo sản xuất từ khâu kế hoạch trồng cũng như tiêu thụ, tháo gỡ
khó khăn cho người dân trong sản xuất. Tăng cường việc chỉ đạo chăm sóc các cây
trồng chính như các loại cây ăn quả (cam, quýt,...) dong riềng để đảm bảo đạt
và vượt năng suất, chất lượng theo kế hoạch đề ra.
- Cử cán bộ kỹ thuật có kinh nghiệm và chuyên môn
xuống cơ sở hướng dẫn trực tiếp cho người dân về kỹ thuật trong trồng trọt, kỹ
thuật chăm sóc nuôi dưỡng, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi và nuôi trồng
thủy sản đảm bảo sản xuất an toàn, hiệu quả.
- Tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân chuyển
đổi đất lúa sang cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn gắn với liên kết, tiêu thụ
sản phẩm trên cơ sở tuân thủ các quy định của Chính phủ về chuyển đổi đất lúa.
- Thường xuyên kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh
giống cây trồng, vật nuôi và vật tư nông nghiệp tại cơ sở, đặc biệt vào thời điểm
trước khi bước vào vụ sản xuất. Phát hiện và kiên quyết xử lý các trường hợp vi
phạm trong sản xuất, kinh doanh cây giống, con giống kém chất lượng, giống
không rõ nguồn gốc, gây thiệt hại cho người dân.
- Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra đột xuất,
lấy mẫu giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông, lâm sản trên địa
bàn tỉnh gắn với việc thực hiện tốt Chỉ thị số 05/CT-UBND ngày 28/6/2017 về
tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh
Bắc Kạn giai đoạn 2017 - 2020.
2. Trồng trọt
- Bố trí bộ giống lúa phù hợp theo từng vùng sản xuất,
những giống có cùng thời gian sinh trưởng và đặc điểm sinh học giống nhau cần bố
trí tập trung tạo vùng sản xuất với diện tích lớn, để thuận lợi cho chăm sóc và
thu hoạch; không bố trí nhiều giống trên một cánh đồng; ưu tiên sử dụng các giống
có năng suất, chất lượng tốt, có khả năng chống chịu sâu bệnh, thời gian sinh
trưởng ngắn để đảm bảo thời gian triển khai các cây trồng vụ đông năm 2020. Đặc
biệt, trên những diện tích có kế hoạch để gieo trồng các cây vụ đông như khoai
tây, rau, cần chỉ đạo cơ cấu giống gieo trồng vụ mùa hợp lý, không trồng các giống
lúa dài ngày như Bao Thai.
- Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng
lúa bằng các cây trồng có giá trị kinh tế cao (bí đỏ, bí xanh, dưa các loại, đậu
đỗ các loại...) cây ăn quả, dược liệu đạt mục tiêu kế hoạch đề ra.
- Tập trung phát triển, mở rộng diện tích cây rau
màu các loại như bí đỏ, bí xanh, dưa các loại, đậu đỗ các loại... theo lợi thế
của từng địa phương, nhằm bù đắp sản lượng thiếu hụt do thiên tai gây ra, đồng
thời mở rộng diện tích trên những diện tích cây khác đã giao trong vụ xuân 2020
nhưng chưa đạt kế hoạch.
- Hướng dẫn nông dân gieo trồng đảm bảo theo khung
thời vụ đối với từng loại cây trồng; thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật từ
khâu gieo trồng, chăm sóc đến thu hoạch.
- Làm tốt công tác dự tính, dự báo sâu bệnh; tham
mưu kịp thời cho các cấp, ngành chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh đảm bảo an toàn, hiệu
quả; quản lý tốt chất lượng thuôc bảo vệ thực vật.
- Tăng cường công tác kiểm tra việc chấp hành pháp
luật đối với sản xuất kinh doanh giống cây trồng, vật tư nông nghiệp.
3. Chăn nuôi, thủy sản
- Đa dạng hóa phương thức chăn nuôi và kết hợp sử dụng
thức ăn công nghiệp với tận dụng nguồn sản phẩm phụ trong nông nghiệp làm thức
ăn chăn nuôi.
- Khuyến khích chuyển đổi phương thức sản xuất chăn
nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển chăn nuôi hàng hóa tập trung theo hướng
trang trại, gia trại để sản xuất hàng hóa theo chuỗi liên kết có sự tham gia đầu
tư, kết nối thị trường của các doanh nghiệp và các hợp tác xã để ổn định đầu ra
cho sản phẩm, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm của ngành chăn nuôi (đặc
biệt đối với chăn nuôi gia cầm, thủy cầm)...
- Khuyến kích đầu tư của các doanh nghiệp (xã hội
hóa) vào chăn nuôi, xây dựng các cơ sở chế biến, giết mổ tập trung để thúc đẩy
sản xuất.
- Đối với phát triển chăn nuôi đàn gia súc, tập
trung phát triển tại các địa phương có tổng đàn, diện tích chăn thả lớn như: Ba
Bể, Pác Nặm, Na Rì, Chợ Đồn,... các địa phương còn lại chăn nuôi theo hướng bán
thâm canh để tăng năng suất; tập trung chỉ đạo khuyến khích người chăn nuôi vỗ
béo trâu, bò để đưa vào xuất bản, giết mổ tăng số lượng và sản lượng.
- Đối với chăn nuôi gia cầm tiến hành rà soát cơ cấu,
hiện trạng đàn gà công nghiệp để cân đối cung cầu cho phù hợp, tăng cường phát
triển chăn nuôi các giống gà nội, gà đặc sản và con lai có chất lượng cao, phát
huy lợi thế, tạo sản phẩm cạnh tranh theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
- Chỉ đạo tái đàn lợn gắn với các biện pháp chăn
nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh để duy trì sản xuất; hướng dẫn, giám
sát các cơ sở sản xuất lợn giống, các trang trại, hộ chăn nuôi có lợn nái tăng
cường các biện pháp kỹ thuật để nâng cao hiệu quả trong sản xuất và cung ứng
con giống đảm bảo chất lượng, giảm giá thành, phục vụ nhu cầu chăn nuôi; kiểm
soát tốt việc vận chuyển lợn để nuôi làm giống, nuôi thương phẩm trong và ngoài
vùng có bệnh DTLCP theo quy định.
- Đối với công tác nuôi trồng thủy sản thực hiện
duy trì ổn định diện tích nuôi trồng, tập trung thực hiện tốt việc tăng năng suất,
sản lượng thông qua các biện pháp kỹ thuật thâm canh trong chăm sóc, nuôi trồng
trên cơ sở diện tích nuôi trồng hiện có để đảm bảo mục tiêu sản lượng; thay đổi
phương thức nuôi từ quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh và sử dụng
nuôi một số giống đạt năng suất, phù hợp với thị trường người tiêu dùng.
- Nâng cao chất lượng công tác phòng, chống dịch bệnh
cho đàn vật nuôi, thủy sản thông qua việc nâng cao tỷ lệ tiêm phòng vắc xin
phòng, chống dịch bệnh; Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về dịch bệnh
và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; huy động sự vào cuộc của cả hệ thống
chính trị, các tổ chức, các hộ chăn nuôi trong việc thực hiện phòng, chống dịch
bệnh cho đàn vật nuôi.
- Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề
án phát triển chăn nuôi; xây dựng kế hoạch thực hiện phát triển chăn nuôi đại
gia súc, lợn địa phương theo Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn
theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn
2020-2025, tầm nhìn đến 2035.
- Tiếp tục triển khai tuyên truyền Luật Chăn nuôi,
Luật Thú y và các văn bản hướng dẫn thực hiện; xây dựng Nghị quyết quy định khu
vực thuộc nội thành của thành phố, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn
nuôi và chính sách hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được
phép chăn nuôi, Quyết định quy định mật độ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
để quản lý thực hiện.
4. Lâm nghiệp
- UBND các huyện, thành phố tiếp tục chỉ đạo và bố
trí đủ kinh phí để thực hiện hỗ trợ trồng cây phân tán đảm bảo hoàn thành chỉ
tiêu được giao, trong đó chú trọng việc trồng các loài cây gỗ lớn, cây đa mục
đích như Lát hoa, Trám (Trám trắng, Trám đen), Tông dù, Sấu, Giổi xanh, Quế, Mỡ,...
- Chỉ đạo Ban quản lý Chương trình mục tiêu phát
triển lâm nghiệp bền vững các huyện, thành phố, Công ty TNHHMTV lâm nghiệp Bắc
Kạn, Ban quản lý Vườn Quốc gia Ba Bể tiếp tục tăng cường, đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, hướng dẫn các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và các cơ sở sản xuất kinh
doanh giống cây trồng lâm nghiệp thực hiện đồng bộ các giải pháp, đảm bảo vừa tổ
chức sản xuất, chăm sóc, bảo quản cây con trong vườn ươm, chuẩn bị đủ cây giống
đảm bảo chất lượng, vừa đôn đốc người dân chuẩn bị tốt hiện trường trồng rừng để
đảm bảo trồng rừng đúng khung thời vụ.
- Tập trung chỉ đạo các Ban quản lý Chương trình mục
tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững cơ sở chủ động phối hợp với các đơn vị cung
ứng cây giống tiến hành cấp cây giống cho người dân để thực hiện trồng rừng, đồng
thời khuyến cáo người dân tranh thủ thời tiết thuận lợi tổ chức trồng rừng vào
những ngày râm mát, có mưa ẩm để đảm bảo cây trồng đạt tỷ lệ cây sống cao, tập
trung trồng rừng xong trước ngày 15/8/2020.
- Tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc người dân thực hiện việc
chăm sóc rừng trồng các năm (2, 3, 4) đảm bảo đứng quy trình kỹ thuật và tổ chức
thực hiện nghiêm thu theo quy định.
- Tăng cường công tác quản lý, theo dõi, kiểm tra,
giám sát chặt chẽ việc khai thác lâm sản của các chủ rừng trên địa bàn, đặc biệt
đối với việc khai thác cây gỗ tự nhiên mọc xen trong diện tích rừng trồng theo
quy định.
- Tăng cường quản lý đối với diện tích rừng hiện
có, đặc biệt là rừng tự nhiên (đặc dụng, phòng hộ, sản xuất) thuộc quy hoạch
lâm nghiệp và diện tích rừng tự nhiên ngoài quy hoạch lâm nghiệp hiện có trên địa
bàn tỉnh; thường xuyên tổ chức kiểm tra, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các
hành vi vi phạm về khai thác, phá rừng trái pháp luật.
- Tăng cường giám sát hoạt động tuần tra, kiểm tra
rừng trên các diện tích rừng đặc dụng, phòng hộ đã được chuyển tiếp hợp đồng
giao khoán, hỗ trợ bảo vệ rừng.
- Chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị tư vấn triển khai
ngay hoạt động thiết ké giao khoán bảo vệ rừng, hỗ trợ bảo vệ rừng sản xuất là
rừng tự nhiên, đồng thời đảm bảo các điều kiện an toàn, phòng chống dịch
Covid-19.
- Nắm bắt thông tin cảnh báo nguy cơ cháy rừng,
phát hiện cháy sớm, tổ chức trực PCCCR và triển khai đồng bộ các giải pháp,
phương án PCCCR từ tỉnh đến cơ sở.
5. Công tác thuỷ lợi
Chỉ đạo các đơn vị, địa phương tăng cường công tác
quản lý, vận hành các công trình thủy lợi, đặc biệt là các hồ chứa để đảm bảo
nguồn nước tưới; tập trung sửa chữa, nạo vét kênh mương, bảo dưỡng, sửa chữa
các trạm bơm và máy bơm; xây dựng kế hoạch tưới; xây dựng phương án phòng chống
hạn cho cây trồng. Tăng cường công tác kiểm tra các công trình thủy lợi và công
tác tưới phục vụ sản xuất vụ mùa năm 2020; thực hiện tốt phương án phòng chống
thiên tai - tìm kiếm cứu nạn.
6. Các công tác khác:
Tiếp tục chỉ đạo các đơn vị, địa phương tập trung thực hiện tốt công tác quản
lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, công tác phát triển nông thôn; chuyển
giao tiến bộ kỹ thuật; nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đảm bảo theo kế
hoạch.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và PTNT
- Thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước về
sản xuất nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh. Hướng dẫn, chỉ đạo sản xuất đảm bảo
thời vụ, cơ cấu các loại cây trồng, các biện pháp kỹ thuật, đẩy nhanh việc chuyển
giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, tập trung vào các cây trồng chủ lực có giá
trị kinh tế cao.
- Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng nông sản;
kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với sản xuất kinh doanh giống cây trồng,
vật tư nông nghiệp.
- Hướng dẫn chi tiết về cơ cấu, chủng loại giống để
phục vụ sản xuất.
- Hướng dẫn các địa phương thực hiện các biện pháp
kỹ thuật canh tác, biện pháp quản lý dịch hại trên cây trồng; thực hiện công
tác dự tính, dự báo tình hình phát sinh phát triển của sâu, bệnh hại và có
phương án phòng, chống dịch kịp thời, tăng cường công tác quản lý giống, vật tư
nông nghiệp phục vụ sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện tốt công tác phát
triển chăn nuôi và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi trong
vụ mùa năm 2020 đạt hiệu quả. Chuẩn bị đầy đủ vật tư, vật lực để thực hiện tốt
công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi trên địa bàn. Tăng cường công
tác kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ, vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm.
- Chỉ đạo các Ban Quản lý Chương trình mục tiêu
phát triển lâm nghiệp bền vững các huyện, thành phố, Ban Quản lý Vườn Quốc gia
Ba Bể, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bắc Kạn chuẩn bị đầy đủ số lượng, chủng loại
cây giống, hiện trường trồng rừng đảm bảo theo kế hoạch.
- Tăng cường công tác kiểm tra và lấy mẫu giám sát
sản phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh.
- Chỉ đạo Công ty TNHH MTV quản lý, khai thác công
trình thủy lợi Bắc Kạn theo dõi, quản lý nguồn nước, tích nước, vận hành, điều
tiết hồ chứa theo quy trình; phối hợp với các đơn vị liên quan, UBND các huyện,
thành phố kiểm tra việc sửa chữa, nạo vét kênh mương, phát dọn cây cối, khơi
thông dòng chảy; bảo dưỡng sửa chữa các trạm bơm và máy bơm; hướng dẫn các biện
pháp tưới tiêu hợp lý; xây dựng phương án phòng, chống thiên tai đảm bảo kế hoạch
sản xuất vụ mùa năm 2020.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn đến
nông dân về sử dụng các giống lúa thuần, giống lúa tiến bộ kỹ thuật có năng suất,
chất lượng đưa vào sản xuất; ưu tiên lựa chọn các giống cây trồng có thời gian
sinh trưởng ngăn phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng để khuyến cáo đến
người dân, thay thế dần giống bao thai trong vụ mùa; áp dụng các tiến bộ kỹ thuật,
thâm canh tăng năng suất cây trồng để nâng cao hiệu quả kinh tế.
- Định kỳ hàng tháng, quý báo cáo UBND tỉnh, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết quả thực hiện Phương án sản xuất theo
quy định.
2. Các Sở, ban, ngành liên
quan
- Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét tham
mưu cấp kinh phí thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất; phối hợp
với Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thành phố tham mưu cho UBND tỉnh có
phương án hỗ trợ kịp thời trong sản xuất nông lâm nghiệp, chống thiên tai, dịch
bệnh và phòng chống cháy rừng.
- Báo Bắc Kạn, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh
tăng cường thời lượng phát sóng, thông tin tuyên truyền về các biện pháp kỹ thuật,
ứng dụng chuyển giao khoa học công nghệ; công tác quản lý chất lượng nông lâm sản
và thủy sản; biện pháp phòng chống thiên tai, dịch bệnh trong sản xuất nông lâm
nghiệp.
3. UBND các huyện, thành phố
- Tổ chức triển khai phương án sản xuất vụ mùa năm
2020 và giao chỉ tiêu kế hoạch, nhiệm vụ cụ thể cho các địa phương trên địa
bàn. Chỉ đạo các phòng chuyên môn thuộc các huyện, thành phố tăng cường phối hợp
với các đơn vị trong ngành Nông nghiệp và PTNT trong công tác kiểm tra chỉ đạo,
tuyên truyền, hướng dẫn, vận động hộ nông dân thực hiện tốt các biện pháp kỹ
thuật theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn; tăng cường công tác điều tra, dự
tính dự báo sinh vật gây hại trên cây trồng; kiểm soát dịch bệnh trên đàn vật
nuôi; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch được giao; trên cơ sở đó hàng
tháng các cấp uỷ Đảng, chính quyền tổ chức đánh giá kết quả thực hiện, đề xuất
các giải pháp phù hợp.
- Chủ động xây dựng và triển khai phương án phòng
chống dịch bệnh, đói rét trên cây trồng, vật nuôi phù hợp với thực tiễn tại địa
phương.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn người
dân sử dụng các giống lúa thuần, giống lúa tiến bộ kỹ thuật có năng suất, chất
lượng đưa vào sản xuất; ưu tiên lựa chọn các giống cây trồng có thời gian sinh
trưởng ngắn phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vừng để khuyến cáo đến người
dân, thay thế dần giống bao thai trong vụ mùa; áp dụng các tiến bộ kỹ thuật,
thâm canh tăng năng suất cây trồng để nâng cao hiệu quả kinh tế.
- Tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực chuyển đổi
tổ chức sản xuất theo mô hình sản xuất tổ hợp tác, nhóm hộ hoặc hợp tác xã để sản
xuất các sản phẩm nông lâm nghiệp theo hướng hàng hóa, đảm bảo đáp ứng về số lượng,
chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo nhu cầu của thị trường.
- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố cân đối ngân
sách địa phương để hỗ trợ trồng cây phân tán theo kế hoạch giao. Cơ cấu cây trồng
là các loài cây gỗ lớn như lát hoa, trám (trám trăng, trám đen), tông dù (sao)
sấu, giổi xanh, xoan ta...
- Duy trì chế độ thông tin báo cáo về Sở Nông nghiệp
và PTNT để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các Sở, ngành, địa
phương tổ chức triển khai thực hiện tốt các nội dung trên; trong quá trình tổ
chức thực hiện, có khó khăn vướng mắc lập thời báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Nông
nghiệp và PTNT) để xem xét giải quyết./.