BỘ GIÁO DỤC VÀ
ĐÀO TẠO
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 716/KH-BGDĐT
|
Hà Nội, ngày 28
tháng 06 năm 2022
|
KẾ HOẠCH
THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ
4659/QĐ-BGDĐT NGÀY 14/12/2021 CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC
HIỆN “CHƯƠNG TRÌNH SỨC KHỎE HỌC ĐƯỜNG GIAI ĐOẠN 2021-2025”
Thực hiện Quyết định số
99/QĐ-BGDĐT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về
việc ban hành Kế hoạch nhiệm vụ năm 2022 của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và
Đào tạo (BGDĐT), Bộ GDĐT ban hành Kế hoạch thông tin, tuyên truyền thực hiện
Quyết định số 4659/QĐ-BGDĐT ngày 14/12/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Kế hoạch thực hiện “Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025” như
sau:
I. MỤC
ĐÍCH, YÊU CẦU
- Đẩy mạnh công tác thông
tin, tuyên truyền phù hợp nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các ngành,
các cấp, người dân và toàn xã hội trong việc thực hiện chủ trương của Đảng,
chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác giáo dục, chăm sóc sức khỏe toàn
diện về thể chất và tinh thần cho học sinh để góp phần nâng cao sức khỏe của
toàn dân và phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
- Nâng cao chất lượng, hiệu
quả các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho học sinh. Nâng cao nhận thức cho cán bộ
quản lý giáo dục, giáo viên, nhân viên y tế trường học, học sinh về chăm sóc sức
khỏe học sinh trong trường học. Trong đó tập trung phòng, chống hiệu quả các dịch
bệnh trong trường học, các bệnh, tật do điều kiện học tập, các bệnh không lây
nhiễm, sức khỏe tâm thần, tăng cường dinh dưỡng hợp lý và phát triển thể lực
cho học sinh.
- Tăng cường công tác phối
hợp, chia sẻ thông tin giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với các cơ quan thông tấn,
báo chí, bảo đảm thông tin, tuyên truyền về quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải
pháp của Chương trình Sức khỏe học đường đến toàn thể cán bộ quản lý giáo dục,
giáo viên, nhân viên, học sinh, cha mẹ học sinh và toàn thể xã hội bằng các
hình thức truyền thông phong phú, đa dạng, phù hợp với điều kiện của từng địa
phương.
- Công tác thông tin,
tuyên truyền có trọng tâm, chủ động, hiệu quả. Đồng thời bảo đảm thông tin về
tình hình triển khai, thực hiện Chương trình Sức khỏe học đường của các bộ,
ngành, đoàn thể trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương.
II. NỘI
DUNG, PHƯƠNG THỨC VÀ THỜI GIAN THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN
1. Nội
dung thông tin, tuyên truyền
- Tuyên truyền về chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về công tác chăm
sóc sức khỏe cho học sinh, phòng, chống hiệu quả các dịch bệnh trong trường học,
các bệnh, tật do điều kiện học tập, các bệnh không lây nhiễm, sức khỏe tâm thần,
tăng cường dinh dưỡng hợp lý và phát triển thể lực cho học sinh.
- Tuyên truyền về kế hoạch,
nhiệm vụ theo năm của các đơn vị để thực hiện Chương trình Sức khỏe học đường
giai đoạn 2021-2025.
- Tuyên truyền về những tấm
gương điển hình, những mô hình hay, phong trào, hoạt động tốt, sáng kiến có giá
trị về công tác y tế trường học, quản lý, chăm sóc sức khỏe học sinh; truyền
thông, giáo dục phòng, chống dịch bệnh và các bệnh không lây nhiễm, sức khỏe
tâm thần trong trường học; công tác giáo dục thể chất và thể thao trong trường
học; công tác tổ chức bữa ăn học đường, bảo đảm dinh dưỡng và an toàn thực phẩm
trong trường học và các thành quả của ứng dụng công nghệ thông tin trong quản
lý sức khỏe học sinh.
- Thông tin, tuyên truyền
về những kinh nghiệm quốc tế triển khai trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe học
sinh.
- Tuyên truyền về mục
đích, ý nghĩa của Chương trình Sức khỏe học đường, cách thức triển khai và lợi
ích, kết quả thực hiện Chương trình.
2.
Hình thức tuyên truyền
- Mạng lưới cơ quan thông
tấn, báo chí, phát thanh, truyền hình trung ương và địa phương.
- Kênh truyền thông chính
thức: Cổng Thông tin truyền thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Thông qua mạng xã hội:
Fangage của Bộ GDĐT, kênh truyền hình trực tiếp...
- Thông qua các hoạt động
và sự kiện của ngành Giáo dục, lĩnh vực Giáo dục thể chất, thể thao và y tế trường
học cùng các lĩnh vực có liên quan; lồng ghép nội dung về chăm sóc sức khỏe, y
tế trường học trong các Hội nghị, Hội thảo tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật.
- Thông qua tuyên dương,
khen thưởng các đơn vị, cá nhân có nhiều thành tích trong công tác y tế trường
học, chăm sóc sức khỏe học sinh, sinh viên.
- Trung tâm Truyền thông
giáo dục, Báo Giáo dục và Thời đại, Tạp chí Giáo dục.
3. Thời
gian thực hiện
Từ năm 2022 đến hết năm
2025
III.
NHIỆM VỤ CỤ THỂ
1. Xây dựng các chuyên
trang, chuyên mục truyền thông về các nội dung của Chương trình Sức khỏe học đường,
các chủ trương, chính sách đối với sức khỏe học đường và nâng cao sức khỏe học
đường trên các phương tiện thông tin đại chúng.
2. Xây dựng và đa dạng
hóa, số hóa một số nội dung, ấn phẩm tuyên truyền về sức khỏe học đường
(Infographic, media...).
3. Phối hợp với các đơn vị
truyền thông, cơ quan báo chí để xây dựng các phóng sự, chuyên đề, tin bài, ảnh,
ký sự ... về các hoạt động chăm sóc sức khỏe học sinh trong trường học.
4. Xây dựng các tài liệu
hướng dẫn, tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về phòng, chống bệnh, tật
học đường, vệ sinh trường học, bệnh không lây nhiễm và sức khỏe tâm thần trong
trường học, giáo dục thể chất và thể thao trường học.
5. Tổ chức các hoạt động
truyền thông dưới nhiều hình thức phong phú như các phong trào, cuộc thi vẽ
tranh, thi tìm hiểu sức khỏe học đường, các diễn đàn, câu lạc bộ sức khỏe, câu
lạc bộ thể thao... phù hợp với từng đối tượng, cấp học, địa phương, vùng, miền,
dân tộc.
6. Tổ chức các hoạt động
truyền thông về công tác nâng cao năng lực, kỹ năng truyền thông, lập kế hoạch
cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên và tuyên truyền viên trong trường học về
công tác chăm sóc sức khỏe học sinh.
7. Cập nhật các thông tin
chỉ đạo, điều hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với công tác chăm sóc sức khỏe
học sinh, y tế trường học trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ.
8. Tổ chức phát động các
phong trào liên quan đến vệ sinh trường học, nâng cao sức khỏe của học sinh.
9. Tổ chức truyền thông
các mô hình hay, những tấm gương điển hình trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe học
sinh.
IV.
KINH PHÍ THỰC HIỆN
Kinh phí thực hiện Kế hoạch
thông tin, tuyên truyền được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn tài trợ
và các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
V. TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
1. Vụ Giáo dục thể chất
- Xây dựng và triển khai
Kế hoạch thông tin, tuyên truyền hằng năm bảo đảm bám sát theo các nhiệm vụ và
hoạt động chuyên môn của giáo dục thể chất, thể thao và y tế trường học.
- Biên tập, xây dựng các
tài liệu hướng dẫn, tuyên truyền, giáo dục về công tác chăm sóc sức khỏe học
sinh trong các cơ sở giáo dục.
- Chủ trì, phối hợp với
các cơ quan liên quan để tổ chức các cuộc thi, diễn đàn ... về lĩnh vực chăm
sóc sức khỏe học sinh.
- Phối hợp với Văn phòng
Bộ cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tấn, báo chí tuyên truyền, phổ biến
về nội dung, kế hoạch và kết quả thực hiện Chương trình Sức khỏe học đường giai
đoạn 2021-2025.
- Tổng hợp, đánh giá tình
hình, báo cáo kết quả công tác thông tin, tuyên truyền về Chương trình Sức khỏe
học đường trong báo cáo kết quả thực hiện Chương trình Sức khỏe học đường giai
đoạn 2021-2025 hằng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
2. Văn phòng Bộ
- Chủ trì, phối hợp với Vụ
Giáo dục thể chất cung cấp thông tin về nội dung, kế hoạch và kết quả thực hiện
Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025 cho các cơ quan thông tấn,
báo chí.
- Trung tâm truyền thông
giáo dục cập nhật kịp thời các thông tin, bài viết về hoạt động, sự kiện về
chăm sóc sức khỏe học sinh lên Cổng Thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Vụ Kế hoạch - Tài
chính
Chủ trì, phối hợp với các
đơn vị thẩm định, tham mưu, bố trí kinh phí thực hiện công tác thông tin, tuyên
truyền về Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025 theo quy định.
4. Trung tâm Truyền
thông Giáo dục, Báo Giáo dục và Thời đại, Tạp chí Giáo dục
Căn cứ vào chức năng, nhiệm
vụ được giao, tổ chức thực hiện các hoạt động thông tin, tuyên truyền về Chương
trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025.
5. Các cơ quan, đơn vị
khác thuộc Bộ
- Lồng ghép thông tin,
tuyên truyền về chăm sóc sức khỏe học sinh trong các hoạt động của cơ quan, đơn
vị.
- Phối hợp với Vụ Giáo dục
thể chất trong các hoạt động truyền thông về chăm sóc, nâng cao sức khỏe học
sinh.
Nơi nhận:
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các Thứ trưởng (để phối hợp chỉ đạo);
- Các đơn vị thuộc Bộ (để t/h);
- Cổng Thông tin điện tử của Bộ GDĐT;
- Lưu: VT, GDTC.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Ngô Thị Minh
|