ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 4107/QĐ-UBND
|
Hà Nội, ngày 31
tháng 7 năm 2019
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ HUY PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM
KIẾM CỨU NẠN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19/6/2015;
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày
19/6/2013;
Căn cứ Luật Đê điều ngày 29/11/2006;
Căn cứ Luật Phòng cháy và Chữa cháy ngày
29/6/2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và Chữa cháy
ngày 22/11/2013;
Căn cứ Luật Năng lượng nguyên tử ngày 03/6/2008;
Căn cứ Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21/3/2017
của Chính phủ Quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm
cứu nạn;
Căn cứ Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18/7/2017
của Chính phủ Quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và
chữa cháy;
Căn cứ Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày
29/11/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều Luật
Phòng, chống thiên tai;
Căn cứ Nghị định số 02/2019/NĐ-CP ngày
02/01/2019 của Chính phủ Quy định về phòng thủ dân sự;
Căn cứ các Quyết định của Ủy ban nhân dân Thành phố:
số 2737/QĐ-UBND ngày 05/6/2018 về việc thành lập Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên
tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội; số 1801/QĐ-UBND ngày 12/4/2019 về việc
kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Cơ quan Thường trực Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu
nạn thành phố Hà Nội tại Tờ trình số 266/TTr-SNN ngày 18/7/2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo
Quyết định này Quy chế hoạt động của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm
kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội.
Điều 2. Quyết định này có
hiệu lực từ ngày ký và thay thế Quyết định số 3411/QĐ-UBND ngày 04/7/2018 của Ủy
ban nhân dân thành phố Hà Nội.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy
ban nhân dân Thành phố, Thủ trưởng các sở, ban, ngành Thành phố; Chủ tịch Ủy
ban nhân dân các quận, huyện, thị xã; các thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống
thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố, các đơn vị, cá nhân có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Ban Chỉ đạo TW về PCTT;
- UBQG Ứng phó sự cố, thiên tai và TKCN;
- Đồng chí Bí thư Thành ủy Hà Nội;
- Đồng chí Phó Bí thư TT Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng;
- Đồng chí Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Thị Bích Ngọc;
- Đồng chí Phó Bí thư Thành ủy Đào Đức Toàn;
- Thường trực HĐND Thành phố;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các sở, ban, ngành Thành phố;
- BCH PCTT và TKCN các quận, huyện, thị xã;
- Văn phòng: Thành ủy, HĐND Thành phố;
- VPUB: CVP, các PCVP, các phòng CV;
- Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN TP;
- Lưu: VT, KT (Túy 2b)-19459.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Đức Chung
|
QUY CHẾ
HOẠT
ĐỘNG CỦA BAN CHỈ HUY PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4107/QĐ-UBND ngày 31/07/2019 của Ủy ban
nhân dân thành phố Hà Nội)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi áp dụng
Quy chế này quy định nhiệm vụ, quyền hạn, nguyên tắc,
chế độ làm việc của Ban Chỉ huy và các thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống
thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ huy
Thành phố).
Điều 2. Nguyên tắc làm việc
của Ban Chỉ huy Thành phố
1. Ban Chỉ huy Thành phố, các thành viên Ban Chỉ
huy Thành phố làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy trí tuệ tập
thể, trách nhiệm của các thành viên Ban Chỉ huy Thành phố.
2. Giải quyết công việc theo đúng phạm vi thẩm quyền,
nhiệm vụ được phân công theo quy định của pháp luật.
3. Thực hiện chế độ phối hợp, trao đổi thông tin
trong giải quyết công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, bảo đảm kịp thời,
hiệu quả.
Chương II
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA
BAN CHỈ HUY PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN THÀNH PHỐ
Điều 3. Nhiệm vụ, quyền hạn
của Ban Chỉ huy Thành phố
1. Tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo, điều
hành thực hiện nhiệm vụ phòng, chống, ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thiên
tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn Thành phố.
2. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, phương
án phòng, chống, ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
3. Chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện, trang
thiết bị, nhu yếu phẩm theo phương châm 4 tại chỗ, sẵn sàng phòng, chống, ứng
phó, khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
4. Kịp thời thông tin, dự báo, cảnh báo tình hình
thiên tai, sự cố và chỉ đạo các địa phương, đơn vị thực hiện nghiêm công tác
phòng, chống, ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
5. Tổ chức tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm công
tác phòng, chống, ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
Điều 4. Nhiệm vụ, quyền hạn
của Văn phòng Ban Chỉ huy Thành phố
1. Tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố, Ban
Chỉ huy Thành phố ban hành các văn bản: Quyết định, Chỉ thị, Công điện chỉ đạo
về công tác phòng, chống, ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai và tìm kiếm
cứu nạn; ban hành lệnh báo động, rút báo động lũ trên các tuyến sông.
2. Thực hiện nghiêm nhiệm vụ trực ban theo quy định;
thường xuyên theo dõi, tổng hợp thông tin, tham mưu báo cáo kịp thời về tình
hình triển khai, kết quả thực hiện công tác phòng, chống, ứng phó sự cố, thiên
tai, thiệt hại, nhu cầu cứu trợ, khắc phục hậu quả do sự cố, thiên tai gây ra.
3. Phối hợp Đài Khí tượng Thủy văn khu vực đồng bằng
Bắc Bộ, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội thường xuyên cập nhật thông tin,
thông báo kịp thời, chính xác tình hình thời tiết, khí tượng thủy văn, thiên
tai, sự cố trên các phương tiện thông tin để các địa phương, đơn vị, nhân dân
trên địa bàn Thành phố biết chủ động thực hiện phòng, chống, ứng phó.
4. Chuẩn bị nội dung, chương trình, tài liệu, báo
cáo phục vụ các hội nghị, các cuộc họp định kỳ, đột xuất của Thường trực Thành ủy,
Ban Thường vụ Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố, Ban Chỉ huy Thành phố về
công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn Thành phố.
5. Theo dõi, tổng hợp, đề xuất khen thưởng các tập
thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống thiên tai và
tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn Thành phố và thực hiện các nhiệm vụ khác theo chỉ
đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố, Ban Chỉ huy Thành phố.
Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn
các thành viên Ban Chỉ huy Thành phố
1. Trưởng Ban Chỉ huy Thành phố
a) Chỉ đạo toàn diện công tác phòng, chống, ứng phó
sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn Thành phố.
b) Quyết định điều động, trưng dụng lực lượng, vật
tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm của các sở, ngành, đơn vị, địa
phương trên địa bàn Thành phố phục vụ công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả
thiên tai.
c) Báo cáo, đề xuất Ban Chỉ đạo Trung ương về
phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm
cứu nạn hỗ trợ Thành phố ứng phó sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và cứu trợ
trong các trường hợp khẩn cấp.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn Phó Trưởng ban thường trực
Ban Chỉ huy Thành phố
a) Giúp Trưởng Ban trực tiếp chỉ đạo, điều hành, giải
quyết các công việc thường xuyên của Ban Chỉ huy Thành phố.
b) Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các phương án,
kế hoạch phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn của các sở, ngành, địa phương,
cơ quan, đơn vị trên địa bàn Thành phố và giải quyết các công việc của Trưởng
Ban Chỉ huy Thành phố khi Trưởng Ban ủy quyền.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của các Phó Trưởng Ban Chỉ
huy Thành phố là các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố
a) Giúp Trưởng Ban Chỉ huy Thành phố trực tiếp chỉ
đạo công tác phòng, chống, ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thuộc
lĩnh vực được phân công.
b) Kiểm tra, đôn đốc các sở, ngành, địa phương, đơn
vị trên địa bàn Thành phố thực hiện các phương án, kế hoạch phòng, chống, ứng
phó, khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thuộc lĩnh vực được
phân công và thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng Ban Chỉ huy Thành phố phân
công, ủy quyền.
4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc Sở Nông nghiệp
vạ Phát triển nông thôn, Phó Trưởng Ban Chỉ huy Thành phố
a) Tham mưu Trưởng Ban Chỉ huy Thành phố chỉ đạo,
điều hành chung về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Thành phố.
Trực tiếp chỉ đạo, điều hành các hoạt động của Cơ
quan Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và công tác phòng, chống
cháy rừng.
b) Thay mặt Ban Chỉ huy Thành phố ký, ban hành các
văn bản: Công điện, Lệnh báo động, Lệnh rút báo động lũ trên các tuyến sông; giấy
mời họp, các báo cáo của Ban Chỉ huy Thành phố.
c) Kiểm tra, đôn đốc Ban Chỉ huy sở, ngành, quận,
huyện, thị xã xây dựng, thực hiện phương án ứng phó các tình huống sự cố, thiên
tai theo quy định.
d) Chỉ đạo các đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn xây dựng, triển khai thực hiện các kế hoạch, phương án, tổ chức
lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, vật tư sẵn sàng ứng phó các sự cố thiên
tai và cháy rừng.
đ) Phối hợp các sở, ngành, địa phương, đơn vị tổ chức
ứng phó kịp thời, hiệu quả ngay từ giờ đầu các sự cố đê điều, công trình thủy lợi,
cháy rừng và khắc phục hậu quả, phục hồi sản xuất.
e) Trực tiếp chỉ đạo các hoạt động của Văn phòng
Ban Chỉ huy Thành phố và thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng Ban Chỉ huy
Thành phố phân công.
5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ
đô, Phó Trưởng Ban Chỉ huy Thành phố
a) Tham mưu Trưởng Ban Chỉ huy Thành phố chỉ đạo,
điều hành chung về công tác tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn Thành phố. Trực tiếp
chỉ đạo, điều hành hoạt động của Cơ quan Thường trực tìm kiếm cứu nạn Thành phố.
b) Xây dựng, tổ chức thực hiện Kế hoạch tìm kiếm cứu
nạn trên địa bàn Thành phố theo quy định của pháp luật.
c) Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh
Thủ đô xây dựng kế hoạch, phương án chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết
bị, vật tư sẵn sàng ứng cứu, ứng phó các sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
d) Quyết định điều động lực lượng, phương tiện của
các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh Thủ đô úng cứu, ứng phó sự cố, thiên tai
và tìm kiếm cứu nạn khi cần.
đ) Tham mưu, đề xuất Trưởng Ban Chỉ huy Thành phố
điều động lực lượng, phương tiện của các sở, ngành, địa phương, đơn vị, tổ chức,
cá nhân trên địa bàn Thành phố và báo cáo Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên
tai và Tìm kiếm cứu nạn, Bộ Quốc phòng hỗ trợ lực lượng, phương tiện, trang thiết
bị ứng phó sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và cứu trợ trong các trường hợp
khẩn cấp. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban Chỉ huy Thành phố phân
công.
6. Nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc Công an Thành
phố, Phó Trưởng Ban Chỉ huy Thành phố
a) Tham mưu Trưởng Ban Chỉ huy Thành phố chỉ đạo,
điều hành chung về công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
và phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn Thành phố; làm nhiệm vụ Thường trực công
tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và phòng cháy, chữa cháy.
b) Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc Công an
Thành phố xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch, phương án sẵn sàng ứng phó các
sự cố tai nạn giao thông, phòng cháy, chữa cháy, đảm bảo an ninh chính trị, trật
tự an toàn xã hội trên địa bàn Thành phố.
c) Quyết định điều động lực lượng, phương tiện của
các cơ quan, đơn vị thuộc Công an Thành phố thực hiện nhiệm vụ ứng cứu, ứng phó
sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và chữa cháy trên địa bàn Thành phố. Thực hiện
các nhiệm vụ khác do Trưởng Ban Chỉ huy Thành phố phân công.
7. Nhiệm vụ, quyền hạn của các ủy viên Ban Chỉ huy
Thành phố
a) Chủ động xây dựng, thực hiện chương trình công
tác theo lĩnh vực được phân công (theo Quyết định phân công nhiệm vụ các
thành viên Ban Chỉ huy của Trưởng Ban Chỉ huy Thành phố).
b) Bám sát địa bàn, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc,
thông tin báo cáo Ban Chỉ huy Thành phố về tình hình triển khai thực hiện công
tác phòng, chống, ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
và chỉ đạo xử lý kịp thời các tình huống sự cố tại các đơn vị được phân công phụ
trách theo quy định. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng Ban Chỉ huy Thành phố
phân công.
8. Nhiệm vụ, quyền hạn của ủy viên Ban Chỉ huy
Thành phố là Thủ trưởng các đơn vị quân đội: Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được
giao, tham mưu Bộ Tổng Tham mưu, Bộ Quốc phòng quyết định điều động lực lượng,
phương tiện, trang thiết bị hỗ trợ phòng, chống, ứng phó, khắc phục hậu quả sự
cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn Thành phố.
Chương III
CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ MỐI
QUAN HỆ CÔNG TÁC
Điều 6. Chế độ làm việc
1. Ban Chỉ huy Thành phố
a) Hằng năm vào Quý I, Ban Chỉ huy Thành phố tổ chức
Hội nghị Tổng kết đánh giá công tác phòng, chống, ứng phó, khắc phục hậu quả sự
cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm trước; triển khai nhiệm vụ phòng, chống, ứng
phó, khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong năm.
b) Căn cứ dự báo, cảnh báo, cấp độ rủi ro, diễn biến
sự cố, thiên tai, Trưởng Ban Chỉ huy Thành phố quyết định triệu tập hợp để chỉ
huy ứng phó.
2. Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy Thành phố
Thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin diễn biến
thiên tai, sự cố, tình hình triển khai công tác phòng, chống, ứng phó, khắc phục
hậu quả sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của các địa phương, đơn vị; tổng hợp,
tham mưu báo cáo Thường trực Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố theo đúng quy
định.
3. Các Thành viên Ban Chỉ huy Thành phố
Các thành viên Ban Chỉ huy Thành phố làm việc theo chế
độ kiêm nhiệm, được sử dụng cán bộ, công chức, viên chức, bộ máy nhân sự của
đơn vị để giúp việc. Chủ động xây dựng, triển khai kế hoạch công tác; kiểm tra,
đôn đốc thực hiện nhiệm vụ phòng, chống, ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố,
thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo lĩnh vực được phân công; thông tin, báo cáo
Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy Thành phố theo quy định.
Điều 7. Mối quan hệ công
tác của Ban Chỉ huy Thành phố
1. Ban Chỉ huy Thành phố chịu sự chỉ đạo của Ban Chỉ
đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố,
thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố theo quy định.
2. Ban Chỉ huy Thành phố chịu sự chỉ đạo trực tiếp,
toàn diện, thực hiện chế độ thông tin, báo cáo kịp thời và đề xuất, tham mưu những
vấn đề liên quan đến công tác phòng, chống, ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố,
thiên tai, tìm kiếm cứu nạn với Ủy ban nhân dân Thành phố.
3. Ban Chỉ huy Thành phố chỉ đạo, triển khai nhiệm
vụ, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống, ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố,
thiên tai, tìm kiếm cứu nạn của các sở, ngành, cơ quan, đơn vị và các quận, huyện,
thị xã trên địa bàn Thành phố.
Điều 8. Chế độ thông tin,
báo cáo
1. Cán bộ trực ban có trách nhiệm vụ:
a) Ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng thời gian, họ
tên, chức vụ, nội dung của người thông tin đến; các văn bản đến (công văn, công
điện, công văn gửi bằng fax, thư điện tử, thông tin qua điện thoại hay phương
tiện thông tin khác) cán bộ trực ban phải khẩn trương xử lý, báo cáo kịp thời
cho lãnh đạo trực ban để xử lý thông tin theo đúng quy định.
b) Tổng hợp tình hình ca trực trong sổ tổng hợp, thực
hiện cập nhật lưu trữ thông tin có liên quan; tham mưu dự thảo báo cáo nhanh tại
các thời điểm theo chỉ đạo của lãnh đạo ca trực, trình lãnh đạo ca trực ký và
phát hành theo quy định.
2. Lãnh đạo trực ban có trách nhiệm: Tiếp nhận, xử
lý thông tin đến kịp thời, nếu thông tin đến vượt thẩm quyền, khẩn trương báo
cáo, đề xuất xử lý bằng văn bản, hoặc báo cáo xin ý kiến lãnh đạo cấp trên bằng
điện thoại, sau đó gửi văn bản hỏa tốc đến cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo
quy định.
3. Tổng hợp, báo cáo sau từng đợt thiên tai, sự cố:
Kết thúc mỗi đợt thiên tai, sự cố, Văn phòng Ban Chỉ huy Thành phố có trách nhiệm
chủ trì, phối hợp các cơ quan Thường trực của ban Chỉ huy (Thường trực phòng chống
thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, phòng cháy chữa cháy) tổng hợp, báo cáo Thành ủy, Ủy
ban nhân dân Thành phố theo quy định.
Điều 9. Kinh phí hoạt động
Ban Chỉ huy Thành phố được cấp kinh phí từ nguồn
ngân sách Thành phố (qua Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Hà Nội) để chi
các hoạt động thường xuyên của ban Chỉ huy theo quy định. Hàng năm, Chi cục Đê
điều và Phòng chống lụt bão Hà Nội xây dựng dự toán kinh phí hoạt động của Ban
Chỉ huy Thành phố báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính
để tổng hợp tham mưu, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố theo quy định.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 10. Tổ chức thực hiện
1. Các thành viên Ban Chỉ huy Thành phố, Cơ quan
Thường trực Ban Chỉ huy Thành phố, Văn phòng Ban Chỉ huy Thành phố chịu trách
nhiệm thực hiện Quy chế này.
2. Các sở, ngành, cơ quan, đơn vị Thành phố, Ủy ban
nhân dân quận, huyện, thị xã căn cứ quy chế này, xây dựng Quy chế hoạt động của
Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn của đơn vị, địa phương,
làm căn cứ thực hiện.
Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, Văn
phòng Ban Chỉ huy Thành phố tổng hợp những khó khăn, vướng mắc, báo cáo cơ quan
Thường trực Ban Chỉ huy Thành phố tham mưu, đề xuất báo cáo Ủy ban nhân dân
Thành phố xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung./.