ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2217/QĐ-UBND
|
Thừa Thiên Huế,
ngày 27 tháng 10 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC PHÊ DUYỆT “ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VỀ CÔNG TÁC VĂN THƯ, LƯU TRỮ TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG, CƠ QUAN,
ĐƠN VỊ GIAI ĐOẠN 2011-2015”
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh Lưu trữ
quốc gia ngày 04 tháng 4 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số
110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư;
Căn cứ Nghị định số
111/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Pháp lệnh Lưu trữ quốc gia;
Căn cứ Nghị định số
09/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số
điều của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về
công tác văn thư;
Căn cứ Nghị định số
18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công
chức;
Căn cứ Thông tư số
03/2011/TT-BNV ngày 25 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một
số điều của Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ
về đào tạo, bồi dưỡng công chức;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở
Nội vụ tại Tờ trình số 776 /TTr-SNV ngày 30 tháng 9 năm 2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án
“Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức, viên chức về công
tác văn thư, lưu trữ tại các cơ quan, đơn vị, địa phương giai đoạn 2011- 2015”
với những nội dung chủ yếu sau:
1. Mục tiêu tổng quát:
- Từng bước phát triển, nâng cao
chất lượng công tác văn thư, lưu trữ góp phần tích cực cho công tác cải cách hành
chính, tăng trưởng kinh tế, xã hội.
- Nâng cao nhận thức của lãnh
đạo, cán bộ, công chức, viên chức về vai trò của công tác văn thư, lưu trữ để
đẩy mạnh sự quan tâm trong chỉ đạo, điều hành, triển khai các hoạt động cụ thể.
- Nâng cao năng lực chuyên môn,
nghiệp vụ cho cán bộ công chức, viên chức làm công tác văn thư, lưu trữ và cán bộ
quản lý lĩnh vực văn thư, lưu trữ.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Trang bị kiến thức, nâng cao
năng lực, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
làm công tác văn thư, lưu trữ nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên
chức chuyên nghiệp, đủ năng lực thực thi công vụ.
- Nâng cao nhận thức về công
tác văn thư, lưu trữ cho đội ngũ cán bộ là lãnh đạo các sở ban ngành cấp tỉnh,
UBND cấp huyện, UBND cấp xã.
- Đến năm 2013, có 100% đội ngũ
cán bộ, công chức, viên chức làm công tác văn thư, lưu trữ trong toàn tỉnh chưa
có trình độ chuyên môn được chuẩn hóa đào tạo nghiệp vụ 03 tháng trở lên.
- Đến năm 2015, có 100% cán bộ
quản lý công tác văn thư, lưu trữ được đào tạo, bồi dưỡng, bổ sung, cập nhật
kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực văn thư, lưu trữ.
- Đến năm 2015, có 100% cán bộ
quản lý công tác văn thư, lưu trữ tại các đơn vị thuộc sở ban ngành cấp tỉnh;
các phòng ban chuyên môn cấp huyện được tập huấn về công tác văn thư, lưu trữ.
3. Kinh phí thực hiện:
- Tổng kinh phí thực hiện Đề án
1.959.480.000 đồng
(Một tỷ chín trăm năm mươi
chín triệu, bốn trăm tám mươi ngàn đồng chẵn)
- Nguồn ngân sách gồm:
+ Ngân sách tỉnh.
+ Nguồn kinh phí đào tạo, bồi
dưỡng của các cơ quan, tổ chức và các nguồn kinh phí khác theo quy định của
pháp luật.
4. Các giải pháp phát triển
công tác văn thư, lưu trữ:
- Nâng cao nhận thức của toàn
xã hội về phát triển công tác văn thư, lưu trữ.
- Xây dựng, đổi mới và nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ quản lý công tác văn
thư, lưu trữ.
5. Tổ chức thực hiện:
a) Sở Nội vụ cơ quan thường
trực thực hiện Đề án:
- Tham mưu Uỷ ban Nhân dân tỉnh
ban hành các văn bản để chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nội dung của Đề án.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và
Đầu tư, Sở Tài chính quản lý, sử dụng và điều hành nguồn vốn thực hiện Đề án.
- Chỉ đạo Chi cục Văn thư - Lưu
trữ xây dựng kế hoạch, tổ chức quản lý, điều hành triển khai có hiệu quả các
hoạt động của Đề án.
- Chủ trì và phối hợp với các
sở, ban, ngành có liên quan thực hiện các hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh
giá việc thực hiện Đề án; báo cáo định kỳ việc thực hiện Đề án; Thành lập Ban
điều hành Đề án để kiểm tra, giám sát thực hiện Đề án ở các sở, ban, ngành và
các địa phương, đơn vị.
b) Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Chủ trì và phối hợp với Sở Tài
chính và các cơ quan, tổ chức có liên quan đề xuất UBND tỉnh phân bổ kinh phí hàng
năm theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước để bố trí kinh phí thực hiện Đề
án.
c) Sở Tài chính:
- Chủ trì và phối hợp với các
cơ quan, tổ chức liên quan chuẩn bị kinh phí triển khai thực hiện Đề án.
- Hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính,
đầu tư đối với các chính sách, hoạt động trong Đề án; phối hợp với các cơ quan
liên quan để giám sát việc thực hiện Đề án theo lĩnh vực chuyên môn quản lý.
d) Các Sở, Ban, Ngành, các cơ
quan, tổ chức liên quan căn cứ chức năng nhiệm vụ của đơn vị để xây dựng kế
hoạch hoạt động, lồng ghép nội dung Đề án vào hoạt động của đơn vị và thực hiện
có hiệu quả Đề án trong cơ quan, đơn vị; định kỳ báo cáo kết quả về Sở Nội vụ
để tổng hợp báo cáo Ủy ban Nhân dân tỉnh.
Điều 2. Quyết định này
có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng
Ủy ban Nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các cơ quan liên quan và
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã Hương Thủy, thành phố Huế chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Cao
|