ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH TIỀN GIANG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 120/KH-UBND
|
Tiền Giang,
ngày 08 tháng 5 năm 2017
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 101/QĐ-TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA CỦA VIỆT NAM VỀ ĐĂNG KÝ VÀ THỐNG
KÊ HỘ TỊCH GIAI ĐOẠN 2017 - 2024 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Thực hiện Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 23 tháng
01 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia của
Việt Nam về đăng ký và thống kê hộ tịch giai đoạn 2017 - 2024 (sau đây gọi là
Chương trình); Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết
định số 101/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh, như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Bảo đảm nội dung, tiến độ, chất lượng, hiệu quả
trong việc triển khai thực hiện Chương trình theo đúng nội dung chỉ đạo của Thủ
tướng Chính phủ.
- Xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan trong
việc tổ chức triển khai thực hiện Chương trình.
- Xác định cụ thể nội dung công việc, thời hạn
và tiến độ thực hiện các nhiệm vụ của các cơ quan có liên quan có trách nhiệm
chủ trì hoặc phối hợp theo Chương trình.
2. Yêu cầu
- Các hoạt động triển khai phải đảm bảo thực hiện đúng, đầy
đủ, kịp thời, đồng bộ và hiệu quả những nhiệm vụ và giải pháp đã được xác định
tại Chương trình.
- Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong việc
triển khai thực hiện Chương trình; kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá
trình thực hiện, bảo đảm hoàn thành các nhiệm vụ đề ra.
II. NỘI DUNG, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Tham gia góp ý, xây dựng, hoàn
thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động đăng ký và thống
kê hộ tịch; hướng dẫn, kiểm tra thực hiện
a) Tham gia góp ý xây dựng các dự thảo văn bản quy phạm
pháp luật
- Cơ quan chủ
trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối
hợp: Sở Y tế, UBND cấp huyện và các đơn vị có liên quan.
- Thời gian
thực hiện: Từ năm 2017 - 2019.
b) Khảo sát, đánh giá, kiểm tra, hướng
dẫn và tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong thực tế triển khai thi hành quy định pháp luật hộ tịch;
tổng hợp vướng mắc, khó khăn, đề xuất giải pháp nhằm tháo gỡ, bảo đảm yêu cầu đăng ký hộ
tịch của người dân.
- Cơ quan chủ
trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối
hợp: UBND cấp huyện và các đơn vị có liên quan.
- Thời gian
thực hiện: Hàng năm.
c) Sơ kết 03 năm thực hiện Luật
Hộ tịch và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Cơ quan chủ
trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối
hợp: UBND cấp huyện và các đơn vị có liên quan.
- Thời gian
thực hiện: Quý III/2018.
2. Cải thiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, hiện đại hóa phương thức
đăng ký và thống kê hộ tịch
a) Đầu tư
trang thiết bị, cơ sở vật chất, kỹ thuật, ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ quan y tế
có chức năng thu thập dữ liệu sinh, tử.
- Cơ quan chủ
trì: Sở Y tế.
- Cơ quan phối
hợp: Cơ quan tài chính các cấp, Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Thời gian
thực hiện: năm 2017, hoàn thành trước năm 2020.
b) Cài đặt, kết nối, vận hành phần mềm
đăng ký, quản lý hộ tịch dùng chung trên toàn quốc; thực hiện kết nối, chia sẻ
thông tin giữa các cơ quan đăng ký và quản lý hộ tịch, giữa cơ sở dữ liệu hộ tịch
điện tử toàn quốc với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo quy định của Luật Hộ
tịch và Luật Căn cước công dân.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Công an tỉnh, Sở Tài chính,
Sở Thông tin và Truyền thông, và các đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Sau khi cơ sở dữ liệu hộ
tịch điện tử toàn quốc vận hành (trước ngày 01/01/2020).
3. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác đăng
ký, thống kê hộ tịch, bảo đảm đội ngũ đủ tiêu chuẩn, chuyên môn nghiệp vụ và kỹ
thuật bổ trợ, thực hiện hiệu quả công tác đăng ký, thống kê hộ tịch
a) Rà soát, thống kê, tổ chức thi tuyển, bố trí đủ số lượng công chức làm công tác hộ tịch
tại cơ quan đăng ký, quản lý hộ tịch cấp xã, cấp huyện.
- Cơ quan chủ trì:
UBND cấp huyện.
- Cơ quan phối hợp: Cơ quan tư pháp, nội vụ ở cấp tỉnh, cấp
huyện và UBND cấp xã.
- Thời gian thực hiện: Từ
năm 2017 đến hết năm 2019.
b) Mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp
vụ cho công chức làm công tác hộ
tịch tại cơ quan đăng ký, quản lý hộ tịch cấp huyện, cấp xã.
- Cơ quan chủ trì: Sở
Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Sở Nội vụ, UBND cấp huyện và UBND cấp xã.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
4. Nâng cao nhận thức của
người dân về quyền lợi, trách nhiệm trong đăng ký hộ tịch; nhận thức của cơ
quan, tổ chức, xã hội về ý nghĩa, vai trò của đăng ký, thống kê hộ tịch
Xây dựng kế hoạch tuyên truyền chuyên sâu về Luật
Hộ tịch và các văn bản hướng dẫn thi hành nhằm nâng cao nhận thức của người dân
về quyền lợi, trách nhiệm trong đăng ký hộ tịch; Biên
soạn tài liệu, đa dạng các hình thức tuyên truyền, lồng ghép hoạt động các câu
lạc bộ của các đoàn thể, mở các chuyên đề, chuyên trang giải đáp pháp luật, khảo
sát đánh giá mức độ nhận thức.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Sở Thông tin
và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Ấp Bắc, UBND cấp huyện, UBND cấp xã và các
đơn vị liên quan.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm; khảo sát đánh
giá thực hiện các năm 2018, 2020 và 2024.
5. Các trường hợp tử
vong được đăng ký khai tử đều xác định đúng nguyên nhân tử vong, có chứng nhận
của cơ quan y tế có thẩm quyền, kể cả các trường hợp tử vong ngoài cơ sở y tế;
nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ y tế thực hiện việc cấp Giấy chứng sinh,
Giấy báo tử, thu thập và cung cấp dữ liệu sinh, tử
a) Thử nghiệm mô hình thu thập nguyên nhân tử
vong.
b) Đào tạo, bồi
dưỡng ngắn hạn cho cán bộ y tế làm công tác cấp Giấy chứng sinh, giấy báo tử,
thu thập, xử lý dữ liệu sinh, tử; tập trung nghiệp vụ liên quan đến thông tin hộ
tịch, nghiệp vụ thống kê, xử lý dữ liệu thống kê.
Đào tạo ngắn
hạn về chẩn đoán và mã hóa nguyên nhân tử vong theo ICD 10 cho nhân viên y tế tại
các cơ sở y tế.
c) Hiện đại
hóa phương thức thu thập, phân tích và sử dụng số liệu tử vong và nguyên nhân tử
vong.
- Cơ quan chủ
trì: Sở Y tế.
- Cơ quan phối
hợp: Các cơ sở y tế.
- Thời gian
thực hiện: Trước năm 2020.
6. Thông tin thống kê về hộ tịch được bảo đảm chính xác, đầy đủ, kịp
thời, đáp ứng được yêu cầu quản lý của Nhà nước và nhu cầu sử dụng của tổ chức,
cá nhân
a) Thống kê tỷ lệ trẻ
em được đăng ký khai sinh, tỷ lệ người chết trong năm được đăng ký khai tử hàng
năm.
b) Số liệu thống
kê hộ tịch hàng năm được công bố công khai, bảo đảm đầy đủ, chính xác, kịp thời.
- Cơ quan chủ trì: Sở
Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Sở Y tế, cơ quan thống kê các cấp, UBND cấp huyện
và UBND cấp xã.
- Thời gian thực hiện: Năm 2017 và các năm tiếp
theo.
c) Xây dựng quy chế khai thác, sử dụng các số
liệu thống kê hộ tịch.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: UBND cấp huyện, UBND cấp xã và các đơn vị có
liên quan.
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2018.
7. Nâng dần tỷ lệ đăng
ký, xác nhận các sự kiện hộ tịch quan trọng, cơ bản của cá nhân (khai sinh,
khai tử, kết hôn, nuôi con nuôi, ly hôn); nâng cao chất lượng và hiệu quả của
công tác thống kê hộ tịch nhằm bảo đảm số liệu thống kê hộ tịch chính xác, đầy đủ,
kịp thời, bảo đảm tính phổ biến theo lộ trình khuyến nghị của Khung hành động
khu vực giai đoạn 2015 - 2024
a) Nâng cao tỷ lệ đăng ký khai sinh.
- Từ năm 2017 - 2020, tỷ lệ trẻ em sinh ra sống, được đăng ký khai sinh tăng bình quân 1%/năm. Đảm bảo đến năm 2024, tỷ lệ đăng ký khai
sinh đạt trung bình trên 98%, trong đó khu vực thành thị phải đạt trên 99%.
- Đến năm 2020, đạt tỷ lệ 97% trẻ
em cư trú trên địa bàn tỉnh được đăng ký khai sinh trước 5 tuổi;
đến năm 2024, tỷ lệ này là 98,5%.
- Đến năm 2020, ít nhất 75% dân số cư trú trên địa bàn tỉnh được đăng ký và cấp Giấy khai sinh; tỷ lệ
này đến năm 2024 là 85%.
+ Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
+ Cơ quan phối hợp: Cơ quan y tế các cấp,UBND cấp huyện, UBND cấp
xã và các đơn vị có liên quan.
+ Thời gian thực hiện: Trước năm 2020, 2024.
b) Nâng cao tỷ lệ đăng ký khai tử; xác nhận nguyên nhân tử vong đúng ICD.
- Đến năm 2020, ít nhất 80% các
trường hợp tử vong xảy ra trên địa bàn tỉnh trong năm được đăng ký khai tử; tỷ
lệ này đến năm 2024 là 90%.
- Đến năm 2020, ít nhất 60% các trường hợp tử vong trên địa bàn tỉnh trong năm được ngành y tế thống
kê và có chứng nhận y tế về nguyên nhân gây tử vong; tỷ lệ này đến năm 2024 là
80%.
+ Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
+ Cơ quan phối hợp: Sở Y tế, UBND cấp huyện, UBND cấp xã và các đơn
vị có liên quan.
+ Thời gian thực hiện: Trước
năm 2020, 2024.
c) Nâng cao tỷ lệ đăng ký
kết hôn, giảm tỷ lệ tảo hôn.
- Đến năm 2020, ít nhất 80% các
trường hợp nam, nữ chung sống với
nhau như vợ chồng đăng ký kết
hôn tại cơ quan có thẩm quyền trên địa bàn tỉnh và được cấp Giấy chứng nhận kết hôn; tỷ lệ này đến năm 2024 là 90%.
- Giảm bình quân 2% - 3%/năm số trường hợp nam, nữ chung sống với nhau
như vợ chồng dưới độ tuổi kết hôn (tảo hôn).
+ Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
+ Cơ quan phối hợp: Sở Y tế, UBND cấp huyện, UBND cấp xã và các đơn
vị có liên quan.
+ Thời gian thực hiện: Trước
năm 2020, 2024.
d) Nâng cao tỷ lệ xác nhận
thông tin về việc ly hôn trong sổ hộ tịch.
- Đến năm 2020, ít nhất 85% các
trường hợp ly hôn theo bản án/quyết định đã có hiệu lực của Tòa án Việt Nam được
ghi vào sổ hộ tịch.
Tỷ lệ này đến năm
2024 là 95%.
+ Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
+ Cơ quan phối hợp: Tòa án nhân dân các cấp, UBND cấp huyện và UBND cấp xã.
+ Thời gian thực hiện: Trước
năm 2020, 2024.
đ) Nâng cao tỷ lệ đăng
ký nuôi con nuôi.
- Đến năm 2020, ít nhất 90% các
trường hợp nhận nuôi con nuôi phát sinh trong năm được đăng ký và cấp giấy chứng nhận việc nuôi con nuôi; tỷ lệ này đến năm
2024 là 95%.
- Đến năm 2020, 99% các trường hợp nuôi con nuôi thực tế của giai đoạn trước đó được đăng ký và cấp giấy chứng nhận nếu đủ điều kiện.
+ Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
+ Cơ quan phối hợp: UBND cấp huyện, UBND cấp xã và các đơn vị
có liên quan.
+ Thời gian thực hiện: Trước
năm 2020, 2024.
e) Nâng cao chất lượng và
hiệu quả của công tác thống
kê hộ tịch.
- Đến năm
2022, số liệu thống kê hàng năm về tỷ lệ khai sinh (phân loại theo tuổi của mẹ,
giới tính của trẻ, khu vực địa lý, phân khu hành chính) được lấy từ dữ liệu đăng ký hoặc các nguồn dữ liệu hành chính có giá trị khác.
- Đến năm 2024, số liệu thống kê
hàng năm về tỷ lệ khai tử (được phân loại theo độ tuổi, giới tính, nguyên nhân
tử vong - căn cứ trên Phân
loại bệnh quốc tế (phiên bản mới
nhất phù hợp), khu vực địa lý và đơn vị hành chính) được lấy từ dữ liệu đăng ký
hoặc các nguồn dữ liệu hành chính có giá trị khác.
- Đến năm 2024, ít nhất 80% các ca
tử vong xảy ra ở cấp cơ sở y tế hoặc có sự theo dõi của nhân viên y tế phải có giấy chứng nhận về
nguyên nhân tử vong chính gây tử vong
phù hợp với tiêu chuẩn của Phân loại bệnh quốc tế (phiên bản mới nhất phù hợp).
- Đến năm 2024, ít nhất 50% ca tử
vong diễn ra ngoài cơ sở y tế hoặc
không có sự theo dõi của nhân viên y tế xác định được nguyên nhân chính gây tử vong phù hợp với tiêu chuẩn của
Phân loại bệnh quốc tế thông qua phỏng vấn tại hộ gia đình.
- Đến năm 2022, các bảng tóm tắt số liệu thống kê hộ tịch về tỷ lệ khai
sinh, khai tử sử dụng hệ thống đăng ký hộ tịch như một nguồn cơ bản, công chúng
dễ tiếp cận dưới hình thức phiên bản điện tử và trong thời gian là một năm.
- Đến năm 2024, các bảng tóm tắt số
liệu thống kê về nguyên nhân tử vong sử dụng hệ thống đăng ký hộ tịch như một nguồn căn bản, công chúng
dễ tiếp cận dưới hình thức phiên bản điện tử và trong thời gian là 02
năm.
- Đến năm 2024, Báo cáo số liệu thống
kê hộ tịch kịp thời, đầy đủ và
chính xác trong hai năm trước đó,
sử dụng dữ liệu từ hệ thống đăng ký hộ tịch như một nguồn căn bản, công chúng dễ
tiếp cận.
+ Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
+ Cơ quan phối hợp: Sở Y tế, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND cấp huyện, UBND
cấp xã và các đơn vị liên quan.
+ Thời gian thực hiện: Trước
năm 2020, 2022 và 2024.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở
Tư pháp có trách nhiệm:
- Chủ trì, phối hợp với các sở,
ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung của Chương trình, Kế hoạch này, đảm bảo theo đúng tiến
độ đề ra.
- Theo dõi, đôn đốc việc tổ chức
thực hiện Chương trình theo những nội dung đã đề ra trong Kế hoạch.
- Định kỳ hàng năm (hoặc theo
yêu cầu) tiến hành tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện Kế
hoạch về Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Tư pháp theo dõi, tổng hợp.
2. Các sở ngành tỉnh liên quan căn cứ vào Chương trình và Kế hoạch này xây dựng kế hoạch thực hiện
hoặc hàng năm lồng ghép vào kế hoạch chung của đơn vị để triển khai thực hiện
các công việc được phân công, đảm bảo theo đúng tiến độ đề ra và hàng năm báo
cáo kết quả thực hiện của đơn vị mình về Sở Tư pháp trước ngày 20/11 để tổng hợp
chung.
3. Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố và thị xã
Căn cứ vào nội dung Kế hoạch
và tình hình thực tế của địa phương xây dựng Kế hoạch và tổ chức triển khai thực
hiện có hiệu quả, đúng tiến độ các nội dung, nhiệm vụ đã được phân công và hàng
năm báo cáo kết quả thực hiện của địa phương về Sở Tư pháp trước ngày 15/11 để
tổng hợp báo cáo Bộ Tư pháp.
4. Kinh phí thực hiện
Kinh phí triển
khai thực hiện Kế hoạch này do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định hiện
hành về phân cấp ngân sách nhà nước.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng
mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh về Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Tư
pháp) để xem xét, hướng dẫn./.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Thanh Đức
|