BỘ NÔNG
NGHIỆP
VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 19/2024/TT-BNNPTNT
|
Hà Nội,
ngày 03 tháng 12 năm 2024
|
THÔNG
TƯ
QUY
ĐỊNH KỸ THUẬT ĐO ĐẠC, BÁO CÁO, THẨM ĐỊNH GIẢM NHẸ PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH VÀ
KIỂM KÊ KHÍ NHÀ KÍNH LĨNH VỰC CHĂN NUÔI
Căn cứ Luật Chăn nuôi ngày 19 tháng 11
năm 2018;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17
tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 06/2022/NĐ-CP ngày
07 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
và bảo vệ tầng ô-dôn;
Căn cứ Nghị định số 105/2022/NĐ-CP
ngày 22 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Chăn
nuôi;
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn ban hành Thông tư quy định kỹ thuật đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm
nhẹ phát thải khí nhà kính và kiểm kê khí nhà kính lĩnh vực chăn nuôi.
Chương I
QUY
ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều
chỉnh
Thông tư này quy định về kỹ thuật đo
đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính (sau đây viết tắt là
KNK), kiểm kê KNK lĩnh vực chăn nuôi.
Điều 2. Đối tượng áp
dụng
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức,
cá nhân có liên quan đến hoạt động đo đạc, báo cáo, thẩm định kết quả giảm nhẹ
phát thải KNK và kiểm kê KNK lĩnh vực chăn nuôi.
Điều 3. Giải thích từ
ngữ
1. Phát thải KNK là hoạt động giải
phóng KNK vào trong khí quyển.
2. Nguồn phát thải KNK là nơi xảy ra
các quá trình vật lý, hóa học, sinh hoá học trực tiếp gây phát thải ra KNK hoặc
các hoạt động liên quan từ lĩnh vực chăn nuôi.
3. Số liệu hoạt động là số liệu định
lượng vật nuôi, số liệu về quản lý vật nuôi và số liệu định lượng của các loại
vật chất, nhiên liệu sử dụng tại nguồn phát thải KNK.
4. Hệ số phát thải của một loại KNK là
khối lượng KNK phát thải hoặc loại bỏ trên mỗi đơn vị của số liệu hoạt động.
5. Cơ sở là các cơ sở phát thải KNK
thực hiện kiểm kê KNK thuộc lĩnh vực chăn nuôi.
6. Đường phát thải cơ sở là giả định
có cơ sở khoa học về tổng mức phát thải KNK từng năm của một lĩnh vực hoặc cơ
sở theo kịch bản phát triển thông thường (BAU) của lĩnh vực hoặc cơ sở đó khi
chưa thực hiện biện pháp giảm nhẹ phát thải KNK trong một giai đoạn nhất định.
7. Đơn vị chủ trì kiểm kê KNK cấp lĩnh
vực, xây dựng báo cáo giảm nhẹ phát thải KNK cấp lĩnh vực là đơn vị được giao,
đặt hàng hoặc lựa chọn thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Nguyên tắc
thực hiện kiểm kê KNK và đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải KNK
1. Kiểm kê KNK, đo đạc, báo cáo giảm
nhẹ phát thải KNK cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
a) Tính đầy đủ: Việc kiểm kê KNK, đo
đạc, báo cáo giảm nhẹ phát thải KNK phải thực hiện đối với tất cả các nguồn
phát thải KNK, các nguồn hấp thụ KNK. Số liệu được thu thập liên tục, không bị gián
đoạn;
b) Tính nhất quán: Việc kiểm kê KNK,
đo đạc, báo cáo giảm nhẹ phát thải KNK đảm bảo thống nhất về phương án giám
sát, số liệu tính toán, phương pháp kiểm kê KNK, phương pháp tính toán kết quả
giảm nhẹ phát thải KNK;
c) Tính minh bạch: Các tài liệu, dữ
liệu, giả định, số liệu hoạt động, hệ số áp dụng, phương pháp tính toán được
giải thích rõ ràng, trích dẫn nguồn, được lưu giữ để đảm bảo độ tin cậy, tính
chính xác cao;
d) Tính chính xác: Tính toán kiểm kê
KNK, đo đạc, báo cáo giảm nhẹ phát thải KNK đảm bảo độ tin cậy theo phương pháp
luận lựa chọn và giảm tối đa các sai lệch;
đ) Tính so sánh được: Kết quả kiểm kê
KNK, đo đạc, báo cáo giảm nhẹ phát thải KNK của một cơ sở, lĩnh vực đảm bảo các
điều kiện về số liệu, phương pháp luận có tính tương đồng để có thể so sánh
được.
2. Thẩm định giảm nhẹ phát thải KNK
cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
a) Tính độc lập: Duy trì tính độc lập
với các bên liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, khách quan trong quá
trình đánh giá;
b) Tính công bằng: Đảm bảo sự trung
thực, chính xác, khách quan và không thiên lệch.
Chương II
QUY
TRÌNH KỸ THUẬT KIỂM KÊ KHÍ NHÀ KÍNH
Mục 1. KIỂM KÊ KHÍ
NHÀ KÍNH CẤP LĨNH VỰC THUỘC LĨNH VỰC CHĂN NUÔI
Điều 5. Quy trình kỹ
thuật kiểm kê KNK cấp lĩnh vực
1. Xác định phạm vi kiểm kê KNK cấp
lĩnh vực.
2. Thu thập số liệu hoạt động phục vụ
kiểm kê KNK cấp lĩnh vực.
3. Lựa chọn hệ số phát thải KNK cấp
lĩnh vực.
4. Xác định phương pháp kiểm kê và
tính toán KNK cấp lĩnh vực.
5. Thực hiện kiểm soát chất lượng và
đảm bảo chất lượng kiểm kê KNK cấp lĩnh vực.
6. Đánh giá độ không chắc chắn kiểm kê
KNK cấp lĩnh vực.
7. Tính toán lại kết quả kiểm kê KNK
cấp lĩnh vực.
8. Xây dựng Báo cáo kiểm kê KNK cấp
lĩnh vực.
Điều 6. Phạm vi kiểm
kê KNK cấp lĩnh vực
Kiểm kê KNK lĩnh vực chăn nuôi thuộc
ngành nông nghiệp bao gồm:
1. Kiểm kê KNK cho quá trình vật lý,
hoá học, sinh hóa học của vật nuôi:
a) Phát thải KNK do tiêu hóa thức ăn
của vật nuôi;
b) Phát thải KNK do phân thải vật
nuôi;
2. Kiểm kê KNK do sử dụng năng lượng
trong chăn nuôi:
a) Phát thải KNK từ các hoạt động sử
dụng điện năng trong quá trình chăn nuôi;
b) Phát thải KNK từ các hoạt động sử
dụng nhiên liệu hóa thạch trong quá trình chăn nuôi.
Điều 7. Thu thập số
liệu hoạt động phục vụ kiểm kê KNK cấp lĩnh vực
1. Phương pháp và số liệu hoạt động
phục vụ kiểm kê KNK cấp lĩnh vực quy định chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm
theo Thông tư này.
2. Nguồn số liệu hoạt động được thu
thập từ cơ quan thống kê ở Trung ương, địa phương, các cơ quan, tổ chức có liên
quan và từ kết quả điều tra, khảo sát của đơn vị chuyên môn.
Điều 8. Lựa chọn hệ
số phát thải KNK cấp lĩnh vực
1. Đơn vị chủ trì kiểm kê KNK cấp lĩnh
vực thực hiện tính toán, xác định và sử dụng hệ số phát thải KNK phù hợp với
thực tế của ngành sau khi được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
2. Trường hợp không tính toán, xác
định và sử dụng hệ số phát thải KNK theo quy định tại khoản 1 Điều này, đơn vị
chủ trì kiểm kê KNK cấp lĩnh vực thực hiện áp dụng hệ số phát thải theo Danh mục
hệ số phát thải phục vụ kiểm kê KNK do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố.
3. Trường hợp các hệ số phát thải KNK
chưa được quy định tại khoản 2 Điều này thì áp dụng hệ số phát thải KNK theo
hướng dẫn mới nhất của Ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC).
Điều 9. Phương pháp
kiểm kê KNK cấp lĩnh vực
1. Phương pháp kiểm kê KNK cho các
hoạt động thuộc lĩnh vực chăn nuôi áp dụng theo Hướng dẫn kiểm kê KNK quốc gia
của IPCC phiên bản năm 2006 (sau đây gọi tắt là Hướng dẫn IPCC 2006) và bản
hiệu chỉnh năm 2019 cho Hướng dẫn IPCC 2006.
2. Công thức tính toán kiểm kê KNK cấp
lĩnh vực
a) Công thức tính lượng phát thải của
từng loại KNK cho các nguồn phát thải
Trong đó:
- i là loại KNK;
- t là nguồn thải t;
- KNKi,t là
tổng lượng phát thải KNK của nguồn phát thải t với KNK i (tấn);
- ADi,t là
số liệu hoạt động của nguồn phát thải t với KNK i;
- EFi,t là
hệ số phát thải của loại KNK i đối với loại số liệu hoạt động của nguồn phát
thải t (tấn/đơn vị của AD).
b) Công thức tính lượng phát thải CO2
tương đương của KNK i trong nguồn phát thải t
Trong đó:
- TPTi,t là
lượng phát thải CO2 tương đương của khí KNK i trong tiểu lĩnh vực t
(tấn CO2tđ);
- GWPi là hệ số tiềm
năng nóng lên toàn cầu của KNK i, áp dụng theo hướng dẫn mới nhất của IPCC.
c) Công thức tính tổng phát thải KNK
của nguồn phát thải t
Tổng lượng phát thải KNK là TPTt
(tấn CO2tđ) của nguồn phát thải t trong một giai đoạn bằng tổng
lượng phát thải từ tất cả nguồn phát thải các KNK i trong giai đoạn báo cáo,
công thức tính như sau:
d) Tính toán kiểm kê KNK cấp lĩnh vực
Tổng lượng phát thải KNK là TPT
(tấn CO2tđ) của lĩnh vực trong một giai đoạn bằng tổng lượng phát
thải KNK từ tất cả các nguồn thải t trong giai đoạn báo cáo, công thức tính như
sau:
Điều 10. Kiểm soát
chất lượng và đảm bảo chất lượng kiểm kê KNK cấp lĩnh vực
1. Đơn vị chủ trì kiểm kê KNK cấp lĩnh
vực thực hiện kiểm soát chất lượng kiểm kê KNK đối với các nội dung sau:
a) Các giả định, cách thức lựa chọn số
liệu hoạt động, hệ số phát thải và hệ số chuyển đổi;
b) Độ chính xác của việc nhập số liệu;
c) Kết quả tính toán phát thải KNK;
d) Sự minh bạch và tính nhất quán của
số liệu;
đ) Tính liên tục của số liệu;
e) Rà soát, đánh giá sự đầy đủ của tài
liệu lưu trữ nội bộ.
2. Cơ quan, đơn vị không tham gia vào
quá trình kiểm kê KNK thực hiện đảm bảo chất lượng kiểm kê KNK cấp lĩnh vực đối
với các nội dung sau:
a) Các giả định tính toán, tiêu chuẩn
lựa chọn số liệu hoạt động, hệ số phát thải và hệ số chuyển đổi;
b) Phương pháp kiểm kê được áp dụng và
quy trình, cách thức triển khai kiểm kê KNK, chất lượng của số liệu đầu vào
trong quá trình tính toán, kiểm kê;
c) Kết quả tính toán phát thải KNK;
d) Sự phù hợp lựa chọn hệ số chuyển
đổi trong các công thức tính toán;
đ) Tính minh bạch của dữ liệu;
e) Tính nhất quán của dữ liệu;
g) Tính liên tục của dữ liệu;
h) Sự sai lệch trong quá trình nhập số
liệu;
i) Độ không chắc chắn của báo cáo kiểm
kê;
k) Rà soát hệ thống lưu trữ tài liệu
nội bộ.
Điều 11. Đánh giá độ
không chắc chắn kiểm kê KNK cấp lĩnh vực
1. Đánh giá độ không chắc chắn của kết
quả kiểm kê KNK thực hiện đối với các nội dung sau:
a) Tính hoàn thiện của báo cáo;
b) Tính phù hợp thực tế của mô hình,
phương pháp kiểm kê;
c) Tính đầy đủ của dữ liệu tính toán;
d) Tính đại diện của số liệu;
đ) Tính bất thường của số liệu;
e) Sự thiếu minh bạch, sai phạm vi
kiểm kê.
2. Định lượng độ không chắc chắn kiểm
kê KNK thực hiện theo hướng dẫn tại Chương 3, Quyển 1, Hướng dẫn IPCC 2006, Bản
hiệu chỉnh 2019.
Điều 12. Tính toán
lại kết quả kiểm kê KNK cấp lĩnh vực
1. Việc tính toán lại kết quả kiểm kê
KNK cấp lĩnh vực của các kỳ kiểm kê trước được thực hiện khi xảy ra một trong
các trường hợp sau:
a) Thay đổi về phương pháp kiểm kê KNK
dẫn đến sự thay đổi đáng kể trong kết quả kiểm kê KNK gần nhất;
b) Có sự thay đổi về nguồn phát thải
KNK, hệ số phát thải KNK.
2. Đơn vị chủ trì kiểm kê KNK cấp lĩnh
vực có trách nhiệm bổ sung nội dung phần tính toán lại kết quả kiểm kê KNK của
kỳ kiểm kê trước vào trong Báo cáo kiểm kê KNK cấp lĩnh vực của kỳ báo cáo.
Điều 13. Xây dựng Báo
cáo kiểm kê KNK cấp lĩnh vực
Báo cáo kiểm kê KNK lĩnh vực chăn nuôi
theo Mẫu số 03 Phụ lục II Nghị định số 06/2022/NĐ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2022
của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải KNK và bảo vệ tầng ô-dôn.
Điều 14. Thẩm định và
báo cáo kiểm kê KNK cấp lĩnh vực
1. Cục Chăn nuôi trình Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn thành lập Hội đồng thẩm định và tổ chức họp Hội đồng
thẩm định báo cáo kiểm kê KNK lĩnh vực chăn nuôi. Thực hiện thẩm định báo cáo
kết quả kiểm kê KNK cấp lĩnh vực chăn nuôi theo quy trình tại Điều
10 Thông tư 01/2022/TT-BTNMT ngày 07 tháng 01 năm 2022 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định chi tiết thi hành Luật Bảo vệ môi trường về ứng phó với
biến đổi khí hậu (Thông tư 01/2022/TT- BTNMT).
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày
nhận được Báo cáo kết quả thẩm định, đơn vị chủ trì kiểm kê KNK hoàn thiện Báo
cáo kiểm kê KNK theo kết quả thẩm định và gửi về Cục Chăn nuôi để tổng hợp và
lưu trữ.
3. Cục Chăn nuôi gửi báo cáo kết quả
kiểm kê KNK lĩnh vực chăn nuôi theo quy định tại điểm a khoản 3
Điều 11 Nghị định số 06/2022/NĐ-CP gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn (qua Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường) tổng hợp gửi Bộ Tài nguyên và
Môi trường.
Mục 2. KIỂM KÊ KHÍ
NHÀ KÍNH CẤP CƠ SỞ THUỘC LĨNH VỰC CHĂN NUÔI
Điều 15. Quy trình kỹ
thuật kiểm kê KNK cấp cơ sở
1. Xác định phạm vi kiểm kê KNK cấp cơ
sở.
2. Thu thập số liệu hoạt động kiểm kê
KNK cấp cơ sở.
3. Lựa chọn hệ số phát thải KNK cấp cơ
sở.
4. Xác định phương pháp kiểm kê và
tính toán phát thải KNK cấp cơ sở.
5. Thực hiện kiểm soát chất lượng kiểm
kê KNK cấp cơ sở.
6. Đánh giá độ không chắc chắn kiểm kê
KNK cấp cơ sở.
7. Tính toán lại kết quả kiểm kê KNK
cấp cơ sở.
8. Xây dựng Báo cáo kết quả kiểm kê
KNK cấp cơ sở.
Điều 16. Phạm vi kiểm
kê KNK cấp cơ sở
Xác định ranh giới hoạt động của cơ sở
được thực hiện theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14064-1:2011, Phần 1: Quy định
kỹ thuật và hướng dẫn để định lượng và báo cáo các phát thải và loại bỏ KNK ở
cấp độ tổ chức.
Kiểm kê KNK cấp cơ sở được thực hiện
đối với các nguồn phát thải thuộc phạm vi quản lý của cơ sở, cụ thể như sau:
1. Nguồn phát thải trực tiếp:
a) Phát thải do tiêu hóa thức ăn của
vật nuôi;
b) Phát thải do phân thải vật nuôi;
c) Phát thải từ các hoạt động sử dụng
nhiên liệu hóa thạch trong quá trình chăn nuôi;
d) Phát thải KNK là các dung môi chất
lạnh từ thiết bị và quá trình sản xuất, rò rỉ dung môi chất lạnh của thiết bị
sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh của cơ sở.
2. Nguồn phát thải gián tiếp:
a) Phát thải do tiêu thụ điện năng mua
từ bên ngoài;
b) Phát thải do sử dụng năng lượng hơi
mua từ bên ngoài.
Điều 17. Thu thập số
liệu hoạt động kiểm kê KNK cấp cơ sở
1. Cơ sở thực hiện việc thu thập, quản
lý và lưu giữ số liệu hoạt động liên quan đến các nguồn phát thải trong phạm vi
quản lý.
2. Số liệu hoạt động cần thu thập phục
vụ kiểm kê KNK cấp cơ sở quy định tại mục II Phụ lục II ban hành kèm theo Thông
tư này.
Điều 18. Lựa chọn hệ
số phát thải KNK cấp cơ sở
1. Các cơ sở tính toán, xác định hệ số
phát thải KNK phù hợp với hiện trạng công nghệ, quy trình sản xuất theo Hướng
dẫn IPCC 2006 và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
2. Trường hợp không áp dụng khoản 1 Điều
này thì áp dụng hệ số phát thải theo Danh mục hệ số phát thải phục vụ kiểm kê
KNK do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố.
3. Trường hợp các hệ số phát thải KNK
chưa được quy định tại khoản 2 Điều này thì áp dụng hệ số phát thải KNK theo
hướng dẫn mới nhất của IPCC.
Điều 19. Phương pháp
kiểm kê KNK cấp cơ sở
1. Phương pháp tính toán cho các hoạt
động phát thải KNK hướng dẫn tại Mục 2 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư
này.
2. Công thức tính lượng phát thải KNK:
Trong đó:
- i là loại KNK;
- KNKi là lượng phát thải của KNK i
(tấn);
- ADi là số liệu hoạt động của KNK i;
- EFi là hệ số phát thải của KNK i.
3. Công thức tính tổng lượng phát thải
KNK của một cơ sở:
Trong đó:
- TPT là tổng lượng phát thải
KNK của cơ sở (tấn CO2tđ);
- GWPi là hệ số tiềm năng nóng
lên toàn cầu của KNK i, áp dụng theo hướng dẫn mới nhất của IPCC.
4. Thực hiện tính toán phát thải KNK
cấp cơ sở
Điều 20. Kiểm soát
chất lượng kiểm kê KNK cấp cơ sở
Quy trình kiểm soát chất lượng kiểm kê
KNK cấp cơ sở được thực hiện theo tiểu mục 6.1.2 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN
ISO 14064-1:2011, Phần
1: Quy định kỹ thuật và hướng dẫn định
lượng và báo cáo phát thải và loại bỏ KNK ở cấp độ cơ sở.
Điều 21. Đánh giá độ
không chắc chắn kiểm kê KNK cấp cơ sở
Đánh giá độ không chắc chắn kiểm kê
KNK cấp cơ sở thực hiện theo hướng dẫn quy định tại Điều 11 của Thông
tư này.
Điều 22. Tính toán
lại kết quả kiểm kê KNK cấp cơ sở
1. Cơ sở có trách nhiệm giải trình và
tính toán lại kết quả kiểm kê KNK của các kỳ kiểm kê trước khi xảy ra một trong
các trường hợp sau:
a) Có sự thay đổi về phạm vi kiểm kê
KNK;
b) Có sự thay đổi về phương pháp kiểm
kê KNK dẫn đến sự thay đổi trong kết quả kiểm kê KNK gần nhất;
c) Có sự thay đổi về nguồn và hệ số
phát thải KNK.
2. Cơ sở có trách nhiệm bổ sung nội
dung phần tính toán lại kết quả kiểm kê KNK của kỳ kiểm kê trước vào trong Báo
cáo kiểm kê KNK cấp cơ sở của kỳ báo cáo.
Điều 23. Xây dựng Báo
cáo kiểm kê KNK cấp cơ sở
Cơ sở xây dựng Báo cáo kiểm kê KNK cấp
cơ sở theo Mẫu số 06 Phụ lục II Nghị định số 06/2022/NĐ-CP.
Điều 24. Thẩm định và
báo cáo kết quả kiểm kê KNK cấp cơ sở
1. Quy trình thẩm định kết quả kiểm kê
KNK cấp cơ sở thực hiện theo quy định tại khoản 4 và khoản 6
Điều 11 Nghị định số 06/2022/NĐ-CP và Điều 12 Thông tư số
01/2022/TT-BTNMT.
2. Cơ sở tổ chức hoàn thiện báo cáo kết
quả kiểm kê KNK theo thông báo kết quả thẩm định và báo cáo kết quả kiểm kê KNK
theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 11 Nghị định số
06/2022/NĐ-CP và khoản 4 Điều 12 Thông tư số
01/2022/TT-BTNMT.
3. Cục Chăn nuôi chủ trì tiếp nhận,
tổng hợp báo cáo kiểm kê KNK cấp cơ sở để cập nhật vào cơ sở dữ liệu trực tuyến
về kiểm kê KNK trong phạm vi quản lý của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông
thôn.
4. Khuyến khích các cơ sở nghiên cứu
và ứng dụng giải pháp số trong thực hiện báo cáo kiểm kê KNK.
Chương III
ĐO
ĐẠC, BÁO CÁO, THẨM ĐỊNH GIẢM NHẸ PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH
Mục 1. HƯỚNG DẪN ĐO
ĐẠC, BÁO CÁO, THẨM ĐỊNH GIẢM NHẸ PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH CẤP LĨNH VỰC THUỘC LĨNH
VỰC CHĂN NUÔI
Điều 25. Căn cứ thực
hiện đo đạc, báo cáo và thẩm định giảm nhẹ phát thải KNK cấp lĩnh vực
1. Việc đo đạc, báo cáo và thẩm định
giảm nhẹ phát thải KNK được thực hiện theo Kế hoạch giảm nhẹ phát thải KNK cấp
lĩnh vực và Phương án giám sát thực hiện kế hoạch giảm nhẹ phát thải KNK cấp
lĩnh vực, bao gồm các hoạt động chính sau:
a) Xây dựng đường phát thải cơ sở cho
giai đoạn 2026 - 2030;
b) Xây dựng phương án theo dõi, giám
sát việc thực hiện kế hoạch giảm nhẹ phát thải KNK (sau đây gọi là phương án
giám sát);
c) Đo đạc kết quả giảm nhẹ phát thải
KNK;
d) Thẩm định và báo cáo kết quả giảm
nhẹ phát thải KNK cấp lĩnh vực.
2. Báo cáo kết quả giảm nhẹ phát thải
KNK cấp lĩnh vực được xây dựng theo Mẫu số 01, Phụ lục III Nghị định số
06/2022/NĐ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát
thải KNK và bảo vệ tầng ô-dôn.
3. Hoạt động giám sát, đo đạc, báo cáo
kết quả giảm nhẹ phát thải KNK được thể hiện trong mục IV Hoạt động giám sát
trong Kế hoạch giảm nhẹ phát thải KNK cấp lĩnh vực theo quy định tại Mẫu số 01,
Phụ lục IV Nghị định số 06/2022/NĐ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ
quy định giảm nhẹ phát thải KNK và bảo vệ tầng ô-dôn.
Điều 26. Xây dựng
đường phát thải cơ sở của lĩnh vực chăn nuôi
1. Đường phát thải cơ sở của lĩnh vực
Chăn nuôi được xây dựng chi tiết đến từng năm trong giai đoạn 2026 - 2030 cho
tất cả các nguồn phát thải được thực hiện kiểm kê KNK.
2. Quy trình xây dựng đường phát thải
cơ sở của lĩnh vực chăn nuôi bao gồm các bước sau:
a) Xây dựng kịch bản phát triển thông
thường (BAU) của lĩnh vực chăn nuôi căn cứ trên hiện trạng hiện nay;
b) Phương pháp tính toán mức phát thải
KNK theo kịch bản phát triển thông thường (BAU);
c) Xây dựng đường phát thải cơ sở chi
tiết đến từng năm theo kịch bản phát triển thông thường (BAU) cho các nguồn
phát thải trong giai đoạn 2026 - 2030.
3. Đường phát thải cơ sở phải được cập
nhật 02 (hai) năm một lần, và được thể hiện trong báo cáo kết quả giảm nhẹ phát
thải KNK cấp lĩnh vực.
Điều 27. Đo đạc, tính
toán kết quả giảm nhẹ phát thải KNK cấp lĩnh vực thuộc lĩnh vực chăn nuôi
1. Việc đo đạc giảm nhẹ phát thải KNK
lĩnh vực chăn nuôi phải phù hợp với phương án giám sát kế hoạch giảm nhẹ phát
thải KNK.
2. Tính toán kết quả giảm nhẹ phát
thải KNK lĩnh vực chăn nuôi hàng năm theo công thức:
Trong đó:
- GPTCT là tổng
lượng giảm phát thải lĩnh vực chăn nuôi trong một năm (tấn CO2tđ);
- t là nguồn thải t;
- GPTt là mức giảm
phát thải trong một năm của nguồn thải t (tấn CO2tđ). GPTt được tính
như sau:
Trong đó:
- PTCSi,t là
mức phát thải KNK trong một năm theo kịch bản phát triển thông thường đối với
nguồn thải t và nguồn phát thải i (tấn CO2tđ);
- KNKi,t là
mức phát thải KNK trong một năm của nguồn thải t và nguồn phát thải i (tấn CO2tđ).
Điều 28. Báo cáo giảm
nhẹ phát thải KNK cấp lĩnh vực
Báo cáo giảm nhẹ phát thải KNK cấp
lĩnh vực Chăn nuôi thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn thực hiện theo Mẫu số 01 Phụ lục III Nghị định số 06/2022/NĐ-CP.
Điều 29. Thẩm định và
báo cáo giảm nhẹ phát thải KNK cấp lĩnh vực
1. Cục Chăn nuôi chủ trì tổ chức thẩm
định giảm nhẹ phát thải KNK lĩnh vực chăn nuôi theo quy trình tại Điều
11 Thông tư số 01/2022/TT-BTNMT. Cục Chăn nuôi trình Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn thành lập Hội đồng thẩm định và tổ chức họp Hội đồng thẩm định
kết quả giảm nhẹ phát thải KNK lĩnh vực chăn nuôi.
2. Đơn vị chủ trì xây dựng Báo cáo
giảm nhẹ phát thải KNK lĩnh vực hoàn thiện báo cáo theo kết luận của Hội đồng
thẩm định, gửi báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn qua Cục Chăn nuôi
để tổng hợp.
3. Cục Chăn nuôi chủ trì tổng hợp Báo
cáo giảm nhẹ phát thải KNK lĩnh vực chăn nuôi hàng năm thực hiện theo quy định
tại điểm b khoản 3 Điều 10 Nghị định số 06/2022/NĐ-CP gửi Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường)
tổng hợp gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Mục 2. HƯỚNG DẪN ĐO
ĐẠC, BÁO CÁO, THẨM ĐỊNH GIẢM NHẸ PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH CẤP CƠ SỞ THUỘC LĨNH
VỰC CHĂN NUÔI
Điều 30. Căn cứ thực
hiện đo đạc, báo cáo và thẩm định giảm nhẹ phát thải KNK cấp cơ sở
Việc đo đạc, báo cáo và thẩm định giảm
nhẹ phát thải KNK căn cứ theo Kế hoạch giảm nhẹ phát thải KNK cấp cơ sở và
Phương án giám sát kế hoạch giảm nhẹ phát thải KNK của cơ sở, cụ thể:
1. Kế hoạch giảm nhẹ phát thải KNK cấp
cơ sở xây dựng theo Mẫu số 02 Phụ lục IV Nghị định số 06/2022/NĐ-CP.
2. Phương án giám sát thực hiện kế
hoạch giảm nhẹ phát thải KNK của cơ sở theo quy định tại Phụ lục III ban hành
kèm theo Thông tư này.
Điều 31. Đo đạc, tính
toán kết quả giảm nhẹ phát thải KNK cấp cơ sở
1. Việc đo đạc giảm nhẹ phát thải KNK
của cơ sở phải phù hợp với phương án giám sát thực hiện kế hoạch giảm nhẹ phát
thải KNK của cơ sở đó.
2. Tính toán kết quả giảm nhẹ phát
thải KNK của cơ sở trong một năm theo công thức sau:
Trong đó:
- GPT là lượng giảm phát thải
KNK của cơ sở trong một năm (tấn CO2tđ);
- d là biện pháp giảm nhẹ phát
thải KNK của cơ sở;
- GPTd là mức giảm
phát thải KNK của cơ sở trong một năm khi thực hiện biện pháp giảm nhẹ d (tấn
CO2tđ). GPTd được tính như sau:
GPTd
= PTCSd - PTd
Trong đó:
- PTd là mức phát
thải KNK của cơ sở trong một năm khi thực hiện biện pháp giảm nhẹ d (tấn CO2tđ);
- PTCSd là mức phát thải
KNK dự kiến của cơ sở trong một năm khi không thực hiện biện pháp giảm nhẹ phát
thải d theo kịch bản phát triển thông thường (tấn CO2tđ).
3. Phương pháp xác định mức phát thải
dự kiến và phương pháp tính toán kết quả giảm phát thải KNK của cơ sở phải thống
nhất với Kế hoạch giảm nhẹ phát thải KNK và Phương án giám sát kế hoạch giảm
nhẹ phát thải KNK của cơ sở.
4. Cơ sở nghiên cứu áp dụng các phương
pháp luận tính toán giảm phát thải KNK theo tiêu chuẩn quốc tế được nêu tại Phụ
lục V hoặc các hướng dẫn về phát triển tín chỉ các bon theo quy định của Điều
6.2 và/hoặc Điều 6.4 của thoả thuận Paris.
Điều 32. Báo cáo giảm
nhẹ phát thải KNK cấp cơ sở
Cơ sở xây dựng Báo cáo giảm nhẹ phát
thải KNK cấp cơ sở theo Mẫu số 02 Phụ lục III Nghị định số 06/2022/NĐ-CP.
Điều 33. Trách nhiệm kiểm
tra, giám sát hoạt động giảm nhẹ phát thải KNK
Cục Chăn nuôi kiểm tra, giám sát hoạt
động giảm nhẹ phát thải KNK của các cơ sở phải kiểm kê KNK trong phạm vi lĩnh
vực chăn nuôi.
Cơ quan quản lý chuyên ngành chăn nuôi
cấp tỉnh phối hợp với Cục Chăn nuôi kiểm tra, giám sát hoạt động giảm nhẹ phát
thải KNK của các cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định
06/2022/NĐ-CP.
Điều 34. Cơ quan quản
lý hoạt động của tổ chức thẩm định, kiểm định KNK lĩnh vực chăn nuôi, báo cáo
kiểm kê KNK lĩnh vực chăn nuôi, báo cáo giảm nhẹ phát thải KNK lĩnh vực chăn
nuôi
1. Tổ chức thẩm định và kiểm định KNK
lĩnh vực chăn nuôi phải đáp ứng quy định tại Nghị định 06/2022/NĐ-CP và pháp
luật có liên quan.
2. Cục Chăn nuôi thực hiện quản lý,
giám sát và kiểm tra hoạt động tổ chức thẩm định và kiểm định KNK lĩnh vực chăn
nuôi; tổ chức, đơn vị thực hiện xây dựng báo cáo kiểm kê KNK lĩnh vực chăn
nuôi, báo cáo giảm nhẹ phát thải KNK lĩnh vực chăn nuôi theo quy định tại Nghị
định 06/2022/NĐ-CP và pháp luật có liên quan.
Điều 35. Thẩm định và
báo cáo giảm nhẹ phát thải KNK cấp cơ sở
1. Thẩm định giảm nhẹ phát thải KNK
cấp cơ sở thực hiện theo quy trình kỹ thuật tại Mục III Phụ lục IV ban hành kèm
theo Thông tư này.
2. Báo cáo thẩm định giảm nhẹ phát
thải KNK cấp cơ sở được xây dựng theo mẫu tại Phụ lục II.2 Thông tư số
01/2022/TT-BTNMT.
3. Cơ sở gửi báo cáo giảm nhẹ phát
thải KNK theo quy định tại điểm a, khoản 3 Điều 10 Nghị định số
06/2022/NĐ-CP và khoản 4 Điều 13 Thông tư số
01/2022/TT-BTNMT.
Chương IV
ĐIỀU
KHOẢN THI HÀNH
Điều 36. Hiệu lực thi
hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành
kể từ ngày 25 tháng 01 năm 2025.
2. Quy định chuyển tiếp: Hoạt động đo
đạc, báo cáo và thẩm định giảm nhẹ phát thải KNK và kiểm kê KNK lĩnh vực chăn
nuôi được phê duyệt trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thì thực hiện theo
nội dung đã được phê duyệt.
Điều 37. Tổ chức thực
hiện
1. Cục Chăn nuôi có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc
thực hiện Thông tư này;
b) Quản lý cơ sở dữ liệu trực tuyến về
đo đạc, báo cáo và thẩm định giảm nhẹ phát thải KNK lĩnh vực chăn nuôi;
c) Tham mưu Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn phê duyệt cấp quyền truy cập, trách nhiệm nhập dữ liệu lên hệ
thống cơ sở dữ liệu trực tuyến về đo đạc, báo cáo và thẩm định giảm nhẹ phát
thải KNK cho các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đo đạc, báo cáo, thẩm
định giảm nhẹ phát thải KNK và kiểm kê KNK lĩnh vực chăn nuôi.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có
khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan kịp thời
phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Chăn nuôi) để kịp
thời xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
-
Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng Chính phủ;
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Tổng kiểm toán nhà nước;
- Cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo; Cổng Thông tin điện tử Chính phủ; Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn
bản quy phạm pháp luật;
- Bộ NN&PTNT: Bộ trưởng; các Thứ trưởng; các đơn vị thuộc Bộ; Cổng thông
tin điện tử Bộ NN&PTNT;
- Lưu: VT, CN.
|
KT. BỘ
TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Phùng Đức Tiến
|
PHỤ
LỤC I
HƯỚNG
DẪN KIỂM KÊ KHÍ NHÀ KÍNH CẤP LĨNH VỰC CHĂN NUÔI
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 19/2024/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 12 năm 2024 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
I. Phương pháp
kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực chăn nuôi
1. Tiêu hóa
thức ăn
Phát thải mêtan từ lên men đường ruột
được ước tính bằng cách sử dụng phương pháp theo công thức 10.19, 10.20 tại
trang 10.39 và công thức 10.21a tại trang 10.47 của Chương 10, quyển 4, Hướng
dẫn kiểm kê quốc gia khí nhà kính 2006, bản hiệu chỉnh 2019 (IPCC 2006, 2019
refinement).
ET = Phát thải CH4
từ hoạt động lên men đường ruột (Gg CH4/năm).
EF(T) = Hệ số phát thải
theo từng loại vật nuôi, (kg CH4/vật nuôi/năm).
N(T) = Số lượng theo từng
loại vật nuôi.
T = Loại vật nuôi.
P = hệ thống sản lượng, sản lượng cao
hoặc thấp
Total CH4 Enteric = Tổng
phát thải CH4 từ hoạt động lên men đường ruột (Gg CH4/năm).
ET = Phát thải theo từng
loại vật nuôi.
EF = hệ số phát thải (kg CH4/đầu vật
nuôi/năm)
DMI = Lượng vật chất khô tiêu thụ
(kg/ngày)
MY = lượng mê-tan phát thải trên ngày
(g CH4/kg DMI)
365 = số ngày trong năm
1000 = quy đổi g CH4 sang kg CH4
Hướng dẫn phân loại hệ thống chăn
nuôi, quản lý chăm sóc, nuôi dưỡng thực hiện theo hướng dẫn của IPCC 2006, 2019
refinement.
Cơ quan chủ trì lựa chọn phương pháp
bậc 1 hoặc bậc 2 phù hợp với dữ liệu thông tin và nguồn lực có sẵn khi thực
hiện báo cáo kiểm kê.
2. Quản lý
chất thải vật nuôi
2.1. Phát thải khí CH4
a) Phương pháp luận
Phát thải CH4 được tạo ra
trong quá trình lưu trữ và xử lý chất thải (phân) vật nuôi. Thuật ngữ “chất thải”
được sử dụng ở đây để mô tả bao gồm cả phân và nước tiểu (tức là chất rắn và
chất lỏng) của vật nuôi. Sự phân hủy của chất thải trong điều kiện yếm khí
(nghĩa là trong trường hợp không có oxy), trong quá trình lưu trữ và xử lý tạo
ra CH4 (IPCC 2006).
Các yếu tố chính ảnh hưởng đến phát
thải CH4 là lượng chất thải được sản sinh từ vật nuôi và lượng chất
thải phân hủy yếm khí. Yếu tố lượng chất thải phụ thuộc vào tốc độ sản sinh
chất thải của từng loại vật nuôi và số lượng vật nuôi, yếu tố thứ hai là phụ
thuộc vào cách quản lý, xử lý chất thải. Khi chất thải được lưu trữ hoặc xử lý
dưới dạng chất lỏng (ví dụ, trong bể hoặc hố…), sẽ phân hủy yếm khí và có thể
tạo ra một lượng CH4 đáng kể. Nhiệt độ và thời gian lưu trữ của
thiết bị lưu trữ cũng ảnh hưởng đến lượng khí CH4 được tạo ra. Khi
chất thải được xử lý dưới dạng chất rắn hoặc trên đồng cỏ, bãi chăn thả thì có
xu hướng phân hủy trong điều kiện hiếu khí và sản xuất ít CH4 hơn
(IPCC 2006, 2019 refinement).
CH4: Tổng phát thải CH4
từ quản lý chất thải vật nuôi
N(T,P) = Số lượng theo từng
loại vật nuôi.
VS(T,P) = Hệ số bài tiết
chất rắn bay hơi theo từng loại vật nuôi
AWMS(T,S,P) = Tỷ lệ chất
thải được xử lý trong hệ thống xử lý theo từng loại vật nuôi
EF(T,S,P) = Hệ số phát thải
CH4 theo hệ thống xử lý chất thải theo từng loại vật nuôi, (kg CH4/vật
nuôi/năm).
S = hệ thống xử lý chất thải
T = loại vật nuôi
P: hệ thống sản lượng, sản lượng cao
hoặc thấp
VS(T,P) = Hệ số bài tiết
chất rắn bay hơi theo từng loại vật nuôi
VSrate(T,P) = Hệ số bài tiết
chất rắn bay hơi theo từng loại vật nuôi (kg/1000.ngày)
TAM(T,P) = Trọng lượng điển
hình của vật nuôi
T = loại vật nuôi
P = hệ thống sản lượng, sản lượng cao
hoặc thấp
Phát thải mê-tan trong hạng mục quản
lý chất thải vật nuôi được ước tính bằng cách sử dụng phương pháp tính dựa trên
các hệ số: hệ số MCF (hệ số chuyển đổi CH4), Bo (năng lực sản xuất CH4 tối đa),
VS (bài tiết chất rắn bay hơi mỗi ngày) và số liệu về tỷ lệ hệ thống quản lý
chất thải (IPCC 2006).
VS(T) = Lượng bài tiết chất
rắn bay hơi mỗi ngày theo từng loại vật nuôi (kg chất
rắn/vật nuôi/ngày)
Bo(T) = Năng lực sản xuất
CH4 tối đa theo từng loại vật nuôi (m3 CH4/kg VS
bài tiết)
MCF(S,k) = Hệ số chuyển đổi
CH4 theo từng hệ thống quản lý chất thải S theo vùng khí hậu k (%)
AWMS(T,S,k): Tỷ lệ chất
thải được xử lý theo từng hệ thống quản lý chất thải S theo vùng khí hậu k theo
từng loại vật nuôi
EF(T) = Hệ số phát thải CH4
theo hệ thống xử lý chất thải theo từng loại vật nuôi, (kg CH4/vật
nuôi/năm).
S = hệ thống xử lý chất thải
T = loại vật nuôi k = vùng khí hậu
Cơ quan chủ trì lựa chọn phương pháp
bậc 1 hoặc bậc 2 phù hợp với dữ liệu thông tin và nguồn lực có sẵn khi thực
hiện báo cáo kiểm kê.
2.2. Phát thải Nitơ Oxit (N2O)
Số liệu hoạt động là lượng (N) được xử
lý bởi mỗi hệ thống quản lý chất thải theo từng loại vật nuôi theo từng vùng
khí hậu (vùng có nhiệt độ trung bình từ 15-25oC và vùng có nhiệt độ
trung bình lớn hơn 25oC). Số liệu hoạt động được ước tính theo số
lượng vật nuôi theo từng vùng khí hậu (N(T)), giá trị bài tiết N hàng năm trung
bình trên mỗi con vật nuôi (Nex(T)) và tỷ lệ của tổng số bài tiết hàng năm của
từng loại gia súc trong hệ thống Quản lý chất thải chăn nuôi theo từng vùng khí
hậu (AWMS(T,S)).
Số lượng vật nuôi (N(T)): Xem chi tiết
trong phần số liệu hoạt động của phát thải CH4 từ Quản lý chất thải
vật nuôi (Số lượng vật nuôi theo từng khí hậu (vùng có nhiệt độ trung bình từ
15 đến 250C và vùng có nhiệt độ trung bình lớn hơn 250C)
năm 2020).
N2OD(mm) = Lượng
phát thải N2O trực tiếp từ quản lý phân thải chăn nuôi (kg N2O/năm)
N(T) = Số lượng theo từng
loại vật nuôi.
Nex(T) = giá trị bài tiết N
hàng năm trung bình trên mỗi con vật nuôi (kg N/vật nuôi/năm)
AWMS(T,S) = Tỷ lệ chất thải
được xử lý trong hệ thống xử lý theo từng loại vật nuôi
EF3(S) = Hệ số phát thải N2O
trực tiếp theo hệ thống xử lý chất thải theo từng loại vật nuôi (kgN2O-N/kg
N)
S = hệ thống xử lý chất thải
T = loại vật nuôi
P = hệ thống sản lượng, sản lượng cao
hoặc thấp
3. Sử dụng
điện trong quá trình chăn nuôi
Phát thải KNK từ các hoạt động sử dụng
điện năng trong quá trình chăn nuôi được tính theo công thức sau:
TPTĐ = ADn *
EFn
Trong đó:
- TPTĐ = tổng phát thải CO2
gián tiếp từ hoạt động sử dụng điện năng mua từ nguồn n (tấn CO2tđ);
- n = nguồn mua điện, các nguồn gồm:
điện lưới và điện mua trực tiếp;
- ADn = tổng lượng điện
năng tiêu thụ mua từ nguồn n (MWh);
- EFn = hệ số phát thải CO2
từ nguồn n (tấn CO2tđ/MWh) do đơn vị bán điện cung cấp kèm
theo tài liệu minh chứng. Trường hợp điện mua từ điện lưới, EFn là
hệ số phát thải của lưới điện quốc gia do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố
cho năm tính toán.
4. Sử dụng
nhiên liệu hóa thạch trong quá trình chăn nuôi
Phát thải KNK liên quan đến việc đốt
các nhiên liệu với mục đích tạo ra năng lượng (điện, nhiệt hơi nóng...) được
tính theo công thức sau:
Trong đó:
- TPTF = tổng phát thải CO2
tương đương của KNK i trực tiếp từ hoạt động đốt nhiên liệu F (tấn CO2tđ);
- i = loại KNK được kiểm kê;
- F = loại nhiên liệu sử dụng cho hoạt
động đốt tạo ra năng lượng;
- ADF = lượng tiêu thụ nhiên liệu F
(TJ);
- EFF,i = hệ số phát thải
của KNK i đối với loại nhiên liệu F (kg/TJ);
- GWPi = hệ số tiềm năng
nóng lên toàn cầu của KNK i, áp dụng theo hướng dẫn mới nhất của IPCC.
II. Thu thập
số liệu hoạt động phục vụ kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực chăn nuôi
1. Phát thải từ tiêu
hóa thức ăn
- Dữ liệu về số lượng đầu con;
- Hệ số phát thải CH4.
2. Phát thải từ quản
lý chất thải vật nuôi
- Tỷ lệ quản lý chất thải
- Tỷ lệ % CH4 sản sinh, rò
rỉ, bay hơi trong hầm kỵ khí
- Trọng lượng vật nuôi
- Các hệ số MCF (hệ số chuyển đổi CH4),
Bo (năng lực sản xuất CH4 tối đa), VS (bài tiết chất rắn bay hơi mỗi
ngày)
3. Phát thải từ sử
dụng điện trong chăn nuôi
- Dữ liệu về lượng điện năng tiêu thụ
theo nguồn
- Hệ số phát thải của từng nguồn điện
sử dụng
4. Phát thải từ sử
dụng nhiên liệu hóa thạch trong chăn nuôi
- Dữ liệu về lượng nhiên liệu hóa
thạch sử dụng theo từng loại nhiên liệu
- Hệ số phát thải của từng loại nhiên
liệu
PHỤ
LỤC II
HƯỚNG
DẪN KIỂM KÊ KHÍ NHÀ KÍNH CẤP CƠ SỞ
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 19/2024/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 12 năm 2024 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
I. Phương pháp
kiểm kê khí nhà kính cho từng hoạt động phát thải khí nhà kính cấp cơ sở
1. Tiêu hóa
thức ăn
Phát thải mêtan từ lên men đường ruột
được ước tính bằng cách sử dụng phương pháp theo công thức 10.19, 10.20 tại
trang 10.39 và công thức 10.21a tại trang 10.47 của Chương 10, quyển 4, Hướng
dẫn kiểm kê quốc gia khí nhà kính 2006 bản hiệu chỉnh 2019 (IPCC 2006, 2019
refinement).
ET = Phát thải CH4
từ hoạt động lên men đường ruột (Gg CH4/năm).
EF(T) = Hệ số phát thải
theo từng loại vật nuôi, (kg CH4/vật nuôi/năm).
N(T) = Số lượng theo từng
loại vật nuôi.
T = Loại vật nuôi.
P = hệ thống
sản lượng, sản lượng cao hoặc thấp
Total CH4 Enteric = Tổng
phát thải CH4 từ hoạt động lên men đường ruột (Gg CH4/năm).
ET = Phát thải theo từng
loại vật nuôi.
EF = hệ số phát thải (kg CH4/đầu
vật nuôi/năm)
DMI = Lượng thức ăn khô tiêu thụ
(kg/ngày)
MY = lượng mê-tan phát thải trên ngày
(g CH4/kg DMI)
365 = số ngày trong năm
1000 = quy đổi g CH4 sang
kg CH4
Cơ sở áp dụng tối thiểu phương pháp
tính bậc 1, khuyến khích cơ sở áp dụng phương pháp tính bậc 2 khi có đủ thông
tin và nguồn lực thực hiện.
2. Quản lý
chất thải vật nuôi
2.1. Phát thải khí CH4
a) Phương pháp luận
Phát thải CH4 được tạo ra
trong quá trình lưu trữ và xử lý chất thải (phân) vật nuôi. Thuật ngữ “chất thải”
được sử dụng ở đây để mô tả bao gồm cả phân và nước tiểu (tức là chất rắn và
chất lỏng) của vật nuôi. Sự phân hủy của chất thải trong điều kiện yếm khí
(nghĩa là trong trường hợp không có oxy), trong quá trình lưu trữ và xử lý tạo
ra CH4 (IPCC,2006).
Các yếu tố chính ảnh hưởng đến phát
thải CH4 là lượng chất thải được sản sinh từ vật nuôi và lượng chất
thải phân hủy yếm khí. Yếu tố lượng chất thải phụ thuộc vào tốc độ sản sinh
chất thải của từng loại vật nuôi và số lượng vật nuôi, yếu tố thứ hai là phụ
thuộc vào cách quản lý, xử lý chất thải. Khi chất thải được lưu trữ hoặc xử lý
dưới dạng chất lỏng (ví dụ, trong bể hoặc hố…), sẽ phân hủy yếm khí và có thể
tạo ra một lượng CH4 đáng kể. Nhiệt độ và thời gian lưu trữ của
thiết bị lưu trữ cũng ảnh hưởng đến lượng khí CH4 được tạo ra. Khi
chất thải được xử lý dưới dạng chất rắn hoặc trên đồng cỏ, bãi chăn thả thì có
xu hướng phân hủy trong điều kiện hiếu khí và sản xuất ít CH4 hơn
(IPCC 2006, 2019 refinement).
CH4 = Tổng phát thải CH4
từ quản lý chất thải vật nuôi
N(T,P) = Số lượng theo từng
loại vật nuôi.
VS(T,P) = Hệ số bài tiết
chất rắn bay hơi theo từng loại vật nuôi
AWMS(T,S,P) = Tỷ lệ chất
thải được xử lý trong hệ thống xử lý theo từng loại vật nuôi
EF(T,S,P) = Hệ số phát thải
CH4 theo hệ thống xử lý chất thải theo từng loại vật nuôi, (kg CH4/vật
nuôi/năm).
S = hệ thống xử lý chất thải
T = loại vật nuôi
P = hệ thống sản lượng, sản lượng cao
hoặc thấp
VS(T,P) = Hệ số bài tiết
chất rắn bay hơi theo từng loại vật nuôi
VSrate(T,P) = Hệ số bài tiết
chất rắn bay hơi theo từng loại vật nuôi
(kg/1000.ngày)
TAM(T,P) = Trọng lượng điển
hình của vật nuôi
T = loại vật nuôi
P = hệ thống sản lượng, sản lượng cao
hoặc thấp
Phát thải mê-tan trong hạng mục quản
lý chất thải vật nuôi được ước tính bằng cách sử dụng phương pháp tính dựa trên
các hệ số: hệ số MCF (hệ số chuyển đổi CH4), Bo (năng lực sản xuất CH4 tối đa),
VS (bài tiết chất rắn bay hơi mỗi ngày) và số liệu về tỷ lệ hệ thống quản lý
chất thải (IPCC 2006).
VS(T) = Lượng bài tiết chất
rắn bay hơi mỗi ngày theo từng loại vật nuôi (kg chất
rắn/vật nuôi/ngày)
Bo(T) = Năng lực sản xuất
CH4 tối đa theo từng loại vật nuôi (m3 CH4/kg VS bài
tiết)
MCF(S,k) = Hệ số chuyển đổi
CH4 theo từng hệ thống quản lý chất thải S theo vùng khí hậu k (%)
AWMS(T,S,k) = Tỷ lệ chất
thải được xử lý theo từng hệ thống quản lý chất thải S theo vùng khí hậu k theo
từng loại vật nuôi
EF(T) = Hệ số phát thải CH4
theo hệ thống xử lý chất thải theo từng loại vật nuôi, (kg CH4/vật
nuôi/năm).
S = hệ thống xử lý chất thải
T = loại vật nuôi k = vùng khí hậu
2.2. Phát thải Nitơ Oxit (N2O)
Số liệu hoạt động là lượng (N) được xử
lý bởi mỗi hệ thống quản lý chất thải theo từng loại vật nuôi theo từng vùng
khí hậu (vùng có nhiệt độ trung bình từ 15-25oC và vùng có nhiệt độ
trung bình lớn hơn 25oC). Số liệu hoạt động được ước tính theo số
lượng vật nuôi theo từng vùng khí hậu (N(T)), giá trị bài tiết N hàng năm trung
bình trên mỗi con vật nuôi (Nex(T)) và tỷ lệ của tổng số bài tiết hàng năm của từng
loại gia súc trong hệ thống Quản lý chất thải chăn nuôi theo từng vùng khí hậu
(AWMS(T,S)).
Số lượng vật nuôi (N(T)): Xem chi tiết
trong phần số liệu hoạt động của phát thải CH4 từ Quản lý chất thải
vật nuôi (Số lượng vật nuôi theo từng khí hậu (vùng có nhiệt độ trung bình từ
15 đến 250C và vùng có nhiệt độ trung bình lớn hơn 250C)
năm 2020).
N2OD(mm) = Lượng
phát thải N2O trực tiếp từ quản lý phân thải chăn nuôi (kg N2O/năm)
N(T,P) = Số lượng theo từng
loại vật nuôi.
Nex(T,P) = giá trị bài tiết
N hàng năm trung bình trên mỗi con vật nuôi (kg N/vật nuôi/năm)
AWMS(T,S,P) = Tỷ lệ chất thải được xử
lý trong hệ thống xử lý theo từng loại vật nuôi
EF3(S) = Hệ số phát thải N2O
trực tiếp theo hệ thống xử lý chất thải theo từng loại vật nuôi (kgN2O-N/kg
N)
S = hệ thống xử lý chất thải
T = loại vật nuôi
P = hệ thống sản lượng, sản lượng cao
hoặc thấp
3. Phát thải
KNK trực tiếp từ hoạt động đốt nhiên liệu
Phát thải KNK liên quan đến việc đốt
các nhiên liệu với mục đích tạo ra năng lượng (điện, nhiệt hơi nóng...) được
tính theo công thức sau:
Trong đó:
- TPTF = tổng phát thải CO2
tương đương của KNK i trực tiếp từ hoạt động đốt nhiên liệu F (tấn CO2tđ);
- i = loại KNK được kiểm kê;
- F = loại nhiên liệu sử dụng cho hoạt
động đốt tạo ra năng lượng;
- ADF = lượng tiêu thụ nhiên liệu F
(TJ);
- EFF,i = hệ số phát thải
của KNK i đối với loại nhiên liệu F (kg/TJ);
- GWPi = hệ số tiềm năng
nóng lên toàn cầu của KNK i, áp dụng theo hướng dẫn mới nhất của IPCC.
4. Phát thải
KNK rò rỉ từ thiết bị và quá trình sản xuất kinh doanh môi chất lạnh (khí nhà
kính HFC và HCFC)
Phương pháp kiểm kê phát thải KNK từ
rò rỉ các môi chất lạnh HFC và HCFC có thể lựa chọn một trong hai phương pháp
sau:
4.1. Phương pháp tính toán dựa vào
lượng môi chất lạnh mua bổ sung hàng năm (khuyến nghị áp dụng)
Tổng lượng phát thải KNK là các môi
chất lạnh rò rỉ tính toán dựa vào lượng môi chất lạnh mua bổ sung hàng năm theo
công thức sau:
Trong đó:
- TPTmcl = tổng lượng phát
thải KNK từ rò rỉ các môi chất lạnh j (tấn CO2tđ);
- j = môi chất lạnh j;
- ADj = lượng môi chất lạnh
j mua bổ sung hàng năm (kg);
- GWPj = hệ số tiềm năng
nóng lên toàn cầu của môi chất lạnh j, áp dụng theo hướng dẫn mới nhất của
IPCC.
4.2. Phương pháp tính toán dựa vào các
hệ số phát thải theo hướng dẫn của IPCC
Tổng lượng phát thải từ rò rỉ các môi
chất lạnh tính toán dựa vào các hệ số phát thải được phân tách cho từng giai
đoạn gồm: Giai đoạn lắp đặt, vận hành và thải bỏ các thiết bị làm lạnh. Công
thức tính như sau:
Ej = EA + EO + ED
Trong đó:
- Ej = tổng lượng môi chất
lạnh j rò rỉ (kg);
- EA = lượng môi chất lạnh
j rò rỉ trong giai đoạn lắp đặt các thiết bị làm lạnh (kg), EA được tính theo
công thức:
EA = CA * k/100
Trong đó:
+ CA = lượng môi chất lạnh
được nạp vào thiết bị mới (kg);
+ k = tỷ lệ phần trăm rò rỉ môi chất
lạnh trên lượng nạp (%).
- EO = lượng môi chất lạnh
j rò rỉ trong giai đoạn vận hành các thiết bị làm lạnh (kg), EO được
tính theo công thức:
EO = CO * x/100
Trong đó:
+ CO = lượng môi chất lạnh
định mức của thiết bị (kg);
+ x = lượng môi chất lạnh rò rỉ hàng năm
trên lượng định mức.
- ED = lượng môi chất lạnh
j rò rỉ trong giai đoạn thải bỏ các thiết bị làm lạnh (kg), ED được tính theo
công thức:
Trong đó:
+ CD = lượng môi chất lạnh
định mức của thiết bị loại bỏ (kg);
+ y = tỷ lệ phần trăm lượng môi chất
lạnh còn lại trong thiết bị (%);
+ z = tỷ lệ phần trăm lượng môi chất
lạnh được thu hồi (%).
Tổng lượng phát thải KNK là các môi
chất lạnh rò rỉ dựa vào các hệ số phát thải được tính theo công thức sau:
Trong đó:
- TPTmcl = tổng lượng phát
thải KNK từ rò rỉ các môi chất lạnh j (tấn CO2tđ);
- GWPj = hệ số tiềm năng
nóng lên toàn cầu của môi chất lạnh j, áp dụng theo hướng dẫn mới nhất của
IPCC.
5. Phát thải
KNK gián tiếp do sử dụng điện năng mua từ bên ngoài
Phát thải KNK gián tiếp do sử dụng
điện năng mua từ bên ngoài được tính theo công thức sau:
TPTĐ = ADn *
EFn
Trong đó:
- TPTĐ = tổng phát thải CO2
gián tiếp từ hoạt động sử dụng điện năng mua từ nguồn n (tấn CO2tđ);
- n = nguồn mua điện của cơ sở, các
nguồn gồm: điện lưới và điện mua trực tiếp;
- ADn = tổng lượng điện
năng tiêu thụ mua từ nguồn n (MWh);
- EFn = hệ số phát thải CO2
từ nguồn n (tấn CO2tđ/MWh) do đơn vị bán điện cung cấp kèm theo tài
liệu minh chứng. Trường hợp điện mua từ điện lưới, EFn là hệ số phát thải của
lưới điện quốc gia do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố cho năm tính toán.
6. Phát thải
KNK gián tiếp do sử dụng hơi mua từ bên ngoài
Phát thải gián tiếp do sử dụng hơi
được mua từ bên ngoài để phục vụ cho các hoạt động của cơ sở được tính theo
công thức sau:
TPTH,p =
ADH,p * EFH,p
Trong đó:
- TPTH,p = tổng phát thải
CO2 gián tiếp từ hoạt động mua hơi từ bên ngoài ở áp suất p (tấn CO2tđ);
- ADH,p = tổng lượng hơi
mua từ bên ngoài ở áp suất p (tấn);
- EFH,p = hệ số phát thải
CO2 của hơi nước ở áp suất p (tấn CO2tđ/tấn hơi). Hệ số
EFH,p được lấy trực tiếp từ đơn vị cung cấp hơi được tính theo công
thức sau:
Trong đó:
+ EnthalpyH,p = entanpi của
hơi ở áp suất p (kJ/kg);
+ ηlò = hiệu suất của nồi
hơi (%);
+ EFnhiên liệu = hệ số phát
thải KNK mặc định của một loại nhiên liệu (kg/TJ).
II. Thu thập
số liệu hoạt động phục vụ kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở
Xây dựng bảng số liệu đầu vào để tính
toán, từ đó xác định số liệu cần thu thập
1. Số liệu về chăn nuôi
STT
|
Vật nuôi
|
Số con*
|
Khối lượng
vật nuôi trung bình
|
Ghi chú
|
1
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
3
|
|
|
|
|
*số lượng con xuất chuồng đối với vật
nuôi có thời gian nuôi dưới 1 năm
2. Số liệu về hệ thống xử lý chất thải
chăn nuôi
STT
|
Hệ thống xử
lý
|
Công suất
|
Tỷ lệ xử lý
|
Khu vực khí
hậu (Nhiệt độ trung bình)
|
Ghi chú
|
1
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
3
|
|
|
|
|
|
3. Số liệu sử dụng điện
STT
|
Lượng điện
tiêu thụ
(MWh)
|
Nguồn sử
dụng
(Điện
lưới/mua trực tiếp)
|
Hệ số phát
thải
|
Ghi chú
|
1
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
3
|
|
|
|
|
4. Số liệu về sử dụng hơi
STT
|
Áp suất hơi
nước (P)
|
Nhiệt độ
hơi nước (°C)
|
Khối lượng hơi
(tấn/giờ)
|
Entanpi của
hơi nước (kJ/kg)
|
Tỷ lệ các
loại nhiên liệu của lò hơi
|
1
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
3
|
|
|
|
|
|
5. Số liệu dung môi chất lạnh
STT
|
Loại dung
môi
|
Lượng bổ
sung hàng năm
|
Ghi chú
|
1
|
|
|
|
2
|
|
|
|
3
|
|
|
|
6. Nhiên liệu sử dụng trong quá trình
đốt từ nguồn cố định
STT
|
Loại nhiên
liệu
|
Lượng tiêu
thụ
|
Đơn vị tính
(lít/tấn/m3,
BTU...)
|
Hệ số nhiệt
trị
(TJ/đơn vị
nhiên liệu)
|
Tổng tiêu
thụ
(TJ)
|
1
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
3
|
|
|
|
|
|
7. Nhiên liệu sử dụng trong quá trình
đốt nhiên liệu từ nguồn di động
STT
|
Loại phương tiện
(ôtô/xe
máy)
|
Thông tin
phương
tiện
(nhãn hiệu,
kiểu xe, biển số,...)
|
Loại nhiên
liệu
(xăng hoặc dầu diesel)
|
Lượng tiêu
thụ
(lít)
|
Quãng đường
di chuyển trong năm
(km)
|
1
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
3
|
|
|
|
|
|
PHỤ
LỤC III
XÁC
ĐỊNH ĐƯỜNG PHÁT THẢI CƠ SỞ CHO CÁC NGUỒN PHÁT THẢI CẤP LĨNH VỰC
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 19/2024/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 12 năm 2024 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Nguyên tắc chung
- Đường phát thải cơ sở của lĩnh vực
được tính bằng tổng các đường phát thải cơ sở của các nguồn thải thuộc lĩnh vực
đó.
- Xác định đường phát thải cơ sở cho
các nguồn thải được thực hiện theo quy trình tại mục 2 của Phụ lục này.
- Năm cơ sở được tham chiếu theo Báo
cáo Đóng góp do quốc gia tự quyết định của Việt Nam.
2. Quy trình xác định
đường phát thải cơ sở của lĩnh vực/nguồn thải
- Bước 1: Xác định lĩnh vực/nguồn thải
và năm cơ sở.
- Bước 2: Chọn mô hình, phương pháp
tính toán xây dựng đường dự báo phát thải cơ sở.
- Bước 3: Chọn khung thời gian cho
đường dự báo phát thải cơ sở.
- Bước 4: Xác định các yếu tố về kinh
tế, xã hội và công nghệ ảnh hưởng đến thay đổi của xu hướng phát thải trong
tương lai.
- Bước 5: Xác định các biện pháp giảm
phát thải tại năm cơ sở trong tính toán đường phát thải cơ sở của nguồn thải.
- Bước 6: Ước tính đường phát thải cơ
sở theo mô hình, phương pháp tính toán đã lựa chọn từ các thông tin đầu vào của
kịch bản phát triển thông thường và các yếu tố ảnh hưởng xác định trong Bước 4.
- Bước 7: Đánh giá không chắc chắn và
phân tích độ nhạy.
- Bước 8: Xây dựng các kịch bản phát
thải dựa trên các giả định khác nhau về các yếu tố kinh tế, xã hội và công nghệ
như GDP, giá năng lượng, dân số, thay đổi công nghệ,...
- Bước 9: Tính toán cường độ phát thải
năm cơ sở và xu hướng thay đổi của các năm kế tiếp trong kỳ dự báo.
PHỤ
LỤC IV
HƯỚNG
DẪN PHƯƠNG ÁN GIÁM SÁT THỰC HIỆN KẾ HOẠCH GIẢM PHÁT THẢI VÀ THẨM ĐỊNH GIẢM NHẸ
PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH CẤP CƠ SỞ
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 19/2024/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 12 năm 2024 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
I. Phương án
giám sát thực hiện kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính của cơ sở
1. Thông tin
chung
1.1. Thông tin về lịch sử thay đổi cập
nhật Phương án giám sát thực hiện Kế hoạch giảm phát thải KNK của cơ sở (Phương
án giám sát)
TT
|
Ngày cập
nhật
|
Tình trạng
phê duyệt
|
Mô tả ngắn
gọn về nội dung hay đổi
|
1
|
|
|
|
2
|
|
|
|
3
|
|
|
|
1.2. Thông tin chung của cơ sở
- Tên đơn vị chủ quản:
- Tên cơ sở:
- Địa chỉ cơ sở:
- Số điện thoại cơ sở:
- Địa chỉ email cơ sở:
1.3. Thông tin người lập Phương án
giám sát
- Họ và tên:
- Chức vụ:
- Số điện thoại:
- Địa chỉ email:
2. Nội dung
cụ thể
2.1. Mô tả vị trí, phạm vi hoạt động
của cơ sở
- Thông tin về đặc điểm, vị trí địa
lý.
- Thiết lập và mô tả sơ dòng nguyên,
nhiên vật liệu liên quan đến phát thải KNK của cơ sở.
- Tóm tắt phạm vi, vị trí các nguồn
phát thải KNK chính tại cơ sở và các bộ phận kỹ thuật, quản lý các hoạt động có
liên quan.
- Xác định các nguồn phát thải KNK khó
kiểm soát trong phạm vi của cơ sở.
- Phương pháp thu thập số liệu hoạt
động và thống kê kết quả số liệu hoạt động cần thu thập.
2.2 Các dữ liệu cần thu thập
a. Danh sách các hoạt động có phát
thải KNK:
Ký hiệu
hoạt động phát thải *
|
Tên hoạt động**
|
Số liệu
hoạt động
|
Đơn vị tính
|
Loại KNK
phát thải
(CO2,
CH4, N2O,...)
|
A1
|
|
|
|
|
A2
|
|
|
|
|
...
|
|
|
|
|
Ghi chú:
* Ký hiệu hoạt động phát thải do đơn
vị tự xác định, thông thường đặt từ A1,2,3...
** Miêu tả tên của hoạt động như đốt
nhiên liệu, rò rỉ môi chất lạnh, tiêu thụ năng lượng như điện, hơi nóng,
lạnh,...
b. Các nguồn phát thải KNK của cơ sở:
Ký hiệu
nguồn phát thải*
|
Nguồn phát
thải (tên và mô tả)
|
Thuộc hoạt
động
(A1,2,…)
|
S1
|
|
|
S2
|
|
|
.....
|
|
|
Ghi chú:
* Ký hiệu nguồn phát thải KNK do đơn
vị tự xác định, thông thường đặt từ S1,2,3...
c. Thông tin về vị trí điểm phát thải
KNK của cơ sở:
Ký hiệu điểm
phát thải*
|
Mô tả vị
trí phát thải
|
Thuộc hoạt động
(A1,...)
|
Thuộc nguồn
thải (S1,2,..)
|
Loại KNK
phát thải
(CO2,
CH4, N2O,...)
|
EP1
|
|
|
|
|
EP2
|
|
|
|
|
....
|
|
|
|
|
Ghi chú:
* Ký hiệu điểm phát thải KNK do đơn vị
tự xác định, thông thường đặt từ EP1,2,3 …
d. Thông tin về nhiên liệu, nguyên
liệu và sản phẩm cần được giám sát ở cơ sở:
Tên nguyên
nhiên vật liệu
|
Ký hiệu
loại nhiên liệu
(F1,2...)*
|
Ước tính
phát thải KNK
(tấn CO2td/năm)
|
Thuộc hoạt
động
(Ví dụ:
A1,2..)
|
Thuộc nguồn
thải
(Ví dụ: S2...)
|
Thuộc điểm
phát thải
(Ví dụ:
EP2...)
|
|
F1
|
|
|
|
|
|
F2
|
|
|
|
|
|
...
|
|
|
|
|
Ghi chú:
* Ký hiệu nhiên liệu do đơn vị tự xác
định, thông thường đặt từ F1,2,3...
2.3. Mô tả phương pháp đo đạc, giám
sát mức phát thải KNK của cơ sở
- Mô tả ngắn gọn về phương pháp, công
thức tính toán phát thải KNK, bậc kiểm kê đã áp dụng trong báo cáo kiểm kê KNK.
- Trong trường hợp có nhiều thông tin
cần mô tả, cơ sở có thể kèm theo tài liệu hay bảng biểu dạng đính kèm.
2.4. Thông tin về danh mục các trang
thiết bị, dụng cụ đo lường sử dụng đo đạc, phân tích.
Loại thiết
bị đo lường
|
Ký hiệu
thiết bị đo lường
|
Vị trí lắp
đặt
|
Loại nguyên
liệu đo (F1,2...)
|
Thuộc nguồn
phát thải
|
Bộ phận
(bảo trì, khai thác...)
|
Phạm vi đo
lường
|
Phạm vi sử
dụng điển hình
|
Mức độ
không chắc chắn
|
Đơn vị đo
lường
|
thấp nhất
|
cao nhất
|
thấp nhất
|
cao nhất
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Khi các hệ số tính toán được xác
định bằng phương pháp phân tích phòng thí nghiệm, đơn vị thực hiện báo cáo KNK
phải chuẩn bị kế hoạch lấy mẫu cho từng nhiên liệu hoặc vật liệu. Kế hoạch lấy
mẫu gồm các thông tin về phương pháp luận lấy mẫu và chuẩn bị mẫu và thông tin
về địa điểm, tần suất, số lượng và phương pháp luận để lưu trữ và vận chuyển
mẫu.
- Đơn vị thực hiện báo cáo KNK phải
đảm tính đại diện của mẫu. Kế hoạch lấy mẫu phải được thống nhất với đơn vị
thực hiện phân tích mẫu.
- Kế hoạch lấy mẫu phải được cập nhật
nhằm đảm bảo phản ánh tính phức tạp của nhiên liệu hoặc vật liệu.
3. Thiết lập
hồ sơ kiểm soát nội bộ và triển khai thực hiện
3.1. Hồ sơ phân công trách nhiệm
- Quy trình, thủ tục quản lý công tác
giám sát và báo cáo tại cơ sở.
- Quyết định phân công người chịu
trách nhiệm giám sát và báo cáo phát thải KNK.
- Quy trình, thủ tục đánh giá thường
xuyên Phương án giám sát nhằm cải thiện chất lượng giám sát.
3.2. Hồ sơ quản lý cơ sở dữ liệu
- Mô tả quy trình, thủ tục quản lý
công tác lưu giữ hồ sơ và tài liệu.
- Sơ đồ mô tả luồng dữ liệu của các
hoạt động phát thải KNK trực tiếp và gián tiếp.
- Số liệu về quản lý, sử dụng các loại
số liệu, dữ liệu của quá trình đo đạc, tính toán kết quả giảm phát thải KNK.
- Quy trình, thủ tục đánh giá rủi ro
trong luồng dữ liệu.
- Quy trình, thủ tục và hồ sơ đảm bảo
chất lượng của các thiết bị đo lường liên quan.
- Quy trình, thủ tục đảm bảo chất
lượng hệ thống công nghệ thông tin phục vụ quản lý dữ liệu và trang thiết bị.
3.3. Hồ sơ đảm bảo chất lượng của số
liệu
- Quy trình, thủ tục đánh giá nội bộ
thường xuyên về hiện trạng số liệu.
- Phương án khắc phục đối với các sự
cố, rủi ro khi thực hiện Phương án giám sát và phương án xử lý sự cố về mất
hoặc sai dữ liệu.
II. Quy trình
kỹ thuật thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp cơ sở
1. Giai đoạn
chuẩn bị
Trước khi tiến hành các hoạt động thẩm
định, đơn vị thẩm định cần tiến hành các hoạt động sau:
- Phân tích rủi ro khi thực hiện thẩm
định giảm nhẹ phát thải KNK của cơ sở;
- Xác định nhu cầu về số lượng, chất
lượng đội ngũ thẩm định viên và nhu cầu mời thêm chuyên gia tham gia hoạt động
thẩm định;
- Xác định thời gian hoàn thành hoạt
động thẩm định dựa trên quy mô, độ phức tạp và khối lượng công việc cần thẩm
định.
Trong quá trình thẩm định, đơn vị thẩm
định hoặc thẩm định viên có thể yêu cầu gia hạn thời gian thực hiện trong
trường hợp sau:
- Số liệu hoạt động lớn hơn so với dự
kiến ban đầu;
- Phát hiện các sai sót về số liệu như
thiếu dữ liệu hoặc lỗi truy xuất dữ liệu và cần phải thực hiện khảo sát bổ
sung.
Đơn vị thẩm định phải lưu giữ đầy đủ
hồ sơ, biên bản, tài liệu về các nội dung và nguyên nhân của việc phát sinh
thêm thời gian thẩm định.
2. Danh mục
hồ sơ, tài liệu phục vụ hoạt động thẩm định
- Kế hoạch giảm nhẹ phát thải KNK và
Phương án giám sát và các biên bản sửa đổi, bổ sung trong kỳ báo cáo (nếu có);
- Báo cáo kiểm kê KNK của kỳ báo cáo
gần nhất và kết quả thẩm định Báo cáo kiểm kê KNK này (nếu có);
- Báo cáo giảm nhẹ phát thải KNK và
Báo cáo thẩm định giảm nhẹ phát thải KNK của kỳ báo cáo gần nhất;
- Các tài liệu khác.
3. Quy trình
kỹ thuật thẩm định giảm nhẹ phát KNK của cơ sở
3.1. Phân tích chiến lược
- Phân tích bản chất, quy mô và mức độ
phức tạp của hoạt động thẩm định.
- Rà soát các tài liệu có liên quan
tại mục 2 và đánh giá khả năng thực hiện:
+ Các hoạt động thẩm định;
+ Quy mô, mức độ phức tạp của các
nguồn phát thải, trang thiết bị, dây chuyền công nghệ liên quan đến quá trình
phát thải KNK và các dữ liệu, giả định, hệ số áp dụng tính toán.
- Kiểm tra Kế hoạch giảm nhẹ phát thải
KNK và Phương án giám sát của cơ sở.
3.2 Phân tích rủi ro
- Thẩm định viên phải tiến hành phân
tích, đánh giá rủi ro và đề xuất biện pháp kiểm soát và giảm thiểu rủi ro. Việc
phân tích rủi ro cần đánh giá thông qua kết quả báo cáo phân tích chiến lược
tại mục 3.1.
3.3 Xây dựng Kế hoạch thẩm định
Đơn vị thẩm định phải xây dựng kế
hoạch thẩm định với các nội dung chính sau:
- Phạm vi, thời gian và phương thức
thực hiện kế hoạch thẩm định;
- Phạm vi và phương pháp thử nghiệm
đối với các hoạt động, quy trình kiểm soát phát thải KNK của cơ sở;
- Phạm vi, phương pháp lấy mẫu, lựa
chọn mẫu và phân tích, đánh giá;
- Phương án, giải pháp giảm thiểu rủi
ro trong quá trình thẩm định.
3.4 Hoạt động thẩm định
a. Thẩm định sự tuân thủ Kế hoạch giảm
nhẹ phát thải KNK và Phương án giám sát, bao gồm:
- Quy trình phân tích, xác thực số
liệu và phương pháp giám sát các nguồn phát thải KNK;
- Kiểm tra số liệu và hệ thống quản lý
dữ liệu;
- Kiểm tra các hoạt động kiểm soát rủi
ro đối với luồng dòng dữ liệu nêu trong Báo cáo thẩm định kỳ báo cáo trước;
- Kiểm tra các quy trình trong Phương
án giám sát;
Trường hợp phát hiện các sai sót ở các
nội dung nêu trên làm ảnh hưởng đến kết quả thẩm định, thẩm định viên có thể đề
xuất điều chỉnh quy trình kiểm soát các nguồn phát thải KNK của cơ sở hoặc đề
nghị lấy mẫu kiểm nghiệm bổ sung.
b. Phân tích, đánh giá số liệu gồm:
- Đánh giá nhanh các số liệu dị biệt,
sai số hệ thống, số liệu bị thiếu;
- Đánh giá khả năng giảm nhẹ các rủi
ro đã được nêu trong báo cáo trước đó;
- Đánh giá độ tin cậy của dữ liệu;
Trường hợp phát hiện các sai sót trong
quá trình phân tích đánh giá số liệu ở các nội dung trên, thẩm định viên yêu
cầu cơ sở làm rõ và cung cấp các bằng chứng có liên quan.
c. Thẩm định dữ liệu gồm:
- Độ tin cậy và độ chính xác của số
liệu đầu vào;
- Kiểm tra tính đầy đủ số liệu và các
nguồn phát thải;
- Kiểm tra tính nhất quán của số liệu.
d. Thẩm định việc tuân thủ Phương án
giám sát thực hiện gồm:
- Kiểm tra việc áp dụng và thực hiện
biện pháp giám sát nguồn thải, kế hoạch lấy mẫu, phân tích và kiểm chứng (nếu
có);
- Kiểm tra việc tuân thủ tiêu chuẩn
phòng thử nghiệm, phân tích mẫu nêu trong Phương án giám sát và phương pháp đo
kiểm của cơ sở đã thực hiện;
- Thẩm định các điều chỉnh, bổ sung
trong quá trình thực hiện Phương án giám sát và các lý do điều chỉnh;
Đối với trường hợp thực hiện không đúng
với nội dung của Phương án giám sát, cần thẩm định các nội dung sau:
+ Lý do kỹ thuật làm sai lệch so với
phương án giám sát và đánh giá sự phù hợp;
+ Sự phù hợp của Phương án giám sát đã
điều chỉnh đang được áp dụng;
+ Các biện pháp khắc phục sự cố trong
quá trình thực hiện Phương án giám sát và kết quả thực hiện các biện pháp này.
đ. Thẩm định phương pháp xử lý số liệu
bị thiếu
- Trường hợp số liệu trong quá trình
tính toán phát thải bị thiếu và đã được xử lý, cần thẩm định các nội dung sau:
+ Sự phù hợp với điều kiện và thời
gian cụ thể của số liệu bị thiếu;
+ Phương án xử lý phù hợp đảm bảo độ
tin cậy của kết quả tính toán.
- Đối với trường hợp áp dụng các
phương pháp chưa được quy định, thẩm định viên yêu cầu cơ sở đưa ra các bằng
chứng về hồ sơ, quy trình kỹ thuật đã sửa đổi trong Phương án giám sát. Trường
hợp cơ sở không tuân thủ, nội dung này phải được nêu trong báo cáo thẩm định.
e. Lấy mẫu
- Việc lấy mẫu phân tích kiểm chứng số
liệu chỉ thực hiện khi Báo cáo phân tích rủi ro yêu cầu.
- Trong trường hợp phát hiện sự không
phù hợp và sai sót trong thủ tục lấy mẫu, thẩm định viên cần chỉ ra sự không
phù hợp và khuyến nghị về việc lấy mẫu bổ sung hoặc điều chỉnh số liệu báo cáo
(nếu cần thiết).
g. Kiểm tra thực địa tại cơ sở
- Hoạt động kiểm tra thực địa nhằm
đánh giá tình trạng hoạt động của hệ thống thiết bị đo lường, hệ thống giám sát
và đánh giá nhanh ranh giới hoạt động của cơ sở.
- Kiểm tra thực địa thêm các địa điểm
khác trong phạm vi của cơ sở chỉ thực hiện khi Báo cáo phân tích rủi ro yêu cầu.
- Hoạt động kiểm tra thực địa không
tiến hành trong trường hợp hoạt động kiểm tra số liệu và hiện trạng trang thiết
bị có thể thực hiện từ xa.
- Hoạt động kiểm tra thực địa bắt buộc
đối với một trong các trường hợp:
+ Thẩm định lần đầu đối với cơ sở;
+ 04 năm liên tục không tiến hành kiểm
tra thực địa.
h. Xử lý các sai sót trong quá trình
thẩm định
- Mọi sai sót phát hiện trong quá
trình thẩm định phải được thông báo và yêu cầu cơ sở khắc phục.
- Thẩm định viên phải ghi chép, lưu
giữ các bằng chứng về kết quả khắc phục, sửa chữa hoặc không thực hiện các
khuyến nghị của thẩm định viên.
Trường hợp không khắc phục sửa chữa
sai sót hoặc không tuân thủ khuyến nghị trong quá trình thẩm định, cần yêu cầu
cơ sở giải thích lý do và đánh giá tác động của việc không tuân thủ đến kết
quả.
i. Đánh giá mức trọng yếu
- Các sai sót dẫn đến thay đổi từ 5%
tổng phát thải trở lên được xem là mức trọng yếu.
- Thẩm định viên có thể đánh giá sai
sót là trọng yếu trong trường hợp từng sai sót riêng lẻ hoặc kết hợp các sai
sót có tổng mức sai sót dưới mức trọng yếu khi xem xét các bằng chứng liên quan
đến quy mô và điều kiện cụ thể của sai sót đó.
k. Rà soát kết quả thẩm định
Thẩm định viên phải thực hiện:
- Kiểm tra dữ liệu cuối cùng trong báo
cáo phát thải định kỳ của cơ sở, bao gồm cả dữ liệu đã được sửa đổi;
- Rà soát các giải trình của cơ sở về
sự khác biệt giữa dữ liệu cuối cùng và dữ liệu đã cung cấp trước đó;
- Rà soát kết quả đánh giá đối với sự
tuân thủ Phương án giám sát;
- Đảm bảo đã thu thập đủ bằng chứng để
có thể đưa ra kết quả thẩm định và các phát hiện trong quá trình thẩm định
không dẫn đến sai sót trọng yếu;
- Đảm bảo quá trình thẩm định được ghi
chép đầy đủ trong tài liệu thẩm định nội bộ và có thể đưa ra đánh giá cuối cùng
trong báo cáo thẩm định.
l. Tài liệu thẩm định nội bộ
- Thẩm định viên phải lập hồ sơ tài
liệu thẩm định nội bộ gồm:
+ Kế hoạch và Báo cáo phân tích chiến
lược, phân tích rủi ro và Báo cáo thẩm định;
+ Kết quả các hoạt động thẩm định đã
thực hiện;
+ Tập hợp tài liệu, thông tin, bằng
chứng đối với các ý kiến thẩm định;
+ Kết quả rà soát, đánh giá độc lập.
- Hồ sơ tài liệu thẩm định nội bộ phải
lưu giữ và báo cáo các cơ quan quản lý nhà nước khi được yêu cầu.
m. Rà soát độc lập
- Thẩm định viên phải gửi tài liệu
thẩm định nội bộ và Báo cáo thẩm định cho người rà soát độc lập trước khi phát
hành Báo cáo thẩm định cho cơ sở.
- Người rà soát độc lập tiến hành rà
soát, đánh giá các nội dung sau:
+ Sự tuân thủ của thẩm định viên theo
quy trình kỹ thuật tại Phụ lục III.3 của Thông tư này;
+ Sự đầy đủ, tin cậy của tài liệu,
bằng chứng đi kèm với Báo cáo thẩm định.
- Người rà soát độc lập phải đảm bảo
không tham gia bất kỳ hoạt động nào trong quá trình thẩm định.
Trường hợp phát hiện sai sót và được
sửa chữa cập nhật Báo cáo thẩm định, người rà soát độc lập phải đánh giá kết
quả sửa chữa và các bằng chứng liên quan đến những thay đổi này.
n. Báo cáo thẩm định
- Các nội dung sau cần được thể hiện
trong Báo cáo thẩm định:
+ Xác nhận đạt hay không đạt yêu cầu
đối với Báo cáo giảm nhẹ phát thải KNK của cơ sở;
+ Báo cáo giảm nhẹ phát thải KNK của
cơ sở có chứa các sai sót trọng yếu chưa được khắc phục trước khi phát hành Báo
cáo thẩm định;
+ Khó khăn trong việc thu thập thông
tin tài liệu của cơ sở làm ảnh hưởng đến kết luận của thẩm định viên đối với
các sai sót trọng yếu.
- Đối với các nội dung sai sót, thẩm
định viên phải thể hiện đầy đủ chi tiết trong Báo cáo thẩm định, trong đó phải
chỉ ra:
+ Quy mô và bản chất của các sai sót,
không phù hợp hoặc không tuân thủ;
+ Nguyên nhân dẫn đến các sai sót
trọng yếu;
+ Các nội dung vi phạm của cơ sở đối
với các quy định của Thông tư này.
- Báo cáo giảm nhẹ phát thải KNK của
cơ sở được đánh giá đạt yêu cầu khi Báo cáo thẩm định không chỉ ra các sai sót
trọng yếu./.
PHỤ
LỤC V
DANH
SÁCH MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP LUẬN GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH THEO TIÊU CHUẨN QUỐC
TẾ
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 19/2024/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 12 năm 2024 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TT
|
Hoạt động
giảm phát thải
|
Cơ chế đăng
ký giảm phát thải
|
Mã phương pháp
luận, cách tính theo cơ chế
|
1
|
Thu hồi khí mê-tan từ quản lý chất
thải vật nuôi
|
UNFCCC VERRA GS
|
AMS-III.D ACM 0010
|
2
|
Giảm phát thải khí mê-tan từ lên men
dạ cỏ thông qua việc sử dụng thành phần thức ăn
|
VERRA GS
|
VM0041 438 LUF AGR
|
3
|
Sản xuất điện tái tạo để tự dùng hoặc
cung cấp cho lưới điện cục bộ
|
UNFCCC VERRA GS
|
AMS-I.F
|
4
|
Giảm phát thải mê-tan bằng áp dụng
làm phân composting
|
UNFCCC VERRA GS
|
AMS-III.F
|
5
|
Hệ thống nước nóng bằng năng lượng
mặt trời
|
UNFCCC VERRA GS
|
AMS-I.J
|
6
|
Sử dụng năng lượng hiệu quả thông qua
hệ thống giải pháp trung tâm cho các cơ sở sản xuất
|
UNFCCC VERRA GS
|
AMS-II.H
|
7
|
Sử dụng năng lượng hiệu quả cho hệ
thống mô tơ
|
UNFCCC VERRA GS
|
AMS-II.S
|
8
|
Sản xuất nhiệt
|
CDM VERRA
|
AMS-I.C
|