Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 02/QĐ-TTg 2022 phê duyệt Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng 2021 2030

Số hiệu: 02/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Vũ Đức Đam
Ngày ban hành: 05/01/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 02/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 05 tháng 01 năm 2022

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ DINH DƯỠNG GIAI ĐOẠN 2021-2030 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị quyết số 139/NQ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;

Căn cứ Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2021 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045 (sau đây gọi là Chiến lược) gồm các nội dung sau:

I. QUAN ĐIỂM

1. Mọi người dân đều có quyền tiếp cận công bằng với dinh dưỡng và thực phẩm để đạt được tình trạng dinh dưỡng tối ưu, góp phần nâng cao sức khỏe.

2. Thực hiện dinh dưỡng hợp lý cần được duy trì thường xuyên trong suốt cuộc đời của mỗi người nhằm nâng cao sức khỏe bản thân, gia đình và góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

3. Nhà nước có trách nhiệm xây dựng cơ chế, chính sách để thúc đẩy thực hiện dinh dưỡng hợp lý; điều tiết, phân bổ nguồn lực can thiệp để cải thiện dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em tại một số vùng miền đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khu vực miền núi, hải đảo.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát: Thực hiện dinh dưỡng hợp lý để cải thiện tình trạng dinh dưỡng phù hợp với từng đối tượng, địa phương, vùng, miền, dân tộc, góp phần giảm thiểu gánh nặng bệnh tật, nâng cao tầm vóc, thể lực và trí tuệ của người Việt Nam.

2. Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể

a) Về thực hiện chế độ ăn đa dạng, hợp lý và an ninh thực phẩm cho mọi lứa tuổi, mọi đối tượng theo vòng đời

- Tỷ lệ trẻ 6-23 tháng có chế độ ăn đúng, đủ đạt 65% vào năm 2025 và đạt 80% vào năm 2030.

- Tỷ lệ người trưởng thành tiêu thụ đủ số lượng rau quả hàng ngày đạt 55% vào năm 2025 và đạt 70% vào năm 2030.

- Tỷ lệ hộ gia đình thiếu an ninh thực phẩm mức độ nặng và vừa giảm dưới 8% (khu vực miền núi xuống dưới 25%) vào năm 2025 và dưới 5% (khu vực miền núi dưới 20%) vào năm 2030.

- Tỷ lệ các trường học có tổ chức bữa ăn học đường xây dựng thực đơn đáp ng nhu cầu theo khuyến nghị của Bộ Y tế về bảo đảm dinh dưỡng hợp lý theo lứa tuổi và đa dạng thực phẩm đạt 60% ở khu vực thành thị và 40% ở khu vực nông thôn vào năm 2025 và phấn đạt 90% và 80% vào năm 2030.

-Tỷ lệ bệnh viện tổ chức thực hiện các hoạt động khám, tư vấn và điều trị bằng chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng dinh dưỡng, bệnh lý cho người bệnh đạt 90% đối với tuyến trung ương, tuyến tỉnh; 75% đối với tuyến huyện vào năm 2025 và phấn đấu đạt 100% đối với tuyến trung ương, tuyến tỉnh; 80% đối với tuyến huyện vào năm 2030.

- Tỷ lệ xã có triển khai tư vấn dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai, bà mẹ có con nhỏ dưới 2 tuổi trong gói dịch vụ y tế cơ bản phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng và nâng cao sức khỏe do Trạm Y tế xã, phường, thị trấn thực hiện đạt 50% vào năm 2025 và đạt 75% vào năm 2030.

b) Về cải thiện tình trạng dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em và thanh thiếu niên

- Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi trẻ em dưới 5 tuổi giảm xuống dưới 17% (khu vực miền núi dưới 28%) vào năm 2025 và dưới 15% (khu vực miền núi dưới 23%) vào năm 2030.

- Tỷ lệ suy dinh dưỡng gầy còm trẻ em dưới 5 tuổi giảm xuống dưới 5% vào năm 2025 và dưới 3% vào năm 2030.

- Đến năm 2030, chiều cao trung bình thanh niên 18 tuổi theo giới tăng từ 2-2,5cm đối với nam và 1,5-2 cm đối với nữ so với năm 2020.

- Tỷ lệ trẻ được bú mẹ sớm sau khi sinh đạt mức 75% vào năm 2025 và đạt 80% vào năm 2030.

- Tỷ lệ trẻ dưới 6 tháng tuổi được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ đạt 50% vào năm 2025 và đạt 60% vào năm 2030.

c) Về kiểm soát tình trạng thừa cân béo phì, dự phòng các bệnh mạn tính không lây, các yếu tố nguy cơ có liên quan ở trẻ em, thanh thiếu niên và người trưởng thành

- Tỷ lệ thừa cân béo phì được kiểm soát: trẻ em dưới 5 tuổi ở mức dưới 10% (khu vực thành phố ở mức dưới 11% và khu vực nông thôn ở mức dưới 7%); trẻ 5-18 tuổi ở mức dưới 19% (khu vực thành phố ở mức dưới 27% và khu vực nông thôn ở mức dưới 13%); người trưởng thành 19-64 tuổi ở mức dưới 20% (khu vực thành phố ở mức dưới 23% và khu vực nông thôn ở mức dưới 17%) vào năm 2025 và duy trì ở mức đó đến năm 2030.

- Lượng muối tiêu thụ trung bình của dân số (15-49 tuổi) giảm xuống dưới 8 gam/ngày vào năm 2025 và dưới 7 gam/ngày vào năm 2030.

d) Về cải thiện tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em, thanh thiếu niên và phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ

- Tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai giảm xuống dưới 23% (khu vực miền núi xuống dưới 30%) vào năm 2025 và dưới 22% (khu vực miền núi xuống dưới 25%) vào năm 2030.

- Tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em nữ 10-14 tuổi ở khu vực miền núi giảm xuống dưới 10% đến năm 2025 và dưới 9% đến năm 2030.

- Tỷ lệ thiếu Vitamin A tiền lâm sàng ở trẻ em 6-59 tháng tuổi giảm xuống dưới 8% (khu vực miền núi xuống dưới 13%) vào năm 2025 và dưới 7% (khu vực miền núi xuống dưới 12%) vào năm 2030.

- Tỷ lệ thiếu kẽm huyết thanh ở trẻ em 6-59 tháng tuổi xuống giảm xuống dưới 50% (khu vực miền núi xuống dưới 60%) vào năm 2025 và dưới 40% (khu vực miền núi xuống dưới 50%) vào năm 2030.

- Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng muối i-ốt đủ tiêu chuẩn phòng bệnh hoặc gia vị mặn có i-ốt hằng ngày tăng lên trên 80% vào năm 2025 và trên 90% vào năm 2030.

đ) Về nâng cao khả năng ứng phó dinh dưỡng trong mọi tình huống khẩn cấp và tăng cường nguồn lực thực hiện Chiến lược

- Đến năm 2025, 100% các tỉnh, thành phố có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh có kế hoạch ứng phó, tổ chức đánh giá, triển khai can thiệp dinh dưỡng đặc hiệu trong tình huống khẩn cấp và duy trì đến năm 2030.

- Đến năm 2025, 100% các tỉnh, thành phố có phân bổ ngân sách địa phương hàng năm bảo đảm cho các hoạt động dinh dưỡng theo kế hoạch được phê duyệt và duy trì đến năm 2030.

3. Tầm nhìn đến năm 2045: Mọi người dân đạt được tình trạng dinh dưỡng tối ưu, kiểm soát các bệnh không lây nhiễm liên quan đến dinh dưỡng nhằm góp phần nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách về dinh dưỡng

a) Rà soát, xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật về thực hiện dinh dưỡng hợp lý, nhất là can thiệp dinh dưỡng tại vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khu vực miền núi, hải đảo; hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dinh dưỡng đối với thực phẩm; xây dựng chính sách, cơ chế tài chính bao gồm cả việc chi trả của bảo hiểm y tế cho các hoạt động dinh dưỡng trong cơ sở y tế và trường học; xây dựng quy định về ghi nhãn dinh dưỡng mặt trước bao bì sản phẩm đóng gói sẵn, hạn chế quảng cáo đối với thực phẩm không có lợi cho sức khỏe, đặc biệt đối với trẻ em, áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường.

b) Đưa chỉ tiêu giảm suy dinh dưỡng thấp còi, gầy còm, thừa cân béo phì của trẻ dưới 5 tuổi là một trong những chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và từng địa phương.

2. Tăng cường công tác phối hợp liên ngành và vận động xã hội

a) Xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp liên ngành về công tác dinh dưỡng từ trung ương đến địa phương; chú trọng việc lồng ghép, phối hợp với các chương trình, dự án có liên quan đến dinh dưỡng.

b) Huy động các tổ chức, cá nhân, cộng đồng tham gia triển khai Chiến lược. Khuyến khích các tổ chức xã hội, cộng đồng doanh nghiệp tham gia thực hiện Chiến lược thông qua tài trợ cho các hoạt động dinh dưỡng; bảo đảm dinh dưỡng tại nơi làm việc; sản xuất các sản phẩm dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, thực hiện đúng các quy định về sản xuất và kinh doanh thực phẩm, sản phẩm dinh dưỡng.

3. Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục dinh dưỡng

a) Tăng cường truyền thông vận động đến các nhóm hoạch định chính sách để đưa các nội dung về công tác dinh dưỡng vào các chiến lược, chương trình, đề án, kế hoạch triển khai thực hiện tại các cấp.

b) Tổ chức triển khai các hoạt động truyền thông với các loại hình, phương thức, nội dung phù hợp với từng vùng, miền và từng nhóm đối tượng nhằm nâng cao hiểu biết, thực hành dinh dưỡng hợp lý đặc biệt là phòng chống suy dinh dưỡng thấp còi, thiếu vi chất dinh dưỡng, kiểm soát thừa cân - béo phì và các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng cho mọi tầng lớp nhân dân.

c) Nâng cao hiệu quả truyền thông, giáo dục, tư vấn về thực hành dinh dưỡng hợp lý theo vòng đời. Chú trọng giáo dục về kỹ năng mềm, tăng cường phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để hình thành lối sống, thói quen lành mạnh về dinh dưỡng hợp lý.

d) Tăng cường thời lượng truyền thông, hướng dẫn về dinh dưỡng hợp lý trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Phát thanh và Truyền hình các địa phương, hệ thống kênh phát thanh trực tuyến, mạng xã hội, các nền tảng truyền thông kỹ thuật số.

4. Tăng cường và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

a) Củng cố và phát triển đội ngũ cán bộ làm công tác dinh dưỡng bảo đảm tính bền vững, đặc biệt là mạng lưới cán bộ chuyên trách dinh dưỡng và nhân viên y tế thôn bản ở tuyến y tế cơ sở; chuẩn hóa cán bộ làm công tác dinh dưỡng lâm sàng.

b) Xây dựng khung chương trình, chuẩn hóa tài liệu đào tạo về dinh dưỡng trong hệ thống trường y. Nâng cao năng lực giảng dạy, đào tạo về dinh dưỡng cho đội ngũ giáo viên của các trường. Nâng cao chất lượng nội dung đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về công tác dinh dưỡng tại cộng đồng, trường học và bệnh viện.

c) Nâng cao năng lực cho cán bộ các bộ, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ, tổ chức tôn giáo về triển khai lồng ghép các hoạt động dinh dưỡng trong các các chương trình, đề án.

5. Tăng cường chuyên môn kỹ thuật triển khai can thiệp dinh dưỡng

a) Cải thiện chất lượng bữa ăn, đảm bảo an ninh thực phẩm và an ninh dinh dưỡng

- Xây dựng và phổ biến về nhu cầu khuyến nghị dinh dưỡng, tháp dinh dưỡng, lời khuyên dinh dưỡng hợp lý, thực đơn, khẩu phần, chế độ dinh dưỡng và hoạt động thể lực phù hợp cho mọi đối tượng.

- Xây dựng quy định, hướng dẫn về nhãn thực phẩm, nhãn dinh dưỡng; tăng cường giáo dục, tư vấn cho người dân để tạo nhu cầu sử dụng thực phẩm đa dạng, lành mạnh, giàu dinh dưỡng.

- Xây dựng các kế hoạch, mô hình nông nghiệp dinh dưỡng, hướng dẫn bảo đảm an ninh thực phẩm và chất lượng bữa ăn tại hộ gia đình.

b) Tăng độ bao phủ và nâng cao chất lượng các can thiệp dinh dưỡng thiết yếu

- Xây dựng, triển khai hiệu quả các chương trình, dự án và mô hình can thiệp dinh dưỡng thiết yếu như: chăm sóc dinh dưỡng trong 1000 ngày đầu đời (chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và cho con bú; nuôi con bng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu; ăn bổ sung hợp lý và tiếp tục bú mẹ cho trẻ em từ 6 đến 23 tháng); theo dõi tăng trưởng và phát triển của trẻ em; quản lý và điều trị cho trẻ em bị suy dinh dưỡng cấp tính; phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em; bảo đảm nước sạch, vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường.

- Triển khai cung ứng các dịch vụ tư vấn, phục hồi dinh dưỡng, mô hình can thiệp phòng chống thừa cân béo phì, dự phòng các bệnh mạn tính không lây và các yếu tố nguy cơ có liên quan tại các tuyến. Tăng cường triển khai can thiệp dinh dưỡng cho người cao tuổi, dinh dưỡng ngành nghề.

- Đẩy mạnh việc tăng cường vi chất dinh dưỡng vào các sản phẩm thực phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu. Khuyến khích người dân sử dụng sản phẩm thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng. Giám sát thực thi các quy định về thực phẩm bắt buộc tăng cường vi chất dinh dưỡng.

- Tăng cường hệ thống thực phẩm tại chỗ an toàn, đa dạng, giàu dinh dưỡng và bền vững đáp ứng nhu cầu cho mọi đối tượng tại mọi vùng miền, đặc biệt trong khu vực bị thiên tai, dịch bệnh.

- Nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ thông qua việc xây dựng, chuẩn hóa các quy trình, hướng dẫn kỹ thuật cho các nhóm can thiệp dinh dưỡng. Đưa đánh giá chất lượng can thiệp vào tiêu chí đánh giá hằng năm của các cơ sở y tế.

- Lồng ghép các dịch vụ dinh dưỡng với các chương trình khác như y tế, giáo dục, phát triển kinh tế xã hội vùng miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số, nông thôn mới, giảm nghèo, bảo trợ xã hội để bảo đảm tăng nguồn lực đầu tư cho mọi đối tượng cần can thiệp.

c) Thực hiện hoạt động dinh dưỡng học đường tại trường học

- Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng học đường, giáo dục thể chất và hoạt động thể thao, lồng ghép trong các giờ học chính khóa, hoạt động ngoại khóa và xây dựng các mô hình truyền thông phù hợp.

- Xây dựng các tài liệu truyền thông và tổ chức truyền thông cho cha mẹ học sinh về dinh dưỡng hợp lý, thực phẩm có lợi và an toàn cho sức khỏe phòng, chống bệnh không lây nhiễm, tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh. Đặc biệt quan tâm đến dinh dưỡng hợp lý cho lứa tuổi tiền dậy thì và dậy thì.

- Xây dựng hướng dẫn, tổ chức bữa ăn học đường bảo đảm dinh dưỡng hợp lý theo lứa tuổi, vùng, miền và bảo đảm đa dạng thực phẩm (đối với các trường học có tổ chức bữa ăn học đường). Ban hành các quy định nhằm hạn chế học sinh tiếp cận với các thực phẩm không có lợi cho sức khỏe.

- Xây dựng cơ chế phối hợp, liên kết giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em, học sinh; thông tin cho phụ huynh về tình trạng dinh dưỡng của trẻ em, học sinh trong trường học.

- Duy trì tẩy giun, sán định kỳ tại những vùng có tỷ lệ nhiễm giun, sán cao.

d) Thực hiện hoạt động dinh dưỡng tại bệnh viện

- Xây dựng và triển khai các hướng dẫn chuyên môn về dinh dưỡng điều trị, dinh dưỡng lâm sàng, tiết chế tại các cơ sở khám, chữa bệnh.

- Tổ chức truyền thông, tư vấn dinh dưỡng cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân tại cơ sở khám chữa bệnh.

- Triển khai các quy định về dinh dưỡng trong bệnh viện như thực hiện tiêu chí dinh dưỡng và nuôi con bằng sữa mẹ trong Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện.

đ) Tăng cường triển khai hoạt động dinh dưỡng khẩn cấp

- Xây dựng hợp phần bảo đảm dinh dưỡng vào trong Kế hoạch ứng phó với thiên tai thảm họa, dịch bệnh của trung ương và của các tỉnh, thành phố.

- Nâng cao năng lực ứng phó dinh dưỡng trong tình huống khẩn cấp cho cán bộ các cấp và các ban, ngành liên quan.

- Thực hiện có hiệu quả các hoạt động dinh dưỡng khẩn cấp ở cả cộng đồng và trong bệnh viện tại các địa phương bị ảnh hưởng biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh.

6. Đẩy mạnh nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ về dinh dưỡng, thực phẩm phù hợp cho người Việt Nam. Tăng cường phát triển kỹ thuật và nghiên cứu mô hình ứng dụng khoa học công nghệ cao phục vụ công tác dinh dưỡng.

7. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành, giám sát, tư vấn, thống kê, báo cáo về công tác dinh dưỡng trên phạm vi toàn quốc.

8. Chủ động hội nhập, tăng cường hợp tác quốc tế về dinh dưỡng, giải quyết các vấn đề về dinh dưỡng mang tính toàn cầu và khu vực

a) Chủ động, tích cực tham gia các mạng lưới, phong trào toàn cầu và khu vực về dinh dưỡng.

b) Thúc đẩy hợp tác quốc tế để tranh thủ sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật, đào tạo và kỹ năng quản lý trong công tác dinh dưỡng với các nước, tổ chức quốc tế.

IV. NGUỒN LỰC THỰC HIỆN

1. Nhà nước đầu tư, bảo đảm nguồn lực tài chính cho các hoạt động dinh dưỡng từ ngân sách ở trung ương và địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước. Trong đó: Tiếp tục bố trí ngân sách cho hoạt động dinh dưỡng trong các chương trình Mục tiêu quốc gia (giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi); quan tâm ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước để tổ chức thực hiện Chiến lược ở các vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có nguy cơ cao bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh. Tiếp tục đầu tư, nâng cấp cơ sở nghiên cứu, đào tạo về dinh dưỡng, tăng cường năng lực hệ thống quản lý và triển khai hoạt động dinh dưỡng theo quy định.

2. Đẩy mạnh huy động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho hoạt động dinh dưỡng. Xây dựng các chương trình xã hội hóa hoạt động dinh dưỡng phù hợp với từng đối tượng, địa phương, vùng, miền, dân tộc.

3. Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ tại Chiến lược này, các bộ, cơ quan trung ương, địa phương chủ động lập dự toán ngân sách hằng năm, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Y tế

a) Chủ trì, xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược của ngành y tế; hướng dẫn, tổ chức thực hiện Chiến lược trên phạm vi cả nước. Giám sát, kiểm tra, định kỳ hằng năm tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình triển khai và kết quả thực hiện Chiến lược. Tổ chức sơ kết vào cuối năm 2025 và tổng kết việc thực hiện Chiến lược vào cuối năm 2030.

b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, đề án can thiệp như thực hiện dinh dưỡng và khẩu phần hợp lý, cải thiện dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em, chăm sóc dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời, phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, dinh dưỡng học đường, dinh dưỡng cho người cao tuổi, dinh dưỡng ngành nghề, dinh dưỡng phòng chống yếu tố nguy cơ và bệnh mạn tính không lây, dinh dưỡng tiết chế tại bệnh viện, dinh dưỡng trong tình hung khẩn cấp; các chương trình, dự án về dinh dưỡng và an ninh thực phẩm khác.

c) Nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện để ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật, chính sách thúc đẩy công tác dinh dưỡng như thực hiện can thiệp dinh dưỡng sớm, trong thời gian ngắn, trong tình huống khẩn cấp; bảo đảm nguồn nhân lực và chế độ đãi ngộ phù hợp cho cán bộ làm công tác dinh dưỡng. Hoàn thiện cơ chế phối hợp liên ngành về công tác dinh dưỡng từ trung ương đến địa phương.

d) Nghiên cứu, hoàn thiện chuyên môn khoa học cơ bản về dinh dưỡng; xây dựng tài liệu truyền thông, giáo dục sức khỏe, hướng dẫn về dinh dưỡng hợp lý, thực phẩm lành mạnh, chế độ ăn phù hợp với từng lứa tuổi, địa phương, vùng, miền, dân tộc và hình thức tổ chức tại cộng đồng, bệnh viện.

đ) Nghiên cứu các giải pháp, mô hình can thiệp phòng, chống bệnh liên quan đến dinh dưỡng, xây dựng các kỹ thuật, công cụ trong giám sát, theo dõi chỉ tiêu dinh dưỡng.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo

a) Đẩy mạnh truyền thông, giáo dục dinh dưỡng, tăng cường hoạt động giáo dục thể chất và thể thao trong trường học.

b) Tăng cường phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong các hoạt động giáo dục, hướng dẫn thực hành về dinh dưỡng và hoạt động thể lực phù hợp cho trẻ em, học sinh.

c) Chủ trì, phối hợp với ngành y tế tổ chức triển khai, thực hiện, giám sát các hoạt động về dinh dưỡng hợp lý trong trường học, bữa ăn học đường, an toàn thực phẩm, đánh giá tình trạng dinh dưỡng của học sinh, quản lý căng tin trường học, tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh; không quảng cáo và kinh doanh đồ uống có cồn, đồ uống có đường và các thực phẩm không có lợi cho sức khỏe trong trường học và bên cạnh trường học theo quy định.

d) Chỉ đạo, đẩy mạnh triển khai các hoạt động liên quan đến dinh dưỡng hợp lý cho học sinh trong Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025 và Đề án Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên để nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản giai đoạn 2018 - 2025.

3. Ủy ban Dân tộc

a) Chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện các hoạt động dinh dưỡng trong Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

b) Theo dõi, giám sát và đánh giá thực hiện các hoạt động dinh dưỡng trong các chương trình, đề án, dự án cho vùng đng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

a) Chủ trì chỉ đạo tăng cường thực hiện các chính sách cho đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật, gắn liền với mục tiêu về bảo đảm dinh dưỡng.

b) Tăng cường lồng ghép triển khai các hoạt động liên quan đến dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em trong các chương trình, đề án đang thực hiện như Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan đẩy mạnh tuyên truyền và chỉ đạo việc thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người lao động, đặc biệt là lao động nữ, lao động nữ đang mang thai, đang nuôi con nhỏ, lao động tại các khu công nghiệp, người lao động làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Chủ trì triển khai bảo đảm an ninh lương thực, thực phẩm hộ gia đình đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng.

b) Lồng ghép mục tiêu dinh dưỡng vào các chính sách về thực phẩm và nông nghiệp trong thực hiện chuyển đổi, phát triển hệ thng thực phẩm minh bạch, trách nhiệm, bền vững; trong các chương trình đang thực hiện như Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, Chương trình không còn nạn đói.

c) Lồng ghép hoạt động ứng phó dinh dưỡng trong Kế hoạch quốc gia chuẩn bị, sẵn sàng ứng phó với thiên tai để sẵn sàng cung cấp thực phẩm, bảo đảm dinh dưỡng cho những khu vực dễ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, thiên tai.

6. Bộ Thông tin và Truyền thông

a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo, tổ chức các hoạt động truyền thông về dinh dưỡng, chú trọng các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức và thực hành dinh dưỡng hợp lý trên các kênh thông tin truyền thông.

b) Phối hợp với Bộ Y tế và các Bộ, ngành liên quan trong việc kiểm soát quảng cáo về dinh dưỡng và thực phẩm.

7. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

a) Phối hợp với Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện Chiến lược lồng ghép với Đề án tng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030.

b) Chỉ đạo lồng ghép hoạt động vận động thể lực và bảo đảm dinh dưỡng hợp lý với phong trào quần chúng và hoạt động thể thao, văn hóa tại cộng đồng; tăng cường tuyên truyền về lợi ích của hoạt động thể dục thể thao quần chúng đối với sức khỏe.

8. Bộ Công Thương

a) Rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách thúc đẩy nghiên cứu, sản xuất, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường sản phẩm thực phẩm tăng cường bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm lành mạnh.

b) Tăng cường quản lý về sản xuất, kinh doanh các sản phẩm không có lợi cho sức khỏe thuộc lĩnh vực quản lý.

9. Bộ Khoa học và Công nghệ

a) Chỉ đạo và tăng cường bố trí kinh phí, ngân sách thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ về dinh dưỡng, thực phẩm.

b) Phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các thực phẩm, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung, thức ăn bổ sung, tăng cường vi chất dinh dưỡng, các văn bản quy phạm pháp luật về ghi nhãn dinh dưỡng thực phẩm.

10. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế hướng dẫn đưa chỉ tiêu dinh dưỡng đặc thù vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và từng địa phương.

11. Bộ Tài chính

a) Chủ trì phối hợp với Bộ Y tế căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách nhà nước bố trí kinh phí cho các Bộ, cơ quan trung ương để thực hiện Chiến lược đối với các nhiệm vụ được giao theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và phân cấp ngân sách.

b) Phối hợp với Bộ Y tế, các bộ, ngành liên quan xây dựng cơ chế, chính sách tài chính thúc đẩy xã hội hóa, huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước, khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực dinh dưỡng.

12. Bộ Nội vụ phối hợp với Bộ Y tế, các bộ, ngành liên quan trong việc đề xuất các cơ chế, chính sách, giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực phục vụ quản lý nhà nước về dinh dưỡng tại các bộ, ngành, địa phương.

13. Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan thông tin đại chúng chú trọng tăng thời lượng phát sóng, số lượng bài viết phù hợp; nâng cao chất lượng tuyên truyền, giáo dục về dinh dưỡng hợp lý trong các chuyên trang, chuyên mục; đẩy mạnh tuyên truyền việc tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược.

14. Đề nghị các tổ chức chính trị - xã hội, hiệp hội phối hợp với ngành y tế, ngành giáo dục, ngành nông nghiệp, các bộ, ngành liên quan và chính quyền địa phương tham gia tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền; tham gia tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho các hội viên, cộng đồng về công tác dinh dưỡng và huy động nguồn lực triển khai các nội dung, nhiệm vụ và giải pháp có liên quan của Chiến lược; phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội, đề xuất chính sách nhằm bảo đảm việc thực thi Chiến lược và các chương trình hành động dinh dưỡng đạt hiệu quả.

15. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

a) Xây dựng, tổ chức thực hiện Kế hoạch hành động dinh dưỡng và các chương trình, dự án, đề án can thiệp dinh dưỡng trên địa bàn phù hợp với Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Theo dõi, đánh giá tình trạng dinh dưỡng người dân hằng năm, đưa các chỉ tiêu dinh dưỡng đặc thù vào hệ thống chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

b) Bố trí kinh phí theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước để thực hiện mục tiêu của Chiến lược, trong đó ưu tiên vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở những địa phương có khu vực, đối tượng này. Lồng ghép việc thực hiện có hiệu quả Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng với các chiến lược, chương trình, đề án, dự án khác có liên quan trên địa bàn. Trường hợp có khó khăn về kinh phí cho hoạt động dinh dưỡng đề nghị báo cáo Bộ Y tế để tổng hợp đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét hỗ trợ kinh phí theo quy định.

c) Huy động nguồn lực, đẩy mạnh xã hội hóa phù hợp với điều kiện của địa phương để triển khai thực hiện Chiến lược; bố trí đủ nhân lực thực hiện công tác dinh dưỡng theo quy định.

d) Tổ chức triển khai, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Chiến lược tại địa phương.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương;
- Văn phòng Trung ương Đng và các ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ
Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc;
- Lưu: VT, KGVX (3b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Vũ Đức Đam

PRIME MINISTER
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
---------------

No. 02/QD-TTg

Hanoi, January 5, 2022

 

DECISION

APPROVING THE NATIONAL NUTRITION STRATEGY FOR THE 2021 - 2030 PERIOD WITH A VISION TOWARD 2045

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Organization of the Government dated June 19, 2015; the Law on Amendments to the Law on Organization of the Government and the Law on Organization of the Local Government dated November 22, 2019;

Pursuant to the Resolution No. 139/NQ-CP dated December 31, 2017 of the Government promulgating the Government’s program of action for implementation of the Resolution No. 20-NQ/TW dated October 25, 2017 from the 6th meeting of the 12th Central Committee on enhancement of people’s health protection, care, and improvement in new normal

Pursuant to the Resolution No. 50/NQ-CP dated May 20, 2021 of the Government on action program of the Government for implementation of the Resolution of the 8th National Congress of the Communist Party;

At the request of the Minister of Health.

DECISION:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

I. VIEWPOINTS

1. All people have the right to equally access nutrition and food in order to obtain the maximum nutritional state, improving their health.

2. Proper nutritional implementation needs to be maintained throughout each person's life so as to improve personal health and family health; thus, contributing to the improvement of protection and healthcare of the community.  

3. The state is responsible for developing mechanisms and policies to promote proper nutritional implementation; arrange and allocate intervention resources to improve the nutrition for mothers and children in regions with difficulties, remote areas, ethnic minority areas, mountainous areas, and islands.

II. TARGETS

1. General targets: Implement proper nutrition to improve the nutritional state suitable for each person, locality, region, and ethnicity, contributing to the decrease of disease and increase of stature, stamina, and intelligence of Vietnamese.

2. Specific targets

a) Implementation of a varied, appropriate, and food-security diet for all ages and subjects according to the life cycle

- The percentage of children from 6 to 23-month-old that have correct and sufficient diet will reach 65% by 2025 and 80% by 2030.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- The percentage of households that suffer from severe and moderate food insecurity will be reduced to below 8% (below 25% for households in mountainous areas) by 2025 and below 5% (below 20% for households in mountainous areas) by 2030.

- The percentage of schools that develop diets that satisfy the recommendation of the Ministry of Health on proper nutrition assurance according to the age and food diversity will reach 60% for urban areas and 40% for rural areas by 2025; strive to reach 90% for urban areas and 80% for rural areas by 2030.

-The percentage of hospitals that provide examinations, advice, and treatments via diet suitable for nutritional status and disease for patients will reach 90% for the central or provincial level; 75% for district level by 2025; 100% for central, provincial level and 80% for district level by 2030.

- The percentage of communes that provide nutritional counseling for pregnant mothers, mothers with children under 2 years old in the basic healthcare service package for primary health care, prevention, and improvement conducted by health stations of communes, wards, or commune-level towns will reach 50% by 2025 and 75% by 2030.

b) Improvement of nutritional status for mothers, children, and teenagers

- The percentage of stunted children below 5 years old will be reduced to below 17% (below 28% for stunted children in mountainous areas) by 2025 and below 15% (below 23% for mountainous areas) by 2030.

- The percentage of underweight children below 5 years old will be reduced to below 5% by 2025 and below 3% by 2030. 

- The average height of 18-year-old teenagers will increase by 2 - 2,5cm for males and by 1,5 to 2 cm for females by 2030 compared to those in 2020.

- The percentage of children who are breastfed soon after birth will reach 75% by 2025 and 80% by 2030.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Control of overweight, prevention of non-infectious chronic diseases, related risk factors in children, teenagers, and adults

- The percentage of overweight will be controlled: below 10% for children below 5 years old (below 11% for urban areas and below 7% for rural areas); below 19% for children from 5 to 18 years old (below 27% for urban areas and below 13% for rural areas); below 20% for adults from 19 to 64 years old (below 23% for urban areas and below 17% for rural areas) by 2025 and maintain such percentages until 2030.

- The average salt consumption of the population (from 15 to 49 years old) will be reduced to below 8 grams/day by 2030.

d) Reduction of micronutrient deficiency in children, teenagers, and women of childbearing age

- The percentage of anemia in pregnant women will be reduced to below 23% (below 30% for mountainous areas) by 2025 and below 22% (below 25% for mountainous areas) by 2030.

- The percentage of anemia in female children from 10 to 14 years old in mountainous areas will be reduced to below 10% by 2025 and below 9% by 2030.

- The percentage of preclinical vitamin A deficiency in children from 6 to 59 months old will be reduced to below 8% (below 13% for mountainous areas) by 2025 and below 7% (below 12% for mountainous areas) by 2030.

- The percentage of children from 6 to 59 months old with low serum zinc levels will be reduced to below 50% (below 60% for mountainous areas) by 2025 and below 40% (below 50% for mountainous areas) by 2030.

- The percentage of households using iodized salt qualified for preventing diseases or iodized salty seasoning daily will increase to above 80% by 2025 and above 90% by 2030.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- By 2025, 100% of provinces and cities that are potentially affected by climate change, natural disasters, or epidemics will have their response plans; evaluate and implement special nutritional intervention in emergency situations and maintain such percentage until 2030.

- By 2025, 100% of provinces, cities that are allocated the annual local budget will ensure the nutritional activities according to approved plans and maintain such percentage until 2030.

3. Vision toward 2045: All people will achieve their maximum nutritional status; non-infectious diseases related to nutrition will be controlled, thus contributing to the improvement of health and living quality.

III. MAJOR DUTIES AND SOLUTIONS

1. Complete mechanisms and policies on nutrition

a) Review, develop, amend, and complete regulations of the law on proper nutritional implementation; especially nutritional intervention in regions with difficulties, rural and remote areas, ethnic minority areas, mountainous areas, and islands. Complete the national technical nutritional standard system for food; develop financial mechanisms or policies including the payment of health insurance for nutritional activities in healthcare facilities and schools; develop regulations on nutrition labeling on the front of prepackaged products; limit advertisements for unhealthy foods, especially for children; impose excise tax for on sugary drinks.

b) Include the target to reduce stunted, underweight, or overweight children below 5 years old in the socio-economic development targets of the whole country and each administrative division.

2. Improve the inter-sectorial cooperation and social mobilization

a) Develop and conduct mechanisms of the inter-sectorial cooperation on nutrition work from the centrality to locality; focus on integrating, cooperating with programs or projects related to nutrition.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Strengthen communication and education on nutrition

a) Strengthen the communication and mobilization to policy-making groups in order to incorporate nutrition work into strategies, programs, projects, or plans implemented in localities.

b) Organize the implementation of communication activities with types, methods, contents suitable for each region, group of subjects in order to improve knowledge; practice proper nutrition especially in preventing stunting malnutrition, micronutrient deficiency; controlling overweight - obesity and other non-infectious chronic diseases related to nutrition for all people.

c) Improve the efficiency of communication, education, or provision of advice on the practice of proper nutrition according to the life cycle. Focus on providing soft skill education; strengthen the cooperation between schools, families, and society to form a healthy lifestyle and habits of proper nutrition.

d) Increase the amount of time for communication and guidance on proper nutrition in the mass media especially on the Vietnam Television, Voice of Vietnam, Television and Broadcasting Station of provinces, online broadcasting system, social media, and other digital communication platforms.

4. Strengthen and improve the quality of human resources

a) Consolidate and develop nutrition staff; ensure the sustainability, especially of the network of specialized nutritionists and medical staff in rural areas; standardize clinical nutritionists.

b) Develop the curriculum; standardize training documents about nutrition in the medical school system; improve nutritional teaching or training capability for the teaching staff of schools; improve the quality of training and advanced training contents on nutrition work in schools, hospitals, and communities.

c) Improve the capability of officers of ministries, divisions, central authorities, unions, social organizations, non-governmental organizations, religious organizations in terms of integrating nutritional activities into programs or projects.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Improve meal quality; ensure food security and nutrition security

- Develop and disseminate dietary reference intakes, food pyramid, proper nutrition advice, menu, proportion, diet, and physical activities suitable for every subject.

- Develop regulations and provide guidelines for food labeling, nutrition labeling; enhance education and provision of advice for the people in order to create the needs of using varied, healthy, and nutritious food.

- Develop plans, nutritional agriculture models, and guidelines for food security and meal quality at households.

b) Increase the coverage and enhance the quality of essential nutritional interventions

- Develop and effectively implement programs, projects, and models of essential nutritional intervention such as: nutrition care in the first 1000 days of life (nutrition care for pregnant and breastfeeding women; exclusively breastfeeding for the first 6 months; proper additional meal and continuation of breastfeeding for children from 6 to 23 months old); monitor the children’s growth and development; manage and treat children with acute malnutrition; prevent micronutrient deficiency in mothers and children; ensure clean water, personal and environmental hygiene.

- Provide services of counseling, nutrition recovery, intervention models against obesity, prevention of non-infectious chronic diseases, and related risk factors at all levels. Strengthen the implementation of nutritional intervention for elderly people and occupational nutrition

- Promote the fortification of domestic or imported food products. Encourage people to use fortified foods.  Supervise the implementation of regulations on mandatory food fortification.

- Strengthen the in-place food systems that are safe, diverse, nutritious, and sustainable in order to meet the needs of every subject in every region, especially areas affected by natural disasters and epidemics.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Integrate nutritional services into other programs in terms of healthcare, education, social-economic development of mountainous areas and ethnic minority areas, new rural areas, poverty reduction, social protection in order to increase investment resources for every subject that needs interventions.

c) Implement nutritional activities at schools

- Promote and improve the quality of school nutrition education, physical education, and sports; integrate them into regular school hours, extracurricular activities; develop appropriate communication models.

- Develop communication documents and organize communication activities for parents of students about proper nutrition, healthy and safe food, prevention of non-infectious diseases, and enhancement of physical activities for children, students.  Pay special attention to proper nutrition for children in pre-puberty or puberty.

- Develop guidelines and organize school meals in a manner of nutrition assurance according to age, region, and food diversity assurance (for schools that provide meals for students). Promulgate regulations in order to prevent students from approaching unhealthy food.

- Develop mechanisms for cooperation and connection between the school and families in nutrition care for children, students; inform parents about the nutritional status of children, students in the school.

- Maintain regular deworming in areas with high prevalence of worms and helminths.

c) Implement nutritional activities at hospitals

- Develop and implement specialized guidelines for nutritional treatment, clinical nutrition, and dietetics at facilities that provide examination and treatment.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Implement regulations on nutrition in hospitals such as nutrition targets and breastfeeding in the criteria for hospital quality.

dd) Strengthen the implementation of emergency nutritional activities

- Develop and incorporate nutrition assurance content into the response plan for natural disasters, epidemics of the central and provinces, cities.

- Improve the nutritional response capability in emergency situations of officers of all levels and related divisions, central authorities.

- Efficiently implement emergency nutritional activities both in the community and hospitals at localities affected by climate change, natural disasters, and epidemics.

6. Promote basic research and technology application research on nutrition and food suitable for Vietnamese. Enhance technical development; research high technology application model serving nutrition purposes.

7. Promote the application of information technology in management, operation, supervision, counseling, statistic, and report of nutrition work nationwide.

8. Actively integrate and strengthen international cooperation on nutrition; resolve regional and global nutrition problems.

a) Actively participate in the nutrition network or movements regional or global.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

IV. IMPLEMENTATION RESOURCE

1. Central and local government budgets will provide funding for nutritional activities in accordance with the Law on the State Budget. To be specific: continue to provide funding for nutritional activities in national target programs (stable poverty reduction, new rural area construction, socio-economic development in ethnic minority areas and mountainous areas); prioritize funding for implementation of the Strategy in areas with socio-economic difficulties, ethnic minority areas, remote areas, borders, islands, and areas with high potential to be affected by natural disasters, epidemics. Continue to invest, upgrade facilities of research and nutritional training; enhance the capability of the management system, and implement nutritional activities in accordance with regulations.

2. Encourage domestic and foreign organizations and individuals to make investment in nutritional activities. Develop nutritional private investment activities suitable for each subject, locality, region, and ethnicity.

3. Ministries, central authorities, and localities shall rely on the targets and duties of this strategy to form the annual estimated budget and present it to the competent authority for approval in accordance with regulations of the law on the state budget.

V. IMPLEMENTATION

1. Ministry of Health shall:

a) Take charge and develop the plan for implementation of the Strategy in terms of medical sector; provide guidelines and organize the implementation of the Strategy nationwide. Supervise, inspect, and annually recapitulate and report to the Prime Minister on the performance and result of the Strategy. Organize preliminary activities by the end of 2025 and sum up the Strategy by the end of 2030.

b) Take charge and cooperate with ministries, central authorities, unions, People’s Committee of provinces, centrally affiliated cities in developing and organizing the implementation of intervention programs, projects such as the implementation of proper nutrition and proportion; improvement of nutrition for mothers and children; nutritional care for the first 1000 days of life; prevention of micronutrient deficiency; nutrition for elderly people, school nutrition, occupational nutrition, nutrition for prevention of risk factors and non-infectious chronic diseases, nutritional diet at hospitals, nutrition in emergency situations; other programs or projects related to nutrition and food security.

c) Research, develop, and complete the above contents in order to promulgate them according to its entitlement; or present to authorities competent to promulgate legal documents, policies so as to promote nutritional work such as early nutritional intervention or nutritional intervention in a short period of time or emergency situations; ensure the human resources and benefits suitable for nutritionists. Complete mechanisms of the inter-sectorial cooperation related to nutritional works from the centrality to locality.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) Research methods, models of intervention against diseases related to nutrition; develop techniques, tools for supervision of nutritional targets.

2. Ministry of Education and Training shall:

a) Promote communication and nutritional education; intensify physical activities and sports in schools.

b) Strengthen the cooperation between schools and families in educational activities, practical guidelines for nutrition, and physical activities suitable for children and students.

c) Take charge and cooperate with the health sector in organizing the implementation and supervision of proper nutritional activities in schools, school meals, food security, evaluation of students’ nutritional status, cafeteria management, and intensification of physical activities for children and students; do not advertise or trade alcoholic drinks, sugary drinks, and other unhealthy foods in schools and near schools in accordance with regulation.

d) Direct and promote the implementation of activities related to proper nutrition for students in the school health program for the 2021 - 2025 period and proper nutrition assurance project, and enhancement of physical activities for children and students for the improvement of health, prevention of cancer, cardiovascular diseases, diabetes, chronic obstructive pulmonary diseases, and asthma for the 2018 – 2025 period.

3. Committee for Ethnic Affairs shall:

a) Direct and promote the implementation of nutritional activities in the socio-economic development program for ethnic minority areas and mountainous areas for the 2021 - 2030 period.

b) Supervise and evaluate the performance of nutritional activities in programs, projects for ethnic minority areas and mountainous areas.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Take charge and strengthen the implementation of policies for social protection subjects in accordance with regulations of the law and in association with nutritional target assurance.

b) Strengthen the integration for the implementation of nutritional activities for mothers and children in ongoing programs, projects such as the national target program for sustainable poverty reduction for the 2021 - 2025 period.

c) Take charge and cooperate with related agencies in promoting the propagation and directive of the implementation of proper nutrition for workers, especially female workers, pregnant female workers, workers raising children, workers at industrial zones, workers doing heavy, hazardous, and dangerous occupations or jobs (or particularly heavy, hazardous, and dangerous occupations or jobs).

5. Ministry of Agriculture and Rural Development shall:

a) Take charge and implement the assurance of food security or household food that satisfies the nutritional requirements.

b) Integrate nutritional targets into policies on food and agriculture in the implementation of transition and development of the food system in a manner of transparency, responsibility, and sustainability; or integrate nutritional targets into ongoing projects such as the national target program for new rural area construction for the 2021 - 2025 period, program of no more hunger.

c) Integrate nutritional responses into the prepared national plan against natural disasters in order to be ready to provide food and ensure the nutrition for areas vulnerable to climate change and natural disasters.

6. Ministry of Information and Communications shall:

a) Take charge and cooperate with related ministries and central authorities in directing and organizing communication activities on nutrition; focus on communications activities in order to improve the knowledge and practice proper nutrition on traditional information channels.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

7. Ministry of Culture, Sport, and Tourism shall:

a) Cooperate with the Ministry of Health and related ministries, central authorities in directing and organizing the implementation of the Strategy integrated with the general project for the development of stamina and stature of Vietnamese for the 2011 - 2030 period.

b) Direct and integrate physical activities and proper nutrition assurance into the mass movements, sports, and culture of the community; intensify the propagation of the healthy benefits of mass sports activities.

8. Ministry of Industry and Trade shall:

a) Review, amend, and supplement mechanisms or policies to promote research, production, brand development, commercial promotion, development of the market of fortified food and healthy food.

b) Enhance the management of production or trading of unhealthy food under its management.

9. Ministry of Science and Technology shall:

a) Direct and enhance the allocation of budget for the implementation of science and technology duties on nutrition and food.

b) Cooperate with related ministries and central authorities in developing, amending, and supplementing for the completion of the national standard system for food, dietary supplements, fortified foods, and legal documents on nutritional food labeling.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

11. Ministry of Finance shall:

a) Take charge and cooperate with the Ministry of Health based on the state budget-balancing capability in allocating budget for ministries, central authorities for the implementation of the Strategy for the assigned tasks in accordance with the Law on the State Budget and the budget decentralization.

b) Cooperate with the Ministry of Health and related ministries, central authorities in developing financial mechanisms or policies in order to promote the private investment; mobilize capital resources other than the state budget; encourage organizations or individuals to invest in the field of nutrition.

12. The Ministry of Home Affairs shall cooperate with the Ministry of Health and related ministries, central authorities in imposing mechanisms, policies, solutions in order to improve the quality of human resources for state management of nutrition at ministries, central authorities, and localities.

13. The Viet Nam News Agency, Vietnam Television, Voice of Vietnam, and mass communication agencies shall focus on increasing the broadcast time or the number of appropriate articles on the special column of online newspapers in order to improve the quality of propagation and education on proper nutrition; and promoting the propagation for the implementation of the Strategy.

14. Social-economic organizations or associations shall cooperate with the sectors of health, education, agriculture and related ministries, central authorities, and local governments in participating in the implementation of the Strategy within their functions, duties, and entitlements; participate in the propagation and dissemination of knowledge for their members and communities on nutrition works; mobilize resources for the implementation of related contents, duties, and solutions of the Strategy; uphold the role of supervision, social criticism and propose appropriate policies to ensure the efficiency of implementation of the Strategy and other nutritional action programs. 

15. People’s Committee of provinces and centrally affiliated cities shall:

a) Develop and organize the implementation of the nutritional action plan and other intervention programs, projects in their area in accordance with the national nutrition strategy and local socio-economic development plan. Supervise and annually evaluate the nutritional status of the people; incorporate specific nutritional targets into the local socio-economic development target system.

b) Allocate the budget in accordance with the law on the state budget in order to achieve the targets of the Strategy; prioritize areas with difficulties, remote areas, mountainous areas, ethnic minority areas. Integrate the efficient implementation of the national strategy on nutrition into other related strategies, programs, projects in their area. Any financial difficulties that arise during the implementation of nutritional activities should be reported to the Ministry of Health. The Ministry of Health shall recapitulate and propose to the Prime Minister for consideration for financial support in accordance with regulations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Organize the implementation, supervision, urge, inspection, and evaluation of the performance of the Strategy in their area.

Article 2. This Decision comes into force as of its date of signing.

Article 3. Ministers, directors of ministerial agencies, directors of Government’s affiliates, chairmen of the People’s Committees of provinces, centrally affiliated cities, and related organizations, individuals shall implement this Decision./.

 

 

PP. PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Vu Duc Dam

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 02/QĐ-TTg ngày 05/01/2022 phê duyệt Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


23.559

DMCA.com Protection Status
IP: 18.227.0.255
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!