ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 23/KH-UBND
|
Quảng
Ninh, ngày 21 tháng 01 năm 2022
|
PHƯƠNG ÁN
TỔ CHỨC QUẢN LÝ, ĐIỀU TRỊ, CHĂM SÓC NGƯỜI NHIỄM SARS-COV-2 TRONG TÌNH
HUỐNG CÓ ĐẾN 10.000 NGƯỜI NHIỄM /NGÀY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRONG 14 NGÀY (TƯƠNG
ĐƯƠNG 10% DÂN SỐ NHIỄM COVID-19)
Thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP
ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn,
linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”; Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày
12/10/2021 của Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn tạm thời về
chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ; Chỉ thị số 18-CT/TU ngày
18/10/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tăng cường
lãnh đạo, chỉ đạo triển khai chiến lược tổng thể thích ứng an toàn, linh hoạt,
kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 và ổn định kinh tế - xã
hội, giữ vững đà tăng trưởng hai con số trên
địa bàn tỉnh Quảng Ninh;
Căn cứ Chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy,
Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh tại Thông báo
Kết luận số 473-TB/TU ngày 28/12/2021, số 487-TB/TU ngày 05/01/2022, số 489/TB-TU ngày 07/01/2022.
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Phương
án quản lý, điều trị, chăm sóc người nhiễm SARS-CoV-2 đáp ứng
với các cấp độ dịch, trong trạng thái thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát
hiệu quả dịch bệnh COVID-19, cụ thể như sau:
I. Nguyên tắc tổ
chức thu dung điều trị
Căn cứ Quyết định số 4689/QĐ-BYT ngày
06/10/2021 của Bộ Y tế ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 (phiên bản cập nhật lần 7) và kết quả tiêm vắc
xin của tỉnh Quảng Ninh; Căn cứ thực tế tình hình dịch bệnh và tổ chức thu dung
điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Quảng Ninh trong thời gian qua, việc tổ chức thu
dung, cách ly, điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 trên địa bàn tỉnh thực hiện theo
3 nguyên tắc sau:
- Tại chỗ: Phát hiện ở đâu thì cách ly, quản lý và điều trị ở địa phương đó;
- Linh hoạt theo cấp độ dịch.
- Phân tầng: Phân tầng điều trị theo mức độ và nguy cơ của người bệnh để tổ chức điều
trị cho bệnh nhân phù hợp. Trên cơ sở số ca mắc trên địa bàn tỉnh/ ngày, tỷ lệ
thu dung, điều trị các Tầng sẽ được điều chỉnh đảm bảo khả năng thu dung, điều
trị các tuyến.
+ Tầng 1:
Thu dung điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19 thể nhẹ, người bệnh nguy cơ thấp tại
nhà hoặc tại cơ sở điều trị tập trung cộng đồng (đối với người bệnh nguy cơ
trung bình).
+ Tầng 2:
Thu dung điều trị bệnh nhân C0VID-19 thể vừa, thể nặng, người bệnh có nguy cơ cao,
tại các TTYT/BV tuyến huyện, tuyến tỉnh.
+ Tầng 3: Thu dung bệnh nhân nặng, nguy kịch, bệnh nhân phải điều trị chuyên khoa
tại các bệnh viện.
II. Phương án thu
dung, cách ly điều trị trong tình huống có đến 3.000 người nhiễm COVID-19/ngày
trong 14 ngày1
1. Điều trị bệnh nhân Tầng 1
1.1. Tỷ lệ mắc và tỷ lệ thu dung bệnh
nhân
- Khi có từ 1.000 đến 3.000 bệnh nhân
nhiễm COVID-19/ngày trong 14 ngày (tương ứng 1% - 3% dân số tỉnh nhiễm COVID-19
và 13.800 - 41.400 người/14 ngày): Thực hiện phân luồng, thu dung điều trị 90%
bệnh nhân nhiễm COVID-19 thể nhẹ tại nhà (đối với người bệnh nguy cơ thấp) và tại
cơ sở điều trị tập trung cộng đồng (đối với người bệnh nguy cơ trung bình).
1.2. Trách nhiệm Ban Chỉ đạo
phòng, chống dịch Covid-19/ UBND các địa phương:
- Về bố trí cơ sở vật chất, trang thiết bị: (1) Thiết lập các “Cơ sở Quản lý và điều trị tập
trung người mắc COVID-19 tại cộng đồng” bao gồm cả các cơ sở trong các doanh
nghiệp để thực hiện cách ly, quản lý, điều trị người nhiễm COVID- 19 không triệu
chứng, người nhiệm COVID-19 thể nhẹ tại
cộng đồng khi nhà/nơi lưu trú không đủ điều kiện. (2) Chỉ đạo các Trạm Y
tế lưu động để thực hiện nhiệm vụ quản lý, chăm sóc, điều trị các trường hợp
người nhiễm COVID-19 không triệu chứng tại nơi lưu trú (tại nhà) và tại các cơ
sở thu dung, điều trị tập trung tại cộng đồng.
- Chịu trách nhiệm chủ động chuẩn bị
đày đủ Test kit xét nghiệm nhanh; trang thiết bị theo hướng dẫn của Bộ Y tế đối
với Trạm Y tế lưu động và cơ sở thu dung, điều trị tập trung tại cộng đồng.
- Về nhân lực: Sử dụng nguồn nhân lực địa phương gồm: (1) Phòng Y tế; (2)
Trạm Y tế lưu động; (3) Y tế tư nhân, Y tế thôn bản, Y tế trường học, lực
lượng y tế đã nghỉ hưu; (4) Tình nguyện viên trên địa
bàn; (5) Cán bộ, chiến sĩ Ban chỉ huy quân sự, Công an trên địa bàn, Ủy
ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam các địa phương và các đoàn thể chính trị xã hội.
- Phối hợp với Sở Y tế để điều tiết
nguồn nhân lực phù hợp theo các tuyến
1.3. Trách nhiệm của của Sở Y tế:
- Chỉ đạo Trung tâm y tế các huyện,
trạm y tế chịu trách nhiệm bố trí nhân lực hỗ trợ làm việc
trực tiếp tại các “Cơ sở Quản lý và điều trị tập trung người mắc COVID-19 tại cộng
đồng” và Trạm y tế lưu động trên địa bàn.
- Chủ động phân công các đơn vị tuyến
tỉnh hỗ trợ các địa bàn trọng điểm, gồm các địa phương: Hạ Long, Cẩm Phả, Đông
Triều, Quảng Yên, Uông Bí, Móng Cái, cụ thể như sau:
(1) Bệnh viện Đa khoa tỉnh hỗ trợ
thành phố Hạ Long.
(2) Bệnh viện Đa khoa cẩm Phả, Trường
Cao đẳng Y tế hỗ trợ thành phố Cẩm Phả.
(3) Bệnh viện Bãi Cháy hỗ trợ thị xã
Đông Triều.
(4) Bệnh viện Sản Nhi hỗ trợ thị xã
Quảng Yên.
(5) Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển
Uông Bí hỗ trợ thành phố Uông Bí.
(6) Bệnh viện Đa khoa Khu vực Cẩm Phả
hỗ trợ thành phố Móng Cái.
Đối với các địa phương còn lại, gồm:
Đầm Hà, Hải Hà, Bình Liêu, Ba Chẽ, Tiên Yên, Vân Đồn, căn cứ tình hình dịch
trên địa bàn và năng lực đáp ứng của các cơ sở y tế, Sở Y tế có trách nhiệm
tăng cường nhân lực từ các bệnh viện chuyên khoa cấp tỉnh (Bệnh viện Lão khoa-
PHCN, Bệnh viện Y Dược cổ truyền...) hỗ trợ.
- Nội dung hỗ trợ chuyên môn của các
đơn vị y tế bao gồm: (1) Rà soát, hỗ trợ các địa phương
xác định quy mô các cơ sở quản lý điều trị tập trung tại cộng đồng do địa
phương thiết lập; (2) Hỗ trợ các nội dung về
chuyên môn trong công tác điều trị ngoài cơ sở y tế (điều
trị tại cơ sở quản lý điều trị tập trung tại cộng đồng do địa phương thiết lập
hoặc tại nhà/ nơi lưu trú); (3) Xác định
danh mục và cơ số thuốc điều trị, danh mục trang thiết bị, Oxy để Ủy ban nhân dân
các địa phương có phương án bố trí hoặc phối hợp với Sở Y tế và các đơn vị liên
quan báo cáo, đề xuất theo quy định; (4) Xây dựng và triển khai
quy trình vận hành của cơ sở quản lý điều trị tập trung tại cộng đồng do địa
phương thiết lập; (5) Đánh giá mức độ nguy cơ để phân loại, phân
luồng thu dung, điều trị phù hợp, tránh ùn tắc.
2. Điều trị bệnh nhân tại Tầng 2
2.1. Tỷ lệ mắc và tỷ lệ thu dung bệnh
nhân
Khi có từ 1.000 đến 3.000 bệnh nhân
nhiễm COVID-19/ngày (tương ứng 1% đến 3% dân số
tỉnh) trong 14 ngày sẽ có 13.800 đến đến 41.400 người
mắc: Tỷ lệ thu dung điều trị tại Tầng 2 là 7% (tương đương với từ 966 đến 2.898
bệnh nhân).
2.2. Trách nhiệm của Ngành y tế
Thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19 thể vừa, thể nặng, bệnh nhân có nguy cơ cao điều tại các Trung tâm y tế, bệnh viện tuyến huyện, bệnh viện
tuyến tỉnh (đối với các địa phương không có bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn): Các đơn vị y tế tổ chức song song 02 nhiệm vụ, vừa
điều trị bệnh nhân thông thường vừa điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19. Bố trí khu vực thu dung, điều trị người nhiễm/nghi nhiễm COVID-19 (luồng
đỏ): Mỗi đơn vị tuyến huyện dành 60% GB kế hoạch để thu dung điều trị bệnh
nhân COVID-19 (trừ các bệnh viện tuyến tỉnh, BV số 1, BV số 2 phải dành giường
điều cho bệnh nhân tại Tầng 3 và bệnh nhân phải điều trị chuyên khoa).
Khi số lượng ca mắc đến 3.000 ca mắc/
ngày, sẽ kích hoạt và sử dụng toàn bộ Bệnh viện Phổi (bố trí thêm 50 giường), Bệnh
viện Đa khoa Hạ Long (bố trí thêm 100 giường), bệnh viện Đa khoa khu vực Cẩm Phả
(nâng công suất thêm 150 giường), TTYT than Mạo Khê cơ sở 1, cơ sở 2.
- Nhân lực: Sở Y tế có kế hoạch chủ động bố trí từ nguồn nhân lực hiện có của
ngành y tế, trong đó sẽ điều tiết nhân lực của một số bệnh viện chuyên khoa BV
Lão khoa - Phục hồi chức năng, Bệnh viện Y Dược cổ truyền; huy động lực lượng
là sinh viên năm thứ 2, năm thứ 3 của Trường Cao đẳng Y tế để hỗ trợ các đơn vị.
- Công suất giường
bệnh bố trí tối đa cho tầng 2:
STT
|
Địa
phương
|
Dân
số
|
Bệnh
nhân tầng 2 (7%)
|
Bệnh
nhân tầng 3 (3%)
|
TTYT/BV
điều trị F0 tại địa phương
|
Giường
bệnh kế hoạch của từng đơn vị
|
Giường
điều trị F0 của tùng đơn vị
|
Tổng giường kế hoạch tại địa phương
|
Giường điều trị F0 tại địa phương
|
1
|
Đông Triều
|
180.507
|
379
|
162
|
TTYT thị xã Đông Triều
|
400
|
240
|
580
|
420
|
TTYT Than KV Mạo Khê (CS1)
|
180
|
180
|
2
|
Uông Bí
|
128.758
|
270
|
116
|
TTYT Than KV Mạo Khê (CS2)
|
150
|
150
|
1150
|
350
|
Bệnh viện VN-TĐ Uông Bí
|
1.000
|
200
|
3
|
Quảng Yên
|
148.099
|
311
|
133
|
TTYT thị xã Quảng
Yên
|
350
|
250
|
350
|
250
|
4
|
Hạ Long
|
345.510
|
726
|
311
|
BV Đa khoa Hạ Long
|
200
|
300
|
2750
|
730
|
BV Đa khoa tỉnh
|
1.000
|
150
|
BV Bãi Cháy
|
1.000
|
150
|
BV Sản Nhi
|
350
|
50
|
BV Phôi
|
200
|
80
|
5
|
Cẩm Phả
|
190.964
|
401
|
172
|
BV ĐKKV Cẩm Phả
|
350
|
350
|
650
|
500
|
BVĐK Cẩm Phả
|
300
|
150
|
6
|
Vân Đồn
|
50.274
|
106
|
45
|
TTYT huyện Vân Đồn
|
200
|
120
|
200
|
120
|
7
|
Cô Tô
|
6.828
|
14
|
6
|
TTYT huyện Cô Tô
|
50
|
20
|
50
|
20
|
8
|
Ba Chẽ
|
23.149
|
49
|
21
|
TTYT huyện Ba Chẽ
|
60
|
40
|
60
|
40
|
9
|
Bình Liêu
|
33.127
|
70
|
30
|
TTYT huyện Bình Liêu
|
60
|
40
|
60
|
40
|
10
|
Tiên Yên
|
53.825
|
113
|
48
|
TTYT huyện Tiên Yên
|
200
|
150
|
200
|
150
|
11
|
Đầm Hà
|
42.810
|
90
|
39
|
TTYT huyện Đầm Hà
|
80
|
100
|
80
|
100
|
12
|
Hải Hà
|
67.725
|
142
|
61
|
TTYT huyện Hải Hà
|
120
|
80
|
120
|
80
|
13
|
Móng Cái
|
109.229
|
229
|
98
|
TTYT TP Móng Cái
|
350
|
250
|
350
|
250
|
|
Tổng
|
1.380.805
|
2.900
|
1.242
|
|
6.600
|
3.050
|
6.600
|
3.050
|
3. Điều trị bệnh nhân tại Tầng 3
3.1. Tỷ lệ mắc và tỷ lệ thu dung bệnh
nhân
Khi có từ 1.000 đến 3.000 bệnh nhân
nhiễm COVID-19/ngày (tương ứng 1% đến 3% dân số tỉnh)
trong 14 ngày sẽ có từ 13.800 đến 41.400 người mắc: Tỷ lệ
thu dung điều trị tại Tầng là 3%
(tương đương với 414 đến 1.242 bệnh nhân)
3.2. Trách nhiệm của Ngành y tế
Tổ chức thu dung điều trị tại các bệnh viện tuyến tỉnh, bệnh viện khu vực đối với bệnh nhân nặng,
nguy kịch, bệnh nhân phải điều trị chuyên khoa. Theo diễn biến và số ca
mắc mới hàng ngày, Sở Y tế hướng dẫn phân luồng
và điều tiết số lượng bệnh nhân để đáp ứng yêu cầu điều trị cho bệnh nhân năng, bệnh nhân nguy kịch.
- Bệnh viện số 1: Tiếp nhận các trường
hợp F0 tầng 3 cho các địa phương: Móng Cái, Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên với quy mô
thu dung, điều trị là 100 giường bệnh.
- Bệnh viện số 2: Tiếp nhận bệnh nhân
F0 tầng 3 của TP. Hạ Long với quy mô thu dung, điều trị là 200 giường bệnh.
- Bệnh viện Sản Nhi: Thu dung, điều
trị người mắc COVID-19 là Trẻ em (dưới 6 tuổi hoặc có triệu
chứng hoặc có bệnh lý nền), phụ nữ có thai (3 tháng cuối thai kỳ hoặc có triệu
chứng hoặc có yếu tố nguy cơ sinh non) ở Tầng 3 với quy mô thu dung, điều trị
là 100 giường bệnh.
- Bệnh viện đa khoa tỉnh: Thu dung,
điều trị người mắc COVID-19 cần điều trị Chuyên khoa (Ung bướu, Tim mạch, Bệnh
phổi mãn tính, lọc máu...) và Bệnh nhân F0 ở Tầng 3 phải chuyển tuyến của các địa
phương: Tiên Yên, Đầm Hà, Vân Đồn, Cô Tô, Ba Chẽ, Bình
Liêu với quy mô thu dung, điều trị là 250 giường bệnh.
- Bệnh viện Bãi Cháy: Thu dung, điều
trị người mắc COVID-19 cần điều trị Chuyên khoa (Ung bướu, Tim mạch, Bệnh phổi
mãn tính, lọc máu...). Bệnh nhân F0 ở Tầng 3 phải chuyển tuyến của Thị xã Cẩm
Phả với quy mô thu dung, điều trị là 250 giường bệnh.
- Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông
Bí: Tiếp nhận F0 ở Tầng 3 phải chuyển tuyến của các địa phương: Uông Bí, Đông
Triều, Quảng Yên và bệnh nhân chuyên khoa với quy mô thu
dung, điều trị là 300 giường bệnh.
III. Phương án thu
dung cách ly điều trị trong các cơ sở y tế khi có trên 3.000 đến 10% dân số
trên địa bàn tỉnh bệnh nhân nhiễm COVID- 19/ngày trong vòng 14 ngày
1. Dự kiến số lượng bệnh nhân và
phân tầng điều trị
Khi có trên 3.000 đến 10.000 bệnh
nhân nhiễm COVID-19/ngày (tương ứng 3% đến 10% dân số tỉnh)
trong 14 ngày sẽ có từ 41.400 đến 138.000 người mắc. Với số người mắc này, tính
theo tỷ lệ thu dung điều trị 10%, ngành y tế điều trị cho từ trên 4.140 đến
13.800 người trong các cơ sở y tế.
2. Tổ chức điều trị người nhiễm
COVID-19
2.1. Tổ chức điều trị người nhiễm COVID-19 ngoài cơ sở y tế: Các địa phương căn cứ số
lượng xác định theo tỷ lệ dân số để chuẩn bị kỹ càng số gia đình,
số cơ sở vật chất của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học...trên địa
bàn đáp ứng tối đa nhu cầu thu dung, điều trị tại nhà/nơi lưu trú hoặc “Cơ sở
Quản lý và điều trị tập trung người mắc COVID-19 tại cộng đồng” cho các trường
hợp F0 không có triệu chứng, F0 thể nhẹ và nguy cơ thấp.
Đến ngày 10/01/2022, khả năng thu
dung cách ly của các địa phương như sau:
- Số cơ sở cách ly là hộ gia đình tại
các địa phương:
TT
|
Địa
phương
|
Tổng số hộ
|
Đủ
điều kiện cách ly tại nhà
|
Số
hộ
|
Tổng
số người trong gia đình có thể bố trí cách ly
|
Số phòng đủ điều kiện cách ly
|
1
|
Thành phố Móng Cái
|
29.556
|
3.790
|
15.759
|
10.077
|
2
|
Huyện Hải Hà
|
18.036
|
2.005
|
7.838
|
4.784
|
3
|
Huyện Đầm Hà
|
11.155
|
1.637
|
8.981
|
3.429
|
4
|
Huyện Bình Liêu
|
7.823
|
990
|
3.204
|
1.806
|
5
|
Huyện Tiên Yên
|
12.773
|
1.390
|
4.516
|
3.110
|
6
|
Huyện Ba Chẽ
|
5.588
|
517
|
604
|
604
|
7
|
Thành phố Cẩm Phả
|
49.912
|
4.918
|
3.753
|
9.602
|
8
|
Huyện Vân Đồn
|
12.895
|
2.477
|
3.066
|
766
|
9
|
Huyện Cô Tô
|
1.895
|
342
|
318
|
873
|
10
|
Thành phố Hạ Long
|
103.082
|
18.360
|
81.258
|
40.494
|
11
|
Thị xã Quảng Yên
|
38.086
|
6.454
|
24.877
|
18.394
|
12
|
Thành phố Uông Bí
|
32.754
|
5.060
|
5.623
|
4.531
|
13
|
Thị xã Đông Triều
|
50.577
|
12.887
|
8.448
|
3.870
|
|
Tổng
cộng:
|
374.132
|
60.827
|
168.245
|
102.340
|
- Số cơ sở sẵn sàng thu dung, điều trị
F0 tại các địa phương (không bao gồm số cơ
sở điều trị tại nhà):
STT
|
Địa
phương
|
Số
cơ sở sẵn sàng thu
dung, điều trị F0 tầng 1
|
Số
chỗ sẵn sàng thu dung, điều trị F0 tầng 1
|
1
|
Thành phố Hạ Long
|
57
|
12.170
|
2
|
Thành phố Cẩm Phả
|
126
|
7.762
|
3
|
Thành phố Uông Bí
|
6
|
1.720
|
4
|
Thi xã Quảng Yên
|
5
|
1.290
|
5
|
Thị xã Đông Triều
|
9
|
1.522
|
6
|
Huyện Tiên Yên
|
28
|
5.300
|
7
|
Huyện Vân Đồn
|
5
|
212
|
8
|
Huyện Đầm Hà
|
67
|
4.724
|
9
|
Huyện Hải Hà
|
9
|
601
|
10
|
Thành phố Móng Cái
|
58
|
11.250
|
11
|
Huyện Bình Liêu
|
25
|
1.160
|
12
|
Huyện Ba Chẽ
|
153
|
2.350
|
13
|
Huyện Cô Tô
|
25
|
606
|
|
Tổng
cộng:
|
573
|
50.667
|
2.2. Tổ chức điều trị người nhiễm COVID-19 tại các cơ sở y tế
- Năng lực thu dung điều trị của các cơ
sở y tế trong tỉnh hiện tại đáp ứng số lượng tối đa 4.140 bệnh nhân (trong đó:
Tầng 2 là 2.898 bệnh nhân và Tầng 3 là 1.242 bệnh nhân).
- Do đó, khi số ca mắc đến trên 3.000
ca mắc/ ngày cần thành lập các Cơ sở thu dung điều trị dã chiến dành cho F0 tầng
2 và tầng 3 với số F0 cần thu dung khoảng 9.000 F0. Cụ thể:
+ Dự kiến bố trí tại 05 cơ sở hiện có
của tỉnh với dự kiến công suất là 2.300 GB tại 07 cơ sở thu dung, điều
trị gồm: (1) Cơ sở thu dung đặt tại Trung tâm Thể thao Đông Bắc (phường
Đại Yên, TP Hạ Long): 500 GB; (2) Cơ sở thu dung đặt tại Trường
Đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ (phường Minh Thành, TX Quảng Yên): 500 GB; (3) Đại học Hạ Long: 500 GB, (4) Bệnh
viện Lão khoa - PHCN: 400 GB; (5) Bệnh viện Y dược cổ truyền: 400 GB.
+ Thành lập các bệnh viện dã chiến mới
để bố trí cho khoảng 6.700 GB (Bộ Y tế, Quân Khu 3 hỗ trợ),
+ Căn cứ tình hình diễn biến của dịch bệnh tiếp tục thành lập các cơ sở thu dung, điều trị,
các bệnh viện dã chiến đặt tại thành phố Móng Cái, huyện Đầm Hà, thành phố Cẩm
Phả, thành phố Hạ Long, thị xã Đông Triều và thành phố Uông Bí.
Sở Y tế tham mưu đề xuất UBND tỉnh
chuẩn bị dự kiến, dự phòng cơ sở vật chất trang thiết bị và đề nghị Bộ Y tế, Quân Khu 3 hỗ trợ nguồn nhân lực y tế cho các cơ sở thu dung dã chiến trên.
III. Phương án đảm
bảo nhân lực y tế
1. Đối với tình huống có dưới 3000
ca mắc/ngày
Căn cứ theo phân tầng điều trị, số lượng
ca mắc để bố trí nhân lực phù hợp, trên cơ sở huy động và sử dụng tối đa nguồn
nhân lực tại chỗ, cụ thể:
Tầng 1: Sử
dụng nhân lực chuyên môn là lực lượng của Phòng Y tế, Trạm Y tế, Trạm Y tế lưu
động; Y tế tư nhân, y tế doanh nghiệp, Y tế thôn bản, lực lượng y tế đã nghỉ
hưu, sinh viên trường Cao đẳng Y, nhân lực hỗ trợ của các BV tuyến tỉnh, và các
lực lượng tình nguyện hỗ trợ: đoàn viên thành niên, hội viên phụ nữ, Cựu chiến
binh, Hội Nông dân, sinh viên, tình nguyện viên... trên từng địa bàn.
Tầng 2: Sử
dụng 60% nhân lực của các Trung tâm y tế/ BVĐK tuyến huyện.
Đối với địa bàn không có Trung tâm y tế hoặc BVĐK tuyến huyện, bố trí một số bệnh
viện tuyến tỉnh tham gia điều trị tầng 2 (khoảng 15-20% GB của đơn vị tuyến tỉnh),
điều tiết nhân lực của một số bệnh viện chuyên khoa (Bệnh viện Y Dược cổ
truyền, Bệnh viện Lão khoa và Phục hồi chức năng) để tham gia điều trị, chăm sóc bệnh nhân tại tầng
2.
Tầng 3: Sử
dụng nhân lực của các đơn vị tuyến tỉnh và lực lượng tăng cường, hỗ trợ khác.
(Chi
tiết tại phụ lục 1.1 và Phụ lục 1.2)
* Khi số ca mắc cộng đồng toàn tỉnh
dưới 3000 ca mắc/ngày, căn cứ tình hình thực tế ngành y tế chủ động điều tiết
nguồn nhân lực đảm bảo cho các cơ sở y tế và hỗ trợ cộng đồng.
2. Đối với tình huống có trên
3.000 đến 10% dân số: Khi số ca mắc
lớn hơn 3.000 ca/ngày, Sở Y tế đề xuất nhân lực ngành dọc để phục vụ hoạt động
cho các cơ sở y tế và trong các cơ sở thu dung dã chiến.
IV. Cơ chế thông
tin, báo cáo và chuyển tuyến tại các địa phương
- Sở Y tế chủ trì phối hợp với Ban Chỉ
đạo phòng chống dịch COVID-19, UBND các địa phương chỉ đạo Trạm Y tế, Trạm Y tế
lưu động, Tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 cộng đồng giám sát, theo dõi sức khỏe,
thông tin hàng ngày các trường hợp người nhiễm COVID-19 không triệu chứng được
quản lý tại nơi lưu trú (tại nhà).
- Trạm trưởng các Trạm Y tế, Trạm trưởng
Trạm Y tế lưu động có trách nhiệm báo cáo/thông tin kịp thời tình hình các F0
được giao quản lý tới Bộ phận thường trực của Ban chỉ đạo
PCD các huyện/thị xã/thành phố (Phòng Y tế) và TTYT có giường
bệnh/ BVĐK tuyến huyện trên địa bàn để quyết định chuyển tuyến điều trị.
- Tại các Cơ sở thu dung cách ly điều
trị người nhiễm COVID-19 không triệu chứng tại cộng đồng thì bác sĩ tại Cơ sở
có trách nhiệm báo cáo/thông tin tới Trưởng Cơ sở thu dung điều trị và Bộ phận
thường trực của Ban chỉ đạo PCD các huyện/ thị xã/ thành phố (Phòng Y tế) và TTYT có giường bệnh/ BVĐK tuyến huyện trên địa bàn để quyết định
chuyển tuyến điều trị.
- Giám đốc Trung tâm Y tế/ Bệnh viện
tuyến huyện chịu trách nhiệm xác định tình hình dịch bệnh để quyết định chuyển
F0 lên điều trị tại Tầng 3. Giám đốc các cơ sở y tế được phân công điều trị F0
tại Tầng 3 phối hợp chặt chẽ với các Trung tâm Y tế/ Bệnh
viện tuyến huyện để tiếp nhận và điều trị cho các F0 chuyển tuyến.
V. Phương án về
thuốc và vật tư, trang thiết bị y tế, hóa chất, thiết bị phòng hộ
1. Thuốc điều trị
1.1. Bệnh
nhân điều trị tại cơ sở y tế: Các Bệnh viện/Trung tâm
y tế chủ động chuẩn bị đầy đủ thuốc điều trị và sử dụng thuốc điều trị theo hướng
dẫn chẩn đoán và điều trị của Bộ Y tế (danh mục Chi tiết theo Phụ lục 2).
1.2. Bệnh nhân điều trị
ngoài cơ sở y tế (tại nhà/ nơi lưu trú hoặc cơ sở quản lý và điều trị tập trung
tại cộng đồng):
Căn cứ quy mô dân số, dự kiến số người
mắc theo các cấp độ dịch, UBND/ Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các địa
phương chuẩn bị đầy đủ dự phòng kit test xét nghiệm, vật
tư, sinh phẩm, hoá chất; cơ số túi thuốc gói A, gói B cho công tác điều trị với
số lượng người nhiễm bệnh theo các Phụ lục, cụ thể:
- Bệnh nhân điều trị tại nhà/ nơi lưu
trú: Mỗi bệnh nhân được cấp phát 01 gói thuốc A;
- Bệnh nhân điều trị tại cơ sở quản lý và điều trị tập trung tại cộng đồng: Mỗi bệnh nhân được cấp phát
01 gói thuốc A.
- Trang bị gói thuốc B cho Trạm Y tế
cố định hoặc Trạm Y tế lưu động để sử dụng cho bệnh nhân
khi cần (01 gói thuốc B/ 01 bệnh nhân).
Đối với Thuốc kháng vi rút và thuốc hỗ
trợ điều trị COVID-19: Trên cơ sở các chương trình cấp phát thuốc kháng vi rút và
thuốc hỗ trợ điều trị COVID-19 của Bộ Y tế, Sở
Y tế chịu trách nhiệm lập kế hoạch phân bổ cho
các cơ sở y tế, các địa phương để điều trị cho bệnh nhân mắc
COVID-19. Sở Y tế có hướng dẫn cụ thể đối với từng loại
thuốc.
Yêu cầu về số thuốc điều trị (Túi thuốc
A và Túi thuốc B) trong tình huống có 10.000 bệnh nhân nhiễm COVID-19/ngày
trong vòng 14 ngày (tương ứng 10% dân số tỉnh nhiễm COVID-19) như sau:
STT
|
Địa
phương
|
Dân
số
|
Số
lượng người dân mắc COVID- 19 dự kiến 10% dân số
|
Số lượng Túi thuốc
|
Số
lượng Túi thuốc A cần có (90% BN)
|
Số
lượng Túi thuốc B cần có (10% BN)
|
|
Cộng:
|
1.380.805
|
138.081
|
124.272
|
13.809
|
1
|
Đông Triều
|
180.507
|
18.051
|
16.246
|
1.805
|
2
|
Uông Bí
|
128.758
|
12.876
|
11.588
|
1.288
|
3
|
Quảng Yên
|
148.099
|
14.810
|
13.329
|
1.481
|
4
|
Hạ Long
|
345.510
|
34.551
|
31.096
|
3.455
|
5
|
Cẩm Phả
|
190.964
|
19.096
|
17.187
|
1.909
|
6
|
Vân Đồn
|
50.274
|
5.027
|
4.525
|
502
|
7
|
Cô Tô
|
6.828
|
683
|
615
|
68
|
8
|
Ba Chẽ
|
23.149
|
2.315
|
2.083
|
232
|
9
|
Bình Liêu
|
33.127
|
3.313
|
2.981
|
331
|
10
|
Tiên Yên
|
53.825
|
5.383
|
4.844
|
539
|
11
|
Đầm Hà
|
42.810
|
4.281
|
3.853
|
428
|
12
|
Hải Hà
|
66.470
|
6.647
|
5.982
|
665
|
13
|
Móng Cái
|
109.229
|
10.923
|
9.831
|
1.092
|
* Thành phần của 01 Túi thuốc A
(1) Paracetamol 500mg x 20 viên
(2) Acetylcystein 200mg x 21 gói
(3) Vitamin: Vitamin tổng hợp x
07 viên hoặc Vitamin C 500mg x 14 viên
(4) Oresol 27,9 g x 14 gói
(5) Nước súc họng x 01 chai 500ml
(6) Nhiệt kế thủy ngân hoặc nhiệt kế
điện tử: 01 cái
(7) Khẩu trang y tế: 14 cái
(8) Hóa chất khử khuẩn: Bột Cloramin
B 25% x 200g hoặc Nước Javel 5% x 01
chai 500ml
* Thành phần của 01 Túi thuốc B
(1) Dexamethasone 0,5mg x 12 viên hoặc Methylprednisolone 16mg x 01 viên
(2) Rivaroxaban 10mg x 01 viên hoặc Apixaban 2,5mg x 01 viên hoặc Dabigatran 220mg x 01 viên.
13. Các tình huống khác
Căn cứ theo quy mô dân số của từng địa
phương để tính toán số lượng số lượng Túi thuốc A, B cần chuẩn bị: Theo nguyên
tắc số lượng Túi thuốc A = 90% số bệnh nhân, số lượng Túi thuốc B = 10% số bệnh
nhân.
2. Về vật tư, trang thiết bị
y tế, hóa chất, thiết bị phòng hộ: Căn cứ các phương án trên Sở Y tế hướng dẫn chi tiết phù hợp với các
Phương án đã nêu ở trên.
VI. Nhu cầu
/Phương án ôxy y tế
1. Đối với hệ thống điều trị bệnh
nhân mắc COVID-19 trong cơ sở y tế:
Hiện nay hệ thống hạ tầng và sức chứa
Oxy phục vụ điều trị đáp ứng được tình huống khi có đến 2.000 ca mắc
COVID-19/ngày trong 2 tuần (tương đương 28.000 người nhiễm trong 14 ngày). Sở Y tế chịu trách nhiệm thực hiện các giải
pháp đảm bảo nguồn cung cấp ôxy y tế ổn định, kịp thời để đảm bảo không gián
đoạn điều trị. Đồng thời căn cứ tình hình dịch bệnh, rà soát xem
xét đề xuất tỉnh tiếp tục trang bị đầy đủ ô xy đảm bảo đủ lượng ô xy đáp ứng
các tình huống dịch bệnh.
2. Đối với hệ thống điều trị
bệnh nhân COVID-19 ngoài cơ sở y tế:
Căn cứ Quyết định 4308/QĐ-BYT ngày
07/9/2021 của Bộ Y tế về việc Phê duyệt Đề án Tăng cường khả năng cung ứng, sử
dụng Oxy y tế cho các cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19. Nhu cầu về ô xy y tế
cho các Tầng điều trị được tính như sau:
a. Cơ sở quản lý và điều trị tập
trung người mắc COVID-19 tại cộng đồng
Tại tầng điều trị này chỉ sử dụng Oxy
gọng kính, thở qua mặt nạ thở, không yêu cầu thiết lập hệ
thống trung tâm. số lượng tính toán nhu cầu Oxy căn cứ theo quy mô số giường của
từng cơ sở thu dung, cần chuẩn bị ô xy với các dạng chai 8L,10L,40L với số lượng
cơ bản như sau:
STT
|
Quy
mô khu cách ly điều trị tập trung ca nhiễm COVID-19 tầng 1
|
Dự
kiến số bệnh nhân cần thở Oxy gọng kính (tỷ lệ 2,5%) (người)
|
Dự kiến số bệnh nhân cần thử Oxy qua mass (tỷ lệ
2,5%) (người)
|
Số
lít Oxy cần cung cấp
trong 1 ngày
|
Tổng
số lít khí Oxy cần sử dụng 1 ngày
|
Quy
đổi tương đương số chai Oxy 40 lít cần chuẩn bị
|
Ghi
chú
|
Thử
Oxy gọng kính là 5 lít/phút
|
Thở
Oxy qua mass là 15 lít/phút
|
1
|
100 giường
|
2,5
|
2,5
|
18.000
|
54.000
|
72.000
|
12
|
Ngoài dự kiến số lượng Oxy theo Quy mô số giường bố trí của Khu cách ly tập trung, các đơn vị cần căn cứ thực tế về cơ sở
vật chất (nhà cao tầng hay khu mặt bằng rộng...) cũng như khả năng cung ứng vận
chuyển để chuẩn bị các chai ô xy phù hợp với yêu cầu vận chuyển, sử dụng.
|
2
|
500 giường
|
12,5
|
12,5
|
90.000
|
270.000
|
360.000
|
60
|
3
|
1000 giường
|
25
|
25
|
180.000
|
540.000
|
720.000
|
120
|
4
|
2000 giường
|
50
|
50
|
360.000
|
1.080.000
|
1.440.000
|
240
|
5
|
3000 giường
|
75
|
75
|
540.000
|
1.620.000
|
2.160.000
|
360
|
6
|
4000 giường
|
100
|
100
|
720.000
|
2.160.000
|
2.880.000
|
480
|
7
|
5000 giường
|
125
|
125
|
900.000
|
2.700.000
|
3.600.000
|
600
|
8
|
10000 giường
|
250
|
250
|
1.800.000
|
5.400.000
|
7.200.000
|
1200
|
Yêu cầu chuẩn bị kèm theo mỗi bình
Oxy kèm theo 02 bộ làm ẩm Oxy có đồng hồ giảm áp, 02 Bộ dây thở oxy gọng kính
(người lớn, trẻ em) và 02 Mặt nạ thở (người lớn, trẻ em)
Một bình oxy thể tích vỏ 8 lít, áp
suất nạp tiêu chuẩn 150bar -> Thể tích khí = 8 x
150 = 1.200 lít khí Oxy.
Một bình oxy thể tích vỏ 10 lít,
áp suất nạp tiêu chuẩn 150bar -> Thể tích khí = 10 x 150 = 1.500 lít khí Oxy.
Một bình oxy thể tích vỏ 40 lít,
áp suất nạp tiêu chuẩn 150bar -> Thể tích khí = 40 x 150 = 6.000 lít khí Oxy.
b. Nhu cầu ôxy cho bệnh nhân ngoài
cơ sở y tế
STT
|
Địa
phương
|
Dân
số
|
Tình huống có 1.000 ca nhiễm/ ngày
|
Tình
huống có 3.000 ca nhiễm/ ngày
|
Tình
huống có 4.000 ca nhiễm/ ngày
|
Tình
huống có 10.000 ca nhiễm/ngày
|
Số
lượng BN Tầng 1 (90% ca nhiễm)
|
Số chai ô xy 40 lít
|
Số
lượng BN Tầng 1 (90% ca nhiễm)
|
Số chai ô xy 40 lít
|
Số
lượng BN Tầng 1 (95% ca nhiễm)
|
Số
chai ôxy 40 lít
|
Số
lượng BN Tầng 1 (95%
ca nhiễm)
|
Số
chai ô xy 40 lít
|
|
Cộng:
|
080.805
|
12.416
|
1.490
|
37.248
|
4.470
|
52.423
|
6.291
|
131.057
|
15.727
|
1
|
Đông Triều
|
180.507
|
1.625
|
195
|
4.874
|
585
|
6.859
|
823
|
17.148
|
2.058
|
2
|
Uông Bí
|
128.758
|
1.159
|
139
|
3.476
|
417
|
4.893
|
587
|
12.232
|
1.468
|
3
|
Quảng Yên
|
148.099
|
1.333
|
160
|
3.999
|
480
|
5.628
|
675
|
14.069
|
1.688
|
4
|
Hạ Long
|
345.510
|
3.110
|
373
|
9.329
|
1.119
|
13.129
|
1.576
|
32.823
|
3.939
|
5
|
Cẩm Phả
|
190.964
|
1.719
|
206
|
5.156
|
619
|
7.257
|
871
|
18.142
|
2.177
|
6
|
Vân Đồn
|
50.274
|
452
|
54
|
1.357
|
163
|
1.910
|
229
|
4.776
|
573
|
7
|
Cô Tô
|
6.828
|
61
|
7
|
184
|
22
|
259
|
31
|
649
|
78
|
8
|
Ba Chẽ
|
23.149
|
208
|
25
|
625
|
75
|
880
|
106
|
2.199
|
264
|
9
|
Bình Liêu
|
33.127
|
298
|
36
|
894
|
107
|
1.259
|
151
|
3.147
|
378
|
10
|
Tiên Yên
|
53.825
|
484
|
58
|
1.453
|
174
|
2.045
|
245
|
5.113
|
614
|
11
|
Đầm Hà
|
42.810
|
385
|
46
|
1.156
|
139
|
1.627
|
195
|
4.067
|
488
|
12
|
Hải Hà
|
66.470
|
598
|
72
|
1.795
|
215
|
2.526
|
303
|
6.315
|
758
|
13
|
Móng Cái
|
109.229
|
983
|
118
|
2.949
|
354
|
4.151
|
498
|
10.377
|
1.245
|
* Theo QĐ 4308/QĐ-BYT ngày 16/9/2021,
trong 1000 bệnh nhân Tầng 1 có khoảng 5% số BN cần thở Oxy qua mass (15
l/p) hoặc Oxy gọng kính (5 l/p).
- UBND các địa phương căn cứ hướng dẫn
trên, chịu trách nhiệm chuẩn bị đủ các trang thiết bị, vật
tư, bình chứa Oxy, bộ dây thở... chủ động cân nhắc việc sử dụng các chai ô xy để
đảm bảo yêu cầu thuận tiện cho việc vận chuyển đảm bảo phù hợp với yêu cầu sử dụng.
VII. Tổ chức thực hiện
1. Sở Y
tế
- Căn cứ Phương án này, xây dựng Kế
hoạch trưng dụng, luân chuyển, đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cán bộ nhân viên y
tế của TTYT tuyến huyện, nhân viên các Trạm Y tế lưu động, tổ chăm sóc bệnh
nhân COVID-19 tại cộng đồng, các lực lượng tình nguyện hoặc được trưng dụng...),
số lượng do Sở Y tế quyết định, đảm bảo chất lượng tập huấn đào tạo.
- Chịu trách nhiệm chuyên môn trong
thu dung, cách ly, điều trị các F0 tại nhà, nơi lưu trú, cơ sở
thu dung ngoài cộng đồng, trong các cơ sở thu dung dã chiến và cơ sở y tế, chủ
động đề nghị, đề xuất phối hợp với các lực lượng hỗ trợ của tuyến trên đảm bảo
năng lực chăm sóc, điều trị bệnh nhân nhẹ, bệnh nhân có triệu chứng, bệnh nhân
nặng và nguy kịch; Xây dựng kế hoạch điều phối nhân lực,
trang thiết bị, thuốc, vật tư, phương tiện phòng hộ...giữa các Cơ sở thu dung
điều trị tuyến tỉnh với TTYT tuyến huyện và tăng cường cho tuyến xã theo tình
hình cụ thể, đảm bảo thông suốt, hiệu quả, linh hoạt.
- Chỉ đạo, hướng dẫn công tác xét
nghiệm sàng lọc để phát hiện sớm các trường hợp nhiễm bệnh; điều tra dịch tễ, phân
loại, sàng lọc, cách ly chặt chẽ; khoanh vùng, dập dịch; trên cơ sở chẩn đoán
chuyên môn, có trách nhiệm quyết định từng F0 điều trị ở nhà, ở TTYT tuyến huyện
hoặc chuyển tuyến tỉnh kịp thời, hiệu quả.
- Chủ trì phối hợp với Ban Chỉ đạo
phòng, chống dịch các địa phương quyết định điều phối phân
luồng bệnh nhân đến từng cơ sở điều trị phù hợp với tình hình dịch bệnh thực tế
và mức độ nguy cơ của bệnh nhân
- Thường xuyên rà soát, kiểm tra
phương án huy động lực lượng y tế, bảo đảm đáp ứng đầy đủ nhân lực, trang thiết
bị, phương tiện... phục vụ cho công tác giám sát, phòng chống dịch và điều trị
người bệnh.
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền
thông và các đơn vị liên quan đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về tình
hình dịch bệnh, các biện pháp phòng, chống dịch, cách thức tự bảo vệ sức khỏe
cho nhân dân, khai báo y tế tự nguyện, các điển hình tốt trong phòng, chống
dịch.
- Hàng ngày và khi cần thiết phải báo
cáo, tham mưu với Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 của tỉnh và Ủy ban nhân
dân tỉnh tình hình dịch và giải pháp phòng chống dịch.
- Phối hợp với
các cơ quan chuyên môn của Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng, Cục Quản lý môi trường Y tế, Cục Quản lý
khám chữa bệnh) và các cơ quan liên quan để cập nhật tình hình dịch bệnh và các
giải pháp, hướng dẫn, mọi hoạt động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch
bệnh trên địa bàn tỉnh.
2. Ban Chỉ đạo phòng chống dịch
COVID-19/ UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Căn cứ thực tiễn số lượng ca mắc,
diễn biến tình hình dịch bệnh và dự báo số ca mắc mới trên địa bàn; nguyên tắc
tổ chức thu dung, phân tầng điều trị để quyết định và kích hoạt các kịch bản
phù hợp với phương án, kế hoạch bố trí cơ sở thu dung, nhân lực, trang thiết bị,
vật tư, sinh phẩm, hóa chất, thuốc...đảm
bảo tiết kiệm, hiệu quả đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch trên địa bàn theo hướng
dẫn tại Phương án này.
- Chuẩn bị đủ, tuyệt đối không để thiếu
các trang thiết bị, thuốc, vật tư sinh phẩm phòng chống dịch theo phương châm
“3 trước 4 tại chỗ” và phương án này.
- Rà soát, bổ sung các cơ sở cách ly,
điều trị F0 tại nhà và các khu thu dung, cách ly, điều trị tại cộng đồng để đáp
ứng cao nhất yêu cầu về địa điểm điều trị F0: (1) Hoàn thiện lại
bộ máy tổ chức các cơ sở thu dung, điều trị F0 tầng 1 đủ đáp ứng theo kịch bản; phải có quyết định thành lập bộ phận quản trị, trong đó có trưởng ban
quản trị, có đại diện công an hoặc quân sự, có đủ lực lượng tình nguyện (mời
lực lượng giáo viên, đoàn viên hội viên, nhân dân tích cực...)
vào phục vụ các công việc nội vụ; đề nghị Sở Y tế bố trí đủ bác sĩ, nhân viên y
tế cơ bản số lượng theo qui mô từng cơ sở; phân công cụ thể, rõ ràng nhiệm vụ
cho từng người, lực lượng. (2) Các cơ sở
cách ly tập trung phải được chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện
về cơ sở vật chất, ô xy, thuốc, vật tư, sinh phẩm, hoá chất theo hướng dẫn của
Sở Y tế; chuẩn bị phương án cung cấp suất ăn đủ dinh dưỡng; các phương án hậu cần,
thu gom rác thải, điện, nước, mạng viễn thông...
- Chuẩn bị đầy đủ dự phòng Kit Test
xét nghiệm, vật tư, sinh phẩm, hoá chất; cơ số túi thuốc gói A, gói B; đảm bảo
ô xy y tế cho công tác điều trị với số lượng người nhiễm bệnh theo các tình huống
mới và theo hướng dẫn của Sở Y tế.
- Chuẩn bị phương án đảm bảo dinh dưỡng
tại chỗ cho người bệnh, người cách ly, người phục vụ trong đó cụ thể phương án
cung cấp lương thực, thực phẩm, chế biến, phân phối, công tác đảm bảo an toàn vệ
sinh thực phẩm.
- Huy động tổng lực các lực lượng y tế,
công an xã phường, thị trấn, quân sự, tình nguyện viên, tổ COVID cộng đồng dưới sự chỉ đạo của hệ thống chính
trị và bảo đảm tính liên thông, tổng thể với huyện, tỉnh nhằm hỗ trợ kịp thời
tuyến cơ sở trong trường hợp quá tải.
- Củng cố năng lực truy vết tại cơ sở
đảm bảo đáp ứng yêu cầu mở rộng truy vết diện rộng khi dịch
bùng phát. Rà soát, củng cố Tổ Covid cộng đồng, bổ sung lực lượng tình nguyện
viên tại cơ sở để đáp ứng công tác hỗ trợ số lượng người
nhiễm bệnh theo Phương án này (có danh sách, địa chỉ, điện thoại, phân công nhiệm
vụ cụ thể, có tập huấn diễn tập để sẵn sàng huy động khi có dịch).
- Củng cố hoạt động của Trung tâm chỉ
huy các cấp để thực hiện tiếp nhận thông tin kịp thời, sẵn sàng đáp ứng, giải
quyết nhanh nhất mọi nhu cầu hỗ trợ của người dân; tuyệt đối không để xảy ra
tình trạng người bệnh không liên hệ được với cơ sở y tế, không được tư vấn, cấp
phát thuốc điều trị; không có đủ dinh dưỡng.
- Thực hiện các biện pháp bảo đảm an
toàn dịch bệnh để giữ hoạt động sản xuất tại các khu công nghiệp, các doanh
nghiệp quy mô lớn (ngành than, điện...). Đối với các doanh nghiệp trong các khu
công nghiệp phải thực hiện giãn cách cần có giải pháp sớm đưa trở lại hoạt động
an toàn; đặc biệt là các doanh nghiệp trong các chuỗi sản
xuất của các tập đoàn lớn, tránh để đứt gãy các hoạt động
sản xuất.
- Lãnh đạo, chỉ đạo, huy động toàn bộ
hệ thống chính trị vào cuộc, nhanh chóng chỉ đạo áp dụng tổng thể, đồng bộ các
biện pháp tổ chức triển khai thực hiện phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố. Chỉ đạo các cấp, các ngành, Mặt
trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân thực hiện quyết liệt các biện pháp do Tỉnh ủy,
Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 của tỉnh, Ủy ban
nhân dân tỉnh và các Sở, Ngành chuyên môn hướng dẫn.
- Chỉ đạo các phòng, ban, và các địa
phương quyết liệt sẵn sàng ứng phó với các tình huống phòng chống dịch, hạn chế
thấp nhất tử vong; bảo đảm cung cấp đủ phương tiện, vật tư, thuốc, trang thiết
bị, kinh phí cho các hoạt động phòng, chống dịch.
- Huy động các ban, ngành, đoàn thể
tham gia vào các hoạt động chống dịch. Xây dựng phương án huy động nhân lực, vật
lực để sẵn sàng đảm bảo việc cách ly, điều trị người bệnh, cung ứng nhu yếu phẩm
thiết yếu tới các khu vực thực hiện cách ly, phong tỏa trong trường hợp dịch
lây lan, quy mô lớn.
- Đẩy mạnh công tác truyền thông để mọi
người dân nhận thức rõ mức độ nguy hiểm, tác hại của dịch COVID-19; Tăng cường
công tác an ninh trên địa bàn, chú trọng công tác quản lý lưu trú, sớm phát hiện
những người đã từng ở và đi qua vùng dịch để đưa vào theo dõi, cách ly, giám
sát theo quy định.
- Thường xuyên báo cáo cấp ủy và chỉ
đạo chính quyền các cấp tập trung, quyết liệt trong việc lãnh đạo, đặc biệt là
nêu cao vai trò của người đứng đầu trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách
nhiệm về công tác phòng chống dịch.
3. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh
- Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh
rà soát hộ gia đình có đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng để hoàn thiện toàn bộ cơ sở
dữ liệu từng hộ trên địa bàn toàn tỉnh để thực hiện cách
ly F1, điều trị F0 tại nhà.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở,
ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức cách ly người về từ
các quốc gia, vùng lãnh thổ có dịch tại các đơn vị trực thuộc. Báo cáo Quân Khu
3 tình hình và đề xuất thành lập bệnh viện dã chiến theo kế hoạch riêng của
Quân đội.
- Kiện toàn, củng cố các Tổ, Đội cơ động
phòng chống dịch, các Đội cấp cứu chuyên khoa thuộc thẩm
quyền quản lý sẵn sàng phối hợp với ngành y tế trong
phòng, chống dịch theo từng cấp độ dịch. Phối hợp với các lực lượng chức năng
kiểm soát phương tiện, con người ra vào khu vực có dịch bệnh.
- Chỉ đạo chuẩn bị và huy động đủ
quân số tham gia hoạt động giám sát, điều trị các trường hợp
bệnh; sẵn sàng triển khai khu cách ly, bệnh viện dã chiến trong
tình huống khẩn cấp về dịch bệnh. Chỉ đạo triển khai các hoạt động
phòng, chống dịch trong các đơn vị quân đội, sẵn sàng tham gia hỗ trợ địa
phương khi có dịch.
4. Công an tỉnh
- Phối hợp cung cấp cơ sở dữ liệu về
dân cư cho Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh rà soát các hộ gia đình có đủ điều kiện về
cơ sở hạ tầng để thực hiện cách ly F1, điều trị F0 tại nhà
khi đủ điều kiện.
- Bảo đảm an ninh, giữ gìn trật tự an
toàn xã hội duy trì hoạt động thiết yếu của người dân.
- Phối hợp với các lực lượng của Bộ
Chỉ huy Bộ đội biên phòng, tăng cường lập chốt, tuần tra, kiểm soát, xử lý các trường
hợp xuất nhập cảnh trái phép qua đường mòn, lối mở, cửa khẩu, phát hiện, ngăn
chặn triệt để các trường hợp nhập cảnh trái phép; tích cực tuyên truyền, vận động
người dân thực hiện nghiêm túc các quy định về xuất nhập cảnh ở khu vực biên giới.
- Tăng cường công tác quản lý cư trú,
quản lý người nước ngoài tại địa phương, người từ địa phương khác và người từ
vùng dịch về địa phương để theo dõi, giám sát và áp dụng các biện pháp phòng, dịch
theo quy định. Phối hợp giám sát chặt chẽ các khách sạn, cơ sở lưu trú, cơ sở
cách ly người nhập cảnh, phòng ngừa lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.
- Tham gia công tác điều tra, truy vết
người mắc bệnh, người có liên quan đến người mắc bệnh.
- Tăng cường đấu tranh, ngăn chặn, điều
tra xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá, nâng khống
giá bán các mặt hàng thiết yếu phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 gây bất ổn thị trường.
- Lực lượng y tế Công an tham gia thực
hiện nhiệm vụ tại Bệnh viện dã chiến, thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân COVID-19
khi được yêu cầu.
- Triển khai các hoạt động phòng, chống
dịch COVID-19 trong lực lượng Công an nhân dân.
5. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì việc thúc đẩy ứng dụng công
nghệ thông tin trong phòng, chống dịch; tiêu chuẩn kỹ thuật kết nối, đảm bảo an
toàn, an ninh thông tin, dữ liệu cá nhân công dân; Xây dựng phần mềm để quản
lý, liên lạc, kết nối thông suốt phục vụ cách ly F1 và điều trị F0 tại nhà trên
địa bàn toàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên
giáo Tỉnh ủy chỉ đạo các cơ quan báo chí và hệ thống thông tin cơ sở chủ động,
kịp thời cung cấp thông tin, phổ biến kiến thức về phòng, chống dịch COVID-19;
- Chỉ đạo các cơ quan thông tin truyền
thông tăng cường tuyên truyền tạo đồng thuận, niềm tin xã hội; thúc đẩy tính tự
giác, tích cực của người dân trong phòng, chống dịch; hướng
dẫn các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch
COVID-19 nâng cao nhận thức của người dân trong tình hình mới.
6. Sở Giao thông vận tải
- Phối hợp UBND các địa phương rà
soát, xây dựng phương án hỗ trợ phương tiện vận chuyển bệnh nhân cho từng địa
phương theo cấp độ và nhu cầu cần đáp ứng của địa phương.
- Rà soát hướng dẫn, kế hoạch hoạt động
giao thông, vận tải nội tỉnh, liên tỉnh, lưu thông hàng hóa, bảo đảm liên tục
chuỗi cung ứng sản xuất,... thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch
COVID-19.
7. Sở Tài chính
- Chủ động nắm bắt
tình hình về tài chính, chế độ chính sách và các khó khăn vướng mắc đề chủ động
tham mưu ban hành cơ chế chính sách mới/bổ sung đảm bảo các lực lượng yên tâm
triển khai nhiệm vụ.
- Tham mưu bố trí kinh phí ngân sách
tỉnh phục vụ công tác phòng, chống dịch theo quy định của pháp luật về ngân
sách nhà nước.
- Tham mưu, chỉ đạo thực hiện chính
sách, chế độ tài chính về công tác phòng, chống dịch bệnh.
- Hướng dẫn mua sắm, thanh quyết toán
trong điều kiện khẩn cấp về phòng chống dịch bệnh; kịp thời
tháo gỡ khó khăn trong mua sắm trang thiết bị, thanh quyết
toán tại các địa phương.
8. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Hướng dẫn quản lý nhà nước về đấu
thầu, mua sắm trang thiết bị, vật tư phòng chống dịch.
- Hướng dẫn, theo dõi, giám sát, kiểm
tra, thanh tra, giải quyết kiến nghị,
trong đấu thầu theo quy định của Luật Đấu thầu và quy định
của pháp luật liên quan.
9. Sở Công Thương: Căn cứ phương án này, xây dựng Kế hoạch đảm bảo hậu cần, lương thực,
thực phẩm của tỉnh; Chủ trì, phối hợp hướng dẫn UBND các địa phương, Sở Giao thông vận tải đảm bảo phương án
vận chuyển cung cấp ô xy, lương thực, vận chuyển thực phẩm, đặc biệt là nhu yếu
phẩm theo các cấp độ dịch trên địa bàn tỉnh và đáp ứng nhu cầu quản
lý cách ly F1 ,điều trị F0 tại nhà hoặc nơi lưu trú.
10. Sở Tài nguyên và Môi trường: Xây dựng Kế hoạch cụ thể,chi tiết xử lý rác thải lây nhiễm theo các cấp
độ dịch trên địa bàn tỉnh gắn với xác định các địa điểm thu gom theo phương án
này.
11. Sở Xây dựng: Căn cứ phương án chủ động thiết kế mô hình các bệnh viện dã chiến sẵn
sàng lắp đặt khi cần kích hoạt. Phối hợp với Sở Y tế trong
tham mưu các nội dung liên quan đến chuyên môn ngành về các
phương án cơ sở vật chất của phương án.
12. Sở Giáo dục và Đào tạo: Phối hợp với Sở Y tế hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 trong hoạt động giáo dục, đào tạo trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào
tạo, Bộ Y tế. Huy động lực lượng tham gia với các lực lượng tình nguyện triển
khai thực hiện nhiệm vụ cộng đồng.
13. Sở Văn hóa, Thể thao: Chỉ đạo chuẩn bị các phương án thu dung, cách ly, điều trị trong các
cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, các cơ sở văn hóa nghệ thuật... đủ điều kiện.
14. Sở Lao động Thương binh và Xã
hội: chủ trì hướng dẫn các địa
phương đảm bảo an sinh xã hội theo trách nhiệm của cơ quan
thường trực tiểu ban an sinh của BCĐ PCD covid-19 cấp tỉnh. Nắm chắc tình hình,
tham mưu cấp trên đảm bảo việc làm, tiền lương, tiền công, các chế độ chính
sách cho người lao động; các đối tượng bảo trợ xã hội.
15. Tập đoàn công nghiệp than -
khoáng sản Việt Nam (TKV), Tổng Công ty Đông Bắc, đơn vị doanh nghiệp trên địa
bàn.
Triển khai xây dựng Phương án đáp ứng
thu dung, cách ly, điều trị tương ứng với tình huống 10% người lao động của cơ
quan doanh nghiệp nhiễm Covid-19, trong đó xác định phương án/kịch bản cho các
hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 trong đơn vị; xác định
rõ phương án cách ly F1, điều trị F0 tại cơ sở; hỗ trợ, thực
thi các giải pháp theo điều động của UBND các cấp theo quy định của pháp luật.
Trên cơ sở Phương án này, Ủy ban nhân
dân các huyện, thị xã, thành phố, Tập đoàn công nghiệp
Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tổng Công ty Đông Bắc, các cơ quan, đơn vị, doanh
nghiệp trên địa bàn; các Sở, Ban, Ngành, đơn vị căn cứ các chỉ đạo của Tỉnh ủy,
Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch
COVID-19, các hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật của Sở Y tế,
xây dựng Phương án chi tiết đáp ứng tình huống theo phương án này, hoàn thành
trước ngày 26/01/2022 và nghiêm túc tổ chức thực hiện hiệu quả./.
Nơi nhận:
- BCĐ QG PCD COVID-19
(báo cáo);
- Bộ Y tế, VP Chính phủ (báo cáo);
- TT Tỉnh ủy, ĐC BT Tỉnh ủy (báo cáo);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQ tỉnh, các TC CT-XH tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành;
- BCĐ PCD, UBND các huyện, Tx, TP;
- V0, V1-3,
DL1, TM1-6;
- Lưu: VT, VX5.
PND-KH22.01
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thị Hạnh
|
PHỤ LỤC 1.1
HƯỚNG DẪN BỐ TRÍ NHÂN LỰC THU DUNG ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN NHIỄM
COVID-19 THEO CÁC TẦNG ĐIỀU TRỊ
(Kèm theo Kế hoạch số: 23/KH-UBND ngày 21 tháng 01 năm 2022 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Quảng Ninh)
1. Định mức nhân lực điều
trị bệnh nhân COVID-19:
1. Đối với Trạm y tế lưu động: Bố trí 05 nhân viên y tế/1 trạm gồm 01 Bác sỹ, 04 điều
dưỡng, kỹ thuật y) để đảm bảo theo dõi, chăm sóc 100 F0 tại nhà2.
2. Đối với “Cơ sở Quản lý và điều trị
tập trung người mắc COVID-19 tại cộng đồng”: Bố trí theo quy mô giường bệnh.
2.1. Về quyết định thành lập, giao
nhiệm vụ:
- Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 2
Nghị quyết số 86/NQ-CP , Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền và
giao cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm
ban hành quyết định thành lập, giao nhiệm vụ đối với các
cơ sở tiếp nhận, quản lý, chăm sóc sức khỏe, điều trị người nhiễm COVID-19 tập
trung tại cộng đồng trên địa bàn với tên gọi thống nhất là:“Cơ
sở Quản lý và điều trị tập trung người mắc COVID-19 tại cộng đồng”.
- “Cơ sở Quản lý và điều trị tập
trung người mắc COVID-19 tại cộng đồng” thuộc quản lý
trực tiếp của Ủy ban nhân dân cấp huyện, trong đó yêu cầu
bố trí đầy đủ thành phần, lực lượng cán bộ tham gia quản lý, vận hành cơ sở và
giao cho Trung tâm y tế hoặc Bệnh viện trên địa bàn chịu
trách nhiệm chuyên môn về y tế và ký phụ lục hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT với
cơ quan BHXH.
- Quy mô, số lượng các “Cơ sở Quản lý
và điều trị tập trung người mặc COVID-19 tại cộng đồng” được thành lập phải dựa
trên “Phương án quản lý, điều trị, chăm sóc người nhiệm SARS-CoV-2 đáp ứng với
các cấp độ dịch, trong trạng thái thích ứng an toàn, linh
hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19” của Tỉnh và địa phương. Nên lựa chọn
thiết lập cơ sở có quy mô từ 100 - 300 chỗ để tiết kiệm
nhân lực.
- Về nhiệm vụ: “Cơ sở Quản lý và điều
trị tập trung người mắc COVID-19 tại cộng đồng” có nhiệm vụ thu dung, quản lý,
chăm sóc sức khỏe, điều trị cho đối tượng là người nhiễm
COVID-19 mức đô nhẹ và không triệu chứng, có nguy cơ thấp và trung bình; phát
hiện, chuyển tuyến điều trị kịp thời cho những trường hợp nhiễm
Covod-19 có dấu hiệu chuyển nặng.
2.2. Điều kiện để vận hành hoạt động
của “Cơ sở Quản lý và điều trị tập trung người mắc COVID-19
tại cộng đồng”:
a. Về nhân lực, mỗi cơ sở phải bố trí
nhân lực đảm bảo thành phần sau:
- 01 cán bộ của địa phương phụ trách
quản lý cơ sở.
- Nhân viên y tế thực hiện nhiệm vụ
điều trị, theo dõi, chăm sóc sức khỏe người mắc COVID-19:
+ Với quy mô cơ sở quản lý, điều trị
từ 100 F0 trở xuống, bố trí 04 nhân viên y tế/cơ sở. Cụ thể
gồm: 01 bác sĩ và 03 cán bộ y tế khác (Y sĩ hoặc Điều dưỡng hoặc Hộ sinh hoặc Kỹ thuật viên). Trong đó, 02 cán bộ (01 bác sĩ và 01 nhân
viên y tế khác) do Ngành y tế điều động, bố trí; 02 nhân
viên y tế còn lại do địa phương bố trí.
+ Cứ tăng thêm 50 F0, địa phương huy
động, bổ sung thêm 01 nhân viên y tế khác (Y sĩ hoặc Điều
dưỡng hoặc Hộ sinh hoặc Kỹ thuật viên);
+ Khi quy mô cơ sở tăng từ 100 F0 lên
300 F0 thì Ngành y tế bổ sung thêm 01 bác sĩ.
- Nhân lực đảm bảo an ninh, trật tự:
+ 01 cán bộ quân sự địa phương;
+ 01 cán bộ công an.
- Nhân lực đảm bảo hậu cần, tình nguyện
viên (huy động từ các đơn vị, tổ chức, đoàn thể,...) phục
vụ trong cơ sở có quy mô từ 100 - 300 F0: Bố trí từ 3 - 5 người, có nhiệm vụ thực
hiện tiếp nhận, cấp phát xuất ăn cho người nhiễm Covid- 19 trong cơ sở cách ly;
đảm bảo vệ sinh, cấp phát tư trang, đồ dùng, thiết bị,... phục vụ sinh hoạt, ăn ở của cán bộ, nhân viên và người nhiệm
Covid-19 trong cơ sở quản lý, điều trị; tham gia phối hợp vận chuyển người nhiễm
Covid-19 trong khu vực khuôn viên của cơ sở;....
2.2. Về cơ sở vật
chất: bố trí theo nguyên tắc 1 chiều để phòng chống lây nhiễm. Trong đó yêu cầu,
mỗi cơ sở phải bố trí 01 phòng cấp cứu để lưu người nhiễm Covid-19 có dấu hiệu chuyển nặng trong thời gian chờ được
chuyển tuyến.
2.3. Trang thiết bị, vật tư, hóa chất,
thuốc:
- Mỗi “Cơ sở Quản lý và điều trị tập
trung người mắc COVID-19 tại cộng đồng” phải đảm bảo đủ danh mục trang thiết bị
và thuốc thiết yếu theo hướng dẫn của Sở Y tế cho chăm
sóc, điều trị bệnh nhân Covid-19.
- Ngoài ra, mỗi cơ sở phải được bố
trí 01 bộ máy tính có kết nối mạng Internet, máy in phục vụ cho việc nhập liệu
quản lý bệnh nhân và một số phương tiện, thiết bị đảm bảo thông tin liên lạc, vận
chuyển...
2.4. Đảm bảo về kinh phí:
- Ngân sách nhà nước thanh toán chi phí
chăm sóc, điều trị cho người bệnh COVID-19 theo quy định của pháp luật.
- Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi
phí khám bệnh, chữa bệnh đối với người có thẻ BHYT theo
quy định hiện hành.
- Lương, phụ cấp theo lương, phụ cấp
phòng chống dịch,... của cán bộ, nhân viên thuộc các lực lượng được điều động,
phân công đến làm việc tại “Cơ sở Quản lý và điều trị tập
trung người mắc COVID-19 tại cộng đồng” được ngân sách chi
trả.
+ Mỗi Cơ sở quy mô từ 100-300 giường
+ Nhân lực tối thiểu cho 200 giường bệnh:
01 cán bộ quản lý; 01 bác sỹ, 03 điều dưỡng (hoặc hộ sinh,
kỹ thuật viên, y sỹ); 03 tình nguyện viên (đoàn viên thanh niên, phụ nữ, hội
viên chữ thập đỏ...). Trong đó Ngành y tế bố trí 01 bác sỹ và 01 điều dưỡng, lực
lượng còn lại do địa phương bố trí. Cứ tăng thêm 100 bệnh nhân thì bố trí thêm
1 bác sỹ
02 BS và 05 NVYT khác (điều dưỡng, kỹ
thuật y, y sĩ...) điều trị cho 200 bệnh nhân. Cứ tăng thêm
100 F0 thì cần thêm 01 Bác sĩ và 02 NVYT khác.
- Đối với cơ sở y tế tuyến huyện
(TTYT/BVĐK tuyến huyện/TTYT than): Bố trí 02 Bác sĩ và 05 điều dưỡng
điều trị cho 100 bệnh nhân; Cứ tăng thêm 50BN thì cần
bổ sung 01 BS và 2 điều dưỡng
- Đối với cơ sở y tế tuyến tỉnh: Sử dụng
nhân lực điều trị Hồi sức tích cực tại các Bệnh viện tuyến tỉnh theo định mức:
10 BN F0 cần 02 BS và 06 điều dưỡng (chia 02 kíp).
2. Bố trí nhân lực theo các tầng
2.1. Tầng 1: Thu dung điều trị 90% bệnh nhân nhiễm COVID-19 thể nhẹ, nguy cơ thấp (tại
nhà); hoặc nguy cơ trung bình (tại cơ sở tập trung cộng đồng). Đạt 90% số ca mắc
ngoài cơ sở y tế:
- Sử dụng nguồn nhân lực y tế hiện có
tại địa phương (trừ các TTYT và bệnh viện - NLYT để điều
trị tầng 2, tầng 3) bao gồm: Phòng Y tế, Trạm Y tế; Y tế
tư nhân, lực lượng y tế đã nghỉ hưu, Y tế thôn bản.
- Ngành y tế sẽ phối hợp với các địa phương
điều phối NVYT tại các bệnh viện chuyên khoa, gồm: 50% nhân lực Bệnh viện YDCT
(100 người), 50% nhân lực Bệnh viện Lão khoa-PHCN (70 người); 30% nhân lực Bệnh
viện Bảo vệ SKTT (50 người) để hỗ trợ các địa phương.
- Đối với 06 địa phương được xác định
là trọng điểm, địa phương làm việc cụ thể với các đơn vị y
tế tuyến tỉnh được UBND tỉnh phân công hỗ trợ, để được hỗ trợ chuyên môn, đề xuất
nhu cầu hỗ trợ nhân lực với ngành y tế khi cần thiết.
(1) Bệnh viện Đa khoa tỉnh hỗ trợ
thành phố Hạ Long.
(2) Bệnh viện Đa khoa Cẩm Phả hỗ trợ
thành phố Cẩm Phả.
(3) Bệnh viện Bãi Cháy hỗ trợ thị xã
Đông Triều.
(4) Bệnh viện Sản Nhi hỗ trợ thị xã
Quảng Yên.
(5) Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển
Uông Bí hỗ trợ thành phố Uông Bí.
(6) Bệnh viện Đa khoa Khu vực Cẩm Phả
hỗ trợ thành phố Móng Cái.
2.2. Tầng 2: Thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19 có nguy cơ cao, tại các
TTYT/BVtuyến huyện (7% số ca mắc): Sử dụng nhân lực tại các TTYT có giường bệnh, BVĐK tuyến huyện (bao gồm
cả TTYT than khu vực Mạo Khê), một số đơn vị tuyến tỉnh (nếu địa bàn không có
BV hoặc TTYT có giường bệnh): Tổ chức song song 02 nhiệm vụ,
vừa điều trị bệnh nhân thông thường vừa điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19 (theo nguyên tắc sử dụng 60% nhân lực hiện có để điều trị bệnh nhân
mắc COVID-19).
2.3. Tầng 3: Thu dung điều trị tại tuyến tỉnh bệnh nhân nguy cơ rất cao (3% số ca mắc): Sử dụng nhân lực điều trị Hồi sức tích cực
tại các Bệnh viện tuyến tỉnh, theo nguyên tắc:
Cứ 10 BN F0 cần 02 BS và 06 điều dưỡng (chia 02 kíp).
PHỤ LỤC 1.2
NHÂN LỰC THU DUNG ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN NHIỄM COVID-19
TÌNH HUỐNG CÓ 1.000 BỆNH NHÂN NHIỄM COVID-19/NGÀY TRONG VÒNG 14 NGÀY
(Kèm theo kế Hoạch số: 23/KH-UBND
ngày 21 tháng 01 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Quảng Ninh)
TT
|
Địa phương
|
Dân số
|
Số lượng người dân mắc COVID- 19 dự kiến 1%
|
NLYT tối thiểu
|
Số bệnh nhân phân theo tầng điều trị
|
Điều trị ngoài Cơ sở y tế (90%)
|
NLYT tối thiểu/ngày
|
Điều trị tại Cơ sở Y tế tuyến huyện (7%)
|
NLYT tối thiểu/ngày
|
Điều trị tại Cơ sở Y tế tuyển tỉnh (3%)
|
NLYT tối thiểu
|
BS
|
Điều dưỡng.
KTY. khác
|
BS
|
Điều dưỡng. KTY. khác
|
BS
|
Điều dưỡng. KTY. khác
|
BS
|
Điều dưỡng. KTY. khác
|
|
Cộng:
|
1.380.805
|
13.808
|
228
|
794
|
12.427
|
124
|
497
|
967
|
21
|
49
|
414
|
83
|
248
|
1
|
Đông Triều
|
180.507
|
1.805
|
30
|
104
|
1.625
|
16
|
65
|
126
|
3
|
6
|
54
|
11
|
32
|
2
|
Uông Bí
|
128.758
|
1.288
|
21
|
74
|
1.159
|
12
|
46
|
90
|
2
|
5
|
39
|
8
|
23
|
3
|
Quảng Yên
|
148.099
|
1.481
|
24
|
85
|
1.333
|
13
|
53
|
104
|
2
|
5
|
44
|
9
|
27
|
4
|
Hạ Long
|
345.510
|
3.455
|
57
|
199
|
3.110
|
31
|
124
|
242
|
5
|
12
|
104
|
21
|
62
|
5
|
Cẩm Phả
|
190.964
|
1.910
|
31
|
110
|
1.719
|
17
|
69
|
134
|
3
|
7
|
57
|
11
|
34
|
6
|
Vân Đồn
|
50274
|
503
|
8
|
29
|
452
|
5
|
18
|
35
|
1
|
2
|
15
|
3
|
9
|
7
|
Cô Tô
|
6.828
|
68
|
2
|
5
|
61
|
1
|
2
|
5
|
1
|
1
|
2
|
0
|
1
|
8
|
Ba Chẽ
|
23.149
|
231
|
4
|
13
|
208"
|
2
|
8
|
16
|
1
|
1
|
7
|
1
|
4
|
9
|
Bình Liêu
|
33.127
|
331
|
6
|
19
|
298
|
3
|
12
|
23
|
1
|
1
|
10
|
2
|
6
|
10
|
Tiên Yên
|
53.825
|
538
|
9
|
31
|
484
|
5
|
19
|
38
|
1
|
2
|
16
|
3
|
10
|
11
|
Đầm Hà
|
42.810
|
428
|
7
|
25
|
385
|
4
|
15
|
30
|
1
|
1
|
13
|
3
|
8
|
12
|
Hải Hà
|
66.470
|
665
|
11
|
38
|
598
|
6
|
24
|
47
|
1
|
2
|
20
|
4
|
12
|
13
|
Móng Cái
|
109.229
|
1.092
|
18
|
63
|
983
|
10
|
39
|
76
|
2
|
4
|
33
|
7
|
20
|
PHỤ LỤC 2
DANH MỤC THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN NHIỄM COVID-19 TẠI CƠ
SỞ Y TẾ
(Kèm theo Kế hoạch số: 23/KH-UBND
ngày 21 tháng 01 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Quảng Ninh)
BẢNG 1: DANH MỤC NHU CẦU THUỐC THIẾT
YẾU
Danh mục 01 Cơ số thuốc điều trị bệnh nhân Tầng 2 (cho 20 giường bệnh điều
trị 20 người bệnh COVID-19 mức độ trung bình: Ban hành kèm theo Quyết định số
2626/QĐ-BYT ngày 28 tháng 5 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
STT
|
Tên
thuốc, nồng độ - hàm lượng
|
Đường
dùng
|
Thể tích của đơn vị đóng gói nhỏ nhất (đối với thuốc dạng lỏng)
|
Đơn
vị
|
Số lượng
|
1.
|
Ceftriaxon 1g/Cefotaxime
1g
|
Tiêm/truyền
|
|
Lo
|
200
|
2.
|
Levofloxacin 0,5 g
|
Tiêm/truyền
|
100ml
|
Lọ
|
600
|
3.
|
Levofloxacin 0,5 g
|
Uống
|
|
Viên
|
140
|
4.
|
Cefazidime 500mg
|
Tiêm/truyền
|
|
Lọ
|
400
|
5.
|
Amikacin 0,5 g
|
Tiêm/truyền
|
2ml
|
Lọ
|
300
|
6.
|
Azithromycin 500mg
|
Uống
|
|
Viên
|
200
|
7.
|
Azithromycin sirô 200mg/5ml
|
Uống
|
|
Gói
|
10
|
8.
|
Adrenalin 1mg/ml
|
Tiêm/truyền
|
1ml
|
Ống
|
20
|
9.
|
Nor-adrenalin 1mg/ml
|
Tiêm/truyền
|
10ml
|
Ống
|
20
|
10.
|
Midazolam 5mg/ml
|
Tiêm/truyền
|
1ml
|
Ống
|
20
|
11.
|
Morphin 10mg/lml
|
Tiêm/truyền
|
1ml
|
Ống
|
20
|
12.
|
Fentanyl 0,5mg/10ml; 0,1mg/2ml
|
Tiêm/truyền
|
10ml;
2ml
|
Ống
|
20
|
13.
|
Atracurium
2mg/ml
|
Tiêm/truyền
|
2,5ml
|
Ống
|
20
|
14.
|
Phenobacbital 100mg/1ml/ống
|
Tiêm/truyền
|
1ml
|
Ống
|
20
|
15.
|
Kali clorid 10% ống
|
Tiêm/truyền
|
10ml
|
Ống
|
20
|
16.
|
Calci gluconat/calci clorua 10%
|
Tiêm/truyền
|
|
Ống
|
20
|
17.
|
Natri bicacbonat 8,4% ống
|
Tiêm/truyền
|
|
Ống
|
20
|
18.
|
Magie sulphat 15% ống 5ml
|
Tiêm/truyền
|
5ml
|
Ống
|
20
|
19.
|
Natri clorid 0,9% 500ml
|
Tiêm/truyền
|
500ml
|
Chai
|
20
|
20.
|
Glucose 5% 500ml
|
Tiêm/truyền
|
500ml
|
Chai
|
20
|
21.
|
Glucose 10% 500ml
|
Tiêm/truyền
|
500ml
|
Chai
|
20
|
22.
|
Ringer lactat
|
Tiêm/truyền
|
|
Chai
|
20
|
23.
|
Ringer lactat + Glucose
|
Tiêm/truyền
|
|
Chai
|
20
|
24.
|
Hydrocortison 100mg
|
Tiêm/truyền
|
|
Lọ
|
10
|
25.
|
Dexamethasone 0,5mg
|
Uống
|
|
Viên
|
2400
|
26.
|
Methylprednisolon
125mg/lọ
|
Tiêm/truyền
|
|
Lọ
|
10
|
27.
|
Paracetamol 0,5g
|
Uông
|
|
Viên
|
120
|
28.
|
Vitamin C 0,5g
|
Uống
|
|
Viên
|
600
|
29.
|
Oresol 1g
|
|
|
Gói
|
480
|
|
Thuốc
khác khi cần thiết, sử dụng từ nguồn thuốc sẵn có của Cơ
sở khám, chữa bệnh
|
Lưu ý:
1) Khi không có các thuốc có
hàm lượng trong danh mục trên, các cơ sở có thể lựa chọn
các thuốc với hàm lượng khác và quy đổi tương đương.
2) Khi không có các thuốc trong danh mục trên, các cơ sở có thể chọn thuốc khác cùng nhóm tác dụng điều trị.
3) Ngoài ra có thể có thêm thuốc
tiêm Remdesivir 100 mg (nguồn thuốc tài trợ do Bộ Y tế phân bổ).
BẢNG 2: DANH MỤC NHU CẦU THUỐC THIẾT
YẾU
Danh mục 01 Cơ số thuốc điều trị bệnh
nhân Tầng 3(cho 20 giường bệnh trong Khoa Hồi sức tích cực, điều trị 20 người bệnh
COVID-19 nặng, nguy kịch (Khoa Hồi sức tích cực của Bệnh viện có hệ thống ôxy
trung tâm và nhân lực đủ năng lực kỹ thuật- Ban hành kèm theo Quyết định số
2626/QĐ-BYT ngày 28 tháng 5 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
STT
|
Tên thuốc, nồng độ - hàm lượng
|
Đường
dùng
|
Thể
tích của đơn vị đóng gói nhỏ nhất (đối với thuốc dạng lỏng)
|
Đơn
vị
|
Số lượng
|
1.
|
Immunoglobulin tĩnh mạch 2,5 g hoặc
5g
|
Tiêm/truyền
|
|
Lọ
|
448
|
2.
|
Vancomycin 500mg
|
Tiêm/truyền
|
|
Lọ
|
1200
|
3.
|
Meropenem 500mg
|
Tiêm/truyền
|
|
Lọ
|
200
|
4,
|
Imipenem/Cilastatin 500mg +500mg
|
Tiêm/truyền
|
|
Lọ
|
200
|
5.
|
Ceftriaxon 1g/Cefotaxime 1g
|
Tiêm/truyền
|
|
Lọ
|
200
|
6.
|
Levofloxacin 0,5 g
|
Tiêm/truyền
|
100ml
|
Lọ
|
600
|
7.
|
Cefazidime 500mg
|
Tiêm/truyền
|
|
Lọ
|
400
|
8.
|
Ertapenem 1g
|
Tiêm/truyền
|
|
Lọ
|
200
|
9.
|
Amikacin 0,5 g
|
Tiêm/truyền
|
2ml
|
Lọ
|
300
|
10.
|
Azithromycin 500mg
|
Uống
|
|
Viên
|
200
|
11.
|
Azithromycin sirô 200mg/5ml
|
Uống
|
|
Gói
|
10
|
12.
|
Linezolid 600mg/300 ml
|
Tiêm/truyền
|
|
Túi
|
20
|
13.
|
Adrenalin 1mg/ml
|
Tiêm/truyền
|
1 ml
|
Ống
|
3000
|
14.
|
Nor-adrenalin lmg/ml
|
Tiêm/truyền
|
10ml
|
Ống
|
3000
|
15.
|
Milrinon 1mg/ml
|
Tiêm/truyền
|
|
Lọ
|
1200
|
16.
|
Dopamin 200mg/5ml
|
Tiêm/truyền
|
5 ml
|
Ống
|
480
|
17.
|
Dobutamin 250mg/20m (hoặc 250mg/5ml,
250mg/250ml)
|
|
|
Ống
|
480
|
18.
|
Midazolam 5mg/ml
|
Tiêm/truyền
|
1m
|
Ống
|
6000
|
19.
|
Fentanyl 0,5mg/10ml; 0,1mg/2ml
|
Tiêm/truyền
|
10ml;
2ml
|
Ống
|
720
|
20.
|
Atracurium 2mg/ml
|
Tiêm/truyền
|
2,5ml
|
Ống
|
3000
|
21.
|
Phenobacbital 100mg/1ml/ống
|
Tiêm/truyền
|
1ml
|
Ống
|
120
|
22.
|
Heparin 5000 UI/ml
|
Tiêm/truyền
|
5 ml
|
Lọ
|
120
|
23.
|
Heparin trọng lượng phân tử thấp
Lovenox 40mg/lọ
|
Tiêm/truyền
|
|
Lọ
|
600
|
24.
|
Kali clorid 10% ống
|
Tiêm/truyền
|
10ml
|
Ống
|
3000
|
25.
|
Calci gluconat/calci cloma 10%
|
Tiêm/truyền
|
|
Ống
|
1200
|
26.
|
Natri bicacbonat
8,4% ống
|
Tiêm/truyền
|
|
Ống
|
240
|
27.
|
Magie sulphat 15% ống 5ml
|
Tiêm/truyền
|
5 ml
|
Ống
|
600
|
28.
|
Albumin 20%/50ml
|
Tiêm/truyền
|
50ml
|
Lọ
|
800
|
29.
|
Dịch lọc máu liên tục theo máy
|
|
|
Túi
|
480
|
30.
|
Natri clorid 0,9% 500ml
|
Tiêm/truyền
|
500ml
|
Chai
|
1560
|
31.
|
Glucose 5% 500ml
|
Tiêm/truyền
|
500ml
|
Chai
|
600
|
32.
|
Glucose 10% 500ml
|
Tiêm/truyền
|
500ml
|
Chai
|
240
|
33.
|
Ringer lactat
|
Tiêm/truyền
|
|
Chai
|
480
|
34.
|
Ringer lactat + Glucose
|
Tiêm/truyền
|
|
Chai
|
1200
|
35.
|
Hydrocortison 100mg
|
Tiêm/truyền
|
|
Lọ
|
120
|
36.
|
Dexamethasone 4mg/ống
|
Tiêm/truyền
|
lml
|
Ống
|
400
|
37.
|
Methylprednisolon 125mg/lọ
|
Tiêm/truyền
|
|
Lọ
|
240
|
38.
|
Colistin 1 triệu UI
|
Tiêm/truyền
|
|
Lọ
|
720
|
39.
|
Ceftazidim + avibactam 2,5g
|
Tiêm/truyền
|
|
Lọ
|
360
|
40.
|
Sulfamethoxazole 400mg và
trimethoprim 80mg/lọ
|
Tiêm/truyền
|
|
Lọ
|
2400
|
41.
|
Fluconazol 200mg /100 ml
|
Tiêm/truyền
|
|
Lọ
|
30
|
42.
|
Amphotericin 50mg/lọ
|
Tiêm/truyền
|
|
Lọ
|
120
|
43.
|
Amphotericin B 50mg/lọ
|
Tiêm/truyền
|
|
Lọ
|
120
|
44.
|
Cancidas 70mg
|
Tiêm/truyền
|
|
Lọ
|
60
|
45
|
Micafungin 50mg
|
Tiêm/truyền
|
|
Lọ
|
180
|
|
Thuốc khác khi cần thiết, sử dụng từ nguồn thuốc sẵn có của Cơ sở khám, chữa bệnh
|
|
Lưu ý: Khi không có các thuốc có hàm lượng
trong danh mục trên, các cơ sở có thể lựa chọn các thuốc với hàm lượng khác
và quy đổi tương đương.
1) Khi không có các thuốc trong danh mục trên, các cơ sở có thể chọn thuốc khác cùng
nhóm tác dụng điều trị.
2) Ngoài ra có thể có thêm các
loại thuốc tiêm
Remdesivir 100 mg, kháng thể kháng vi rút Casirivimab
and Imdevimab 120mg/ml, 01 lọ/01 BN (nguồn thuốc tài trợ do Bộ Y tế phân bổ)
|
Ghi chú:
- Các cơ sở thu dung điều trị bệnh
nhân COVID-19 căn cứ
vào điều kiện khả năng về chuyên môn, nhân lực, trang thiết bị, số bệnh nhân điều
trị để dự trù mua sắm đảm bảo phù hợp trong từng cấp
độ, quy mô dịch.
- Hội đồng thuốc và điều trị đơn vị
tham mưu xây dựng nhu cầu thuốc điều trị bệnh nhân mắc
COVID-19 tại đơn vị.
PHỤ LỤC 3
HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG OXY Y TẾ CỦA CÁC ĐƠN VỊ ĐIỀU TRỊ BỆNH
NHÂN TẦNG 2,3
(Kèm theo Kế hoạch số: 23/KH-UBND
ngày 21 tháng 01 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Quảng Ninh)
STT
|
Tên
bệnh viện/ cơ sở điều trị bệnh nhân Covid-19
|
Hiện
trạng Hệ thống khí oxy y tế tại đơn vị sử dụng
(bao gồm cả phần mới đầu tư để phục vụ PCD Covid-19)
|
Số
lượng giường bệnh tối đa điều trị COVID-19
|
Nhu
cầu Oxy lỏng trong 1 ngày (tấn)3
|
Ghi
chú
|
Oxy
lỏng
|
Số
lượng (bồn)
|
Dung
tích bồn (m3)
|
I
|
Đơn vị điều trị tầng 3
|
|
|
|
|
|
1
|
Bệnh viện Bãi Cháy
|
2
|
8,7 (tương
đương 9,4 tấn)
|
100
|
8
|
|
2
|
Bệnh viện thu dung số 2 (Bệnh viện Phổi)
|
2
|
13,2
(tương đương 14,3 tấn)
|
200
|
16
|
|
3
|
Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh
|
1
|
5,5
(tương đương 6 tấn)
|
80
|
6,4
|
Đã
có kế hoạch bổ sung 1 bồn 10m3
|
4
|
Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh
|
2
|
7
(Tương đương 7,5 tấn)
|
100
|
8
|
Đã có kế hoạch bổ sung 1 bồn 10m3
|
5
|
Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông
Bí
|
2
|
8,7
(tương đương 9,4 tấn)
|
250
|
16
|
|
6
|
Bệnh viện thu dung số 1 (Trung tâm
Y tế thành phố Móng Cái)
|
1
|
3,2
(tương đương 3,4 tẩn)
|
100
|
8
|
|
II
|
Đơn vị điều trị tầng 2
|
|
|
|
|
|
1
|
Trung tâm Y tế Thị xã Quảng Yên
|
1
|
3,2
(tương đương 3,4 tấn)
|
220
|
2,75
|
|
2
|
Trung tâm y tế huyện Vân Đồn
|
1
|
3,2
(tương đương 3,4 tấn)
|
120
|
1,5
|
|
3
|
Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
|
|
|
36
|
0,45
|
|
4
|
Bệnh viện Đa khoa Hạ Long
|
1
|
3,2
(tương đương 3,4 tấn)
|
200
|
2,5
|
|
5
|
Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
|
|
|
36
|
0,45
|
|
6
|
Bệnh viện đa khoa Cẩm Phả
|
1
|
3
(tương đương 3,2 tấn)
|
180
|
2,25
|
|
7
|
Bệnh viện Đa khoa Khu vực Cẩm Phả
|
1
|
3
(tương đương 3,2 tấn)
|
220
|
2,75
|
|
8
|
Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
|
1
|
3,2
(tương đương 3,4 tấn)
|
240
|
3
|
|
9
|
Trung tâm Y tế huyện Cô Tô
|
|
|
30
|
0,375
|
Bổ
sung hệ thống tạo Oxy
|
10
|
Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
|
1
|
3,2
(tương đương 3,4 tấn)
|
80
|
1
|
|
11
|
Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
|
1
|
3,2
(tương đương 3,4 tấn)
|
48
|
0,6
|
|
12
|
Trung tâm y tế huyện Tiên Yên
|
1
|
3,2
(tương đương 3,4 tấn)
|
120
|
1,5
|
|
* Tại Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
và Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu hiện Ban QLDA đầu
tư các công trình dân dụng và công nghiệp đang thực hiện gói thầu Khí y tế.
1
Tình huống 3000 ca mắc/ngày tương đương với tỷ lệ 3% dân số toàn tỉnh mắc ngày, năng lực y tế trên địa bàn tỉnh đáp ứng được với lực lượng tại chỗ và cơ sở vật chất
hiện có.
2
Theo hướng dẫn tại Quyết định số 4042/QĐ-BYT ngày 21/8/2021 của Bộ
Y tế