HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
132/NQ-HĐND
|
Sơn
La, ngày 8 tháng 11 năm 2022
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC THÔNG QUA ĐỒ ÁN QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG LIÊN HUYỆN VÙNG CAO, BIÊN
GIỚI TỈNH SƠN LA THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
KHÓA XV, KỲ HỌP CHUYÊN ĐỀ LẦN THỨ CHÍN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ
chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm
2019;
Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24
tháng 11 năm 2017; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến
quy hoạch năm 2018;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng
6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng năm 2020;
Căn cứ Nghị định 44/2015/NĐ-CP
ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy
hoạch xây dựng; Nghị định số 72/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2019 của Chính
phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010
về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định số
44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 quy định chi tiết một số nội dung về quy
hoạch xây dựng;
Xét Tờ trình số 174/TTr-UBND ngày
20 tháng 10 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh; Báo cáo thẩm tra số 372/BC-KTNS
ngày 04 tháng 11 năm 2022 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và
thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại Kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua đồ án Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện
vùng cao, biên giới tỉnh Sơn La thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (có phụ lục kèm theo).
Điều 2. Tổ chức
thực hiện
1. Ủy ban
nhân dân tỉnh tổ chức triển khai, thực hiện Nghị quyết.
2. Trong quá
trình triển khai thực hiện đồ án quy hoạch, UBND tỉnh có thể điều chỉnh một số
chỉ tiêu không làm thay đổi mục tiêu, tính chất, quy mô quy hoạch. Trường hợp
việc điều chỉnh làm thay đổi mục tiêu, tính chất, quy mô quy hoạch, UBND tỉnh
trình HĐND tỉnh sửa đổi, bổ sung nghị quyết.
3. Thường
trực HĐND tỉnh, các Ban của HĐND tỉnh, các Tổ đại biểu và đại biểu HĐND tỉnh
giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này được HĐND tỉnh khóa
XV, Kỳ họp chuyên đề lần thứ chín thông qua ngày 8 tháng 11 năm 2022 và có hiệu
lực từ ngày thông qua./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc
hội, Chính phủ;
- Văn phòng: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ;
- Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội;
- Ban công tác đại biểu của UBTVQH;
- Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tư pháp;
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy;
- TT HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh; Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- Huyện ủy, Thành ủy; HĐND; UBND các huyện, TP;
- Đảng ủy, HĐND, UBND, MTTQ các xã, phường, thị trấn;
- VP: Tỉnh ủy, Đoàn ĐBQH, HĐND, UBND tỉnh;
- Trung tâm: Thông tin tỉnh, Lưu trữ lịch sử tỉnh;
- Lưu: VT, KTNS.
|
CHỦ
TỊCH
Nguyễn Thái Hưng
|
PHỤ LỤC
NỘI DUNG ĐỒ ÁN QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG LIÊN
HUYỆN VÙNG CAO, BIÊN GIỚI TỈNH SƠN LA THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM
2050
(Kèm theo Nghị quyết số 132/NQ-HĐND ngày 8/11/2022 của HĐND tỉnh)
1. Phạm vi,
ranh giới quy hoạch
1.1. Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch:
Thuộc địa giới hành chính các huyện Sốp Cộp, Sông Mã và các xã (Phiêng Pằn)
huyện Mai Sơn; (Chiềng On, Phiêng Khoài, Lóng Phiêng, Chiềng Tương) huyện
Yên Châu; (Chiềng Khừa, Lóng Sập, Chiềng Sơn) huyện Mộc Châu, (Tân
Xuân) huyện Vân Hồ; có tổng diện tích tự nhiên khoảng 399.031,02 ha.
1.2. Ranh giới: Phía Tây và Tây Bắc giáp
tỉnh Điện Biên; Phía Bắc giáp các huyện dọc quốc lộ 6 (Thuận Châu, Mai Sơn,
Yên Châu, Mộc Châu, Vân Hồ); Phía Nam (khoảng 274,065 km) giáp nước
Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và tỉnh Thanh Hóa.
2. Vai trò và vị
thế của vùng
- Là cửa ngõ (cửa khẩu) giao
lưu mở rộng mối quan hệ, hợp tác quốc tế phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội,
khoa học kỹ thuật, an ninh, quốc phòng.. .vv.
- Là vùng cần tiếp tục quan tâm đầu
tư củng cố tiềm lực quốc phòng, an ninh; xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thế
trận an ninh nhân dân vững chắc. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, văn
hóa - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh, vùng cao, biên giới; do vậy, cần
được quan tâm sắp xếp, ổn định các điểm dân cư; xây dựng hệ thống hạ tầng xã hội,
hạ tầng kỹ thuật, các công trình thiết yếu đảm bảo quốc phòng, an ninh bảo vệ vững
chắc biên giới (phên dậu của Tổ quốc), kết hợp với xây dựng đô thị, phát
triển kinh tế xã hội vùng cao, biên giới trên địa bàn tỉnh.
- Là vùng bảo vệ môi trường sinh
thái, bảo vệ rừng, trồng rừng và phát triển rừng, khai thác nguồn lợi từ rừng;
khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng; phát triển sản xuất, kinh doanh nông,
lâm, thủy sản, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của vùng, của tỉnh.
3. Dự báo phát
triển kinh tế, dân số, lao động, nhu cầu về đất đai, tỷ lệ đô thị hóa theo các
giai đoạn phát triển
a) Dự báo quy mô dân số
- Đến năm 2030, toàn vùng có dân số
khoảng 335.800 người (tốc độ tăng dân số trung bình giai đoạn 2021 - 2030 là
khoảng 1,35%), trong đó:
+ Dân số khu vực đô thị: khoảng
68.100 người.
+ Dân số khu vực nông thôn: khoảng
267.700 người.
- Đến năm 2050 dân số toàn vùng khoảng
416.700 người với tốc độ tăng dân số trung bình là khoảng 1,45%.
+ Dân số khu vực đô thị: khoảng
152.500 người.
+ Dân số khu vực nông thôn: khoảng 264.200
người.
b) Dự báo quy mô đất đai
- Dự báo diện tích đất xây dựng đô thị:
+ Giai đoạn 2021 - 2030: khoảng 2.206
ha.
+ Giai đoạn 2031 - 2050: khoảng 3.560
ha.
- Dự báo diện tích đất xây dựng khu
dân cư nông thôn:
+ Giai đoạn 2021 - 2030: Khoảng 6.450
ha.
+ Giai đoạn 2031 - 2050: Khoảng 6.365
ha.
- Dự báo quy mô đất xây dựng cụm công
nghiệp đến năm 2030 và định hướng đến năm 2050: khoảng 140,0 ha.
4. Định hướng
phát triển không gian vùng
a) Định hướng phát triển trục
không gian kết nối vùng
Các trục không gian kinh tế chính: Có
7 trục, bao gồm 4 trục dọc theo hướng Đông Bắc - Tây Nam và 2 trục ngang theo
hướng Đông Nam - Tây Bắc và 01 đường vành đai biên giới liên kết các xã có đường
biên trong hành lang biên giới.
- 04 trục dọc theo hướng Đông Bắc -
Tây Nam: Gồm trục 1: Quốc lộ 43 đi cửa khẩu Lóng Sập; trục 2: Quốc lộ 4G đoạn
qua Mai Sơn đi cửa khẩu Chiềng Khương; trục 3: Quốc lộ 4G đoạn từ thị trấn Sông
Mã qua đô thị Sốp Cộp hướng đi cửa khẩu phụ Nậm Lạnh; trục 4: Đoạn từ ĐT105 từ
xã Mường Lèo đi ĐT117.
- 02 trục ngang theo hướng Đông Nam -
Tây Bắc: Gồm trục ngang 1: từ trạm tiểu ngạch Nà Khi theo TL 105 theo hướng đi
qua đô thị Sốp Cộp đi về Điện Biên; Trục ngang 2: Từ đô thị Chiềng Khương theo
QL 4G kết nối QL 12 đi tỉnh Điện Biên.
- 01 đường vành đai biên giới: Kết nối
các xã có đường biên giới với nước CHDCND Lào. Hướng tuyến trên cơ sở tuyến ĐT
102 - QL 6C - QL37 - QL4G - ĐT 105 - đường mở mới (xã Mường Và, xã Nậm Lạnh)
- cửa khẩu Nậm Lạnh - TT xã Mường Lèo - Điện Biên. Tuyến có ý nghĩa quan trọng
trong việc bảo đảm an ninh, quốc phòng, liên kết hỗ trợ phát triển kinh tế các
xã vùng biên giới.
b) Phân vùng phát triển kinh tế
- Tiểu vùng I: Vùng kinh tế động lực
- Phát triển nông lâm, công nghiệp, thương mại dịch vụ, gồm 15 xã, thị trấn:
Huyện Sông Mã: Thị trấn Sông Mã, xã Nà Nghịu, Bó Sinh, Pú Bẩu, Chiềng Phung,
Chiềng En, Mường Lầm, Nậm Ty, Đứa Mòn, Yên Hưng, Chiềng Sơ, Nậm Mằn, Huổi Một;
Huyện Sốp Cộp: Các xã Sam Kha, Púng Bánh.
- Tiểu vùng II: Hành lang biên giới -
Vùng phát triển kinh tế rừng (rừng sản xuất, phòng hộ và đặc dụng), trồng
cây ăn quả có múi, chăn nuôi đại gia súc lấy thịt, du lịch khám phá trải nghiệm
tự nhiên, du lịch thiện nguyện, kinh tế cửa khẩu phụ Nậm Lạnh, Huổi Lạ (mở mới),
gồm 6 xã, huyện Sốp Cộp là xã Sốp Cộp, Dồm Cang, Nậm Lạnh, Mường Lèo, Mường Và,
Mường Lạn.
- Tiểu vùng III: Hành lang biên giới
- Vùng phát triển kinh tế nông nghiệp (nuôi đại gia súc lấy thịt, trồng cây
ăn quả nhãn, xoài ứng dụng công nghệ cao), kinh tế cửa khẩu Chiềng Khương,
gồm 8 xã thuộc 3 huyện: Huyện Sông Mã: xã Chiềng Khoong, Chiềng Cang, Chiềng
Khương, Mường Sai, Mường Cai, Mường Hung; Huyện Mai Sơn: xã Phiêng Pằn và Huyện
Yên Châu: xã Chiềng On.
- Tiểu vùng IV: Hành lang biên giới -
Vùng phát kinh tế nông nghiệp gắn với chế biến (cây công nghiệp chè, cây ăn
quả mận, nhãn, xoài ứng dụng công nghệ cao), phát triển kinh tế rừng (rừng
sản xuất, phòng hộ và đặc dụng), du lịch sinh thái, kinh tế cửa khẩu Lóng Sập,
Gồm 7 xã thuộc 3 huyện: Huyện Yên Châu: Phiêng Khoài, Lóng Phiêng, Chiềng
Tương; Huyện Mộc Châu: Chiềng Khừa, Lóng Sập, Chiềng Sơn và Huyện Vân Hồ: Tân
Xuân.
c) Định hướng phát triển không
gian đô thị
- Hệ thống đô thị trung tâm, khu kinh
tế cửa khẩu đóng vai trò trung tâm động lực - cực phát triển cho từng khu vực gồm:
+ Thị trấn Sông Mã: Đô thị loại IV,
trung tâm tiểu vùng I, là trung tâm về hành chính, chính trị, giáo dục, y tế,
văn hóa, thương mại dịch vụ, du lịch, công nghiệp của huyện Sông Mã.
+ Trung tâm hành chính Sốp Cộp: Đô thị
loại V, là trung tâm về hành chính, chính trị, giáo dục, y tế, văn hóa, thương
mại dịch vụ, du lịch, công nghiệp của huyện Sốp Cộp. Trung tâm tiểu vùng II.
- Hệ thống đô thị cấp tiểu vùng huyện,
đóng vai trò cực hỗ trợ phát triển, gồm:
+ Đô thị Chiềng Khương (Sông Mã):
Thuộc phạm vi xã Chiềng Khương là đô thị chuyên ngành thuộc Trung tâm tiểu vùng
III, đô thị loại V.
+ Đô thị Mường Lầm (huyện sông Mã):
Đô thị chuyên ngành của huyện Sông Mã.
+ Khu vực phát triển đô thị Lóng Sập,
Chiềng Sơn (dự kiến thành phường thuộc thị xã Mộc Châu) và đô thị Phiêng
Khoài, huyện Yên Châu.
- Định hướng phát triển đô thị trong
thời kỳ quy hoạch:
+ Đến 2030: Toàn vùng có 04 đô thị,
trong đó có 01 đô thị loại IV (thị trấn Sông Mã, huyện Sông Mã); có 03
đô thị loại V (thị trấn Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp; Chiềng Khương, huyện Sông
Mã; Phiêng Khoài, huyện Yên Châu) và khu vực phát triển đô thị Lóng Sập,
Chiềng Sơn (thuộc thị xã Mộc Châu, đô thị loại III).
+ Đến 2050: Toàn vùng có 05 đô thị,
trong đó có 01 đô thị loại III (thị trấn Sông Mã, huyện Sông Mã); có 01
đô thị loại IV (thị trấn Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp); có 03 đô thị loại V (Chiềng
Khương, Mường Lầm, huyện Sông Mã; Phiêng Khoài, huyện Yên Châu) và khu vực
phát triển đô thị Lóng Sập, Chiềng Sơn (thuộc thị xã Mộc Châu, đô thị loại
II).
d) Phân vùng hệ thống điểm dân cư
nông thôn
- Định hướng xây dựng nông thôn mới
thực hiện theo Nghị quyết số 22-NQ/TU ngày 06/6/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy
xây dựng nông thôn mới tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025 định hướng đến năm 2030,
cụ thể như sau:
+ Đến 2030: 70% các xã đạt chuẩn nông
thôn mới, trong đó có 17 xã biên giới đạt chuẩn nông thôn mới, 8 xã đạt chuẩn
theo các tiêu chuẩn mới hoặc nông thôn mới nâng cao, ít nhất 5 xã đạt nông thôn
mới kiểu mẫu.
+ Đến 2050: 100% xã trên địa bàn vùng
đảm bảo tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, hạ tầng xã hội, văn hóa theo các tiêu chuẩn
nông thôn quốc gia, đảm bảo chất lượng đời sống cho nhân dân các vùng nông
thôn.
- Quy hoạch sắp xếp lại các khu dân
cư nông thôn để không ngừng nâng cao đời sống và các điều kiện sinh hoạt của
nhân dân, phát triển thu hút dân cư đến các khu kinh tế cửa khẩu, cửa khẩu phụ,
lối mở, trạm tiểu ngạch gắn với an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế - xã hội.
Nghiên cứu xây dựng các điểm định cư nông thôn thích ứng với biến đổi khí hậu.
Di dời các khu dân cư ở vùng thiên tai, vùng khó khăn về khu quy hoạch mới. Huy
động mọi nguồn lực của xã hội để thực hiện xây dựng các điểm dân cư nông thôn,
các trung tâm xã theo quy hoạch được duyệt. Phát triển hình thái không gian dân
cư nông thôn theo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, duy
trì văn hóa bản địa và nền kinh tế đặc trưng từng vùng.
- Phát triển các trung tâm xã, cụm xã
trở thành các trung tâm dịch vụ, gắn với sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp tại khu vực nông thôn, phù hợp với tập quán sinh hoạt và đáp ứng
tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
- Cải tạo, xây dựng kiến trúc nhà ở
và cơ sở hạ tầng nông thôn phù hợp với điều kiện sống của dân cư theo đặc trưng
từng vùng, không phá vỡ cảnh quan sinh thái nông thôn; đối với các điểm dân cư
mới phát triển phải có quy hoạch kiến trúc cảnh quan phù hợp với truyền thống,
đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
đ) Định hướng phát triển công nghiệp
- Vùng hình thành phát triển mới 3 cụm
công nghiệp, gồm: Cụm Công nghiệp Mường Và, huyện Sốp Cộp, quy mô khoảng 20,0
ha; Cụm Công nghiệp Xum Côn, bản Mé, xã Nà Nghịu, huyện Sông Mã, quy mô 50,0 ha
và Cụm Công nghiệp 6C Phiêng Khoài, huyện Yên Châu, quy mô 70,0 ha.
- Đẩy mạnh phát triển các ngành công
nghiệp chế biến gắn với sản xuất nông lâm ngư nghiệp, công nghiệp cơ khí, chế tạo.
Phát triển bền vững các nhà máy thủy điện trong vùng, ... Khuyến khích các cơ sở
đào tạo nghề để chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp và dịch vụ.
- Công nghiệp năng lượng: Duy trì và
phát triển công nghiệp điện năng (thủy điện, điện gió, điện mặt trời).
e) Định hướng phát triển dịch vụ
thương mại, kinh tế cửa khẩu
- Phát triển hạ tầng dịch vụ thương mại
và du lịch phát triển đồng bộ, tạo chuỗi liên kết góp phần thu hút khách du lịch
và là giải pháp xuất khẩu tại chỗ của thương mại.
- Xây dựng và phát triển hệ thống hạ
tầng logistics, có tính liên kết cao. Trong đó tập trung vào các dịch vụ
logistics phục vụ: Tiêu thụ, xuất khẩu nông sản; thương mại biên giới (đặc
biệt tại các khu vực cửa khẩu quốc tế Lóng Sập, Chiềng Khương); thương mại
điện tử; hỗ trợ các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.
- Đẩy mạnh phát triển các loại hình hạ
tầng thương mại văn minh, hiện đại, tiện ích, thân thiện với môi trường phù hợp
với xu thế phát triển thương mại trong nước và thế giới. Tại các trung tâm huyện
phát triển các đô thị có mật độ hạ tầng thương mại tập trung cao, phát triển
các trung tâm mua sắm, tuyến phố thương mại.
- Phát triển hạ tầng thương mại đồng bộ
với các quy hoạch kinh tế xã hội: quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị, quy
hoạch nông thôn mới, quy hoạch hạ tầng giao thông vận tải....
- Phát triển hệ thống chợ, siêu thị,
trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích tại các khu vực phát triển đô thị, cụm
công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu Lóng Sập, Chiềng Khương.
- Phát triển hệ thống chợ, cửa hàng,
đại lý tại các trung tâm xã, trung tâm cụm xã trên địa bàn vùng.
- Phát triển hạ tầng kinh tế cửa khẩu
+ Giai đoạn 2021-2030: Tỉnh Sơn La thống
nhất với tỉnh Luông Pha Bang mở mới cặp cửa khẩu phụ Huổi Lạ (huyện Sốp Cộp,
tỉnh Sơn La) - Nong Nha (huyện Phôn Thong, tỉnh Luông Pha Bang). Thực
hiện Nghị quyết số 182/NQ-CP ngày 22/12/2020 của Chính phủ về nâng cấp cửa khẩu
chính Lóng Sập tỉnh Sơn La thành cửa khẩu Quốc tế. Từng bước đầu tư xây dựng cơ
bản các hạng mục công trình cửa khẩu phụ lối mở nhằm đáp ứng yêu cầu về nhiệm vụ
kiểm soát xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu cũng như đảm bảo về quốc phòng, an
ninh, đối ngoại và đủ điều kiện quyết định công nhận cửa khẩu quốc tế Lóng Sập.
+ Giai đoạn đến năm 2050: Trao đổi thống
nhất với tỉnh Hủa Phăn, Luông Pha Bang (Lào) nâng cấp cửa khẩu chính Chiềng
Khương, huyện Sông Mã thành cửa khẩu quốc tế, nâng cấp cửa khẩu phụ Huổi Lạ
thành cửa khẩu chính. Từng bước đầu tư xây dựng cơ bản, đồng bộ, hiện đại, hoạt
động trên nền tảng trang bị kỹ thuật công nghệ cao, đảm bảo quản lý các hoạt động
lưu thông biên giới thuận lợi về xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu, bảo vệ chủ quyền
lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia; đủ điều kiện quyết định công nhận cửa khẩu
quốc tế Chiềng Khương và cửa khẩu chính Huổi Lạ.
g) Phân bố vùng nông, lâm nghiệp,
thủy sản
- Phát triển nông lâm ngư nghiệp theo
hướng hiệu quả, bao gồm nông nghiệp truyền thống - đặc sản tại các khu vực có địa
hình phức tạp và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng hàng hóa, gắn với
chế biến tại các khu vực thuận lợi.
- Sử dụng hiệu quả các nhóm đất, lựa
chọn cây trồng phù hợp. Tăng cường ứng dụng các công nghệ sản xuất nông nghiệp
mới, đặc biệt là công nghệ về tưới tiêu để hạn chế các tiêu cực vào mùa khô,
nguồn nước hạn chế. Tập trung chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng
gia tăng phát triển các nông sản chủ lực, có giá trị kinh tế cao.
- Chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học,
đặc biệt tại 2 khu bảo tồn thiên nhiên Sốp Cộp (huyện Sốp Cộp, Sông Mã)
và Xuân Nha (huyện Vân Hồ).
- Các khu vực phát triển tập trung, ứng
dụng công nghệ cao hướng tới sản xuất hàng hóa phục vụ công nghiệp chế biến và
xuất khẩu:
+ Vùng xoài ứng dụng công nghệ cao phát
triển tập trung tại các xã thuộc huyện Yên Châu và Mai Sơn (VietGAP,
GlobalGAP, các tiêu chuẩn tương tự).
+ Vùng nhãn ứng dụng công nghệ cao tập
trung tại Sông Mã (xã Chiềng Khương, Chiềng Cang, Chiềng Khoong, Mường Hung,
Nà Nghịu, Chiềng Sơ); vùng nhãn Mai Sơn - Yên Châu (huyện Yên Châu: Lóng
Phiêng; Chiềng Tương, Chiềng On), phát triển an toàn (VietGAP,
GlobalGAP, các tiêu chuẩn tương tự).
+ Vùng mận ứng dụng công nghệ cao tại
các xã Chiềng Sơn, Phiêng Khoài, Lóng Phiêng và Chiềng On, phát triển an toàn
(VietGAP, GlobalGAP, các tiêu chuẩn tương tự).
+ Vùng cây ăn quả có múi ứng dụng
công nghệ cao tại huyện Sốp Cộp (Xã Mường Và, Nậm Lạnh và Dồm Cang, Mường Lạn),
phát triển an toàn (VietGAP, GlobalGAP, các tiêu chuẩn tương tự).
+ Vùng chè ứng dụng công nghệ cao tại
xã Chiềng Sơn, Phiêng Khoài, phát triển chè an toàn (VietGAP, GlobalGAP, các
tiêu chuẩn tương tự).
- Lâm nghiệp: Tập trung quản lý, bảo
vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng, làm giàu vốn rừng là biện pháp hàng đầu trong việc
góp phần vào sự bảo vệ vững chắc cho các nhà máy thủy điện trên địa bàn vùng
huyện, tỉnh Sơn La. Triển khai trồng rừng phòng hộ kết hợp với rừng sinh thái tạo
cảnh quan và bảo vệ môi trường, cụ thể như sau:
+ Bảo vệ diện tích rừng đặc dụng hiện
có và phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn với phương thức khoanh nuôi, phục hồi,
tái sinh rừng tự nhiên là chính, đến năm 2030 có khoảng 127.633,4 ha rừng đặc dụng,
phòng hộ các loại.
+ Phát triển rừng sản xuất, phấn đấu
đến năm 2030 có khoảng 116.873,26 ha rừng sản xuất (trong đó thực hiện kế hoạch
phát triển cây mắc ca trồng tập trung gắn với chế biến tại địa bàn huyện Sông
Mã, Sốp Cộp theo Quyết định số 1227/QĐ-UBND ngày 10/6/2021của UBND tỉnh).
+ Phấn đấu đưa diện tích rừng các loại
lên khoảng 244.506,46 ha vào năm 2030, nâng tỷ lệ che phủ của rừng khoảng 44,0%
vào năm 2021 lên khoảng 53,2% vào năm 2030. Định hướng đến năm 2050 đạt khoảng
60%.
- Vùng chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản:
Phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, tập trung gắn công nghiệp
chế biến và tiêu thụ, xuất khẩu trên cơ sở phát huy lợi thế sản phẩm và lợi thế
của vùng, ưu tiên tập trung tại các xã khu vực III và các bản đặc biệt khó khăn
theo Kết luận số 703-KL/TU ngày 30/8/2022, gồm chăn nuôi gia súc, gia cầm, chăn
nuôi khác... theo hướng thị trường và đa dạng hoá sản phẩm phục vụ nhu cầu
trong nước và xuất khẩu, theo hình thức trang trại, gia trại nông hộ trên địa
bàn vùng liên huyện. Tận dụng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản, diện tích
hồ đập thủy điện, thủy lợi nhỏ đưa vào khai thác nuôi trồng thủy sản.
h) Phân bố vùng phát triển du lịch
Định hướng phát triển không gian du lịch
vùng bao gồm các điểm và tuyến du lịch kết nối với khu du lịch trọng điểm quốc
gia Mộc Châu và du lịch của tỉnh Sơn La; khai thác triệt để các tiềm năng lợi
thế về điều kiện tự nhiên nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của vùng, cụ
thể:
- Tập trung xây dựng hạ tầng du lịch
gắn kết du lịch vùng với du lịch toàn tỉnh, tạo đà cho kinh tế của địa phương
phát triển đồng thời bảo tồn các giá trị văn hóa, giữ gìn bản sắc truyền thống.
Phát triển các xã, bản theo tiêu chí nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu
mẫu gắn với phát triển du lịch.
- Xây dựng hạ tầng kỹ thuật, tuyến
cáp treo khám phá du lịch danh thắng Đỉnh Pha Luông xã Chiềng Sơn (huyện Mộc
Châu), xã Tân Xuân (huyện Vân Hồ), khai thác du lịch tại cửa khẩu quốc
tế Lóng Sập, cửa khẩu chính Chiềng Khương, cửa khẩu phụ Nà Cài, Nậm Lạnh, Di
tích Lao Khô, Di tích Tháp Mường Và, Thác Nà Sặng, xã Chiềng Sơ, Di tích Cây đa
Mường Hung, Đền thờ Hai Bà Trưng, mó nước nóng bản Nuốt Còn, xã Chiềng Phung,
hang động Nong Bó, bản Chiềng Vàng xã Chiềng Phung, thác Nà Sặng và khu Hang động
bản Ten Ư xã Chiềng Sơ, thác Huổi Xà Lường thuộc suối Huổi Sút, xã Mường Sai,
di tích khu ủy Mai -Thuận, ....
- Xây dựng hạ tầng kỹ thuật khám phá
du lịch lịch sinh thái, trải nghiệm tại khu bảo tồn Xuân Nha, Sốp Cộp.
i) Phân bố hệ thống dịch vụ hạ tầng
xã hội
- Hệ thống giáo dục: Xây dựng mới
THPT và PTDT Nội trú THCS-THPT huyện Sông Mã, nâng cấp các trường THPT và PTDT
Nội trú THCS-THPT Sốp Cộp, Mường Lầm, Chiềng Khương, Phiêng Khoài và Chiềng
Sơn. Mở lại và đề xuất quy hoạch 2 Trung tâm GDTX cấp huyện trong vùng (huyện
Sông Mã, Sốp Cộp) phục vụ đào tạo dạy nghề cho lao động trong vùng.
- Hệ thống y tế: Nâng cấp Bệnh viện
đa khoa huyện Sông Mã, Sốp Cộp. Xây dựng mới, nâng cấp các trạm y tế xã, thị trấn.
Phấn đấu đến năm 2030 hệ thống bệnh viện đa khoa tuyến huyện đáp ứng năng lực
30,0 giường/vạn dân và 7,5 giường/vạn dân ở tuyến xã, thị trấn; đến năm 2050 hệ
thống bệnh viện đa khoa tuyến huyện đáp ứng năng lực 40,0 giường/vạn dân và
10,0 giường/vạn dân ở tuyến xã, thị trấn, phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của
nhân dân trong vùng và sự phát triển trong tương lai. Tạo điều kiện cho dịch vụ
y tế tư nhân phát triển.
- Hệ thống thiết chế văn hóa, thể
thao: Hoàn thiện sân vận động huyện Sông Mã, nâng cấp sân thể thao huyện Sốp Cộp,
xây dựng mới sân thể thao tại các khu vực quy hoạch phát triển đô thị (Chiềng
Khương, Mường Lầm, Phiêng Khoài, Chiềng Sơn, Lóng Sập). Nâng cấp mở rộng
trung tâm văn hóa huyện Sông Mã. Xây dựng mới quảng trường huyện Sốp Cộp, Sông
Mã. Phát triển bổ sung các thiết chế văn hóa thể thao cấp xã, thôn, bản tiểu
khu còn thiếu.
k) Phân bố định hướng phát triển
an ninh, quốc phòng
- Xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn
với thế trận an ninh nhân dân và thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh, toàn
diện. Giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong mọi tình
huống. Củng cố và phát triển có chiều sâu các mối quan hệ hợp tác đã được thiết
lập, triển khai có hiệu quả các hoạt động hội nhập quốc tế, trong đó tiếp tục
tăng cường quan hệ, hợp tác toàn diện với các tỉnh giáp biên của Lào. Nghiên cứu
thiết lập quan hệ hợp tác với một số địa phương trong khu vực và thế giới, với
các tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế.
- Nâng cao chất lượng công tác đánh
giá, dự báo tình hình; chủ động đấu tranh ngăn chặn âm mưu, hoạt động “Diễn biến
hòa bình”, bạo loạn, lật đổ của các thế lực thù địch; tiếp tục triển khai các
nhiệm vụ, giải pháp đấu tranh xóa bỏ triệt để tà đạo về “Vua Mông”, “Nhà nước
Mông”, “Vương quốc Mông”. Phát huy sức mạnh tổng hợp toàn dân, của cả hệ thống
chính trị trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, gắn nhiệm vụ phát triển
kinh tế, xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh, xây dựng khu vực phòng thủ vững
chắc.
- Chú trọng công tác bảo vệ an ninh nội
bộ, an ninh văn hóa, tư tưởng, an ninh mạng; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm
cán bộ, đảng viên có quan điểm sai trái, cơ hội chính trị, thoái hóa biến chất,
vi phạm kỷ luật Đảng... không để các thế lực thù địch và các đối tượng phản động
tác động, chuyển hóa tư tưởng. Kịp thời phát hiện, đấu tranh ngăn chặn hoạt động
của địch và các phần tử xấu lợi dụng không gian mạng để xâm hại an ninh quốc
gia. Tiếp tục triển khai có hiệu quả phong trào "toàn dân bảo vệ an
ninh Tổ quốc"; đẩy mạnh đấu tranh trấn áp các loại tội phạm, tập trung
vào các tuyến, địa bàn và lĩnh vực trọng điểm, tội phạm trong thanh thiếu niên,
trong lĩnh vực môi trường; phát hiện, giải quyết kịp thời các nhóm hoạt động phức
tạp về an ninh trật tự, kiên quyết không để hình thành tội phạm có tổ chức; đẩy
nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án phục vụ yêu cầu chính trị của
địa phương.
- Gắn phát triển kinh tế - xã hội với
bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia; giữ
vững ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Đầu tư xây dựng hệ thống
công trình phòng thủ dọc biên giới đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tuần tra, phòng thủ
và bảo vệ biên giới.
- Tập trung nguồn lực đầu tư cho quốc
phòng an ninh... Xây dựng vùng thành khu vực phòng thủ cơ bản, liên hoàn, vững
chắc. Tiếp tục sắp xếp, ổn định dân cư ở khu vực biên giới; thường xuyên phối hợp
chặt chẽ với chính quyền và lực lượng vũ trang các tỉnh của Lào có chung đường
biên giới để bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh chính trị, trật tự,
an toàn xã hội khu vực biên giới.
5. Định hướng
phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật
5.1. Chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng
a) Cao độ xây dựng
- Các đô thị: Đô thị Sốp Cộp
>700m; Sông Mã >223,5m; Chiềng Khương >280m, Mường Lầm >360m, Phiêng
Khoài >940m. Chiềng Sơn >700m, Lóng Sập >850m.
- Khu vực nông thôn: Chọn giải pháp
san lấp cục bộ cân bằng đào đắp tại chỗ, đối với khu vực có độ dốc i<10%. Đối
với các khu vực có độ dốc i>10-30% thì nên san nền dật cấp trừ các công
trình đặc thù cần mặt bằng lớn. Hạn chế tới mức tối đa việc đào đắp các sườn
núi, sườn đổi và san lấp khu vực ven các trục tiêu thoát nước chính.
b) Thoát nước mưa
- Định hướng thoát nước mưa của vùng
chia thành 02 lưu vực chính là lưu vực Sông Mã (các suối Nậm Công, Nậm Sọi,
Nậm Ty, Nậm Lệ và Suối Quanh) và lưu vực Sông Đà (suối Nậm Pàn, Suối Sập).
- Vùng nông thôn: Áp dụng hệ thống
thoát nước hoạt động theo chế độ tự chảy trên cơ sở của độ dốc nền tự nhiên,
giai đoạn đầu sử dụng hệ thống cống chung cho nước thải sinh hoạt, giai đoạn
sau tùy theo tính chất và sự phát triển có thể tách riêng hoặc vẫn sử dụng
chung.
- Vùng đô thị: Xây dựng hệ thống
thoát nước riêng và nửa riêng.
5.2. Giao thông
a) Đường bộ
- Đường cao tốc: Đường cao tốc Hà Nội
- Hòa Bình - Sơn La: Tuyến đường có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thúc
đẩy phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Sơn La cũng như các tỉnh miền núi phía Bắc.
Tuyến nằm ngoài phạm vi lập quy hoạch, nhưng có tác động lớn đến phát triển khu
vực.
- Quốc lộ 43: Chiều dài chạy qua địa
bàn vùng là 20,2 km; Tuân thủ theo Quyết định số 1454/QĐ-TTg , ngày 1/9/2021 của
Thủ tướng Chính phủ v/v phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ thời
kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Giai đoạn 2021-2030: Tập trung đầu tư nâng
cấp, cải tạo toàn tuyến theo tiêu chuẩn tối thiểu cấp IV, III, đoạn đi qua đô
thị tuân theo quy hoạch đường đô thị, kết cấu mặt đường bê tông nhựa. Tầm nhìn
2050: tập trung đầu tư nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn tối thiểu cấp IV-III,
2-4 làn xe.
- Quốc lộ 6C: Chiều dài chạy qua địa
bàn vùng là 41,6km. Giai đoạn 2021-2030: tập trung đầu tư nâng cấp, cải tạo
toàn tuyến theo tiêu chuẩn tối thiểu cấp IV, đoạn đi qua đô thị tuân theo quy
hoạch đường đô thị, kết cấu mặt đường bê tông nhựa. Tầm nhìn 2050, tập trung đầu
tư nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn tối thiểu cấp IV hoàn chỉnh, 02 làn xe.
- Quốc lộ 37: Chiều dài chạy qua địa
bàn vùng là 20,4 km, trong đó có 11,1 km chuyển từ đường tỉnh ĐT.113 thành QL37
(đoạn thị trấn Sông Mã đi Nà ớt, huyện Mai Sơn). Giai đoạn 2021-2030: tập
trung đầu tư nâng cấp, cải tạo toàn tuyến theo tiêu chuẩn tối thiểu cấp IV,
III. Tầm nhìn 2050: Nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn tối thiểu cấp IV-III,
2-4 làn xe.
- Quốc lộ 4G: Chiều dài chạy qua địa
bàn vùng là 111,6 km. Giai đoạn 2021-2030: tập trung đầu tư nâng cấp, cải tạo
toàn tuyến theo tiêu chuẩn tối thiểu cấp IV-III, đoạn đi qua đô thị tuân theo
quy hoạch đường đô thị, kết cấu mặt đường bê tông nhựa. Tầm nhìn 2050, tập
trung đầu tư nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn tối thiểu cấp IV-III, 2-4 làn
xe. Trong đó chuyển khoảng 31 km (thị trấn Sốp Cộp đến cửa khẩu Lạnh Bánh) đường
ĐT.105A lên đường QL4G.
- Quốc lộ QL.12: Chiều dài chạy qua địa
bàn vùng là 50,3 km. Giai đoạn 2021-2030: tập trung đầu tư nâng cấp, cải tạo toàn
tuyến theo tiêu chuẩn tối thiểu cấp IVmn, đoạn đi qua đô thị tuân theo quy hoạch
đường đô thị, kết cấu mặt đường bê tông nhựa. Tầm nhìn 2050, tập trung đầu tư
nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn tối thiểu cấp IV-III hoàn chỉnh, 2-4 làn xe.
- Quốc lộ QL.16: Nâng cấp tuyến đường
tỉnh ĐT.102 thành QL.16 (đoạn qua xã Chiềng Sơn, Mộc Châu và xã Tân Xuân, huyện
Vân Hồ), chiều dài chạy qua địa bàn vùng là 15,6 km. Giai đoạn 2021-2030: tập
trung đầu tư nâng cấp, cải tạo toàn tuyến theo tiêu chuẩn tối thiểu cấp IV, đoạn
đi qua đô thị tuân theo quy hoạch đường đô thị, kết cấu mặt đường bê tông nhựa.
Tầm nhìn 2050, tập trung đầu tư nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn tối thiểu cấp
IV, 2 làn xe.
- Quốc lộ 279C: Nâng cấp tuyến đường
tỉnh ĐT.105 thành QL.279C (đoạn qua xã Sốp Cộp đi Mường Lèo, huyện Sốp Cộp),
chiều dài chạy qua địa bàn vùng là 64,0 km. Giai đoạn 2021-2030: tập trung đầu
tư nâng cấp, cải tạo toàn tuyến theo tiêu chuẩn tối thiểu cấp IV-III. Tầm nhìn
2050, tập trung đầu tư nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn tối thiểu cấp IV-III,
2-4 làn xe.
- Đường tỉnh: Định hướng phát triển hệ
thống đường tỉnh trên địa bàn vùng liên huyện gồm 10 tuyến: ĐT.101 (Tân Xuân -
QL6 - Vân Hồ - Quang Minh); ĐT.102 (Mường Sang - Chiềng Khừa - Chiềng Tường -
Lóng Phiêng); ĐT.103 (Chiềng Sàng - Yên Sơn - Nà Cài); ĐT.103B (Phiêng Khoài -
Chiềng Khoi - Thi trấn Yên Châu); ĐT.105 (Sốp Cộp - Mường Và - Mường Lan - Mốc
D1); ĐT105B (Chiềng Khoong - Mường Cai - Mường Và - Nậm Lạnh - Mường Lèo);
ĐT.108B (Co Mạ - Bó Sinh); ĐT.113 (Sông Mã - Co Mạ); ĐT.115 (Huổi Một - Mường
Hung - Chiềng Khương) và ĐT.117C (Nậm Lầu - Nậm Ty) với tổng chiều dài khoảng
252,1 km. Giai đoạn 2021-2030: Tập trung đầu tư nâng cấp, cải tạo các tuyến đường
tỉnh đạt tiêu chuẩn tối thiểu cấp Vmn hoàn chỉnh, các đoạn qua trung tâm xã, thị
trấn được mở rộng theo quy hoạch xây dựng được duyệt. Tầm nhìn 2050, tập trung
đầu tư nâng cấp toàn bộ các tuyến đạt tiêu chuẩn tối thiểu đường cấp IIImn, 02
làn xe.
- Đường huyện: Định hướng phát triển
hệ thống giao thông đường huyện trên địa bàn vùng liên huyện, vùng cao biên giới
tỉnh Sơn La đến năm 2030 và định hướng đến năm 2050 gồm 28 tuyến đường huyện, tổng
chiều dài các tuyến 558,3 km. Giai đoạn 2021-2030: tập trung đầu tư nâng cấp,
xây dựng duy trì toàn tuyến đạt tiêu chuẩn tối thiểu đường cấp V. Tầm nhìn
2050, tập trung đầu tư nâng cấp toàn bộ các tuyến lên đường đạt tiêu chuẩn tối
thiểu cấp IV, 02 làn xe.
- Đường đô thị: Tuân thủ theo quy hoạch
chung các đô thị được phê duyệt.
- Đường tuần tra biên giới: Thực hiện
theo đề án riêng của Bộ quốc phòng trình Chính phủ phê duyệt.
b. Bến xe khách: Hoàn thiện đầu tư xây dựng 15 bến xe trong vùng có tổng diện tích khoảng
34.200m2, cấp hạng bến xe loại VI, V, IV và III.
c. Bến ngang sông: Do sông Mã chảy qua địa bàn tỉnh Sơn La là đoạn thượng nguồn của sông,
với địa hình khó khăn, dòng chảy hẹp, nhiều thác ghềnh không thuận lợi cho phát
triển giao thông đường thủy, vì vậy từng bước xây dựng, cải tạo kiên cố hoá một
số bến đò ngang sông phục vụ dân sinh, kinh tế xã hội nằm tại các vị trí có lưu
lượng qua sông lớn, các trung tâm xã, cụm dân cư dọc sông. Dự kiến toàn vùng có
07 bến ngang Sông Mã.
5.3. Cấp nước
- Nguồn cấp nước trên địa bàn theo
phương án phi tập trung, sử dụng nguồn hỗn hợp, gồm: nước mặt, nước mó, nước ngầm
....
- Tổng nhu cầu sử dụng nước đến năm
2030 khoảng 42.477 m3/ngày đêm, trong đó: cấp nước đô thị khoảng
13.485 m3/ngày đêm; cấp nước nông thôn khoảng 28.200 m3/ngày
đêm; cấp nước cụm công nghiệp khoảng 792 m3/ngày đêm. Định hướng đến
năm 2050 tổng nhu cầu sử dụng nước toàn vùng khoảng 84.925 m3/ngày
đêm.
- Vùng đô thị: Quy hoạch mới và nâng
công suất các trạm cấp nước. Nâng cấp cải tạo, thay thế những đoạn ống nước
không đảm bảo lưu lượng cấp nước.
- Vùng nông thôn: Xây dựng mới hệ thống
trạm bơm tăng áp, trạm cấp nước cục bộ, mạng lưới đường ống cấp nước đảm bảo phục
vụ nhân dân trong vùng. Các hệ thống cấp nước liên bản, nước giếng đáp ứng 100%
nhu cầu sử dụng nước cho nông thôn.
- Vùng cụm công nghiệp: Xây dựng hệ
thống cấp nước cục bộ (nguồn nước mặt, nước ngầm) và bơm tăng áp, bể chứa
nước đảm bảo khả năng cung cấp nước cho cụm công nghiệp.
- Số lượng trạm cấp nước toàn vùng:
Nâng cấp, cải tạo 4 trạm cấp nước và quy hoạch mới 4 trạm cấp nước.
5.4. Cấp điện
- Nhu cầu sử dụng điện: Tổng công suất
yêu cầu trong toàn vùng đến năm 2030 khoảng 60,0 MVA. Định hướng đến năm 2050 tổng
nhu cầu sử dụng điện toàn vùng khoảng 170MVA.
- Nguồn điện: Nguồn điện cấp cho vùng
liên huyện, vùng cao biên giới tỉnh Sơn La được lấy từ lưới điện quốc gia thông
qua hệ thống lưới truyền tải 110kV về các trạm 110kV/35/22kV.
- Nâng cấp và xây dựng mới các trạm
110kV, cụ thể như sau:
+ Trạm 110kV Sông Mã: Dự kiến đến năm
2030 nâng công suất trạm 110kV Sông Mã lên (2x40MVA), tầm nhìn đến năm 2050 định
hướng quy hoạch bổ sung thêm 01 TBA 110kV 2x25MVA tại khu vực xã Chiềng Khoong,
công suất 2x25MVA-110/35/22kV đấu nối transit lên đường dây 110kV Tà Cọ - Mường
Hung cấp điện cho các phụ tải huyện Sông Mã và huyện Sốp Cộp.
+ Trạm 110kv Mai Sơn: Dự kiến nâng
công suất trạm 110kV Mai Sơn lên thành (3x40MVA), duy trì cấp điện cho các phụ
tải huyện Mai Sơn.
+ Trạm 110kV Mộc Châu với công suất
(2x25MVA), duy trì cấp điện cho các phụ tải huyện Yên Châu, Mộc Châu.
+ Xây dựng mới trạm 110kV Mộc Châu 2,
quy mô (2x40)MVA-110/35/22kV tại Tiểu khu 14, thị trấn Mộc Châu, đấu nối lên đường
dây Yên Châu - Vân Hồ, cấp điện cho vùng, khu công nghiệp và phát triển du lịch.
+ Xây dựng mới trạm 110kV Vân Hồ công
suất (2x25MVA), cấp điện cho phụ tải huyện Vân Hồ.
- Cải tạo và xây mới hệ thống đường
dây 220kV, 110kV đảm bảo truyền tải điện năng, kết nối với các nhà máy thủy điện
và hệ thống trạm biến áp nâng cấp, xây mới.
5.5. Thông tin liên lạc
- Bưu chính: Mục tiêu chuyển dịch từ
dịch vụ bưu chính truyền thống sang dịch vụ bưu chính số, đảm bảo dòng chảy vật
chất bên cạnh dòng chảy dữ liệu. Khai thác và ứng dụng hiệu quả nền tảng Mã địa
chỉ gắn với Bản đồ số (Vpostcode). Chú trọng việc thúc đẩy cung ứng dịch
vụ công qua mạng bưu chính công cộng, dịch vụ bưu chính công ích.
- Viễn thông: Mục tiêu chuyển dịch hạ
tầng viễn thông thành hạ tầng số. Phổ cập Internet băng rộng như một tiện ích
thiết yếu. Phổ cập điện thoại thông minh đặc biệt tới các vùng công ích. Thúc đẩy
triển khai mạng thông tin di động 5G. Xử lý triệt để rác viễn thông. Ngầm hóa mạng
ngoại vi, hệ thống cáp viễn thông khu vực thị trấn, khu vực phát triển đô thị,
các CCN, khu kinh tế cửa khẩu. Quy hoạch các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông
công cộng có người phục vụ. Quy hoạch xây dựng, lắp đặt các điểm cung cấp dịch
vụ viễn thông công cộng không có người phục vụ tại các khu vực công cộng (khu
vui chơi giải trí, bệnh viện, bến xe...), khu vực du lịch, khu tập trung
đông dân cư. Xây dựng cột ăng ten trạm thu, phát sóng thông tin di động.
- Công nghệ thông tin: Phát triển
chính quyền số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động. Phát triển kinh tế số,
nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng
cách số.
- Phát thanh, truyền thanh, truyền
hình: Tăng thời lượng phát sóng chương trình của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh
và tăng thời lượng chương trình tự sản xuất. Quy hoạch cột ăng ten trạm thu,
phát sóng phát thanh truyền hình. Nâng cấp, cải tạo hệ thống hạ tầng truyền dẫn
phát sóng phát thanh truyền hình hiện tại.
5.6. Thoát nước thải, quản lý chất
thải rắn, nghĩa trang
a. Thoát nước thải
- Tổng nhu cầu xử lý nước thải đến
năm 2030 khoảng 17.708 m3/ngày đêm, trong đó: Xử lý nước thải đô thị
khoảng 7.940 m3/ngày đêm; xử lý nước thải nông thôn khoảng 8.976 m3/ngày
đêm; xử lý nước thải công nghiệp khoảng 792 m3/ngày đêm. Định hướng
đến năm 2050 tổng nhu cầu xử lý nước thải khoảng 55.826 m3/ngày đêm.
- Khu vực đô thị: Xây dựng hệ thống
nước thải hỗn hợp bao gồm mạng cống thoát nước nửa riêng và riêng.
- Các cụm công nghiệp tập trung tại các
huyện có xây dựng hệ thống thoát nước thải và trạm làm sạch riêng.
- Các trung tâm xã, cụm dân cư tập
trung xây dựng hệ thống thoát nước chung. Nước thải xử lý qua bể tự hoại thoát
ra hệ thống cống chung xả ra các sông, hồ và tiếp tục làm sạch tự nhiên.
- Các khu dân cư sống phân tán, rải
rác kiểu nhà vườn, vận động nhân dân xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh hình thức tự
thấm, dội nước, 2 ngăn hợp vệ sinh, xây bể tự hoại.
- Xây dựng trạm xử lý nước thải cho tất
cả các đô thị, khu vực phát triển đô thị và cụm công nghiệp trong vùng, công suất
từ 700 m3/ngày đêm đến 2.000 m3/ngày đêm đến năm 2030 và
từ 700 m3/ngày đêm đến 5.000 m3/ngày đêm trong giai đoạn
đến năm 2050.
b. Quản lý chất thải rắn
- Tổng nhu cầu xử lý CTR đến năm 2030
khoảng 217,8 tấn/ngày đêm, trong đó: Xử lý CTR đô thị khoảng 62,3 tấn/ngày đêm,
xử lý CTR công nghiệp: 14,2 tấn/ngày đêm, xử lý CTR nông thôn: 141,3 tấn/ngày
đêm.
- Tại khu vực đô thị, CTR được thu
gom tập trung và vận chuyển tới khu xử lý CTR để xử lý.
- Những vùng nông thôn dân cư phân
tán nhỏ lẻ mà hệ thống thu gom chung khó có điều kiện tiếp cận sử dụng mô hình
chôn lấp tại chỗ kết hợp ủ phân.
- CTR tại các cụm công nghiệp tập
trung thực hiện quy chế kiểm toán chất thải rắn và tự thu gom trong khuôn viên
nhà máy. Lượng CTR sau tái chế và tái sử dụng thu gom và vận chuyển tới bãi xử
lý chất thải tập trung theo địa bàn huyện.
- Nâng cấp khu xử lý chất thải rắn
Sông Mã tại bản Cò Kiểng, xã Huổi Một, khu xử lý CTR Chiềng Khương (Sông Mã),
khu xử lý CTR Phiêng Khoài (Yên Châu).
- Quy hoạch mới khu xử lý chất thải rắn
bản Nà Dìa, xã Sốp Cộp, khu xử lý CTR xã Mường Lầm (Sông Mã).
c. Nghĩa trang
- Nâng cấp các nghĩa trang hiện hữu,
đề xuất đóng cửa, dừng khai thác các điểm nghĩa trang, nghĩa địa không đảm bảo
khoảng cách VSMT, cụ thể:
+ Nghĩa trang Sốp Cộp đã quy hoạch tại
bản Ban, xã Sốp Cộp, quy mô khoảng 2,98ha đáp ứng đủ nhu cầu mai táng đến 2050.
+ Nghĩa trang thị trấn Sông Mã đã quy
hoạch mới tại bản Nà Nghịu, xã Nà Nghịu, quy mô khoảng 7,5ha đáp ứng đủ nhu cầu
mai táng của thị trấn và các xã giáp ranh đến 2050.
+ Nghĩa trang đô thị Chiềng Khương,
Sông Mã đã quy hoạch tại bản Quyết Thắng, xã Chiềng Khương, quy mô khoảng 3,5ha
đáp ứng đủ nhu cầu mai táng đến 2050.
+ Nghĩa trang đô thị Mường Lầm, huyện
Sông Mã định hướng quy hoạch tại bản Pá Có, xã Mường Lầm, quy mô khoảng 5,4ha
đáp ứng đủ nhu cầu phát triển lâu dài sau năm 2050.
+ Nghĩa trang đô thị Phiêng Khoài,
huyện Yên Châu quy hoạch mới tại bản Cổn Huốt, xã Phiêng Khoài, quy mô khoảng
3,5ha đáp ứng đủ nhu cầu mai táng đến 2050.
+ Nghĩa trang đô thị Chiềng Sơn, huyện
Mộc Châu quy hoạch mới tại Tiểu khu 6, xã Chiềng Sơn, quy mô khoảng 5,4ha đáp ứng
đủ nhu cầu mai táng đến 2050.
+ Nghĩa trang đô thị Lóng Sập, huyện
Mộc Châu quy hoạch mới tại bản Bó Sập, xã Lóng Sập, quy mô khoảng 2,9ha đáp ứng
đủ nhu cầu mai táng đến 2050.
- Xây dựng các nhà tang lễ tại đô thị
đảm bảo theo quy định.
6. Đánh giá môi
trường chiến lược
- Xây dựng các điểm quan trắc tiếng ồn,
không khí, nước mặt, nước ngầm, môi trường đất tại các cụm công nghiệp, khu đô
thị theo đồ án.
- Tất cả các nhà máy, cụm công nghiệp,
điểm công nghiệp đều phải có vành đai cây xanh; đồng thời phải tiến hành lập
báo cáo Đánh giá tác động môi trường hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường theo đúng
quy định của pháp luật.
- Ưu tiên các nhà đầu tư sử dụng lao
động địa phương, hạn chế các tác động tới môi trường xã hội. Chú trọng công tác
quản lý, kiểm tra bảo vệ môi trường.
7. Chương trình đầu
tư
- Khái toán vốn đầu tư xây dựng phát
triển vùng liên huyện vùng cao, biên giới tỉnh Sơn La đến năm 2050 khoảng
34.498,63 tỷ đồng, trong đó:
+ Giai đoạn 1 (đến năm 2030): Tổng
kinh phí khái toán vốn đầu tư xây dựng phát triển vùng dự kiến khoảng 14.232,15
tỷ đồng.
+ Giai đoạn 2 (từ năm 2031-2050): Tổng
kinh phí khái toán vốn đầu tư xây dựng phát triển vùng dự kiến khoảng 20.266,48
tỷ đồng.
- Nguồn vốn đầu tư: vốn ngân sách nhà
nước (chủ yếu đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật hỗ trợ các vùng sản xuất, dân
cư nông thôn, đô thị, an ninh quốc phòng...) và nguồn vốn xã hội hóa và các nguồn
vốn hợp pháp khác.