ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------
|
Số: 1569/QĐ-UBND
|
Thanh Hóa, ngày 07
tháng 5 năm 2020
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THÔNG QUA
PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC QUẢN LÝ CÔNG SẢN THUỘC THẨM
QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TÀI CHÍNH TỈNH THANH HÓA
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010
của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày
07/8/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên
quan đến kiểm soát TTHC;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng
10 năm 2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ
kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Kế hoạch số 255/KH-UBND ngày 24/12/2019
của Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính năm 2020;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ
trình số 2084/TT-STC ngày 05 tháng 5 năm 2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thông qua phương án đơn giản hóa 02
thủ tục hành chính lĩnh vực Quản lý công sản thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở
Tài chính (có Phụ lục kèm theo).
Điều 2. Giao Sở Tài chính dự thảo Báo cáo
kết quả rà soát, đánh giá thủ tục hành chính của UBND tỉnh kèm theo phương án
đơn giản hóa đã được thông qua tại Quyết định này, trình Chủ tịch UBND tỉnh xem
xét, phê duyệt gửi Bộ Tài chính.
Điều 3.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài
chính,Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3 Quyết định;
- Bộ Tài chính (để báo cáo);
- Cục Kiểm soát TTHC - VPCP (để báo cáo);
- Chủ tịch UBND tỉnh (để báo cáo);
- Lưu: VT, KSTTHCNC.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Đức Quyền
|
PHỤ LỤC
PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN
HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ CÔNG SẢN THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI
QUYẾT CỦA SỞ TÀI CHÍNH TỈNH THANH HÓA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1569/QĐ-UBND ngày 07 tháng 5 năm 2020 của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa)
Thủ tục 1: Quyết định mua sắm tài sản công
phục vụ hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong trường hợp không phải lập
thành dự án đầu tư
Thủ tục 2: Quyết định bán tài sản công
1. Nội dung đơn giản hóa:
- Sửa đổi thành phần hồ sơ của 02 TTHC: Thành phần
hồ sơ không phù hợp. Cụ thể: quy định thành phần hồ sơ “ các hồ sơ khác có liên
quan đến đề nghị xử lý tài sản” là không phù hợp
Lý do: Đề nghị bỏ thành phần “các hồ sơ khác có
liên quan đến đề nghị xử lý tài sản”, vì tại thành phần hồ sơ đề nghị xử lý đã
có đầy đủ thông tin về tài sản phải xử lý, do đó việc đề nghị đơn vị cung cấp
thêm hồ sơ, giấy tờ khác là không cần thiết. Quy định như vậy dễ xảy ra tình
trạng tùy tiện trong việc nhận thêm thành phần hồ sơ khác của cán bộ tiếp nhận,
gây khó khăn cho tổ chức phải cung cấp thêm các hồ sơ mà không biết là hồ sơ gì
để chuẩn bị trước.
Hoặc cần quy định rõ ràng, cụ thể và minh bạch các thành
phần hồ sơ, tránh quy định chung chung, tùy nghi, hồ sơ tài sản nhiều, dẫn tới việc
cung cấp hồ sơ lớn, có hồ sơ không cần thiết.
- Sửa đổi, bổ sung cách thức thực hiện: cách thức
thực hiện chưa quy định cụ thể
Lý do: Tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Nghị
định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ và các văn bản quy phạm
pháp luật khác không quy định về cách thức thực hiện cụ thể. Cần quy định rõ
ràng, cụ thể để cơ quan, đơn vị có quyền lựa chọn cách thức nộp hồ sơ là trực
tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến.
2. Kiến nghị thực thi:
- Đối với thủ tục 1: Quyết định mua sắm tài sản
công phục vụ hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong trường hợp không phải
lập thành dự án đầu tư:
Sửa đổi Điều 3 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày
26/12/2017 của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng tài sản công: bỏ thành
phần hồ sơ “các hồ sơ khác có liên quan đến đề nghị mua sắm tài sản”
- Đối với thủ tục 2: Quyết định bán tài sản công:
Sửa đổi Điều 23 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày
26/12/2017 của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng tài sản công: bỏ thành
phần hồ sơ “các hồ sơ khác có liên quan đến đề nghị bán tài sản”.
- Xem xét đưa ra khỏi danh mục TTHC 02 thủ tục trên
do các thủ tục này là thủ tục nội bộ thực hiện giữa các cơ quan nhà nước với
nhau, không phải là thủ tục hành chính.
3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Thủ tục 1: Quyết định mua sắm tài sản công phục
vụ hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong trường hợp không phải lập thành
dự án đầu tư:
+ Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa là:
1.366.660 đồng/năm.
+ Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa:
743.040 đồng/năm.
+ Tổng chi phí tiết kiệm: 623.620 đồng/năm.
+ Tỷ lệ cắt giảm sau đơn giản hóa: 45,63 %
- Thủ tục 2: Quyết định bán tài sản công:
+ Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa của
thủ tục là: 1.455.110 đồng/năm.
+ Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa:
861.880 đồng/năm.
+ Tổng chi phí tiết kiệm: 593.230 đồng/năm.
+ Tỷ lệ cắt giảm sau đơn giản hóa: 40,77 %./.