BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
3685/QĐ-BNN-KTHT
|
Hà Nội, ngày 29
tháng 9 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO NGHỀ NÔNG NGHIỆP CHO LAO ĐỘNG
NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2022-2025
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số
15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Quyết định số
340/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
Chiến lược phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2030;
Căn cứ Quyết định số
263/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương
trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Quyết định số
1719/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc
thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm
2025;
Căn cứ Quyết định số
90/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương
trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Nghị quyết số
1033-NQ/BCSĐ ngày 20 tháng 4 năm 2020 của Ban Cán sự Đảng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn về đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nghề nông nghiệp
cho lao động nông thôn giai đoạn 2021-2025;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục
Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch đào tạo nghề
nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2022-2025.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban
hành.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và
Phát triển nông thôn, Vụ trưởng Vụ Tài chính, Chánh Văn phòng Điều phối Nông
thôn mới Trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,
Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, TP trực thuộc TW
- Sở NN và PTNT các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Các Vụ: Tài chính; Kế hoạch; Tổ chức Cán bộ;
- Văn phòng ĐPNTM;
- Trung tâm Khuyến nông QG;
- Các Trường Đào tạo thuộc Bộ;
- Lưu VT, KTHT (200b).
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Thanh Nam
|
KẾ HOẠCH
ĐÀO TẠO NGHỀ NÔNG NGHIỆP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN
2022 - 2025
(Kèm theo Quyết định số 3685/QĐ-BNN-KTHT ngày 29 tháng 09 năm 2022 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
I. CĂN CỨ
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
1. Quyết định số 263/QĐ-TTg
ngày 22 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương
trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;
2. Quyết định số 1719/QĐ-TTg
ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương
trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu
số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;
3. Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày
ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục
tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025;
4. Nghị quyết số 1033-NQ/BCSĐ
ngày 20 tháng 4 năm 2020 của Ban Cán sự Đảng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn về đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông
thôn giai đoạn 2021-2025.
5. Thông tư số
17/2022/TT-BLĐTBXH ngày 6/9/2022 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng
dẫn thực hiện một số nội dung về giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm
cho người lao động tại các tiểu dự án và nội dung thành phần thuộc 3 chương
trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 -2025.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
Hỗ trợ đào tạo hình thành đội
ngũ nông dân chuyên nghiệp để họ trở thành lực lượng chính trong quá trình phát
triển kinh tế nông thôn, xây dựng lực lượng lao động nông thôn có kiến thức,
tay nghề cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội mới. Đổi mới nâng cao
chất lượng đào tạo, nâng cao kỹ năng nghề và hiệu quả đào tạo nghề nông nghiệp
cho lao động nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế,
giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
Góp phần nâng tỷ lệ lao động
nông nghiệp qua đào tạo trên 55%, tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao
động xã hội giảm còn khoảng 20%; thu nhập của cư dân nông thôn tăng ít nhất 1,5
lần so với năm 2020 . Tập trung đào tạo cho lao động nông thôn để thực hiện hiệu
quả tiêu chí về lao động trong Bộ tiêu chí nông thôn mới và các hợp phần của
các chương trình giai đoạn 2021 - 2025 (hợp phần du lịch nông nghiệp, nông
thôn, Ocop, chuyển đổi số và phát triển kinh tế nông thôn…); đào tạo nhằm an
sinh xã hội và phát triển kinh tế xã hội vùng nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số,
miền núi; đào tạo nhân lực chất lượng cao phục vụ sản xuất nông nghiệp thông
minh, nông nghiệp sinh thái, hữu cơ và chuyển đổi số trong nông nghiệp; đào tạo
chuyển đổi nghề nghiệp; chuyển một bộ phận lao động nông thôn sang làm nông
nghiệp dịch vụ, phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp và ứng phó với biến đổi
khí hậu, đem lại thêm công ăn việc làm, tạo chuyển biến tích cực, rõ nét hơn về
chuyển đổi nghề nghiệp, tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân
lao động nông nghiệp.
2. Mục tiêu cụ thể
- Đào tạo nghề cho 910.400 lao
động nông thôn làm nông nghiệp, trong đó tập trung đào tạo để nâng cao tỷ lệ
lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ. Cụ thể:
+ Đào tạo trên 17.764 người nhằm
nâng cao năng l ực cho cán bộ quản lý các hợp tác xã nông nghiệp để đảm bảo mục
tiêu “80% giám đốc hợp tác xã được đào tạo sơ cấp nghề” theo Quyết định số
340/QĐ-TTg ngày 12/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
+ Đào tạo cho 892.636 lao động
nông thôn tham gia các vùng nguyên liệu; lao động trong vùng đồng bào dân tộc
thiểu số và miền núi. Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người lao động
có thu nhập thấp nhằm giảm nghèo bền vững.
- Đào tạo thí điểm để đưa lao động
nông nghiệp đi xuất khẩu lao động theo diện hợp đồng.
- Tập huấn, bồi dưỡng nâng cao
năng lực cho người tham gia công tác quản lý, giảng dạy nghề nông nghiệp.
III. KẾ HOẠCH
ĐÀO TẠO
1. Chỉ
tiêu đào tạo: 910.400 lao động nông thôn trình
độ sơ cấp và thường xuyên, trong đó:
- Giao chỉ tiêu đào tạo cho các
địa phương tổ chức thực hiện: 898.947 người.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn và các cơ quan đoàn thể đặt hàng các cơ sở đào tạo nghề có đủ điều kiện
và năng lực để tổ chức thực hiện: 11.453 người.
(Chi tiết ở phụ lục 1, 2 kèm
theo)
2. Kinh
phí và cơ chế thực hiện
a) Kinh phí
Kinh phí thực hiện được bố trí
từ ngân sách Nhà nước hằng năm cho các địa phương và cho Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn từ các hoạt động phát triển giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nghề
cho lao động nông thôn trong 3 Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn
2021-2025 và các Chương trình, Đề án khác có liên quan. (Chính sách hỗ trợ
theo hướng dẫn tại các Thông tư của Bộ Tài chính như Thông tư số 15/2022-BTC
ngày 4/3/2022; Thông tư số 46/2022/TT-BTC ngày 28/7/2022; Thông tư số
53/2022/TT-BTC ngày 12/8/2022 và Thông tư số 124/2021/TT-BTC ngày 30/12/2021 và
Thông tư số 17/2022/TT- BLĐTBXH ngày 6/9/2022 của Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội hướng dẫn thực hiện một số nội dung về giáo dục nghề nghiệp và giải quyết
việc làm cho người lao động tại các tiểu dự án và nội dung thành phần thuộc 3 chương
trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025).
- Kinh phí từ ngân sách địa
phương và các nguồn huy động hợp pháp khác cho các hoạt động đào tạo nghề nông
nghiệp cho lao động nông thôn.
b) Cơ chế tài chính thực hiện
- Các địa phương tự cân đối
ngân sách phải đảm bảo kinh phí từ ngân sách địa phương để thực hiện các nội
dung.
- Ngân sách Trung ương hỗ trợ
kinh phí để thực hiện nội dung đào tạo nghề nông nghiệp cho các địa phương chưa
tự cân đối ngân sách thông qua các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn
2021-2025. Ưu tiên bố trí ngân sách để triển khai thực hiện các nội dung đào tạo
nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.
- Huy động thêm nguồn lực của
các tổ chức quốc tế, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, cá nhân và cộng
đồng để bổ sung cho việc thực hiện.
3. Định
hướng ngành nghề đào tạo
Đào tạo các nghề để thực hiện
các Chương trình MTQG; các chương trình, đề án mà ngành nông nghiệp và PTNT chủ
trì như (1) Bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam tại Quyết định số
801/QĐ-TTg ngày 7/7/2022; (2) Chương trình mỗi xã một sản phẩm tại Quyết định số
919/QĐ-TTg ngày 01/8/2022; (3) Phát triển du lịch nông thôn tại Quyết định số
922/QĐ-TTg ngày 2/8/2022; (4) Đề án nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi
khí hậu của các hợp tác xã nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long tại Quyết định
số 854/QĐ-TTg ngày 19/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ và Đề án phát triển vùng
nguyên liệu Nông lâm thủy sản đạt chuẩn phục vụ chế biến và tiêu thụ giai đoạn
2021-2025 theo Quyết định số 1088/QĐ-BNN-KTHT ngày 25/3/2022 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn và các chương trình, đề án trọng tâm khác của ngành.
Đào tạo nghề “Giám đốc hợp tác
xã nông nghiệp” cho các hợp tác xã nông nghiệp để đảm bảo mục tiêu “80% giám đốc
hợp tác xã được đào tạo sơ cấp nghề” theo Quyết định số 340/QĐ-TTg ngày
12/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
Đào tạo nâng cao giá trị các sản
phẩm chủ lực, phát triển sản phẩm OCOP, các sản phẩm mang đậm bản sắc dân tộc
vùng miền, gắn với du lịch nông nghiệp nông thôn. Đào tạo cho người lao động biết
ứng dụng các công nghệ thông tin, áp dụng các quy trình sản xuất tốt, tiên tiến,
công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, an toàn, thích ứng với biến đổi khí hậu; đào
tạo nâng cao kỹ năng về quản lý, quản trị marketing, tài chính và biết xây dựng
các phương án sản xuất đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.
Kinh doanh nông nghiệp; dịch vụ nông nghiệp, nông thôn (du lịch và môi trường);
các nghề mới, nghề giúp nông dân thích ứng với biến đổi khí hậu.
Đào tạo cho người lao động nắm
được các tiêu chuẩn, quy chuẩn trong sản xuất nông nghiệp, nông nghiệp thông
minh, quy trình kỹ thuật mới, công nghệ mới trong sản xuất, chế biến, quản lý
vùng chuyên canh, truy xuất nguồn gốc, mô hình kinh tế tuần hoàn sử dụng hiệu
quả phụ phẩm nông nghiệp. Phát triển quản lý chuỗi cung ứng nông sản theo ứng dụng
blockchain từ sản xuất, thu hoạch, sơ chế, bảo quản, vận chuyển, chế biến và
tiêu thụ sản phẩm.
Bổ sung các nghề mới, nghề đặc
thù thu hút nhiều lao động nông thôn và đáp ứng với các yêu cầu phát triển kinh
tế nông thôn trong thời gian tới: Dịch vụ nông nghiệp nông thôn, sơ chế, chế biến,
bảo quản nông sản, thủy sản; kinh doanh nông nghiệp; sản xuất nông nghiệp công
nghệ cao, nông nghiệp số; marketing, cơ giới hóa đồng bộ trong nông nghiệp và
giám đốc HTX nông nghiệp.
Đối với các nghề Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn đã xây dựng khung chương trình, giáo trình giai đoạn
trước đề nghị các địa phương tiếp tục kế thừa, cập nhật, bổ sung những kiến thức,
kỹ năng sản xuất, kinh doanh, chế biến mới, phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh
doanh; đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn.
IV. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn
a) Cục Kinh tế hợp tác và Phát
triển nông thôn là cơ quan thường trực tham mưu cho Bộ tổ chức triển khai thực
hiện kế hoạch này.
Chủ trì chỉ đạo, tổ chức thực
hiện và chịu trách nhiệm về việc đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông
thôn trong 3 Chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, đề án khác:
- Phối hợp với địa phương xác định
nhu cầu, xây dựng kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn hằng
năm và từng giai đoạn.
- Tổng hợp kế hoạch, nhu cầu
kinh phí hằng năm và từng giai đoạn về đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động
nông thôn gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp chung.
- Hướng dẫn nhiệm vụ đào tạo
nghề nông nghiệp hàng năm và từng giai đoạn cho các địa phương bảo đảm cân đối
chung theo định hướng phát triển của ngành nông nghiệp và nhu cầu đào tạo lao động
theo ngành, nghề của 3 Chương trình mục tiêu quốc gia và tái cơ cấu ngành nông
nghiệp.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan chuyên môn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng danh mục nghề
nông nghiệp; tham mưu cho Bộ đặt hàng, giao nhiệm vụ cho các cơ sở giáo dục nghề
nghiệp xây dựng các chương trình, giáo trình đào tạo, chuẩn đầu ra các nghề
nông nghiệp và ngành nghề nông thôn; xây dựng tài liệu hướng dẫn đào tạo nghề
nông nghiệp cho lao động nông thôn.
- Bồi dưỡng kỹ năng dạy học cho
các nhà khoa học, cán bộ khuyến nông, nông dân sản xuất giỏi, nghệ nhân, thợ giỏi
và lao động có tay nghề cao trong các doanh nghiệp để tham gia đào tạo nghề cho
lao động nông thôn.
- Phối hợp với các cơ quan truyền
thông, báo, đài truyền hình tổ chức tuyên truyền về chủ trương, chính sách, các
mô hình đào tạo nghề nông nghiệp có hiệu quả để tổ chức nhân rộng.
- Xây dựng các mô hình đào tạo;
tổ chức hỗ trợ đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.
- Nâng cao chất lượng cơ sở vật
chất, thiết bị dạy nghề, phương tiện dạy nghề cho các Trường, cơ sở đào tạo thuộc
Bộ Nông nghiệp và PTNT; bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng cho nhà giáo, người
dạy nghề, cán bộ quản lý trong các cơ sở đào tạo của ngành.
- Phối hợp với Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội: Xây dựng cơ chế, chính sách về đào tạo nghề cho lao động
nông thôn.
- Kiểm tra, giám sát tình hình
thực hiện dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; định kỳ 6 tháng, hàng
năm báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp.
b) Văn phòng Điều phối Nông
thôn mới Trung ương: Tổng hợp kế hoạch trung hạn và hàng năm trình Bộ báo cáo
Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan bố trí kinh phí để tổ chức thực
hiện.
c) Trung tâm Khuyến nông Quốc
gia: Chỉ đạo hệ thống khuyến nông các địa phương củng cố lại cơ sở vật chất, đội
ngũ giáo viên để có đủ điều kiện tham gia đào tạo nghề nông nghiệp; gắn đào tạo
nghề nông nghiệp với các chương trình, dự án khuyến nông.
d) Các cơ quan có liên quan của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp, tham
mưu thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.
2. Ủy ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương
- Tổ chức triển khai kế hoạch
và chịu trách nhiệm về kết quả, hiệu quả đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động
nông thôn trên địa bàn;
- Giao Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn là cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện; theo dõi, đôn đốc, tổ chức
kiểm tra giám sát việc thực hiện kế hoạch; hàng năm báo cáo định kỳ về Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp.
- Xây dựng kế hoạch 5 năm, hàng
năm đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, trong đó xác định cụ thể
các nội dung:
+ Xây dựng danh mục nghề và các
chuẩn đầu ra, chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo nghề cho lao động nông
thôn.
+ Phê duyệt mức chi phí đào tạo
đối với từng nghề và mức hỗ trợ cụ thể đối với từng đối tượng theo quy định hiện
hành.
+ Rà soát, đánh giá và củng cố
hoạt động của các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn. Trong đó, ưu tiên đầu tư các
trang thiết bị, hạ tầng và kinh phí cho các cơ sở để phục vụ công tác đào tạo
nghề nông nghiệp.
+ Huy động lực lượng tham gia
đào tạo nghề, bồi dưỡng kỹ năng dạy học cho các nhà khoa học, cán bộ khuyến
nông, nông dân sản xuất giỏi, nghệ nhân, thợ giỏi và lao động có tay nghề cao
trong các doanh nghiệp để tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
- Bố trí kinh phí từ ngân sách
của địa phương, kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Trung ương thực hiện hỗ trợ đào tạo
nghề cho lao động nông thôn.
- Chỉ đạo các cơ quan phát
thanh, truyền hình, báo, đài của địa phương xây dựng, duy trì, cập nhật chuyên
trang, chuyên mục tuyên truyền về đào tạo nghề, tạo việc làm đối với lao động
nông thôn.
- Khuyến khích các doanh nghiệp,
Hợp tác xã, trang trại sử dụng lao động đã qua đào tạo; đặt hàng các cơ sở đào
tạo theo nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực nông nghiệp tại địa phương.
3. Các cơ sở đào tạo nghề
nông nghiệp cho lao động nông thôn
- Chủ động ra soát và xây dựng
các chuẩn đầu ra, chương trình, giáo trình phù hợp với xu hướng phát triển kinh
tế nông nghiệp, sản xuất theo chuỗi an toàn, các nghề dịch vụ nông nghiệp.
- Khảo sát nhu cầu học tập nghề
của lao động nông thôn, tổ chức tuyển sinh và đào tạo nghề đảm bảo theo chương
trình đơn đặt hàng đã được phê duyệt. Tổng hợp kết quả của từng lớp/khóa học,
báo cáo kết quả về cơ quan quản lý tại địa phương, cơ quan quản lý nhà nước để
theo dõi và tổng hợp theo quy định.
- Đổi mới phương pháp đào tạo
theo hình thức bắt tay chỉ việc, đào tạo thực hành là chính, đào tạo tại nơi sản
xuất. Tổ chức linh hoạt các hình thức đào tạo từ trực tiếp, sang trực tuyến,
đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn.
- Phối hợp với các địa phương tổ
chức đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn. Đẩy mạnh ký hợp đồng với
các đơn vị sử dụng lao động để tổ chức đào tạo nghề theo yêu cầu.
4. Đối với các doanh nghiệp,
hợp tác xã nông nghiệp
- Phối hợp với cơ sở giáo dục
nghề nghiệp tổ chức đào tạo giáo dục nghề nghiệp các trình độ sơ cấp, trình độ
trung cấp, trình độ cao đẳng và chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người
học, đáp ứng được nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch
vụ theo quy định của pháp luật.
- Cử người có đủ điều kiện tham
gia đào tạo, xây dựng danh mục ngành, nghề; tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia;
chuẩn đầu ra; chương trình đào tạo; định mức kinh tế - kỹ thuật trong giáo dục
nghề nghiệp; tham gia hội đồng trường, hội đồng quản trị và hội đồng kỹ năng
ngành hoặc nghề phù hợp.
- Thông tin, báo cáo chính xác,
kịp thời về nhu cầu đào tạo, sử dụng lao động theo ngành nghề và nhu cầu tuyển
dụng lao động của doanh nghiệp, hợp tác xã./.
PHỤ LỤC 1
CHỈ TIÊU ĐÀO TẠO NGHỀ NÔNG NGHIỆP CHO LAO ĐỘNG NÔNG
THÔN GIAI ĐOẠN 2022 - 2025 CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG
(Kèm theo Quyết định số 3685/QĐ-BNN-KTHT ngày 29 tháng 09 năm 2022 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
ĐVT:
người
STT
|
Tỉnh/TP
|
Giai đoạn 2022 - 2025
|
Năm 2022
|
Năm 2023
|
Năm 2024
|
Năm 2025
|
A
|
CÁC
ĐỊA PHƯƠNG ĐÀO TẠO NGHỀ NÔNG NGHIỆP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
|
881.183
|
219.160
|
222.404
|
220.322
|
219.297
|
I
|
Vùng Đồng bằng Sông Hồng
|
132.756
|
31.996
|
34.005
|
33.575
|
33.180
|
1
|
Hà Nội
|
49.121
|
12.071
|
12.850
|
12.350
|
11.850
|
2
|
Vĩnh Phúc
|
6.980
|
1.745
|
1.745
|
1.745
|
1.745
|
3
|
Bắc Ninh
|
1.820
|
455
|
455
|
455
|
455
|
4
|
Hải Dương
|
3.150
|
-
|
1.050
|
1.050
|
1.050
|
5
|
Hải Phòng
|
15.000
|
3.750
|
3.750
|
3.750
|
3.750
|
6
|
Hưng Yên
|
6.360
|
1.605
|
1.640
|
1.645
|
1.470
|
7
|
Thái Bình
|
13.360
|
3.340
|
3.340
|
3.340
|
3.340
|
8
|
Hà Nam
|
21.900
|
5.375
|
5.575
|
5.375
|
5.575
|
9
|
Nam Định
|
10.000
|
2.500
|
2.500
|
2.500
|
2.500
|
10
|
Ninh Bình
|
5.065
|
1.155
|
1.100
|
1.365
|
1.445
|
II
|
Vùng Trung du miền núi
Bắc Bộ
|
232.495
|
56.875
|
58.570
|
58.620
|
58.430
|
11
|
Hà Giang
|
17.360
|
4.350
|
4.200
|
4.400
|
4.410
|
12
|
Cao Bằng
|
8.635
|
2.150
|
2.150
|
2.150
|
2.185
|
13
|
Bắc Cạn
|
7.200
|
1.800
|
1.800
|
1.800
|
1.800
|
14
|
T.Quang
|
22.931
|
5.689
|
5.689
|
5.759
|
5.794
|
15
|
Lào Cai
|
15.675
|
3.900
|
3.935
|
3.900
|
3.940
|
16
|
Yên Bái
|
15.600
|
3.900
|
3.900
|
3.900
|
3.900
|
17
|
Thái Nguyên
|
14.000
|
2.500
|
4.000
|
4.000
|
3.500
|
18
|
Lạng Sơn
|
16.360
|
3.835
|
4.090
|
4.175
|
4.260
|
19
|
Bắc Giang
|
16.460
|
4.115
|
4.115
|
4.115
|
4.115
|
20
|
Phú Thọ
|
7.800
|
2.000
|
1.975
|
1.935
|
1.890
|
21
|
Điện Biên
|
18.044
|
4.511
|
4.511
|
4.511
|
4.511
|
22
|
Lai Châu
|
22.000
|
5.500
|
5.500
|
5.500
|
5.500
|
23
|
Sơn La
|
41.500
|
10.525
|
10.525
|
10.225
|
10.225
|
24
|
Hoà Bình
|
7.000
|
1.600
|
1.700
|
1.800
|
1.900
|
25
|
Quảng Ninh
|
1.930
|
500
|
480
|
450
|
500
|
III
|
Vùng Duyên hải Bắc
Trung Bộ
|
133.870
|
33.510
|
33.520
|
33.520
|
33.320
|
26
|
Thanh Hoá
|
3.990
|
960
|
1.010
|
1.010
|
1.010
|
27
|
Nghệ An
|
35.400
|
8.850
|
8.850
|
8.850
|
8.850
|
28
|
Hà Tĩnh
|
24.740
|
6.235
|
6.235
|
6.235
|
6.035
|
29
|
Quảng Bình
|
22.900
|
5.725
|
5.725
|
5.725
|
5.725
|
30
|
Quảng Trị
|
30.400
|
7.600
|
7.600
|
7.600
|
7.600
|
31
|
Thừa Th.Huế
|
16.440
|
4.140
|
4.100
|
4.100
|
4.100
|
IV
|
Vùng Duyên hải Nam
Trung Bộ
|
71.920
|
18.825
|
17.995
|
17.565
|
17.535
|
32
|
Đà Nẵng
|
1.200
|
300
|
300
|
300
|
300
|
33
|
Quảng Nam
|
28.360
|
7.115
|
7.450
|
6.935
|
6.860
|
34
|
Quảng Ngãi
|
5.300
|
1.325
|
1.325
|
1.325
|
1.325
|
35
|
Bình Định
|
8.000
|
2.000
|
2.000
|
2.000
|
2.000
|
36
|
Phú Yên
|
6.600
|
2.410
|
1.290
|
1.410
|
1.490
|
37
|
Khánh Hoà
|
6.000
|
1.500
|
1.500
|
1.500
|
1.500
|
38
|
Ninh Thuận
|
7.660
|
1.975
|
1.930
|
1.895
|
1.860
|
39
|
Bình Thuận
|
8.800
|
2.200
|
2.200
|
2.200
|
2.200
|
V
|
Vùng Tây Nguyên
|
76.952
|
18.988
|
19.393
|
19.248
|
19.323
|
40
|
Kon Tum
|
14.800
|
3.700
|
3.700
|
3.700
|
3.700
|
41
|
Gia Lai
|
22.400
|
5.600
|
5.600
|
5.600
|
5.600
|
42
|
Đắc Lắc
|
22.292
|
5.378
|
5.618
|
5.618
|
5.678
|
43
|
Đắc Nông
|
7.500
|
1.830
|
1.890
|
1.890
|
1.890
|
44
|
Lâm Đồng
|
9.960
|
2.480
|
2.585
|
2.440
|
2.455
|
VI
|
Vùng Đông Nam Bộ
|
32.778
|
8.700
|
8.060
|
7.954
|
8.064
|
45
|
Bình Phước
|
9.390
|
2.225
|
2.365
|
2.245
|
2.555
|
46
|
Tây Ninh
|
8.670
|
2.790
|
1.950
|
2.075
|
1.855
|
47
|
Bình Dương
|
1.284
|
321
|
321
|
321
|
321
|
48
|
Đồng Nai
|
2.400
|
600
|
600
|
600
|
600
|
49
|
Bà Rịa - Vững tàu
|
4.720
|
1.190
|
1.245
|
1.135
|
1.150
|
50
|
TP. Hồ Chí Minh
|
6.314
|
1.574
|
1.579
|
1.578
|
1.583
|
VII
|
Vùng Đồng bằng sông Cửu
Long
|
200.412
|
50.266
|
50.861
|
49.840
|
49.445
|
51
|
Long An
|
8.771
|
2.681
|
2.050
|
2.020
|
2.020
|
52
|
Tiền Giang
|
12.000
|
3.000
|
3.000
|
3.000
|
3.000
|
53
|
Bến Tre
|
7.070
|
1.810
|
1.730
|
1.730
|
1.800
|
54
|
Trà Vinh
|
20.900
|
5.225
|
5.225
|
5.225
|
5.225
|
55
|
Vĩnh Long
|
7.658
|
1.919
|
1.882
|
1.906
|
1.951
|
56
|
Đồng Tháp
|
6.952
|
1.967
|
1.805
|
1.665
|
1.515
|
57
|
An Giang
|
10.800
|
2.500
|
2.700
|
2.800
|
2.800
|
58
|
Kiên Giang
|
12.000
|
3.000
|
3.000
|
3.000
|
3.000
|
59
|
Cần Thơ
|
3.600
|
-
|
1.200
|
1.200
|
1.200
|
60
|
Hậu Giang
|
15.775
|
3.975
|
3.975
|
3.975
|
3.850
|
61
|
Sóc Trăng
|
22.755
|
5.740
|
5.705
|
5.680
|
5.630
|
62
|
Bạc Liêu
|
49.231
|
12.724
|
12.864
|
11.914
|
11.729
|
63
|
Cà Mau
|
22.900
|
5.725
|
5.725
|
5.725
|
5.725
|
B
|
CÁC
ĐỊA PHƯƠNG ĐÀO TẠO NGHỀ GIÁM ĐỐC HTX (Chi tiết Phụ lục 2)
|
17.764
|
4.393
|
4.632
|
4.370
|
4.369
|
C
|
BỘ
NÔNG NGHIỆP - PTNT VÀ CÁC CƠ QUAN ĐOÀN THỂ KHÁC
|
11.453
|
2.800
|
2.800
|
2.853
|
3.000
|
|
TỔNG CỘNG
|
910.400
|
226.353
|
229.836
|
227.545
|
226.666
|
PHỤ LỤC 2
CHỈ TIÊU ĐÀO TẠO NGHỀ GIÁM ĐỐC HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP
GIAI ĐOẠN 2022 - 2025 CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG
(Kèm theo Quyết định số 3685/QĐ-BNN-KTHT ngày 29 tháng 09 năm 2022 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
ĐVT:
người
STT
|
Tỉnh/TP
|
Giai đoạn 2022 - 2025
|
Năm 2022
|
Năm 2023
|
Năm 2024
|
Năm 2025
|
|
TỔNG
|
17.764
|
4.393
|
4.632
|
4.370
|
4.369
|
I
|
Vùng ĐB Sông Hồng
|
4.026
|
926
|
1.033
|
1.013
|
1.054
|
1
|
TP. Hà Nội
|
400
|
120
|
120
|
80
|
80
|
2
|
Vĩnh Phúc
|
78
|
18
|
20
|
20
|
20
|
3
|
Bắc Ninh
|
480
|
100
|
130
|
130
|
120
|
4
|
Hải Dương
|
420
|
-
|
105
|
140
|
175
|
5
|
TP. Hải Phòng
|
335
|
81
|
82
|
86
|
86
|
6
|
Hưng Yên
|
280
|
70
|
70
|
70
|
70
|
7
|
Thái Bình
|
400
|
100
|
100
|
100
|
100
|
8
|
Hà Nam
|
398
|
111
|
100
|
85
|
102
|
9
|
Nam Định
|
600
|
150
|
150
|
150
|
150
|
10
|
Ninh Bình
|
635
|
176
|
156
|
152
|
151
|
II
|
Vùng TDMN Bắc Bộ
|
4.120
|
979
|
1.044
|
1.041
|
1.056
|
11
|
Hà Giang
|
241
|
69
|
71
|
54
|
47
|
12
|
Cao Bằng
|
260
|
57
|
63
|
70
|
70
|
13
|
Bắc Kạn
|
350
|
100
|
100
|
80
|
70
|
14
|
Tuyên Quang
|
272
|
62
|
70
|
70
|
70
|
15
|
Lào Cai
|
116
|
28
|
29
|
30
|
29
|
16
|
Yên Bái
|
128
|
26
|
29
|
34
|
39
|
17
|
Thái Nguyên
|
468
|
109
|
115
|
118
|
126
|
18
|
Lạng Sơn
|
740
|
170
|
190
|
190
|
190
|
19
|
Bắc Giang
|
112
|
10
|
35
|
32
|
35
|
20
|
Phú Thọ
|
282
|
62
|
68
|
74
|
78
|
21
|
Điện Biên
|
140
|
35
|
35
|
35
|
35
|
22
|
Lai Châu
|
115
|
30
|
25
|
30
|
30
|
23
|
Sơn La
|
512
|
133
|
118
|
128
|
133
|
24
|
Hòa Bình
|
224
|
58
|
56
|
56
|
54
|
25
|
Quảng Ninh
|
160
|
30
|
40
|
40
|
50
|
III
|
Vùng DH Bắc Trung Bộ
|
3.883
|
1.025
|
1.068
|
902
|
888
|
26
|
Thanh Hóa
|
1.160
|
335
|
332
|
248
|
245
|
27
|
Nghệ An
|
640
|
160
|
160
|
160
|
160
|
28
|
Hà Tĩnh
|
563
|
175
|
154
|
111
|
123
|
29
|
Quảng Bình
|
280
|
70
|
70
|
70
|
70
|
30
|
Quảng Trị
|
810
|
215
|
232
|
193
|
170
|
31
|
Thừa Thiên Huế
|
430
|
70
|
120
|
120
|
120
|
IV
|
Vùng DH Nam Trung Bộ
|
1.881
|
505
|
490
|
463
|
423
|
32
|
TP. Đà Nẵng
|
140
|
35
|
40
|
35
|
30
|
33
|
Quảng Nam
|
423
|
107
|
106
|
107
|
103
|
34
|
Quảng Ngãi
|
434
|
131
|
118
|
94
|
91
|
35
|
Bình Định
|
240
|
90
|
60
|
60
|
30
|
36
|
Phú Yên
|
305
|
68
|
80
|
79
|
78
|
37
|
Khánh Hòa
|
100
|
25
|
25
|
25
|
25
|
38
|
Ninh Thuận
|
199
|
39
|
51
|
53
|
56
|
39
|
Bình Thuận
|
40
|
10
|
10
|
10
|
10
|
V
|
Vùng Tây Nguyên
|
1.236
|
331
|
318
|
294
|
293
|
40
|
Kon Tum
|
205
|
30
|
50
|
50
|
75
|
41
|
Gia Lai
|
355
|
99
|
87
|
85
|
84
|
42
|
Đắk Lắk
|
201
|
52
|
51
|
49
|
49
|
43
|
Đắk Nông
|
275
|
100
|
80
|
60
|
35
|
44
|
Lâm Đồng
|
200
|
50
|
50
|
50
|
50
|
VI
|
Vùng Đông Nam Bộ
|
383
|
77
|
102
|
102
|
102
|
45
|
Bình Phước
|
100
|
25
|
25
|
25
|
25
|
46
|
Tây Ninh
|
100
|
25
|
25
|
25
|
25
|
47
|
Bình Dương
|
8
|
2
|
2
|
2
|
2
|
48
|
Đồng Nai
|
80
|
20
|
20
|
20
|
20
|
49
|
Bà Rịa Vũng Tàu
|
75
|
-
|
25
|
25
|
25
|
50
|
TP. Hồ Chí Minh
|
20
|
5
|
5
|
5
|
5
|
VII
|
Vùng ĐB Sông Cửu Long
|
2.235
|
550
|
577
|
555
|
553
|
51
|
Long An
|
120
|
30
|
30
|
30
|
30
|
52
|
Tiền Giang
|
120
|
-
|
40
|
40
|
40
|
53
|
Bến Tre
|
120
|
30
|
30
|
30
|
30
|
54
|
Trà Vinh
|
217
|
127
|
30
|
30
|
30
|
55
|
Vĩnh Long
|
16
|
14
|
2
|
|
|
56
|
Đồng Tháp
|
207
|
75
|
52
|
43
|
37
|
57
|
An Giang
|
118
|
43
|
25
|
25
|
25
|
58
|
Kiên Giang
|
161
|
34
|
38
|
44
|
45
|
59
|
Cần Thơ
|
19
|
-
|
19
|
-
|
-
|
60
|
Hậu Giang
|
172
|
55
|
42
|
39
|
36
|
61
|
Sóc Trăng
|
180
|
60
|
40
|
40
|
40
|
62
|
Bạc Liêu
|
225
|
47
|
54
|
59
|
65
|
63
|
Cà Mau
|
560
|
35
|
175
|
175
|
175
|